Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may việt nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM QUANG ĐẠT

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hà Nội, năm 2020


i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

PHẠM QUANG ĐẠT

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH


HỘI NHẬP QUỐC TẾ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

NGÀNH

: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

MÃ SỐ

: 731 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: THS. ĐINH THU HÀ
Hà Nội, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng em.
Kết quả được trình bày trong khóa luận do em thực hiện dưới sự hướng dẫn
của ThS. Đinh Thu Hà. Các tài liệu, số liệu và trích dẫn đã được sử dụng
trong khóa luận đều chính xác, trung thực, trích nguồn rõ ràng. Những kết
luận của khóa luận chưa từng được cơng bố trước đây. Nếu sai em xin hoàn
toàn chịu trách nhiệm.
Tác giả

Phạm Quang Đạt



ii

LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hồn thành dưới sự trợ giúp của cô giáo Đinh
Thu Hà. Em xin được trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cơ trong
suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo tại Khoa Kinh tế chính
trị, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện tốt nhất cho em
hoàn thiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ,
tạo điều kiện cho em hồn thành khóa luận này.
Em xin trân trọng cảm ơn.


iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ.................................................................................. 1
1.1.

Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh .................... 1

1.2.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may .......................... 7

1.3. Hội nhập quốc tế và tác động của hội nhập quốc tế đến nâng cao

năng lực cạnh tranh hàng dệt may........................................................... 15
1.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng dệt may ......................................................................... 19
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1.............................................................................. 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG
DỆT MAY VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ..... 24
2.1. Tổng quan hình hình sản xuất và xuất khẩu của ngành dệt may Việt
Nam. ........................................................................................................ 24
2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập quốc tế .............................................................................. 27
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập quốc tế .............................................................. 40
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2.............................................................................. 49
CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ............................................ 50
3.1.

Bối cảnh hội nhập quốc tế tác động đến ngành dệt may ............. 50

3.2. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt
may Việt Nam. ........................................................................................ 60
3.3. Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. .................................................... 63
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3.............................................................................. 68
KẾT LUẬN ................................................................................................. 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 72


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

BHXH
CMT

Tiếng Việt

CPTPP

Bảo hiểm xã hội
Gia cơng xuất khẩu
Hiệp định đối tác tồn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương

DN
EU

Doanh nghiệp
Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu tư trực tiếp nuớc ngoài

FOB

Xuất khẩu trực tiếp


FTA

Hiệp định Thuơng mại Tự do

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

OBM

Sản xuất theo thương hiệu riêng

ODM
OEM

Sản xuất theo thiết kế riêng

UNIDO

Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc

TTTT

Thông tin và truyền thơng

VINATEX


Tập đồn Dệt may Việt Nam

VITAS

Hiệp hội Dệt may Việt Nam Tập đoàn Dệt may Việt Nam

WEF

Diễn đàn kinh tế thế giới

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới

Sản xuất theo tiêu chuẩn của khách hàng


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

Trang

2.1

Số liệu khái quát về ngành dệt may Việt Nam năm 2019


2.2

So sánh hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp dệt may với các
26
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp năm 2018

2.3

Mức tiêu thụ thị trường may mặc nội địa Việt Nam 2010 –
28
2019

2.4

Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam giai đoạn
29
2010 - 2019

2.5

So sánh chi phí sản xuất sợi

3.1

Dự báo thị trường hàng may mặc trên thế giới giai đoạn
60
2020 – 2030

3.2


Các mục tiêu cụ thể sản phẩm của ngành dệt may giai đoạn
62
2020 – 2030

25

31

DANH MỤC HÌNH
Hình

Nội dung

Trang

1.1

Sơ đồ kim cương của M. Porter

6

1.2

Chuỗi giá trị dệt may tồn cầu Gereffi

8

1.3


Mơ hình chuỗi giá trị đường cong nụ cười Stan Shih

8

2.1

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may và tăng
26
trưởng GDP giai đoạn 1986 – 2017

