Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Xây dựng kế hoạch e marketing chobộ sưu tập thu đông 2022 của hm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 22 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ

Giảng viên hướng dẫn
Nhóm

03

Nhóm lớp

BÀI TẬP NHĨM

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH E-MARKETING CHO
BỘ SƯU TẬP THU ĐÔNG 2022 CỦA H&M

Hà Nội, 2022

MỤC LỤC


NỘI DUNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH EMARKETING CHO BỘ SƯU
TẬP THU – ĐÔNG 2022
I.

Giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm
1. Giới thiệu doanh nghiệp
H&M Hennes & Mauritz AB được thành lập vào năm 1947 tại Thụy Điển.
Thương hiệu này nổi tiếng với mặt hàng thời trang giá rẻ dành cho mọi lứa tuổi
từ nam giới, phụ nữ, thanh thiếu niên và trẻ em. H&M là một trong các thương
hiệu thời trang bình dân nhưng rất nổi tiếng trên thế giới với những sản phẩm
về may mặc và phụ kiện thời trang.


H&M hoạt động tại hơn 74 quốc gia với hơn 130.000 nhân viên trên khắp
thế giới. Sau nhiều năm hoạt động và phát triển, H&M đã phát triển thành một
trong những thương hiệu nổi tiếng nhất trong ngành thời trang. Theo báo cáo
của Bloomberg, H&M hiện hơn 5.000 cửa hàng trên tồn thế giới và đang có kế
hoạch mở thêm 7.000 tới 8.000 cửa hàng trong tương lai.
2. Giới thiệu các dòng sản phẩm của H&M
Sản phẩm của H&M được mua từ khoảng 800 nhà cung cấp độc lập. Đội
ngũ thiết kế của H&M sẽ đặt hàng với nhà cung cấp và đảm bảo sản phẩm được
sản xuất ra đúng mẫu mã, kiểu dáng với chất lượng tốt.
Một số sản phẩm chính của H&M bao gồm:

5


● Everyday: Đây là dòng cơ bản nhất của H&M. Đây là những sản phẩm phù
hợp với hoạt động hàng ngày của nữ giới. Lấy sự tối giản làm yếu tố chủ
đạo, các thiết kế vẫn bắt kịp xu hướng thời trang thế giới.
● Trend: Dòng sản phẩm này mang đến sự phá cách và sành điệu. Tuy nhiên,
giá thành của chúng cao hơn so với các sản phẩm Everyday.
● Monki: Cung cấp sản phẩm với giá cả cạnh tranh, hướng đến sự thân thiện
với người tiêu dùng và thế giới
● Collection of Style: Cung cấp các thiết kế mang tính chất cổ điển, được thiết
kế lại theo phong cách hiện đại, thường được tìm thấy ở các nghệ sĩ, phòng
studio và phòng trưng bày lâu đời, mới nổi trên khắp thế giới.
● Modern Classic: Dòng sản phẩm này phù hợp với những người phụ nữ thành
đạt. Họ có thể lựa chọn những thiết kế mang phom dáng cứng cáp, thanh lịch
cùng chất liệu vải lụa, vải cotton cao cấp.
● Premium Quality: Đây là dòng sản phẩm đặc biệt nhất của H&M. Thương
hiệu Thụy Điển hợp tác cùng những nhà mốt xa xỉ nhằm cho ra mắt các sản
phẩm độc quyền và phiên bản giới hạn. Đa phần được thiết kế dựa trên chất

liệu cao cấp như da, nỉ, lông thú, cashmere hay pima cotton.
● Conscious – Sustainable Style: Dòng sản phẩm mang tính bền vững, sử dụng
chất liệu hữu cơ và có thể tái chế.
Các dịng sản phẩm của H&M đều chú trọng về thiết kế, kiểu dáng và chất
liệu, đặc biệt các thiết kế ln có tính ứng dụng cao phù hợp với tất cả mọi
người không phân biệt giới tính, độ tuổi. Khách hàng có thể mua đồ cho cả gia
đình từ ơng bà, cha mẹ và cả trẻ em tại đây.
II. Xây dựng kế hoạch E-marketing
1. Bước 1: Phân tích bối cảnh
1.1. Phân tích mơi trường bên ngồi doanh nghiệp
● Mơ hình PEST
a) Chính trị pháp lý
Tình hình chính trị tại Việt Nam những năm vừa qua tương đối ổn định, hệ
thống thuế đối với doanh nghiệp nước ngoài khá hoàn thiện. Tuy vậy, bên cạnh
những thuận lợi từ các chính sách luật pháp đem lại thì đây vẫn là mối đe dọa
đối với các doanh nghiệp kinh doanh ngành hàng thời trang trong đó có H&M,
cần phải quan tâm như luật bản quyền, luật chống độc quyền, luật về trách
nhiệm đối với sản phẩm,...; Các loại thuế như thuế GTGT, thuế thu nhập doanh
nghiệp, thuế môn bài,... cần phải nộp theo đúng quy định của pháp luật.
b) Về kinh tế

