Tải bản đầy đủ (.pdf) (173 trang)

Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh vtv7, đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.25 MB, 173 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

VŨ HỒNG NHẬT LỆ

VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH DÀNH CHO THIẾU NHI
TRÊN KÊNH VTV7, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH “GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – CƠ THỂ LÀ
CỦA TỚ”, “CHUYỆN KỂ CỦA NHỮNG CHÚ CỨU”, “EDU TALK –
NHÌN VÀ THẤY” TỪ THÁNG 6/2019 ĐẾN THÁNG 12/2019)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
CHUN NGÀNH: BÁO TRUYỀN HÌNH

HÀ NỘI, THÁNG 6-2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUN TRUYỀN

VŨ HỒNG NHẬT LỆ


VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH DÀNH CHO THIẾU NHI
TRÊN KÊNH VTV7, ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM
(KHẢO SÁT CHƯƠNG TRÌNH “GIÁO DỤC GIỚI TÍNH – CƠ THỂ LÀ
CỦA TỚ”, “CHUYỆN KỂ CỦA NHỮNG CHÚ CỨU”, “EDU TALK –
NHÌN VÀ THẤY” TỪ THÁNG 6/2019 ĐẾN THÁNG 12/2019
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 1.01.01
CHUN NGÀNH: BÁO TRUYỀN HÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TH.S PHẠM QUỲNH TRANG

HÀ NỘI, THÁNG 6-2020


Khóa luận đã được chỉnh sửa theo khuyến nghị của Hội đồng.

Hà Nội, ngày 25 tháng 6 năm 2020
Chủ tịch Hội đồng

TH.S TRẦN THỊ HOA MAI


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
chỉ dẫn của người hướng dẫn khoa học là Th.s Phạm Quỳnh Trang. Mọi số
liệu, kết quả điều tra được nêu trong Khóa luận này đều trung thực, được trích
nguồn đầy đủ. Đề tài nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kì
cơng trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày 8 tháng 6 năm 2020

Tác giả Khóa luận

Vũ Hồng Nhật Lệ


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận “Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh
VTV7, Đài truyền hình Việt Nam” được hồn thành nhờ sự giúp đỡ tận tình
của các thầy, cô giáo, các anh chị làm việc trong lĩnh vực báo chí, đặc biệt là
kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam.
Tơi xin trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ths. Phạm Quỳnh Trang –
người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện để tơi thực hiện
Khóa luận này.
Xin cảm ơn các thầy, cơ giáo trong khoa Phát thanh – Truyền hình, Học
viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo mọi điều kiện cũng như đã truyền đạt
vốn kiến thức quý báu giúp tơi hồn thành Khóa luận.
Xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt
Nam, các anh chị nhà báo, phóng viên đã cung cấp rất nhiều tài liệu nghiên
cứu nội bộ liên quan đến đề tài. Nhờ đó mà tơi mới có thể hồn thành được
Khóa luận tốt nghiệp của mình.
Mặc dù đã cố gắng nghiên cứu, mơ tả và phân tích những khía cạnh có
liên quan đến “Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh
VTV7, Đài truyền hình Việt Nam” nhưng do thời gian và năng lực có hạn
nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu xót. Vì thế, tơi rất mong nhận được
sự góp ý của các thầy cơ và các bạn để Khóa luận được hồn thiện hơn nữa.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày 8 tháng 6 năm 2020


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU
NHI. .................................................................................................................. 9
1.1. Những khái niệm liên quan ..................................................................... 9
1.2. Chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu
nhi ............................................................................................................ 15
1.3. Những nội dung cơ bản về giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi ........ 23
1.4. Vai trò của truyền hình đối với vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu nhi29
1.5. Yêu cầu thông tin tuyên truyền về vấn đề giáo dục giới tính cho thiếu
nhi trên truyền hình ...................................................................................... 33
Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 HIỆN
NAY ................................................................................................................ 37
2.1. Giới thiệu về kênh VTV7 và các chương trình khảo sát ...................... 37
2.2. Thực trạng giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trong các chương trình
“Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”, “Chuyện kể của những chú cứu”,
“Edu Talk – Nhìn và thấy” trên kênh VTV7 ............................................... 42
2.3. Đánh giá chung về chất lượng các chương trình giáo dục giới tính dành
cho thiếu nhi trên kênh VTV7 .................................................................... 77
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC GIỚI TÍNH
DÀNH CHO THIẾU NHI TRÊN KÊNH VTV7 ........................................ 98
3.1. Vấn đề đặt ra trong việc giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi hiện nay98
3.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng các chương
trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 ........................................ 99
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 115
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 118



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Giải nghĩa

1

GDGT

Giáo dục giới tính

2

VTV

Đài truyền hình Việt Nam

3

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

4

SKSS


Sức khỏe sinh sản

5

WHO

Tổ chức Y tế thế giới

6

TP

Thành phố

7

NXB

Nhà xuất bản

8

THPT

Trung học phổ thông

9

THCS


Trung học cơ sở

10

GD&ĐT

Giáo dục và Đào tạo


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thống kê những nội dung về GDGT được đề cập đến trong các
chương trình .................................................................................................... 42
Bảng 2: Kết quả khảo sát cách thức tiếp cận các chương trình GDGT của
thiếu nhi ........................................................................................................... 95

