Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Phát triển podcast trên ứng dụng di động (khảo sát spotify và apple podcast)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ HẰNG

PHÁT TRIỂN PODCAST TRÊN
ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
(KHẢO SÁT SPOTIFY VÀ APPLE PODCAST)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUN NGÀNH: PHÁT THANH

HÀ NỘI, THÁNG 6-2020

1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC
GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ HẰNG


PHÁT TRIỂN PODCAST TRÊN
ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
(KHẢO SÁT SPOTIFY VÀ APPLE PODCAST)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUN NGÀNH: PHÁT THANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH THỊ THU HẰNG

HÀ NỘI, THÁNG 6-2020
2


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 5
1.

Lý do chọn đề tài........................................................................................ 6

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài................................................. 8

3.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 10

3.1.


Mục đích nghiên cứu ............................................................................... 10

3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 10

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 11

5.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 12
5.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 12
5.2. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 12
Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận................................. 13

6.

6.1. Ý nghĩa lý luận ......................................................................................... 13
6.2. Ý nghĩa thực tiễn ...................................................................................... 13
7.

Kết cấu khóa luận..................................................................................... 13

Chương 1: ................................................................................................................ 15
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PODCAST ................. 15
TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ..................................................................... 15
1.1.


Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 15

1.2.

Đặc điểm của Podcast trên ứng dụng đi động ......................................... 19

1.3.

Vai trò của Podcast trên ứng dụng di động.............................................. 29
3


1.4.

Tiêu chí đánh giá sự phát triển của Podcast trên ứng dụng di động ........ 36

Chương 2: ................................................................................................................ 40
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA PODCAST .................................................. 40
TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG ..................................................................... 40
2.1.

Giới thiệu Spotify và Apple Podcast ....................................................... 40

2.2.

Khảo sát tình hình phát triển của Podcast trên ứng dụng di động ........... 47

2.3.

Một số kết luận từ sự phát triển của Podcast ........................................... 67


Chương 3: ................................................................................................................ 81
ĐỀ XUẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN PODCAST ................................... 81
CHO CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG .............................................. 81
3.1. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của Podcast hiện nay ......................... 81
3.2. Nhu cầu phát triển Podcast của các cơ quan báo chí chính thống................. 90
3.3. Giải pháp kiến nghị đối với các cơ quan báo chí chính thống ...................... 92
KẾT LUẬN.............................................................................................................. 99
Danh mục tham khảo ............................................................................................. 102

4


LỜI CẢM ƠN
Khi viết lời cảm ơn này cũng là lúc tơi đã hồn thiện khóa luận tốt nghiệp Đại
học của mình. Trong suốt quãng thời gian từ khi thai nghén đề tài, lên đề cương khóa
luận cho đến khi hồn thiện sản phẩm, tơi đã có rất nhiều trải nghiệm vơ giá. Đó là trải
nghiệm được đọc, được tìm hiểu và khám phá sự đổi thay, chuyển biến không ngừng
của truyền thơng, báo chí trong thời đại cơng nghệ số như hiện nay. Giữa bạt ngàn
thơng tin đó, với những non nớt của một sinh viên năm cuối, tôi đã khơng thể xử lý và
gói gọn nó thành một đề tài nghiên cứu trịn trịa nếu như khơng có sự giúp đỡ và định
hướng của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng. Những gợi ý từ cô đã giúp tôi khơi mở nhiều
điều tuyệt vời và suy nghĩ chín chắn hơn về một vấn đề mang tính khoa học.
Xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng cùng các quý thầy cơ giáo
trong khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền đã mang đến
cho tơi nguồn thơng tin bổ ích, tơn trọng quan điểm, ý kiến cá nhân, giúp tơi có định
hướng tốt hơn trong việc xây dựng và thực hiện đề tài này. Đây chính là một bài học
lớn, cho tơi nền tảng vững chắc hơn cho những dự định trong tương lai của bản thân.

5



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của các ứng dụng di động và mạng xã hội
thời gian gần đây, báo chí bị đặt trước nhiều thách thức và cơ hội. Tầm quan trọng và
sức ảnh hưởng của các ứng dụng di động là điều không thể bàn cãi. Mỗi một cá nhân
sở hữu cho mình ít nhất một chiếc điện thoại di động, đa phần công chúng sử dụng
điện thoại di động hiện nay đều sử dụng điện thoại thông minh. Cùng với đó, thời gian
sử dụng điện thoại di động và sự phụ thuộc của con người vào các thiết bị này ngày
càng lớn. Theo một báo cáo vào cuối tháng 8/2019 của Q&Me – Dịch vụ nghiên cứu
thị trường tại Việt Nam – cho biết người Việt trung bình dành 4 giờ mỗi ngày cho điện
thoại thơng minh. Trong đó có khoảng 30% số người khảo sát dành hơn 5 giờ mỗi
ngày. [1]
Các thiết bị di động càng thông minh, càng được cải tiến thì con người lại càng
dành nhiều thời gian hơn cho nó và càng phụ thuộc vào nó. Thực tế đó buộc đa phần
các sinh hoạt của con người thay đổi, những gì diễn ra xung quanh cũng theo đó mà
thay đổi để phù hợp. Báo chí, truyền thơng dĩ nhiên nằm trong cuộc vận động khơng
ngừng đó. Để có thể thực hiện được đúng chức năng của mình, báo chí, truyền thơng
cần phải thay đổi hình thức tiếp cận với cơng chúng. Đó cũng chính là lý do báo chí
ngày nay tập trung nhiều hơn vào mạng xã hội, các ứng dụng trên thiết bị di động. Rất
nhiều tờ báo điện tử được thiết kế giao diện trên ứng dụng di động (app mobile), điều
này giúp cập nhật tin tức nhanh hơn, tiện lợi cho người sử dụng.
Phát thanh (radio) khơng nằm ngồi xu hướng đó. Vẫn ln cịn một nhóm
khơng nhỏ cơng chúng trung thành với phát thanh, vẫn cịn đơng đảo những người
nghiện nghe radio, nhưng môi trường tiếp nhận và nhu cầu của họ đã dần dần thay đổi.
Đặc biệt, chúng ta thấy nhiều người nghe các chương trình phát thanh bằng app hơn
qua đài radio hay thậm chí ứng dụng phát thanh trên điện thoại được cài sẵn. VOV
6



