2
BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI THI KẾT THÚC
HỌC PHẦN
Hà Nội, 2022
ĐỀ BÀI
Phân tích nội dung cơ bản của Cơng ước Viên năm 1980 của Liên Hợp
Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) về các nghĩa vụ của
bên mua. Lựa chọn 01 vụ tranh chấp minh họa cho việc áp dụng quy định
về nghĩa vụ của bên mua theo CISG
TỪ NGỮ VIÊT TẮT
HĐ
HĐMBH
Hợp đồng
Hợp đồng mua bán hàng hóa
H
CISG
Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................1
NỘI DUNG..............................................................................................................................1
I.
Quy định của CISG về nghĩa vụ của bên mua trong HĐMBHH quốc tế.....................1
1.1 Nghĩa vụ nhận hàng điều 60 CISG:...........................................................................1
1.2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng...................................................................................2
1.3 Trách nhiệm của người mua khi vi phạm HĐ............................................................3
II.
Nghĩa vụ của bên mua thơng qua tranh chấp............................................................4
2.1 Tóm tắt vụ tranh chấp................................................................................................4
2.2 Phân tích nghĩa vụ của bên mua:...............................................................................5
KẾT LUẬN..............................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................7
1
MỞ ĐẦU
Khi giao kết HĐMBHH thì người bán và người mua đều có những quyền
và nghĩa vụ này phát sinh dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc khi được pháp
luật quy định. Đối với HĐMBHH quốc tế thì Cơng ước Viên năm 1980 là một
nguồn quan trọng điều chỉnh. Trong phạm vi bài tiểu luận, em sẽ phân tích
những nội dung cơ bản về các nghĩa vụ của bên mua và thơng qua một vụ
tranh chấp do Phịng Thương mại và Công nghiệp Bulgaria thụ lý giải quyết để
minh họa cho việc áp dụng quy định về nghĩa vụ của bên mua theo CISG.
NỘI DUNG
I. Quy định của CISG về nghĩa vụ của bên mua trong HĐMBHH
quốc tế
1.1 Nghĩa vụ nhận hàng điều 60 CISG1:
Nghĩa vụ nhận hàng của người mua tương ứng với nghĩa vụ giao hàng
của người bán. Nếu khơng có thỏa thuận khác, nghĩa vụ giao hàng của người
mua không xảy ra cho đến khi người bán đáp ứng các yêu cầu giao hàng. Ví
dụ, nếu HĐ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa, tại điều 31: “...người bán
phải có nghĩa vụ đặt hàng dưới quyền định đoạt của người mua tại nơi đó” thì
người mua không cần nhận hàng cho tới khi cho đến khi người bán đặt hàng
hóa theo ý của người mua.
Thứ nhất, hành vi sẵn sàng tiếp nhận hàng: Người mua phải chuẩn bị
những điều kiện hợp lý và cần thiết để người bán có thể tiến hành giao hàng.
Điều này thể hiện nghĩa vụ hợp tác chung của các bên. Những yêu cầu mà
người mua cần thực hiện có thể bao gồm từ trách nhiệm đơn giản như sắp xếp
địa điểm giao hàng, đến các nghĩa vụ phức tạp hơn: sắp xếp việc vận chuyển
hàng hóa, kho bãi...
Thứ hai, hành vi tiếp nhận hàng: Khi người bán mang hàng tới địa điểm
như đã thỏa thuận và đặt hàng dưới sự định đoạt của người mua thì người mua
phải thực hiện nghĩa vụ tiếp nhận hàng hóa. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm
của người mua trong việc kiểm soát hàng hóa. Việc giao nhận hàng có quan hệ
1 Henry Deeb Gabriel, UNCITRAL, Buyer’s performance under the CISG:
/>
2
chặt chẽ với vấn đề chuyển giao rủi ro. Nếu bên mua khơng nhận hàng, thì sẽ
bị coi là vi phạm HĐ.
1.2 Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng
Điều 54 CISG quy định bên mua có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp tuân
thủ các thủ tục mà HĐ hoặc luật lệ địi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán
tiền hàng. Điều này đã đặt cho người mua nghĩa vụ thực hiện các bước và thủ
tục thanh toán theo HĐ hoặc luật, nó cũng ngầm chỉ rằng người mua phải chịu
chi phí cho các hoạt động đó. Ví dụ như HĐ u cầu thanh tốn bằng thư tín
dụng (L/C), thì người mua phải thực hiện các bước mở L/C.
