Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

TIỂU LUẬN những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa việt nam luận giải về vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững xã hội việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.87 KB, 14 trang )

TRƯỜNG…
KHOA …


TIỂU LUẬN

NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM. LUẬN GIẢI VỀ
VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

Họ và tên học viên:
Mã số học viên:
Lớp:
Khóa học:

Hà Nội - 2022


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC
I.
PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà
1.1.
nước và pháp luật kiểu mới
Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
1.2.


nghĩa Việt Nam

1
2
2
2
4

II.

LUẬN GIẢI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY

5

2.1.

Quan niệm về phát triển bền vững

5

2.2.

Vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững xã hội Việt
Nam hiện nay

7

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


10
11


3
MỞ ĐẦU
Quan tâm xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước là đòi hỏi khách quan. Đảng ta
khẳng định: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Ở đó quyền làm chủ của nhân dân được bảo đảm và phát
huy trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong nhà nước đó, dân chủ được
bảo đảm bằng pháp luật, dân chủ đi đôi với kỷ cương trật tự, được thể chế hoá
bằng pháp luật, trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam biểu hiện trực tiếp sức mạnh của của hệ thống chính trị dưới sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là một nhà nước đại diện cho quyền
lực của nhân dân, mọi tổ chức nhà nước dựa trên nền dân chủ, vì dân chủ và do
đó, bằng pháp luật và vì cơng lý. Điều đó đã được thực tiễn chứng minh từ khi
nhà nước ra đời đến nay.
Phát triển bền vững là mối quan tâm trên phạm vi tồn cầu. Trong tiến
trình phát triển của thế giới, mỗi khu vực và quốc gia xuất hiện nhiều vấn đề bức
xúc mang tính phổ biến. Kinh tế càng tăng trưởng thì tình trạng khan hiếm các
loại nguyên nhiên liệu, năng lượng do sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên không
tái tạo được càng tăng thêm, môi trường thiên nhiên càng bị hủy hoại, cân bằng
sinh thái bị phá vỡ, thiên nhiên gây ra những thiên tai vô cùng thảm khốc. Trong
hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp thúc đẩy
phát triển bền vững và đạt được nhiều thành tựu quan trọng như kinh tế vĩ mô cơ
bản ổn định, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được duy trì ở mức cao, chất
lượng tăng trưởng được nâng lên. Trong phát triển bền vững thì vai trị của nhà
nước là đặc biệt quan trọng, quyết định. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề “Những đặc

trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Luận
giải về vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững xã hội Việt Nam hiện
nay” làm đề tài thu hoạch có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.


4
NỘI DUNG
I. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƯỚC PHÁP
QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.1. Quan điểm của C.Mác - Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nhà nước và
pháp luật kiểu mới
Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Mặc dù, khái niệm nhà nước pháp
quyền với ý nghĩa đầy đủ nhất chưa được C.Mác, Ph.Ăngghen sử dụng nhưng
những giá trị cốt lõi và đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền đã được kế thừa,
phát triển sâu sắc theo quan điểm khoa học và cách mạng, đó là xây dựng một nhà
nước kiểu mới hợp hiến, hợp pháp thể hiện chủ quyền của nhân dân; một hệ thống
pháp luật dân chủ triệt để giải phóng con người, bảo vệ quyền con người.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, xây dựng một chế độ dân chủ triệt để
trong đổ “tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi
người” [1, tr.628]; đồng thời, nhà nước kiểu mới phải giải phóng con người, bảo
đảm sự phát triển tự do tối đa và phát triển toàn diện con người. Muốn vậy phải
biến nhà nước từ cơ quan đứng trên xã hội thành cơ quan hoàn toàn phục tùng
xã hội. Dân chủ trong nhà nước kiểu mới là dân chủ do nhân dân tự quy định,
dân là chủ thể quyền lực nhà nước, nhân dân tạo nên nhà nước chứ không phải
nhà nước tạo nên nhân dân, là bước chuyển từ “nhân dân của nhà nước” sang
“nhà nước của nhân dân” và quyền lực nhà nước là thống nhất.
Tư tưởng, quan điểm của VI.Lênỉn về nhà nước và pháp luật kiểu mới. Những
tư tưởng về nhà nước pháp luật của C.Mác và Ph.Ăngghen được V.LLênin tiếp
thu và phát triển trong quá trình xây dựng nhà nước kiểu mới. V.I.Lênin chỉ rõ:
“Chính quyền mới, với tính cách là chuyên chính của tuyệt đại đa số, đã có thể

