Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Bài thi Hồ sơ 06 Hình sự cơ bản Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.98 KB, 16 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
CƠ SỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------------------------

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THEO HỒ SƠ TÌNH HUỐNG
KỸ NĂNG CỦA LUẬT SƯ THAM GIA GIẢI QUYẾT CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ
Hồ sơ tình huống số 06. Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam “Cố ý gây
thương tích”
(Hình sự chun sâu 2, kỳ thi chính )

Họ và tên: [•]
Sinh ngày: [•]
Phịng thi: [•]
Số báo danh: [•] Lớp: [•]
Khóa [•] học tại Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 02 năm 2022


MỤC LỤC

BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT.......................................................................................3
NỘI DUNG BÁO CÁO................................................................................................4
Câu hỏi 1: Anh (Chị) hãy tóm tắt nội dung vụ án sau khi nghiên cứu hồ sơ này............4
Câu hỏi 2: Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam,
Anh (Chị) hãy viết bản kiến nghị của Luật sư gửi cơ quan VKSND có thẩm
quyền để bảo vệ quyền lợi cho 2 thân chủ.....................................................................5
Câu hỏi 3: Là Luật sư bảo vệ cho bị hại là Phạm Văn Thìn, Anh (Chị) hãy viết
bản luận cứ bảo vệ cho thân chủ mình.........................................................................12
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................15


2


BẢNG TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Nguyên văn
Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung
năm 2017
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
Tòa án nhân dân
Viện kiểm sát nhân dân
Cảnh sát điều tra
Bút lục

3

Từ viết tắt
BLHS
BLTTHS
TAND
VKSND
CSĐT
BL


CÂU HỎI BÁO CÁO
Câu hỏi 1: Anh (Chị) hãy tóm tắt nội dung vụ án sau khi nghiên cứu hồ sơ này.
Câu hỏi 2: Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam, Anh
(Chị) hãy viết bản kiến nghị của Luật sư gửi cơ quan VKSND có thẩm quyền để bảo
vệ quyền lợi cho 2 thân chủ.
Câu hỏi 3: Là Luật sư bảo vệ cho bị hại là Phạm Văn Thìn, Anh (Chị) hãy viết bản

luận cứ bảo vệ cho thân chủ mình.
NỘI DUNG BÁO CÁO
Câu hỏi 1: Anh (Chị) hãy tóm tắt nội dung vụ án sau khi nghiên cứu hồ sơ này.
Gia đình ơng Vũ Sỹ Thành, vợ là bà Phạm Thị Tất, và gia đình bị cáo Nguyễn Quốc
Cường có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau từ nhiều năm nay. Do khúc mắc trong
việc vay nợ và Bắc cho rằng vợ chồng ơng Thành nói xấu vợ chồng Cường do vay nợ
nhiều nên sắp vỡ nợ, nên khoảng 17 giờ ngày 01/01/2018, Cường một đi một mình đến
nhà ơng Thành ở Khu đô thị Phú Điền, Phường Đồng Nguyên, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh
Bắc Ninh để giải quyết mâu thuẫn.
Tại nhà ông Thành, sau khi giữa hai bên có lời qua tiếng thì Cường cầm một chiếc xơ
nhựa ở gần chỗ ngồi, ném ra giữa nền nhà. Thành khóa cửa nhà lại và nhờ người thân
gọi công an đến giải quyết. Khi Cường chạy ra ngồi thì Thành đấm vào má trái nhưng
khơng gây thương tích. Vì vậy, Cường đã gọi điện thoại cho Nguyễn Quốc Cường, em
ruột Cường, đến nhà ông Thành. Nam đến nhà ông Thành và sau đó giữa Cường, Nam,
Thành và ơng Phạm Văn Thìn (là anh vợ ơng Thành) đã xảy ra xơ xát. Ơng Nguyễn
Mậu Trung là cán bộ công an Phường Đông Nguyên, Thị Xã Từ Sơn đã ra can ngăn.
Đúng lúc này, ông Nguyễn Giang Long đi xe máy đến và ông Trung bảo Long đi về,
nhưng Long không nghe. Long đưa cho Cường một tuýp sắt dài gần một mét, đầu vát
nhọn, và nói: “Đánh chết nó đi” và Cường lấy tuýp sắt để đuổi theo anh Thìn.
Do khơng đuổi kịp anh Thìn nên lần lượt Cường dùng tuýp sắt đâm, rồi Nam dùng dao
tơng chém ơng Thìn làm ơng Thìn bị thương ở cánh tay, cẳng tay và bàn tay trái. Ông
Trung đẩy Nam ra xa, làm Cường ngã ra vỉa hè và tiếp đó ơng Thìn dùng tp sắt đánh
Cường một phát khiến Cường bị bầm tím cánh tay phải và rách da đầu. Cường chạy đi
lấy gạch và thanh gỗ, định đánh tiếp nhưng bị đồng chí cảnh sát ngăn chặn. Không
đánh được, Cường lấy con dao từ Nam và định chém Trung nhưng đã kịp dừng lại.
Cường tiếp tục đình dùng dao chém Thành nhưng Thành đã rút súng ngắn trong quần
và bắn chỉ thiên. Cuối cùng, Cường, Nam và Long lên xe máy bỏ đi. Ông Trung chỉ
thu giữ tuýp sắt còn con dao và khẩu súng đều không thu giữ từ Nam và Thành.
Sau khi vụ việc xảy ra, ơng Thìn được người nhà đưa đến bệnh viện và tổng chi phí
viện phí và thuốc men là 1.540.000 đồng. Đồng thời, theo kết luận giám định pháp y,