Phải thanh toán tiền hàng theo đúng giá của hàng hóa: Người mua
cần thanh tốn tiền hàng cho người bán theo giá cả của hàng hóa. Thơng
thường, giá của hàng hóa được bên đã thỏa thuận ghi trong HĐ.
Trường hợp HĐ không quy định cụ thể trực tiếp hoặc gián tiếp về xác
định giá của hàng hóa: Khi đó nếu HĐMBHH được ký kết một cách hợp pháp
thì giá của hàng hóa sẽ được xác định bằng cách suy đốn dựa vào mức giá
được tính chung tại thời điểm ký kết HĐ đối với loại hàng hóa như vậy được
đem bán trong những điều kiện tương tự của ngành buôn bán hữu quan theo
điều 55 CISG. Cách thức này thường được áp dụng đối với các mặt hàng có
giá cả được ấn định một cách rõ ràng trên các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế.
Trường hợp giá cả được ấn định theo trọng lượng của hàng hóa: trường
hợp các bên thỏa thuận hàng hóa được xác định theo trọng lượng của hàng hóa
tuy nhiên HĐ lại khơng đề cập đến tiêu chuẩn xác định theo khối lượng tịnh
(net weight) hay trọng lượng cả bao bì (gross weight) khi đó giá cả hàng hóa sẽ
được tính theo khối lượng tịnh (net weight) theo điều 56 CISG.
Phải thanh toán theo đúng phương thức thanh toán: phụ thuộc vào sự
thỏa thuận của các bên trong hợp đồng.
Phải thanh toán theo đúng địa điểm đã quy định: Người mua có nghĩa
vụ thanh toán tiền hàng theo đúng địa điểm theo như thỏa thuận trong HĐ.
Nếu HĐ không chỉ định rõ ràng địa điểm giao hàng thì thơng thường việc
thanh tốn sẽ được thực hiện tại trụ sở thương mại của bên bán được xác định
theo Điều 10 CISG (điểm a, khoản 1 điều 57).
3
Nếu việc thanh toán cần được thực hiện cùng lúc với việc bàn giao hàng
hóa hoặc chứng từ, thì việc thanh toán sẽ được thực hiện tại nơi nhận hàng hóa
hoặc chứng từ (điểm b, khoản 1 điều 57).
Phải thanh toán theo đúng thời hạn đã quy định (điều 58 CISG):
Người mua phải thanh toán tiền hàng theo đúng thời gian đã quy định trong
HĐ hoặc theo thói quen thanh toán giữa người bán và người mua.
Khi người mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn vào một thời điểm cụ thể
được nêu trong HĐ thì thời điểm thanh tốn là khi hàng hóa hoặc chứng từ
nhận hàng đã được đặt dưới quyền định đoạt của người mua theo. Ví dụ với
điều kiện mua hàng tại xưởng, hàng hóa sẽ nhanh chóng được đặt dưới sự định
đoạt của người mua, người mua có thể thanh tốn tại lúc nhận hàng đó nếu HĐ
khơng nêu rõ thời điểm thanh tốn2
Nếu HĐ có quy định về việc vận chuyển hàng, người bán có thể gửi hàng
đi với điều kiện là hàng hoặc chứng từ liên quan đến hàng hóa (GCN xuất xứ
hàng hóa, tài liệu hải quan) chưa giao cho người mua nếu chưa thanh tốn.
Người bán có thể quy định việc thanh toán như một điều kiện để bàn giao hàng
hoặc chứng từ. Ngồi ra, người mua khơng có nghĩa vụ thanh tốn cho đến khi
có thể kiểm tra xong hàng hóa trong trường hợp có thỏa thuận về việc kiểm tra
hàng hóa trước khi giao hàng.
1.3 Trách nhiệm của người mua khi vi phạm HĐ
Thứ nhất, bị người bán tuyên bố hủy HĐ theo điều 64 CISG
- Trường hợp người mua khơng thực hiện nghĩa vụ của mình theo quy
định của HĐ mà sự vi phạm này cấu thành vi phạm cơ bản HĐ theo điều 25
CISG. Ví dụ, người mua chậm thực hiện nghĩa vụ nhận hàng có tính mùa vụ
(bánh trung thu,..) gây thiệt hại cho người bán cấu thành vi phạm cơ bản.