Media là sự đánh dấu bước chuyển mình trong xu hướng công nghệ số, giúp cho công
chúng được nghe tin tức mọi lúc, mọi nơi một cách thuận tiện nhất. Nhưng radio truyền
thống khơng cịn giữ vị trí độc tơn trong cộng đồng người nghe radio nữa. Trong xu
hướng phát triển chung của mạng xã hội và thiết bị di động, Podcast xuất hiện và ngày
càng trở thành một người bạn thân thiết của người người yêu radio. Có rất nhiều sự lựa
chọn tối ưu hơn trên các Podcast đã thực sự thay thế radio truyền thống và thu hút một
lượng lớn thính giả. Khác với phát thanh truyền thống, Podcast trên các ứng dụng di
động giúp con người chủ động tìm kiếm và nghe những chủ đề ở bất kỳ lúc nào có thể.
Khơng chỉ lấy đi một lượng lớn thính giả của phát thanh truyền thống, Podcast cịn trở
thành một sự lựa chọn thay thế của nhiều kênh giải trí thiên về hình ảnh. Nói cách khác,
nó đang ở trên đà phát triển nhờ vào nhiều điều kiện thuận lợi về sự chuyển dịch nhu
cầu của công chúng.
Nhận thấy sự phát triển mạnh mẽ của Podcast trên thị trường nhiều nước phát
triển như Mỹ, Anh, Pháp, Thụy Điển, Australia,… và có nhiều dấu hiệu manh nha tại
thị trường Việt Nam, tơi hi vọng có thể tìm hiểu sâu hơn về lý do và con đường phát
triển của loại hình này. Từ đó có được kiến thức và định hướng đúng đắn, thức thời
nhất, giúp cho câu chuyện tiếp nhận thơng tin bằng âm thanh tại đây có những bước
phát triển và bứt phá mới.
Sự tiện lợi, mới mẻ, hấp dẫn của các Podcast trên các thiết bị dứng dụng di động
đã đặt ra một nhiệm vụ, thách thức cho báo phát thanh chính thống. Với xu hướng phát
triển khơng thể chối cãi đó, phát thanh nói riêng và các cơ quan báo chí chính thống
nói chung đang có được những lợi thế và cơ hội phát triển nào? Những cơ quan này
cần phải làm gì để thu hút và đáp ứng được một cách toàn diện hơn nhu cầu của công
chúng? Đâu là yếu tố căn cốt nhất cho sự phát triển của Podcast trên các ứng dụng di
động?
Là một sinh viên chuyên ngành báo phát thanh, với một sự quan tâm đặc biệt
với thế giới âm thanh, tơi mong muốn có thể nắm bắt được xu hướng của phát thanh
7



hiện đại và tận dụng xu thế chung để phát thanh ngày càng gần gũi hơn với cơng chúng.
Vì vậy, trong Khóa luận tốt nghiệp này, tơi muốn được tìm hiểu sâu kỹ nhất về sự phát
triển của Podcast trên các ứng dụng di động, trả lời các câu hỏi mà mình đã đặt ra ở
trên, nắm rõ xu hướng về cả lý luận và thực tiễn. Từ đó có thể bắt tay vào việc cải thiện
chất lượng chương trình trên các kênh phát thanh truyền thống, mang phát thanh trở về
với đúng vị trí của nó.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Podcast là thuật ngữ được đưa ra lần đầu tiên vào năm 2004. Đó là một chặng
đường dài đối với một sản phẩm của công nghệ. Do đó, đã có rất nhiều bài báo, tham
luận, nghiên cứu về nó. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu này tại sao lại ở thời điểm này và
tại sao lại là “Phát triển của Podcast trên ứng dụng di động?” Bởi tơi nhận thấy cịn có
một số vấn đề được chưa nhìn một cách tổng quát và cụ thể nhất về Podcast tại Việt
Nam.
Trong thực tế, đã có rất nhiều tham luận, hội thảo đề cấp đến sự chuyển dịch tất
yêu của phát thanh truyền thống trong thời đại truyền thơng số. Có nhiều cuộc hội thảo
trong các dịp kỉ niệm lớn như Liên hoan phát thanh toàn quốc, Ngày Phát thanh Quốc
tế,… đều đặt ra vấn đề phát thanh trong kỉ nguyên công nghệ số như một thách thức
lớn cho phát thanh truyền thống.
Trên tạp chí “Người làm báo” ngày 31/5/2018, ông Đồng Mạnh Hùng trưởng
Ban Thời sự VOV1 (Đài tiếng nói Việt Nam) có đăng tải bài tham luận “Phát thanh
trong môi trường truyền thông 4.0”. Bài viết đã chỉ rõ được sự phát triển của khoa học
công nghệ đã mang lại những cơ hội và thách thức nào cho phát thanh truyền thống.
Tuy nhiên, những cái nhìn về Podcast và tương lai của Podcast trong sự vận động và
thay đổi đó thì chưa được làm nổi bật.
Năm 2016, luận văn thạc sĩ của tác giả Vũ Thị Thùy Linh, trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn có tên “Phát thanh trên điện thoại di động sử dụng công nghệ
3G”. Trong luận văn này chỉ ra khá rõ những điểm nổi bật của phát thanh hiện đại với
8



