Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của chủ tịch ủy ban nhân dân xã bình lãng, huyện thông nông, tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.41 KB, 72 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PTNT
---------------------------

TRƯƠNG VI PHÚ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ BÌNH LÃNG, HUYỆN THƠNG NƠNG, TỈNH CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Khóa học

: 2014 – 2018

Thái Nguyên - năm 2018



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
KHOA KINH TẾ & PTNT
---------------------------

TRƯƠNG VI PHÚ
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRỊ, NHIỆM VỤ CỦA CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN
DÂN XÃ BÌNH LÃNG, HUYỆN THƠNG NƠNG, TỈNH CAO BẰNG

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chun ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh tế và PTNT

Lớp

: K46 – KTNN – N02

Khóa học


: 2014 – 2018

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Dương Văn Sơn

Thái Nguyên - năm 2018


i

LỜI CẢM ƠN
Là sinh viên chúng ta đều nhận thức được tầm quan trọng của việc thực
tập tốt nghiệp và đây cũng là giai đoạn quyết định đến toàn bộ quá trình học
tập, rèn luyện của mỗi chúng ta. Thực hiện theo phương châm “học đi đôi với
hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn”, thực tập tốt nghiệp nhằm củng cố và hệ
thống hóa lại tồn bộ kiến thức đã học trên giảng đường. Từ đó áp dụng một
cách đúng đắn và sáng tạo vào thực tiễn. Kết hợp lý thuyết với thực hành giúp
cho sinh viên rút ra được những bài học kinh nghiệm nhằm nâng cao năng lực
chun mơn để sau này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội,
hoàn thành tốt được mọi cơng việc được giao.
Được sự nhất trí của BGH trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và ban
chủ nhiệm khoa Kinh tế & PTNT tôi đã tiến hành đề tài: “Tìm hiểu vai trị,

nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Lãng, huyện Thơng
Nơng, tỉnh Cao Bằng”
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, khoa Kinh tế &
PTNT cùng thầy cô giáo trong trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức
quý báu trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt tôi xin bày to
lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS. Dương Văn Sơn đã hướng dẫn,
động viên, giúp đỡ tận tình để tơi có được kết quả này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo UBND xã Bình Lãng, các cơ chú,

anh chị cơng tác tại thơn, xã và các hộ nơng dân ở xã Bình Lãng, huyện
Thông Nông, tỉnh Cao Bằng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thực
tập tại địa phương và hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học nên trong q trình học tập khơng tránh khoi khiếm khuyết. Rất
mong nhận được đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn để chuyên
đề này được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày
Sinh viên
Trương Vi Phú


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Vai trò nhiệm vụ của chủ tịch xã trong thực hiện các Chương trình
Mục tiêu quốc gia............................................................................................................................ 31
Bảng 3.2: Vai trò nhiệm vụ của chủ tịch xã trong phát triển kinh tế....................33
Bảng 3.3: Vai trò nhiệm vụ của chủ tịch xã trong văn hóa xã hội.........................35
Bảng 3.4: Vai trò của chủ tịch xã trong an ninh quốc phòng................................... 37
Bảng 3.5: Vai trò nhiệm vụ của chủ tịch xã trong y tế - giáo dục..........................38


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống UBND xã..................................................................................... 11
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống UBND xã Bình Lãng............................................................. 18



BHYT
BVTV
BGH
C.A
CHQS
CSXH
CTX
ĐĐ
GTNT
HĐND
KHKT
MT
NTM
QSDĐ
XHCN
XD
TDTT
THCS
TNCS
TW
UBND


v

MỤC LỤC
Phần 1 MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề.......................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..................................................................................................... 3

