Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Chiếc thuyền ngoài xa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.92 KB, 8 trang )

Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

CHIẾC THUYỀN NGỒI XA
Nguyễn Minh Châu
A. Tìm hiểu chung
1. Tác giả: Nguyễn Minh Châu
✔ Là nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông là một cây bút xuất sắc của nền
văn học sử thi trước năm 1975. Sau năm 1975, Nguyên Ngọc đã nhận xét ông là “nhà văn mở
đường tinh anh và tài năng nhất của văn học Việt Nam.”
✔ Sáng tác của Nguyễn Minh Châu phản ánh rất trung thực sự vận động và phát triển của
nền văn học Việt Nam trong một vài thập kỉ trước và sau 1975. Nếu trước năm 1975, Nguyễn Minh
Châu và các nhà văn khác dùng ngịi bút của mình để chiến đấu cho quyền được sống của cả dân
tộc thì trong bối cảnh đất nước đã hịa bình, nhà văn lại phải cầm bút để trợ lực cho cuộc chuyến
đấu giành quyền sống của từng cá nhân con người. Nguyễn Minh Châu đã có sự dịch chuyển nguồn
cảm hứng từ lịch sử dân tộc đến đời tư thế sự. Sau 1975, ông chủ yếu đi phác họa chân dung số
phận và nhân cách của con người trong hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc và sự hồn thiện.
2. Tác phẩm: Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”
- Là truyện ngắn xuất sắc nhất của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Xuất xứ: lúc đầu được in trong tập “Bến quê”, sau đó được in trong một tuyển tập mới mang
tên “Chiếc thuyền ngoài xa” với nhiều tác phẩm hơn. Điều đó cho thấy tác phẩm khơng chỉ thể hiện
cái giá trị xuất sắc về nội dung và nghệ thuật mà tác phẩm cịn thể hiện thơng điệp nghệ thuật và
định hướng sáng tác của Nguyễn Minh Châu trong cả khoảng thời gian đó.
- Tác phẩm đã thể hiện sự cảm thơng, chia sẻ và tình u đến số phận của con người trong
hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc và cảm giác bình yên.
- Giá trị nhân đạo:
+ Yêu thương, chia sẻ với thân phận con người.
+ Trân trọng, ngợi ca những bản chất tốt đẹp của con người.
- Thơng điệp nghệ thuật: mang tính chất định hướng cho cả giai đoạn sáng tác sau đó.
B. Tìm hiểu chi tiết
I. Nghệ thuật xây dựng tình huống:
1. Tình huống truyện phần nào được hé mở ngay trong nhan đề tác phẩm:


● Tình huống: là một hồn cảnh có vấn đề, thường là những tình cảnh bất ngờ, éo le, đầy
nghịch lí. Con người khi đối diện với tình huống ấy thường phải thể hiện ra những thái độ, lời nói
và hành động mà thơng qua đó con người tự bộc lộ tâm hồn, tính cách, trí tuệ hay thân phận của
mình.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

● “Chiếc thuyền ngồi xa” là một nhan đề mang tính mời gọi, khiến độc giả thích thú ngay
từ lần đầu tiên đọc nó. Tác giả lấy nhan đề tác phẩm là “Chiếc thuyền ngoài xa”, vậy khi thay đổi
cự li quan sát, tiến lại gần hơn, những gì ta thấy được từ xa có thực sự được giữ nguyên vẹn hay lại
hé lộ một điều gì đó hồn tồn đối lập? Chính những câu hỏi đó đã đưa lối người đọc đến với những
trang văn đầu tiên, để rồi vỡ lẽ và ngỡ ngàng trước tình huống đầy độc đáo của tác phẩm.
2.