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Tần suất xuất hiện các nội dung GDGT trong các chương trình trên
kênh VTV7 ...................................................................................................... 48
Biểu đồ 2: Đánh giá của thiếu nhi về chất lượng hình ảnh của các chương
trình GDGT ..................................................................................................... 74
Biểu đồ 3: Mức độ quan tâm của thiếu nhi với các chương trình GDGT trên
VTV7 ............................................................................................................... 83
Biểu đồ 4 : Chất lượng âm thanh trong các chương trình GDGT trên VTV7 89
Biểu đồ 5: Hình thức thể hiện chương trình hấp dẫn với thiếu nhi .............. 103
Biểu đồ 6: Mức độ yêu thích của các bạn thiếu nhi với 3 chương trình GDGT
trên kênh VTV7 ............................................................................................. 107


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Giáo dục giới tính (GDGT) là vấn đề được hầu hết các bậc phụ huynh
quan tâm nhưng lại ngại đề cập với con, nhất là các bé ở độ tuổi thiếu nhi, vẫn
chưa hiểu hết các bộ phận trên cơ thể mình. Mặt khác, các tài liệu nghiên cứu
về GDGT ở Việt Nam chủ yếu chỉ đề cập đến độ tuổi vị thành niên, đã bước
qua giai đoạn dậy thì, gắn liền với sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, GDGT cần
được bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay ở độ tuổi thiếu nhi, khi các bé bắt đầu
hình thành suy nghĩ, nhận thức về thế giới xung quanh. Ở các nước phát triển
trên thế giới, vấn đề GDGT cho thiếu nhi được đề cập tới từ rất sớm. Ở Anh,
trẻ em bắt đầu học về GDGT ngay từ khi ở độ tuổi mầm non. Pháp luật nước
Anh quy định rất rõ rằng trẻ em khi đủ 5 tuổi sẽ bắt đầu học về giới tính một
cách bắt buộc với tên gọi “Khóa học Nhà nước yêu cầu”. Hay ở Mỹ, việc
GDGT lại được phân theo các cấp học. Ngay khi còn học tiểu học, các em
nhỏ sẽ được thầy cô giới thiệu sơ lược về những bộ phận nhạy cảm, chức
năng của các bộ phận cũng như sự khác nhau giữa đàn ông và đàn bà.
Bên cạnh đó, xã hội ngày càng phát triển, trẻ em cũng được tiếp xúc
nhiều với các phương tiện thơng tin đại chúng. Trong đó, có cả những chương
trình truyền hình và internet. Điều đó, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến nhận thức
của thiếu nhi về vấn đề GDGT. Không thể phủ nhận hầu hết trẻ em hiện nay
cứ cầm điện thoại hay máy tính bảng là lại bật Youtube. Đây cũng chính là
kênh tiềm ẩn rất nhiều những thông tin về GDGT sai lệch. Đặc biệt, trong thời
gian vừa qua liên tiếp xảy ra các vụ xâm hại tình dục, chủ yếu ở đối tượng trẻ
em. Theo Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Vũ Thị Kim Hoa trong 4 năm (2015-2018) và 6 tháng đầu năm 2019, toàn
quốc xảy ra 7.829 vụ xâm hại trẻ em với 7.767 trẻ em bị xâm hại. Trong đó,
tại Hà Nội, từ năm 2015 đến hết tháng 6/2019, có 365 vụ xâm hại trẻ em với

1


313 trẻ em bị xâm hại, trong đó xâm hại tình dục 199 vụ (chiếm 54,5%) với

220 trẻ.
Trước thực trạng các vụ xâm hại tình dục trẻ em diễn biến ngày một
phức tạp thì nhiệm vụ trước mắt là cần đẩy mạnh tuyên truyền GDGT, giúp
trẻ học được các nguyên tắc tự bảo vệ bản thân, tránh nguy cơ xâm hại. Để
những kiến thức này được phổ biến rộng rãi thì cần có một kênh thơng tin đại
chúng tun truyền sâu rộng. Và truyền hình chính là cơng cụ đắc lực để thực
hiện nhiệm vụ này. Các kênh truyền hình thơng tin kịp thời các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về GDGT; Các văn bản, quy định về quyền
và trách nhiệm của mỗi công dân. Không chỉ vậy, truyền hình cịn cung cấp
các kiến thức đầy đủ về GDGT một cách khoa học, trực quan và sinh động.
Với thế mạnh có sự phối hợp song song của hình ảnh và âm thanh, truyền
hình sẽ truyền tải các thông điệp về GDGT một cách sâu rộng và gần gũi với
lứa tuổi thiếu nhi. Bên cạnh đó, các kênh truyền hình cũng có sự liên kết với
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) nên các kiến thức sẽ bám sát chương trình
học. Thậm chí nhiều chương trình chun sâu cịn có sự tham gia của các thầy
cơ giáo, các chuyên gia trong lĩnh vực GDGT. Từ đó có thể giải đáp thắc mắc
của các bạn thiếu nhi cũng như các bậc phụ huynh, đưa ra các giải pháp cụ thể
để ngăn ngừa, phịng tránh vấn nạn xâm hại tình dục. Qua đó, các bài học về
kỹ năng sống, cách ứng xử khi gặp tình huống bất lợi cũng được truyền hình
đẩy mạnh khai thác. Một trong những kênh truyền hình đã và đang thực hiện
nhiệm vụ này chính là Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7.
Vấn đề GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 được đề cập trong
nhiều chương trình khác nhau, ở các thể loại và đề tài khác nhau. Đặc biệt,
lãnh đạo kênh đã dành riêng một chương trình đề cập chuyên sâu về vấn đề
GDGT, đó là chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”. Hay
chương trình dạy trẻ về kỹ năng ứng xử thơng minh trước các tình huống
trong cuộc sống, đó là “Chuyện kể của những chú cừu”. Và không thể thiếu