1.2.1. Mục tiêu về chuyên môn............................................................................................................ 3
1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc........................................................................ 3
1.3. Phương pháp thực hiện................................................................................................................... 3
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................................................... 3
1.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu............................................................... 5
1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện................................................................................................... 5
Phần 2 KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU................................................................. 6
2.1.Về cơ sở lý luận................................................................................................................................ 6
2.1.1. Các khái niệm cơ bản.................................................................................................................. 6
2.1.2. Các văn bản pháp lý.................................................................................................................. 13
2.1. Cơ sở thực tiễn............................................................................................................................... 15
2.1.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác................................................................................. 15
2.1.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác cho Chủ tịch UBND xã Bình Lãng....17
Phần 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN........................................................... 18
3.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu................................................................................... 18
3.1.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................................................... 18
3.1.2. Những thành tựu kinh tế đạt được của xã Bình Lãng....................................................... 20
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập...................................... 27
3.2. Kết quả thực tập............................................................................................................................. 28
3.2.1. Mô tả nội dung thực tập và những công việc cụ thể tại xã Bình Lãng.......................... 28
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập........................................................................................................... 42
3.2.3. Bài học kinh nghiệm từ thực tế............................................................................................... 43
3.2.4. Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của chủ tịch xã và UBND xã......................... 47
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ................................................................................................ 52
4.1. Kết luận............................................................................................................................................ 52
4.2. Kiến nghị......................................................................................................................................... 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................... 56


1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là nước có nền kinh tế chủ yếu là nơng nghiệp, nằm trong
nhóm các nước đang phát triển và thuộc trong số các nước nghèo trên thế
giới. Với phần lớn dân số sống ở khu vực nông thôn, phát triển kinh tế nông
thôn được xem là quan trọng nhất bảo đảm cho sự phát triển bền vững của
quốc gia. Nơng thơn góp phần giải quyết vấn đề việc làm và xây dựng cuộc
sống mới ở nông thôn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và phong phú của con
người về lương thực, thực phẩm. Có thể khẳng định trong q trình phát triển
nơng nghiệp nơng thơn, cán bộ xã nói chung và chủ tịch xã nói riêng giữ vai
trò đặc biệt quan trọng, giúp thúc đẩy sự phát triển đi lên.
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam. Phía tây giáp
tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía
bắc và phía đơng giáp các địa cấp thị Bách Sắc và Sùng Tả của Khu tự trị dân
tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc). Tỉnh lỵ là thành phố Cao Bằng nằm
trên quốc lộ 3, cách thủ đơ Hà Nội 286 km.
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao ngun đá
vơi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao
từ 600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm
hơn 90% diện tích tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng
có nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất
có nhiều rừng rậm.
Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (theo điều tra dân số ngày
01/10/2009). Dân số trung bình năm 2009 là 510.884 người.
Cán bộ có vai trò rất quan trọng, là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi
công việc", "Muôn việc thành công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém".



2



nước ta, cấp xã là cấp gần dân nhất, là cấp trực tiếp tổ chức và vận

động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp
luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc
sống của cộng đồng dân cư. Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung và
cán bộ lãnh đạo, quản lý nói riêng, đánh giá và quy hoạch cán bộ là một trong
những nội dung quan trọng để đảm bảo sử dụng đúng người, đúng việc, đáp
ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài.
Chính vì vậy, năng lực và hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều
hành của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã có vai trò hết sức quan trọng, quyết
định việc tổ chức thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước. Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khóa
VIII đã nhấn mạnh: cán bộ có vai trò cực kỳ quan trọng quyết định đến sự
thành bại của cách mạng, là nhân tố thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới.
Hệ thống chính trị cơ sở mạnh hay yếu phụ thuộc vào trình độ, năng lực của
đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã. Vì vậy, cán bộ, cơng chức, nhất là Chủ tịch
ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn được xem là “trụ cột” trong hoạt động
lãnh đạo, quản lý, điều hành ở cơ sở, là nhân tố quan trọng quyết định thắng
lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước[8].
Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã nghĩa là nhấn mạnh trách nhiệm,
quyền hạn và nghĩa vụ mà họ phải thực hiện công tác lãnh đạo, quản lý, điều
hành phát triển kinh tế – xã hội trên cương vị là người đứng đầu cơ quan hành
chính Nhà nước cấp xã. Do đó, việc xây dựng nền hành chính cơng và hồn
thiện chế độ cơng vụ quy định trách nhiệm và quyền hạn của đội ngũ cán bộ,

công chức hiện nay, đặc biệt là Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã là rất quan
trọng. Thực hiện những vấn đề này chính là sự khẳng định vai trò, trách
nhiệm chính trị, kinh tế – xã hội, có ý nghĩa quyết định đến đời sống của nhân
dân ở địa phương[9].