sự phát triển của các thiết bị di động có sử dụng đơng nghệ 3G. Tuy nhiên, cơng trình
nghiên cứu cũng chỉ xốy sâu vào cơng nghệ 3G và sự phát triển của Viettel Radio trên
nền tảng này. Hơn nữa, hiện nay, công nghệ phát triển không ngừng, nền tảng 3G đã
trở nên lạc hậu mặc dù chỉ mới trải qua chưa tới 4 năm. Công nghệ 4G và sắp tới là 5G
sẽ phủ sóng rộng rãi hơn, mang đến nhiều tiện ích hơn trong câu chuyện cập nhật thơng
tin và tiếp cận với những hình thức giải trí mới. Podcast cũng chưa được đề cập nhiều
trong luân văn này.
Vào tháng 6/2018, trong “Hội thảo Khoa học Quốc gia năm 2018”, thạc sĩ
Nguyễn Thu – Giảng viên Khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun
truyền đã có một bài tham luận mang tên “Podcast – một hương đi cho các đài phát
thanh trong kỷ nguyên 4.0”. Bài tham luận đã có cái nhìn tồn diện và tổng quát nhất
về sự phát triển của Podcast trong kỉ nguyên mới. Qua đó có thể thấy được xu hướng
phát triển tất yếu và rõ ràng của loại hình này trong xã hội mới. Tuy nhiên, với những
giới hạn nhất định về dung lượng, bài tham luận chỉ mới dừng ở mức độ khát quát
những điểm chính và chưa tập trung đi sâu vào sự phát triển của Podcast trên các ứng
dụng di động.
Bên cạnh các bài tham luận, các cơng trình nghiên cứu chun sâu về sự phát
triển của Podcast, xu hướng chuyển dịch phát thanh truyền thống sang các kênh phát
thanh trên nền tảng cơng nghệ, cịn có rất nhiều bài báo, nhiều bài phân tích, đánh giá,
tổng hợp trên các tạp chí uy tín trong và ngồi nước. Đó cũng chính là những tài liệu
tham khảo vơ cùng q giá cho tơi trong q trình nghiên cứu về đề tài này.
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều các trang thơng tin, các chun mục trên tạp
chí cập nhật hàng ngày, hàng giờ về sự phát triển của Podcast. Nhiều tạp chí chuyên
đề về Podcast cũng được xuất bản. Trong đó, có nhiều bài viết đánh giá được một cách
sâu sắc và góc cạnh những chuyển động lớn nhỏ trong giới Podcast. Cộng đồng làm
Podcast phát triển kéo theo đó là một cộng đồng người nghe Podcast được thành lập.
Nhiều tài liệu có liên quan đến các nhân vật, cộng đồng, những số liệu liên quan đến
9



Podcast cũng được công khai như một dẫn chứng cụ thể và chân thực nhất cho xu
hướng tất yếu này.
Tuy nhiên, như đã nói ở trên, mặc dù có thể dễ dàng nhận ra rằng Podcast sẽ là
một phần tất yếu của phát thanh hiện đại, và sự chuyển dịch hình thức, thay đổi nội
dung, thay đổi cách thức tiếp cận của phát thanh truyền thống là một điều không thể
bàn cãi, nhưng Podcast sẽ phát triển theo hướng nào, tại sao lại là “Phát triển Podcast
trên ứng dụng di động” thì khơng phải ai cũng hiểu rõ.
Sẽ ln có những vận động không ngừng nghỉ. Tôi tin rằng ngay cả những gì tơi
viết ở thời điểm này (tháng 5/2020) sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu trong vài năm tới,
nhưng chúng ta luôn cần nắm bắt và thay đổi liên tục để phù hợp với xu thế. Nhận biết
những bước cơ bản và đầu tiên về thế giới mà chúng ta đang sống, về sự vận hành hệ
thống và những câu chuyện của hiện tại sẽ giúp mỗi chúng ta có cái nhìn khách quan,
tồn diện nhất để lựa chọn cách thức phù hợp cho hoạt động báo chí nói chung và
hướng đi cho phát thanh nói riêng.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về phát triển podcast trên ứng dụng di

động, khảo sát thực trạng phát triển podcast trên ứng dụng di động, khóa luận đưa ra
một số đề xuất cho các kênh phát thanh nói riêng và các cơ quan báo chí chính thống
nói chung để có những cải thiện nhất định về hình thức và nội dung truyền tải để theo
kịp hơn với xu thế phát triển chung của thời đại.
3.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Làm rõ các khái niệm liên quan đến Podcast và các thiết bị di động hiện đại có

thể quen thuộc ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.
- Khảo sát thực tế và mơ tả, phân tích thực trạng về sự phát triển của Podcast,
những xu hướng đang đón đợi của Podcast trong tương lai. Phân tích ngun nhân về
những xu hướng đó.
10


- Tìm kiếm giải pháp để cải thiện, nâng cao chất lượng cho các cơ quan báo chí
chính thống, giúp những kênh này có thể tồn tại và phát triển giữa sự bùng nổ công
nghệ số như hiện tại và trong tương lai.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Podcast trên các nền tảng ứng dụng di động, đặc biệt
chú trọng xoáy sâu vào 2 nền tảng ứng dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới là Apple
Podcast và Spotify.
- Phạm vi nghiên cứu: Ở trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu này, tôi phân tích,
đánh giá các kênh Podcast trên Apple Podcast và Spotify.
Lý do chọn Apple Podcast và Spotify:
- Theo thống kê đến tháng 3/2020, Apple Podcast và Spotify là hai kênh có số
lượng người nghe Podcast và đạt được doanh thu từ Podcast lớn nhất trong tất cả các
ứng dụng di động khác.
- Đây cũng là hai ứng dụng rất phổ biến đối với những người sử dụng thiết bị di
động như điện thoại thông minh, iPad,…
- Apple Podcast là kênh sở hữu số lượng người nghe lớn nhất trên toàn cầu. Các
sản phẩm của Apple vẫn đang là thiết bị di động được sử dụng phổ biến nhất suốt nhiều
năm qua. Apple Podcast lại là một ứng dụng được cài đặt sẵn trên các thiết bị Apple,
do đó số lượng người biết đến, sử dụng thường xuyên Apple Podcast là rất lớn.
- Spotify vốn là kênh cung cấp âm nhạc trực tuyến lớn nhất thế giới. Hầu hết các
nghệ sĩ lớn trên thế giới đều sử dụng kênh này để trình phát nhạc của mình. Do đó,
việc Spotify thu hút một lượng lớn công chúng là điều tất yếu. Song hành với việc cung
cấp nền tảng âm nhạc trực tuyến, Spotify còn đầu tư mạnh ở mảng Podcast. Hai năm

trở lại đây, Spotify đánh dấu những bước tiến và tham vọng bá chủ Podcast bằng những
bước đi rất táo bạo. Đây cũng là một ứng dụng di động sở hữu số lượng người nghe
Podcast nhiều nhất, chỉ sau Apple Podcast.

11


Có thể nói rằng, Apple Podcast và Spotify là hai trong số những nền tảng cung
cấp Podcast lớn nhất, phổ biến nhất, được nhiều người biết đến nhất và thu một số
nguồn thu nhiều nhất. Đây cũng là hai ứng dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Vì vậy, tơi
mong muốn thông qua việc khảo sát, nghiên cứu hai ứng dụng này có thể nhìn thấy
được một đường đi rõ ràng của Podcast trên ứng dụng di động trong tương lai.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1.