- Người mua không thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian mà
người bán gia hạn thêm để người mua thực hiện nghĩa vụ hoặc trong thời gian
này người mua tuyên bố không thực hiện nghĩa vụ.
Hậu quả của việc người bán tuyên bố hủy HĐ tại điều 81 là chấm dứt
hiệu lực HĐ và hồn lại những gì đã cung cấp hoặc đã thanh toán.
Thứ hai, trách nhiệm bồi thường thiệt hại
2 Đại học Ngoại thương: 101 câu hỏi – đáp về CISG
4
Người mua có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bán đối với tất
cả các tổn thất mà bên bán đã phải gánh chịu do hành vi vi phạm HĐ của bên
mua gây ra, tuy nhiên không vượt quá tổn thất mà người mua đã dự đoán hoặc
buộc phải dự đoán được khi ký kết HĐ theo điều 74.
II.
Nghĩa vụ của bên mua thơng qua tranh chấp
2.1 Tóm tắt vụ tranh chấp
Án lệ 11/1996 ngày 12/2/1998: Bulgarska turgosko-promishlena palata.
Tranh chấp xảy ra giữa một doanh nghiệp quốc tịch Nga (bên bán) với một
doanh nghiệp Bungari (bên mua) về thanh tốn tiền hàng, được thụ lý giải
quyết bởi Tịa Trọng tài của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Bungari
(BIHK).
Ngày 8/2/1993, hai bên ký HĐ số 643/00187263/3B004 mua bán dây
cáp thép với số lượng là 3400 tấn trong năm 1993, cụ thể giao Quý 1: 1000 tấn,
Quý 2: 1200 tấn, Quý 3: 1200 tấn; giá hàng hóa: 400 USD/ tấn. Phương thức
thanh tốn bằng thư tín dụng. Hai bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng
trọng tài.
Sau khi nhận được một số đơn hàng thì bên mua sau đó đã gửi nhiều bản
fax cho người bán vào tháng 4 yêu cầu ngừng giao hàng. Lý do mà bị đơn đưa
ra là điều kiện kinh tế thay đổi, khó khăn trong việc lưu trữ, bán hàng hóa và
đồng đơ la Mỹ tăng giá.
Sau khi nhận được Fax của bên bán thì bên mua vẫn tiếp tục giao hàng.
Từ 15/3 - tháng 6/1993 bên bán đã giao 1374,3 tấn cáp thép trị giá 549.720
USD. Tuy nhiên, bị đơn mới thanh tốn số tiền là 178.055 USD, cịn lại
371.665 USD.
Mặc dù khơng thừa nhận việc sở hữu hàng hóa do bên bán gửi sau khi
bên mua gửi Fax nhưng cho tới ngày xét xử thì bên mua đã bán tới 90% tổng
số hàng hóa nhận được.
Yêu cầu:
Nguyên đơn là bên bán yêu cầu bị đơn là bên mua thanh toán số tiền là
371.665 USD cùng với số lãi 107.033,30 đô la Mỹ.
5
Bị đơn yêu cầu phản tố yêu cầu nguyên đơn bồi thường thiệt hại số tiền
123.785,90 USD
Phán quyết trọng tài: Ngày 12 tháng 2 năm 1998, Tòa Trọng tài của
Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Bungari (BIHK) ra phán quyết:
- Buộc bị đơn (bên mua) thanh toán số tiền 371.665 USD cho nguyên
đơn (bên bán) và Bị đơn chịu chi phí tố tụng 7.772 USD
- Đối với yêu cầu bị đơn trả tiền lãi 107.033,30 USD đối với khoản tiền
hàng chưa thanh toán từ ngày 1/7/1993 đến ngày 1/1/1997 bị bác bỏ
- Bác yêu cầu của bị đơn yêu cầu nguyên đơn bồi thường 123.785,90
USD .
2.2 Phân tích nghĩa vụ của bên mua:
Về thẩm quyền giải quyết và luật áp dụng: BIHK có thẩm quyền giải
quyết do hai bên đã có thỏa thuận trọng tài. Luật áp dụng là CISG do bên bán,
bên mua có trụ sở tại Nga và Bungari đều là thành viên của CISG. Căn cứ theo
CISG, bên mua có các nghĩa vụ:
- Nghĩa vụ nhận hàng (điều 53, điều 60)
+ Bên mua cần chuẩn bị những điều kiện về cơ sở vật chất như phương
tiện vận chuyển, bãi để bên bán có thể thực hiện giao hàng cho bên mua. Bên
mua cần tiếp nhận cáp thép do bên bán giao hàng mà khơng có quyền từ chối
vì bên bán đã đáp ứng đủ yêu cầu về hàng hóa, thời gian, địa điểm giao hàng.