ơng Thìn được xác định tỷ lệ thương tích toàn bộ là 11%. Cường và Nam đã nhiều lần
đến nhà ơng Thìn để hịa giải và đề nghị bồi thường nhưng ơng Thìn khơng đồng ý. Do
4


đó, Cường và Nam đã nộp cho cơ quan điều tra số tiền bốn triệu đồng và cơ quan điều
tra đã tiến hành giao lại số tiền này cho ông Thìn nhưng ơng Thìn tiếp tục khơng nhận.
Cuối cùng, số tiền này đã được bàn giao cho cơ quan thi hành án dân sự.
Liên quan đến vụ án này, do ông Thành đã sử dụng súng ngắn bắn chỉ thiên trong lúc
xảy ra vụ việc, nên cơ quan CSĐT đã ra quyết định khởi tố vụ án “tàng trữ, sử dụng
trái phép vũ khí quân dụng” cùng với vụ án “cố ý gây thương tích” và tiến hành điều
tra xác minh. Mặc dù đã hết thời hạn điều tra nhưng cơ quan điều tra vẫn chưa thu hồi
được khẩu súng trên, cũng chưa có đủ căn cứ để chứng minh khẩu súng này là vũ khí
qn dụng. Vì vậy, cơ quan điều tra đã ra quyết định tách vụ án hình sự và quyết định
tạm đình chỉ điều tra.
Đối với Nguyễn Giang Long, Long khai với cơ quan điều tra mình khơng tham gia vào
vụ ẩu đả, khơng ai gọi Long đến. Cường và Nam cũng khai không gọi Long đến và
Cường tự ý lấy tuýp sắt từ tay Long. Do đó, cơ quan điều tra khơng đủ cơ sở để kết
luận về hành vi đồng phạm (vai trò người giúp sức) của Long.
Câu hỏi 2: Là Luật sư bào chữa cho Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam, Anh
(Chị) hãy viết bản kiến nghị của Luật sư gửi cơ quan VKSND có thẩm quyền để bảo
vệ quyền lợi cho 2 thân chủ.
ĐỒN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH
VĂN PHỊNG LUẬT SƯ [•]
Số: 01/2022/KN-VPLS

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
TP. Hồ Chí Minh, ngày 26 tháng 01 năm 2022


ĐƠN KIẾN NGHỊ
Liên quan đến vụ án Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam bị truy tố về tội Cố ý
gây thương tích theo Khoản 2 Điều 134 Bộ luật Hình sự
Kính gửi: Viện kiểm sát nhân dân Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh
Tơi là [•]
Trưởng văn phịng luật sư [•] thuộc Đồn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: số 821 đường Kha Vạn Cân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức,
Thành phố Hồ Chí Minh
Điện thoại: [•]

Email: [•]

Trước tiên, xin được gửi đến Quý Cơ quan lời chào trân trọng.
Hiện này tôi đang là người bào chữa cho các bị cáo Nguyễn Quốc Cường và
Nguyễn Quốc Nam trong vụ án "Cố ý gây thương tích" xảy ra tại Khu đơ thị Phú
Điền, Phường Đồng Nguyên, Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh vào ngày 01/01/2018.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Quý Viện đã tạo điều kiện cho tiếp cận, sao chụp hồ
sơ vụ án phục vụ cho quá trình nghiên cứu hồ sơ và bảo vệ cho các bị cáo Cường và
Nam.
5


Qua quá trình nghiên cứu hồ sơ, tài liệu vụ án, chúng tôi không đồng ý với quan
điểm của VKSND Thị xã Từ Sơn về việc truy tố các thân chủ tơi tội "Cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác" theo khoản 2 Điều 134 Bộ
luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 ("BLHS"). Bởi lẽ, có rất nhiều vi
phạm nghiêm trọng đối với thủ tục tố tụng đã bị cơ quan điều tra và VKSND bỏ qua,
cụ thể là các thủ tục đối chất giữa các bên liên quan, khám nghiệm hiện trường và
giàm định pháp lý. Kết luận trong Bản cáo trạng số 37/KSĐT-VKS ban hành ngày