Tình huống truyện được tạo dựng từ những phát hiện đầy nghịch lý:
2.1. Phát hiện trên bờ biển (nhìn):
a)
Phát hiện ra “cái đẹp tuyệt định của ngoại cảnh”:
- Nhiệm vụ của Phùng: chụp một bức ảnh phong cảnh có biển, có sương, có thuyền nhưng
“khơng có người”, hồn tồn tĩnh vật. Nguyễn Minh Châu có lẽ đã đặt ra một vấn đề ở đây. Đó
chính là: một tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa liệu có thể thiếu vắng đi hình bóng con người hay
khơng?
- Phát hiện “Chiếc thuyền ngồi xa”, Phùng đã bắt trọn từng khoảnh khắc và chụp được
một bức ảnh có sương, có biển, và có thuyền. Từ màu sắc, ánh sáng và bố cục đều rất hài hịa, tạo
nên một vẻ đẹp tuyệt bích.
- Cảm nhận của Phùng: Đó là cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh, là cảnh đắt trời cho, đẹp
như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, một cái đẹp đơn giản và tồn bích.
- Xúc cảm của Phùng: hạnh phúc đến mức bối rối, trái tim như có gì đó bóp thắt lại, cảm

thấy biết ơn một cách thành kính thiêng liêng khi cuộc đời đã cho anh chiêm ngưỡng một vẻ đẹp hi
hữu hiếm thấy của tạo hóa. Trong cuộc đời mỗi người hiếm ai được may mắn như anh.
- Từ xúc cảm dẫn đến nhận thức: (liên hệ “Chữ người tử tù”) nhận ra chân lí của sự tồn
thiện, rằng cái đẹp chính là đạo đức, giúp gột rửa, thanh lọc tâm hồn con người.
=> Phùng là một nhiếp ảnh gia yêu nghề, có tài quan sát tinh tê và một tâm hồn nghệ sĩ khao
khát, say mê trước cái đẹp.
b) Phát hiện sự thật trần trụi, tàn nhẫn của cuộc sống con người:
- Khi chiếc thuyền đến gần, bi kịch của cuộc sống ẩn sâu trong cái vẻ ngồi đẹp đẽ được hé
mở. Đó chính là cảnh tượng khủng khiếp của bạo lực gia đình.
+ Người đàn ông to lớn, hùng hổ rút chiếc thắc lưng da quật tới tấp vào lưng vợ một cách
tàn nhẫn. Hắn vừa đánh vợ vừa rên rỉ giọng đau đớn: chúng mày chết hết đi cho ông nhờ.
+ Người đàn bà đứng im chịu đòn, lặng lẽ nhẫn nhục, cam chịu, khơng bất bình, khơng
tức giận, khơng chạy trốn.
+ Đứa con trai như một mũi tên lao thẳng vào đích, phóng tới giật lấy chiếc thắt lưng
đánh trả bố để bảo vệ mẹ. Tình tiết của phát hiện thứ hai này còn đáng sợ hơn gấp nhiều lần khi đứa
con trai đó, tức là thằng Phác, cịn thủ sẵn một con dao nhỏ giắt trong người. Ai cũng phải kinh
hoàng và sợ hãi khi hình dung một bi kịch rất có thể đã xảy ra, nếu như người chị gái không đuổi
theo và quyết liệt giằng bằng được con dao từ tay nó.
+ Thơng qua cuộc gặp gỡ ở tịa án huyện, Phùng biết được tình trạng bạo lực trong gia
đình này khơng phải hiếm thấy mà rất thường xun xảy ra, cứ ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một
trận nặng.
- Cảm xúc và hành động của nghệ sĩ Phùng: “chết lặng”, khơng tin vào những gì đang diễn
ra trước mắt, “kinh ngạc đến mức, trong mấy phút đầu, tơi cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Khơng thể
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

chịu được khi thấy cảnh ấy, Phùng đã “vứt chiếc máy ảnh xuống đất, chạy nhào tới”. => Phùng
không thể ngờ sau cái vẻ đẹp diệu kì của hóa cơng kia lại là cái ác, cái xấu đến không thể tin nổi.

