Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Đo lường rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau hợp nhất, sáp nhập tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 108 trang )

----------

UYỄ

ÙY



L

Ỡ Ợ ỦA
Â
HÀNG BÊN MUA SAU Ợ
Ấ ,
S


A
UY
S

:
:

Â

60340201

LUẬ

S


A
S

UYỄ

UY

UY

– ăm 2012


1

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: bài nghiên cứu này là kết quả nghiên cứu của chính cá nhân tôi,
đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Tiến sĩ Nguyễn Thị Uyên Uyên –
Giảng viên Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Học viên

Nguyễn Thùy Ngọc Thảo


2

MỤC LỤC

Trang
Nội dung
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ 1

MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .......................................................................... 7
TÓM TẮT ....................................................................................................................... 9
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 10
1.1 Lý do nghiên cứu đề tài .............................................................................................. 10
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ................................................................................. 11
1.3 Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................... 11
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................... 12
1.5 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................... 12
1.6 Kết cấu đề tài ............................................................................................................. 13
CHƢƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐO LƢỜNG
RỦI RO VỠ NỢ CỦA NGÂN HÀNG BÊN MUA SAU KHI M&A ........................... 14
2.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua
sau khi M&A ................................................................................................................... 14
2.1.1 Nghiên cứu của Kimie Harada và Takatoshi Ito (2008) ....................................... 14
2.1.2 Nghiên cứu của Francesco Vallascas và Jens Hagendorff (2010) .......................... 15
2.1.3 Nghiên cứu của nhóm tác giả Gregor N.F.Wei, Sascha Neumann, Denefa
Bostandzic (2011) ............................................................................................................ 18


3

2.2 Thảo luận về các nghiên cứu rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau khi M&A
.......................................................................................................................................... 20
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 23
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu .......................................................... 23
3.2 Mô hình nghiên cứu .................................................................................................. 23
3.2.1 Mô hình khoảng cách vỡ nợ của Merton ............................................................... 24
3.2.2 Đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng phƣơng pháp giao dịch hoán đổi tín dụng vỡ nợ ...... 27

3.2.3 Đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng phƣơng pháp trái phiếu ............................................. 29
3.2.4 Đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng phƣơng pháp chỉ số Z của Edward I.Altman ............ 30
3.3 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ thích hợp cho Việt Nam .................................. 33
3.3.1 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng giao dịch hoán đổi tín dụng vỡ nợ ....... 33
3.3.2 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng trái phiếu .............................................. 34
3.3.3 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng chỉ số Z của Edward I. Altman ............ 34
3.3.4 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ bằng mô hình Merton ................................... 35
3.4 Thu thập và xử lý số liệu ........................................................................................... 35
CHƢƠNG 4: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM VỀ ĐO LƢỜNG
RỦI RO VỠ NỢ CỦA NGÂN HÀNG BÊN MUA SAU KHI HỢP NHẤT, SÁP
NHẬP .............................................................................................................................. 38
4.1 Thực trạng và bất ổn của hệ thống NHTM Việt Nam hiện nay ................................ 38
4.1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam chỉ phát triển theo hƣớng mở rộng chiều ngang .. 38
4.1.2 Tăng trƣởng tín dụng đang duy trì ở mức thấp ...................................................... 43
4.1.3 Thanh khoản hệ thống ổn định ............................................................................... 44
4.1.4 Lãi suất duy trì ổn định .......................................................................................... 46
4.1.5 Nợ xấu tiếp tục là tiêu điểm trong quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng ....... 47


4

4.2 Thực trạng hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua .... 51
4.2.1 Hoạt động hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng Việt Nam trong thời gian qua . 52
4.2.1.1 Giai đoạn 1997-2005 ........................................................................................... 52
4.2.1.2 Giai đoạn 2005-2010 ........................................................................................... 54
4.2.1.3 Giai đoạn hiện nay .............................................................................................. 56
4.2.2 Những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng
Việt Nam ......................................................................................................................... 57
4.3 Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về đo lƣờng rủi ro vỡ nợ sau khi hợp nhất,
sáp nhập ........................................................................................................................... 59

4.3.1 Tổng quan thƣơng vụ sáp nhập ba ngân hàng TMCP Sài Gòn, ngân hàng
TMCP Đệ Nhất và ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa ........................................... 59
4.3.1.1 Trƣớc khi sáp nhập .............................................................................................. 59
4.3.1.2 Sau khi sáp nhập .................................................................................................. 60
4.3.1.3 Áp dụng mô hình Merton để tính khoảng cách rủi ro vỡ nợ sau sáp nhập của
ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) ................................................................................... 62
4.3.2 Tổng quan thƣơng vụ hợp nhất của ngân hàng TMCP Liên Việt và Công ty
Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu Điện (VPSC) ............................................................................. 66
4.3.2.1 Trƣớc khi hợp nhất .............................................................................................. 66
4.3.2.2 Sau khi hợp nhất .................................................................................................. 68
4.3.2.3 Áp dụng mô hình Merton để tính khoảng cách rủi ro vỡ nợ sau hợp nhất của
ngân hàng TMCP Liên Việt (LVP) ................................................................................. 69
4.4 Thảo luận về mô hình Merton đo lƣờng rủi ro vỡ nợ sau khi hợp nhất, sáp nhập
của các ngân hàng Việt Nam ........................................................................................... 71
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................................. 76


5

5.1 Kết luận ...................................................................................................................... 76
5.2 Các hạn chế của đề tài nghiên cứu ............................................................................. 76
5.3 Đề xuất hƣớng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 78
CÁC PHỤ LỤC................................................................................................................ 81
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi về chế độ giám sát ngân hàng, biến về tiền gửi ngân hàng.
Phụ lục 2: IADD ngân hàng SCB trƣớc và sau khi sáp nhập.
Phụ lục 3: IADD ngân hàng Liên Việt trƣớc và sau khi hợp nhất.