6


COVID-19 đã gây ra cuộc khủng hoảng cục bộ toàn thế giới, ảnh hưởng
tác động đến đời sống và kế sinh nhai của hàng triệu người, làm gián đoạn
thương mại quốc tế, du lịch, biến hóa nền kinh tế tài chính và hành vi của người
tiêu dùng. Cùng với đó, thu nhập của người mua hạn chế, những tiêu tốn cho
thời trang cũng bị cắt giảm đáng kể. Người tiêu dùng có khuynh hướng hạn
những tiêu tốn khơng thiết yếu, shopping cho những loại sản phẩm thiết yếu,

hướng tới những loại sản phẩm tối giản hơn.
c) Về văn hóa xã hội
Do nền kinh tế phát triển, xu hướng hội nhập từ các thương hiệu lớn
những năm gần đây, văn hóa thời trang Việt thay đổi nhanh chóng cụ thể những
thập niên trước 2000 có lối ăn mặc kín đáo, nhẹ nhàng, màu sắc chủ đạo đen ,
trắng, nâu. Từ thập niên 2000 đến nay, lối ăn mặc có thống hơn, tinh tế, hiện
đại, theo phong cách phương Tây.
d) Công nghệ
Hệ thống công nghệ thông tin tiên tiến là một trong những yếu tố giúp
H&M điều phối các hoạt động Logistics. Mỗi cửa hàng của H&M đều liên kết
với hệ thống ERP tồn cầu, đảm bảo dịng thơng tin được truyền đi khắp chủ
thể trong chuỗi cung ứng của H&M từ kho hàng cho đến các trung tâm sản
xuất, nhà cung ứng…từ đó, giúp chuẩn xác hóa các dự báo, cập nhật xu hướng
thời trang mới nhất và hạn chế tình trạng ùn ứ hàng tồn kho.
e) Mơi trường tồn cầu
Xu hướng lối sống hiện đại “Ý thức xanh” và thân thiện với môi trường
đang ngày càng trở nên phổ biến trong thế kỷ 21. Mọi người có ý thức hơn về
những gì họ mua và mối quan tâm ngày càng tăng về việc mua hàng của họ sẽ
ảnh hưởng đến trái đất như thế nào. Khách hàng hiện đang chú ý đến các
thương hiệu cam kết cung cấp các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền
vững.
Trong một cuộc khảo sát của McKinsey & Company năm 2019, 67%
người tiêu dùng coi việc sử dụng các vật liệu bền vững là một yếu tố mua hàng
thiết yếu và 63% coi việc quảng bá tính bền vững của một thương hiệu theo
cách tương tự. Với xu hướng thời trang thân thiện với môi trường đang gia
tăng, nhiều công ty may mặc đang áp dụng cam kết bền vững để thực hiện các
hoạt động như bao bì có thể tái chế và tìm nguồn cung ứng xanh để giảm bớt
rác thải và nâng cao nhận thức.
1.2. Phân tích mơi trường bên trong doanh nghiệp
ĐIỂM MẠNH


ĐIỂM YẾU

(Strengths)

(Weaknesses)



Đa dạng Sản phẩm : H&M có nhiều loại
sản phẩm cung cấp cho nhiều đối tượng

 Sản phẩm thời trang nhanh chạy theo
xu hướng khiến vòng đời sản phẩm

7









khách hàng. Nổi tiếng với các sản phẩm
hiện đại, bắt trend tốt, mẫu mã mới lạ…
Chiến lược kinh doanh hiệu quả: mơ hình
thời trang nhanh cung cấp cho các nhà
thiết kế với xu hướng thời trang mới nhất.

Thương hiệu toàn cầu: Có 5.076 cửa hàng
tại 74 quốc gia trên khắp 6 châu lục.
Giá trị thương hiệu cao: là thương hiệu lâu
đời trong ngành thời trang và được xếp
hạng là thương hiệu có giá trị thứ 58 trên
thế giới.
Tình hình tài chính mạnh mẽ.
Kênh truyền thơng và bán hàng trực tuyến
phát triển mạnh với lượng lớn khán giả
trên nhiều nền tảng.

ngắn.
 Các sản phẩm thời trang nhanh của
H&M gây ảnh hưởng lớn đến mơi
trường.
 Phụ thuộc vào nhà cung cấp vì có 900
nhà cung cấp độc lập.
 Có một vài sản phẩm, phát ngơn gây
tranh cãi, ảnh hưởng đến uy tín thương
hiệu.

CƠ HỘI

THÁCH THỨC

(Opportunities)

(Threats)

 Đa dạng hóa các dịng sản phẩm.

 Việc mua sắm online đang rất thịnh hành
và phát triển.
 Nhu cầu về “dòng thời trang cao cấp” với
giá cả phải chăng tăng mạnh.

 Đại dịch toàn cầu.
 Cuộc chiến cạnh tranh giữa các hãng
thời trang ngày càng khốc liệt.
 Sự bắt chức về thiết kế của các đối thủ
cạnh tranh.
 Bị tẩy chay bởi những nhóm người
ghét thời trang nhanh.

2. Bước 2: Liên kết E-business với chiến lược E-marketing
Phân tích và tiếp cận các cơ hội (MOA)
2.1 Cung/cầu
H&M mua các nguyên liệu chủ yếu từ chuỗi cung ứng của mình. H&M
mua bộ phận kế hoạch phạm vi, sau đó xử lý tất cả các khía cạnh thực tế với cơ
quan sản xuất của H&M.
Tại Cơ sở sản xuất, các nhân viên của H&M phần lớn được lấy từ nhân
dân địa phương, điều này mang lại lợi thế cho việc tiếp cận nguồn nguyên
liệu khi mà nhân viên này thường xuyên liên lạc với các nhà cung cấp, nhờ
vậy. Cơ quan cấp nguyên liệu đảm bảo được chất lượng cũng như việc giao
hàng đúng thời điểm.
Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng đã sản xuất cho H&M từ năm
2011. Thương hiệu này đang làm việc với khoảng 30 nhà cung cấp với trên 40
nhà máy Việt Nam.