2



những ý kiến bàn luận, góc nhìn của các bậc phụ huynh, các chuyên gia trong
vấn đề GDGT như chương trình “Edu Talk – Nhìn và thấy”. Sau một thời
gian lên sóng, các chương trình này đã đạt được những hiệu quả truyền thông
nhất định. Đây là lý do tác giả lựa chọn nội dung “Vấn đề giáo dục giới tính
dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam” làm đề
tài cho Khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Có khá nhiều tài liệu nghiên cứu về vấn đề GDGT. Mỗi tác giả lại có
một khía cạnh khai thác khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là các cơng trình đã
được cơng bố:
- “Giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên”, Tạp chí
Khoa học và Phụ nữ số 3/2001 của tác giả Đồn Kim Thắng và Dương Chí
Thiện;
- “Báo chí với chủ đề giáo dục giới tính cho lứa tuổi vị thành niên”,
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của tác giả Phạm
Thị Bích Nga, 2003;
- “Vấn đề giáo dục giới tính vị thành niên báo chí”, Khóa luận tốt
nghiệp Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn của tác giả Phùng Thị Phương
Anh, 2003;
- “Báo chí với chuyên đề giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho
lứa tuổi vị thành niên”, Khóa luận tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên
truyền của tác giả Phạm Thu Trang, 2006;
- "Báo mạng điện tử với việc tuyên truyền giáo dục giới tính và sức
khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên”, Khóa luận tốt nghiệp Học viện Báo
chí và Tuyên truyền của tác giả Nguyễn Thị Liên, 2008;
-“Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu niên trên VTV”, Luận văn
Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền của tác
giả Trần Thị Hải Anh, 2014;


3


- Cuốn sách “Giáo dục giới tính vì sự phát triển của vị thành niên” của
Bác sĩ Đào Xuân Dũng;
- Một số bài viết về chương trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của
tớ” VTV7 đăng trên báo điện tử VTV News,...
Các bài nghiên cứu, luận văn, sách, báo nói trên bước đầu đã đề cập
đến những khía cạnh khác nhau của vấn đề GDGT như: các khái niệm liên
quan, tầm quan trọng của việc GDGT, nội dung và hình thức GDGT,... Tuy
nhiên, hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều đề cập đến độ tuổi thanh thiếu niên,
đã trải qua q trình dậy thì, có những thay đổi về tâm sinh lý cần được gia
đình và nhà trường quan tâm mà chưa đề cập đến độ tuổi thiếu nhi. Đồng thời,
các tài liệu cũng đa phần nghiên cứu và khảo sát thông tin trên báo in, báo
mạng điện tử, mới chỉ có đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính cho thanh thiếu
niên trên VTV” là khảo sát trên truyền hình nhưng cũng chưa có khảo sát
chun sâu về Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7.
Ngồi ra, ở thời điểm các tác giả này nghiên cứu, VTV7 cũng chưa có
chương trình chun biệt về GDGT dành cho thiếu nhi, nên mức độ khảo sát
cịn ít, nội dung khảo sát đã cũ, chưa đáp ứng được nhu cầu thơng tin của bạn
đọc hiện nay. Vì vậy, đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi
trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam” là đề tài mới, chưa từng được
nghiên cứu. Với đề tài này, tác giả mong muốn khai thác sâu hơn và mới hơn
những nội dung đã được đề cập, đồng thời đóng góp những nghiên cứu của
mình để tìm hướng phát triển tốt hơn cho vấn đề GDGT trong các chương
trình truyền hình của VTV nói chung và của VTV7 nói riêng. Trong khóa
luận, tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc những ý tưởng khai phá của các nhà
nghiên cứu trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề tài
nghiên cứu của mình một cách hiệu quả nhất.


4


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là 3 chương trình: “Giáo dục giới tính
– Cơ thể là của tớ”, “Chuyện kể của những chú cừu", “Edu Talk – Nhìn và
thấy” trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt Nam.
b. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát 3 chương trình “Giáo dục
giới tính – Cơ thể là của tớ”, “Chuyện kể của những chú cừu", “Edu Talk –
Nhìn và thấy” trong thời gian từ tháng 6/2019 đến 12/2019.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và thực tiễn, khóa luận nghiên cứu, tìm
hiểu thực trạng, làm rõ những thành công và hạn chế của vấn đề GDGT trong
các chương trình dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7, Đài Truyền hình Việt
Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu
quả các chương trình về nội dung này trong thời gian sắp tới.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, khóa luận cần thực hiện những nhiệm vụ
sau:
- Một là, làm rõ các vấn đề lý luận về GDGT như: Khái niệm, vai trò, thế
mạnh và hạn chế của truyền hình trong việc GDGT cho thiếu nhi.
- Hai là, tiến hành khảo sát, thống kê, phân tích làm rõ thực trạng GDGT
trên kênh VTV7 Đài Truyền hình Việt Nam. Từ đó chỉ ra những thành
cơng, hạn chế của việc GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7
trong trong thời gian vừa qua.
- Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương
trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7 trong thời gian tới.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5