Cơ sở lý luận
Để hoàn thành được những nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, khóa luận được hồn

thành trên nền tảng một số lý luận như:
- Lý thuyết truyền thông: Sự phát triển của truyền thơng nói chung hay Podcast
nói riêng (dù theo chiều hướng nào đi chăng nữa) đều nằm trong những quy luật chung
của ngành truyền thông. Khi phân tích xu hướng phát triển và dự đốn những hướng
đi mới của Podcast trong tương lai, khóa luận này cũng luôn nương theo những lý
thuyết cơ bản của truyền thông hiện đại với các đối tượng không thể thiếu trong một
chuỗi quy trình cơ bản của truyền thơng như: người tiếp nhận, người sáng tạo tác phẩm,
phương thức truyền tải,… Mỗi yếu tố lại có tầm quan trọng đặc biệt, quyết định đến sự
phát triển và khả năng tồn tại của một tác phẩm truyền thông.
- Lý thuyết tâm lý học xã hội: Tâm lý học xã hội có vai trò quyết định rất lớn
đến sự chuyển dịch của một loại hình truyền thơng. Để có thể phân tích được nguyên
nhân của sự chuyển dịch đó, khóa luận này dựa rất nhiều vào lý thuyết tâm lý học xã

hội.
5.2.

Phương pháp nghiên cứu

Để hồn thiện khóa luận này, tơi đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên
cứu như: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích nội dung, quan sát
và phỏng vấn sâu.

12


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm kiếm, tập hợp các cơng trình nghiên
cứu đi trước có liên quan đến podcast và mạng xã hội nhằm hệ thống, làm rõ một số
vấn đề chung về xu hướng podcast trên các ứng dụng di động.
- Phương pháp phân tích nội dung: Khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp về
số lượng, nội dung, hình thức các podcast được đăng tải trên 2 ứng dụng: Google
Podcast và Spotify nhằm làm rõ tính chất của xu hướng này.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 3 người làm podcast
đăng trên Spotify và Apple Podcast để tìm hiểu những quan niệm, cách thức, thuận lợi,
khó khăn của việc làm podcast trên các ứng dụng di động.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của khóa luận
6.1.

Ý nghĩa lý luận
Góp phần vào kho tàng những lý luận về phát thanh hiện đại và những xu hướng

chuyển dịch của phát thanh trong thời đại công nghệ số.
6.2.


Ý nghĩa thực tiễn

- Thơng qua việc phân tích những xu hướng phát triển và dự báo tương lai của
Podcast trên thế giới và tại riêng Việt Nam, khóa luận mong muốn định hướng, khuyến
khích những người làm truyền thơng nói chung và những người làm Podcast nói riêng
có thể tìm được hướng đi phù hợp để phát triển kịp với xu thế hiện đại. Bởi việc thấy
rõ xu hướng càng sớm, chúng ta sẽ dễ dàng nắm bắt và làm chủ nó.
- Từ việc phân tích các nguyên nhân, lợi thế cho sự phát triển tất yếu của Podcast
trong thời gian gần, khóa luận cũng mong muốn có thể mang đến những hướng đi phù
hợp hơn cho các cơ quan báo chí chính thống. Sự thay đổi và chuyển mình của các
kênh phát thanh nói riêng và các cơ quan báo chí chính thống nói chung ở thời điểm
hiện tại có thể quyết định đến vị thế, thậm chí là sự sống cịn của nó trong đời sống
hiện đại – một xã hội bị bão hịa bởi rất nhiều nguồn tiếp cận thơng tin.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm
13


3 phần như sau:
- Chương 1: Một số vấn đề chung về sự phát triển của Podcast trên các ứng dụng
di động
- Chương 2: Thực trạng phát triển của Podcast trên các ứng dụng di động
- Chương 3: Đề xuất và định hướng phát triển Podcast cho các cơ quan báo chí
chính thống

14


Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA PODCAST

TRÊN CÁC ỨNG DỤNG DI ĐỘNG
1.1.

Một số khái niệm cơ bản

1.1.1. Podcast
Từ điển Oxford định nghĩa Podcast là: “Một tập tin âm thanh kỹ thuật số có sẵn
trên Internet có thể tải xuống máy tính hoặc thiết bị di động, thường có sẵn dưới dạng
series, người dùng có thể đăng ký, theo dõi và nhận được các tập tin nội dung một cách
tự động”. [2]
Các ứng dụng phát Podcast trực tuyến và dịch vụ Podcasting cung cấp một cách
tích hợp. Cơng chúng sử dụng Podcast có thể quản lý dễ dàng, sắp xếp các Podcast vào
tài khoản máy tính hoặc trên điện thoại di động và phát lại bất cứ lúc nào cần đến –
không cần kết nối Internet.
Đa phần các podcast trên các nền tảng di động hiện nay được tải xuống miễn
phí, một số khác được tài trợ bởi các đơn vị, thương hiệu, bao gồm các quảng cáo
thương mại. Trong một số trường hợp, một podcast cũng có thể là một liên doanh kinh
doanh được hỗ trợ bởi sự kết hợp của một mơ hình th bao trả tiền, quảng cáo hoặc
sản phẩm được phân phối sau khi bán.
Podcast đầu tiên ra đời vào những năm 80 của thế kỷ 20, khi đó nó được gọi với
cái tên “audioblogging”. “Podcast” là một từ ghép, hợp từ bởi “iPod” và “broadcast”.
Việc sử dụng thuật ngữ “Podcasting” làm tên cho công nghệ mới nổi này được đề xuất
lần đầu bởi Ben Hammersley, một nhà báo của tờ The Guardian và BBC. Ông đã sáng
tạo cái tên này vào đầu tháng 2 năm 2004 trong lúc đang “nhồi nhét thêm” vào một bài
viết cho tờ The Guardian. [3]