=> Thông điệp nghệ thuật dần hé mở: cùng một thời điểm là buổi sáng sớm, cùng một địa
điểm là trên bờ biển, cùng một người quan sát là nghệ sĩ Phùng, cùng một đối tượng quan sát là
chiếc thuyền, nhưng khi chúng ta thay đổi cự li quan sát, kết quả thu được có thể hồn tồn đối lập
nhau. Khi chiếc thuyền ở ngồi xa, ta thấy được đó là vẻ đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh. Nhưng khi
chiếc thuyền tiến đến gần, thứ ta phát hiện lại chính là sự hiện hữu của cái ác, cái xấu, ở đây chính
là cái khủng khiếp của nạn bạo lực gia đình. Điều này đem đến cho độc giả những bài học về cách
nhìn cuộc sống và con người. Cịn đối với những người nghệ sĩ, nó mở ra những vấn đề mới về
phương pháp sáng tác, những quan niệm nghệ thuật về bản thân nghệ thuật và con người, rằng
người nghệ sĩ phải tìm hiểu cuộc đời trong mối quan hệ đa chiều, cuộc đời không phải lúc nào cũng
đẹp, cũng nghệ thuật mà vẫn ln chứa đựng nhiều nghịch lí.
2.2. Phát hiện trong tịa án huyện (nghe): (trong vở học)
2.3. Tình huống được đẩy tới cao độ của nhận thức và xúc cảm qua trải nghiệm trong cơn
bão biển:
- Ấn tượng từ trận bão biển:
Hình ảnh cuộc sống con người

Hình ảnh thiên nhiên trong trận bão biển

+ Người nghệ sĩ suy tư, trăn trở vì những gì
mới được chứng kiến và nghe kể.
+ Người thợ sơn tràng đầy lo âu nhìn ra bên bờ
phá.
+ Bếp lửa bị gió ném tung ra bãi cát, những tàn
lửa bay quần lên trên bãi biển mênh mông.
+ Nồi cơm sống nhăn.
+ Một con thuyền trơ trọi một mình chống chọi
với gió bão.
=> lo lắng, chơng chênh bất ổn, đơn độc, yếu
đuối.


+ Những tảng mây đen xếp ngổn ngang trên
mặt biển đen ngòm.
+ Biển gào thét với những âm thanh cuồng nộ.
+ Sóng bạc đầu nổi cồn lên như những ngọn núi
tuyết trắng.
=> Gợi ra sức mạnh cuồng nộ, khủng khiếp có
thể nuốt chửng con người, phá hủy cuộc sống
con người.

- Phùng như đã “chạm vào” cuộc sống của người dân chài, đem đến cho người nghệ sĩ nhưng
lo âu, chới với, mong manh; Phùng như hiểu được sự đe dọa của thiên nhiên cuồng nộ đến cuộc
sống của những con người đơn độc, nhỏ bé. => Thấu hiểu nỗi lòng của người đàn bà.
- Phùng hiểu được hành trình đến với hạnh phúc, bình yên giản dị của những con người làm
nghề chài lưới dường như cịn q xa vời (hình ảnh bếp lửa bị gió ném tung ra bãi cát, nồi cơm sống
nhăn).
- Hiểu được vì sao người đàn bà có thể chấp nhận cái xấu, cái ác vẫn cứ đồng hành, xuất hiện
trong cuộc sống của mình. Khi đứng trước cái đẹp của tạo hóa, con người quên đi tất cả những tầm
thường, độc ác, xấu xa của cuộc sống để chiêm ngưỡng và hướng tới cái thiện. Nhưng con người có
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

thể chấp nhận cái xấu, cái ác hiện hữu trong cuộc sống của mình khi đứng trước sự cuồng nộ khủng
khiếp của thiên nhiên. => Phùng đã nghiệm ra những điều tưởng như khơng thể nào hiểu nổi.
3. Giá trị của tình huống truyện: gửi gắm những thông điệp nhân văn.
3.1. Thông điệp về cách nhìn với cuộc sống:
- Cái thiện và cái đẹp nhiều khi lại hiện hữu sự đối lập. Không phải bao giờ cái đẹp cũng
thống nhất với cái thiện. Khơng phải bao giờ cái bên ngồi cũng là sự thể hiện trung thực nhất của
cái bên trong. => Muốn hiểu được chính xác, thấu đáo cuộc sống của con người thì cần có một cái