27/09/2018 bởi Quý Cơ quan có nguy cơ dẫn đến oan sai cho các thân chủ của chúng
tơi.
Vì lý do trên, chúng tôi xin được gửi đến Quý Cơ quan một số quan điểm quan
điểm và kiến nghị từ góc độ luật sư bào chữa đối với vụ án. Kính mong được Quý Cơ
quan lưu tâm xem xét. Các kiến nghị này bao gồm:
Thứ nhất, có sự mâu thuẫn trong lời khai của những người tham gia tố tụng liên
quan đến việc liệu ơng Thìn có cầm gậy đánh Cường, nhưng điều này chưa được làm
sáng tỏ theo thủ tục của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Cụ thể:
-

Tại biên bản ghi lời khai Phạm Ngọc Đạt vào ngày 08/01/2018 (bút lục số 75),
Đạt khai: “… nhìn thấy anh Chung Cường cầm 1 nam gỗ ném về phía ơng Thìn,
ơng Thìn 1 tay cầm gậy, một tay cầm gạch ném về phía Chung Cường nhưng
đều khơng trúng nhau…”;

-

Tại biên bản lời khai của Nguyễn Giang Long vào ngày 03/01/2018 (BL 81)
Long khai:“…người đàn ông đứng cạnh anh Thành tôi không biết tên đang cầm
gậy sắt, anh Cường tiếp tục chạy ra đống gạch gần đó để cầm gạch thì người
đàn ông cầm gậy sắt xông vào đánh anh Cường…”;

-

Tại biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Cường vào ngày 05/01/2018 (BL
103):“…khi ra đến vỉa hè thì tơi vấp vào bồn cây ngã. Khi tơi đúng dậy thì thấy
anh Thìn chạy ra trên tay có cầm gậy vụt thẳng vào đầu tôi…”.
Tại biên bản lời khai vào ngày 18/6/2018 (BL 113): “…sau khi chạy ra khỏi cửa
thì tơi bị vấp ngã chỗ bơn hoa ngay trước của thì bị ơng Thìn vụt tiếp một nhát
gậy nữa…”;


-

Căn cứ vào biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Nam ngày 05/01/2018 (BL
127): “…anh Thành khơng có hành động gì đánh ai mà cơ bản đu đẩy can thiệp
giữa Cường và Thìn vì ơng Thìn cầm gậy khiêu chiến. Ơng Thìn chạy ra ngồi
đuổi theo Cường …”.
Tại biên bản lời khai vào ngày 21/1/2018 (BL 131)“… sau khi thấy ơng Thìn
cầm gậy gỗ đuổi theo anh Cường chạy từ trong nhà ra ngoài…”;

-

Căn cứ vào biên bản lời khai của Trần Văn Tùng ngày 2/1/2018 (BL 59): “tôi
thấy Cường quay lại xông vào nhà Thành thì anh vợ Thành chặn ngồi cửa nên
hai người đánh nhau ngồi cửa và đuổi nhau ra phía căn hộ bỏ không gần chỗ
bốt gác …”;

6


Như vậy, trong vụ án này, có sự khơng thống nhất giữa các lời khai về việc ơng Thìn
có cầm gậy đánh Cường hay không, tuy nhiên Bản kết luận điều tra và Bản cáo trạng
đều chưa ghi nhận và làm rõ tình tiết này.
Khoản 1 Điều 189 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định: “Trường hợp có mâu
thuẫn trong lời khai giữa hai người hay nhiều người mà đã tiến hành các biện pháp
điều tra khác nhưng chưa giải quyết được mâu thuẫn thì Điều tra viên tiến hành đối
chất. Trước khi tiến hành đối chất, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát
cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc đối chất. Kiểm sát viên phải có mặt để
kiểm sát việc đối chất. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản đối chất”.
Do đó, cơ quan CSĐT cần tiến hành tổ chức đối chất giữa ông Đạt, Long, Cường và

Thìn.
Thứ hai, có sai phạm về thủ tục tố tụng trong việc khám nghiệm hiện trường
xảy ra vụ án.
Khoản 2, 3 Điều 201 BLTTHS 2015 quy định:
"2. ... Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường.
3. Khi khám nghiệm hiện trường phải tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện
trường, đo đạc, dựng mơ hình; xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết của tội phạm, tài
liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả khám nghiệm vào biên bản. Biên
bản khám nghiệm hiện trường được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật
này…”.
Tuy nhiên, tại Biên bản khám nghiệm hiện trường (BL 22) ngày 02/01/2018 lại không
ghi nhận sự tham gia của kiểm sát viên (khơng có chữ ký của kiểm sát viên).
Ngồi ra, nội dung biên bản cịn thể hiện “Tình trạng hiện trường khi chúng tơi có
mặt: đã bị xáo trộn, chủ nhà đã thu dọn lại…". Trong quá trình khám nghiệm hiện
trường, chúng tôi đã chụp ảnh, vẽ sơ đồ." Mặc dù Biên bản khám nghiệm hiện trường
ghi nhận có việc chụp ảnh, vẽ sơ đồ nhưng qua quá trình sao chụp và nghiên cứu hồ
sơ, chúng tơi thấy hồ sơ vụ án do Quý Cơ quan cung cấp khơng có lưu bản ảnh, sơ đồ
hiện trường.
Như vậy có căn cứ cho rằng cơ quan điều tra đã thực hiện chưa đúng trình tự thủ tục
khám nghiệm hiện trường theo quy định của BLTTHS.
Thứ ba, cơ quan điều tra đã chưa tiến hành quá trình thực nghiệm điều tra để
xác minh những tính tiết mấu chốt của vụ án
Trong vụ án này, chúng tôi thấy rằng cơ quan cảnh sát điều tra đã dựa vào những
lời khai sau đây để làm căn cứ để đưa ra kết luận các thân chủ tơi đã có hành vi cố ý
gây thương tích:
-

