Tải bản đầy đủ (.pdf) (174 trang)

Tổng hợp đề văn 12 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 174 trang )

TÂY TIẾN
ĐỀ 1:
I.ĐỌC HIỂU(3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:
Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc có ý nghĩa. Ước mơ là
hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí ta, và nếu bạn là người có quyết tâm thì bạn sẽ tìm
cách đạt được nó. Những người làm nên nghiệp lớn trên thế giới đều là những người biết mơ ước.
Ước mơ không bao giờ hình thành ở những người thờ ơ, lười biếng hay thiếu tham vọng. Bạn
hãy đặt ra những ước mơ nằm trong khả năng của mình và lên kế hoạch cụ thể để từng bước hiện
thực hóa chúng. Trong khi vạch ra kế hoạch cụ thể để đạt được thành công, cả trong sự nghiệp
lẫn cuộc sống thường ngày, bạn đừng bị lung lay hay nhụt chí bởi những người xem bạn như là
kẻ mơ mộng. Để đạt được thành công như mong muốn trong một thế giới đang có nhiều thay đổi
này, bạn phải học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối – những người đã cống hiến cả cuộc đời mình
cho sự phát triển của văn minh nhân loại. Tinh thần ấy là dòng huyết mạch của sự phát triển và
là cơ hội để bạn giải phóng hết năng lực tiềm ẩn của mình. Hãy biết quên những ước mơ không
thành của ngày hôm qua. Thay vào đó, cần biến ước mơ của ngày mai thành những công việc cụ
thể, để một ngày không xa trong tương lai, chúng sẽ trở thành hiện thực.
Ước mơ không phải là cái sẵn có, cũng chẳng phải là cái khơng thể có. Ước mơ chính là con
đường chưa được định hình, là hình ảnh của những điều nằm trong tâm trí bạn mà nếu có đủ quyết
tâm, bạn hồn tồn có thể hiện thực hóa chúng.
Nếu bạn tin tưởng vào những ước mơ của mình thì hãy cố gắng thực hiện bằng tất cả.
(Trích Khơng gì là khơng thể, George Matthew Adams)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2. Theo tác giả, để đạt được thành cơng như mong muốn chúng ta cần phải làm gì?
Câu 3. Tác giả cho rằng: “Một ước mơ phù hợp là yếu tố quan trọng góp phần làm nên một việc
có ý nghĩa”. Anh/chị hiểu như thế nào là ước mơ phù hợp?
Câu 4. Thơng điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
II.LÀM VĂN(7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
Từ đoạn trích trong phần Đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình


bày suy nghĩ của anh /chị về vai trị của ước mơ trong sự thành công của mỗi người.
Câu 2.(7,0 điểm)
“Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc,
Qn xanh màu lá dữ oai hùm.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh,
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sơng Mã gầm
lên khúc độc hành.
Đề gồm:02 trang
(Trích:Tây Tiến- Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam.)
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét tính chất
bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ.
---------------HẾT--------------


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
2021
ĐỀ THI THỬ

KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

ĐÁP ÁN-THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án-Thang điểm gồm có 03 trang)
Phần
I


Câu
1

2

3

4
II

1

2

Nội dung

Điểm
3,0
0,5

ĐỌC-HIỂU
Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận
Theo tác giả, để đạt được thành cơng như mong muốn chúng ta cần phải:
-Học hỏi tinh thần của các bậc tiền bối.
-Biết quên những ước mơ không thành của ngày hôm qua, biến ước mơ của 0,5
ngày mai thành những cơng việc cụ thể…
Thí sinh có thể trả lời :
-Ước mơ phù hợp là những ước mơ nằm trong khả năng, điều kiện, năng lực 1,0
của bản thân…
- Ước mơ phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.


Thí sinh trình bày ý kiến cá nhân về sự lựa chọn thơng điệp của mình và có cách
1,0
lí giải hợp lý,thuyết phục.
7,0
LÀM VĂN
Viết một đoạn văn về vai trị ước mơ trong sự thành cơng của mỗi con người.
2,0
a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch,quy nạp, tổng-phân0,25
hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
0,25
Vai trò của ước mơ trong sự thành công của mỗi con người.
c. Triển khai vấn đề cần nghị luận
1,0
Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, để triển khai vấn đề
cần nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng cần phải làm rõ vai trò của
ước mơ trong sự thành cơngcủa mỗi con người.
Ước mơ đóng vai trị quan trọng trong sự thành cơng của mỗi con người, nó là
động lực để con người phấn đấu, nỗ lực, vượt qua những khó khăn, thử thách
để đi đến thành cơng, từ đó đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
d.Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
0,25
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.
0,25
5,0
Phân tích hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện trong đoạn trích

a.Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát
0,25
được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Hình tượng người lính Tây Tiến được thể hiện qua đoạn trích
0,5


c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác
lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
*Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, bài thơ Tây Tiến và đoạn trích
*Hình tượng người lính Tây Tiến được Quang Dũng thể hiện qua đoạn trích.
- Ngoại hình:
+ “Khơng mọc tóc”, “qn xanh màu lá”: diện mạo độc đáo, lạ thường đồng
thời phản ánh được hiện thực tàn khốc nơi rừng núi Tây Bắc
-Tâm hồn, tính cách:
+“Dữ oai hùm” tinh thần của họ cho thấy sự mạnh mẽ đối lập với vẻ ngoài vàng
vọt xanh xao do bệnh sốt rét rừng mang lại.
+“Mắt trừng” khí thế quyết tâm trong từng người lính.
- “Gửi mộng qua biên giới”: Quyết tâm giết giặc lập công.
- “Mơ dáng kiều thơm”: Giấc mơ hào hoa lãng mạn về quê hương Hà Nội mà
mỗi người lính mang theo, chính là động lực giúp họ kiên cường hơn khi thực
tế quá khắc nghiệt.
- Lí tưởng cao đẹp:
- Các từ Hán Việt “biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào...” làm cho
không khí trở nên trang trọng và thiêng liêng hơn.
- Bút pháp nói giảm nói tránh “anh về đất” mang ý nghĩa nhân văn và rất hào
hùng, không mang lại cảm giác bi lụy.

- Các anh hy sinh cả tuổi trẻ, cuộc đời mình cho đất nước“chẳng tiếc đời xanh”
- “Sơng Mã gầm lên khúc độc hành” –nhân hóa hình ảnh con sơng Mã lời tiễn
biệt , để nói lên sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến.
Giải thích tính bi tráng được thể hiện qua đoạn thơ
“Bi”: Buồn, đau thương.
“Tráng”: Mạnh mẽ, hùng tráng.
Người lính Tây Tiến có sự hi sinh, mất mát nhưng không làm giảm đi tinh
thần mạnh mẽ,quyết tâm sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước.