3

Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: ”Tìm hiểu
vai trị, nhiệm vụ của chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Bình Lãng, huyện
Thơng Nông, tỉnh Cao Bằng”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu về chuyên môn


Khái quát những vấn đề chung về xã Bình Lãng



Hồn thành tốt các cơng việc được giao tại cơ sở thực tập


Tìm hiểu được chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch UBND xã Bình
Lãng



Phân tích được những thuận lợi và khó khăn trong thực hiện cơng

việc của chủ tịch UBND xã Bình Lãng



Đề xuất được một số giải pháp nâng cao năng lực, hiệu quả cơng

việc của chủ tịch UBND xã Bình Lãng
1.2.2. Mục tiêu về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc


Hiểu và thực hiện tốt các kỹ năng về soạn thảo văn bản.



Học hoi được kỹ năng giao tiếp.



Kỹ năng tiếp dân.



Kỹ năng tổ chức và thực hiện một cuộc họp.



Kỹ năng quan sát và thu thập thơng tin.



Kỹ năng xử lý tình huống.


 Có kỹ năng xây dựng và thực hiện kế hoạch các chương trình
quản
lý dự án.
 Cách chỉ đạo và thực hiện một cơng việc như một cán bộ thực
thụ.


Có kỹ năng quản lý nhân sự.



Có khả năng giải quyết các loại đơn từ khiếu nại.

1.3. Phương pháp thực hiện
1.3.1. Phương pháp thu thập số liệu


a. Phương pháp phong vấn trức tiếp
gỡ

Người phong vấn đến trực tiếp khu vực cần nghiên cứu để gặp


4

-

Ghi chép các phản ứng của người được phong vấn một cách trung

thực về những vẫn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu.

-

chuyển các thông tin đã thu thập được về nghiên cứu giải quyết đúng

với thực tế.
-

Phong vấn trực tiếp người dân là rất quan trong để thu thập số liệu

chính xác nhất.
b. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
-

Thu thập thông tin từ các công trình khoa học, các báo cáo tổng kết, các

bài viết có liên quan đến xã Bình Lãng, huyện Thơng Nơng, tỉnh Cao Bằng.

-

Thu thập số liệu tại chính quyền địa phương, thống kê của UBND xã,

huyện, phòng tài nguyên môi trường, phòng nông nghiệp, thu thập từ các báo
cáo, tạp chí, tổng hợp từ internet.
c. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
-

Phương pháp quan sát khoa học: Là phương pháp qua quan sát trực

tiếp hay gián tiếp bằng các dụng cụ để nắm được tổng quan về địa hình, địa
vật trên địa bàn nghiên cứu. Quan sát và phân tích các cơng việc hàng ngày

của Chủ tịch UBND xã để thu thập thông tin phục vụ đề tài.
-

Phương pháp phân tích SWOT: Là cơng cụ giúp cộng đồng xác định

được những thuận lợi, khó khăn và cơ hội, thách thức tác động đến tiến trình
phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Sử dụng phương pháp SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội và thách thức. Điểm mạnh thường xuất hiện ở các thời điểm hiện tại và
cần phải được vận dụng và khai thác. Điểm yếu vừa có tính hiện nhiên và vừa
có thể là điều ta chưa biết. Vì vậy, điểm mạnh và điểm yếu có quan hệ chặt
chẽ với nhau, biết điểm mạnh để phát huy – đó là một lợi thế, biết điểm yếu
để khắc phục – đó cũng sẽ trở thành điểm mạnh. Làm được điều này thì điểm
yếu đã được khắc phục, vượt qua thành điểm mạnh.