Khoản 1 Điều 204 BLTTHS 2015 quy định thực nghiệm điều tra là nhằm: “Để
kiểm tra, xác minh tài liệu, tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, Cơ
quan điều tra có thể thực nghiệm điều tra bằng cách dựng lại hiện trường, diễn

lại hành vi, tình huống hoặc những tình tiết khác của một sự việc nhất định và
tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thực nghiệm điều tra phải đo
7


đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ, ghi rõ kết quả thực nghiệm điều tra vào biên
bản”.
-

Tại Biên bản lấy lời khai của bị hại Phạm Văn Thìn ngày 11/01/2018 (BL 41),
ơng Thìn khai rằng:“… vết thương ở lịng bàn tay trái và vết thương hình vịng
cung ở cổ tay trái 7-8cm là do Nguyễn Quốc Cường dùng tuýp sắt có một đầu
vát nhọn đam vào tay trái tơi gây nên. Cịn vết thương ở mặt ngồi cẳng tay trái
cách khớp bả vai khoảng 20cm do Nguyễn Quốc Nam dùng dao chém tôi gây
nên…".

-

Biên bản lấy lời khai của người làm chừng Phan Mậu Trung ngày 04/01/2018
(BL 49) ghi rằng: “… tôi thấy Nam cầm 1 con dao tông đứng ở phía bên phải
Cường giơ lên cao chém xuống về phía ơng Thành khoảng 2-3 nhát… khi đẩy ra
xa tơi nhìn quay lại thì thấy ơng Thìn đang giằng tuýp sắt và đẩy ngã Cường
xuống vỉa hè…”.
Còn Biên bản lời khai ngày 30/3/2018 (BL55):“… Cường cầm tuýp sắt lao thẳng
về chỗ ơng Thìn đang đứng tơi thấy ơng Thìn đang túm vào tuýp sắt của Cường
đang cầm hai bên giằng co nhau đúng lúc này tôi thấy Nam cầm dao tông xông
vào giơ lên chém một đến hai nhát vào người ơng Thìn…";

-


Biên bản lời khai của Trần Văn Tùng ngày 25/01/2018 (BL 62) thể hiện: “… tôi
thấy anh Cường cầm tp sắt lao vào xỉa về phía ơng Thìn, sau đó tơi thấy ơng
Thìn bám vào đầu tp sắt giằng co tuýp sắt với Cường…”.

-

Biên bản lời khai của Nguyễn Quốc Nam ngày 05/01/2018 (BL 127) thể hiện:
“… tôi thấy anh Cường quay lại cầm tuýp sắt đuổi ông Thìn thì Cường bị vấp
ngã, anh Thìn nhảy vào giằng gậy tuýp sắt đập vào đầu anh Cường. Thấy vậy tơi
cầm dao chạy tới chém anh Thìn 1 cái từ trên xuống dưới.”.

Cơ quan cảnh sát điều tra không kiểm tra xem hành vi của của bị cáo có thể gây
thương tích cho bị hại hay khơng, khơng kiểm tra khoảng cách giữa người làm chứng
và bị cáo có thể nhìn thấy hành vi hoặc nghe lời nói của bị cáo hay không, mà chỉ dựa
và vào các biên bản ghi lời khai của bị hại và người làm chứng để buộc tội bị cáo.
Như vậy việc cơ quan điều tra đã không tiến hành thực nghiệm điều tra là chưa có đủ
chứng cứ buộc tội các thân chủ tôi là Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam.
Thứ tư, có nhiều điểm nghi vấn liên quan đến việc giám định pháp y đối với các
thương tích của bị hại là ơng Phạm Văn Thìn, cụ thể như sau:
Đầu tiên, số lượng các vết thương của ơng Thìn khơng có sự nhất quán:
-

Giấy chứng nhận thương tích do Bệnh viện Đa khoa Thị xã Từ Sơn cấp ngày
18/01/2018 (BL 26), sau khi tiến hành xem xét tình trạng thương tích thì xác định
có tổng cộng 03 vết thương:
(i)

1/3 dưới mặt ngồi cẳng tay trái có vết rách dài 7cm x 1cm gọn sạch chảy
máu;


(ii) 1/3 dưới mặt trong cẳng tay trái có vết rách hình vịng cung dài 6cm x 1cm
lóc da, gọn sạch, chảy máu; và
8