8



Sự khác biệt và cũng là một điểm mạnh của H&M là việc quản lý và
duy trì mối quan hệ với các nhà cung cấp
 Không sở hữu bất kỳ một nhà máy nào, th ngồi hơn 700 cơng ty tại
20 nước.
 Thu mua nguyên liệu từ hơn 750 nhà cung cấp khác nhau, với 60%
năng lực sản xuất nằm ở Châu Á và phần còn lại ở Châu Âu.
H&M sản xuất trước hơn 80% lượng hàng và chừa 20% năng suất còn
lại để phản ứng với nhu cầu và xu hướng của thị trường . H&M cạnh tranh
về giá với các đối thủ khác bằng mối quan hệ tốt với hệ thống nhà cung
cấp của mình.
Để duy trì sự hiệu quả của mạng lưới thuê ngoài, H&M sở hữu hàng
chục nhân viên giám sát và điều phối trên khắp thế giới - hoạt động như là
một cầu nối giữa H&M và nhà máy sản xuất , đảm bảo hàng hóa được hồn
thành với chất lượng cao nhất và giá thành hợp lý nhất .
2.2 Phân tích phân đoạn thị trường
H&M là thương hiệu phổ biến trên khắp thế giới, cho nên các vấn đề về
tơn giáo, văn hố, lối sống luôn là yếu tố được H&M cân nhắc kỹ lưỡng. Điều
này dẫn tới việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm được thực hiện theo nhiều
cách khác nhau ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Với H&M thì thương hiệu đang
phân chia tầng lớp Khách hàng thành theo các nguyên tắc như sau:
a) Phân chia theo thu nhập
Nguyên tắc kinh doanh của H&M tập trung vào việc đưa những sản phẩm
chất lượng cao với giá rẻ tới nhiều người sử dụng. Vậy nên, đối tượng Khách
hàng mà H&M nhắm tới là những người có thu nhập ở mức trung, hoặc trung
bình thấp.
b) Phân chia theo giới tính
Hướng đến tất cả giới tính tuy nhiên phần lớn là nữ, độ tuổi từ 15 tới 30
tuổi.
c) Phân chia theo độ tuổi

Tập trung vào độ tuổi 15 tới 30 tuổi, với nhu cầu mua sắm cao, có phong
cách thời trang, thích dùng đồ hiệu, thu nhập gần với mức ổn định.
d) Phân chia theo cuộc sống gia đình
Phụ nữ và đàn ơng độc thân, vừa mới tốt nghiệp, đang đi làm. Hoặc các
cặp vợ chồng trẻ chưa có con.
2.3 Xác định thị trường mục tiêu
Việt Nam là thị trường thứ 68 trên toàn cầu và là thị trường thứ 4 ở khu
vực Đơng Nam Á của H&M.
Thị trường mục tiêu chính của H&M vẫn là những Khách hàng trẻ tuổi,
đặc biệt là phụ nữ, độ tuổi 15-40. Những người có nhu cầu mua sắm không chỉ
cho bản thân mà con cho cả người thân. Sự đa dạng trong các bộ sưu tập của

9


H&M mang đến cho khách hàng sự tự do lựa chọn và khám phá phong cách cá
nhân của chính mình.
Hoạt động cốt lõi của H&M nằm ở khâu thiết kế để luôn nắm bắt
được những xu hướng thời trang mới nhất , phần còn lại , từ sản xuất cho
đến phân phối , H&M sử dụng một mạng lưới các cơng ty th ngồi, bao
gồm cả việc dự đốn xu hướng thời trang qua công ty Worth Global Style
Network (WGSN).
Việc H&M kết hợp giữa các nhà thiết kế của mình cùng hệ thống dự
đoán xu hướng một cách hiệu quả đã làm nên điểm nhấn quan trọng trong
chiến lược bao quát và nắm bắt xu hướng thị trường thế giới của hãng thời
trang này.
2.4 Khác biệt hóa
Khơng xác định theo đuổi phong cách dài hạn, cũng không đủ nhanh để
theo xu hướng và tung sản phẩm 2 lần/tuần. H&M chọn cách cho ra mắt 2 bộ
sưu tập chính mỗi năm, 1 vào mùa xuân, 1 vào mùa hạ. Mỗi mùa, H&M còn

sáng tạo thêm những bộ sưu tập phụ để cải thiện hàng kho. Bộ sưu tập chính là
những sản phẩm có vịng đời là nửa năm cịn những bộ sưu tập phụ thì vịng đời
ngắn hơn.
Các đối thủ cạnh tranh chính của H&M phải kể tới là GAP và Zara. So với
hai thương hiệu này thì các sản phẩm của H&M có giá thấp hơn. Để làm được
điều này thì H&M đã giảm chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển tới mức tối
thiểu. Trọng tâm là giảm thiểu chi phí. Và cũng so với hai đối thủ cạnh tranh thì
H&M có nhiều thương hiệu cũng như sản phẩm đa dạng hơn. Chất lượng cao
và giá cả thấp hơn để thu hút giới trẻ chính là chiến lược cạnh tranh của H&M
từ đó dẫn tới doanh thu cao hơn.
2.5 Định vị
H&M là một trong những thương hiệu thời trang bình dân nổi tiếng trên
thế giới với các sản phẩm may mặc và phụ kiện thời trang. Thời trang trang
theo trend.