2.2

Tỷ trọng xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2019

32

Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam năm 2019
2.3

32
phân theo tính chất mặt hàng

2.4

Lương hàng tháng tối thiểu của công nhân nhân may tại 20
37
quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn trên thế giới năm 2019


vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của các nền kinh tế, đặc biệt là
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Bởi vậy nghiên cứu vấn đề về nâng cao
năng lực cạnh tranh là cần thiết nhằm tìm ra những vấn đề cần giải quyết và
những giải pháp hữu hiệu cho việc nâng cao sức cạnh tranh. Hàng dệt may
là một trong những sản phẩm cơng nghiệp xuất khẩu có mức tăng trưởng
tốt và có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Năm 2019, với giá trị xuất khẩu
đạt 39 tỷ đô la, tăng 7,55% so với năm 2018, dệt may Việt Nam đã đóng
góp 14,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Tính đến nay, hàng dệt
may Việt Nam đã có mặt tại hơn 180 quốc gia trên thế giới, có thị phần
đứng thứ 2 tại những thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản; xếp thứ 3
trong các nước xuất khẩu dệt may cao nhất thế giới. Ngành dệt may hiện
đang sử dụng đến gần 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 30% số lao động
trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây cho thấy, để tiếp tục duy trì
được vị thế của hàng dệt may và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành
này, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm, đặc biệt là trong bối cảnh hội
nhập quốc tế. Cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư bắt đầu diễn ra, với
trình độ tự động hóa cao, sử dụng robot, tất yếu lượng lao động dệt may sẽ
giảm mạnh. Không những thế, các khâu trong q trình sản xuất, lưu thơng
được kết nối với nhau nhờ internet nên có nhiều thay đổi về quản lý, thiết
kế, chào hàng và các dịch vụ khác. Nhiều loại lợi thế cũ của Việt Nam như
nhân công giá thấp, nguyên vật liệu truyền thống sẽ không còn, dẫn đến
nguy cơ sản xuất hàng dệt may sẽ dịch chuyển ngược trở lại các quốc gia
phát triển. Trong khi đó, nhiều nước có nhân cơng giá rẻ như Bangladesh,


vii


Campuchia sẽ cạnh tranh quyết liệt với Việt Nam. Bên cạnh đó, triển vọng
từ việc tham gia các hiệp định thương mại tự do trong thời gian tới như
CPTPP, FTA-EU, Hiệp định Đối tác

inh tế toàn diện khu vực Asean 6+,

… là cơ hội nhưng cũng bao hàm nhiều thách thức cho hàng hóa Việt Nam
nói chung và ngành dệt may nói riêng. Ngồi ra, cịn có những khó khăn
liên quan đến việc ứng phó với các sự kiện ngẫu nhiên mang tính tồn cầu
như thiên tai, dịch bệnh có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của ngành.
Trong bối cảnh đó, nếu khơng có chiến lược chuyển đổi hợp lý, lựa chọn
đầu tư khơng đúng đắn thì hàng dệt may của Việt Nam sẽ gặp trở ngại lớn
trong việc duy trì sự phát triển. Đồng thời, việc tìm kiếm những giải pháp
góp phần giải quyết những khó khăn, thúc đẩy phát triển hàng dệt may xuất
khẩu, phát huy được những thế mạnh tiềm năng của đất nước, đưa ngành
dệt may trở thành một ngành công nghiệp phát triển bền vững cũng là một
nhiệm vụ trọng yếu.
Từ sự nhận thức sâu sắc, cấp bách cả về lý luận và thực tiễn nêu trên,
em quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt
may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” làm đề tài khóa luận.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài khóa luận
Nghiên cứu ngồi nước
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh:
Sanjaya Lall (2001) trong cuốn sách “Competitiveness, Technology and
Skills” đã đưa ra các nhận định liên quan đến vấn đề tại sao cạnh tranh lại
quan trọng và làm thế nào để các quốc gia nâng cao năng lực cạnh tranh.
Những quốc gia có tiềm lực về kinh tế giữ vững phát triển khoa học, cơng
nghệ thơng tin để tạo ra hàng hóa với chi phí thấp, cạnh tranh so với các
đối thủ. Trong khi các quốc gia ở trình độ phát triển trung bình cố gắng bắt