(iii) Gan bàn tay trái có vết rách dài 2cm x 0,5cm nham nhở, chảy máu nhiều.
-

Tại Biên bản xác nhận (BL 29) (sau gần 1 tháng kể từ ngày bị hại xuất viện),
cũng xác định:
(i)

"Khám có 3 vết thương chính…";

(ii) "Ngồi ra, mu bàn tay có vết xước da nhỏ dài 1cm, rớm máu";
(iii) "… xét thấy ba vết thương chính lớn, vết thương ở mu bàn tay trai rất nhỏ
và nông nên chúng tôi không bổ sung vào bệnh án. Nay căn cứ đề nghị của
bệnh nhân Phạm Văn Thìn và tình hình thực tế, chúng tơi làm biên bản này
xác nhận người bị hại nói có 4 vết thương là đúng”.
-

Tại Kết luận Giám định số 26/2018 GĐPY ngày 17/02/2018 của Trung tâm Pháp
y Tỉnh Bắc Ninh (BL 30) ("Kết Luận Giám Định") lại ghi nhận trên người bị
hại Thìn có 04 vết thương, thêm 01 vết thương (sẹo vết thương ở mu bàn tay đốt
thứ nhất ngón thứ hai 0,1cm) là vết thương khơng được ghi nhận tại Giấy chứng
nhận thương tích của Bệnh viện Đa khoa Thị xã Từ Sơn.

Như vậy, cơ quan điều tra áp dụng số lượng vết thương chưa nhất quán để tính tỷ lệ
tổn thương cơ thể của bị hại là không khách quan và không phù hợp quy định pháp
luật.

Tiếp theo, Kết Luận Giám Định không nêu ra cơ chế hình thành các vết thương trên
người bị hại Phạm Văn Thìn do vật dụng hay vũ khí gì gây ra. Vì vật gây ra hung khí
cho ơng Thìn có thể là con dao phay dài hoặc thanh sắt dài khoảng 1m, một đầu vát
nhọn.
Cuối cùng, kết luận về tỷ lệ thương tật của bị hại Phạm Văn Thìn cũng khơng phù
hợp với quy định pháp luật. Chương 8 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số
22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ Y tế quy định:
"Chương 8
TỶ LỆ PHẦN TRĂM TỔN THƯƠNG CƠ THỂ DO TỔN THƯƠNG PHẦN MỀM
Nguyên tắc:
1. Kích thước sẹo
+ Sẹo nhỏ: Chiều dài dưới 3cm và chiều rộng dưới 0,3cm.
+ Sẹo trung bình: Chiều dài từ 3cm đến 5cm và chiều rộng từ 0,3cm đến 0,5cm.
+ Sẹo lớn: Chiều dài trên 5cm và chiều rộng trên 0,5cm.

Mục

Tổn thương

Tỷ lệ %

I.

Sẹo vết thương phần mềm

1.

Sẹo nhỏ

1


2.

Sẹo trung bình

2

3.

Sẹo lớn

3
9


* Ghi chú: Nếu ảnh hưởng chức năng thì cộng với tỷ lệ % TTCT
của ảnh hưởng chức năng theo phương pháp cộng tại Thông tư.
So sánh với Kết Luận Giám Định:
STT
1.

2.

3.

4.

Vị trí tổn thương
Sẹo vết thương mặt
trước 1/3 dưới cánh tay

trái kích thước
5,5x0,1cm
Sẹo vết thương mu bàn
tay trái đốt 1 ngón 2
0,1cm
Sẹo vết thương 1/3 dưới
cẳng tay trái hình vịng
cung kích thước
3x0,1cm
Sẹo vết thương gan bàn
tay trái kích thước
2x0,2cm

Tỷ lệ tổn
thương theo
Kết Luận
Giám Định
3%

2%

3%

3%

Tỷ lệ tổn thương theo Thông tư
số 22/2019/TT-BYT

2%
(sẹo trung bình)

1%
(sẹo nhỏ)
2%
(sẹo trung bình)

1%
(sẹo nhỏ)

Tính theo phương pháp cộng lùi:
TT1: 2%
TT2: (100 - 2) x 1% = 0,98%
TT3: (100 - 2 - 0,98) x 2% =
TỔNG CỘNG TỶ LỆ TỔN
11%
1,94%
THƯƠNG (TT)
TT4: (100 - 2 - 0,98 - 1,94) x
1% = 0,95%
Tổng cộng: TT1 + TT2 + TT3 +
TT4 = 5,87%
Như vậy, có căn cứ để kết luận, cách tính tỷ lệ từng vết thương và kết luận tổng tỷ lệ
thương tật của bị hại là 11% của Kết Luận Giám Định là khơng chính xác theo quy
định của Thơng tư số 22/2019/TT-BYT.
Từ các phân tích nêu trên, do việc thu thập các chứng cứ của cơ quan điều tra
cịn thiếu sót và chưa phù hợp với quy định của pháp luật nói chung và BLTTDS
2015 nói riêng về các vấn đề: (i) Đối chất; (ii) Khám nghiệm hiện trường; (iii) Thực
nghiệm điều tra; và (iii) Kết luận giám định pháp y. Đây đều là những chứng cứ mà
chúng tôi cho rằng Quý Cơ quan không thể nào tự mình bổ sung và khơng đủ cơ sở
để truy tố các thân chủ của tôi về "Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác". Do đó, căn cứ:


