ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------
---------
ĐẶNG THỊ ĐÀO
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
TÌM HIỂU VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ QUẢN LÝ HTX
TẠI HTX CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT BẢN ĐỊA
Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài
: Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2013 – 2017
Giảng viên hướng dẫn : TS. Kiều Thị Thu Hương
Cán bộ hướng dẫn
: Trần Đình Quang
Thái Nguyên, năm 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Kinh tế và Phát Triển Nông Thôn, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
sau khi hoàn thành khoá học ở trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại
HTX Chăn Nuôi Động Vật Bản Địa, xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên. Trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các đơn vị, nhà trường, cùng các thầy, cô giáo để
tôi có thể hoàn thành quá trình thực tập của mình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu,
Ban Chủ Nhiệm Khoa Kinh Tế và PTNT, Trường Đại Học Nông Lâm Thái
Nguyên và đặc biệt là cô giáo Ts. Kiều Thị Thu Hương người đã trực tiếp, tận
tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cán bộ đang công tác tại
UBND xã Tức Tranh và hơn hết là Ban Giám Đốc HTX chăn nuôi động vật
bản địa đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp thông tin và tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi thực hiện đề tài của mình trong suốt thời gian qua.
Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã cố gắng hết sức để hoàn thành bài
khóa luận tốt nhất tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn nên đề tài không
thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy tôi rất mong nhận được sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 06 năm 2017
Sinh viên
Đặng Thị Đào
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1.Diện tích các loại đất của xã Tức Tranh ........................................ 19
Bảng 3.2: Số lượng vật nuôi của các xã viên năm 2016 ................................ 26
Bảng 3.3: Doanh thu từ ngựa bạch năm 2016 ............................................... 27
Bảng 3.4: Doanh thu từ hươu sao năm 2016 ................................................. 27
Bảng 3.5: Chi phí chuồng trại và trang thiết bị của HTX .............................. 28
Bảng 3.6: Chi phí về giống và thú y ............................................................. 30
Bảng 3.7: Các loại chi phí khác của HTX ..................................................... 30
Bảng 3.8: Hiệu quả kinh tế của HTX năm 2016 ........................................... 31
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của HTX chăn nuôi động vật bản địa ......... 25
iv
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
STT
Từ, cụm từ viết tắt
Giải thích
1
HTX
Hợp tác xã
2
KTTT
Kinh tế trang trại
3
QĐ-TTg
Quyết định –Thủ Tướng
4
HĐQT
Hội đồng quản trị
5
PTNT
Phát triển nông thôn
6
NQ-CP
Nghị quết – Chính Phủ
7
NĐ – CP
Nghị định – Chính Phủ
8
UBND
Uỷ ban nhân dân
9
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
10
FTA
Hiệp hội thương mại tự do
11
KHCN
Khoa học công nghệ
12
HTXNN
Hợp tác xã nông nghiệp
13
GDP
Tổng sản phẩm nội địa
14
UNDP
Chương trình phát triển liên hợp quốc
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................... v
Phần 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập .................................................. 1
1.2. Mục đích và yêu cầu ................................................................................ 2
1.2.1. Mục đích .............................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu ................................................................................................ 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ........................................................ 3
1.3.1. Nội dung thực tập ................................................................................. 3
1.3.2. Phương pháp thực hiện ......................................................................... 3
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin ......................................................... 3
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin .......................................... 4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập ................................................................ 5
PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 6
2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế HTX và HTX .................................................... 6
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác xã............................................................ 6
2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã ....................................................................... 7
2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ...................... 9
2.1.3.1. Các văn bản liên quan đến HTX ........................................................ 9
2.1.3.2. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước ..................................... 11
2.1.3.3. Các văn bản liên quan đến tổ chức cán bộ HTX .............................. 13
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 14
2.2.1. Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam .............................................. 14
2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phương.... 14
vi
2.2.2.1. HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang .................................................... 14
2.2.2.2. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ............................................................... 15
2.2.2.3. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ........................................................ 16
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương .............................................. 17
PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP ............................................................... 18
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................... 18
3.1.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh ....... 18
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 18
3.1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................. 21
3.1.2. Thành tựu của HTX chăn nuôi động vật bản địa .................................. 24
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ................. 24
3.1.3.1. Thuận lợi .......................................................................................... 24
3.1.3.2. Khó khăn.......................................................................................... 24
3.2. Kết quả thực tập .................................................................................... 25
3.2.1. Mô tả một số nội dung và công việc cụ thể đã làm tại HTX ................ 25
3.2.1.1. Tìm hiểu về hệ thống tổ chức sản xuất và phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của HTX chăn nuôi động vật bản địa ......................................... 25
3.2.1.2. Phân tích vai trò của người quản lý HTX ......................................... 33
3.2.1.3. Phân tích những thuận lợi, khó khăn của người quản lý HTX .......... 36
3.2.1.4. Tham gia vào một số hoạt động tại cơ sở ......................................... 37
3.2.2. Tóm tắt kết quả thực tập ..................................................................... 40
3.2.3. Bài học kinh nghiệm ........................................................................... 41
3.2.4. Đề xuất giải pháp ................................................................................ 42
PHẦN 4. KẾT LUẬN ................................................................................. 43
4.1. Kết luận ................................................................................................. 43
4.2. Kiến nghị ............................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 45
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Tức Tranh là một xã thuộc Miền Núi Phía Bắc, nằm ở phần đất phía
đông của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên, với tổng diện tích đất tự nhiên
là 2259,35 ha và tổng dân số là 8527 người. Là xã có điều kiện tự nhiên, khí
hậu thuận lợi cho việc phát triền ngành nông nghiệp và phát triển các HTX
nông nghiệp. Tuy nhiên đối với sự phát triển các HTX vẫn còn gặp rất nhiều
khó khăn như quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu và
năng lực của người quản lý cũng như người đứng đầu HTX còn nhiều hạn
chế. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trên là diện tích đất xây dựng
HTX không tập trung, người đứng đầu hay người quản lý thường xuất thân từ
người nông dân có trình độ học vấn, trình độ chuyên môn thấp, họ hoạt động
bằng tâm huyết, sự nhiệt tình và kinh nghiệm thực tiễn nên thiếu tầm nhìn
chiến lược để định hướng sản xuất lâu dài, khả năng nắm bắt nhu cầu thị
trường thấp. Từ những nguyên nhân trên cho thấy để phát triển HTX một
cách bền vững và hiệu quả điều cần quan tâm đầu tiên chính là người đứng
đầu HTX. Vậy để phát triển các HTX nói chung và HTX nông nghiệp nói
riêng thì Nhà nước cần có những chính sách nhằm hỗ trợ cho sự hình thành
và phát triển HTX, quan trọng hơn cả là các chính sách nhằm hỗ trợ đào tạo
cho người đứng đầu hay người quản lý HTX để có được kiến thức về quản lý
và nắm bắt nhu cầu thị trường từ đó phát triển các HTX vững mạnh.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên, tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “ Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý HTX tại HTX
Chăn Nuôi Động Vật Bản Địa Xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”.
2
1.2. Mục đích và yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Phân tích được vai trò, nhiệm vụ của cán bộ quản lý HTX tại HTX chăn
nuôi động vật bản địa xã Tức Tranh, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người quản lý HTX.
1.2.2. Yêu cầu
*Về chuyên môn
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh,
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên
- Phân tích vai trò của cán bộ quản lý HTX
- Phân tích được các hoạt động sản xuất của HTX, vai trò của người
quản lý HTX trong HTX chăn nuôi động vật bản địa
- Phân tích khó khăn, thuận lợi của người quản lý HTX và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao vai trò của người quản lý đối với sự phát triển của
HTX
*Về thái độ
- Học hỏi từ đồng nghiệp về tác phong nhanh nhẹn trong công việc
- Tạo mối quan hệ hòa nhã, thân thiện với mọi người
- Có tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao tại đơn vị thực tập
- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người tại
đơn vị thực tập để hoàn thành tốt các công việc chung
*Về kỹ năng
- Hoàn thiện về kĩ năng sử dụng máy tính
- Tự tin trong giao tiếp, trình bày hay thuyết trình trước đám đông
- Nâng cao khả năng làm việc theo nhóm có hiệu quả
- Quản lý thời gian hợp lý trong công việc
3
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh
- Tìm hiểu về hệ thống tổ chức sản xuất và phân tích hiệu quả sản xuất
kinh doanh của HTX chăn nuôi động vật bản địa
- Phân tích về vai trò của người quản lý HTX đối với hoạt động sản
xuất kinh doanh của HTX chăn nuôi động vật bản địa
- Phân tích những khó khăn, thuận lợi của người quản lý HTX
- Tham gia vào một số hoạt động cụ thể tại cơ sở
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập thông tin sơ cấp
- Phương pháp phỏng vấn sâu
+ Tìm hiểu thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của HTX,
những thành tựu mà HTX đã đạt được và kết quả sản xuất chăn nuôi của
HTX, ngoài ra thu thập thêm được một số thông tin cơ bản như: Chủ tịch hội
đồng quản trị HTX, danh sách các thành viên trong HTX, số lượng chăn nuôi
và diện tích đất đai, vốn.