15


Tuy nhiên, khác với tên gọi một chút, người dùng có thể truy cập các Podcast

bằng bất cứ thiết bị nào có thể phát các tập tin phương tiện. Ngày nay, người ta có thể
nghe Podcast rất thuận tiện trên trình duyệt web trên máy tính.
Bản thân hình thức của Podcast giống với radio truyền thống, nhưng nó tồn tại
dựa trên một mơ hình phân phối khác, liên quan đến mạng máy tính và các tệp được
lưu trữ. Podcast phát triển từ sự ra đời của các trình phát phương tiện di động như iPod
của Apple. Những trình phát này có thể tải xuống miễn phí, người dùng có thể nghe
bất cứ đâu, là sự lựa chọn cho những lúc rảnh rỗi, tiêu thụ trong thời gian chết cá
nhân,…
Cũng giống như báo phát thanh truyền thống, có nhiều Podcast chất lượng cao
được sản xuất công phu, bao gồm các công đoạn như: lên kịch bản, thu âm chương
trình, dàn dựng một cách nghệ thuật và tinh tế,… Nội dung Podcast cũng trải dài theo
nhiều vấn đề được đông đảo công chúng quan tâm, từ giải trí đến nghệ thuật, giáo dục,
xã hội, chính trị,…
Tuy nhiên, sự phát triển và mở rộng của Podcast khiến cho các nội dung và cách
thức triển khai một chương trình Podcast cũng trở nên đa dạng hơn. Nhiều Podcast nổi
tiếng trên thế giới chỉ có một người nói. Họ chia sẻ những câu chuyện, tâm sự, quan
điểm của họ về một vấn đề. Điều này khá giống với các Vlogger nổi tiếng trên Youtube,
chỉ khác là Podcast truyền tải chỉ bằng âm thanh.
1.1.2. Ứng dụng di động
Ứng dụng di động – hay còn được gọi tắt là “app” – là một chương trình máy
tính hoặc phần mềm được thiết kế để chạy trên thiết bị di động như điện thoại, máy
tính, máy tính bảng hoặc đồng hồ thông minh. Các ứng dụng ban đầu được dự định để
hỗ trợ năng suất làm việc và thông báo cho người dùng như email, lịch, cơ sở dữ liệu
liên hệ,… Tuy nhiên, nhu cầu ứng dụng công khai đã mở rộng nhanh chóng sang các
lĩnh vực khác như trị chơi di động, tự động hóa nhà máy, GPS và dịch vụ dựa trên vị

16


trí, theo dõi đơn hàng và vé mua hàng. Do đó, hiện nay đã có tới hàng triệu ứng dụng

di động có sẵn.
Các ứng dụng thường có sẵn thơng qua các nền tảng phân phối ứng dụng, bắt
đầu xuất hiện vào năm 2008 và thường được điều hành bởi các chủ sở hữu của hệ điều
hành di động, như Apple App Store, Google Plays, Windows Phone Store, BlackBerry
App World. Có một số ứng dụng miễn phí trong khi một số khác phải trả phí.
Thuật ngữ “ứng dụng đi động” là cách nói rút ngắn của thuật ngữ “phần mềm
ứng dụng đi động”. Trong tiếng Anh được viết tắt là app và đã trở nên cực kỳ phổ biến
hiện nay. Vào năm 2010, “ứng dụng di động” được liệt kê như là “từ ngữ của năm” do
Hiệp hội American Dialect Society chọn lọc.
Ứng dụng di động ban đầu được cung cấp với mục đích thơng tin tổng qt và
các dịch vụ thơng dụng trên mạng tồn cầu, bao gồm email, lịch, danh bạ, thị trường
chứng khốn và các thơng tin thời tiết. Tuy nhiên, nhu cầu chung của những người sử
dụng thiết bị di động và khả năng phát triển của các nhà lập trình đã mở rộng thành các
loại khác. Chẳng hạn như trị chơi di động, tự động hóa nhà máy, GPS và các dịch vụ
dựa trên địa điểm, định vị và ngân hàng để theo dõi, mua vé,… Sự bùng nổ về số lượng
và sự đa dạng của các ứng dụng đã tạo ra một tiềm năng và thị trường lớn. Theo công
ty nghiên cứu thị trường Gartner, 102 tỉ ứng dụng được tải về trong năm 2013 (91%
trong số đó là miễn phí) nhưng chúng vẫn sẽ tạo ra 26 tỉ USD, tăng 44,4% so với 18 tỉ
USD vào năm 2012. Báo cáo phân tích ước tính rằng nền kinh doanh ứng dụng tạo ra
doanh thu hơn 10 tỉ Euro cho mỗi năm trong Liên minh Châu Âu, trong khi hơn
529.000 công ăn việc làm đã được tạo ra trong 28 quốc gia EU do sự tăng trưởng của
thị trường ứng dụng.
Từ giao diện, tiện ích, năng suất của ứng dụng được tạo ra đều nhằm hướng đến
các nhu cầu của người sử dụng như giải trí, thể thao,… hay bất cứ thử gì khác cần thiết
trong cuộc sống của họ. Đặc biệt, trong nhiều năm trở lại đây, việc mua sắm trên các
ứng dụng di động tăng nhanh nhất, có đến 89% người sử dụng di động ở Việt Nam
17


được hỏi rằng đã từng thực hiện tất cả các bước để mua hàng trong ứng dụng. Những

người trong độ tuổi 18-24 là nhóm sẵn sàng mua ứng dụng nhất (94%). [4]
Tựu trung có thể thấy, điện thoại thơng minh đã quá quen thuộc và gắn bó mật
thiết với đời sống của mỗi người. Chúng ta có thể xem, nghe, kết nối với thế giới chỉ
với một chiếc điện thoại di động. Để cho việc này được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả
và tiện lợi hơn, các ứng dụng di động được thiết lập, sáng tạo và nâng cấp bởi các nhà
phát triển phần mềm. Con người ngày càng cần đến ứng dụng đi động, hay nói đúng
hơn, họ phụ thuộc vào các ứng dụng di động. Sự chuyển dịch này giúp cho các ứng
dụng di động cơ hội phát triển, Podcast trên các ứng dụng di động là một phần trong
số đó.
1.1.3. Phát triển
Theo Giáo trình “Những ngun lý cơ bản của Triết học Mác – Lê-nin”, khái
niệm về sự phát triển cũng có những quan điểm khác nhau, đối lập với nhau: quan điểm
siêu hình và quan điểm biện chứng.
Theo quan điểm siêu hình, phát triển chỉ sự tăng lên hay giảm đi đơn thuần về
mặt lượng, không có sự thay đổi gì về mặt vật chất của sự vật, hoặc nếu có sự thay đổi
nhất định về chất thì sự thay đổi ấy cũng chỉ diễn ra trong vịng khép kín, chứ khơng
có sự hình thành ra cái mới với những chất mới. Những người theo quan điểm siêu
hình xem sự phát triển như là một quá trình tiến lên liên tục, khơng có những bước
quanh co, thăng trầm, phức tạp.
Theo quan điểm biện chứng, phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao.
Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự ra đời của cái mới thay thế
cái cũ. Dù trong hiện thực khách quan hay trong tư duy, sự phát triển diễn ra khôn
gphair lúc nào cũng theo đường thẳng mà rất quanh co, phức tạp, thậm chí có những
bước lùi tạm thời.