6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AMC

Công ty mua bán nợ xấu quốc gia

CAR

Tỷ lệ đảm bảo vốn tự có tối thiểu

DD

Khoảng cách vỡ nợ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HNX

Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE

Sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh

IADD

Khoảng cách vỡ nợ có điều chỉnh


IAS

Chuẩn mực kế toán quốc tế

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế

M&A

Mua bán và sáp nhập

MDA

Phân tích đa khác biệt (Multivariate discriminant analysis)

NH

ngân hàng

NHNN

Ngân hàng nhà nƣớc

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

NH TMCP


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần

OTC

Thị trƣờng OTC (thị trƣờng phi tập trung)

TCTD

Tổ chức tín dụng

VAS

Chuẩn mực kế toán Việt Nam

VCSH

Vốn chủ sở hữu

VNTN

Việt Nam Tín Nghĩa

WB

Ngân hàng thế giới

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới



7

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

Bảng 4.1: Điều chỉnh lãi suất NHNN từ đầu năm 2012
Bảng 4.2: Một số thƣơng vụ sáp nhập ngân hàng điển hình giai đoạn 1997-2004
Bảng 4.3: Các hoạt động mua bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài điển hình
Bảng 4.4: Ngân hàng nội hợp tác với các tổ chức kinh tế trong nƣớc
Bảng 4.5: Chỉ tiêu tài chính ba ngân hàng trƣớc và sau khi hợp nhất, sáp nhập
Hình 4.1: Tình hình phát triển ngân hàng qua các năm
Hình 4.2: Các ngân hàng có vốn điều lệ trên 5.000 tỷ đồng năm 2011
Hình 4.3: Thống kê tổng tài sản và vốn điều lệ các NHTM Việt Nam
Hình 4.4: Quy mô ngành ngân hàng của một số quốc gia
Hình 4.5: Hệ số CAR 2011 của một số ngân hàng
Hình 4.6: Tăng trƣởng tín dụng, huy động, GDP
Hình 4.7: Đƣờng cong lãi suất huy động tại Việt Nam
Hình 4.8: Lãi suất huy động và cho vay
Hình 4.9: Nợ xấu
Hình 4.10: Nợ xấu của nhóm ngân hàng niêm yết (tỷ đồng)
Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NH TMCP
Sài Gòn (SCB) so với thị trƣờng trƣớc sáp nhập
Hình 4.12: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NH TMCP
Sài Gòn (SCB) so với thị trƣờng sau sáp nhập
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NH TMCP
Sài Gòn (SCB) trƣớc và sau sáp nhập
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NH TMCP
Liên Việt (LVB) so với thị trƣờng trƣớc hợp nhất



8

Hình 4.15: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NH TMCP
Bƣu Điện Liên Việt so với thị trƣờng sau hợp nhất
Hình 4.16: Biểu đồ thể hiện sự biến động khoảng cách vỡ nợ (DD) của NHTMCP
Bƣu Điện Liên Việt trƣớc và sau hợp nhất


9

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này sử dụng mô hình khoảng cách vỡ nợ của Merton nhƣ bài nghiên
cứu năm 2010 của nhóm tác giả Francesco Vallascas (Đại học Cagliari, Italy) và
Jens Hagendorff (Đại học Leeds, UK) về “Sự tác động của những vụ mua lại ngân
hàng Châu Âu đến rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua” để đo lƣờng khoảng cách
vỡ nợ của các ngân hàng bên mua sau khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập của các ngân
hàng Việt Nam. Tác giả nhận thấy rằng việc sáp nhập các ngân hàng yếu kém thì sau
khi sáp nhập các ngân hàng cũng không cải thiện đƣợc rủi ro vỡ nợ. Sáp nhập mang
lại sự đa dạng hóa về quy mô, sản phẩm, … nhƣng không làm giảm nguy cơ xảy ra
rủi ro vỡ nợ. Tác giả cho rằng cần phải xác định đƣợc danh mục rủi ro của các ngân
hàng trƣớc khi thực hiện M&A để có những chiến lƣợc hợp nhất, sáp nhập khác
nhau, những quy định, yêu cầu phù hợp đối với các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập.
Ngoài ra, sáp nhập với các ngân hàng mạnh sẽ giảm đƣợc rủi ro vỡ nợ xảy ra vì các
ngân hàng này có nhiều kinh nghiệm trong việc đối phó rủi ro.
Từ khóa: Ngân hàng, M&A, rủi ro vỡ nợ.