5

1.3.2. Phương pháp xử lý, phân tích và tổng hợp số
liệu a. Phương pháp xử lý và tổng hợp số liệu
Số liệu điều tra sau khi thu thập đủ, sẽ tiến hành làm sạch biểu thức là
kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thơng tin, loại bo thơng tin khơng chính xác,
sai lệch trong điều tra và chuẩn hóa lại các thông tin. Những thông tin, số liệu
Excel. Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích. b. Phương pháp phân
tích số liệu
-

Phương pháp thống kê mô tả:

Các thông tin, số liệu được mô tả, liệt kê rõ ràng theo các phương pháp

thống kê.
-

Phương pháp thống kê so sánh.

Các số liệu phân tích được so sánh qua các năm, các chỉ tiêu để thấy
được những thực trạng liên quan đến vấn đề nghiên cứu[1].
1.4. Thời gian và địa điểm thực hiện
-

Thời gian: bắt đầu từ ngày 15/01/2018 đến ngày 30/5/2018.

Địa điểm: Tại UBND xã Bình Lãng – huyện Thông Nông – tỉnh Cao
Bằng


6

Phần 2
KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.Về cơ sở lý luận
2.1.1. Các khái niệm cơ bản
-

Xã là nơi giải quyết những vụ việc, sự việc đa dạng, phức tạp, trực

tiếp tiếp xúc với nhân dân, tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, vận động
nhân dân. Chủ tịch UBND xã phải đáp ứng yêu cầu chung của hoạt động lãnh
đạo, quản lý, phù hợp với đặc thù ở cơ sở[11].
-


UBND xã là cơ quan chấp hành của HĐND xã, là cơ quan hành

chính Nhà nước ở xã.
UBND chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật và các văn bản của
cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của hội đồng nhân dân.
Theo Điều 2 và 3 Luật tổ chức HĐND và UBND (năm 2003) quy định
về chức năng và nhiệm vụ của UBND như sau:
Chức năng chủ yếu là quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã
hội ở cơ sở bằng pháp luật, tổ chức và chỉ đạo thi hành pháp luật, các nghị
quyết, chỉ thị, quyết định... của chính quyền cấp trên và nghị quyết của
HĐND cùng cấp.
Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp xã
Trong lĩnh vực kinh tế, UBND xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
-

Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội hàng năm trình HĐND

cùng cấp thơng qua để trình UBND huyện phê duyệt: tổ chức thực hiện kế
hoạch đó.
-

Lập dự tốn thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, dự toán thu, chi

ngân sách địa phương và phương án phân bố dự toán ngân sách cấp mình, dự
tốn điều chỉnh ngân sách địa phương trong trường hợp cần thiết và lập quyết


7


tốn ngân sách địa phương trình HĐND cùng cấp quyết định và báo cáo
UBND, cơ quan tài chính cấp trên trực tiếp.
-

Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương, phối hợp với các cơ quan

Nhà nước cấp trên trong việc quản lý ngân sách Nhà nước trên địa bàn xã, thị
trấn và báo cáo về ngân sách Nhà nước theo quy định của pháp luật.
-

Quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả quỹ đất được để lại phục vụ

các nhu cầu cơng ích ở địa phương, xây dựng và quản lý các cơng trình cơng
cộng, đường giao thơng, trụ sở, trường học, trạm y tế, cơng trình điện nước
theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thủy lợi và tiểu
thủ công nghiệp, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
-

Tổ chức, hướng dẫn việc thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án

khuyến khích phát triển và ứng dựng khoa học tiến bộ, công nghệ phát triển
sản xuất và hướng dẫn người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật
nuôi trong sản xuất theo quy hoạch kế hoạch chung và phòng trừ các bệnh
dịch đối với cây trồng vật nuôi.
-

Tổ chức xây dựng các cơng trình thủy lợi , thực hiện việc tu bổ, bảo


vệ đê điều, bảo vệ rừng, phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ,
ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật để bảo vệ đê điều, bảo vệ
rừng tại địa phương.
Quản lý, kiểm tra bảo vệ việc sử dụng nguồn nước trên địa bàn
theo
quy định của pháp luật.
-

Tổ chức, hướng dẫn việc khai thác và phát triển các ngành, nghề

truyền thông ở địa phương và tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ
để phát triển các ngành nghề mới.
Trong lĩnh vực xây dựng, giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân xã, thị
trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:


8

-

Tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã

theo phân cấp.
Quản lý việc xây dựng, cấp giấy xây dựng nhà ở riêng lẻ ở
điểm dân
cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp luật quy định.
-


Tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra xử lý các hành vi xâm phạm đường giao

thông và các công trình cơ sở hạ tầng ở địa phương theo quy định của pháp luật.