duy trì và đã được duy trì chỉ là nhờ vào sự tín nhiệm của quần chúng đơng đảo,
chỉ bằng cách lơi cuốn một cách tự do nhất, rộng rãi nhất và mạnh mẽ nhất tồn
thể quần chúng tham gia chính quyền... Đó là chính quyền cơng khai đối với
mọi người, làm mọi việc trước mặt quần chúng, quần chúng dễ dàng gần gũi nó,
nó trực tiếp sinh ra từ quần chúng, là cơ quan trực tiếp đại biểu cho quần chúng
nhân dân và cho ý chí của họ” [6, tr.378]. V.I.Lênin đã khái quát nhiều quan


5
điểm về xây dựng nhà nước kiểu mới, đó là “nhà nước khơng cịn ngun
nghĩa”, “nhà nước nửa nhà nước”, “nhà nước quá độ”, chuyển dần tới một chế
độ tự quản của nhân dân. Muốn vậy, trước mắt phải thực hiện chế độ dân chủ mà
nội dung cơ bản là bảo đảm cho nhân dân có quyền bầu cử, quyền tham gia quản
lý nhà nước, quyền bãi miễn, quyền kiểm tra giám sát hoạt động của bộ máy nhà
nước, cán bộ, cơng chức nhà nước; kiểm sốt quyền lực để ngăn ngừa sự lạm
dụng quyền lực nhà nước, để quyền lực của nhà nước không lấn át quyền lực
nhân dân.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật. Hồ Chí Minh là người
sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh đạo nhân dân ta giành chính quyền, xây
dựng Nhà nước và pháp luật kiểu mới ở Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã có nhận thức rất sớm về nhà nước và pháp luật. Năm 1919, tại Pháp,
Nguyễn Ái Quốc đã viết bản Yêu sách của nhân dãn An Nam gửi tới Hội nghị
Vécxây., Trong đó, Người yêu cầu thực dân Pháp (yêu sách thứ 7) “thay chề độ
ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật” [4, tr.178], phải ban hành Hiển
pháp, quản lý nhà nước bằng luật pháp theo tinh thần “trăm điều phải có thần
linh pháp quyền” [5, tr.513]. Tư tưởng về “thần linh pháp quyền” của Nguyễn Ái
Quốc là tư tưởng về xây dựng một nhà nước hợp hiến, theo tinh thần pháp quyền
và thượng tôn pháp luật, đã được hiện thực hóa trong Tun ngơn độc ỉập ngày 29-1945, trong Hiến pháp năm 1946 và đã đặt nền tảng cho quan điểm về xây dựng
Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
Mặc dù trong di sản lý luận của Người không đề cập đến khái niệm nhà

nước pháp quyền nói chung và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa nói riêng,
nhưng xét theo những yêu cầu và nội dung khoa học của nhà nước pháp quyền
thì những tư tưởng, quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước, pháp luật kiểu
mới - nhà nước xã hội chủ nghĩa - đã thể hiện khá đầy đủ, sâu sắc những đặc
trưng, nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vi nhân dân. Quan điểm, tư tường của Người về nhà nước
pháp quyền thể hiện trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan đỉểm của chủ nghĩa
Mác-Lênỉn với việc kế thừa, tỉếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kỉnh nghiệm,


6
tỉnh hoa văn hóa trỉ tuệ của nhãn loại và vận dụng sáng tạo vào điều kiện hoàn
cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.
1.2. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng, quan điểm về nhà nước pháp
quyền trong lịch sử tư tưởng nhân loại, những giá trị phổ biến trong nội dung tư
tưởng về nhà nước pháp quyền trên thế giới và nền tảng tư tưởng, lý luận của
chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, nhận thức và thực tiễn
xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Hiến pháp nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 (Điều 2) đã khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân”. Những nội dung, yêu cầu của Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được thể hiện trong nhiều quy định của
Hiến pháp năm 2013. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
tiếp tục khẳng định: “bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” [3, tr.101].
Từ đó, có thể đưa ra khái niệm Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam như sau: Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà
nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhăn dân, thực hiện nguyên tắc pháp