Hình: Những gì đã giúp H&M trở thành thương hiệu thời trang thành
cơng trên tồn cầu?- Nguồn: Internet.

10


3. Bước 3: Xác định mục tiêu E-marketing
3.1 Chiến lược định vị
Đối tượng khách hàng mà H&M nhắm tới là những người có thu nhập ở
mức trung bình trở lên. Họ muốn theo đuổi những xu hướng thời trang mới nhất
nhưng không muốn phân bổ nhiều ngân sách của họ.
 Chiến lược định vị: các sản phẩm thời trang cập nhật xu hướng mới nhất
với chi phí rẻ. (Mục tiêu định vị không thay đổi)
3.2 Chiến lược Thị phần, doanh thu, lợi nhuận
a) Mục tiêu thị phần

-

Giữ vững vị trí thứ 3 trong ngành thời trang tại Việt Nam, bên cạnh đó đẩy
mạnh các kế hoạch hướng tới mục tiêu mở rộng thị phần lên 2%.

Hình: Thị phần các doanh nghiệp quần áo và giày dép Việt Nam –
nguồn: VIRAC, Euromonitor

Theo số liệu từ Euromonitor, trên thị trường thời trang Việt Nam, khơng
có doanh nghiệp nào nắm q 2% thị phần tiêu thụ.
Chiếm thị phần lớn nhất là adidas Group với 1.5% thị phần. Trong đó, 3
doanh nghiệp đứng đầu trong Top 10 doanh nghiệp thời trang Việt Nam, đều là
các doanh nghiệp nước ngoài sở hữu nhiều thương hiệu nổi tiếng được người
tiêu dùng Việt rất ưa chuộng.
b) Mục tiêu doanh thu, lợi nhuận
-

Trong năm 2017 kinh doanh tại Việt Nam, doanh thu của H&M đạt 227 tỷ
đồng, lợi nhuận gộp là 152 tỷ đồng. Trong khi, lợi nhuận thuần thu được
khoảng 10 tỷ đồng.

11


-

Doanh thu của H&M tăng trưởng đều trong hai năm sau đó và đạt 1.116 tỷ
đồng trong năm 2019. Biên lợi nhuận thuần năm 2019 của H&M đạt xấp xỉ
4,7% với lợi nhuận gần 57 tỷ đồng.


Hình: Doanh thu cả H&M Việt Nam qua các năm – Nguồn:
Vietnambiz

-

Năm 2020 lại càng không mấy suôn sẻ bởi tác động cực kỳ lớn của đại dịch
COVID-19 lên kinh tế toàn cầu và H&M cũng khơng nằm ngồi ngoại lệ.

Hình: Lợi nhuận thuần H&M Việt Nam qua các năm – Nguồn:
Vietnambiz.

-

Hàng trăm cửa hàng của hãng thời trang Thuỵ Điển này đã buộc phải đóng
cửa.

-

Theo tờ Market Watch, đến hết ngày 28/2, H&M báo lỗi dòng 122,4 triệu
USD. Doanh số bán hàng giảm 27% xuống 4,5 tỷ USD và hãng cho biết
khoảng 1.500 cửa hàng vẫn phải tạm thời đóng cửa, chiếm 30% tổng số cửa
hàng.

12


Từ đó, mục tiêu doanh thu và lợi nhuận thuần của bộ sưu tập mùa đông
năm 2022 là : 350 (Tỷ đồng) và 30 ( Tỷ đồng ).
3.3 Mục tiêu chiến dịch truyền thông: 3 tháng (1/09/2022 – 30/11/2022)
-


Độ nhận diện BST Thu - Đông 2022 tăng 25% so với BST Thu - Đông
2021.

-

Xây dựng thiện cảm, được 60% khách hàng mục tiêu yêu thích, thiện cảm
tốt khi nhắc đến thương hiệu.

-

Tăng lượng truy cập website lên 20% so với trước khi tung ra BST thu
đông 2022.

-

Thu hút lượng khách hàng mua sản phẩm qua website, tăng 25% doanh thu.

-

Thu hút lượt tương tác đến các kênh truyền thông:
 Website: thu hút 1 lượt traffic/tháng
 Tăng 1 triệu like/follow fanpage
/> Youtube: Đạt 550K subbrices
/> Instagram: Đạt 40 triệu follower
/> Tiktok: Đạt 5 triệu follower, lượt view trung bình 700K/video và có 10
video viral từ 10 - 15 triệu view

/> Printeres: Đạt 2 triệu follows
/>4. Bước 4: Thiết kế E-marketing hỗn hợp

Idea: BST hướng đến hình ảnh thân thiện với động vật, sử dụng các nguyên
liệu thân thiện với môi trường
4.1. Chiến lược sản phẩm
-

Bộ sưu tập Thu - Đông năm 2022 của H&M thiết kế tập trung vào họa tiết,
kiểu dáng, chất liệu phù hợp với văn hóa, thị hiếu của người Việt Nam

-

Các thiết kế vừa thể hiện được sự thời thượng theo xu hướng vừa có tính
ứng dụng cao phù hợp với tất cả thân hình, vóc dáng người.

-

Nguyên vật liệu có nguồn gốc từ thực vật thay thế các chất liệu lấy từ cơ
thể động vật.