10


CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu đề tài
Kết quả của cuộc khủng hoảng tài chính đƣợc xem là tồi tệ nhất từ trƣớc đến nay vào
năm 2008 là có rất nhiều ngân hàng lớn trên thế giới phải tuyên bố phá sản và hàng
loạt những ngân hàng còn lại phải giải quyết bài toán phá sản bằng cách sử dụng
phƣơng pháp mua bán - sáp nhập.
Tại Việt Nam, mặc dù thị trƣờng tài chính còn non trẻ nhƣng cũng không thoát khỏi
sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng này. Do đó, những vụ hợp nhất, sáp nhập, mua
bán và thâu tóm lẫn nhau giữa các ngân hàng trở thành mối quan tâm của các nhà đầu
tƣ hiện nay. Bên cạnh đó, các ngân hàng thực hiện hợp nhất, sáp nhập còn là vì quy
định tăng vốn tự có của các NHTM lên 3000 tỷ đồng trƣớc 31/12/2011 theo yêu cầu
của NHNN. Các ngân hàng Việt Nam cũng cần đặt mục tiêu gia tăng tính cạnh tranh
cũng nhƣ khả năng thanh khoản của mình để chuẩn bị chào đón sự tham gia của các
ngân hàng nƣớc ngoài theo lộ trình cam kết mở cửa của Việt Nam khi gia nhập
WTO.
Ngoài những nguyên nhân khách quan đó, thì việc mua bán và sáp nhập còn giúp các
ngân hàng đạt nhiều lợi ích khác:
Thứ nhất là giảm nhân viên: Thông thƣờng, khi hai hay nhiều ngân hàng sáp nhập lại
đều có nhu cầu giảm việc làm, nhất là các công việc hỗ trợ nhƣ: công việc văn
phòng, tài chính kế toán hay marketing … Việc giảm nhân viên trong công việc
tƣơng ứng với đòi hỏi tăng năng suất lao động. Vì vậy, đây cũng là dịp tốt để các
ngân hàng sa thải những vị trí làm việc kém hiệu quả.
Thứ hai là đạt được hiệu quả dựa vào quy mô: Một ngân hàng lớn sẽ có ƣu thế hơn
khi tiến hành giao dịch hoặc đàm phán với các đối tác. Mặt khác, quy mô lớn cũng
giúp ngân hàng đó giảm thiểu đƣợc các chi phí phát sinh không cần thiết.
Thứ ba là trang bị công nghệ mới: Để duy trì lợi thế cạnh tranh, bản thân các ngân
hàng luôn cần sự đầu tƣ về kỹ thuật và công nghệ để vƣợt qua các đối thủ khác.
Thông qua việc mua bán và sáp nhập, các ngân hàng có thể chuyển giao kỹ thuật và



11

công nghệ cho nhau, từ đó, ngân hàng mới có thể tận dụng công nghệ đƣợc chuyển
giao nhằm tạo lợi thế cạnh tranh.
Cuối cùng là tăng cường thị phần và danh tiếng trong ngành: Một trong những mục
tiêu của mua bán sáp nhập là nhằm mở rộng thị trƣờng mới, tăng trƣởng doanh thu và
thu nhập. Sáp nhập cho phép mở rộng hệ thống phân phối. Bên cạnh đó, vị thế của
ngân hàng mới sau khi sáp nhập sẽ tăng lên trong mắt cộng đồng đầu tƣ: ngân hàng
lớn hơn có lợi thế hơn và có khả năng tăng vốn dễ dàng hơn một ngân hàng nhỏ.
Tuy nhiên những sức mạnh cộng hƣởng kỳ vọng này không phải lúc nào cũng xuất
hiện, trong một số trƣờng hợp hai ngân hàng mua bán, sáp nhập lại có hiệu ứng
ngƣợc lại. Trong nhiều trƣờng hợp ngân hàng bên mua còn có thể rơi vào tình trạng
khó khăn hơn trƣớc khi hợp nhất, sáp nhập. Cụ thể là rủi ro của những ngân hàng gia
tăng so với trƣớc hợp nhất, sáp nhập nhƣ rủi ro trong hoạt động, rủi ro tài chính, và
hiện nay có một số bài nghiên cứu trên thế giới đang tập trung vào rủi ro vỡ nợ của
ngân hàng bên mua sau khi M&A. Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu xem liệu có hay
không nguy cơ vỡ nợ của những ngân hàng sau khi thực hiện hợp nhất, sáp nhập.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này là đo lƣờng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua
sau khi hợp nhất, sáp nhập của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
- Các bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về đo lƣờng rủi ro vỡ nợ của ngân
hàng bên mua sau hợp nhất, sáp nhập của ngân hàng bên mua sau M&A?
- Các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ?
- Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ nào phù hợp với thị trƣờng ngân hàng Việt
Nam? Từ đó nhận biết rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua thay đổi nhƣ thế
nào sau khi hợp nhất, sáp nhập của các NHTM Việt Nam?
- Kết luận và những bài học cho các NHTM Việt Nam khi thực hiện hợp nhất,
sáp nhập?



12

1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
- Tác giả nghiên cứu về các phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro vỡ nợ trên thế giới để
từ đó tìm ra phƣơng pháp đo lƣờng phù hợp cho các ngân hàng Việt Nam
-

Thu thập thông tin, số liệu từ sàn OTC, HOSE, HNX, các bảng báo cáo tài
chính của các NHTM Việt Nam và nguồn số liệu tự tính. Bằng thống kê và
định lƣợng, tác giả sử dụng mô hình Merton để tính toán khoảng cách vỡ nợ
của các ngân hàng bên mua sau khi M&A
- Từ kết quả nghiên cứu, tác giả nhận định rủi ro vỡ nợ thay đổi nhƣ thế nào đối
với các ngân hàng bên mua sau khi hợp nhất, sáp nhập để từ đó rút ra những
bài học nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

1.5 Phạm vi nghiên cứu
Bài nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa vào số liệu của hai thƣơng vụ sáp nhập từ năm
2011 đến nay: vụ sáp nhập của ba NH TMCP Sài Gòn (SCB), NH TMCP Đệ Nhất
(Ficombank) và NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiabank); vụ hợp nhất ngân
hàng TMCP Liên Việt (LienVietbank) với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu Điện
(VPSC).


13

1.6 Kết cấu đề tài.
Đề tài nghiên cứu này đƣợc tác giả trình bày theo thứ tự nhƣ sau:
Chƣơng 1: Giới thiệu.
Chƣơng 2: Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về đo lƣờng rủi ro vỡ nợ của ngân

hàng bên mua sau khi M&A.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam về đo lƣờng rủi ro vỡ nợ của ngân
hàng bên mua sau khi hợp nhất, sáp nhập.
Chƣơng 5: Kết luận và hƣớng phát triển của đề tài nghiên cứu.