a. Cơ sở lý luận
Khóa luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận là các quan
điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng,
Nhà nước, định hướng về công tác báo chí, hệ thống lý luận, quy định, luật
pháp về báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng.
b. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục đích và các nhiệm vụ ở trên, khoá luận sẽ sử dụng
những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Phương pháp luận: Đề tài dựa trên những quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, Nhà
nước về phát triển báo chí nói chung và báo truyền hình nói riêng.
- Phương pháp cơng cụ:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: dùng để nghiên cứu các tài liệu
dạng văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; Các
luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học, sách, báo liên quan đến vấn đề GDGT
cho lứa tuổi thiếu nhi đã được công bố. Từ đó kết hợp nghiên cứu, khái quát,
hệ thống hóa và bổ sung mặt lý thuyết về truyền hình nói chung, GDGT trên
truyền hình đặc biệt là GDGT cho thiếu nhi. Đó chính là những lý thuyết cơ
sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế và đưa ra những giải pháp khoa học
cho vấn đề nghiên cứu.
+ Phương pháp thống kê, đánh giá, phân tích: dùng để thống kê, phân
loại, phân tích các dữ liệu nghiên cứu trong các chương trình truyền hình
khảo sát. Phương pháp này được sử dụng để xác định tần số xuất hiện, mức
độ phát triển, chất lượng, hiệu quả những chương trình có nội dung GDGT
dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7. Tác giả cần phải xem lại các chương

trình “Giáo dục giới tính – Cơ thể là của tớ”, “Chuyện kể của những chú
cứu”, “Edu Talk – Nhìn và thấy” được phát trên VTV7 từ tháng 6 đến tháng
12 năm 2019. Từ đó rút ra những thống kê, đánh giá, phân tích, rút ra bài học

6


kinh nghiệm, những ưu điểm và hạn chế trong phương pháp làm chương
trình.
+ Phương pháp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu và sử dụng bảng hỏi
thăm dò ý kiến): dùng để điều tra công chúng, lấy ý kiến phụ huynh, phỏng
vấn những người làm chương trình trong diện khảo sát và các chuyên gia, các
nhà quản lý, cố vấn của chương trình).
Phỏng vấn sâu ekip làm chương trình; lãnh đạo Kênh VTV7, Đài
Truyền hình Việt Nam; các chuyên gia sức khỏe, tâm lý; các bạn thiếu nhi từ
6 – 12 tuổi; ghi nhận ý kiến đánh giá, quan điểm về các chương trình đã phát
sóng, những kế hoạch phát triển chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trong
tương lai. Đặc biệt là dành dung lượng lớn phiếu để phỏng vấn trực tiếp các
bạn thiếu nhi và phụ huynh là những đối tượng khán giả chính của chương
trình.
Xây dựng bảng điều tra xã hội học với hệ thống câu hỏi chi tiết, cụ thể
khảo sát trong phạm vi vùng, miền: thành phố, nơng thơn... nhằm mục đích
thu thập ý kiến đánh giá khách quan, sâu rộng của công chúng ở lứa tuổi từ 6
– 12 tuổi về vấn đề tuyên truyền GDGT cho thiếu thi trên kênh VTV7 hiện
nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa lý luận
Việc nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí nói chung và chun ngành Báo
truyền hình nói riêng trong đề tài “Vấn đề giáo dục giới tính dành cho thiếu
nhi trên kênh VTV7, Đài truyền hình Việt Nam” chưa từng được nghiên

cứu. Do vậy, khóa luận này là cơng trình khoa học đầu tiên tổng kết thực tiễn
một cách hệ thống, rút ra các luận điểm, kết quả có tính lý luận về vai trị,
những thành cơng và hạn chế của các chương trình truyền hình trên kênh
VTV7 trong việc GDGT cho thiếu nhi.

7


Hi vọng rằng khóa luận này sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những
nghiên cứu vấn đề GDGT trong các chương trình truyền hình nói chung và
các chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi nói riêng.
b. Thực tiễn đề tài
Khóa luận này sẽ là cơ sở khoa học góp phần giúp những người làm
chương trình về GDGT cho thiếu nhi có cái nhìn trực quan về sự tiếp nhận
của cơng chúng. Từ đó, tổng kết, đánh giá được chất lượng chương trình,
nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ để cải thiện chất lượng của chương
trình.
Mặt khác, khóa luận góp phần là gợi ý giúp lãnh đạo kênh VTV7, Đài
truyền hình Việt Nam nghiên cứu, xây dựng thêm các chương trình mới về
vấn đề GDGT cho thiếu nhi.
7. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về vấn đề giáo dục giới tính trong các chương trình
truyền hình dành cho thiếu nhi.
Chương 2: Thực trạng giáo dục giới tính trong các chương trình dành cho
thiếu nhi trên kênh VTV7 hiện nay.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng các
chương trình giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7.


8


Chương 1:
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TRONG CÁC
CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH DÀNH CHO THIẾU NHI.

1.1.