Ví dụ: Vegeta - một chất liệu da được làm từ cuống và vỏ nho; FLWR
DOWN - một sản phẩm thay thế cho lông động vật được tạo ra bằng hoa dại;

13


bọt bloom sử dụng sinh khối tảo; piñatex - chất thay thế da tự nhiên được chiết
xuất từ lá trái thơm; hay sợi cam - loại vải giống như lụa được tạo nên từ phụ
phẩm của nước ép trái cam…
-

Quá trình đóng gói, thiết kế bao bì ưu tiên sử dụng chất liệu thân thiện với

mơi trường, có thể tái chế được.

-

Thiết kế sản phẩm chủ đạo với màu sắc hot trend 2022: xanh tảo, tím
pastel, nâu, vàng nhạt.

4.2. Chiến lược giá
-

H&M định giá sản phẩm của mình với giá rẻ, bình dân, phù hợp với đa số
đối tượng khách hàng. Các đối thủ cạnh tranh chính của H&M phải kể tới
là GAP và Zara. So với hai thương hiệu này thì các sản phẩm của H&M có
giá thấp hơn và hướng đến nhiều phân khúc khách hàng khác nhau.

-

H&M là một thương hiệu thời trang nhanh, vị thế thứ 3 trên thế giới của
H&M cho phép họ sử dụng “chiến lược giá hớt váng”. Bới đặc trưng ngành
thời trang đã có các tín đồ thời trang, đã có các ‘phong trào theo trend’ để
thể hiện sự sành điệu và chịu chơi. Đặc biệt với dòng sản phẩm thời trang
nhanh là dịng sản phẩm chính của H&M thì điều này lại càng được thể
hiện mạnh mẽ.

3 tháng (1/09/2022 – 30/11/2022)
Thể hiện bằng sơ đồ giai đoạn:

Hình: sơ đồ giai đoạn truyền thông BST Thu – Đông 2022

 Trong 7 ngày (Tuần lễ vàng) đầu khi ra mắt (12/10 - 19/10) giá ra mắt

sẽ cao hơn 10% so với giá dự tính để thu hút các tín đồ thời trang săn
đón.
 Kết thúc tuần lễ thời trang sẽ đến ngày 20/10 - Phụ nữ Việt Nam. Cơ
hội giảm giá, tạo chương trình khuyến mãi mà khơng bị giảm thương
hiệu. Chương trình khuyến mãi dành cho các quý ông mua đồ nữ “Phụ
nữ để yêu thương”- Giảm giá 10% BST mới. Vừa có thể quảng bá
thương hiệu đến cánh đàn ơng (họ phải đến mua cho người phụ nữ của
mình) và thúc đẩy doanh thu cho những sản phẩm nam trong BST.
 Sau 1 tháng, BST có thể về giá niêm yết và giảm 5% cho khách hàng
thân thiết. Sau 2 tháng sẽ mở chương trình giảm 5% cho khách hàng và
10% cho khách hàng thân thiết.
4.3. Chiến lược phân phối

14


a) Đầu vào:
-

Các sản phẩm của H&M được sản xuất tại các nước có nguồn nhân cơng rẻ
để làm giảm giá thành.

-

H&M cũng cố gắng hết sức để phát triển một chuỗi cung ứng xuất sắc (có
900 nhà cung cấp độc lập), nhằm đáp ứng tiêu chí về mặt thời gian, sao cho
thời gian giao hàng và chi phí vận chuyển được giữ ở mức tối thiểu.

-


Cửa hàng trực tuyến Website là kênh phân phối chính của H&M để khách
hàng có thể thoải mái lựa chọn và có trải nghiệm mua một cách nhanh nhất,
cập nhật xu hướng và các thông tin sản phẩm, mẫu mới thường xuyên hơn.

-

Tuy nhiên, H&M hiện chưa có trên các sàn thương mại điện tử như:
Shopee, Lazada, Tiki…Hay Fanpage của H&M chưa hỗ trợ nhắn tin trực
tuyến để đặt hàng, app H&M (hiện đang bị lỗi)...Chính vì vậy, khi ra mắt
BST Thu đơng 2022 cần:

b) Đầu ra:

 Hỗ trợ đặt hàng trên Fanpage, Instagram…có thể trao đổi trực tiếp với
nhân viên.
 Xuất hiện trên trang TMĐT lớn như Shopee, Lazada, Tiki…để phục vụ
nhu cầu mua trực tuyến của khách hàng.
 Hoàn thiện App mua sắm H&M để người mua có trải nghiệm mua tốt
nhất.
4.4 Chiến lược truyền thơng marketing
a) Đối tượng truyền thơng:
Là nhóm khách hàng độ tuổi 15 - 35 tuổi, chủ yếu là phụ nữ.
Là nhóm khách hàng có gu thẩm mỹ, u thích những xu hướng thời trang
mới, có sự quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu truyền thông:
-

Truyền thông ra mắt BST Thu - Đông năm 2022 mới

-


Làm đẹp hình ảnh thương hiệu với BST thân thiện với động vật và môi
trường.