kịp thay đổi về cách mạng khoa học cơng nghệ, thì các nước kém phát triển


viii

bằng mọi phương thức để tiệm cận được công nghệ tiên tiến nhất và tạo ra
sản phẩm có thể cạnh tranh.
Tác giả Michael E. Porter (1979) trong cuốn “How competitive force
shape strategy” đã đưa ra mơ hình “kim cương” nêu lên các yếu tố quyết
định sự cạnh tranh thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của quốc
gia bao gồm: (i) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (ii) các điều kiện về cầu;
(iii) các điều kiện về các ngành phụ trợ và liên quan; (iv) chiến lược, cơ cấu
và cạnh tranh ngành.
Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp Quốc - UNIDO đưa ra quan
điểm về năng lực cạnh tranh ngành dựa trên bối cảnh hội nhập quốc tế và
các mối quan hệ trong chuỗi giá trị tồn cầu như sau: “Sự thành cơng của
một ngành khơng chỉ phụ thuộc vào năng lực công nghệ của doanh nghiệp,
mà cịn phụ thuộc vào mơi trường kinh doanh, hiệu quả thị trường đầu vào
và chất lượng hỗ trợ từ các tổ chức trung gian”. Trong đó, các cơ chế, chính
sách nhà nước có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tác động theo chiều hướng tệ
hơn với những yếu tố của năng lực cạnh tranh ngành.
Nghiên cứu về lợi thế cạnh tranh:
Eckhard Siggel và John Cocburn (1997) cho rằng lợi thế cạnh tranh là
một yếu tố cấu thành nên năng lực cạnh tranh và đưa ra cách tiếp cận lợi
thế cạnh tranh giá của sản phẩm trên trường quốc tế có sự tương quan giữa
nhập khẩu và xuất khẩu: “Cạnh tranh nhập khẩu là sự chênh lệch giữa giá
của các nhà sản xuất trong nước và mức giá nhập khẩu trung bình được xử
lý đúng từ nhiều nhà xuất khẩu quốc tế. Tính cạnh tranh xuất khẩu được đo
bằng sự khác nhau giữa giá xuất khẩu của nhà sản xuất trong nước và giá
của tất cả các nhà xuất khẩu quốc tế tới một thị trường nhất định”.

Theo Barney (2011) thì “Lợi thế cạnh tranh bền vững là lợi thế dài hạn
của việc thực hiện một chiến lược kinh doanh tạo ra các giá trị độc đáo cho


ix

khách hàng, đồng thời chiến lược này không được thực hiện hoặc bắt
chước bởi đối thủ cạnh tranh hiện tại hoặc tiềm năng của hãng đó”. Trong
khi đó, theo quan điểm của M. Porter thì lợi thế cạnh tranh có thể có được
từ chiến lược chi phí thấp và sự khác biệt hóa.
Nghiên cứu về chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu đối với ngành dệt
may:
Appelbaum và Gereffi (2003) trong “The global apparel chain: What
prospects for upgrading by developing countries” đã nhận định chuỗi giá
trị hàng may mặc được tổ chức quanh các bộ phận chính: (1) mua nguyên
liệu, bao gồm sợi tổng hợp và tự nhiên; (2) cung cấp vật tư như chỉ và vải
được sản xuất bởi các công ty dệt; (3) mạng lưới sản xuất tạo thành từ các
nhà máy may mặc, bao gồm các nhà gia cơng trong nước và nước ngồi;
(4) các kênh xuất khẩu được tổ chức bởi các trung gian thương mại; và
mạng lưới tiếp thị ở cấp bán lẻ.
Tác giả Celia Mather (2004) trong bài viết “Garment industry supply
chain” đã phân tích chuỗi cung ứng tồn cầu của ngành may. Kết quả phân
tích cho thấy các cơng ty may có thể hợp tác dọc theo chuỗi cung ứng
thông qua tăng cường phối hợp giữa cơng nhân chính thức và lao động phi
chính thức.
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng dệt may trong bối cảnh hội
nhập:
Nghiên cứu của các tác giả Khalid Nadvi và John Thoburn (2003) trong
bài báo: “Vietnam in the global garment and textile value chain:
implications for firms and workers” đã chỉ ra những vấn đề đối với ngành

dệt may trong bối cảnh tồn cầu hóa. Theo đó, các nhân tố nhà sản xuất và
người lao động tại những quốc gia đang phát triển chịu sự tác động nhất
định từ bối cảnh hội nhập. Đối với Việt Nam, mối quan hệ giữa những