Những khái niệm liên quan

1.1.1. Giáo dục
Theo từ điển Tiếng Việt, giáo dục được hiểu: “Giáo là chỉ bảo, uốn
nắn, biến đổi và làm cho hoàn hảo. Dục là bản chất hoặc tính khí con người
cần được uốn nắn, chỉ bảo. Vậy giáo dục là tiến trình uốn nắn, hướng dẫn
con người ngày càng trở nên toàn diện” [7, tr.104]. Như vậy, định nghĩa này
nhấn mạnh đến vai trò của người làm nhiệm vụ “Giáo dục” đó là uốn nắn, dạy
dỗ, định hướng để thay đổi nhận thức, hành vi của con người. Từ đó mà thay
đổi một cách tồn diện hơn. Tiến trình này có sự song hành giữa người giáo
dục và người được giáo dục.
PGS.TS Phạm Viết Vượng lại có quan niệm giáo dục như sau:“Giáo
dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội
kinh nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người”[11, tr.7]. Khái niệm
này chỉ ra q trình giáo dục có sự tiếp nối giữa các thế hệ, người đi trước chỉ
dạy cho người đi sau. Quá trình này diễn ra liên tục từ đời này sang đời khác
trở thành một hiện tượng xã hội đặc biệt. Tuy nhiên nó lại chưa đi đến khái
quát về mục đích cuối cùng của việc giáo dục.
Nhà triết học, nhà cải cách giáo dục và tâm lý học người Mỹ John
Dewey (1859-1952) nhận định: “Giáo dục là khả năng của loài người để đảm
bảo tồn tại xã hội” [3 ,tr.8]. Với quan điểm này, John Dewey khẳng định mục

đích cuối cùng của giáo dục là giúp cho xã hội loài người tồn tại và phát triển.
Từ các quan niệm về giáo dục nêu trên, tôi đã phân tích và đưa ra quan
điểm về giáo dục như sau: “Giáo dục là quá trình hướng dẫn, truyền đạt kiến
thức, kỹ năng của các thế hệ trước cho các thế hệ sau nhằm mục đích hồn

9


thiện phẩm chất và năng lực của người học. Từ đó góp phần phát triển xã
hội”. Như vậy, mục đích cuối cùng của giáo dục là giúp con người phát triển
hồn thiện hơn, góp phần nâng cao nhận thức và xây dựng xã hội ngày một
tốt đẹp hơn.
1.1.2. Giới tính
Từ điển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Giới tính chỉ đặc điểm đực
(♂) và cái (♀) trong giới sinh vật. Ở người là toàn bộ những đặc điểm riêng
biệt tạo nên sự khác nhau giữa nam và nữ. Giới tính của con người có nguồn
gốc sinh học và nguồn gốc xã hội. Những đặc điểm giải phẫu và sinh lí của
cơ thể là tiền đề và cơ sở vật chất tạo nên sự khác biệt của giới tính. Tình cảm
và ý thức về giới chỉ được hình thành thơng qua hoạt động và giao tiếp với
người khác, dưới ảnh hưởng của giáo dục và các điều kiện xã hội. Chính xã
hội quy định và đánh giá giới tính của con người về mặt xã hội, quy định sự
phân công lao động giữa nam và nữ, đòi hỏi ở mỗi giới phải có tiêu chuẩn
đạo đức, cách cư xử, tác phong, đặc điểm khác nhau” [8, tr.142]. Định nghĩa
này chỉ ra rằng GDGT có mối quan hệ mật thiết giữa tính sinh học và tính xã
hội. Trong đó, tính xã hội quy định các tiêu chuẩn về đạo đức, lối sống của
con người thơng qua giao tiếp, hành vi. Tính sinh học là bản năng có trong
mỗi người cịn tính xã hội cần trải qua quá trình sống, học tập và giao tiếp xã
hội.
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện – chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
nghiên cứu về Y học, Giáo dục, Văn hóa và Tâm lý của Việt Nam nhận định:

“Giới tính được coi như là một khái niệm sinh học đực và cái, nhưng ở con
người mang tính xã hội rõ rệt, sự phân chia giới tính khơng chỉ phân chia
trong hoạt động lao động mà còn cả trong các lĩnh vực khác như : Gia đình,
phong tục, tập quán...Nếu như ở các sự vật khác sự phân chia giới tính mang
tính chất tự nhiên thuần t thì ở con người mang tính chất xã hội rõ rệt” [10,
tr.15]. Với quan niệm này thì giới tính được hình thành từ hai nguồn gốc sinh