quyền, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhằm bảo đảm quyền con người,
quyền công dân.
Những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thể hiện bản chất, đặc điểm, các nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Nhà
nước xã hội chủ nghĩa, kết hợp với nhận thức và vận dụng tinh hoa văn hóa, trí
tuệ, kinh nghiệm của nhân loại trong xây dựng nhà nước pháp quyền, được kiểm
nghiệm bằng thực tiễn tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta từ năm 1945, nhất là
trong thời kỳ đổi mới từ năm 1986 đến nay. Những đặc trưng cơ bản đó đã được
đúc kết, thể hiện trong Hiến pháp năm 2013. Cụ thể:
Thứ nhẩt, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về


7
nhân dân.
Thứ hai, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi người có cuộc sống
ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển tồn diện.
Thứ bay Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước tổ
chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp
và pháp luật, bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, thực hiện nguyên tắc tập trung
dân chủ; tôn trọng và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh, có thiện chí các điều ước
quốc tế mà Nhà nước đã ký kết hoặc thừa nhận.
Thứ tư, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức theo
nguyên tắc “quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối họp và
kiểm sốt giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, quyền
hành pháp, quyền tư pháp”.
Thứ năm, Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước
do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.

II. LUẬN GIẢI VỀ VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quan niệm về phát triển bền vững
Quan niệm phát triển bền vững xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi
trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ XX, khi cuộc cách mạng
khoa học công nghệ đã bùng nổ, chất lượng cuộc sống của xã hội lồi người đã
có bước tiến bộ rõ rệt do khoa học công nghệ và năng suất lao động mang lại.
Của cải được nhân loại tạo ra ngày càng nhiều và phong phú về chủng loại đã
phần nào thỏa mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người, đã đưa đến
sự phát triển nhanh của nền văn minh nhân loại. Song cũng chính từ sự phát
triển ấy đã làm nẩy sinh một số vấn đề ngày càng nổi cộm như tăng trưởng dân
số quá nhanh, tiêu dùng một cách quá mức của cải, tài nguyên, năng lượng,
thiên tai bão, lũ, ô nhiễm và sự cố môi trường ngày càng gia tăng đã làm ảnh


8
hưởng đến sự phát triển của xã hội, gây trở ngại đối với phát triển kinh tế và làm
giảm sút chất lượng sống của con người.
Đứng trước áp lực của thực tế khắc nghiệt, con người khơng cịn cách lựa
chọn nào khác là phải xem xét lại những hành vi ứng xử của mình với thiên
nhiên, phương sách phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình phát triển của mình.
Cách lựa chọn duy nhất đó là con đường phát triển có sự kết hợp cả về kinh tế,
văn hóa, xã hội và bảo vệ mơi trường; đó chính là con đường đảm bảo tái sản xuất
xã hội bền vững, hay nói cách khác đó chính là sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững, cho đến nay có nhiều quan niệm khác nhau, sau đây
là một số quan niệm của khoa học môi trường bàn về phát triển bền vững:
Ủy ban quốc tế về phát triển và môi trường (1987) đã đưa ra định nghĩa:
Phát triển bền vững là một q trình của sự thay đổi, trong đó, việc khai thác và
sử dụng tài nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật
và sự thay đổi về tổ chức là thống nhất, làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu

hiện tại và tương lai của con người [2, tr.15].
Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững:
Thứ nhất, phát triển bền vững về kinh tế là phát triển nhanh, an toàn và
chất lượng. Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống
kinh tế, trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều
kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các
hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng. Yếu tố được chú trọng ở đây
là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang
lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng
như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.
Thứ hai, phát triển bền vững về xã hội được đánh giá bằng các tiêu chí
như: Chỉ số phát triển con người (HDI - Human Development Index), hệ số bình
đẳng thu nhập, các chỉ tiêu về giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội, hưởng thụ văn hóa.
Ngồi ra, bền vững về xã hội là sự bảo đảm đời sống xã hội hài hịa; có sự bình
đẳng giữa các giai tầng trong xã hội, bình đẳng giới; mức độ chênh lệch giàu