*Đánh giá
-Đoạn thơ khắc họa rõ nét chân dung người lính với ngoại hình và tâm hồn bằng
bút pháp lãng mạn, đậm chất bi tráng.
-Người chiến sĩ Tây Tiến đã để lại một ấn tượng sâu sắc cho người đọc, tạo nên
một tượng đài bất tử về anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề cần nghị luận; có cách diễn dạt mới mẻ.
ĐỀ 2:
I. ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích:

0,5
1,5

1,0

0,5

0,25


0,5


“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi
người thành cơng ln nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại
lại khơng làm được điều đó.Họ khơng muốn nhắc đến thành cơng của người khác, đồng thời ln
tìm cách chê bai, hạ thấp họ.Họ để mặc cho lịng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm
tâm trí ngày qua ngày.
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người.
Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều
mình mong muốn.Ganh tị với sự thành cơng của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội
thành cơng của chính mình.
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là
duy nhất và không bao giờ có người nào hồn tồn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì
thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung tồn bộ tâm trí
vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào
về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người
xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt
được thành cơng như họ”.
(Trích “Khơng gì là khơng thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích ?
Câu 2. Căn cứ vào đoạn trích, hãy cho biết đâu là sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất
bại?
Câu 3. Anh / chị hiểu như thế nào về ý kiến: “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và
bình đẳng” ?
Câu 4. Anh / chị có đồng tình với quan điểm“Đố kị khơng những khiến con người cảm thấy mệt
mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người” khơng ? Vì sao ?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh / chị hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình
bày suy nghĩ của mình về việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị ?
Câu 2. (5,0 điểm)
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi.
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi,
Mường Lát hoa về trong đêm hơi.
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm,
Heo hút cồn mây,súng ngửi trời.
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống,
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa,
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét,
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói,
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi.
( Trích Tây tiến, Quang Dũng, Ngữ văn 12, tập 1, NXB GD 2020)


Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa
trong đoạn thơ.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Phần
Câu
NỘI DUNG
Điểm
I
ĐỌC HIỂU

Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là:
1
0.5
Bình luận
Sự khác biệt giữa người thành công và kẻ thất bại:
2
0.5
Trong khi người thành cơng ln nhìn thấy và học hỏi
những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại
khơng làm được điều đó. Họ khơng muốn nhắc đến thành
cơng của người khác, đồng thời ln tìm cách chê bai, hạ
thấp họ. Họ để mặc cho lịng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác
tự ti gặm nhấm tâm trí
Ý kiến “Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình
3
1.0
đẳng” có thể hiểu là:
- Sự khác biệt có nghĩa là: Mỗi con người đều được sinh ra
với diện mạo, tính cách và phẩm chất khác nhau.
-bình đẳng có nghĩa là: Mỗi con người đều được ban cho một
hoặc những khả năng vượt trội hơn người khác ở một lĩnh
vực nào đó trong cuộc sống.
Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm, miễn là có lí giải phù
4
1.0
hợp, gợi ý:
- Đồng tình
- Lí giải:
+ Đố kị khiến con người nảy sinh những cảm xúc tiêu cực
như giận giữ, thù ghét đối với người khác; gây chán nản, thất

vọng về bản thân; do đó, dẫn đến sự mệt mỏi.
+ Đố kị khiến con người luôn bận tâm đến cuộc sống của
người khác, sự thành đạt của người khác mà đánh mất thời
gian, cơ hội để tập trung cho sự nghiệp, cơng việc của bản
thân mình.
II
LÀM VĂN
7.0
1
Viết đoạn văn về việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị
2.0
a. Đảm bảo u cầu về hình thức đoạn văn:
0.25
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy
nạp, tổng- phân- hợp móc xích hoặc song hành
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:
0.25
Làmthế nào để từ bỏ thói đố kị
c. Triển khai vấn đề nghị luận
1.0
-Thí sinh có thể chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển
khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõvề
việc làmthế nào để từ bỏ thói đố kị


2

- Để từ bỏ được thói đố kị, trước hết chúng ta cần phải nhận
thức được rằng: mỗi con người khi sinh ra đều được ban
tặng cho những tố chất khác nhau.

- Đố kị chỉ có hại cho bản thân chúng ta. Nó sẽ dày vị tâm
trí chúng ta, làm chúng ta chán nản, mất động lực phấn
đấu...
- Rèn luyện cho mình một thái độ, suy nghĩ tích cực, học
tập những ưu điểm, những thói quen tốt từ người khác để
hồn thiện chính mình.
d. Chính tả ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận có cách diễn
đạt mới mẻ
Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ
trên. Từ đó, nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ
Tây Tiến
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề,
kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận
Phân tích thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ trên. Từ đó,
nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận
dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ
dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng, tác phẩm
Tây Tiến và đoạn thơ
* Cảm nhận về thiên nhiên Tây Bắc trong đoạn thơ: Con
đường hành quân gian khổ và thiên nhiên Tây Bắc hùng
vĩ, hoang sơ
- Hai câu thơ đầu: Khái quát về nỗi nhớ

- Sáu câu thơ tiếp: Thiên nhiên Tây Bắc
+ Khí hậu khắc nghiệt
+ Địa hình hiểm trở
- Hai câu thơ 7-8: sự gian khổ, hy sinh của người lính Tây
Tiến
- Hai câu thơ 9-10: Thử thách thác ngàn, thú dữ
- Hai câu thơ cuối: Kỉ niệm đẹp, ấm tình quân dân.
* Nghệ thuật
- Kết hợp giữa cảm hứng lãng mạn và bút pháp bi tráng.
- Ngôn từ giàu hình ảnh, cảm xúc; nhiều từ chỉ địa danh, từ
hình tượng, từ Hán Việt cùng nhiều thủ pháp nghệ thuật như
nhân hóa, đối lập, điệp,…

0.25
0.25

5.0

0.25

0.5

2.5

0.5
1.5

0.5



- Hình ảnh đặc sắc, đậm chất nhạc, chất họa.
* Nhận xét về chất nhạc, họa trong bài thơ Tây Tiến:
Chất liệu của hội họa là đường nét, màu sắc, hình
khối…Chất liệu của âm nhạc là âm thanh, nhịp điệu, tiết
tấu…
Nghĩa là nhà thơ dùng màu sắc, đường nét, âm thanh làm
phương tiện diễn đạt tình cảm của mình.
– Tây Tiến của QD có sự kết hợp hài hịa giữa nhạc và họa:
Đoạn thơ sử dụng nhiều từ ngữ tạo hình, kết hợp với nghệ
thuật tương phản và những nét vẽ gân guốc: khúc khuỷu,
thăm thẳm, heo hút, súng ngửi trời, ngàn thước lên cao,
ngàn thước xuống…đã vẽ được một bức tranh núi rừng Tây
Bắc hiểm trở, dữ dội
– Xen vào những nét vẽ gân guốc giàu tính tạo hình là
những nét vẽ mềm mại, gam màu lạnh xoa dịu cả khổ thơ.
Câu thơ sử dụng toàn thanh bằng: Nhà ai Pha Luông mưa xa
khơi
– Chất nhạc được tạo ra bởi những âm hưởng đặc biệt,
những thanh trắc tạo cảm giác trúc trắc, khó đọc kết hợp với
những thanh bằng làm nhịp thơ trầm xuống tạo cảm giác
thư thái, nhẹ nhàng.
d. Chính tả ngữ pháp tiếng việt
Đảm bảo đúng chính tả ngữ pháp tiếng việt
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diển
đạt mới mẻ