+ Đối với khối lượng cáp thép giao sau ngày gửi fax: bên mua phải tiếp
nhận vì thư ngừng giao hàng của bên mua thực chất chỉ là một lời đề nghị sửa
đổi HĐ và việc có đồng ý với đề nghị hay không là quyền của bên bán. Lý do
của bên mua đưa ra không được coi là sự kiện bất khả kháng, không đủ điều
kiện để hủy HĐ hay miễn trách nhiệm theo điều 79 CISG. Vì vậy, bên bán tiếp
tục thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình. Bên mua có trách nhiệm tiếp nhận
khối lượng hàng hóa được giao chịu trách nhiệm rủi ro đối với hàng hóa.
Như vậy ở đây, mặc dù bên mua cho rằng mình chỉ chiếm hữu hàng hóa
là khơng đúng, bên mua có nghĩa vụ nhận hàng và trở thành chủ sở hữu của
hàng hóa. Vì vậy, các khoản chi phí ác chi phí mà anh ta phải chịu để nhập
6
khẩu hàng hóa (thuế, v.v.), cũng như chi phí vận chuyển, lưu kho và hoa hồng..
là do bên mua thanh toán.
- Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng (điều 58)
Bên bán đã thực hiện nghĩa vụ giao hàng. Bên mua cần thực hiện nghĩa
vụ thanh toán. Do các bên thỏa thuận thanh tốn bằng thư tín dụng, vì vậy bên
mua có nghĩa vụ đến ngân hàng và yêu cầu mở thư tín dụng.
+ Về số tiền thanh tốn: đối với 1374,3 tấn cáp thép trị giá 549.720 USD.
+ Về phương thức thanh tốn: thư tín dụng (do hai bên đã thỏa thuận
trong HĐ)
+ Về địa điểm thanh toán: thanh toán bằng thư tín dụng vì vậy theo thỏa
thuận của các bên về ngân hàng phát hành L/C và ngân hàng thông báo.
+ Về thời hạn thanh toán: người mua cần mở thư tín dụng (L/C) trước khi
người bán giao các chuyến hàng đi.
Như vậy, bên bán mới chỉ thanh toán số tiền 178.055 USD, còn lại
371.665 USD. Bên mua đã vi phạm quy định về thời hạn thanh toán khi bên
bán đã giao hàng cịn bên mua chưa thanh tốn. Bên mua có trách nhiệm thanh
tốn số tiền hàng cịn lại là 371.665 USD cho bên bán, ngồi ra cịn phải chịu
lãi, tuy nhiên trong trường hợp này lãi không được tính do u cầu của bên bán
khơng hợp lệ.
KẾT LUẬN
Bản chất của hợp đồng mua bán hàng hóa là giao dịch có đền bù. Nghĩa
vụ nhận hàng và thanh tốn tiền là những nghĩa vụ cơ bản mà người mua cần
thực hiện khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa. CISG có ý nghĩa lớn, là
nguồn luật điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ này, thúc đẩy các bên hồn thành
nghĩa vụ của mình trong quan hệ mua bán quốc tế và là cơ sở để giải quyết các
tranh chấp xảy ra giữa các bên.
7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, 2022, Giáo trình Luật Thương mại
quốc tế
2. Đại học Ngoại thương: 101 câu hỏi – đáp về CISG
Tài liệu tiếng nước ngồi
3. Cơng ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
4. UNCITRAL, Án lệ 11/1996 ngày 12/2/1998: Bulgarska turgoskopromishlena palata:o/cisg/case/420
5. Atlantis Press, Xiang Li, 2017, Application of the Art. 58 of UN
Convention on the International Sale of Goods (CISG), truy cập
lần cuối 1/6/2022
6. UNCITRAL, Henry Deeb Gabriel, Buyer’s performance under
the CISG: , truy cập lần cuối 1/6/2022
7. UNCITRAL, Digest of Case Law on the United Nations
Convention on Contracts for the International Sale of Goods,
2016 Edition:
/>