nhìn sâu sắc và khơng hời hợt, tồn diện chứ khơng phiến diện, cái nhìn đa chiều, nhiều góc cạnh.
- Cái xấu, cái ác nhiều khi vẫn cứ tồn tại trong cuộc sống con người và trong bản thân mỗi
con người. Suy nghĩ này không phải đang dung túng, bao che cho cái xấu, cái ác mà mục đích là
khiến con người có một cái nhìn bình tĩnh, tích cực hơn để tìm ra cội nguồn phát sinh cái xấu, cái ác
và tìm cách cảm hóa, loại bỏ cái xấu, cái ác ra khỏi cuộc sống và bản thân con người, hướng tới một
tương lai tốt đẹp hơn.
- Mang đến một nhận thức mang tính xã hội: để giải phóng con người khỏi cuộc sống nghèo
khổ, tăm tối như gia đình hàng chài thì cần phải có những giải pháp thiết thực, đồng bộ, mang tính
tồn xã hội.
3.2. Thơng điệp về cách nhìn nghệ thuật:
- Nghệ thuật và cuộc sống con người không thể tách rời. Vì thế, người nghệ sĩ phải có ý thức
rút ngắn khoảng cách giữa nghệ thuật và cuộc đời.
- Phẩm chất của người nghệ sĩ đích thực: khơng chỉ cần có tư chất nghệ sĩ để rung động trước
cái đẹp của nghệ thuật mà cịn cần có một tấm lịng nhân ái, yêu thương và sự sắc sảo, tinh tế để cảm
nhận, cảm thông, chia sẻ với cuộc sống con người. Người nghệ sĩ cũng cần có một trung thực, bản
lĩnh dũng cảm để có thể phản ánh một cách chính xác nhất, chân thực nhất những gì bản thân nhận
thức được từ cuộc sống và con người.
- Quan niệm tích cực về nghệ thuật: người nghệ sĩ phải có trách nhiệm trong cái nhìn về hiện
thực, phải có “mối quan hoài thường trực” với cuộc sống, số phận và thân phận con người thì mới
tạo nên được những tác phẩm mang giá trị nhân đạo. Đó là mục đích cao quý nhất của văn chương.
3.3. Tư tưởng nhân đạo:
- Nhà văn thể hiện sự thấu hiểu và sự xót thương sâu sắc cho số phận con người, cụ thể ở đây là
những người dân hàng chài.
- Bất bình, thái độ căm ghét và lên án cái xấu, cái ác trong cuộc sống con người.
- Có những phát hiện thể hiện thái độ ngợi ca, trân trọng những vẻ đẹp dẫu bị khuất lấp trong
tâm hồn và tính cách con người.
- Niềm tin vào sức mạnh của con người có thể vượt qua hoặc chí ít là chấp nhận những thử
thách, khó khăn để duy trì được sự sống và tình yêu thương.
II. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
@nhattra.dayyy



Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

1. Một thân phận đau khổ, bất hạnh trong cuộc sống đói nghèo, tăm tối và bạo lực:
1.1. Ngoại hình và dáng vẻ:
- Trạc ngồi bốn mươi, cao lớn, thơ kệch, gương mặt rõ chằng chịt, khn mặt mệt mỏi, tái ngắt
và hình như buồn ngủ sau một đêm thức trắng kéo lưới. => hình ảnh của một người lao động vất vả,
lam lũ, nhọc nhằn. => cảm giác cuộc sống lao động quá nhọc nhằn đã hút kiệt của người đàn bà sức
lực và niềm vui.
- Tấm lưng áo bạc phếch, rách rưới, nửa thân người dưới ướt sũng. => không chỉ nghèo khổ mà
còn là vẻ nhếch nhác, thảm hại.
- Dáng vẻ:
+ Đi thẳng đến bãi xe tăng hỏng, trước khi đi vào nẻo khuất, người đàn bà quay lại ngước
mắt nhìn phá nước, đưa tay lên khơng biết định gãi hay sửa tóc, rồi bng thõng tay xuống. => Việc
người đàn bà đi thẳng đến bãi xe tăng hỏng cho thấy đó đã là một “điểm hẹn” quen thuộc, là nơi xảy
ra những trận đòn thường nhật “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” mà chị phải cắn
răng cam chịu. Người đàn bà quay lại nhìn ra bờ phá phải chăng đang tìm kiếm một sự trì hỗn nào
đó trước khi bản thân lại bị chồng đánh đạp dã man, khơng thương tiếc? Hoặc có lẽ người đàn bà
đang nhìn về phía những đứa con của mình trên thuyền, là nguồn động lực để chị cảm thấy mạnh mẽ
hơn và đối diện với những trận đòn roi đang chờ. Hành động đưa tay lên không biết định gãi hay sửa
tóc ấy là một hành động vơ thức. Có lẽ người đàn bà đang chờ đợi một điều gì đó trên cõi đời này sẽ
cứu giúp chị. Thế nhưng hiện thực nghiệt ngã lại hiện ra, người chồng bạo lực vẫn đứng kia chờ chị,
với chiếc thắt lưng da trên tay. Người đàn bà “buông thõng tay xuống”, một hành động thể hiện sự
tuyệt vọng khôn cùng.
+ Bị chồng đánh đập dã man, người đàn bà hoàn toàn cam chịu, nhẫn nhục, khơng tránh
né, khơng bất bình, khơng chống trả. => có lẽ đã đau khổ đến mức trở nên chai sạn.
+ Tìm một góc phịng để ngồi; khi Đẩu mời, chị rón rén ngồi ghé vào mép ghế, thu người
lại. => ngồi ở góc phịng để tìm kiếm một sự an toàn dù chỉ trong ảo giác, bởi trong võ thuật, góc
phịng là vị trí thủ thế tương đối an tồn. Người đàn bà ln thiếu cảm giác an tồn dù ở trong chính

gia đình của mình. Ngồi ghé vào mép ghế tràn đầy sợ sệt, thu nhỏ mình lại để trốn tránh ánh nhìn.
Bởi cả cuộc đời mình, người đàn bà ln bị chồng coi là kẻ chướng mắt, luôn bị chồng nguyền rủa
“mày chết đi cho ơng nhờ”. Có lẽ những lời nói độc ác cay nghiệt ấy đã đánh động rất lớn tới tâm lí
người đàn bà, khiến chị chỉ biết thu mình lại để tránh ánh nhìn xung quanh của mọi người, cố gắng
không trở thành một nỗi phiền hà, chướng mắt của người khác. => khốn khổ, bất hạnh.
1.2. Những đau khổ chồng chất trong cuộc đời:
a) Những vất vả, nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh:
- Những đêm thức trắng kéo lưới => hút kiệt sức lực.
- Những giày vò của cuộc sống đói nghèo, bấp bênh, trong mơi trường sống là con thuyền
ngột ngạt, tù túng, bức bối của gia đình hàng chài.
- Tăm tối, nghèo đói: họ sống với nhau trên con thuyền ấy khơng có sự soi rọi của ánh
sáng văn minh, họ sống lay lắt, mơng muội; có lần còn ăn sương rồng luộc chấm muối cả tháng trời.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