14

CHƢƠNG 2: BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ ĐO
LƢỜNG RỦI RO VỠ NỢ CỦA NGÂN HÀNG BÊN MUA SAU KHI M&A.
2.1 Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên
mua sau khi M&A.
Trong mục này, tác giả sẽ trình bày tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của một số tác giả
trên thế giới về rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau khi M&A. Các kết quả
nghiên cứu sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại, cụ thể nhƣ
sau:
2.1.1 Nghiên cứu của Kimie - Harada và Takatoshi Ito (2008) ở Nhật Bản: Did
Mergers Help Japanese Mega-Banks avoid failure? Analysis of the distance to
default of banks - Những vụ mua lại có giúp các ngân hàng lớn của Nhật Bản
tránh được vỡ nợ không? Và phân tích khoảng cách vỡ nợ của các ngân hàng
này.
Hai tác giả sử dụng số liệu trong bảng cân đối kế toán hàng năm, bảng báo cáo thu
nhập, giá cổ phiếu hàng ngày và số lƣợng cổ phiếu phát hành của bốn tập đoàn tài
chính lớn của Nhật Bản là: Mizuho Financial Group, Mitsubishi Tokyo Financial
Group, UFJ Holdings và Sumitomo Mitsui Financial Group trong giai đoạn từ năm
1985 đến tháng 8 năm 2005, sau đó tiến hành đo lƣờng khoảng cách rủi ro vỡ nợ
bằng mô hình Merton cho các tập đoàn này nhằm trả lời cho câu hỏi rủi ro vỡ nợ
ngân hàng bên mua sau khi M&A ở Nhật.
Các tác giả tính toán khoảng cách vỡ nợ cho từng tập đoàn trƣớc và sau khi sáp nhập,

qua đó tính đƣợc mức chuẩn vỡ nợ chung cho cả bốn tập đoàn. Tiếp theo, tác giả tiếp
tục tính trung bình khoảng cách vỡ nợ cho hai khoảng thời gian khác nhau là 250
ngày làm việc để diễn tả sự thay đổi trong ngắn hạn và 500 ngày để hàm ý cho dài
hạn cho từng ngân hàng. Cuối cùng, tác giả kiểm định, so sánh chúng với mức chuẩn
vừa tìm đƣợc và đƣa ra kết luận.
Kết quả theo dõi khoảng cách vỡ nợ của những ngân hàng (DD) trong giai đoạn từ
1985- 2005 của hai tác giả nhƣ sau:


15

Đối với tập đoàn tài chính Mizuho: Trong giai đoạn này tập đoàn có 2 lần tái cấu
trúc. Theo phân tích của các tác giả DD của tập đoàn Mizuho cho thấy những vụ mua
lại thì không tạo ra một ngân hàng mạnh từ việc sáp nhập của ba ngân hàng yếu , mặc
dù có một số dấu hiệu tích cực trong thời gian ngắn sau khi có thông báo về việc mua
lại.
Đối với tập đoàn tài chính Mitsubishi Tokyo: Sự biến động của DD của tập đoàn này
thì tƣơng tự nhƣ những ngân hàng còn lại trong mẫu ở những năm đầu thập niên 90.
Tuy nhiên, một sự thay đổi tích cực trong DD của tập đoàn tài chính này khi có thông
báo về một vụ mua lại và tăng lên cho đến ngày mua lại. Chỉ số DD thì không âm sau
khi mua lại hay tái cấu trúc, một sự trái ngƣợc hoàn toàn với những ngân hàng khác
trong mẫu. Tuy nhiên, khoảng cách vỡ nợ của tập đoàn lại giữ ổn định trong những
năm sau đó, điều này ngƣợc lại với những ngân hàng khác là cho thấy một sự cải
thiện đáng kể trong những năm theo sau M&A.
Tập đoàn tài chính Sumitomo Mitsui: Tập đoàn này có vụ sáp nhập vào ngày
17/03/2003 đƣợc công bố vào ngày 25/12/2002. Chỉ số khoảng cách vỡ nợ của ngân
hàng đột nhiên âm vào tháng 12/2002 trùng với khoảng thời gian công bố vụ sáp
nhập. Chỉ số DD của tập đoàn giảm xuống còn 0 và âm vào đầu năm 2003.
2.1.2 Nghiên cứu của Francesco


allascas v Jens Hagendorff (2010) ở Châu

Âu: The Impact of European Bank Mergers on Bidder Default Risk - Sự tác động
của những vụ mua lại ngân hàng Châu Âu đến rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên
mua.
Tƣơng tự với bài nghiên cứu của Kimie Harada và Takatoshi Ito (2008), Francesco
Vallascas và Jens Hagendorff (2010) cũng dùng mô hình Merton để đo lƣờng khoảng
cách vỡ nợ cho 134 ngân hàng bên mua để giải đáp vấn đề rủi ro vỡ nợ ngân hàng
bên mua sau khi M&A của thị trƣờng Châu u.
Các tác giả sử dụng dữ liệu từ Thomson Financial (SDC…), từ những vụ mua lại
ngân hàng đƣợc công bố và hoàn thành giữa 1992 - 2007 và những ngân hàng bên
mua thì nằm trong EU-15, cộng thêm hai quốc gia Nauy và Thụy Sỹ. Bên mua là