-

Huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường

giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hóa và thể dục thể thao, Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-

Thực hiện kế hoạch phát triển sự nghiệp giáo dục ở địa phương; phối

hợp với trường học huy động trẻ em vào lớp một đúng độ tuổi; tổ chức thực
hiện các lớp bổ túc văn hoá, thực hiện xoá mù chữ cho những người trong độ tuổi;

-

Tổ chức xây dựng và quản lý, kiểm tra hoạt động của nhà trẻ, lớp mẫu

giáo, trường mầm non ở địa phương; phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp trên
quản lý trường tiểu học, trường trung học cơ sở trên địa bàn;
-

Tổ chức thực hiện các chương trình y tế cơ sở, dân số, kế hoạch hố gia

đình được giao; vận động nhân dân giữ gìn vệ sinh; phòng, chống các dịch bệnh;


-

Xây dựng phong trào và tổ chức các hoạt động văn hoá, thể dục thể

thao; tổ chức các lễ hội cổ truyền, bảo vệ và phát huy giá trị của các di tích
lịch sử - văn hoá và danh lam thắng cảnh ở địa phương theo quy định của
pháp luật;
-

Thực hiện chính sách, chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình

liệt sĩ, những người và gia đình có cơng với nước theo quy định của pháp luật;
-

Tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo; vận động nhân dân giúp đỡ

các gia đình khó khăn, người già cơ đơn, người tàn tật, trẻ mồ côi không nơi


9

nương tựa; tổ chức các hình thức ni dưỡng, chăm sóc các đối tượng chính
sách ở địa phương theo quy định của pháp luật;
Quản lý, bảo vệ, tu bổ nghĩa trang liệt sĩ; quy hoạch, quản lý
nghĩa địa


địa phương.
Trong lĩnh vực quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội và thi hành


pháp luật ở địa phương, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện những nhiệm
vụ, quyền hạn sau đây:
-

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục xây dựng quốc phòng toàn dân, xây

dựng làng xã chiến đấu trong khu vực phòng thủ địa phương;
-

Thực hiện công tác nghĩa vụ quân sự và tuyển quân theo kế hoạch;

đăng ký, quản lý quân nhân dự bị động viên; tổ chức thực hiện việc xây dựng,
huấn luyện, sử dụng lực lượng dân quân tự vệ ở địa phương;
-

Thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự,an toàn xã hội; xây

dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện
biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi
phạm pháp luật khác ở địa phương;
-

Quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của

người nước ngoài ở địa phương.
Trong việc thi hành pháp luật, Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện
những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-

Tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi phạm pháp


luật và tranh chấp nho trong nhân dân theo quy định của pháp luật;
Tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của
công
dân theo thẩm quyền;
-

Tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng trong

việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định
về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.


10

Ủy ban nhân dân phường thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn quy
định tại các điều 111, 112, 113, 114, 115, 116 và 117 của Luật tổ chức HĐND
& UBND và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
-

Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân phường về

việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và quy
hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã
hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường,trật tự
công cộng và cảnh quan đô thị; quản lý dân cư đô thị trên địa bàn;
-

Thanh tra việc sử dụng đất đai của tổ chức, cá nhân trên địa bàn


phường theo quy định của pháp luật;
-

Quản lý và bảo vệ cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn phường theo

phân cấp; ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm đối với các cơ sở hạ tầng kỹ
thuật theo quy định của pháp luật;
-