x

doanh nghiệp dệt may đối với người mua toàn cầu trong chuỗi giá trị dệt
may đã chỉ ra được những thành cơng ban đầu của q trình tồn cầu hóa
đến với ngành công nghiệp dệt may.
Bài nghiên cứu “How do industry clusters success: a case study in
China’s textiles and apparel industries” của nhóm tác giả Zhiming Zhang,
Chester và Ning Cao (2004) đã chỉ ra sự thành công của những cụm cơng
nghiệp dệt may ở Trung Quốc trong q trình chuyển đổi nền kinh tế. Năm
nhóm yếu tố đã được chỉ ra bao gồm: i) Cơ cấu ngành và sự cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp; ii) Các yếu tố đầu vào; iii) Các ngành công nghiệp
hỗ trợ và liên quan; iv) Các điều kiện về cầu; v) Vai trị chính phủ và chính
quyền địa phương.
Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh:
Sách “Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam hiện
nay” (2001) trình bày một cách khá hệ thống về nhiều vấn đề liên quan đến
cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh, cả về phương diện lý luận lẫn chính
sách và thực tế, đặc biệt là cách tiếp cận vấn đề từ góc độ chuyển đổi sang
nền kinh tế thị trường và những điểm đặc thù của mơ hình kinh tế thị
trường ở Việt Nam.
Tác giả Bùi Tất Thắng (2000) trong bài viết “Tính cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam hiện nay” đã phân tích khái niệm về cạnh tranh, bản chất
cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Ngoài ra, thông qua việc đánh giá
mức độ chuyển sang kinh tế thị trường, tác giả đánh giá mức độ cạnh tranh

của kinh tế Việt Nam ở thời điểm giao thời của hai thiên niên kỷ.
Trong bài báo của tác giả Nguyễn Trần Quế (2006): “Nghiên cứu
phương pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh” đưa ra nhận
định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dựa trên bốn tiêu chí: i) Tính cạnh


xi

tranh về chất lượng và mức độ đa dạng hoá sản phẩm; ii) Tính cạnh tranh
về giá cả; iii) Khả năng thâm nhập thị trường mới; iv) Khả năng khuyến
mãi, lôi kéo khách hàng và phương thức kinh doanh.
Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam:
Tác giả Phạm Thị Thu Phương (2000) trong cơng trình “Những giải
pháp chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả ngành may Việt Nam” đã phân
tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về nâng cao hiệu quả và phát triển
của ngành may Việt Nam. Những giải pháp về việc phát triển sản xuất các
sản phẩm đầu vào, sản phẩm nguồn của ngành may đã được đề cập đến.
Tác phẩm “Phương hướng và các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển
ngành cơng nghiệp dệt may trong q trình cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa
ở Việt Nam” của tác giả Dương Đình Giám (2001) đã phân tích vị trí, vai
trị của ngành cơng nghiệp dệt may bằng việc phân tích khả năng cạnh
tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh
tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra các phương pháp đẩy mạnh phát triển
ngành công nghiệp dệt may Việt Nam trong q trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa.
Trong luận án tiến sĩ “Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng
may mặc của Việt Nam trên thị trường Châu Âu - EU” (2006), tác giả
Nguyễn Anh Tuấn đã đề xuất Bộ tiêu chí cơ bản để đánh giá khả năng cạnh
tranh của các sản phẩm hàng may mặc Việt Nam tại thị trường Châu Âu
trên cơ sở lý luận và thực tiễn về khả năng cạnh tranh của hàng may mặc.

Nhóm tác giả Phạm Thu Hương và cộng sự (2006) đã khai thác chủ đề
“Chiến lược và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt
Nam sau khi dỡ bỏ hệ thống hạn ngạch dệt may - một cách tiếp cận trong
chuỗi giá trị toàn cầu” và đưa ra kết quả phân tích cho thấy nhu cầu các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam chuyến từ xuất khẩu theo phương thức gia


xii

công (CMT) sang phương thức xuất khẩu trực tiếp (FOB). Nghiên cứu
cũng đã chỉ ra Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia chuỗi giá trị dệt
may thế giới.
Tác giả Nguyễn Thị Loan (2008) trong ấn phẩm “Đẩy mạnh việc tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp dệt may Việt Nam” đã nghiên cứu tương đối hoàn chỉnh về
nâng cao năng năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp dệt may và chuỗi giá
trị dệt may Việt Nam, nhưng báo cáo này chưa lượng hóa phần đóng góp
của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam
trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương” của tác
giả Nguyễn Hồng Chỉnh (2017) đưa ra nhận định “Trong bối cảnh tồn cầu
hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc tham gia các hiệp định
thương mại tự do (FTA) mới, nhất là các FTA thế hệ mới như CPTPP, các
giao dịch xuyên biên giới ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thương mại
dịch vụ toàn cầu, ranh giới giữa thị trường trong nước và thị trường nước
ngoài gần như bị san ph ng”.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của khóa luận
Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của hàng dệt
may Việt Nam kết hợp với lý thuyết chuỗi giá trị toàn cầu nhằm chỉ ra thực

trạng năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
quốc tế.
- Thơng qua đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của của hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.