16

những ngân hàng thƣơng mại hoặc những công ty có ngân hàng và các tổ chức tín
dụng. Còn bên mục tiêu là công ty bảo hiểm (tính mạng và tai nạn), ngân hàng thế
chấp, cũng nhƣ là công ty môi giới chứng khoán. Hơn nữa, những ngân hàng bên
mua đƣợc niêm yết với thu nhập chủ sở hữu sẽ có dữ liệu trong Datastream và số liệu
kế toán trong Worldscope.
Để tránh làm nhiễu số liệu, các tác giả đã lấy số liệu trong 180 ngày giao dịch tách
biệt giữa thông báo mua lại và với cùng một ngân hàng thì không đƣợc có nhiều hơn
một giao dịch chƣa giải quyết trong 180 ngày sau khi hoàn tất giao dịch. Sau khi sàn
lọc, các tác giả đã cắt giảm đi 54 vụ giao dịch từ mẫu 197 phi vụ ban đầu. Hơn nữa,
các tác giả kiểm tra lại những đặc điểm của vụ giao dịch từ SDC (Ngày thông báo,
Giá trị giao dịch) cùng với những bài nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau trên
LexisNexis. Sự không nhất quán giữa dữ liệu từ Thomson Financial và những ấn bản
tƣờng thuật về những vụ giao dịch cá nhân hoặc nếu trong tình trạng chƣa giải quyết
sẽ bị loại đi trong mẫu. Điều này dẫn đến việc loại bỏ thêm 9 vụ giao dịch. Cuối

cùng, các tác giả chắc chắn trong mẫu này không chứa những vụ mua lại mà ngân
hàng mục tiêu là một ngân hàng phá sản nhƣ đƣợc trình bày bởi SDC cũng nhƣ
những ấn phẩm liên quan đến vụ giao dịch.
Ngoài ra, với mong muốn thống kê tác động của rủi ro của toàn bộ các vụ sáp nhập
ngân hàng Châu

u cho các thị trƣờng hay dữ liệu kế toán sẵn có, các tác giả đã

không đặt ra yêu cầu về quy mô nhỏ nhất. Tính rộng lớn của các vụ giao dịch trong
mẫu của các tác giả thì đủ rộng để mong đợi một tác động có tính đo lƣờng lên rủi ro
của các tổ chức bên mua. Trong mẫu này, quy mô tƣơng đối trung bình (đƣợc đo
lƣờng bằng tỷ lệ giá trị giao dịch chia cho giá thị trƣờng của tổ chức bên mua) ở mức
44%. Tuy nhiên, để chắc chắn những kết quả không bị ảnh hƣởng mạnh bởi quy mô
tƣơng đối của vụ sáp nhập, các tác giả thực hiện phân tích sử dụng những đòi hỏi quy
mô tƣơng đối ở 5% (làm giảm cỡ mẫu n xuống 101) và ở mức 10% (n=87). Những
kết quả này không thay đổi việc áp dụng những đòi hỏi về quy mô trên.


17

Các tác giả tiến hành khảo sát khoảng cách vỡ nợ có điều chỉnh (IADD) của 134 vụ
giao dịch nêu trên và kết quả chỉ ra rằng không có ảnh hƣởng rõ rệt nào của M&A
đến rủi ro vỡ nợ của vụ giao dịch. Sau đó, các tác giả tiếp tục xem xét liệu những
hình thức giao dịch M&A khác nhau có làm ảnh hƣởng đến rủi ro vỡ nợ. Mẫu xem
xét đƣợc chia làm ba loại M&A căn bản: M&A đa dạng hóa về địa lý (nội địa, xuyên
quốc gia); M&A đa dạng hóa về sản phẩm (tập trung hay đa dạng hóa sản phẩm);
loại cuối cùng các tác giả xem liệu chế độ giám sát có ảnh hƣởng đến rủi ro của
M&A ngân hàng (chế độ giám sát của các quốc gia là mạnh hay yếu). Trong hai loại
M&A đầu tiên là đa dạng hóa về địa lý và đa dạng hóa về sản phẩm, thì IADD có sự
khác biệt ở hai giai đoạn trƣớc và sau sáp nhập nhƣng đều không có ý nghĩa thống

kê. Đối với chế độ giám sát các tác giả phân chia chế độ giám sát bằng cách trả lời
những câu hỏi hƣớng dẫn của IMF về chế độ giám sát nhƣ trong bài nghiên cứu của
Benston (1995)(1), và kết quả là chế độ giám sát không ảnh hƣởng đến rủi ro của ngân
hàng bên mua trong những vụ M&A. Điều đó có nghĩa là chế độ giám sát chặt chẽ
hơn thì không thể ngăn ngừa việc chấp nhận rủi ro trong những vụ M&A ngân hàng.
Tiếp theo đó, sau khi phân loại các giao dịch M&A trên thì các tác giả sẽ đi thêm một
bƣớc nữa là phân tích theo rủi ro trƣớc sáp nhập của ngân hàng bên mua. Do đó ở
mỗi loại M&A sẽ có thêm hai mẫu con gồm những ngân hàng bên mua có rủi ro cao
trƣớc sáp nhập và những ngân hàng bên mua có rủi ro thấp trƣớc sáp nhập. Kết quả
cho thấy, đối với những ngân hàng có rủi ro thấp trƣớc khi sáp nhập thì có sự tăng
lên trong rủi ro vỡ nợ trong những vụ M&A xuyên biên giới với mức ý nghĩa thống
kê 5%. Một kết quả tƣơng tự cũng đƣợc tìm thấy trong M&A đa dạng hóa, những
ngân hàng có rủi ro thấp trƣớc M&A thì sẽ tăng rủi ro vỡ nợ đối với những ngân
hàng M&A để đa dạng hóa sản phẩm. Và những ngân hàng có rủi ro thấp trƣớc
M&A sẽ tăng rủi ro vỡ nợ nếu ngân hàng bên mua nằm trong quốc gia có chế độ
giám sát thấp.