Kiểm tra giấy phép xây dựng của tổ chức, cá nhân trên địa bàn

phường; lập biên bản, đình chỉ những cơng trình xây dựng, sửa chữa, cải tạo
khơng có giấy phép, trái với quy định của giấy phép và báo cáo cơ quan nhà
nước có thẩm quyền xem xét, quyết định[21].
Tổ chức hệ thống UBND xã đây là chính quyền của các đơn vị hành
chính cấp xã, phường, thị trấn. Ủy ban nhân dân cấp xã là chính quyền địa
phương cấp cơ sở, gần dân nhất ở Việt Nam. Ủy ban nhân dân cấp xã có từ 3
đến 5 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các ủy viên ( thường là
chỉ huy trưởng BCH quân sự và Trưởng công an xã). Thường trực UBND cấp
xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch. Người đứng đầu UBND cấp xã là Chủ
tịch UBND. Về danh nghĩa, người này do HĐND xã bầu ra bằng phương
pháp bo phiếu kín. Thơng thường, Chủ tịch UBND xã sẽ đồng thời là Phó Bí
thư Đảng ủy của xã. UBND xã hoạt động theo hình thức chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của UBND cấp xã gồm có 7 chức danh: Cơng an,
qn sự, kế tốn, văn phòng, tư pháp – hộ tịch, văn hóa – xã hội, địa chính.


11

Mỗi chức danh tùy vào tình hình thực tế địa phương mà bố trí số lượng biên

chế cho phù hợp.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống UBND xã

Chủ tịch
UBND

Phó chủ
tịch

Văn

Qn



Cơng

Địa

Kế

phòng

sự

pháp

an

chính


tốn

– Hộ

Văn
hóa xã

hội

tịch

Chủ tịch UBND xã là cán bộ chủ chốt ở xã, là người đứng đầu UBND
xã, chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của UBND và
hoạt động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh –
quốc phòng đã được phân cấp trên địa bàn xã, chịu trách nhiệm cá nhân về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cùng với tập thể UBND chịu
trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan
Nhà nước cấp trên. Đồng thời trực tiếp tiếp nhận và hiện thực hóa chỉ thị, nghị
quyết của chính quyền cấp huyện, có vai trò quan trọng trong q trình tổ
chức thực hiện nghị quyết của Đảng ủy, ban thường vụ Đảng ủy xã, tổ chức
quán triệt đội ngũ cán bộ, công chức xã, trực tiếp chăm lo đòi sống của nhân
dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên địa bàn và là một trong những
người trực tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã, bồi dưỡng và cung


12

cấp cán bộ cho cấp trên. Như vậy, Chủ tịch UBND xã có vai trò, chức trách
đặc biệt quan trọng về nhiều mặt mặt ở cơ sở xã[11].

Chức trách của Chủ tịch UBND xã
Là cán bộ chuyên trách lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, chịu trách
nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ủy ban nhân dân và hoạt
động quản lý nhà nước đối với các lĩnh vực kinh tế – xã hội, an ninh – quốc
phòng đã được phân công trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Ủy ban nhân dân[13]
Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu Ủy ban nhân dân xã và
có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, các thành viên
Ủy ban nhân dân xã;
-

Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ về tổ chức và bảo đảm việc

thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, của
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; thực hiện các nhiệm vụ về
quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống
tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, phòng, chống quan liêu,
tham nhũng; tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ tài sản của cơ quan, tổ
chức, bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác của cơng dân; thực hiện các biện pháp quản lý dân cư trên
địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
-

Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả cơng sở, tài sản, phương tiện

làm việc và ngân sách nhà nước được giao theo quy định của pháp luật;
dân

Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật, tiếp công


theo quy định của pháp luật;
-

Ủy quyền cho Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã thực hiện nhiệm vụ,

quyền hạn trong phạm vi thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân;


13

-

Chỉ đạo thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, phòng, chống

cháy, nổ; áp dụng các biện pháp để giải quyết các công việc đột xuất, khẩn
cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, an ninh, trật tự, an toàn xã hội
trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;
-

Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan nhà nước cấp trên phân

cấp, ủy quyền.
-

Tuổi đời: Tuổi đời của Chủ tịch Ủy ban nhân dân do Chủ tịch Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh quy định phù hợp với tình hình đặc điểm của địa phương
nhưng tuổi tham gia lần đầu phải đảm bảo làm việc ít nhất là hai nhiệm kỳ.
-


Học vấn: Tốt trung học phổ thông trở lên.

Chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị trở lên đối với khu

vực đồng bằng, khu vực miền núi phải được bồi dưỡng lý luận chính trị tương
đương trình độ sơ cấp trở lên.
-

Chun mơn, nghiêp vụ: Ở khu vực đồng bằng, có trình độ trung cấp

chun môn trở lên. Với miền núi phải được bồi dưỡng kiến thức chun mơn
(tương đương trình độ sơ cấp trở lên), nếu giữ chức vụ lần đầu phải có trình
độ trung cấp chuyên môn trở lên. Ngành chuyên môn phải phù hợp với đặc
điểm kinh tế – xã hội của từng loại hình đơn vị hành chính xã, phường, thị
trấn. Đã được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hành chính Nhà nước, quản lý
kinh tế.
2.1.2. Các văn bản pháp lý
-

Nghị định số 37/2014/NQ-CP về Quy định tổ chức các cơ quan

chuyên môn thuộc UBND, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ban hành ngày
05 tháng 05 năm 2014.
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001.
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26
tháng 1 năm 2003.


14


Theo đề nghị Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chính phủ ban hành Nghị định quy
định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chương 1 Quy định chung
Chương 2 Tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
cấp huyện
Chương 3 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban
nhân dân cấp huyện về tổ chức cơ quan chuyên môn cấp huyện
Chương 4 Điều khoản thi hành
-

Quyết định số 75/2006/QĐ-TTg ban hành ngày 12 tháng 04 năm 2006

về ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh.
Theo quy chế này, trong phân công công việc, mỗi việc chỉ được giao
một cơ quan, đơn vị, một người phụ trách và chịu trách nhiệm chính. Cấp trên
khơng làm thay công việc cho cấp dưới, tập thể không làm thay công việc cho
cá nhân và ngược lại. Công việc được giao cho cơ quan, đơn vị thì Thủ trưởng
cơ quan, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về cơng việc được giao...
Đối với một số vấn đề do yêu cầu cấp bách không nhất thiết phải thảo
luận tập thể, theo chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện, Văn phòng HĐND và
UBND huyện gửi toàn bộ hồ sơ và phiếu lấy ý kiến đến từng thành viên
UBND huyện để xin ý kiến...
Các quyết định tập thể của UBND huyện được thông qua khi có quá
nửa số thành viên UBND huyện đồng ý...
UBND huyện chịu sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh, có trách nhiệm
chấp hành mọi văn bản của UBND huyện, UBND tỉnh và Chủ tịch UBND
tỉnh, thực hiện báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy chế quy định hoặc theo yêu

cầu của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự gián sát của HĐND huyện trong việc


15

chỉ đạo, điều hành thực hiện các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND, đường lối
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước...
Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
- Luật tổ chức HĐND-UBND số 11/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003.
Luật tổ chức HĐND-UBND gồm 6 chương và 140 điều quy định nhiệm

vụ và quyền hạn của từng đơn vị từ TW đến địa phương.
Quy định nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND-UBND các cấp trong mọi
lĩnh vực: kinh tế – xã hội, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao, khoa học,
công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, an ninh – quốc phòng...
Tổ chức hoạt động của UBND các cấp trong lĩnh vực: kinh tế, nônglâm-ngư nghiệp, đất đai, thủy lợi, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp, xây
dựng, quản lý và phát triển đô thị, thương mại, dịch vụ...
-

Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19

tháng 6 năm 2005.
Luật tổ chức chính quyền địa phương được Quốc hội thông qua ngày
19/06/2015 bao gồm 8 chương và 143 điều điều chỉnh các vấn đề về đơn vị
hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị
hành chính. Luật này có hiệu lực từ 01/01/2016.
2.1. Cơ sở thực tiễn
2.1.1. Kinh nghiệm của các địa phương khác
a. Tỉnh Khánh Hòa
-