-

Đẩy mạnh thị trường thương mại điện tử, thị phần online….
c) Thông điệp truyền thông:
“Sending love to animals” - Gửi tình yêu đến động vật
“Animals aren't costumes” - Động vật không phải là quần áo
“Don't wear animal skins” - Đừng mặc lên người những bộ da thú

15


“Don't make the crocodile die by our clothes” - Đừng làm cá sấu chết vì
những bộ quần áo của chúng ta
Don't be a crocodile in their skin - Đừng trở thành một con cá sấu trong bộ
da của chúng
“Yêu thương động vật, ươm mầm sự sống”
Tiếp nối BST 2021 “Co-exist Story”, BST Thu - Đông 2022 vẫn tập trung
vào sự thân thiện với động vật, bảo tồn sự phát triển của động vật, góp phần bảo
vệ mơi trường. Bằng cách sử dụng các vật liệu thời trang mới, làm từ tự nhiên,
không sử dụng các chất liệu lấy từ cơ thể động vật nữa.
Bên cạnh đó, để H&M cịn dùng chính hình ảnh động vật và mơi trường
sống của chúng để tạo nên sự độc đáo trong thiết kế Thu - Đông 2022, lan tỏa
thông điệp “yêu thương động vật” trên chính các bộ trang phục.
d) Cơng cụ truyền thơng:
Quảng cáo
 Chạy quảng cáo show thời trang ra mắt bộ sưu tập mới trên các nền

tảng Social media, website, app…
 Chạy quảng cáo hình ảnh BST trên các nền tảng được ưu tiên tập trung
như: Instagram, Tiktok, Google
 Phát hành album trên website, popup thông báo về sản phẩm mới
Xúc tiến bán
 Chương trình khuyến mãi, ưu đãi, mua combo, tặng quà đối với những
khách hàng đặt mua đầu tiên.
 Khi khách hàng hàng vào website sẽ hiện bảng đếm ngược thời gian
chương trình ưu đãi, quà tặng khi mua hàng qua website.
 Liên kết cho phép đặt hàng thông qua các sàn TMĐT.
Quan hệ công chúng


Truyền thông đưa mọi tin tức liên quan đến BST các tờ báo lớn:
Vnexpress, Vietnamnet, VTC News,

 Truyền thông BST và xây dựng các cuộc thảo luận, trao đổi, đánh giá
về BST trên các diễn đàn thời trang: Elle, L’officiel, Fashion Bible,
Her World, Style Magazine, Coolmate, Tạp chí Đẹp...
 Liên kết với các Nhà thiết kế Thời trang làm video, bài viết đánh giá về
BST → Truyền thông trên mặt báo
 Sử dụng KOL, Influence truyền thông cho BST (VD: Gửi tặng một số
KOL sử dụng trang phục BST Thu - Đông 2022 trong cách sự kiện,
tiệc tùng; Infurence sx các video review, thảo luận về BST này)

16


Marketing tương tác
 Xây dựng website thân thiện với công chúng mục tiêu tại Việt Nam để

khách hàng có thể dễ dàng tương tác với nhãn hàng.
 Có thanh tin nhắn trên website để khách hàng có thể dễ dàng để lại ý
kiến, thắc mắc.
 Gia tăng tốc độ phản hồi, tư vấn qua website, các kênh social…

 Tổ chức cuộc thi ảnh/ video viral với chủ đề: “Don't make animals
into clothes” - Đừng biến động vật thành quần áo
Marketing trực tiếp
Thông báo mới về BST mới được gửi từ app, website
4.5. Chiến lược quản lý các mối quan hệ (CRM)
H&M có hệ thống website, nguồn dữ liệu khách hàng vơ cùng lớn. H&M
có thể tạo chương trình ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
VD: (đã mua sản phẩm của H&M trên 5 triệu đồng) có thể mua các sản
phẩm thuộc BST Thu đông 2022 với giá ưu đãi 10%.
Với những khách hàng là thành viên của H&M (có tài khoản trên App
H&M hoặc trên website H&M) thì sẽ được chiết khấu 10% với mọi sản phẩm,
riêng với BST Thu đơng 2022 thì sẽ là 5%
Khi khách hàng giới thiệu khách hàng thì sẽ được hoa hồng 2% trên tồn
bộ hóa đơn của khách hàng được giới thiệu.
Ngồi ra, dịch vụ chăm sóc khách hàng qua: Email, Messenger, App:
H&M có thể trao đổi thông tin với khách hàng như thông báo chương trình
khuyến mãi của BST dành cho khách hàng, cập nhật các thông tin sản phẩm để
khách hàng thêm hiểu biết về sản phẩm và nhận phản hồi của khách hàng từ sản
phẩm đến dịch vụ cũng như độ hài lịng của họ đối với trải nghiệm mua của
mình.
Nếu khách hàng đánh giá chưa tốt thì hệ thống sẽ liên hệ để biết họ chưa
hài lòng ở điểm nào, H&M sẽ cập nhật được kịp thời phản ứng của khách hàng,
cho dù họ khen hay chê ở những điểm rất nhỏ, để cải thiện. Khi nhận được phản
hồi tiêu cực, nhà hàng phải xử lý ngay trong vòng 24 đến tối đa là 48 tiếng
Hotline tư vấn hỗ trợ đặt hàng, chốt đơn hàng, giải quyết các thắc mắc của

khách hàng.
5. Bước 5: Kế hoạch thực hiện
5.1. Thông điệp
Công chúng mục tiêu là những người trẻ tuổi có độ tuổi từ 15-40 tuổi có
thu nhập trung bình, thích mua sắm cho bản thân và gia đình. Là những người
ưa thích sự đổi mới và hiện đại.
Thơng điệp truyền thơng:“Don't make animals into clothes” - Đừng biến
động vật thành quần áo