10


học và xã hội. Ở nguồn gốc sinh học thì giới tính của hai giới phụ thuộc vào
các nhiễm sắc thể. Với nam giới trong tinh trùng có hai loại nhiễm sắc thể đó
là nhiễm sắc thể X quy định là giới nữ, nhiễm sắc thể Y quy định là giới nam.
Còn trong tế bào trứng của nữ chỉ chứa một nhiễm sắc thể X . Khi một nhiễm
sắc thể Y của nam kết hợp với nhiễm sắc thể X của nữ thì sẽ sinh ra một bé
trai. Cịn nếu nhiễm X của nam kết hợp với nhiễm sắc thể X của nữ thì sẽ sinh
ra bé gái. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, giới tính của con người
còn được chi phối bởi các đặc điểm xã hội. Đó là tính cách, cách ứng xử, giao
tiếp xã hội và đặc biệt là dưới ảnh hưởng của gia đình, nhà trường và mơi
trường sống xung quanh.
SEAGEP (Chương trình bình đẳng giới Khu vực Đơng Nam Á thuộc
Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 2001) định nghĩa: “Giới
tính là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ không thể thay
đổi được. Chỉ có một số khác biệt nhỏ về vai trò của nam và nữ về mặt sinh
học và sinh lý trên cơ sở giới tính. Ví dụ như việc mang thai, sinh nở và sự
khác biệt về sinh lý có thể là do các đặc điểm giới tính” [2, tr.6]. Khái niệm
này nghiêng hồn tồn các đặc điểm giới tính về sinh học và cho rằng nó hoàn
toàn cố định. Con người một khi đã sinh ra là đã có giới tính rõ ràng, chỉ khác
nhau về vai trò giữa nam và nữ.
Nhưng từ đầu thế kỷ XXI, con người được tiếp cận với các thuật ngữ

mới về giới tính như: đồng tính, chuyển giới, dị tính, song tính... Các thuật
ngữ này đề cập đến các khunh hướng tình dục, thái độ, nhận thức của một bộ
phận người trong xã hội có khung hướng giới tính trái ngược với cơ thể sinh
học của bản thân. Có thể cơ thể là nữ nhưng lại có xu hướng giới tính là nam
và ngược lại. Cùng với sự phát triển của Y học, đặc biệt là phương pháp phẫu
thuật chuyển giới mà việc xác định giới tính di truyền cũng như các khái niệm
niệm về giới tính ngày càng trở nên nhạy cảm.

11


Từ những quan niệm khác nhau về giới tính ở trên, tôi đã tổng kết và
đưa ra khái niệm về “Giới tính” như sau: “Giới tính chỉ những đặc điểm khác
nhau về mặt sinh học giữa nam và nữ. Những điểm khác biệt ấy quy định vai
trò, trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội”.
1.1.3. Giáo dục giới tính
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam: “Giáo dục giới tính là bộ phận hữu
cơ của giáo dục đời sống gia đình giúp thế hệ trẻ: Có những hiểu biết cơ bản
về các đặc điểm giới tính, về q trình sinh sản ở người, về các bệnh lây lan
do quan hệ tình dục; Có ý thức và biết đánh giá đúng đắn hành vi của mình
và người khác trong mối quan hệ với người khác giới, xây dựng đúng đắn tình
bạn, tình u chân chính; Chuẩn bị về mặt tâm lý và thực tiễn cho cuộc sống
vợ chồng hạnh phúc, từ cách làm cha, làm mẹ trong tương lai” [8 ,tr.121].
Khái niệm này chỉ ra rằng giáo dục giới tính gắn liền với giáo dục đời sống
gia đình. Nó giúp cho các thế hệ trẻ hiểu được tầm quan trọng của gia đình
cũng như có những hiểu biết để xây dựng và phát triển gia đình của bản thân.
V. Vladi – D.Capuxtin - nhà nghiên cứu tâm lý người Nga lại có quan
niệm: “Giáo dục giới tính là bộ phận khơng thể tách rời của giáo dục đạo
đức, gắn liền với một loạt các vấn đề giáo dục và y học. Nó giúp cho trẻ hiểu
được vai trị của con trai hoặc con gái, của một thanh niên hoặc một phụ nữ,

tiếp đó là phát triển vai trị của một người đàn ơng hoặc một người đàn bà, cả
vai trị của người chồng hoặc người vợ, người bố hoặc người mẹ cho phù hợp
với các nguyên tắc đạo đức xã hội...” [5 ,tr.5]. Quan điểm này của V. Vladi –
D.Capuxtin đã đề cao vấn đề đạo đức trong GDGT. Đó là nền tảng để phát
triển xã hội, là chuẩn mực ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau
cũng như đối với mơi trường xung quanh. Ơng cũng phân biệt rõ 2 giới nam
và nữ qua các thế hệ trong gia đình từ con cái, người trưởng thành bước chân
ra ngồi xã hội và bố mẹ trong gia đình.

12


Bác sĩ Đào Xuân Dũng, chuyên gia tình dục học và Y khoa Việt Nam
lại cho rằng: “Giáo dục giới tính trước hết là phải tơn trọng tâm lý lứa tuổi,
mỗi độ tuổi phải có cách giáo dục khác nhau. Nói một cách đơn giản mục
đích của giáo dục giới tính là bảo vệ sức khỏe và cung cấp các kỹ năng cần
thiết để xây dựng mối quan hệ lành mạnh và có trách nhiệm giữa hai giới” [3,
tr.4]. Với quan điểm này, bác sĩ Đào Xuân Dũng hướng tới mục đích là bảo
vệ sức khỏe của hai giới. Đồng thời cần giáo dục theo hướng tâm lý, tôn trọng
từng độ tuổi khác nhau. Mỗi độ tuổi cũng cần có cách giáo dục riêng.
Như vậy có thể thấy, các quan niệm đều đề cập đến vấn đề GDGT là vô
cùng quan trọng với xã hội. Việc giáo dục này không chỉ ở khía cạnh cung
cấp các kiến thức mà cịn cần thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của từng
người sao cho phù hợp với chuẩn mực xã hội. Trên cơ sở tổng kết các khái
niệm ở trên, tôi đưa ra quan niệm của mình về GDGT như sau: “Giáo dục
giới tính là là việc truyền đạt tổng hợp những hiểu biết giới tính bao gồm:
tâm sinh lý, sự phát triển của cơ thể, cách ứng xử phù hợp với giới tính trong
xã hội, quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân.. Từ đó có các biện pháp bảo
vệ cơ thể cũng như hình thành lối sống lành mạnh, thể hiện trách nhiệm của
bản thân với cộng đồng”. Nó là sự kết hợp của các yếu tố: Các kiến thức sinh