=> Bi kịch mà người đàn bà phải chịu chung với cả gia đình.
b) Nạn nhân đau khổ của bạo lực gia đình: nỗi đau riêng
- Chịu nỗi đau khổ, giày vò cả về thể xác lẫn tinh thần: đau đớn về thể xác vì những trận
địn thường nhật “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, nỗi tủi nhục về tinh thần khi mình
cùng chung vai gánh vác với chồng nhưng lại bị chính chồng đánh đạp, hành hạ như một con vật.
- Nơm nớp sợ hãi về tâm hồn mong manh của những đứa con sẽ bị tổn thương trước cảnh
bạo lực gia đình, về sự đau khổ của mẹ, về sự bạo hành của cha. “Xin được với lão lên bờ mà đánh
chị”.
- Đau đớn và sợ hãi trước phản ứng tiêu cực, đáng sợ của thằng Phác: vì thương mình mà
con đánh bố. Bị chồng đánh, chị không phản ứng, nhưng khi thằng Phác đánh lại bố nó, chị đau đớn,
sợ hãi, mếu máo ơm lấy con.
c) Những suy ngẫm và trăn trở của nghệ sĩ Phùng, của Nguyễn Minh Châu và sau
cùng là của người đọc:

- Bi kịch diễn ra ở bãi xe tăng hỏng, là chiến trường xưa. Đó là nơi dân tộc ta được giải
phóng, giành được tự do và độc lập.
- Thế nhưng khi cuộc chiến giành độc lập cho đất nước thắng lợi, lại có một cuộc chiến
khác vẫn chưa kết thúc, và nó cịn khó khăn hơn rất nhiều. Đó chính là cuộc chiến với cái đói nghèo.
Cuộc chiến giành quyền sống của cả dân tộc đã thành công, nhưng cuộc chiến giành quyền được
sống hạnh phúc, bình yên của mỗi cá nhân con người vẫn cịn tiếp diễn, khơng biết đến khi nào mới
kết thúc.
2. Những vẻ đẹp khuất lấp trong tâm hồn và tính cách của người đàn bà:
2.1. Nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh:
a) Đối với người chồng vũ phu, bạo lực:
- Thấu hiểu, cảm thông với những nỗi khổ của người chồng => thanh minh cho sự tàn
bạo, vũ phu của lão: cục tính nhưng hiền lành, trước đây khơng bao giờ đánh đập vợ, vì quá khổ sở
mới trở nên bạo lực như thế (nói rõ về những vất vả, nhọc nhằn trong cuộc mưu sinh mà người đàn
bà chịu cùng gia đình).
=> Người đàn bà là nạn nhân nhưng lại thanh minh cho thủ phạm gây ra những đau đớn cho
mình.
- Chị chịu địn một cách cam chịu, nhẫn nhục, khơng tránh né. Vốn là con người, khơng
ai có thể chai lì với những nỗi đau. Chị cam chịu khơng chỉ vì thương con, mà cịn là vì muốn giúp
chồng vơi đi phần nào những khổ sở khi lão ta khơng đủ sức chịu đựng một mình. => phi lí nhưng
chị chấp nhận.
- Nhận lỗi về mình: đẻ nhiều q mà thuyền lại chật; giá mà tơi đẻ ít đi hoặc có một con
thuyền rộng hơn. => Chị dần xóa đi bản án người khác gán cho chồng mình bằng cách nhận lỗi về
bản thân mình.
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

b) Đối với những đứa con: vẻ đẹp của tình mẫu tử
- Ý thức: với người đàn bà, tình mẫu tử như một thiên tính đương nhiên của người phụ