(1): Xem bảng câu hỏi ở phần phụ lục


18

Để cho bài nghiên cứu thuyết phục hơn, các tác giả cũng định giá những thay đổi rủi
ro sáp nhập liên quan đƣợc tác động bởi những đặc trƣng thƣơng vụ và những
nguyên tắc cơ bản trƣớc khi sáp nhập của những ngân hàng bên mua, đƣợc thành lập
qua OLS với những sai số chuẩn mạnh mẽ, đƣợc các tác giả giả định là:
∆IADDi=

0+


DCi +

ACi.t-1 +

i

Gồm:
- ∆IADD i là thay đổi sáp nhập liên quan trong khoảng cách ngành vỡ nợ điều
chỉnh.
- DC i là véc tơ a (k x 1) của những đặc điểm sáp nhập, và
-

AC i.t 1 là véc tơ a (j x 1) của những đặc điểm ngân hàng bên mua tại cuối
năm tài chính trƣớc khi thông báo sáp nhập.

Sau đó, hai ông tiến hành kiểm định các nhân tố và đƣa ra các kết luận cho các đặc
điểm này.
2.1.3 Nghiên cứu của các tác giả Gregor N.F. Wei, Sascha Neumann , Denefa
Bostandzic (2011): Systematic, default and systemic risk effects of international
bank mergers. Empirical evidence - Những tác động của rủi ro hệ thống, rủi ro vỡ
nợ v rủi ro chung của những vụ mua lại ngân hàng mang tính quốc tế.
Tiếp nối Francesco Vallascas và Jens Hagendorff (2010), với bài nghiên cứu này, các
tác giả một lần nữa dùng phƣơng pháp Merton để đo lƣờng rủi ro vỡ nợ cho mẫu
quan sát những vụ mua lại ngân hàng từ Thomson One Banker Database. Nhƣng
điểm khác ở bài nghiên cứu này là các tác giả phân tích một mẫu có tính toàn cầu của
những giao dịch mua lại. Do đó, mẫu trong bài nghiên cứu bao gồm tất cả những vụ
mua lại đƣợc công bố và hoàn tất giữa năm 1991 – 2009 với bên mua là những tổ
chức có nhận tiền gửi và không nhận tiền gửi hay những công ty nắm giữ ngân hàng,
nhƣng loại bỏ đi trong mẫu những vụ sáp nhập liên quan đến những công ty bảo
hiểm, những khoản cho vay hoặc những ngƣời nắm giữ cổ phiếu ngân hàng. Hơn

nữa, tất cả những ngân hàng bên mua trong mẫu là những ngân hàng niêm yết với giá


19

cổ phiếu thì có sẵn trong bộ dữ liệu Thomson Reuters Financial Datastream và dữ
liệu kế toán lấy ở Thomson Worldscope. Từ mẫu ban đầu là 655 vụ sáp nhập, các tác
giả loại bỏ những vụ giao dịch (130 vụ) có giá trị thấp hơn 10 triệu USD hoặc những
ngân hàng bên mua đấu giá dƣới 50%. Thêm vào đó, để tránh tình trạng gây nhiễu số
liệu, các tác giả yêu cầu một khoảng thời gian là 360 ngày giữa việc thực hiện một
giao dịch và thông báo một vụ giao dịch khác của cùng một ngân hàng bên mua. Kết
quả là thêm 85 vụ giao dịch đã bị loại bỏ và mẫu cuối cùng sẽ bao gồm 440 vụ mua
lại ngân hàng.
Các tác giả đã chia mẫu quan sát thành nhiều khu vực khác nhau: khu vực Bắc Mỹ
(Mỹ, Canada); khu vực Châu u (gồm các nƣớc trong khối EU, Nauy, Thụy Điển và
Thổ Nhĩ Kỳ); khu vực Châu Á (Nhật, Trung Quốc, Maylaysia, Philippines,
Singapore, Đài Loan, Thái Lan) và khu vực Châu Mỹ Latinh (Brazil, Venuezueala)
để tiến hành đo lƣờng rủi ro vỡ nợ điều chỉnh (Delta IADD) và đƣa ra kết luận.
Các tác giả tính toán khoảng cách vỡ nợ có điều chỉnh (IADD) đối với việc thay đổi
liên quan đến sáp nhập trong các rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua. Sau đó, các tác
giả phân tích việc sáp nhập ngân hàng thì có hiệu quả trong việc giảm rủi ro vỡ nợ
của các ngân hàng bên mua và đóng góp vào sự ổn định của lĩnh vực ngân hàng hay
không.
Kết quả cho thấy thay đổi trong IADD mẫu đầy đủ là không có ý nghĩa thống kê.
Điều này cho thấy không tăng cũng không giảm rủi ro vỡ nợ có thể đƣợc phát hiện
cho các ngân hàng đấu thầu sau khi thông báo sáp nhập.
Ngoài ra, các tác giả cũng kiểm định giả thuyết rằng ảnh hƣởng của các vụ sáp nhập
ngân hàng khác nhau về địa lý của các ngân hàng mua lại thì cho kết quả khác với
các kết quả của mẫu đầy đủ. Ở Bắc Mỹ, IADD cho giai đoạn trƣớc và giai đoạn hậu
sáp nhập hầu nhƣ không đổi với ý nghĩa thống kê ở mức 1%. Do đó, rủi ro vỡ nợ

không tăng cũng không giảm cho giai đoạn trƣớc và sau sáp nhập. Với khu vực châu
Á Thái Bình Dƣơng, hệ số IADD âm có ý nghĩa thống kê (-1,413) trong khoảng thời
gian trƣớc khi sáp nhập, trong khi giai đoạn sau sáp nhập là không có ý nghĩa thống


