Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môn nhà nước pháp luật vai trò của pháp luật đối với việc phát triển kinh tế ở việt nam hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.51 KB, 11 trang )

1

1. Mở đầu
Hiện nay, pháp luật có vai trị vơ cùng quan trọng, nó là một trong những
cơng cụ nhất định không thể thiếu của nhà nước để tổ chức và quản lý xã hội,
duy trì và bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện và định hướng cho sự phát triển
xã hội. Pháp luật luôn tác động và ảnh hưởng rất lớn tới trật tự và sự phát
triển của các quan hệ xã hội, xác lập, củng cố và bảo vệ các quan hệ kinh tế xã hội, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Trong lĩnh vực
kinh tế, mặc dù ra đời, phát triển và thay đổi cùng với sự phát triển và thay
đổi của kinh tế nhưng pháp luật có vai trò to lớn trong việc tổ chức và quản lý
kinh tế, nó là yếu tố điều tiết q trình sản xuất, trao đổi và phân phối sản
phẩm. Tuy nhiên, vấn đề có tính ngun tắc là sự phản ánh của pháp luật luôn
phải phù hợp với những nhu cầu khách quan, phổ biến và điển hình của nền
kinh tế. Quá trình tổ chức và quản lý kinh tế ở Việt Nam những năm vừa qua
là một thực tiễn sinh động khẳng định vai trị của pháp luật. Đại hội Đảng
tồn quốc lần thứ XI đã xác định nền kinh tế của nước ta hiện nay là: “Kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước bằng pháp
luật, chiến lược, kế hoạch, quy hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường,
áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường
để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, khắc
phục, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo vệ lợi ích của nhân dân
lao động, của tồn thể nhân dân”. Đại hội cũng khẳng định phải tiếp tục “đổi
mới và tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế,
chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa về nguồn lực, tạo sức bật
mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các
hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư
kinh doanh theo các hình thức do luật định và được pháp luật bảo vệ”. Nhận
thấy, việc nghiên cứu đề tài “Vai trò của pháp luật đối với việc phát triển
kinh tế ở Việt Nam hiện nay” là rất cần thiết vì pháp luật có thể tác động tích



2

cực tới việc phát triển kinh tế nhưng nó cũng có thể tác động tiêu cực nếu như
những quy định của nó khơng phù hợp, cao hơn hoặc thấp hơn so với trình độ
của nền kinh tế. Chính vì vậy nên học viên xin chọn đề tài này cho bài thu
hoạch của môn học.


3

2. Nội dung
Xuất phát từ đòi hỏi khách quan về việc xây dựng và phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN, Hiến pháp năm 1992, và đặc biệt là Hiến
pháp năm 2013 đã nêu rõ: “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với
nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò
chủ đạo. Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện
để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh
doanh; phát triển bền vững các thành phần kinh tế, góp phần xây dựng đất
nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư sản xuất, kinh doanh
được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa” (Điều 51, Hiến pháp năm
2013). Dựa vào các quy định nền tảng đó, hàng loạt các đạo luật, bộ luật mới
về kinh tế - dân sự - lao động lần lượt ra đời (điều mà trong nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung bao cấp khơng thể có), như Bộ Luật Dân sự (năm 1995,
2005, 2015); Bộ Luật Lao động (năm 1995, 2003, 2006, 2012), Luật Doanh
nghiệp (năm 1999, 2003, 2006, 2014), Luật Đầu tư (năm 2005, 2014), Luật
Thương mại (năm 1997, 2005), Luật Việc làm (năm 2013), Luật Đất đai (năm
2003, 2013), Luật Phá sản (năm 2004, 2014), Luật Kinh doanh bất động sản
(năm 2014), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế (năm

2016), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi (năm 2014) và hàng chục đạo luật,
bộ luật khác.Từ đó có thể khẳng định rằng pháp luật có vai trị quan trọng đối
với nền kinh tế của đất nước. Cụ thể:
Một là, nhà nước cũng như pháp luật là công cụ và phương tiện đảm
đương vai trò dẫn dắt và chi phối xã hội bằng việc kiến tạo môi trường, cơ hội
pháp lý như nhau đối với các thành viên trong xã hội thuộc mọi thành phần
kinh tế khác nhau phát huy khả năng của mình để khởi nghiệp và phát triển.