+ Những thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh của HTX như các
khoản chi phí, doanh thu.
+ Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thị trường,
các chính sách của Đảng và nhà nước về HTX, sự giúp đỡ của chính quyền
địa phương đối với HTX
- Phương pháp quan sát: Trực tiếp tham gia vào hoạt động chăn nuôi
của các thành viên trong HTX để có được cái nhìn tổng quát về hoạt động sản
xuất, kinh doanh của HTX, đồng thời nhằm đánh giá độ chính xác các thông
tin mà các thành viên HTX cung cấp, ngoài ra còn quan sát đánh giá thực
trạng, thu thập thông tin về tình hình sản xuất thông qua giám đốc HTX và
4
các thành viên trong HTX
- Phương pháp thảo luận nhóm: Cùng với các thành viên HTX thảo
luận về các vấn đề khó khăn, thuận lợi mà HTX gặp phải như: Vốn, lao động,
thị trường, một số chính sách nhà nước nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất trong
những năm tới.
* Thu thập thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp là phương pháp thu thập các
thông tin, số liệu có sẵn trong các báo cáo, các tài liệu đã công bố. Các thông tin
này thường thu thập từ các cơ quan, các ban ngành của huyện, xã, báo cáo tổng
kết của HTX, thu thập số liệu qua sách báo, internet, nghị định, quyết định…
- Trong phạm vi đề tài của tôi, tôi đã thu thập các số liệu đã được công
bố liên quan đến vấn đề nghiên cứu tại UBND xã Tức Tranh, HTX chăn nuôi
động vật bản địa.
+ Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tức Tranh
+ Số liệu thống kê trên internet liên quan đến phát triển mô hình HTX
và KTTT
1.3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin
* Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin thu thập chủ yếu là số liệu định tính, do vậy số liệu
được tổng hợp, phân tích vào cuối mỗi ngày thông qua phần mềm Excel theo
phương pháp định tính
* Chỉ tiêu nghiên cứu
- Giá trị sản xuất (Gross Output): Là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất
ra tại một đơn vị trong thời gian hay một chu kỳ sản xuất nhất định. Được tính
bằng sản lượng của từng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm cụ thể như sau:
5
Trong đó GO: Là giá trị sản xuất
Pi: Giá trị sản phẩm hang hóa thứ i
Qi: Khối lượng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (Intermediate Cost): Là toàn bộ các khoản chi phí
vật chất bao gồm các khoản chi nguyên liệu, giống, thuốc thú ý và các loại chi
phí khác, cụ thể tính như sau:
Trong đó IC: Là chi phí trung gian
Ci: Là chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng (Value Added): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch
vụ cho các ngành sản xuất kinh doanh. Được xác định theo công thức sau:
GO: là giá trị sản xuất
IC: là chi phí trung gian
* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
Trích khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hoa mòn trong quá
trình sản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để được đưa vào chi phí sản
xuất hàng năm và được xác định theo công thức:
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: 26/12/2016- 23/04/2017
- Địa điểm: HTX chăn nuôi động vật bản địa, xã Tức Tranh, huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên
6
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận về kinh tế HTX và HTX
2.1.1. Khái niệm về kinh tế hợp tác xã
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con người trải các hình
thái kinh tế xã hội khác nhau và ở mỗi hình thái kinh tế xã hội đó sự phát triển
của lực lượng sản xuất luôn đi cùng là một quan hệ sản xuất phù hợp. Chính
vì vậy sự hợp tác giữa con người với con người trong quá trình sản xuất là
một tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của sản xuất, từ nhu cầu của
cuộc sống để nương tựa lẫn nhau, hỗ trợ nhau và bảo vệ nhau trong cuộc sống
cũng như trong sản xuất.