18


Theo quan điểm biện chứng, sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần
dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và

hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
Trên cơ sở khái quát sự phát triển của mọi sự vật, hiện tượng tồn tại trong hiện
thực, quan điểm duy vật biện chứng khẳng định, phát triển là một phạm trù triết học
dùng để chỉ quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật. Theo quan điểm này, phát triển khơng
bao qt tồn bộ sự vận động nói chung. Nó chỉ khái quát xu hướng chung của sự vận
động – xu hướng vận động đi lên của sự vật, sự vật mới ra đời thay thế cho sự vật cũ.
Sự phát triển chỉ là một trường hợp đặc biệt của sự vận động. Trong quá trình phát triển
của mình, trong sự vật sẽ hình thành dần dần những quy định mới cao hơn về chất, nó
sẽ làm thay đổi mối liên hệ, cơ cấu, phương thức tồn tại và vận động, chức năng vốn
có theo chiều hướng ngày càng hoàn thiện hơn. [5]
Chung quy lại, phát triển là một phạm trù tiết học, là quá trình vận động tiến lên
từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của
một sự vật. Q trình vận động đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt để đưa tới sự ra
đời của cái mới thay thế cho cái cũ. Sự phát triển là kết quả của quá trình thay đổi dần
về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, quá trình diễn ra theo đường xoắn ốc và hết mỗi
chu kỳ sự vật lặp lại dườnng như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn.
1.1.4. Phát triển Podcast trên ứng dụng di động
Như vậy, Phát triển Podcast trên ứng dụng di động là quá trình vận động từ thấp
đến cao, từ hiếm đến phổ biến, từ đơn giản đến hoàn thiện và phức tạp hơn của Podcast
trên các ứng dụng di động.
1.2.

Đặc điểm của Podcast trên ứng dụng đi động
Podcast, ngay từ tên gọi đã là sự kết hợp giữa radio truyền thống và xu hướng

nghe nhạc hiện đại. Trên các ứng dụng di động, Podcast lại càng có nhiều cơ hội và đất

19



diễn để có thể tăng giá trị của mình. Phần phân tích sau đây sẽ chỉ rõ những đặc điểm
của Podcast trên ứng dụng di động:
1.2.1. Sự kết hợp giữa radio truyền thống và hình thức nghe nhạc hiện đại
Kết hợp bản chất của radio truyền thống và hình thức tiếp cận của việc nghe
nhạc hiện đại cho ra đời Podcast. Khi người nghe muốn nghe radio truyền thống, họ
cần đến đài radio, ứng dụng radio trên điện thoại di động hoặc website của các kênh
phát thanh truyền thống. Hiện nay, người nghe cịn có thể tiếp nhận thơng tin qua radio
truyền thống bằng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Youtube,… trực tiếp hoặc
nghe sau. Tuy nhiên, nghe theo những hình thức này vẫn cịn có nhiều hạn chế và cản
trở q trình tiếp cận thơng tin của thính giả.
Ví dụ: nghe bằng đài radio hoặc ứng dụng radio hiện đại trực tuyến: Người nghe
có thể tiếp cận thông tin ngay lập tức nhưng chỉ đến một thời điểm nào đó thì họ mới
được nghe chương trình mà mình mong muốn. Việc nghe lại cũng rất khó khăn. Trừ
những chương trình được lưu trữ trên website hoặc một số nền tảng mạng xã hội, cịn
khơng thì hầu như họ khơng cịn được nghe lại nữa. Nếu nghe radio thơng qua mạng
xã hội thì các yếu tố gây nhiễu, mất tập trung cho thính giả là rất cao. Bởi vì radio
truyền thống chỉ đang tận dụng khơng gian của mạng xã hội để trình phát những chương
trình của mình. Nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tài nguyên mạng xã hội.
Về hình thức nghe nhạc hiện đại, người nghe không cần đến đầu đĩa, không cần
đến đĩa than, USB hay thậm chí khơng cần đến máy tính, họ vẫn có thể nghe nhạc mọi
lúc, mọi nơi chỉ bằng một chiếc điện thoại di động. Lấy ví dụ một ứng dụng nghe nhạc
trực tuyến được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay là Nhạc của tui. Người nghe
tải ứng dụng xuống điện thoại hoặc các thiết bị di động khác. Họ có thể tìm kiếm các
bài hát trên nền tảng này và tải xuống thư viện nghe nhạc của mình. Thơng thường các
bài hát được tải xuống miễn phí, nhưng người nghe sẽ phải xem quảng cáo để duy trì
hoạt động của ứng dụng và trả phí cho người nắm giữ bản quyền bài hát. Những bài
hát đã được lưu vào thư viện có thể được nghe offline (khi khơng có kết nối Internet).
20