học, tâm lý giới tính của con người và mặt đạo đức xã hội.
1.1.4. Thiếu nhi
Theo từ điển Tiếng Việt năm 2003, Thiếu nhi được định nghĩa như sau:
“Thiếu nhi là trẻ em thuộc các lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng” [7 ,tr.944].
“Thiếu niên” và “nhi đồng” là những từ Việt gốc Hán có nghĩa chỉ các lứa
tuổi khác nhau. Trong từ “nhi đồng”, “nhi” có nghĩa là “đứa bé”, “đồng”
cũng tương tự với nghĩa “đứa trẻ”. Trong tiếng Việt, “nhi đồng” là “trẻ em
thuộc lứa tuổi từ bốn - năm đến tám - chín” [7, tr.711]. Trong từ “thiếu
niên”, “thiếu” có nghĩa là “trẻ” (như thiếu nữ: cơ gái trẻ, thiếu phụ: người vợ
trẻ), “niên” là “năm, tuổi”. “Thiếu niên” là “tuổi trẻ” nhưng trong tiếng

13


Việt, nó mang nghĩa cụ thể hơn, là “trẻ em thuộc lứa tuổi từ mười - mười một
đến mười bốn - mười lăm” [7, tr.944]. Như vậy, theo định nghĩa của Từ điển
tiếng Việt, thiếu nhi là trẻ em thuộc độ tuổi từ 4 – 5 đến 14 –15. Tuy nhiên,
trong quá trình sử dụng, “thiếu nhi” được dùng với nghĩa tương đương với
“trẻ em”. Gần nghĩa với “thiếu nhi”, trong tiếng Việt có nhiều từ, chẳng hạn:
trẻ con, trẻ thơ, trẻ nhỏ, con nít… Những từ này thường được dùng với nghĩa
chung chung, ít có sự giới hạn độ tuổi rõ ràng.
Các công ước quốc tế liên quan đến việc bảo vệ quyền con người,
quyền của phụ nữ và trẻ em mà Việt Nam đã tham gia ký kết và là thành viên
đều quy định trẻ em là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành ở nước ta, có nhiều
quy định về độ tuổi trẻ em. Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy
định “trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”. Cịn Bộ luật Dân sự khơng
dùng thuật ngữ “trẻ em”, mà dùng thuật ngữ “người chưa thành niên” và quy
định là những người dưới 18 tuổi.
Thực tế cho thấy, xã hội Việt Nam vẫn chưa có cách hiểu chính xác về

độ tuổi thiếu nhi nên nhiều người còn nhầm lẫn. Từ các quan niệm về thiếu
nhi trên cùng với quá trình tổng kết, đánh giá các tài liệu, tơi đưa ra quan
điểm của mình về thiếu nhi như sau: “Thiếu nhi là trẻ em dưới 16 tuổi, đã bắt
đầu hình thành và phát triển nhận thức xã hội”.
1.1.5. Giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi
Dựa trên các phân tích và các khái niệm về “giáo dục giới tính” và
“thiếu nhi” ở trên, để thuận lợi cho q trình nghiên cứu tiếp theo, tác giả
khóa luận đưa ra quan niệm về “Giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi” như
sau: “giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi là sự hướng dẫn, truyền đạt
những kiến thức và kỹ năng cho thiếu nhi nhằm giúp cho mỗi người ở lứa tuổi
này hiểu rõ về cơ thể của bản thân. Từ đó biết cách bảo vệ sức khỏe, thể chất,

14


tinh thần cũng như hình thành, phát triển lối sống, nhân cách lành mạnh, phù
hợp với sự phát triển của xã hội”.
Thiếu nhi trong đề tài nghiên cứu của Khóa luận sẽ giới hạn trong độ
tuổi từ 6 – 12 tuổi. Đây là lứa tuổi phù hợp với định hướng phát sóng của các
chương trình GDGT dành cho thiếu nhi trên kênh VTV7, Đài Truyền hình
Việt Nam mà tơi nghiên cứu. Độ tuổi này cịn khá nhỏ và chưa có hiểu biết
sâu sắc về vấn đề GDGT. Vì thế, rất cần đến sự quan tâm và giáo dục đúng
cách của gia đình, nhà trường và xã hội.
1.2.