9
nghèo khơng q cao và có xu hướng gần lại; chênh lệch đời sống giữa các vùng
miền không lớn.
Thứ ba, phát triển bền vững về mơi trường. Q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa, phát triển nơng nghiệp, du lịch; q trình đơ thị hóa, xây dựng
nơng thơn mới,... đều tác động đến môi trường và gây ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường, điều kiện tự nhiên. Bền vững về môi trường là khi sử dụng các yếu
tố tự nhiên đó, chất lượng mơi trường sống của con người phải được bảo đảm.
Đó là bảo đảm sự trong sạch về khơng khí, nước, đất, khơng gian địa lý, cảnh
quan. Chất lượng của các yếu tố trên luôn cần được coi trọng và thường xuyên
được đánh giá kiểm định theo những tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế.
2.2. Vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững xã hội Việt Nam
hiện nay

Để phát triển xã hội bền vững, cần phải tiến hành quản lý phát triển xã
hội. Theo nghĩa rộng, quản lý phát triển xã hội là hoạt động theo chức năng quản
lý của Nhà nước, có sự tham gia của các tổ chức ngoài nhà nước để xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa. Đó là q trình tổ chức và tác động liên tục của Nhà nước
bằng tuyên truyền vận động, chính sách, luật pháp, hành chính, các nguồn lực
trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để phát
triển đất nước, bảo vệ các quyền và lợi ích cơ bản của công dân và thực thi sự
nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, chống thù trong giặc ngoài, thiết lập,
củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác cùng có lợi với các nước và các tổ chức quốc
tế. Với nghĩa đó, quản lý phát triển xã hội tương đồng với quản lý quá trình xây
dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Ở Việt Nam, quản lý phát triển xã hội dù theo nghĩa nào thì đều thể hiện ý
chí, nguyện vọng, lợi ích của tồn thể nhân dân, của quốc gia, dân tộc và được
thực hiện dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự tổ chức, quản lý, điều hành tập trung,
thống nhất của Nhà nước, trong đó có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt giữa
các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Quản


10
lý phát triển xã hội được thực hiện thông qua các cơng cụ, phương tiện, nguồn
lực hiện có; thường xun được điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhiệm vụ của
cách mạng trong mỗi giai đoạn phát triển; tuân thủ theo mối quan hệ chính trị pháp lý “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” [7, tr.167].
Vai trò của nhà nước đối với phát triển bền vững xã hội Việt Nam hiện
nay được thể hiện trên một số nội dung sau:
Nhà nước nghiên cứu và hoàn thiện, thể chế hoá và cụ thể hơn chức năng
xã hội của Nhà nước để Nhà nước thực sự là chủ thể đặc biệt quản lý xã hội và
quản lý phát triển xã hội, phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, bảo
đảm sớm hiện thực hoá mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”. Nhà nước xây dựng các cơ chế, các quy định pháp luật để xây dựng và
hoàn thiện các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cơng và cạnh tranh bình đẳng với

nhau, qua đó mang lại lợi ích lớn nhất cho người dân, đặc biệt là các doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ cơng phi lợi nhuận; khuyến khích các doanh nghiệp
cung cấp dịch vụ công cho xã hội, trước hết là các dịch vụ ở đô thị, dần tiến tới
là dịch vụ ở nông thôn mà chủ yếu trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể
thao, khoa học công nghệ và kỹ thuật, cũng như hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ thông tin
thị trường, khuyến nông, khuyến ngư,…
Nhà nước tạo điều kiện rộng rãi cho các tổ chức cũng như mọi thành viên
trong xã hội tham gia chủ động và tích cực vào phát triển xã hội và quản lý phát
triển xã hội. Trong quản lý phát triển xã hội ở nước ta, Nhà nước đẩy nhanh việc
tiến hành phân cấp, cũng như phân chia rõ ràng hơn quyền lực và trách nhiệm
giữa Trung ương và địa phương, việc phân chia hay tập trung quyền lực và trách
nhiệm phải bảo đảm sự thống nhất, tạo hiệu lực và hiệu quả cao cho phát triển.
Nhà nước xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ,
hiện đại, hội nhập. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng
đồng bộ, hiện đại, hội nhập. Đổi mới cơ chế huy động, phân bổ và sử dụng hiệu