4

Pháp luật đảm đương vai trị kiến tạo mơi trường, cơ hội pháp lý bình đẳng
cho mọi thành viên của xã hội phát huy tài năng, trí tuệ, sức lực để hồn thiện
và phát triển bản thân mình, đồng thời phát triển xã hội. Với vai trị này, xã
hội nói chung và các thành viên của xã hội nói riêng sẽ có điều kiện để phát
triển.
Hai là, pháp luật XHCN là phương tiện có khả năng bảo đảm bình đẳng
xã hội.Bởi pháp luật của nhà nước pháp quyền XHCN là những giá trị bình
đẳng mà xã hội có, xã hội cần và ủng hộ. Nhà nước lại có một bộ máy hùng
mạnh với các cơ quan, tổ chức bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền
cơng dân, nên bình đẳng và công bằng xã hội được ghi nhận trong hiến pháp
và pháp luật có khả năng trở thành hiện thực. Vì vậy, Nhà nước có vai trị đối
với phát triển xã hội và quản lý được quá trình phát triển đó, để xã hội khơng
rơi vào trạng thái rối loạn hoặc phát triển tự phát, thiếu tổ chức và kỷ luật.
Ba là, pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước điều hịa lợi ích giữa
các tầng lớp xã hội, bảo đảm cho xã hội phát triển hài hòa và ổn định. Xã hội
ln có xu hướng phân hóa giàu nghèo do sự tác động của nhiều yếu tố. Đó
có thể là sự phân hóa giàu nghèo do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị
trường, do sự yếu thế của bản thân một lớp người nào đó, như bị bệnh tật, bị
khuyết tật bẩm sinh, những người già yếu, những người có nhiều đóng góp

cho xã hội, như thương binh, gia đình liệt sĩ... 
Bốn là, pháp luật XHCN là phương tiện để nhà nước thừa nhận, tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, giữ gìn an ninh,
an tồn xã hội cho con người. An ninh, an toàn xã hội cho con người trong
nhà nước pháp quyền có nội hàm rất rộng. Nó có nghĩa là an tồn khỏi các
mối đe dọa về đói nghèo, bệnh tật, tội phạm, sự đàn áp. Nó cũng có nghĩa là
bảo vệ khỏi sự đổ vỡ có hại và bất ngờ trong mẫu hình của đời sống hằng
ngày tại gia đình, cơng việc, trong cộng đồng... Pháp luật là phương tiện đầy


5

hiệu lực trong việc giữ gìn an ninh và an tồn cho con người. Nhờ đó, con
người có điều kiện phát triển mà không phải lo lắng, sợ hãi trước sự đe dọa từ
bên trong cũng như bên ngồi.
Vì vậy, pháp luật XHCN có vai trị là phương tiện phát triển con người
và quản lý q trình đó để cho con người được sống tốt hơn, an ninh hơn, có
điều kiện để phát triển bản thân và phát triển xã hội một cách bền vững. Nó là
phương tiện có hiệu lực và hiệu quả trong việc thể chế hóa đường lối, quan
điểm của Đảng ta về xây dựng con người mới.
Năm là, pháp luật là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước, buộc
những người có chức vụ, quyền hạn hoạt động trong khuôn khổ của hiến pháp
và pháp luật. Bằng cách đó, pháp luật là phương tiện quan trọng hàng đầu trong
việc phịng, chống sự tha hóa của quyền lực nhà nước, bảo đảm cho thượng
tầng kiến trúc nhà nước giữ vai trò định hướng XHCN cho sự phát triển.
Cần khẳng định rằng, nếu khơng có những tư duy pháp lý mới về kinh tế
của Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013 làm nền tảng thì khơng thể
có sự đổi mới, hồn thiện pháp luật về kinh tế, kiến tạo được một trật tự các
quan hệ kinh tế mới làm chỗ dựa vững chắc cho đổi mới các yếu tố của
thượng tầng kiến trúc, giữ vững sự ổn định và phát triển xã hội. Không dựa

trên những quy định gốc về chế độ kinh tế của Hiến pháp thì khơng thể xây
dựng và hồn thiện được một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
kinh tế - dân sự - lao động đồng bộ và thống nhất như hiện nay. Nhờ có các
quy định nền tảng về kinh tế của Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm
2013 mà pháp luật nói chung, pháp luật về kinh tế nói riêng thực sự trở thành
một lực lượng vật chất góp phần xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng XHCN. 
Sau 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống pháp luật nói chung,
pháp luật về kinh tế nói riêng đã có những tác động tích cực nhằm định hướng


6

XHCN cho sự phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta, thể hiện ở các điểm
cơ bản sau:
Thứ nhất, Hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật, cũng như các văn bản
dưới luật đã tạo lập được một hành lang pháp lý cho sự vận hành nền kinh tế
thị trường định hướng XHCN. Các thể chế kinh tế thị trường định hướng
XHCN đã được xây dựng và không ngừng hồn thiện. Hiến pháp cũng như
pháp luật đã góp phần chuyển đổi thành cơng từ mơ hình quản lý kinh tế kế
hoạch hóa tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của
Nhà nước; tăng cường quyền tự chủ, quan hệ bình đẳng, cạnh tranh, hợp tác
giữa các thành phần kinh tế; từng bước tạo lập sự đồng bộ các thị trường (thị
trường vốn, khoa học - công nghệ, thị trường lao động...), bảo đảm được tính
tích cực của các cân đối vĩ mơ, hạn chế rủi ro và tác động tiêu cực của cơ chế
thị trường.
Thứ hai, Hiến pháp cũng như pháp luật đều khẳng định: “Đất đai, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài
nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
cơng thuộc sở hữu tồn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất

quản lý” (Điều 51, Hiến pháp năm 2013). Quy định pháp lý này chẳng những
có ý nghĩa quan trọng bảo đảm cho Nhà nước và xã hội nắm chắc các nguồn
lực, tài sản của nhân dân để xây dựng và phát triển kinh tế mà cịn có ý nghĩa
định hướng XHCN trong việc kiến tạo các quan hệ kinh tế thị trường.
Thứ ba, Hiến pháp cũng như pháp luật về lao động và an sinh xã hội
được xây dựng và ban hành dựa trên nguyên tắc cơ bản là công bằng xã hội,
bảo đảm các quyền cơ bản của con người và hài hịa lợi ích giữa các chủ thể,
nhóm xã hội, góp phần tạo sự đồng thuận xã hội. Sự tác động của pháp luật
theo định hướng XHCN thể hiện rõ nét trên các lĩnh vực phân phối thu nhập
trong các loại hình doanh nghiệp; chi tiêu cơng cho an sinh xã hội, trong các


7

chính sách phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học - cơng nghệ, xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; trong việc bảo vệ và chăm sóc sức
khỏe của nhân dân; giảm thiểu thất nghiệp và tạo thêm việc làm; phát triển
mạng lưới an sinh và các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền
vững; bảo đảm quyền của những nhóm người, như đồng bào dân tộc thiểu số,
đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, trẻ em, phụ nữ, người
có cơng... Có thể nói, pháp luật góp phần hạn chế phân hóa giàu nghèo dưới
sự tác động của cơ chế thị trường.
Thứ tư, pháp luật về bảo vệ mơi trường từng bước được hình thành và
ngày một hồn thiện đã đem lại những tác động tích cực đối với hoạt động
bảo vệ môi trường. Quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường dựa trên cơ sở
pháp luật ngày càng đi vào nền nếp và hiệu quả, bước đầu kiềm chế được tốc
độ gia tăng ô nhiễm thông qua việc đẩy mạnh các hoạt động phịng ngừa,
kiểm sốt và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Pháp luật đã tạo ra môi
trường pháp lý để đa dạng hóa các nguồn đầu tư cho cơng tác bảo vệ và cải
thiện mơi trường. Xã hội hóa bảo vệ môi trường, quản lý môi trường và tài

nguyên thiên nhiên ngày càng được chú trọng, góp phần hạn chế sự tàn phá
môi trường, tài nguyên thiên nhiên dưới sự tác động của cơ chế thị trường.
Tuy đạt được một số thành cơng nêu trên, nhưng nhìn một cách tổng thể,
có thể nói pháp luật chưa phát huy hết vai trị điều chỉnh của mình để góp
phần định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường.
Xét cả về pháp luật thực định, tức là xét về phương diện các quy định
pháp luật tồn tại trong các văn bản quy phạm pháp luật từ Hiến pháp đến các
đạo luật, các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật, lẫn trên bình diện pháp luật
trong hành động, tức là tổ chức, thực hiện pháp luật, còn tồn tại một số biểu
hiện làm hạn chế sự định hướng XHCN trong phát triển kinh tế thị trường.
Một là, trong pháp luật thực định cũng như pháp luật trong hành động
còn tồn tại sự bất bình đẳng giữa các chủ thể kinh tế. Việc liệt kê các bộ phận


8

cấu thành của nền kinh tế quốc dân và phân định vị trí, vai trị cụ thể của từng
thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, tiểu chủ,
kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước
ngồi và kinh tế gia đình) được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và trong
các văn bản pháp luật khác dễ tạo ra sự bất bình đẳng trong thực tiễn hoạt
động kinh tế, hạn chế hoặc gây khó khăn cho các chủ thể kinh tế ngồi quốc
doanh phát triển. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo chưa được quy định cụ
thể trong pháp luật dẫn đến nguyên tắc bình đẳng của pháp luật bị vi phạm
trên thực tế tổ chức và hoạt động của nền kinh tế thị trường.
Hai là, pháp luật chưa giải quyết được đúng đắn mối quan hệ giữa quyền
lực nhà nước với thị trường, chưa phát huy được sức mạnh tự điều chỉnh của
thị trường, do đó mệnh lệnh quyền uy hành chính trong một số trường hợp
vẫn cịn được sử dụng như một phương tiện để điều hành nền kinh tế. Hiện
nay, trong một số chính sách, pháp luật cũng như trong thực tế tồn tại hai xu