17


5.2. Concept của chiến dịch
 Màu sắc chủ đạo: xanh lá đậm, nâu, vàng
 KOL đại diện: H’Hen Niê
Influencer: Helly Tống, Giang ơi, Châu Bùi, Cô em Trendy,
 Concept truyền thông chủ đạo với màu sắc liên quan đến thiên nhiên,
mơi trường, động vật: xanh tảo, nâu trung tính, vàng bơ nhạt.
5.3. Triển khai kế hoạch
5.3.1. Thời gian
 Chiến dịch kéo dài 3 tháng và bắt đầu từ: 01/09/2022 - 30/11/2022
 Chiến dịch chia làm 3 giai đoạn:
 Giai đoạn 1: 01/09/ -14/10/2022
 Giai đoạn 2: 15/10 - 31/10/2022
 Giai đoạn 3: 01/11 - 30/11/2022
5.3.2.Mục tiêu chiến dịch

Mục tiêu trực tuyến

Gia tăng sự chú ý

trên Internet
Tập hợp thông tin
khách hàng

Quảng cáo CSDL

Marketing Bán hàng Marketing lan

trực tuyến

trực tiếp

x

Bán hàng

trực tuyến truyền
x

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

khách hàng

thương hiệu

Marketing

x

Hoàn thiện dịch vụ


Tăng sự nhận biết

Chiến lược trực tuyến

18

x


Nâng cao hình ảnh
doanh nghiệp

x

x

Có thể

x

x

x

x

x

x


x

x

x

x

Nâng cao các
phương thức bán
hàng
Người đứng đầu
công tác bán hàng

5.3.3. Triển khai kế hoạch

Giai đoạn 1
Thời gian

01/09/2022 - 14/10/2022

Mục tiêu

Truyền thông trước khi ra mắt BST, xây dựng nhận thức về vấn
đề bảo vệ động vật

Các hoạt
động chính


Xây dựng nhận
thức cho cơng
chúng nhận tin về
vấn đề bảo vệ động
vật: thực trạng nguy
hiểm của động vật
hiện nay → Tuyên
truyền kêu gọi bảo
vệ

Hoạt động
triển khai

[Coming Soon] Giới
thiệu về Bộ sưu tập
Thu - Đông 2021.
Công bố nguồn gốc
cảm hứng, thông điệp
truyền tải và ý nghĩa.

Tổ chức các cuộc thi,
challenge viral với
quy mơ tồn Việt
Nam để lan truyền
thơng điệp “Don't
make animals into
clothes”

1. Xây dựng nhận thức về vấn đề bảo vệ động vật
- Truyền thơng đưa tin về tình trạng nguy hiểm của động vật

trên các mặt báo
- Tuyên truyền, kêu gọi tinh thần bảo vệ động vật, ủng hộ các
chương trình bảo vệ động vật

19


 Phương tiện truyền thông: booking truyền thông trên các
kênh báo điện tử tiếp cận đến nhiều đối tượng công chúng
mục tiêu: Kênh14.vn, VnExpress, Báo dân trí, Vietnamnet,
Báo Mới, 24h.com, Zingnews,...
2. [Coming Soon] Giới thiệu về Bộ sưu tập Thu - Đông 2021
- Phát hành trailer “nhá hàng” về BST Thu - Đông 2021 trên
kênh Youtube.
- Họp báo chia sẻ về nguồn gốc cảm hứng, thông điệp truyền tải
và ý nghĩa BST
- Booking các tờ báo viết bài truyền thông về BTS, đánh giá
nhận xét về thông điệp và ý nghĩa BST
 Phương tiện truyền thơng: báo chí, website, social media
(Facebook, Istagram, Tiktok)
3. Tổ chức các cuộc thi, challenge viral lan truyền thông điệp
“Don't make animals into clothes”
- Tổ chức challenge “Bạn đã bảo vệ động vật như thế nào?”
bằng hình thức đăng bài chia sẻ câu chuyện, hành động đẹp về
bảo vệ động vật trên các nền tảng mạng xã hội kèm hastag:
#Sending_love_to_animals”
- Tổ chức cuộc thi Vẽ tranh tun truyền tình trạng báo động
của động vật, khuyến khích người tham gia vẽ tranh và đăng
tải lên mạng xã hội kèm theo thông điệp mà bản thân muốn
truyền tải đến mọi người vè vấn đề bảo vệ động vật.

 Phương tiện truyền thơng: social media, báo chí

Ngân sách

Chạy quảng cáo: 450.000.000 VNĐ
Booking báo chí:200.000.000 VNĐ
Chi phí cho các cuộc thi:1.000.000.000 VNĐ
Giai đoạn 2

Thời gian

15/10-31/10/2022

Mục tiêu

Ra mắt BST và Lan tỏa BST tới mọi người

Các hoạt
động chính

Ra mắt BST

Truyền thơng hình ảnh Thúc đẩy khách hàng
BST và thơng điệp
mua tại website chính
BST tới mọi người

20



thức

Hoạt động
triển khai

1. Ra mắt BST
- Ra mắt BST trên website
- Thuê các báo điện tử về thời trang viết bài pr cho BST như:
Harper’s Bazaar Việt Nam, L’Officiel Việt Nam,...
- Làm TVC giới thiệu BST và đang lên các kênh social media
 Phương tiện truyền thơng: Website, báo chí, social media
2. Truyền tải BST và ý nghĩa của BST tới mọi người
- Chạy quảng cáo TVC giới thiệu BST trên các kênh social
media
- Đẩy mạnh truyền thông BST qua KOLs, influencer bằng việc
thuê họ quảng bá sản phẩm trên các kênh social media của họ
- Chia sẻ buổi ra mắt sản phẩm lên các kênh social media
 Phương tiện truyền thông: social media
3. Thúc đẩy khách hàng mua hàng tại website chính thức
- Đặt link order các sản phẩm tại các bài viết các kênh social
media
- Thuê các website về thời trang và các báo điện tử đặt mẫu
quảng cáo về sản phẩm và kèm theo link website
 Phương tiện truyền thơng: social media, website support, báo
chí.