10


(i)

điểm a và d khoản 1 Điều 245 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015: “Viện
kiểm sát ra quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra
bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Còn thiếu chứng cứ để chứng minh một trong những vấn đề quy định tại
Điều 85 của Bộ luật này mà Viện kiểm sát khơng thể tự mình bổ sung
được;

d) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”; và

(ii) Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTCTANDTC-BCA-BQP:
"1. Chứng cứ để chứng minh những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình
sự quy định tại điểm a khoản 1 Điều 245, điểm a khoản 1 Điều 280 của Bộ luật
Tố tụng hình sự là chứng cứ quy định tại Điều 86, Điều 87 của Bộ luật Tố tụng
hình sự dùng để chứng minh một hoặc nhiều vấn đề quy định tại Điều 85, Điều
441 của Bộ luật Tố tụng hình sự mà nếu thiếu chứng cứ này thì khơng giải quyết
vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật.
2. Khi thiếu chứng cứ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì Viện kiểm sát,
Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
a) Chứng cứ để chứng minh “có hành vi phạm tội xảy ra hay không” là chứng
cứ để xác định hành vi đã xảy ra có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể được
quy định trong Bộ luật Hình sự hay thuộc các trường hợp không phải là hành vi
phạm tội (quan hệ dân sự, kinh tế, vi phạm hành chính và các trường hợp khác
theo quy định của luật);
b) Chứng cứ để chứng minh “thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của

hành vi phạm tội” là chứng cứ xác định nếu có hành vi phạm tội xảy ra thì xảy
ra vào thời gian nào, ở đâu; phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện thực
hiện tội phạm như thế nào;
c) Chứng cứ để chứng minh “ai là người thực hiện hành vi phạm tội” là chứng
cứ xác định một chủ thể cụ thể đã thực hiện hành vi phạm tội đó".
Kính đề nghị Q Cơ quan xem xét trả hồ sơ vụ án cho cơ quan cảnh sát điều tra để
điều tra bổ sung sung các chứng cứ, tài liệu sau đây:
(i)

Biên bản đối chất lời khai giữa ông Phạm Ngọc Đạt, ông Nguyễn Giang
Long, ông Nguyễn Quốc Cường và ơng Phạm Văn Thìn;

(ii) Bản ảnh, sơ đồ hiện trường vụ việc;
(iii) Cho tiến hành thực nghiệm hiện trường vụ án; và
(iv) Biên bản giám định tỷ lệ thương tật của ơng Phạm Văn Thìn theo đúng quy
định của Thông tư số 22/2019/TT-BYT ngày 28/08/2019 của Bộ Y tế.

11


Tôi xin chân thành cảm ơn. Mong nhận được phản hồi từ Quý Cơ quan trong
thời gian sớm nhất.
VĂN PHÒNG LUẬT SƯ [•]

[•]
Giám đốc
Câu hỏi 3: Là Luật sư bảo vệ cho bị hại là Phạm Văn Thìn, Anh (Chị) hãy viết bản
luận cứ bảo vệ cho thân chủ mình.
Bài bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại Phạm Văn Thìn
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa đại diện Viện Kiểm sát, cùng tất cả những

người có mặt tại phiên tịa hơm nay,
Tơi là Luật sư [•], hiện đang cơng tác tại Văn phịng luật sư [•], thuộc Đồn Luật
sư Thành phố Hồ Chí Minh. Tơi tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp cho ơng Phạm Văn Thìn, là bị hại trong vụ án Nguyễn Quốc Cường và
Nguyễn Quốc Nam bị truy tố về tội Cố ý gây thương tích theo Khoản 2 Điều 134 Bộ
luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi tắt là "BLHS") và
được TAND Thị xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh đưa ra xét xử tại phiên tịa hơm nay.
Kính thưa HĐXX, sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án và theo dõi diễn biến phiên
tịa hơm nay, tơi xin trình bày quan điểm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho thân
chủ tơi là bị hại Phạm Văn Thìn như sau:
I.