Ông Nguyễn Dương – Chủ tịch UBND xã Cam Hải Tây, huyện Cam

Lâm, tỉnh Khánh Hòa. Từ khi được giữ chức Chủ tịch UBND xã đã tận tình vì
sự phát triển của địa phương.
Ơng Nguyễn Dương đã vận động nhân dân tự nguyện hiến 37.950 m2
đất không nhận tiền đền bù để làm đường giao thông nơng thơn; đóng góp
cơng sức, tham gia san lấp lề đường giao thông, phát quang cây xanh, bụi
rậm, di dời vật kiến trúc, tường rào... Đồng thời, vận động bà con thực hiện


16

chương trình thắp sáng đường quê; giữ gìn vệ sinh môi trường, đăng ký thu
gom rác thải. Đặc biệt, nhiều hộ chí thú làm ăn, vươn lên thốt nghèo; tích
cực thực hiện các thiết chế văn hóa; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội...
Đáng nói, xã đã thực hiện thành cơng 19 tiêu chí xây dựng nơng thôn mới, cơ
sở hạ tầng được đầu tư đúng mức, tạo diện mạo mới cho nơng thơn. Cùng với
đó, ơng Dương đã tập trung chỉ đạo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh. Từ năm 2010 đến nay, xã đã triển khai
nhiều mơ hình, dự án phát triển sản xuất; mở nhiều lớp tập huấn, hội thảo
chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho người dân. Điển hình như
tập huấn gà thả vườn, cải tạo vườn xoài, chăn nuôi heo, nuôi trồng thủy sản...
Nhờ vậy, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt. Năm 2011, thu nhập bình
quân đầu người là 7,8 triệu đồng/người/năm; đến năm 2014 hơn 21,3 triệu
đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách hàng năm đều đạt kế hoạch[22]. b. Tỉnh
Thanh Hóa
Ơng Hà Văn Đốc – Chủ tịch UBND xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh
Thanh Hóa. Đã làm được rất nhiều cơng việc như: Ơng Hà Văn Đốc cùng với
tập thể duy trì thực hiện nghiêm túc quy chế làm việc đảm bảo chế độ họp,

giao ban, ra các nghị quyết lãnh đạo và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm
vụ chính trị của địa phương đảm bảo nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả; đảm bảo
hoạt động điều hành của xã, các cơ quan chuyên môn và địa phương luôn
được thông suốt. Trong những năm qua, đồng chí đã cùng với tập thể lãnh đạo
địa phương, lãnh đạo hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ, như: lãnh đạo phát
triển kinh tế - xã hội đạt và vượt các mục tiêu đã đề ra, Tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất hàng năm duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân của người đạt
33,5 triệu đồng/người/năm năm 2016. Năm 2014, Hà Lĩnh nằm trong tốp về
đích nơng thơn mới đầu tiên của huyện Hà Trung, đảng bộ xã nhiều năm liền
đạt trong sạch, vững mạnh tiêu biểu[23].


17

2.1.2. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác cho Chủ tịch UBND xã
Bình Lãng
Qua những tấm gương tiêu biểu về Chủ tịch xã gioi với các hoạt động
như: xây dựng nông thôn mới, công tác cải cách hành chính có thể rút ra được
bài học kinh nghiệm cho Chủ tịch UBND xã Bình Lãng đó là:
+

Ln bám sát sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, phối hợp chặt chẽ

với các ban ngành đồn thể trong q trình triển khai thực hiện nhiệm vụ.
+

Đội ngũ cán bộ trong đơn vị phải nhiệt tình, tâm huyết, sâu sát cơ sở,

có uy tín, kinh nghiệm trong cơng việc, phải gương mẫu đi đầu trong tất cả
các phong trào.

+

Sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm, tuân thủ phương châm “Đồng

thuận cao – lao động gioi – về đích sớm”.
+

Làm việc dựa trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra

và dân hưởng” thì nhân dân mới tin tưởng và ủng hộ.
+
+

Là một người lãnh đạo phải dám nghĩ, dám làm.

Phải là người đi đầu trong mọi công việc ở đơn vị cũng như ở gia

đình để làm tấm gương cho người dân học và làm theo.
18

Phần 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Khái quát chung về địa bàn nghiên cứu
Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống UBND xã Bình Lãng
Chủ tịch
UBND

Phó chủ
tịch



×