xiii

Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh nói
chung và năng lực cạnh tranh của hàng dệt may nói riêng trong bối cảnh
hội nhập quốc tế cùng với cuộc cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may
Việt Nam hiện nay và nguyên nhân của tình hình.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh
hàng dệt may trong nước và phục vụ xuất khẩu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là
năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam dưới tác động của hội
nhập quốc tế.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Khóa luận nghiên cứu, phân tích thực trạng năng
lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam, đề cập đến các yếu tố thuộc mơi
trường bên trong và bên ngồi ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng
dệt may Việt Nam; qua đó đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh của hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu các hàng dệt may của Việt Nam
trên các thị trường xuất khẩu.
- Phạm vi thời gian: Khóa luận chủ yếu sử dụng các số liệu từ năm
2010 đến nay và định hướng đến năm 2030.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trên cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh, lý thuyết chuỗi giá trị
tồn cầu, khóa luận sẽ xác định vị thế hàng dệt may Việt Nam, phân tích
các cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may trong chuỗi giá trị may toàn


xiv

cầu, từ đó đưa ra khuyến nghị về những khâu then chốt, có tính quyết định
cần tập trung. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp, kiến nghị chính sách cụ
thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may trong nước và phục
vụ xuất khẩu.
5.2. hương h

nghi n cứu

Trong q trình nghiên cứu hồn thành khóa luận, tác giả sử dụng
tổng hợp một số phương pháp sau:
- Phương pháp định tính: sử dụng hệ thống số liệu, dữ liệu lịch sử và
sử dụng lý thuyết về chuỗi giá trị dệt may tồn cầu và mơ hình kim cương
(diamond model) về năng lực cạnh tranh của Michael Porter để phân tích
năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu: đặt đối tượng nghiên cứu trong sự
liên hoàn của chiến lược phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ở nước ta, bối cảnh của nền kinh tế thế giới.
- Phương pháp thống kê: Từ việc thu thập dữ liệu, số liệu về hoạt động
phát triển thị trường hàng dệt may của Việt Nam, của Tập đoàn Dệt may
Việt Nam trong những năm qua và kinh nghiệm của các nước có liên quan
để đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng hoạt động này.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: từ những tài liệu đã có viết
về ngành dệt may, tác giả sẽ phân tích, tổng hợp lại nhằm có cái nhìn tồn
diện và thực tế nhất về đối tượng nghiên cứu, để hoàn thành nhiệm vụ
nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Về mặt học thuật, lý luận
Dựa trên khung lý luận về cạnh tranh theo các cấp độ và quan hệ liên
kết theo chiều dọc, chiều ngang giữa các khâu trong chuỗi giá trị sản phẩm,
khóa luận làm rõ bản chất, các đặc trưng cơ bản và vai trò của việc nâng


xv

cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với
sự phát triển có hiệu quả và bền vững các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị
sản phẩm.
Khóa luận nghiên cứu và xác định bộ tiêu chí cơ bản nâng cao năng lực
cạnh tranh hàng dệt may bao gồm: Thị phần hàng dệt may, Chất lượng
nguồn nhân lực dệt may, Công nghệ thiết bị dệt may, Thương hiệu hàng dệt
may, Chi phí lao động dệt may, Thời gian sản xuất hàng dệt may. Trong
đó, yếu tố Chính sách của Nhà nước đều tác động lên các tiêu chí nâng cao
năng lực cạnh tranh hàng dệt may.
7.2. Về mặt thực tiễn
Với việc vận dụng những vấn đề lý thuyết cơ bản về năng lực cạnh
tranh sản phẩm và phân tích những nét khái quát thực trạng của ngành cơng
nghiệp dệt may, khóa luận đi sâu phân tích thực trạng về thị phần hàng dệt
may trên thị trường thế giới, đánh giá về năng suất lao động, quá trình đổi
mới cơng nghệ thiết bị dệt may, xác định rõ chi phí lao động và thời gian
sản xuất hàng dệt may. Các chính sách hỗ trợ Nhà nước đối với việc cạnh
tranh sản phẩm cũng được phân tích trong bối cảnh ngành Dệt may đang

chịu sự ảnh hưởng cách mạng công nghiệp lần thứ tư ngày một sâu sắc. Từ
đó, khóa luận đã đánh giá rõ nhu cầu, những điều kiện tiền đề thuận lợi và
những khó khăn cản trở việc cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Ngồi
ra, khóa luận sẽ làm rõ luận cứ khoa học nhằm định hướng việc hình thành,
nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam. Định hướng đó
lấy hạt nhân là “Phát triển hàng dệt may theo hướng tiếp cận công nghệ
hiện đại (cách mạng công nghiệp lần thứ tư), thân thiện môi trường, đảm
bảo hiệu quả và bền vững trong quá trình hội nhập quốc tế”.
ết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo
hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp (DN) dệt may và các nhà hoạch


xvi

định chính sách phát triển cơng nghiệp dệt may trong việc nghiên cứu cạnh
tranh hàng dệt may Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển sự phát triển có
hiệu quả và bền vững các DN dệt may, thúc đẩy quá trình cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu,