1.0

0.25

0.5

ĐỀ 3:
I. Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích:
Bài học về việc đón nhận thành cơng ln thật dễ hiểu và dễ thực hiện. Nhưng đối mặt
với thất bại, nhất là thất bại đầu đời, lại là điều không hề dễ dàng. Với tất cả mọi người, thất bại
- nhất là thất bại trong các mối quan hệ - thường vẫn tạo ra những tổn thương sâu sắc. Điều này
càng trở nên nặng nề đối với các bạn trẻ. Nhưng bạn có biết rằng tất cả chúng ta đều có quyền
được khóc? Vậy nên nếu bạn đang cảm thấy cơ đơn, tuyệt vọng thì hãy cho phép mình được khóc.
Hãy để những giọt nước mắt ấm nồng xoa dịu trái tim đang thổn thức của bạn. Và hãy tin rằng ở
đâu đó, có một người nào đó vẫn đang sẵn lịng kề vai cho bạn tựa, muốn được ơm bạn vào lịng
và lau khơ những giọt nước mắt của bạn... Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải đi qua cơn mưa... Vì
thế, hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm hồng những ước mơ của bạn, một khi
bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin.
(Theo Hạt giống tâm hồn dành cho tuổi teen, Tập 2 -Nhiều tác giả, NXB Tổng hợp TP.
Hồ Chí Minh, 2012, trang 02)
Thựchiện các yêu cầu sau:
Câu 1 (NB). Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2 (NB). Theo tác giả, điều gì có thể giúp con người đứng lên sau thất bại?


Câu 3 (TH). Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: “Muốn nhìn thấy cầu vồng, ta phải
đi qua cơn mưa…”
Câu 4 (VD). Anh/chị có đồng ý với ý kiến: “Hãy tin ngày mai nắng sẽ lên, và cuộc đời lại sẽ ươm
hồng những ước mơ của bạn, một khi bạn còn giữ trong lòng ánh sáng của niềm tin”? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng
200chia sẻcách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại.

Câu 2. (5,0 điểm)
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xơi.
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, Ngữ Văn 12, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.88)
Cảm nhận của anh chị về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang
Dũng.
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI CHI TIẾT
Phần Câu/Ý
Nội dung
I
Đọc hiểu
1
Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
2
Theo tác giả, niềm tin vào ngày mai, vào những điều tốt đẹp sẽ giúp con người đứng lên sau
thất bại
3
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ: Cầu vồng (thành cơng), cơn mưa (khó khăn, thất bại)
- Tác dụng: làm cho cách diễn đạt trở nên gợi hình, gợi cảm. Nó cũng giúp chúng ta liên
tưởng một điều: Muốn có được thành cơng, chúng ta phải trải qua những thử thách, gian khổ.
4
- Thí sinh thể hiện rõ quan điểm: có thể đồng tình/khơng đồng tình/ đồng tình một phần.

- Thí sinh lí giải được quan điểm của mình một cách hợp lí

Làm văn

II
1

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng
200 chữ chia sẻ cách ứng xử của bản thân khi gặp thất bại.

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song
hành hoặc móc xích.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: cách ứng xử của
bản thân khi gặp thất bại.


c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể triển khai theo cách sau:
- Tìm hiểu nguyên nhân thất bại
- Phải đối diện với thất bại và thừa nhận nó.
- Có thái độ phù hợp: tích cực, khơng bi quan
- Từ thất bại rút ra bài học kinh nghiệm, học hỏi thêm để hoàn thiện bản thân
- Đừng ngồi yên quá lâu, đứng dậy tiếp tục lập kế hoạch và hành động…

2

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.

Cảm nhận của anh/ chị vẻ đẹp hình tượng sơng Đà ở đoạn trích. Từ đó, nhận xétphong
cách tài hoa, un bác của nhà văn Nguyễn Tuân.
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về một đoạn thơ (có ý phụ)
Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai
được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
(Nếu cảm nhận đoạn thơ mà không làm rõ ý phụ phần nhận xét thì khơng tính điểm cấu
trúc)
2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nỗi nhớ thể hiện trong đoạn thơ trên; nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang
Dũng.
3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu sắc và vận
dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Cụ thể:
3.1.Mở bài:
– Giới thiệu Quang Dũng và bài thơ “Tây Tiến”
– Nêu vấn đề cần nghị luận
3.2.Thân bài:
a. Khái quát về bài thơ, đoạn thơ
- Về hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, cảm hứng chung của tác phẩm;
- Vị trí, nội dung đoạn thơ.
b. Cảm nhận nội dung, nghệ thuật đoạn thơ
- Về nội dung:
+ Bốn dòng thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên núi rừng miền Tây hùng vĩ, dữ dội, bí hiểm mà
thơ mộng, trữ tình:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Khổ thơ này là một bằng chứng trong thơ có hoạ (thi trung hữu hoạ). Chỉ bằng bốn
câu thơ, Quang Dũng đã vẽ ra một bức tranh hoành tráng diễn tả rất đạt sự hiểm trở và dữ
dội, hoang vu và heo hút của núi rừng miền Tây Bắc:

++ Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình “khúckhuỷu, thăm thẳm, cồn mây, súng ngửi
trời”đã diễn tả thật đắt sự hiểm trở, trùng điệp và độ cao ngất trời của núi đèo miền Tây.


++ Hai chữ “ngửi trời” rất hồn nhiên và cũng rất táo bạo, vừa ngộ nghĩnh, vừa tinh
nghịch. Núi cao tưởng chừng chạm mây, mây nổi thành cồn “heo hút”. Người lính trèo lên
những ngọn núi cao dường như đang đi trên mây, mũi súng chạm tới đỉnh trời.
++ Câu thứ ba như bẻ đôi, diễn tả dốc núi vút lên, đổ xuống gần như thẳng đứng, nhìn
lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
++ Qua câu thứ tư, có thể hình dung một khơng gian mịt mùng sương rừng, mưa núi,
thấp thống những ngơi nhà như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi.
Bốn câu thơ phối hợp với nhau, tạo nên một âm hưởng đặc biệt. Sau ba câu thơ nhiều
thanh trắc đầy những nét gân guốc, câu thứ tư toàn thanh bằng là một nét vẽ rất mềm mại.
+ Hai câu tiếp: Cái vẻ hoang dại, dữ dội, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây
không chỉ được mở ra theo chiều không gian mà cịn được khám phá ở cái chiều thời gian,
ln luôn là mối đe doạ khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Cảnh núi rừng miền Tây hoang sơ và hiểm trở, qua ngòi bút Quang Dũng, hiện lên
với đủ cả núi cao, vực sâu, dốc thẳm, mưa rừng, sương núi, thác gầm, cọp dữ,... Những tên
đất lạ “Sài Khao, Mường Lát, Pha Lng, Mường Hịch”, những hình ảnh giàu giá trị tạo
hình, làm nên thế giới khác thường vừa đa dạng, vừa độc đáo của núi rừng.
+ Hai câu tiếp: Hình ảnh người lính trên chặng đường hành qn đầy gian nan, nguy hiểm;
tuy vất vả, hy sinh nhưng vẫn ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn:
++ Những cuộc hành quân gian khổtriền miên qua núi cao, vực sâu, rừng thiêng nước
độc đã khiến các chiến sĩ phải vắt kiệt sức lực và khơng ít người đã ngã xuống trên con đường
hành quân. Cảm hứng lãng mạn của Quang Dũng không hề bỏ qua sự khốc liệt ấy:
Anh bạn dãi dầu khơng bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ qn đời!
++Hình thức nói giảm nhắc đến người lính Tây Tiến với chết thầm lặng trên bước đường