Chủ trương của Đảng, Nhà nước về vấn đề giáo dục giới tính cho
thiếu nhi
Đảng và Nhà nước có sự quan tâm rất lớn trong vấn đề GDGT dành

cho thiếu nhi. Những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà Nước được thể

hiện ở các điểm sau:
1.2.1. Đảng Cộng sản Việt Nam kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch
Hồ Chí Minh về giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi
Trước hết, phải kể đến tình u thương vơ hạn của Bác Hồ đối với
thiếu nhi. Đây chính là điểm xuất phát và là lý do chính để Chủ tịch Hồ Chí
Minh đặt ra tính cấp thiết phải giáo dục giới tính cho thiếu nhi. Trong thư gửi
thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1/6/1950, Bác đã viết: “Ở nước Việt Nam ta,
thì vì giặc Pháp gây ra chiến tranh, chúng nó đốt nhà, giết người, cướp của.
Vì vậy, người lớn phải kháng chiến, trẻ con cũng phải kháng chiến. Bác
thương các cháu lắm. Bác hứa với các cháu rằng: đến ngày đánh đuổi hết
giặc Pháp, kháng chiến thành cơng, thì Bác cùng Chính phủ và các đồn thể
cũng cố gắng làm cho các cháu đều được no ấm, đều được vui chơi, đều được
học hành, đều được sung sướng”.
Bác hiểu rằng thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, Bác
khẳng định rằng: “Thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước
nhà”. Đồng thời, Người còn yêu cầu toàn Đảng, toàn dân và tất cả mọi lực

15


lượng quan tâm, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng: “Vì vậy, chăm sóc
và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của tồn Đảng, tồn dân. Cơng tác đó
phải làm kiên trì, bền bỉ”.
Từ tầm quan trọng của công tác GDGT dành cho thiếu nhi. Trong bài
phát biểu tại Hội nghị cán bộ phụ trách thiếu nhi toàn miền Bắc, Người căn
dặn các cán bộ phụ trách thiếu nhi: “Công tác giáo dục thiếu niên, nhi đồng
rất quan trọng, đó là nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho Tổ quốc”.
Đánh giá cao vị trí, vai trị của thiếu nhi và công tác giáo dục, đào tạo,
bồi dưỡng thiếu nhi, chủ tịch Hồ Chí Minh ln đặt ra yêu cầu phải giáo dục,
đào tạo và bồi dưỡng thiếu nhi Việt Nam một cách toàn diện và sâu sắc.

Trong bài “1 - 6”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Yêu quý các em, chúng
ta phải lấy tinh thần dân chủ mới mà giáo dục các em “5 điều yêu”: Yêu Tổ
quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học, yêu quý của công. Chúng ta
phải khéo nuôi dạy, giúp cho nhi đồng phát triển sức khoẻ và trí óc, thành
những trẻ em có “4 tính tốt”: hoạt bát, mạnh dạn, chất phác, thật thà”. Như
vậy, nội dung giáo dục cho thiếu niên, nhi đồng theo Người rất tồn diện, cả
đức và tài.
Trong nhiều bài nói, bài viết và chỉ dẫn của mình, Bác đều cho rằng,
giáo dục đạo đức cho thiếu nhi là giúp cho thế hệ tương lai của đất nước trở
thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người chủ
tương lai của đất nước. Đồng thời cần giáo dục những kỹ năng sống cơ bản
cho thiếu niên, nhi đồng. Tóm lại, theo Bác: “Đối với các em, việc giáo dục
gồm có:
- Thể dục: Để làm cho thân thể mạnh khoẻ, đồng thời cần giữ gìn vệ
sinh riêng và vệ sinh chung.
- Trí dục: Ơn lại những điều đã học, học thêm những tri thức mới.
- Mỹ dục: Để phân biệt cái gì là đẹp, cái gì là khơng đẹp.

16


- Đức dục: Là yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động, yêu khoa học,
yêu trọng của công (5 cái yêu)”
Kế thừa và phát huy tư tưởng đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta
ln đánh giá cao và đặt niềm tin tưởng sâu sắc vào vai trò to lớn của thế hệ
trẻ. Từ đó, xác định nhiệm vụ chăm lo, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ
là nhiệm vụ của của Đảng, Nhà nước và tồn xã hội. Chính vì vậy, những
năm qua, Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về công tác giáo dục thế
hệ trẻ trong thời đại mới. Trước thực trạng xâm hại và lạm dụng tình dục gia
tăng thì việc GDGT cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

1.2.2. Giáo dục giới tính dành cho thiếu nhi là trách nhiệm của cả hệ thống
chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng
Nhà nước coi trọng và đánh giá cao vai trò của thiếu nhi đối với vận
mệnh đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên yêu cầu Đảng, Nhà
nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các thế hệ đi trước phải quan tâm chăm lo
đời sống vật chất, tinh thần, đặc biệt là việc giáo dục đạo đức, lối sống cho thế
hệ trẻ. Trong bài “Nâng cao trách nhiệm chăm sóc và giáo dục thiếu niên, nhi
đồng” đăng trên báo Nhân dân số 5526, ngày 01/6/1969, Bác viết: “Thiếu
niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Vì vậy chăm sóc và giáo
dục tốt cho các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Cơng tác đó phải
làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi
ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm phải giáo dục từ tuổi trẻ và giáo dục
là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả
giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đường lối của Đảng, trách nhiệm của chính
quyền, các ngành, các cấp, các đoàn thể, đặc biệt là của cả hệ thống chính trị.
Cần phát huy vai trị của cán bộ phụ trách thiếu nhi trong giáo dục thiếu niên,
nhi đồng. Về giải pháp này, trong thư gửi hội nghị cán bộ phụ trách nhi đồng,

17


×