nữ, ơng trời sinh ra người đàn bà là để sinh con, nuôi con, thế nên phải gánh lấy cái khổ vì con, đàn
bà trên thuyền chúng tơi phải sống vì con chứ khơng thể vì mình như đàn bà trên mặt đất, thức trắng
đêm kéo lưới vì con, chống chịu với cái đói nghèo vì con, và cũng bởi lẽ đó, người đàn bà khơng thể
trốn chạy khỏi những trận địn roi đó, tất cả là vì con.
- Tình mẫu tử chi phối mọi hành động, mọi việc làm của người đàn bà: chịu địn vì con,
xin chồng đem mình lên bờ mà đánh, gửi thằng Phác lên bờ ở với ông ngoại.
- Tình mẫu tử chi phối mọi cảm xúc của người đàn bà: đau khổ của chị xuất phát từ nỗi
đau khổ của con (sự phản ứng tiêu cực của thằng Phác khiến chị đau đớn), niềm vui hiếm hoi, ít ỏi
những lúc con mình được ăn no, trở thành nỗi an ủi được chắt lọc từ những đau khổ. => Một niềm
vui giản dị, cảm động và xót xa.
2.2. Sự sâu sắc của một con người từng trải:
- Đẩu và Phùng (nói sơ về quá khứ, xuất thân) với những sự giận dữ, bất bình, khuyên chị
bỏ chồng vì những lí lẽ tưởng như rất đúng đắn, nhân đạo nhưng tất cả những giải pháp đều bị người
đàn bà phủ định với những lí lẽ rất sâu sắc, hợp lí của người đàn bà.
- Nếu Đẩu và Phùng, những người tri thức, có học đưa ra những giải pháp tưởng như là duy
nhất, đúng đắn, người đàn bà quê mùa, thất học với sự sâu sắc và những nếm trải của mình, đã chỉ ra
cho Đẩu và Phùng vỡ ra được biết bao nhiêu điều mà các anh không biết, không hiểu trong cuộc
sống.
+ Sự vất vả của người làm ăn lam lũ, của những những người lao động khó nhọc.
+ Cái vất vả của người đàn bà hàng chài trên một con thuyền khơng có đàn ơng.
+ Nhiều chính sách nhân đạo của nhà nước nhiều khi lại bất cập: chia đất cho họ làm nhà
ở, nhưng họ không sống nổi, họ phải theo nghề chài lưới để mưu sinh.
- Cả Đẩu và Phùng đã vỡ ra những khuất lấp trong cuộc sống, những lẽ có thể và khơng thể
trong cuộc sống của con người.
=> Ta cảm phục trước sự sâu sắc của người đàn bà, nhưng cũng xót xa trước sự sâu sắc ấy,
bởi nó được hình thành từ trùng điệp những nỗi đau khổ, khó nhọc mà chị phải trải qua.
2.3. Một sức mạnh bền bỉ, kiên cường:
- Ý thức được thân phận và thiên chức làm mẹ của mình, chị khơng chối bỏ mà biến đó
thành sức mạnh giúp chị chịu đựng tất cả thử thách, đói nghèo, nhọc nhằn, bạo lực, đau khổ cả về
tinh thần và thể xác để hướng tới mục đích của mình: giữ cho sự bình yên của gia đình, bảo vệ cho

tâm hồn non nớt của các con, gánh đỡ cho chồng những cay đắng, bức bối và cuối cùng là giúp cho
các con có miếng cơm manh áo. Nhưng tất cả những cố gắng đó đều thất bại. Dù biết trước mình sẽ
thất bại, nhưng người đàn bà vẫn không bỏ cuộc, vẫn sống từng ngày hướng tới mục đích đó.
- Cảm nhận của Phùng về hình ảnh người đàn bà bước ra từ bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa
ở cuối truyện: ấn tượng về những con người lao động vơ danh, đói nghèo nhưng vẫn dậm những
@nhattra.dayyy


Đừng quên theo dõi mình tại instagram @nhattra.dayyy để đọc được nhiều chia sẻ bổ ích khác nha!

bước chân chắc chắn tiến về phía trước. Người đàn bà biết rõ thân phận, thiên chức và ý nghĩa cuộc
đời mình. Dù vẫn đói nghèo, chị vẫn kiên cường bước về phía trước, hịa lẫn vào đám đơng lam lũ,
nhọc nhằn kia, với sức mạnh lớn lao và thiên chức của một người mẹ, người vợ. Chị sẵn sàng làm tất
cả, chấp nhận tất cả những khó khăn, nhọc nhằn, khơng phải vì chị mà vì những gia đình thân yêu
của chị, vì chồng, vì con, những người đã làm nên ý nghĩa của sống của người đàn bà.

@nhattra.dayyy



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×