hành quân gian khổ, khắc sâu tính chất gian nan vơ định của cuộc hành trình.
- Đoạn thơ kết thúc đột ngột bằng hai câu thơ gợi nhớ cuộc sống hình dị và tình người
ấm áp của người dân miền Tây nơi người lính dừng chân:
Nhớ ơi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
++ Cảnh tượng thật đầm ấm. Sau bao nhiêu gian khổ băng rừng, vượt núi, lội suối,
trèo đèo, những người lính tạm dừng chân, được nghỉ ngơi ở một bản làng nào đó, quây quần
bên nhau trong những bữa ăn tỏa hương thơm lúa nếp ngày mùa. Tất cả tạo cảm giác êm dịu,
ấm áp.
++ Lời thơ vừa trang nhã, vừa hùnh mạnh, hình ảnh nhẹ nhàng, nét bút mềm mại,
giọng thơ tha thiết
+ Sơ kết: Đoạn thơ có hai hình ảnh đan cài: vùng đất xa xơi, hùng vĩ, dữ dội, khắc nghiệt
nhưng vô cùng thơ mộng, trữ tình; hình ảnh người lính trên chặng đường hành quân: gian
khổ, hi sinh mà tâm hồn vẫn trẻ trung lãng mạn.
- Về nghệ thuật:
+Kết hợp hài hòa giữa bút pháp hiện thực và lãng mạn
+ Ngôn ngữ giàu giá trị tạo hình(Trong thơ có hoạ). Có sự đan xen giữa hình ảnh dữ dội,
khốc liệt và hình ảnh lãng mạn gợi vẻ đẹp của thiên nhiên miền Tây;


+Giàu nhạc điệu: kết hợp đặc sắc âm điệu và vần điệu, phối thanh bằng – trắc, vần ơi ở hai
dòng thơ đầu tạo âm hưởng đặc biệt tạo sự đa dạng trong giọng điệu thơ.
+Biện pháp tu từ đặc sắc
++ Liệt kê: tên gọi các địa danh được chọn lựa và phối hợp, tạo hiệu ứng âm thanh
như từng đợt “sóng” bồi đầy nỗi nhớ vào lịng người.
++ Câu cảm thán làm nỗi nhớ trở nên da diết hơn.
++Ngôn ngữ suy tưởng: “ mùa em thơm nếp xôi” tạo nên nhiều tầng nghĩa.
c. Nhận xét cảm hứng lãng mạn của hồn thơ Quang Dũng.
Bút pháp lãng mạn của QD trong đoạn thơ của Tây Tiến được biểu hiện cụ thể trong
lối viết khơng hướng về cái bi, có gợi thương, gơi sự đồng cảm nhưng khơng xốy sâu vào

cảm xúc bi thương. Xuyên suốt khổ thơ, nhà thơ luôn hướng tới những hình ảnh kỳ vĩ “đèo
cao”, “vực sâu” “ dốc thăm thẳm” hay “súng ngửi trời”,…cùng những hình ảnh thơ mộng
“nhà ai”, “mưa xa khơi”, hình ảnh chân thật gầu gũi đầy tình người “cơm lên khói”, “nếp
xơi”, ngồi ra cịn kết hợp với thể thơ thất ngơn trường thiên giàu nhạc điệu hào hùng, mạnh
mẽ. QD sử dụng nhuần nhuyễn các biện pháp tu từ: từ láy, nhân hóa, điệp từ, điệp cấu trúc
ngữ pháp và nhiều hình ảnh giàu sức gợi. Tất cả tạo nên một tổng thể hài hòa, chặt chẽ, tạo
nên một Tây Tiến đầy cảm xúc. QD đã vận dụng thành công bút pháp lãng mạn lên bức tranh
thiên nhiên hùng vĩ đầy những hiểm nguy và những mất mát hy sinh mà đời lính phải trải
qua.QD mở rộng tâm hồn đón nhận cuộc sống chiến đấu của Tây Tiến từ mọi phía, khơng
theo bất kì khn mẫu nào.Tác phẩm là đóng góp lớn của ông trong sự nghiệp thơ ca thời
kháng chiến chống Pháp .
3.3.Kết bài
- Kết luận về nội dung, nghệ thuật vẻ đẹp của đoạn thơ trong Tây Tiến;
- Nêu cảm nghĩ về nhà thơ, thiên nhiên và hình tượng người lính Tây Tiến.
4. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
5. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu
ĐỀ 4
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ:
Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc
Hai tiếng động nhỏ bé kia
Hơn mọi ầm ào gầm thét
Là tiếng động khủng khiếp nhất đối với con người
Đó là thời gian
Nó báo hiệu mỗi giây phút đi qua khơng trở lại
Nhắc nhở cái gì đang đợi ta ở cuối
Nhưng anh, anh chẳng sợ nó đâu
Thời gian - đó là chiều dài những ngày ta sống bên nhau

Thời gian - đó là chiều dày những trang ta viết
Bây giờ anh mới hiểu hếtcâu nói trong kịch Sexpia:
“Tồn tại hay khơng tồn tại”
Khơng có nghĩa là sống hay khơng sống


Mà là hành động hay không hành động
Nhận thức hay không nhận thức
Tác động vào cuộc đời hay quay lưng lại nó?
Anh khơng băn khoăn mình có tài hay kém tài, thành công hay thất bại
Chỉ day dứt một điều: Làm sao với những sự vật bình thường
Những ngày tháng bình thường
Như chiếc hộp con, như tờ lịch trên tường
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
(Cho Quỳnh những ngày xa-Lưu Quang Vũ, NXB Hội nhà văn, 2010)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Theo đoạn trích, tiếng động khủng khiếp đối với con người là gì?
Câu 3. Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?
Ta biến thành con tàu, thành tấm vé
Những ban mai lên đường.
Câu 4.Thơng điệp nào của đoạn trích có ý nghĩa nhất với anh/ chị?
II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm)
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về điều bản thân cần làm để
sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.
Câu 2 (5.0 điểm)
« Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trơi dịng nước lũ hoa đong đưa… »
(Trích Tây Tiến - Quang Dũng,Ngữ văn 12, Tập
một, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2019)
Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét
về cái nhìn thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng.
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần

Câu

Nội dung
ĐỌC HIỂU

I
1

Thể thơ: tự do.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.
- Học sinh không trả lời đúng như đáp án: 0 điểm.