20

kê. Xem xét sự thay đổi IADD cho khu vực này, kết quả cho thấy có sự gia tăng đáng
kể trong IADD (0,719) ở mức 10% cho các ngân hàng bên mua. Đối với các khu vực
khác (Châu

u và những khu vực khác) kết quả cho thấy không có bằng chứng cho

việc tăng hoặc giảm của IADD trƣớc và sau sáp nhập.
2.2 Thảo luận về các nghiên cứu rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau khi
thực hiện M&A.
Qua việc tìm hiểu các nghiên cứu rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau khi thực
hiện M&A, tác giả đúc kết ra một số tổng quan về rủi ro vỡ nợ:
Rủi ro vỡ nợ là một biến cố không chắc chắn trong khả năng của một tổ chức thực
hiện nghĩa vụ nợ của tổ chức này. Trƣớc thời điểm vỡ nợ, không có một sự khác
biệt một cách rõ ràng giữa những tổ chức sẽ vỡ nợ và những tổ chức khác sẽ không
vỡ nợ. Do đó, một cách chung những tổ chức trả thêm cho chủ nợ một mức lãi suất
cao hơn lãi suất không bao gồm lãi suất vỡ nợ để bù đắp cho biến cố không chắc
chắn này.
Rủi ro vỡ nợ là hậu quả của 2 dạng rủi ro: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính.
Rủi ro kinh doanh là rủi do xảy ra khi dòng tiền mặt thu vào của tổ chức bị suy
giảm do điều kiện kinh doanh trở nên khó khăn. Hậu quả là tổ chức đó mất khả
năng thanh toán các khoản chi phí hoạt động nhƣ thanh toán tiền hàng hoá và dịch
vụ cho ngƣời cung cấp, trả lƣơng cho công nhân.
Rủi ro tài chính là rủi ro xảy ra khi dòng tiền mặt thu vào của tổ chức không đủ để

đáp ứng các nghĩa vụ tài chính (trả nợ và trả lãi).
Thông thƣờng ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển, rủi ro vỡ nợ thƣờng
do các công ty dịch vụ của nhà đầu tƣ, các công ty xếp loại tín nhiệm xác định và
xếp loại.
Các nghiên cứu của các tác giả nêu ở mục 2.1 đều nhằm mục đích đo lƣờng rủi ro
vỡ nợ của ngân hàng bên mua. Các tác giả này đều sử dụng mô hình Merton để đo
lƣờng khoảng cách rủi ro vỡ nợ nhằm giải đáp vấn đề rủi ro vỡ nợ ngân hàng bên


21

mua sau khi M&A. Ở mỗi nghiên cứu, các tác giả xem xét rủi ro vỡ nợ ở các điều
kiện khác nhau và đƣa ra kết quả nhƣ sau:
Kimie Harada và Takatoshi Ito (2008) cho rằng rủi ro vỡ nợ của ngân hàng bên
mua không chỉ lệ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính ngân hàng trƣớc sáp nhập mà
ở hầu hết các ngân hàng đều bị giảm khoảng cách rủi ro vỡ nợ sau sáp nhập. Kết
quả của các ông cho thấy rằng sáp nhập thì không cải thiện sức khoẻ tài chính của
ngân hàng, và các tác giả tìm thấy đƣợc những dấu hiệu không rõ ràng trong việc
tăng hay giảm khoảng cách rủi ro vỡ nợ nào trong mẫu kiểm định. Cụ thể trong
mẫu mà bài nghiên cứu sử dụng, các tác giả đã theo dõi khoảng cách vỡ nợ của các
tổ chức ngân hàng trong nhiều năm và có những kết quả khác nhau về sự biến động
của khoảng cách vỡ nợ của những ngân hàng khác nhau. Các tác giả kết luận rằng,
một ngân hàng bên mua trƣớc sáp nhập tốt thì sẽ tạo ra một ngân hàng bên mua sau
sáp nhập tốt, nhƣng không thể tạo ra một ngân hàng mạnh từ việc sáp nhập của ba
ngân hàng yếu.
Nghiên cứu của Francesco Vallascas và Jens Hagendorff (2010) kết luận rằng các
tác giả không tìm thấy đƣợc bất kỳ bằng chứng rõ ràng nào về sự cắt giảm rủi ro
thông qua hoạt động M&A đa dạng hóa (cả về địa lý và hoạt động). Khi phân tích
những vụ sáp nhập theo việc phân loại rủi ro cao hay thấp trƣớc khi sáp nhập của
ngân hàng bên mua các tác giả tìm thấy đƣợc những ngân hàng có rủi ro thấp trƣớc

khi sáp nhập sẽ làm tăng rủi ro vỡ nợ (giảm trong IADD) trong những vụ sáp nhập
đa dạng hóa địa lý và đa dạng hóa sản phẩm, và ở những quốc gia có chế độ giám
sát thấp sẽ làm cho những ngân hàng có rủi ro thấp trƣớc M&A tăng rủi ro vỡ nợ
của mình.
Gregor N.F. Wei, Sascha Neumann, Denefa Bostandzic (2011) cũng có kết luận
tƣơng tự với hai bài nghiên cứu trên sau khi đo lƣờng rủi ro vỡ nợ cho mẫu quan sát
của mình. Các tác giả đã khảo sát IADD cho bộ dữ liệu đầy đủ (440 vụ sáp nhập),
sau đó xem xét từng khu vực cụ thể (Bắc Mỹ, Châu Á Thái Bình Dƣơng, Châu

u

và những khu vực khác) theo đó những kết quả là khác nhau cho từng vùng địa lý


22

khác nhau cũng nhƣ cho mẫu dữ liệu đầy đủ. Cụ thể ở toàn bộ mẫu và khu vực Bắc
Mỹ không thấy sự thay đổi của IADD trong giai đoạn trƣớc và sau sáp nhập; đối
với khu vực Châu Á Thái Bình Dƣơng thì có IADD trƣớc sáp nhập âm, và sau sáp
nhập chỉ số IADD không có ý nghĩa thống kê; còn đối với Châu u và các khu vực
khác thì IADD không có ý nghĩa thống kê cả trƣớc và sau sáp nhập.
Từ những kết quả trên của các bài nghiên cứu cho thấy M&A có tác động không
giống nhau đến rủi ro vỡ nợ của những ngân hàng bên mua khác nhau. Nhƣ vậy,
với thị trƣờng Việt Nam, M&A sẽ ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến rủi ro của ngân hàng
bên mua sau M&A, và liệu những kết quả nghiên cứu của những bài nghiên cứu
trên có đúng cho thị trƣờng tài chính còn non trẻ của Việt Nam hay không . Để tìm
hiểu các vấn đề này, tác giả cũng sử dụng mô hình Merton nhƣ các nghiên cứu trên
để đo lƣờng khoảng cách vỡ nợ của ngân hàng bên mua sau M&A. Việc nghiên cứu
thực nghiệm sẽ thực hiện trong những phần sau.