Có rất nhiều nển tảng phát nhạc trực tuyến tương tự như với Nhạc của tui tại
Việt Nam và trên thế giới. Hiện nay nhiều nền tảng phát nhạc trực tuyến đã chuyển
sang hình thức trả tiền để có thể nghe nhạc mà không bị làm phiền bởi quảng cáo. Tuy
nhiên, khoản tiền này không lớn nên việc chi tiền để nghe nhạc dường như khơng mấy
khó khăn với đại đa số thính giả hiện nay. Những tài khoản nghe nhạc miễn phí cũng
khơng gặp nhiều trở ngại khi vẫn tồn tại quảng cáo đi kèm khi nghe nhạc.
Sự phát triển của xu hướng nghe nhạc trực tuyến đã thay đổi thói quen nghe nhạc
truyền thống khoảng 10 năm trở lại đây. Điều này là khó tránh khỏi và là một xu hướng
tất yếu. Bởi Internet hầu như được phổ cập ở bất cứ đâu trên thế giới. Đó cũng chính
là một nguồn cảm hứng cho các ứng dụng Podcast được xây dựng và phát triển. Sự kết
hợp giữa nội dung của radio truyền thống và hình thức phục vụ công chúng của các
nền tảng phát nhạc hiện đại đã cho ra đời những ứng dụng Podcast của ngày hôm nay.
Sự kết hợp này hoàn toàn phù hợp với sự vận động chung. Nó góp phần tạo ra một
phương pháp, hình thức tiếp cận mới mẻ và đơn giản hơn cho công chúng: nghe radio
chất lượng cao, mọi lúc mọi nơi và chỉ bằng một chiếc điện thoại di động.
Nhờ có sự xuất hiện của Podcast, người nghe có thể tiếp cận thơng tin dưới hình
thức âm thanh thuần túy một cách chủ động hơn. Họ có thể nghe chương trình u
thích của mình bất cứ lúc nào rảnh rỗi, không cần đến Internet nếu người nghe cài đặt
chế độ tự động tải xuống các chương trình mới trên điện thoại di động. Hơn nữa,
Podcast còn giúp người nghe hạn chế được tình trạng chất lượng đường truyền kém
của radio truyền thống.
1.2.2. Có thể nghe trực tuyến hoặc tải xuống miễn phí
Các nền tảng Podcast trên các hệ điều hành điện thoại đều có thể nghe trực tuyến
miễn phí. Thậm chí bạn có thể tải xuống bất kỳ Podcast nào tùy thích trên điện thoại
di động để nghe ngoại tuyến. Các ứng dụng nghe Podcast phổ biến hiện nay trên điện
thoại di động như Google Podcast, Apple Podcast cho phép người dùng đăng ký và tự
động tải xuống các tập mới, giúp người nghe không bị bỏ lỡ những tập mới và có thể
21



nghe bất cứ lúc nào cần đến mà không cần kết nối Internet. Đặc điểm này giúp cho
người dùng thuận tiện hơn trong việc giết thời gian chết trong lúc chờ đợi, đi xe, đi bộ
trên đường,…
Người sử dụng iOS còn được cài đặt sẵn ứng dụng Podcast trên thiết bị di động,
có thể nghe bất cứ lúc nào mà không cần cài đặt. Đối với Google Podcast, người nghe
không cần đăng nhập tài khoản riêng mà được tự động đồng bộ với tài khoản Google
trên điện thoại di động hoặc máy tính bảng. Vì vậy, ngay khi tải phần mềm xuống thiết
bị di động, người nghe có thể trực tiếp trải nghiệm, lựa chọn nghe các chương trình
Podcast mà không mất nhiều thời gian để tạo tài khoản và đăng nhập. Nghe Podcast
trên Spotify có một số điểm khác biệt vì Spotify đang tập trung phần lớn người nghe ở
hạng mục âm nhạc. Để có thể nghe Podcast trên Spotify, người nghe phải đăng ký tài
khoản. Họ có thể lựa chọn nghe miễn phí hoặc nghe trả phí. Trong đó, nghe miễn phí
phải chịu sự tác động của các quảng cáo, cịn nghe trả phí thì ngược lại.
Có thể nói rằng, đây là một trong những đặc điểm rất riêng dành cho người nghe
Podcast. Podcast được xem là sự lựa chọn tối ưu cho những người bận rộn, không
muốn bị gây nhiễu hoặc ảnh hưởng bởi những thứ mình khơng quan tâm, muốn tập
trung vào những thứ mình thực sự muốn nghe và muốn được tiếp nhận. Giao diện của
các ứng dụng Podcast rất đơn giản. Người nghe có thể đăng ký các kênh Podcast mình
quan tâm, thiết bị sẽ tự động tải xuống các tập mới được cập nhật. Từ đó, họ sẽ có thể
nghe các tập mới nhất mà không cần kết nối Internet.
Khả năng tự động hóa này hầu như khơng xuất hiện ở các mạng xã hội như
Facebook, Youtube hay nhiều ứng dụng khác. Podcast như một kho thư viện bằng âm
thanh chờ sẵn chờ công chúng tiếp nhận hoặc thưởng thức mọi lúc, mọi nơi mà không
phụ thuộc nhiều vào các yếu tố bên ngồi.
Vừa miễn phí, vừa có thể tự động tải xuống, vừa cập nhật đủ thông tin và đáp
ứng được nhu cầu của công chúng, Podcast nghiễm nhiên trở thành một hình thức gây
rối mơ hình doanh thu truyền thống. [6] Tuy nhiên, hiện nay Podcast đang xây dựng
22



những hình thức mang lại doanh thu riêng, bao gồm tính cả lượt nghe và doanh thu từ
quảng cáo.
1.2.3. Nghe một chiều, không tương tác trực tiếp
Không giống như mạng xã hội như Youtube, Facebook, Instagram,… người
nghe Podcast không thể bình luận, chia sẻ hay gửi phản hồi trực tiếp trên các Podcast
mà họ nghe. Những gì mà người nghe nhận lại được có thể truyền cảm hứng, tạo động
lực, giúp bạn được khai mở trí óc hay tìm thấy mình ở trong đó, nhưng cuối cùng thì
nó cũng chỉ độc thoại một chiều. Thiết kế tuyến tính của Podcast có nghĩa là bạn có
thể hiểu rất nhiều về Podcast đó, về kênh chương trình u thích, về người dẫn chương
trình tiềm năng, nhưng họ lại khơng biết gì về bạn cả.
Đặc điểm này có vẻ như đi ngược lại với sự phát triển chung của công nghệ hiện
đại và truyền thông số như hiện nay. Khi đối với hầu hết các chương trình, các nền
tảng mạng xã hội, thiết bị điện tử, ứng dụng di động,… con người đều dễ dàng tương
tác với chúng. Trong nhiều năm qua, các nền tảng mạng xã hội luôn luôn nỗ lực để đưa
mọi đối tượng đến gần với nhau hơn, tương tác dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn. Thực
tế chứng minh con người đã rất thành công với mục tiêu này. Chỉ cần giọng nói của
con người được cất lên, chiếc điện thoại thông minh với trợ lý đại tài trong điện thoại
đã biết được họ cần gì. Chỉ mất chưa tới một giây để họ thể hiện sự yêu mến, quan
điểm của mình về một vấn đề, thậm chí đánh giá về một con người trên mạng xã hội.
Khi khán giả được xem một video phát trực tiếp trên nền tảng Youtube, chỉ cần
chưa đến 1 giây, họ đã có thể gửi thơng điệp, cảm xúc, góp ý, đánh giá của mình đến
với chủ nhân của video đó. Ngay lập tức chưa đầy 1 giây sau, người làm video nhận
được thông tin và tương tác lại ngay lập tức với ý kiến phản hồi của khán giả. Mọi thứ
diễn ra rất nhanh chóng và đơn giản. Khơng chỉ trên mạng xã hội mà ngay cả trên báo
điện tử, truyền hình, phát thanh truyền thống, việc tương tác nhanh chóng và trực tiếp
giữa người làm chương trình và cơng chúng cũng đang trở nên vô cùng đơn giản. Điều