2

Tiếng động khủng khiếp đối với con người: Kim đồng hồ tích tắc, tích tắc. Đó là thời gian.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 0,5 điểm.


- Nếu học sinh trích dẫn đoạn thơ có những ý như đáp án: 0,25 điểm.


3

- Thể hiện khát vọng lên đường, dấn thân, nhập cuộc, sống hết mình với cuộc đời của nhà t
- Mỗi người cần có lối sống tích cực.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời 2 ý: 1,0 điểm.
- Học sinh trả lời 1 ý: 0,5 điểm.
- Học sinh trích dẫn các dịng thơ, khơng trả lời được 2 ý: 0,25 điểm.

4

Trình bày được:
- Thơng điệp ý nghĩa nhất: biết trân trọng thời gian hoặc sống cống hiến...
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm
- Học sinh trả lời không rút ra được thơng điệp, chỉ chép lại một số dịng thơ: 0,25 điểm.
LÀM VĂN

II
1

Trình bày về điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong c
sống.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc x
hoặc song hành.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị trong cuộc sống.


c. Triển khai vấn đề nghị luận
Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nh
cách nhưng phải làm rõ điều bản thân cần làm để sống hết mình với những điều bình dị tr
cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
Nhận thức được tầm quan trọng của những điều nhỏbé; mở lịng đón nhận, trân trọng nhữ
điều bình dị; hãy bắt đầu từ những điều nhỏ bé, bình dị nhưng vẫn hướng đến cái lớn lao,
cả.
Hướng dẫn chấm:
- Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu; kết hợp nhuần nhu
giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm).
- Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng khơng có dẫn chứng hoặc d
chứng khơng tiêu biểu (0,5 điểm).
- Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ khơng xác đáng, khơng liên quan mật th
đến vấn đề nghị luận, khơng có dẫn chứng hoặc dẫn chứng khơng phù hợp (0,25 điểm).
- Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo
và pháp luật.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.


Hướng dẫn chấm:
- Khơng cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có nhiều các diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn lu
về tư tưởng đời sống có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận, có sáng tạo trong
câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm.

- Đáp ứng được 1 yêu cầu trở lên: 0,25 điểm.
2

Phân tích vẻ đẹpthiên nhiên và con người miền Tây trong đoạn thơ (Trích Tây Tiến c
Quang Dũng).
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Phân tích nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.
- Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm
Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận,
hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả Quang Dũng (0,25 điểm), bài thơ Tây Tiến và đoạn thơ
(0,25 điểm)

* Vẻ đẹp thiên nhiên và con người miền Tây:
- Thiên nhiên miền Tây:
+ Thời gian buổi chiều.
+ Không gian “chiều sương” Châu Mộc huyền ảo, phảng phất chút tâm linh của núi rừng, ho
sơ trải rộng như biết chia sẻ nỗi niềm với con người.
- Hình ảnh con người miền Tây mềm mại, uyển chuyển, khỏe khoắn trên con thuyền độc m
- Thiên nhiên và con người miền Tây được thể hiện bằng thể thơ bảy chữ hiện đại, nghệ th
nhân hóa, phép điệp, đối lập, ngơn ngữ tạo hình, giàu sức gợi, kết hợp giữa chất thơ, chất h
chất nhạc…
Hướng dẫn chấm:
- Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm
- Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,5 điểm – 17,5 điểm.

- Phân tích chung chung, chưa rõ về thiên nhiênvà con người miền Tây: 0,75 điểm - 1,25 đi
- Phân tích chung chung, khơng rõ các biểu hiện : 0,25 điểm -0,5 điểm

* Đánh giá
- Đoạn thơ mang đậm chất lãng mạn, là phông nền để bộc lộ tâm hồn lãng mạn của người l
Tây Tiến.
- Đoạn thơ thể hiện nỗi nhớ, sự gắn bó với thiên nhiên và con người miền Tây của tác giả.
Hướng dẫn chấm:


- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm

*Cái nhìn thiên nhiên của nhà thơ Quang Dũng:Cái nhìn thiên nhiên được thể hiện một c
đầy thơ mộng, trữ tình với một hồn thơ đầy tinh tế, nhạy cảm; tạo cho người đọc một cảm g
bâng khuâng, nao lòng trước cảnh đẹp của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc. Bằng chính cái
lãng mạn hào hoa của mình, nhà thơ muốn thể hiện sự quyến luyến, nhớ nhung khi phải c
tay thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Hướng dẫn chấm:
- Học sinh trình bày được 2 ý: 0,5 điểm
- Học sinh trình bày được 1 ý: 0,25 điểm
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
Hướng dẫn chấm:
Khơng cho điểm nếu bài làm mắcnhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lý luận văn học trong q trình phân tích, đánh g
biết so sánh với tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc của thơ Quang Dũng; biết liên

vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.
- Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm
- Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm.
Tổng điểm

VIỆT BẮC
ĐỀ 1;
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI – XVII) đã nói một câu nổi tiếng:
“Tri thức là sức mạnh”. Sau này Lê-nin, một người thầy của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ
thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy có được sức mạnh”. Đó là một tư tưởng rất sâu sắc. Tuy vậy,
không phải ai cũng hiểu được tư tưởng ấy.
Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ti Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều
kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ.
Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10.000 đô la. Nhiều người
cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền
vạch một đường thẳng là 1 đơ la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đô la.”. Rõ
ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi.
Thử hỏi, nếu khơng biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế
liệu được khơng?...
Đáng tiếc là hiện nay cịn khơng ít người chưa biết quý trọng tri thức. Họ coi mục đích của
việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức. Họ
khơng biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh,


sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng
trên mọi lĩnh vực!
(Theo Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai - NXB Giáo dục Việt Nam, 2005, tr.35-36)
Câu 1. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Chuyên gia Xten-mét-xơ đã ghi gì trong tờ giấy biện nhận?
Câu 3. Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát điện bị hỏng và nhanh
chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” nói lên điều gì?
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với nhận xét của tác giả “Đáng tiếc là hiện nay cịn khơng ít người
chưa biết quý trọng tri thức” không? Tại sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2.0 điểm):
Hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu
trong đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
Câu 2 (5.0 điểm):
“-Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lịng son
Mình về, cịn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở cịn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lịng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
(Trích Việt Bắc,Tố Hữu, Ngữ văn 12, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2020, tr.110)
Cảm nhận về đoạn thơ trên. Từ đó, nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
.....................................................Hết........................................................