Bởi lẽ, thông qua hợp tác sức lực của các cá nhân sẽ kết hợp lại lớn
mạnh hơn để nhằm thực hiện các công việc mà mỗi cá nhân, đơn vị hoạt động
riêng rẽ rất khó khăn mà thậm trí là không thể làm được. Chính vì vậy, cùng
với tiến trình phát triển của xã hội loài người, quá trình phân công lao động và
chuyên môn hoá trong sản xuất cả về chiều sâu lẫn bề rộng đã thúc đẩy quá
trình hợp tác ngày càng tăng. Sự hợp tác không chỉ được giới hạn ở phạm vi
vùng, quốc gia mà còn được mở rộng ra phạm vi toàn cầu. Minh chứng cụ thể
cho quá trình hợp tác tất yếu phải diễn ra trên phạm vi thế giới đó là quá trình
hội nhập ngày càng sâu rộng của các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực: Kinh
tế, chính trị, văn hoá - xã hội… đã làm cho sức cạnh tranh ngày càng gay gắt
không chỉ diễn ra ở phạm vi quốc gia mà còn diễn ra trên phạm vi toàn cầu
khiến cho các HTX đều phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh của
mình cho phù hợp với xu thế mới.
Có thể nói kinh tế hợp tác là phương thức hoạt động kinh tế, tồn tại
khách quan và có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do vậy, Kinh
7
tế hợp tác là một quan hệ kinh tế tự nguyện, phối hợp, hỗ trợ giúp đỡ lẫn
nhau giữa các chủ thể kinh tế, kết hợp sức mạnh của từng thành viên với ưu
thế sức mạnh tập thể giải quyết tốt hơn những vấn đề của sản xuất, kinh
doanh và đời sống kinh tế, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và lợi ích của
mỗi thành viên [11].
2.1.2. Khái niệm về hợp tác xã
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, Đại hội liên minh hợp tác xã quốc tế (ICA)
lần thứ 31 tổ chức tại Manchester - Vương quốc Anh đã định nghĩa về hợp tác
xã như sau: "Hợp tác xã là hiệp hội hay là tổ chức tự chủ của cá nhân liên kết
với nhau một cách tự nguyện nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng
chung về kinh tế, xã hội và văn hóa thông qua một tổ chức kinh tế cùng nhau
làm chủ chung và kiểm tra dân chủ"[5]
Ở Việt Nam, Luật hợp tác xã năm 1996 định nghĩa về hợp tác xã như
sau: "Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp
nhau thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
và cải thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”[6].
Luật hợp tác xã năm 2003 đã kế thừa quy định của Luật hợp tác xã năm
1996, tiếp tục khẳng định vai trò của kinh tế hợp tác xã, là một tổ chức kinh tế
mang tính cộng đồng và xã hội sâu sắc. Việc thành lập nên hợp tác xã dựa
trên nhu cầu, lợi ích chung của các thành viên nhằm phát huy sức mạnh tập
thể, cùng giúp nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống
vật chất cho xã viên và góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy
nhiên, so với Luật hợp tác xã năm 1996, thì ở Luật hợp tác xã năm 2003 đã
mở rộng hơn về đối tượng tham gia hợp tác xã đó là cá nhân, hộ gia đình,
pháp nhân và được coi như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân,
8
tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều
lệ, vốn tích luỹ và các nguồn vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp
luật. Điều này cũng tạo điều kiện cho kinh tế HTX phát triển về số lượng và
mở rộng thêm nguồn vốn đầu tư, tham gia vào hợp tác xã
Luật Hợp tác xã 2012 đã khẳng định rõ hợp tác xã không phải là doanh
nghiệp, điều này cũng đã có những tranh luận gay gắt giữa các nhà làm Luật Việt
Nam với các chuyên gia trong và ngoài nước trước khi Luật được thông qua.