ết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội

dung của khóa luận được chia làm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao năng lực cạnh
tranh hàng dệt may trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng dệt may
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
Chương 3: Quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao năng lực
cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc

tế.


1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO
NĂNG LỰC CẠNH TRANH HÀNG DỆT MAY TRONG BỐI CẢNH
HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1.1.

Lý luận chung về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
Các lý luận xung quanh chủ đề cạnh tranh được đông đảo các học giả
và nhà nghiên cứu quan tâm và tiếp cận dưới nhiều giác độ khác nhau trong
quá trình phát triển nền kinh tế xã hội.
Theo Đại từ điển Bách khoa Việt Nam (1999): “Cạnh tranh là hoạt
động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung
cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”
[9].
Trong từ điển Thuật ngữ

inh tế học (2001) có đưa ra định nghĩa

“Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa các cá nhân, tập đoàn hay quốc
gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên cố giành lấy thứ mà
khơng phải ai cũng có thể giành được” [24].
Giáo trình kinh tế học Chính trị Mác - Lênin (2002) trình bày khái

niệm về cạnh tranh “là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ
thể tham gia sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình” [13].
hi bàn về cạnh tranh, GS.TS Đỗ Thế Tùng - Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh - nhận định “cạnh tranh là động lực thúc đẩy tiến bộ khoa
học - công nghệ và phát triển kinh tế thị trường. Cạnh tranh bao gồm cạnh
tranh giũa các doanh nghiệp trong nội bộ một ngành và giữa các ngành;


2

cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh; cạnh tranh hồn hảo
và cạnh tranh khơng hồn hảo; cạnh tranh giữa những người bán, giữa
những người mua và giữa người bán với người mua” [23].
Dưới góc tiếp cận của Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng - Đại
học Kinh tế Quốc dân thì cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc
tế là “một hiện tượng thường xuyên diễn ra trong nền kinh tế thị trường,
cạnh lành mạnh và cạnh tranh hồn hảo là các hình thái cạnh tranh cần phải
hướng tới, cạnh tranh không lành mạnh và cạnh tranh khơng hồn hảo cần
phải hạn chế và tiến tới xóa bỏ” [4].
Tại diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế OECD (2010) đã thống nhất định nghĩa về cạnh tranh
là “khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo
ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” [37].
Từ các quan điểm trên có thể nhận thấy quan điểm về cạnh tranh rất
đa dạng và phong phú. Tuy vậy, có một nội hàm đổng nhất ở đây là các
quốc gia đều xác định cạnh tranh là một trong nhưng động lực quan trọng
thúc đẩy, đổi mới phát triển nền kinh tế, xã hội.
1.1.1.2. Năng lực cạnh tranh
Trong nền kinh tế có sự cạnh tranh, các nhà cung cấp có năng lực

cạnh tranh tốt hơn sẽ chiếm ưu thế.

hái niệm năng lực cạnh tranh được

xác lập trên những góc độ, cấp độ khác nhau như một ngành, lĩnh vực, sản
phẩm, thậm chí tồn bộ nền kinh tế.
 Năng lực cạnh tranh quốc gia
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đưa ra nhận định về năng lực cạnh
tranh quốc gia như sau: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền
kinh tế quốc gia nhằm đạt được và duy trì mức tăng trưởng cao trên cơ sở
các chính sách, thể chế bền vững tương đối và đặc trưng kinh tế khác” [43].