Ngân sách

Chạy quảng cáo: 700.000.000 VNĐ
Booking báo chí: 200.000.000 VNĐ

Chi phí Sản xuất TVC: 500.000.000 VNĐ
Booking KOLs, influencer: 3.000.000.000 VNĐ
Giai đoạn 3

Thời gian
Mục tiêu

01/11 - 30/11/2022
- Duy trì nhận thức về thương hiệu
- Đánh sâu vào tiềm thức công chúng mục tiêu về hình ảnh BST
Thu đơng 2022
- Xây dựng mong muốn sở hữu trong lòng khách hàng mục tiêu
để ra quyết định mua.
- Tạo thiện cảm của công chúng mục tiêu với BST thúc đẩy quá

21


trình ra quyết định mua
Các hoạt
động chính

Hoạt động
triển khai

Xây dựng các
hoạt động tài
trợ bảo vệ
động vật


Tri ân khách
hàng thân thiết
để thúc đẩy mua
hàng với BST
mới

Đẩy mạnh sự xuất Thúc đẩy các
hiện của BST trên hoạt động
các nền tảng Social xúc tiến bán
media

1. Xây dựng các hoạt động tài trợ bảo vệ động vật
-

Trích 10 % doanh thu BST sau 1 tuần để gửi tới các tổ chức
bảo vệ động vật hoang dã, các sở thú như: Tổ chức Quốc tế về
Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam)
- Kêu gọi ủng hộ quỹ bảo vệ động vật cho các lồi động vật
đang có nguy cơ tuyệt chủng
- Với mỗi hóa đơn từ 5 triệu từ khách hàng, H&M sẽ trích
200.000 vnđ cho quỹ bảo vệ động vật này
 Phương tiện truyền thơng: Facebook, Website, Tiktok, báo
chí
2. Tri ân khách hàng thân thiết để thúc đẩy mua hàng với
BST mới
-

Tặng các khách hàng thân thiết bằng voucher giảm giá 5% khi
mua BST Thu đông 2022
- Với các khách hàng Vip sẽ tặng quà là một sản phẩm bất kỳ

thuộc BST
 Phương tiện truyền thông: Facebook, Website
3. Đẩy mạnh sự xuất hiện của BST trên các nền tảng Social
media
-

Đăng tải các hoạt động unboxing, review với BST thu đông
2022 của các KOL, KOC, Influencer tạo thành 1 xu hướng sở
hữu BST.
- Thử thách chia sẻ trải nghiệm sử dụng với BST Thu đông 2022
bằng nội dung: hướng dẫn chụp ảnh, tạo dáng với BST, tính
ứng dụng của BST trong các sự kiện..
 Phương tiện truyền thông: Facebook, Tiktok
4: Thúc đẩy các hoạt động xúc tiến bán
-

25/11/2022 - Black Friday: Giảm giá tối đa 50% các sản phẩm
khác của H&M. Với BST Thu đơng 2022 giảm 20%.
- Mỗi hóa đơn 5 triệu khi mua 1 trong các sản phẩm thuộc BST
Thu đông 2022 sẽ được tặng 1 túi đeo chéo H&M in thông
điệp ““Don't make animals into clothes””
 Phương tiện truyền thông: Website, Facebook

22


Ngân sách

Chi phí quảng cáo: 300.000.000 VNĐ
Chi phí tài trợ bảo vệ động vật: 5.000.000.000 VNĐ

Booking báo chí: 100.000.000 VNĐ
Thuê KOL, KOC…: 1.000.000.000 VNĐ
Chi phí xúc tiến bán: 1.000.000.000 VNĐ

6. Bước 6: Ngân sách

Chi phí

Số tiền

Chi phí quảng cáo

1.450.000.000 đ

Booking báo chí

500.000.000 đ

Chi phí cho các cuộc thi

1.000.000.000 đ

Chi phí th KOLs, influencer

4.000.000.000 đ

Chi phí quan hệ cơng chúng

5.000.000.000 đ


Chi phí sản xuất TVC

500.000.000 đ

Chi phí xúc tiến bán

1.000.000.000 đ

Tổng

13.450.000.000 đ

23


7. Bước 7: Kế hoạch đánh giá

Kênh

Đánh giá, đo lường kết quả sau chiến dịch.

Số lượng truy cập fanpage.
Số lượng người tiếp cận.
Lượng tăng like, theo dõi của fanpage.
Lượt tương tác trung bình với bài viết quảng cáo.
Facebook
Lượt đặt hàng thơng qua facebook.
Chi phí cho một khách hàng.
Tỷ lệ chuyển đổi từ leads sang khách hàng thông qua
Facebook.


24


Lượt truy cập trang web.

Website

Tỷ lệ chuyển đổi từ leads sang khách hàng thơng qua trang
web.
Lượt xem trung bình của 1 video.

Lượt tương tác, bình luận của video trên nền tảng youtube.

Youtube

Lượt share video.
Lượt xem video.

Tiktok

Lượt tương tác với video.
Lượt follow
Lượt view trung bình trên một video
Lượt follow

Printere
Lượt xem
Lượt follow
Instagram

Lượt tương tác trên một bài viết
Lượt share

25



×