Về mặt định tội danh

Tôi đồng ý với quan điểm của vị đại diện VKS về việc truy tố các bị cáo Nguyễn
Quốc Cường và Nguyễn Quốc Nam tội Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác, bởi vì:
1)

Đủ căn cứ xác định chính các bị cáo Cường và Nam là người đã gây
thương tích cho ơng Thìn

Tồn bộ nội dung của vụ án, hành vi phạm tội của các bị cáo Cường và Nam đã
được các cơ quan tiến hành tố tụng làm rõ. Do bản chất côn đồ, chưa nhận thức được
hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội, làm mất trật tự, an ninh khu vực, nên bị
cáo Cường khơng chịu khai nhận dùng hung khí nguy hiểm gây thương tích cho ơng
Thìn, mà cịn cáo buộc bị ơng Thìn và người thân của ơng Thìn đánh. Lời khai của bị
cáo Cường là không phù hợp với lời khai của bị cáo Nam và các nhân chứng khác, cụ
thể như sau:
-


Ông Nguyễn Mậu Trung khai hồi 8 giờ ngày 30/03/2018 (BL 55): "... tôi
tiếp tục đuổi theo để ngăn cản Cường thì thấy Cường cấm tuýp sắt lao về
chỗ ơng Thìn đang đứng cịn đâm hay vụ thì tơi khơng nhớ rõ xong tơi
khẳng định là Cường cấm tp sắt lao vào chỗ ơng Thìn đang đứng tôi
12


-

-

thấy ơng Thìn đang túm tp sắt của Cường đang cầm hai bên giằng o
nhau tuýp sắt...";
Ông Trần Văn Tùng khai hồi 11h45' ngày 02/01/2018 (BL 62): "... lúc này
tôi đứng cách cửa nhà anh Thành khoản 10m tôi thấy anh Cường cầm tp
sắt lao vào xỉa về phía ơng Thìn, sau đó tơi thấy ơng Thìn bám vào đầu
tp sắt giằng co tuýp sắt với với Cường"; và
Ông Nguyễn Giang Long khai hồi 10 giờ ngày 03/01/2018 (BL81): "..., anh
Cường tiếp tục chạy ra đống gạch gần đó để cầm gạch thì người đàn ơng
cầm gậy sắt xơng vào đánh anh Cường và anh Cường giằng được gậy sắt
và vụ vào người, tôi thấy vụt vào tay người đàn ông đó, cụ thể vào tay nào
tôi không nhớ rõ".

Đối với bị cáo Nam đã thừa nhận hành vi dùng dao chém vào tay ơng Thìn một
nhát trong lúc ẩu đả (BL 124, 125, 130, 131 và 134). Lời khai của bị cáo Nam là phù
hợp với lời khai của nhân chứng khác là ông Nguyễn Mậu Trung, cụ thể:
-

-


-

Trong biên bản gửi lãnh đạo Công an Thị xã Từ Sơn, Công an Phường
Đồng Nguyên (BL 47), ông Trung báo cáo: "... anh Cường dùng tuýp sắt để
đánh vợ con anh Thành nhưng anh Thìn thấy đã vào can, ơm, giằng co để
lấy tuýp sắt, anh Nam thấy vậy đã chạy vào đứng sau anh Cường (ở bên
phải) dùng dao giờ lên cao rồi chém về phía anh Thành";
Ơng Trung khai hồi 8 giờ ngày 04/01/2018 (BL 49): "Lúc này tơi thấy Nam
cầm 1 con dao tơng đứng ở phía sau bên phải Cường giờ cao lên chém
xuống ơng Thìn 2-3 nhát. Thấy vậy tôi chạy đến đẩy Nam ra xa"; và
Ông Trung khai hồi 8 giờ ngày 30/03/2018 (BL 55): "... đúng lúcn ày tôi
thấy Nam cầm dao tông xông vào giơ lên chém một đến hai nhát vào người
ơng Thìn (Nam cầm dao tay nào thì tơi khơng nhớ rõ và chém trúng vào
chỗ nào thì tơi khơng rõsau khi sự việc xảy ra thì tơi thấy ơng Thìn bị
thương hồn tồn tay trái)".

Bên cạnh đó, mặc dù khơng thừa nhận mình đã gây ra thương tích cho bị hại,
nhưng bị cáo Cường vẫn đi cùng bị cáo Nam đến gặp ơng Thìn tại nhà riêng và tại văn
phòng của VKSND Thị xã Từ Sơn (BL 148, 149) để xin bồi thường cho ơng Thìn số
tiền 4.000.000 đồng (bằng chữ: bốn triệu đồng). Đây rõ ràng là sự dằn vặt lương tâm
của các bị cáo đối với hành vi của mình đã gây ra cho bị hại.
Qua nội dung trên, đủ cơ sở để kết luận: Các bị cáo Nguyễn Quốc Cường và
Nguyễn Quốc Nam là người đã gây ra thương tích trên cánh tay trái của bị hại.
2)

Khung hình phạt và các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

Kết luận Giám định số 26/2018 GĐPY ngày 17/02/2018 của Trung tâm Pháp y
Tỉnh Bắc Ninh (BL 30) kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể của bị hại như sau:

"Tỷ lệ thương tích tồn bộ bằng 11% (bằng chữ: Mười một phần trăm)
-

Xếp hạng thương tật:

- Vĩnh viễn: 11%
- Tạm thời: 0%".
13


Điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS quy định: "Gây thương tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng
thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1
Điều này". Điểm a và i khoản 1 Điều 134 BLHS quy định:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong
các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù
từ 06 tháng đến 03 năm:
a)

i)

Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây
nguy hại cho nhiều người;

Có tính chất cơn đồ;".