3

WEF lựa chọn đa dạng các tiêu chí để đánh giá một cách đầy đủ về năng
lực cạnh tranh quốc gia, và chia thành các nhóm nhân tố chủ yếu sau :
Vai trị của Chính phủ: Những cải cách mạnh mẽ về kinh tế và thể chế
thơng qua các chính sách về mơi trường kinh doanh, đầu tư, tài chính, tiền
tệ, lạm phát,..giúp cải thiện và nâng cao chất lượng các dịch vụ do Chính
phủ cung cấp.
Mức độ mở cửa của nền kinh tế: Trong quá trình phát triển và hội
nhập, nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá cao và có xu thế tăng nhanh.
Chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được thực hiện một cách
đồng bộ cả ở cấp độ khu vực cũng như thế giới như việc tham gia ASEAN,
APEC,… hay việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới
như CPTPP, EVFTA.
Chính sách về tài khóa: Chính sách tài chính cần huy động được các
thành phần, nguồn lực trong xã hội theo hướng chủ động, linh hoạt, hợp lý
để đảm bảo cho việc tăng trưởng nhanh nhưng bền vững trong quá trình

phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ sở hạ tầng: Chất lượng kết cấu hạ tầng về đô thị, logistic, dịch vụ
viễn thông,… cần phải đồng bộ với việc sử dụng hiệu quả nguồn lực về
vốn, nhân lực,… từng bước hoàn thiện, cơ bản đáp ứng được nhu cầu đầu
tư, phát triển.
Ứng dụng khoa học công nghệ: phát triển cơng nghệ nhằm mục đích
tạo ra những cơng nghệ mới để thay thế những quy trình sản xuất lạc hậu
để nâng cao năng suất, chất lượng, của các dịch vụ và sản phẩm thơng qua
tiêu chí về chuyển giao cơng nghệ, sỡ hữu trí tuệ, mơi trường khởi nghiệp
sáng tạo,…
Lao động: Việc sử dụng và phân bổ thị trường lao động một cách hiệu
quả, hợp lý được thể hiện qua các yếu tố về năng suất lao động, thỏa ước


4

lao động, chương trình phúc lợi, an sinh xã hội, tính hội nhập, thích ứng với
mơi trường lao động khu vực và quốc tế,…
Các yếu tố trên có yếu tố lượng hóa nhưng cũng có những yếu tố
mang tính chất định tính, được lồng ghép với nhau để có sự đánh giá và so
sánh toàn diện về năng lực cạnh tranh quốc gia cho từng giai đoạn cụ thể.
 Năng lực cạnh tranh ngành
Quan niệm Michael Porter về ngành là “một nhóm doanh nghiệp sản
xuất những sản phẩm hay dịch vụ mà những sản phẩm dịch vụ này cạnh
tranh trực tiếp với nhau” [35]. Mục đích của việc cạnh tranh giúp các doanh
nghiệp nâng cao được thị phần, tăng doanh thu nếu không muốn bị thu hẹp
phạm vi hoạt động kinh doanh, thậm chí bị loại bỏ khỏi thị trường.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy năng lực cạnh tranh ngành đạt
được thông qua việc sử dụng chiến lược chi phí thấp hoặc tạo ra các sản
phẩm, dịch vụ với những đặc tính vượt trội so với các doanh nghiệp cùng

ngành hoặc các ngành tương tự trên thị trường. Vai trị của Chính phủ là
một trong những yếu tố quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh của
ngành.
 Năng lực cạnh tranh của sản phẩm
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm có thể hiểu là việc duy trì hay gia
tăng thị phần sản phẩm, với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị
trường. Tác giả Keinosuke Ono và Tatsuyuki Negoro [15] đưa ra lập luận
về cạnh tranh sản phẩm: “Sản phẩm cạnh tranh tốt là sản phẩm hội tụ đủ
các yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian giao hàng, dịch vụ trong đó yếu tố
cơ bản nhất là chất lượng sản phẩm. Sản phẩm cạnh tranh là sản phẩm đem
lại môt giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn để khách hàng lựa chọn
mình chứ không phải lựa chọn sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”.


5

Có thể thấy có nhiều yếu tố để đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm
như chất lượng, thời gian sản xuất, thương hiệu, giá thành, tính năng, mẫu
mã,... Sức cạnh tranh còn thể hiện ở mức độ thỏa mãn tối đa nhu cầu khách
hàng, người tiêu dùng; qua đó nâng cao khả năng duy trì và phát triển sản
phẩm các thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sẽ khơng có sức cạnh
tranh của sản phẩm cao khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành
sản xuất, của quốc gia kinh doanh sản phẩm đó thấp.
1.1.2. Mơ hình đánh giá năng lực cạnh tranh
Tác giả Michael Porter (1979) trong cuốn “How competitive force
shape strategy” đã đưa ra mơ hình “ im cương” nêu lên các yếu tố quyết
định sự cạnh tranh thương mại trong bối cảnh hội nhập quốc tế của quốc
gia bao gồm (i) các điều kiện về yếu tố sản xuất; (ii) các điều kiên về cầu;
(iii) các điều kiện về các ngành phụ trợ và liên quan; (iv) chiến lược, cơ cấu
và cạnh tranh ngành. Theo Michael Porter, trong nền kinh tế thế giới ph ng

như hiện nay “nền tảng cạnh tranh sẽ chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt đối
hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho, sang những lợi thế cạnh tranh
quốc gia được tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của các công ty
trên thương trường quốc tế” [36].