HƯỚNG DẪN – ĐÁP ÁN
Phần
I

Câu

1
2

NỘI DUNG
ĐỌC- HIỂU
Văn bản trên thuộc phong cách ngơn ngữ chính luận.
“Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng
đường ấy giá: 9999 đơ la.”.

Điểm
3.0
0.5
0.5


II

Trong văn bản, việc chuyên gia Xten-mét-xơ “xem xét” máy phát 1.0
điện bị hỏng và nhanh chóng “làm cho máy hoạt động trở lại” đã khẳng
3
định: sức mạnh của tri thức. Nó chứng minh cho chân lí: người có tri
thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác khơng
làm nổi.
Thí sinh có thể đồng tình, hoặc khơng đồng tình với nhận xét Đáng 1.0

tiếc là hiện nay cịn khơng ít người chưa biết q trọng tri thức của tác
4
giả song phải lí giải được nguyên nhân một cách hợp lí và có sức thuyết
phục.
LÀM VĂN
7.0
1

2

Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến được nêu trong
đoạn trích ở phần đọc hiểu: “Tri thức là sức mạnh”.
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng
– phân – hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tri thức là sức mạnh
c. Triển khai các luận điểm nghị luận: HS trình bày ngắn gọn suy nghĩ
của mình theo yêu cầu: sự cần thiết phải chữa “bệnh lười” ở thanh thiếu
niên hiện nay. Có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
hướng đến các ý sau:
- Giải thích: Tri thức là gì? Sức mạnh?
- Bàn luận : Tri thức là sức mạnh
+ Đối với cá nhân: Tri thức góp phần khẳng định vị thế xã hội của
bản thân đồng thời góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của
mỗi người...
+ Đối với cộng đồng, xã hội: Tri thức có ý nghĩa quyết định sự phát
triển của xã hội.

- Bài học nhận thức và hành động: Mỗi người cần nhận thức được
sức mạnh của tri thức từ đó, thường xuyên trau dồi, bồi đắp tri thức cho

bản thân...
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Viêt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghi luận; có cách diễn đạt mới mẻ.
Cảm nhận về đoạn thơ trong bài Việt Bắc, qua đó nhận xét về đặc
điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài
khái quát được vấn đề
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
- Cảm nhận về đoạn thơ trong Việt Bắc .
- Nhận xét đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu.
c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

2.0
0.25

0.25
1.0

0.25
0.25
5.0
0,25

0,5

3,5



Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt
các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm
bảo các yêu cầu sau:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đoạn thơ:
0,5
- Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng, với phong cách trữ tình chính
trị, đậm đà tính dân tộc.
- Việt Bắc là bài thơ xuất sắc của ông, tác phẩm được viết vào tháng
10/1954 nhân một sự kiện có tính lịch sử, các cơ quan trung ương Đảng
dời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội sau thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Pháp. Bài thơ là một bản hùng ca đồng thời là khúc tình ca về cuộc
kháng chiến và con người kháng chiến.
- Những câu thơ sau mang đến cho người đọc ấn tượng đặc sắc:
* Cảm nhận về đoạn thơ:
2,0
- Lời người ở lại ( 12 câu đầu).
+ Không gian, địa điểm biểu hiện từ mờ xa “mưa nguồn, suối lũ, mây
mù” đến gần gũi, xác định: “chiến khu”; rồi gợi lên sức mạnh tranh đấu
khi : “kháng Nhật”; trải ra mênh mang với những địa danh một thời ghi
dấu: “Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa”.
+ Cách nói đảo ngữ, tương phản đối lập “ hắt hiu lau xám- đậm đà lịng
son” càng làm bật lên tình cách mạng. Càng khổ cực, gian lao (bát cơm
chấm muối, hắt hiu lam xám) càng ngọt bùi bao kỷ niệm, đậm đà những
tấm chân tình chao gửi cho nhau.
+ Nghệ thuật nhân hóa (rừng núi nhớ ai), hàng loạt điệp từ “mình, có
nhớ”, nhịp ngắt đều đặn kết hợp cùng bao nhiêu hồi niệm tha thiết nhất,
nguồn cội tình cảm sâu rộng nhất tập trung khắc họa hình ảnh một người
đang bâng khuâng thương nhớ với cảm giác chưa nguôi lưu luyến trong
phút chia li. .

- Lời người ra đi (4 câu sau).
+ Sự tinh tế một lần nữa được nhấn mạnh khi người ra đi cảm nhận sâu
sắc nỗi lòng người ở lại và đang hòa nhịp nhớ thương cùng Việt Bắc.
Cách so sánh “bao nhiêu- bấy nhiêu” mang đậm màu sắc ca dao và tơ
đậm nghĩa tình son sắt. Sự tương đồng này rất lớn lao, không thể đong
đếm được. Thêm vào đó, hai từ “mặn mà- đinh ninh” khiến tình cảm càng
thêm sâu nặng.
+ Câu thơ “Mình đi mình lại nhớ mình” như một lời khẳng định khơng
bao giờ đánh mất những tình cảm q giá một thời đã qua. Sự hốn đổi
vị trí “mình – ta” thể hiện tình cảm quấn qt, hịa quyện, gắn bó, sâu
nặng, bền chặt; đồng thời củng cố niềm tin cho người ở lại.
* Đánh giá chung:
0,5
- Đoạn thơ thể hiện được tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và
người ở lại. Những tình cảm trong sáng đó rất tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu
nước anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp.


- Bằng lối đáp và cách sử dụng đại từ “mình – ta” cùng nhiều yếu tố gợi
ra âm hưởng ca dao, dân ca, những câu thơ lục bát trau chuốt biến thành
những lời đối thoại và cả độc thoại nội tâm, mở ra thế giới cảm xúc phong
phú của chủ thể trữ tình. Giọng thơ, ngơn ngữ, nhịp điệu cùng bộc lộ cảm
xúc nhớ thương day dứt khiến đoạn thơ giống như một lời hát giao duyên
rất đầm thắm, thiết tha.
* Nhận xét về đặc điểm phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu
- Đoạn thơ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Yếu tố trữ
tình chính trị, âm hưởng ca dao, dân ca, tính dân tộc đậm đà.
- Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung son sắt giữ người ra đi và người
ở lại. Đó là tình cảm gắn bó sâu nặng của người cán bộ cách mạng về

xi với Việt Bắc.
- Tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu cũng được thể hiện thành công
trong đoạn thơ từ cách sử dụng ngôn từ, các biện pháp nghệ thuật đến thể
thơ lục bát truyền thống.
d. Chính tả, ngữ pháp:
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo:
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ
Tổng điểm

0,5

0,25
0,5
10.0

ĐỀ 2:
I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích:
(1) Lịng tự tin thực sự khơng bắt đầu bởi những gì người khác có thể nhận ra như gia thế,
tài năng, dung mạo, bằng cấp, tiền bạc, quần áo,… mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự BIẾT
MÌNH. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng ln có sẵn trong mình
những giá trị nhất định.
(2) Hơn thế nữa, nếu bạn thực sự tự tin, bạn cũng sẽ biết tôn trọng người khác. Bởi nếu bạn
đã hiểu được giá trị của bản thân mình, chắc chắn bạn sẽ hiểu được giá trị của mỗi người bạn
gặp. Bạn sẽ nhìn thấy sự giống nhau giữa một ca sĩ nổi tiếng và một người quét rác vơ danh, giữa
một danh nhân xuất khẩu hàng nghìn tấn thuỷ sản đi nước ngoài và một bà cụ bán cá tươi trong
chợ. Bạn sẽ trân trọng những người đó như nhau.
(3) Bản thân mỗi chúng ta là giá trị có sẵn. Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lịng
tự tin thì hãy bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH.”

(Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012, tr. 45)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1.Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2).
Câu 2.Theo tác giả, lòng tự tin bắt nguồn từ đâu?
Câu 3.Theo em, “tự biết mình” là biết những gì về bản thân?
Câu 4.Em có đồng tình với ý kiến: “Nếu bạn muốn có một cơ sở để xây dựng lịng tự tin thì hãy
bắt đầu từ đó. “TỪ CHÍNH BẢN THÂN MÌNH” khơng? Vì sao?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)


Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
cách rèn luyện bản thân để trở nên tự tin.
Câu 2. (5.0 điểm)
Trong bài thơ Việt Bắc, Tố Hữu viết:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng.
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang.
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình
Rừng thu trăng rọi hịa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung.
(Theo Ngữ văn 12 – Tập một,NXB Giáo dục, 2008, tr.111)
Từ đó nhận xét về phong cách thơ Tố Hữu.
------------Hết----------------

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

GIA LAI
ĐỀ THAM KHẢO
(ĐỀ 10)

Phần
I

KÌ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM
2021
ĐÁP ÁN – THANG ĐIỂM
Bài thi: NGỮ VĂN
(Đáp án – Thang điểm gồm có 02 trang)

Câu
Nội dung
ĐỌC HIỂU
Phương thức biểu đạt chính trong đoạn (2): nghị luận
1
Lịng tự tin bắt nguồn:từ bên trong bạn, từ sự biết mình.
2
3

4

Điểm
3.0

“tự biết mình” có nghĩalà:
- Biết được khả năng(ưu điểm) cũng như hạn chế về của bản thân;
- Biết được sở thích, tâm tư, hoài bão, khát vọng ...của bản thân.

Học sinh trình bày và lí giải quan điểm cá nhân. Có thể đồng tình hoặc
phản đối hoặc vừa đồng tình, vừa phản đối. Mọi quan điểm phù hợp
với đạo đức và pháp luật đều được chấp nhận. Sau đây là một vài gợi
ý:
- Đồng tình: vì mỗi người có một giá trị riêng, có sẵn. Chỉ có bản thân
mình mới ý thức được một cách chính xác những giá trị ấy; xây dựng
lịng tự tin xuất phát từ chính mình có ý nghĩa quyết định nhất.
- Khơng đồng tình: vì như vậy là tuyệt đối hóa vai trị của bản thân –
cái tôi cá nhân dễ nhận đến sự tự phụ, kiêu căng.

0.5
0.5
1.0

1.0


II

- Vừa đồng tình vừa khơng đồng tình: Kết hợp cả hai ý trên.
LÀM VĂN
1
Viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày cách thức rèn
luyện bản thân để trở nên tự tin.
a. Đảm bảo yêu cầu về cấu trúc đoạn văn nghị luận
Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổngphân-hợp, móc xích hoặc song hành.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cách rèn luyện bản thân để trở nên
tự tin.
c. Triển khai nội dung đoạn văn:
Bài làm của học sinh có thể triển khai trên những gợi ý sau:

- Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kĩ năng;
+ Vượt qua sự sợ hãi, ngại ngùng khi muốn bày tỏ suy nghĩ hoặc hành
động;
+ Tập thói quen đối mặt với thất bại bằng sự bình tĩnh, lịng kiên trì và
khả năng chủ động của bản thân.
- Thường xuyên rèn hoạt động thể chất, chế độ dinh dưỡng để giảm
thiểu căng thẳng, tái tạo năng lượng cho cơ thể.

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách
diễn đạt mới mẻ.
2
Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc trong
đoạn thơ.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận.
Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
quát được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Hình ảnh thiên nhiên và con
người Việt Bắc qua đoạn thơ.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm.
Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các
thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo
các yêu cầu cơ bản sau:
* Khái quát về tác giả tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận.
* Cảm nhận về hình ảnh thiên nhiên và con người Việt Bắc qua
đoạn thơ
- Về nội dung:
+ Cảnh thiên nhiên: được tái hiện ở cả bốn mùa với màu sắc và vẻ đẹp
khác nhau: mùa đông tươi tắn; mùa xuân trong sáng, tinh khôi và đầy
sức sống; mùa hè rực rỡ, sôi động; mùa thu lãng mạn, yên ả, thanh

bình.
+ Con người: Trong nỗi nhớ của nhà thơ, con người Việt Bắc hiện lên
thật đẹp, cần cù, chăm chỉ và rất đỗi ân tình, ln là chủ thể của bức
tranh thiên nhiên.

7.0
2.0
0.25

0.25
1.0

0.25
0.25
5.0
0.25

0.5
3.5


+ Cảnh và người hịa quyện, gắn bó nhau. Con người làm cho cảnh trở
nên gần gũi, sinh động, có hồn. Nhờ cảnh, vẻ đẹp con người được tôn
vinh.
- Về nghệ thuật:
+ Đoạn thơ có cấu trúc hồn chỉnh như một bài thơ. Các câu thơ được
bố trí xen kẽ giữa tả cảnh và tả người tạo nên cấu trúc hài hịa, cân đối.
+ Hình ảnh đẹp; âm điệu ngọt ngào, tha thiết; cách xưng hô gần gũi,
quen thuộc; phép điệp cú pháp, liệt kê…
*Đánh giá chung:

- Đoạn thơ trên là đoạn thơ hay nhất trong bài Việt Bắc, thể hiện rõ nét
phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu: Phong cách trữ tình – chính trị. Từ
câu chuyện chính trị, chia tay lịch sử giữa nhân dân và cách mạng đã
được lãng mạn hóa thành cuộc chia tay của “ta” và “mình” tạm xa nhau
đi làm nghĩa vụ.
- Phong cách thơ Tố Hữu cịn được thể hiện qua tính dân tộc trong nội
dung và hình thức thể hiện.
+Về nội dung, đoạn thơ để lại vẻ đẹp của truyền thống dân tộc với đạo
lý “uống nước nhớ nguồn”.
+Về hình thức nghệ thuật, Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát – thể thơ
truyền thống của dân tộc , kết hợp với ngơn ngữ mộc mạc, giản dị như
lười ăn tiếng nói hằng ngày và âm điệu ngọt ngào. Đặc biệt là lối kết
cấu đối đáp quen thuộc trong ca dao, dân ca qua đại từ xưng hơ “mình
– ta” ngọt ngào như lời ru, đưa ta vào thế giới của những kỉ niệm và
tình nghĩa thủy chung. Cùng với các biện pháp tu từ được tác giả vận
dụng khéo léo như Hoán dụ, câu hỏi tu từ, điệp từ… Tất cả đã hòa
quyện lại và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút của Tố Hữu thăng hoa
cùng Việt Bắc.
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

0.25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách
diễn đạt mới mẻ.