Như vậy ta có thể hiểu: “Hợp tác xã nông nghiệp là tổ chức kinh tế tập thể,
đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập
và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã” [7]
* Vai trò Hợp tác xã trong phát triển nông thôn
Ở những nước nông nghiệp như nước ta thì HTX nông nghiệp là tổ
chức kinh tế hợp tác của các hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất kinh
doanh, các dịch vụ cung ứng đầu vào, đầu ra phục vụ sản xuất trong các lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, diêm nghiệp ... vì vậy hoạt
động của HTX nông nghiệp có tác động to lớn, tích cực đến hoạt động sản
xuất của hộ nông nghiệp, nông dân. Nhờ có hoạt động của HTX các yếu tố
đầu vào và các khâu dịch vụ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp được cung
cấp kịp thời đầy đủ đảm bảo chất lượng, các khâu sản xuất tiếp theo được
đảm bảo làm cho hiệu quả sản xuất của hộ nông dân được nâng lên. Thông
qua hoạt động dịch vụ vai trò điều tiết của HTX nông nghiệp được thực hiện,
sản xuất của hộ nông dân được thực hiện theo hướng tập trung, tạo điều kiện
hình thành các vùng sản xuất tập trung chuyên môn hoá. Ví dụ dịch vụ làm
đất, dịch vụ thuỷ lợi, dịch vụ bảo vệ thực vật… đòi hỏi sản xuất của hộ nông
dân phải được thực hiện thống nhất trên từng cánh đồng và chủng loại giống,
về thời vụ gieo trồng và chăm sóc.
9
HTX là nơi tiếp nhận những trợ giúp của Nhà nước tới hộ nông dân, vì
vậy hoạt động của HTX có vai trò làm cầu nối giữa Nhà nước với hộ nông
dân một cách có hiệu quả trong một số trường hợp, khi có nhiều tổ chức tham
gia hoạt động dịch vụ cho hộ nông dân hoạt động của HTX là đối trọng buộc
các đối tượng phải phục vụ tốt cho nông dân [1].
2.1.3. Một số văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
2.1.3.1. Các văn bản liên quan đến HTX
* Luật số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012 của Quốc Hội căn cứ hiến
pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo nghị quyết số 51/2001/GH10.
- Quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của HTX cụ thể như sau:
Một là: Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập,
ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp
hợp tác xã.
Hai là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp
tác xã thành viên.
Ba là: Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu
quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức,
quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp
thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài
chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ.
Bốn là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trước pháp luật.
Năm là: Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy
định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân
phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác
xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với
10
hợp tác xã tạo việc làm.
Sáu là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi
dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động
trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Bảy là: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng
đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển
phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế[7].
* Nghị định 193/2013/NĐ-CP của chính phủ ngày 21/11/2013 hướng
dẫn Luật HTX 2012, là nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật hợp
tác xã 2012.
Tại điều 32 chương 6 nghị định 193/2013/NĐ-CP có quy định về tổ
chức lại hoạt động hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã như sau:
Một là: Rà soát lại điều lệ, tổ chức quản lý hoạt động của hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã bảo đảm phù hợp với quy định của Luật hợp tác xã số
23/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012.
- Hai là: Trường hợp cần đăng ký thay đổi, giải thể hoặc chuyển đổi
hình thức hoạt động thì tiến hành đại hội thành viên để quyết định việc đăng
ký thay đổi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, giải thể tự nguyện hoặc chuyển
đổi sang loại hình tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Ba là: Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bảo đảm thực hiện
đầy đủ các quy định của Luật hợp tác xã thì không phải đăng ký thay đổi [3].
*Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký hợp tác xã và
chế độ báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã do Bộ trưởng Bộ kế hoạch
và Đầu tư ban hành
Tại điều 25 chương 3 Có quy định về Chế độ báo cáo về tình hình hoạt
động của hợp tác xã
Một là: Chậm nhất vào ngày 15 tháng 01 hàng năm, hợp tác xã báo cáo
11
trung thực, đầy đủ, chính xác bằng văn bản tình hình hoạt động của hợp tác xã
của năm trước đó với cơ quan đăng ký hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ
lục I-18.