Căn cứ Mục 2.2 Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 hướng dẫn áp
dụng một số quy định của BLHS về "Phương tiện nguy hiểm" là " công cụ, dụng cụ
được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người (trong sản xuất, trong

sinh hoạt)… và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn cơng người khác thì sẽ
gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khoẻ của người bị tấn cơng", ví dụ dao phay,
thanh sắt... đều được xem là phương tiện nguy hiểm.
Về tính chất cơn đồ thì bị cáo Cường chỉ vì nghĩ rằng vợ chồng ơng Thành, bà
Tất nói xấu mình mà đã hung hăng xơng vào nhà gây sự, chửi bới, gây thương tích
cho ơng Thìn và những người khác, mặc dù trước đó vợ chồng ơng Thành là người đã
cho Cường vay tiền để kinh doanh. Chưa kể khi có sự xuất hiện và can ngăn của đồng
chí Trung, cán bộ cơng an phường Đơng Ngun, thì Cường vẫn tiếp tục cố gắng gây
thương tích cho bị hại và anh Thành. Đây là những tình tiết cho thấy tính chất cơn đồ
trong hành vi của bị cáo Cường.
Bên cạnh đó, căn cứ các BL 99-100, 101-104, 106-109, 113-116, 117-119, bị
cáo Cường luôn quanh co chối tội, từ chối thừa nhận hành vi đánh người của mình, kể
cả khi đã được cán bộ điều tra thông báo cho thấy có nhân chứng nhìn thấy Cường
đánh bị hại gây thương tích. Thậm chí tại BL 121, Cường cịn khai mình bị vấp ngã
và bị ơng Thìn đánh, nhưng khi đánh xong ơng Thìn lại bỏ chạy mặc dù đang ở thế
chủ động. Tôi cho rằng đây là cơ sở để khơng áp dụng tình tiết giảm nhẹ tại điểm s
khoản 1 Điều 51 BLHS đối với bị cáo Cường.
Căn cứ các quy định của pháp luật, đối chiếu với các hành vi cụ thể của bị cáo,
chúng ta thấy Các bị cáo Cường và Nam lần lượt dùng thanh sát dài khoản 1m, một
đầu vát nhọn và con dao phay, đều là những hung khí nguy hiểm, gây thương tích cho
ơng Phạm Văn Thìn. Với các căn cứ trên, VKSND Thị xã Từ Sơn quyết định truy tố
bị cáo theo khoản 2 Điều 134 BLHS là phù hợp với quy định của pháp luật, đúng
người đúng tội.
II.

Về mặt trách nhiệm dân sự

Khoản 1 Điều 584 BLDS 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi
thường thiệt hại: "Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
14



nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định
khác". Điểm a khoản 1 Điều 590 BLDS 2015 quy định bồi thường thiệt hại do sức
khỏe bị xâm phạm bao gồm: "Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi
sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại". Như vậy các bị cáo
Cường và Nam có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông Thìn.
Bản cáo trạng của VKSND Thị xã Từ Sơn tổng số tiền chi phí viện phí, thuốc
men có hóa đơn hợp lệ kèm theo là 1.540.100 (bằng chữ: Một triệu năm trăm bốn
mười nghìn đồng) (BL 153). Tuy nhiên, các bị cáo đã có mong muốn bồi thường cho
bị hại cùng người thân số tiền 4.000.000 đồng (bằng chữ: bốn triệu đồng) và hiện nay
số tiền này đang được cơ quan thi hành án dân sự Thị xã Từ Sơn thu giữ. Do đó đề
nghị HĐXX chấp nhận đề nghị bồi thường của các bị cáo.
III. Kiến nghị
Kính thưa HĐXX, qua các nội dung đã trình bày, tơi kính mong HĐXX xem xét
và đưa ra các quyết định sau:
1)

Về mặt định tội danh: Tuyên bị cáo Nguyễn Quốc Cường và Nguyễn Quốc
Nam phạm tội "Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác" theo điểm đ khoản 2 Điều 134 BLHS, cùng với tình tiết tăng
nặng tại điểm e khoản 1 Điều 52 BLHS;

2)

Về mặt bồi thường trách nhiệm dân sự: Chấp nhận đề nghị bồi thường số
tiền bốn triệu đồng của các bị cáo Cường và Nam cho bị hại.

Rất mong HĐXX đưa ra một phán quyết thấu tình đạt lý, khơng bỏ lọt tội phạm

và bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Tôi xin trân trọng cảm ơn. Mời HĐXX tiếp tục làm việc.

15


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Học viện Tư Pháp (2020), "Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải
quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo bắt buộc)", NXB Tư Pháp.

2.

Học viện Tư Pháp (2020), "Giáo trình Kỹ năng của luật sư khi tham gia giải
quyết các vụ án hình sự (Phần đào tạo tự chọn)", NXB Tư Pháp.

16



×