11
quả hơn các nguồn lực; phát triển đồng bộ các loại thị trường; tiếp tục khơi
thông và tạo ra những động lực tăng trưởng mới.
Nhà nước đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực hoạt động của
bộ máy nhà nước, tích cực đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, thực
hành tiết kiệm; tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao chất
lượng thông tin.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công tác thanh
tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và quyết liệt phòng, chống tham nhũng,
lãng phí. Rà sốt, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, bảo đảm tinh gọn, hiệu lực, hiệu
quả gắn với cải cách tiền lương. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp gắn với nâng cao
năng lực quản lý, điều hành của các cấp, các ngành. Tăng cường kỷ luật, kỷ
cương hành chính, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục đẩy mạnh

xây dựng chính phủ điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan
trong hệ thống chính trị.
Nhà nước thực hiện tốt chính sách đối với người có cơng, bảo đảm an sinh
xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững. Tiếp tục mở rộng bao phủ bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Thực hiện tốt Chương trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; bố trí nguồn ngân sách nhà nước và
huy động các nguồn lực xã hội, tạo điều kiện để người dân vùng dân tộc thiểu
số, vùng sâu, vùng xa tiếp cận và sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản,
giảm nghèo và phát triển bền vững. Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao
đẳng; làm tốt công tác thi cử; bảo đảm an ninh, an tồn, vệ sinh trường học; phịng,
chống xâm hại trẻ em. Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế; tập trung chỉ đạo để sớm
hoàn thành các bệnh viện tuyến trung ương, tuyến cuối; tăng cường công tác y tế
dự phòng; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như vậy, Nhà nước phát huy vai trò quản lý mọi mặt đời sống xã hội,
hướng đến sự phát triển bền vững. Xã hội phát triển bền vững sẽ củng cố và tạo


12
dựng niềm tin của nhân dân đối với Đảng, với Nhà nước, với mục tiêu xây dựng
chủ nghĩa xã hội, khẳng định tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Đó khơng chỉ là
nền tảng kinh tế - xã hội vững chắc để xây dựng nền quốc phòng tiên tiến, từng
bước hiện đại mà còn tạo dựng động cơ, ý chí và quyết tâm cho mọi tầng lớp
nhân dân, huy động sức mạnh của nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc tạo nguồn sức mạnh, tạo động lực chủ yếu và là nhân tố có ý nghĩa quyết định
bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
KẾT LUẬN
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là chủ trương,
đường lối có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ đòi hỏi tất
yếu, khách quan của thực tiễn xây dựng và phát triển đất nước. Từ các quan điểm
của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa, nhận thức, quan điểm của Đảng ta về các đặc trưng cơ bản, về các

nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam được hình thành, phát triển và hoàn thiện dần qua các văn kiện, nghị
quyết của Đảng và được thể chế, cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật.
Phát triển kinh tế bền vững được hiểu là sự tăng tiến nhanh, an tồn và có
chất lượng về mọi mặt của nền kinh tế (như quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ
cấu kinh tế,…). Quá trình phát triển này địi hỏi các chủ thể trong hệ thống kinh
tế có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chia sẻ nguồn tài nguyên thiên nhiên một
cách bình đẳng. Các chính sách khơng chỉ tập trung mang lại lợi ích cho một số
ít mà phải tạo ra sự thịnh vượng cho tất cả mọi người; đồng thời, bảo đảm trong
một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, không xâm phạm những quyền cơ bản
của con người. Năm 2019, sau 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, chúng ta đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên các lĩnh
vực phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục khẳng định đường lối đúng đắn của
Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đất nước và cũng là minh
chứng rõ nét của tinh thần đoàn kết, nỗ lực vượt khó, đổi mới, sáng tạo và ý chí
quyết tâm phấn đấu vươn lên của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.


13


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. C.Mác và Ph.Ẳngghen, Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật,
Hà Nội, 2002.
2. Debra Lam (2014), Vietnam’s Sustainable Development Policies:
Vision VS Implementation, World Scienctific Book, 2014.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XIII, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.

5. Hồ Chí Minh, tồn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
6. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2005.
7. Nguyễn Quang Thái và Ngô Thắng Lợi (2007), Phát triển bền vững ở
Việt Nam: Thành tựu, cơ hội, thách thức và triển vọng, NXB Lao động - xã hội,
Hà Nội, 2007.



×