hướng: quá cường điệu vai trò của thị trường trong phát triển kinh tế mà chưa
thấy hết vai trò của Nhà nước và quá cường điệu vai trò của Nhà nước, đưa ý
muốn chủ quan của Nhà nước can thiệp quá sâu vào thị trường. Hậu quả của
hai xu hướng chính sách, pháp luật và hoạt động thực tiễn này đã dẫn đến
nhiều bất cập của cơ chế quản lý kinh tế hiện nay ở nước ta, không những làm
cho hiệu quả kinh tế thấp mà còn ảnh hưởng đến sự định hướng XHCN trong
xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường.
Ba là, chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, tài nguyên, khoáng sản...
được quy định ở Điều 17 Hiến pháp năm 1992 và Điều 53 Hiến pháp năm
2013 hiện hành cũng như trong các đạo luật và văn bản quy phạm pháp luật
dưới luật mới thể hiện được ý nghĩa chính trị, cịn ý nghĩa pháp lý của khái
niệm “toàn dân do Nhà nước đại diện” chưa chỉ rõ được chủ thể sở hữu cụ
thể, nên giữa chủ sở hữu với chủ thể đại diện thực hiện quyền của chủ sở hữu
chưa gắn bó với nhau. Hiến pháp và pháp luật hiện hành vừa chưa xác định rõ


9

quyền và nghĩa vụ của Nhà nước với tư cách là đại diện chủ sở hữu, vừa chưa
quy định đầy đủ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khi được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền giao quản lý, sử dụng tài sản của nhân dân dẫn đến
tình trạng thất thốt, lãng phí, tham nhũng tài sản thuộc sở hữu tồn dân có
chiều hướng gia tăng. Điều đó làm ảnh hưởng đến định hướng XHCN về
phương diện chính trị của sự phát triển kinh tế thị trường.
Bốn là, chính sách, pháp luật về an sinh xã hội ban hành nhiều (có hơn
50 loại chính sách pháp luật) nhưng thiếu tính hệ thống, chưa đầy đủ, thiếu sự
liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Thể chế bảo đảm công bằng xã hội trong nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN chưa hồn thiện. Nhiều chính sách xã hội,
trong đó có chính sách an sinh xã hội chưa được đặt đúng và ngang tầm với
chính sách kinh tế, thậm chí cịn đi sau chính sách kinh tế, chưa được đầu tư

thỏa đáng mà còn phụ thuộc nhiều vào ngân sách nhà nước. Mục tiêu phát
triển bền vững về phương diện xã hội và an sinh xã hội chưa được ưu tiên
hàng đầu trong chính sách, pháp luật để xử lý các “khuyết tật” của cơ chế thị
trường.
Năm là, chính sách, pháp luật bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi
trường chưa được thể hiện rõ nét và đầy đủ theo hướng bảo đảm phát triển
bền vững. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội còn nặng về tăng trưởng
nhanh kinh tế mà chưa quan tâm đầy đủ đến tính bền vững khi khai thác và sử
dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Sáu là, pháp luật về tổ chức và hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước
về kinh tế còn nhiều bất cập, chưa rõ, như vấn đề phân cấp, phân quyền giữa
Trung ương và địa phương, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước trong quản
lý kinh tế...


10

3. Kết luận
Pháp luật là một trong những yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, nó
ln có quan hệ chặt chẽ với kinh tế, chịu sự tác động của kinh tế và cũng có
ảnh hưởng tới sự phát triển của kinh tế. Pháp luật quy định và bảo đảm thực
hiện việc xây dựng và phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế hang hóa nhiều
thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước,
định hướng xã hội chủ nghĩa.
Có thể thấy được, trong thời kỳ hiện nay, pháp luật đã trở thành một bộ
phận cấu thành của nền kinh tế. Thiếu pháp luật, nền kinh tế, nhất là nền kinh
tế thị trường định của nước ta trong giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội sẽ
rất khó vận hành hoặc vận hành khơng có hiệu quả, các hoạt động kinh tế sẽ
trở nên hỗn loạn và khơng thể kiểm sốt. Vai trò của pháp luật đối với sự phát
triển kinh tế là khơng thể phủ nhận. Vì vậy, việc hồn thiện hệ thống pháp

luật phù hợp với những bước đi kinh tế của nước ta có ý nghĩa quyết định
trong cơng cuộc xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh, hiện đại với một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh./.


11

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
X,XI,XII. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Hiếp pháp năm 2013. Bình luận Hiến pháp, Nxb Chính trị Quốc gia.
3. Báo cáo tổng kết tình hình xây dựng và ban hành văn bản pháp luật giai
đoạn 2011-2016 của Chính phủ.
4. Một số văn bản quy quy phạm pháp luật.
5. Giáo trình và các tài liệu bài giảng của môn học.



×