23

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu.
Bài nghiên cứu này thực hiện theo phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm về rủi ro
vỡ nợ của các ngân hàng sau khi M&A dựa trên nghiên cứu năm 2010 của nhóm tác
giả Francesco Vallascas (Đại học Cagliari, Italy) và Jens Hagendorff (Đại học
Leeds, UK) về “Sự tác động của những vụ mua lại ngân hàng Châu Âu đến rủi ro
vỡ nợ của ngân hàng bên mua”. Đây là nghiên cứu gần nhất và đƣợc thực hiện dựa
trên mô hình đo lƣờng khoảng cách vỡ nợ của Robert Merton (1974) và mô hình
định giá quyền chọn Black-Scholes (1973).
Thời gian nghiên cứu là từ năm 2011 đến 2012, đây là giai đoạn chính phủ đặt áp lực
tái cấu trúc lại hệ thống ngân hàng do có nhiều ngân hàng nhỏ, yếu kém và đang
trong tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Trong thời gian nghiên cứu, ngân hàng
Việt Nam đã thực hiện tổng cộng 03 vụ sáp nhập công khai nhƣng vụ sáp nhập của
NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) với NH TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) chỉ
mới thực hiện vào 08/2012 nên số liệu chƣa đầy đủ để đƣa vào nghiên cứu trong đề
tài. Do đo, tác giả dùng phƣơng pháp định tính và định lƣợng nghiên cứu trên hai vụ
sáp nhập trƣớc đó để xác định những thay đổi của rủi ro vỡ nợ sau khi M&A của
ngân hàng bên mua (NH TMCP Sài Gòn và ngân hàng TMCP Bƣu Điện Liên Việt)
Phạm vi của đề tài nghiên cứu này: là hai thƣơng vụ sáp nhập gần đây nhất là: Sáp
nhập ba ngân hàng TMCP Đệ Nhất (Ficombank), ngân hàng TMCP Việt Nam Tín
Nghĩa (TinNghiabank) và ngân hàng TMCP Sài Gòn(SCB); ngân hàng TMCP Liên
Việt (LVB) hợp nhất với Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu Điện (VPSC)
3.2 Mô hình nghiên cứu.
Trong tình hình tài chính bất ổn hiện nay, rủi ro vỡ nợ là một nghiên cứu cần đƣợc
quan tâm. Vì vậy, việc đo lƣờng rủi ro vỡ nợ là một phƣơng pháp cần thiết trong
việc nhận diện, đánh giá và dự báo tình trạng “sức khỏe” của mỗi tổ chức; đồng thời
thông qua việc lƣợng hóa rủi ro vỡ nợ sẽ giúp cho tổ chức đó xác định đƣợc mức độ



24

rủi ro và có những giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh rủi ro về mức mà tổ chức có
thể chấp nhận đƣợc. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về rủi ro vỡ nợ với các
phƣơng pháp khác nhau. Phần này, tác giả xin trình bày tóm tắt một số phƣơng pháp
đo lƣờng rủi ro vỡ nợ và từ đó có thể lựa chọn phƣơng pháp phù hợp nhất cho thị
trƣờng ngân hàng Việt Nam.
3.2.1 Mô hình khoảng cách vỡ nợ của Merton.
Mô hình rủi ro vỡ nợ đòi hỏi một khuôn khổ lý thuyết mô tả các quan hệ nhân quả
giữa các thuộc tính của thực thể vay (một công ty) và tiềm năng phá sản của công
ty. Mô hình đã đƣợc đề xuất bởi Robert Merton (1974) trong bài báo chuyên đề của
mình về xác định giá trị các khoản nợ của công ty. Chủ yếu là một phần mở rộng
hợp lý trong khuôn khổ của mô hình định giá quyền chọn Black-Scholes (1973), ông
đã hình thành một mô hình để đánh giá rủi ro tín dụng của một doanh nghiệp bằng
cách mô tả vốn cổ phần của công ty nhƣ là một quyền chọn mua trên tài sản của
chính công ty. Phƣơng pháp tiếp cận của Merton đƣợc gọi là „cách tiếp cận cấu trúc‟
bởi vì mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào cấu trúc vốn của công ty (tức là, nợ và vốn
chủ sở hữu) mô hình hóa rủi ro. Mô hình xây dựng một thiết lập trong các sự kiện tín
dụng đƣợc kích hoạt bởi chuyển động tƣơng đối giá trị của công ty ở một số ngƣỡng
đƣợc xác định trƣớc.
Có 6 biến mà có thể xác định đƣợc xác suất vỡ nợ của doanh nghiệp phân tích theo
chuỗi thời gian, đến thời điểm đáo hạn T (thƣờng là một năm).
1. Giá trị tài sản hiện tại
2. Sự phân phối của giá trị tài sản tại thời điểm T (tài sản ngắn hạn, tài sản dài
hạn)
3. Sự biến động của giá trị tƣơng lai của tài sản tại thời điểm T.
4. Mức độ điểm vỡ nợ, giá trị sổ sách của nợ.
5. Tốc độ tăng trƣởng dự đoán của giá trị tài sản trong giai đoạn.

6. Độ dài của khoảng thời gian T.


×