23



này góp phần vào việc giải phóng con người khỏi khoảng cách, địa vị, đưa con người
đến gần nhau không tốn nhiều thời gian và công sức.
Nhưng Podcast lại đi theo con đường ngược lại. Người nghe Podcast khơng có
mục bình luận, khơng có biểu tượng cảm xúc và trên nhiều nền tảng Podcast khơng có
nút chia sẻ. Nó khơng tạo cơ hội cho thính giả được thể hiện cảm xúc hay phản hồi của
mình ngay trong giây lát. Nhưng thực tế, Podcast lại định hướng cho thính giả của họ
tương tác theo một cách rất riêng. Đó khơng phải là tương tác trực tiếp chỉ bằng một
vài giây ngắn ngủi. Nhiều người đánh giá việc tương tác này bằng cái tên rất mĩ miều:
“Chọn kiểu phiêu lưu của riêng bạn”. Tại sao vậy?
Khi nghe một nội dung thú vị trong Podcast, người nghe không đơn thuần chỉ
buông một vài câu chúc mừng hay khen ngợi như các bình luận trên Youtube – một
cách vô thưởng vô phạt và dễ dãi. Họ sẽ phải mất nhiều thời gian hơn, nhưng đổi lại
họ lại có những trải nghiệm sâu sắc và mang dấu ấn cá nhân hơn.
Ví dụ: Thính giả đang nghe một câu chuyện rất hay của kênh “How to be a girl”
của Marlo Mack. Họ quá tò mò về câu chuyện đằng sau những nhân vật đó, nhưng
khơng thể để lại bình luận ngay dưới tập Podcast đó một câu khen ngợi hay thắc mắc
về câu chuyện. Họ phải dành thời gian tìm kiếm thơng tin nhiều hơn về cụm từ “How
to be a girl” và Marlo Mack trên Google. Từ đó, họ được dẫn dắt tới Blog của Marklo
Mack và dần dần câu chuyện của một người mẹ có con trai đồng tính vào cuộc sống
của thính giả một cách gần gũi hơn, sâu sắc hơn. Nó khơng đơn thuần chỉ là biết đến,
mà là hiểu thấu và cảm nhận theo cách của riêng mỗi người.
Một ví dụ khác, khi người nghe tìm được một câu chuyện thú vị từ kênh Podcast
“Ta đi Tây” – một Kênh Podcast tâm sự và giải đáp thắc mắc về chuyện du học, họ
không thể phát biểu cảm nhận hay đề xuất, đặt ra những thắc mắc, câu hỏi của mình ở
ngay phía dưới như khi xem video trên Youtube hay đọc một bài viết trên Facebook.
Nhưng để thuận tiện cho việc kết nối giữa thính giả với những người làm Podcast, một
địa chỉ email và link trang cá nhân Facebook đã được ghi lại ở phần mô tả của Podcast.
24



Trong một cuộc phỏng vấn sâu với chủ kênh Podcast “Ta Đi Tây”, người làm khóa
luận nhận thấy họ thực sự cảm kích khi nhận được sự phản hồi từ thính giả thơng qua
một bức thư được viết qua email. Sự tương tác này sẽ có tần suất ít hơn nhiều so với
trên nhiều mạng xã hội khác. Nhưng đổi lại, đó là một kiểu tương tác mang lại sự đồng
điệu, nhiều trải nghiệm thú vị cho cả người nghe lẫn người làm Podcast.
Sự phát triển của mạng xã hội giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn.
Nhưng càng dễ tương tác thì con người càng thiếu sự tính tốn, cân nhắc trong từng
câu từ và thái độ, biểu cảm đối với một vấn đề. Thông thường, người nghe có thể tìm
thấy địa chỉ email hoặc website chủ quản của kênh Podcast đó ngay phần giới thiệu
hoặc trong nội dung của từng Podcast. Điều này làm giảm bớt số lượng tương tác hơn
so với việc tương tác trực tuyến, nhưng nó lại giúp thính giả có thời gian suy nghĩ và
cân nhắc về những điều mình sắp nói, tạo thành một môi trường ứng xử văn minh trong
thời đại số. Đây có thể nói là một bước đi và định hướng khác biệt nhưng đầy nhân
văn, tinh tế của các nền tảng Podcast hiện nay.
1.2.4. Người nghe không bị làm phiền bởi quảng cáo
Có một đặc điểm khá “dễ chịu” khi nghe Podcast, đó là người nghe khơng bị
làm phiền bởi quảng cáo. Đa phần các ứng dụng di động nghe Podcast đều miễn phí
và khơng có quảng cáo đi kèm. Không chỉ trong nội dung mỗi Podcast, mà cả trên giao
diện của các ứng dụng di động Podcast hầu như đều khơng chứa quảng cáo làm phiền
thính giả khi sử dụng. Điều này đúng với đa phần các nền tảng Podcast như Apple
Podcast, Google Podcast. Tuy nhiên, nghe Podcast trên Spotify phải trả một khoản phí
duy trì nhất định hàng tháng để không bị làm phiền bởi quảng cáo.
Thính giả của Podcast khơng mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị hoặc tìm
kiếm chương trình mà mình sẽ nghe. Ví dụ, khi truy cập vào ứng dụng Google Podcast,
người nghe chỉ cần ấn vào mục những chương trình đã lưu, chương trình đang nghe dở
hoặc chương trình đã tải về trong thư viện, họ có thể nghe từ đầu đến cuối chương trình

25



×