0.5

SĨNG
ĐỀ 1:

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi :
Đam mê là điều cần thiết để thành cơng. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình
u thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam
mê thì sẽ thành cơng. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tơi nhận ra rằng: Nếu có
đam mê mà khơng kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì cơng việc nào cũng sẽ có điểm
mình thích, điểm mình khơng thích. Ngay cả khi đang làm cơng việc mà mình đam mê thì cũng có
những ngày cực kì hứng khởi và những qng thời gian với vơ vàn khó khăn. Những thử thách
trong bất kì cơng việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam


kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở
ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.
Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những
nguyên liệu khác của chiếc bánh thành cơng. Đam mê cũng khơng phải tự dưng mà có. Nó là điểm
giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp tục cọ xát, mài giũa,
học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành
thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng khơng rèn luyện thì tiềm năng
chẳng bao giờ hé nở.
(Trích Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn, NXB Hội Nhà văn 2018)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên. (0.5 điểm)
Câu 2. Theo tác giả, cần những nguyên liệu nào để tạo nên chiếc bánh thành công ? (0.5 điểm)
Câu 3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn
sau: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm, Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời
gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa
ngay cả khi đã rã rời.” (1.0 điểm)
Câu 3. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả “Nếu có đam mê mà khơng kiên trì nỗ
lực thì làm gì cũng sẽ thất bại.” hay khơng? Vì sao? (1.0 điểm)
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1. (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình bày suy
nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
Câu 2. (5.0 điểm)


“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ơi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước mn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng khơng biết nữa
Khi nào ta yêu nhau…”
(Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con
gái khi yêu.

CÂU
I.
1.
2.


3.

4.

II.
1.

HƯỚNG DẪN CHẤM
NỘI DUNG
PHẦN ĐỌC HIỂU:
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là: nghị luận.
Theo tác giả, cần những nguyên liệu sau để tạo nên chiếc bánh thành cơng:
-Đam mê
-Ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì
Trả lời như đáp án, 1 ý = 0.25đ (ý thứ hai ghi được 2 “nguyên liệu” = 0.25đ)
Biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu văn đó là điệp cấu trúc: Cam kết để...
- Tác dụng:
+Làm cho lời văn nhịp nhàng, sinh động, hấp dẫn.
+Nhấn mạnh quyết tâm tối đa và sự nỗ lực hết khả năng của mình để vượt qua mọi
khó khăn.
Chấp nhận đáp án khác: những câu văn trên sử dụng phép điệp từ “cam kết”.
Phần nêu tác dụng, chấp nhận học sinh diễn đạt tương đương về nghĩa, mỗi ý
= 0.25đ.
Học sinh trả lời rõ đồng tình, hoặc khơng đồng tình = 0.25 đ.
Học sinh giải thích hợp lí, đúng quy ước xã hội = 0.75đ. Học sinh có trình bày theo
ý hoặc viết thành đoạn văn ngắn, phải đảm bảo chuẩn mực đạo đức trong xã hội.
PHẦN LÀM VĂN:
Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ), trình
bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống.
a. Đảm bảo thế thức của một đoạn văn nghị luận xã hội.


ĐIỂM
3,0đ
0.5đ
0.5đ

1.0đ

1.0đ

7,0đ
2.0đ
0.25đ


2.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận:trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa
của đam mê trong cuộc sống.
c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn; vận dụng tốt các thao tác lập luận;
kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng; có thể viết đoạn theo định hướng sau:
-Giải thích: “đam mê” là lịng u thích, say mê với một việc gì đó.
- Phân tích ý nghĩa của đam mê trong cuộc sống:
+ Có đam mê giúp con người có động lực để theo đuổi một cơng việc, một lí
tưởng nào đó.
+ Khi gặp khó khăn, sự đam mê sẽ giúp ta có ý chí để tìm cách vượt qua, tránh
được sự gục ngã hay từ bỏ.
+ Lòng đam mê giúp ta bản lĩnh hơn, tập trung hơn với công việc, nhờ vậy ta
dễ thành công hơn.
(Học sinh nêu và phân tích được dẫn chứng phù hợp)

+ Lật ngược vấn đề: Cần phê phán những người sống khơng có đam mê, sống chán
nản dễ bỏ cuộc. Đam mê khác với viển vông, nghĩ đến những điều quá xa vời với
khả năng của bản thân, theo đuổi đam mê cũng khác với những kẻ dùng mọi thủ
đoạn để thực hiện đam mê.
- Bài học nhận thức: mỗi người cần có một đam mê. Chúng ta cũng cần kiên trì
hành động để theo đuổi đam mê của bản thân.
d. Sáng tạo: thể hiện được suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn
đạt mới mẻ.
e. Đảm bảo viết đúng: chính tả, dùng từ, đặt câu.
Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về
tình cảm của người con gái khi yêu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở
bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:Cảm nhận của anh/chị về hình tượng sóng
trong đoạn thơ trên. Từ đó nhận xét về tình cảm của người con gái khi yêu.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện được kĩ năng phân
tích, cảm nhậnmột tác phẩm văn xuôivà vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp
chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng:
* Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn thơ:
- Tác giả Xuân Quỳnh, bài thơ “Sóng”:
Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ tiêu biểu cho những nhà thơ trẻ thời kì chống Mỹ.
Ngay từ những tác phẩm đầu tay nữ sĩ đã thể hiện một hồn thơ phong phú, hồn
nhiên, tươi tắn của một trái tim phụ nữ hồn hậu, chân thành, nhiều lo âu và luôn da
diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường. “Sóng” được Xn Quỳnh sáng
tác năm 1967 tại biển Diêm Điền trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ. Bài thơ
được in trong tập “Hoa dọc chiến hào”.
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Sóng với những cung bậc cảm xúc trong tình u và
khát vọng muốn hiểu về tình yêu của mình.
* Cảm nhận về đoạn thơ:
- Hình tượng sóng gắn liền với khát vọng ra đi và tìm đến tình yêu:

+ Những tính từ mang nghĩa trái ngược: “dữ dội – dịu êm, ồn ào – lặng lẽ”. Đó là
những đặc tính đối nghịch đến bất ngờ của sóng, cũng là những cung bậc cảm xúc
khi yêu của người con gái.
+Điệp từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối
lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc.

0.25đ
1.0đ

0.25đ
0.25đ
5.0đ
0.25đ
0.5đ

0,5 đ

1.75đ


×