6

Hình 1.1: Sơ đồ kim cương của M. Porter

Nguồn: [36]
Các nhóm yếu tố trong mơ hình Kim cương của Michael Porter có
mối liên kết và quan hệ tương trợ lẫn nhau, dẫn đến việc xây dựng và phát
triển khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cùng ngành kinh tế trong
bối cảnh hội nhập quốc tế. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của một
ngành thì việc huy động các nguồn lực bên trong và bên ngoài là rất cần
thiết, đảm bảo cho sự phát triển bền vững ngành. Bên cạnh đó, việc tận
dụng và nắm bắt được những thời cơ, vận hội một cách kịp thời giúp doanh
nghiệp có các chiến lược, đối sách phù hợp đáp ứng yêu cầu cạnh tranh tình
hình mới. Ngồi ra, hệ thống các quan điểm đường lối, tư duy quản trị, điều
hành, nhân sự,… đều có thể đẩy mạnh và thơi thúc các doanh nghiệp đổi
mới sáng tạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng hàng hóa,
dịch vụ, đáp ứng tốt các yêu cầu của thị trường và người tiêu dùng. Vai trị
của chiến lược tổng thể cơng ty trong việc khai thác, phân phối hài hòa các
nguồn lực là rất quan trọng. Đặc biệt ở đây, yếu tố điều hành và quản lý
nhà nước giữ một vị trí quan trọng, tác động đến tất cả các những nhóm
yếu tố cạnh tranh của mơ hình kim cương; đảm bảo cho sự phát triển đồng
bộ, công bằng và thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tăng cường năng lực
cạnh tranh trong nước và trên thế giới.



7

1.2.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may

1.2.1. Đặc điểm của ngành dệt may và chuỗi giá trị dệt may
Ngành công nghiệp dệt may là một ngành sử dụng nhiều lao động đơn
giản, vốn đầu tư ban đầu khơng q lớn, góp phần ổn định tình hình chính
trị, xã hội. Đối với các quốc gia đang phát triển, sản xuất dệt may thường
phát huy được hiệu quả, đặc biệt là trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa ban đầu của nền kinh tế. hi nền công nghiệp bước sang giai đoạn
cao hơn với việc áp dụng khoa học kỹ thuật tiến bộ, chi phí lao động cao,
đồng nghĩa với việc suy giảm năng lực cạnh tranh trong sản xuất dệt may.
Những tác động bởi lợi thế cạnh tranh là nguyên nhân của việc chuyển dịch
công nghiệp dệt may từ những nền kinh tế công nghiệp phát triển sang
những nền kinh tế công nghiệp kém phát triển hơn. Về bản chất, ngành
công nghiệp dệt may vẫn tồn tại ở các nước phát triển nhưng với những
quy trình sản xuất và sản phẩm dệt may mang lại giá trị gia tăng cao.
Theo xu thế và quy luật dịch chuyển của ngành công nghiệp dệt may
trên thế giới, sau khi chuyển dịch từ Anh sang các nước Châu Âu khác, rồi
sang Nhật Bản, Trung Quốc (được coi như đại công xưởng dệt may của thế
giới), các nước trong khối ASEAN đang là những địa điểm hấp dẫn đề đón
nhận ngành công nghiệp này. Ngành dệt may Việt Nam cũng đã đạt những
kết quả khả quan với mức kim ngạch xuất khẩu cao trong hơn thập kỷ qua.
Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bao gồm 5 khâu cơ bản “Nguyên liệu
đầu vào (bao gồm sợi tự nhiên và sợi nhân tạo); các yếu tố sản xuất (bao
gồm vải từ sợi tự nhiên và vải từ sợi tổng hợp) được cung cấp bởi các công
ty sợi; Hệ thống sản xuất bao gồm các công ty sản xuất hàng may mặc; Hệ

thống xuất khẩu bao gồm các trung gian thương mại, các công ty may với
thương hiệu riêng; Hệ thống Marketing bao gồm các nhà bán lẻ, cửa hàng
phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng” [29].


×