Hai là: Chậm nhất vào ngày 28 tháng 02 hàng năm, cơ quan đăng ký
hợp tác xã cấp huyện tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã
của năm trước đó trên địa bàn huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục II-13 gửi
cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh.
Ba là: Chậm nhất vào ngày 31 tháng 03 hàng năm, cơ quan đăng ký
hợp tác xã cấp tỉnh tổng hợp, báo cáo tình hình hoạt động của hợp tác xã, liên
hiệp hợp tác xã của năm trước đó trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ
lục II-14 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bốn là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan đăng ký hợp tác xã cấp tỉnh,
cấp huyện tổng hợp, gửi các cơ quan có liên quan cùng cấp [10].
2.1.3.2. Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của nhà nước
Tại luật số 23/2012/QH 13 điều 6 thì nhà nước có một số ưu đãi và hỗ
trợ đối với HTX như sau:
- Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
- Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Tiếp cận vốn và quỹ hộ trợ phát triển HTX
- Tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát
triển kinh tế- xã hội
- Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy
định của pháp luật về thuế
- Ưu đãi về lệ phí đăng kí HTX , liên hiệp HTX theo quy định của pháp
luật về phí và lệ phí
- Đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông
12
nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, ngoài việc được hưởng chính
sách hỗ trợ, ưu đãi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn được hưởng
chính sách hỗ trợ, ưu đãi sau đây: Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao đất,
cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo
quy định của pháp luật về đất đai, Ưu đãi về tín dụng, Vốn, giống khi gặp khó
khăn do thiên tai, dịch bệnh, Chế biến sản phẩm [7].
Nghị định 193/2013/NĐ-CP có quy định về Chính sách hỗ trợ, ưu đãi
đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
Tại điều 25 quy định như sau:
Một là: Hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng
Hai là: Chính sách giao đất, cho thuê đất để phục vụ hoạt động của hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã, việc hỗ trợ đất đai đối với hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ba là: Chính sách ưu đãi về tín dụng. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
thành lập mới hoặc có dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng năng lực sản xuất,
kinh doanh được ưu tiên vay vốn từ các tổ chức tín dụng theo quy định của
pháp luật hiện hành
Bốn là: Chính sách hỗ trợ vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh
Năm là: Chính sách hỗ trợ chế biến sản phẩm. Hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã có nhu cầu chế biến sản phẩm được hỗ trợ nghiên cứu xây dựng dự án đầu
tư chế biến sản phẩm quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 24 Nghị định này [3].
* Nghị định số 88/2005/NĐ- CP của chính phủ về một số chính sách hỗ
trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã nó bao gồm các nội dung sau:
- Hỗ trợ, khuyến khích thành lập hợp tác xã
- Bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực
- Đất đai
13
- Ưu đãi về thuế
- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX
- Ưu đãi về chính sách tín dụng
- Hỗ trợ xúc tiến thương mại
- Hỗ trợ ứng dụng đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ, khuyến nông,
khuyến ngư và khuyên công
- Hỗ trợ hợp tác xã đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống của
cộng đồng xã viên và tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội [4].
2.1.3.3. Các văn bản liên quan đến tổ chức cán bộ HTX
- Quyết định số 384/QĐ- TTg của thủ tướng về việc bổ sung kinh phí
thành lập mới, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ HTX, tổ hợp tác năm 2011. Tại
chương 1, điều 1, khoản 1 quyết định này có quy định Bổ sung 40.000 triệu
đồng (bốn mươi tỷ đồng) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (theo
phụ lục đính kèm) từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo năm 2011
thuộc ngân sách Trung ương năm 2011 để hỗ trợ thành lập mới, bồi dưỡng,
đào tạo cán bộ hợp tác xã, tổ hợp tác năm 2011 theo quy định tại Nghị định
số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính
sách hỗ trợ, khuyến khích hỗ trợ phát triển hợp tác xã. Việc quản lý, sử dụng
số kinh phí được hỗ trợ thực hiện theo đúng quy định hiện hành [8].
- Nghị định số 88/NĐ- CP. Tại điều 4 chương 2 nghị định này có quy
định về bồi dưỡng, đào tạo như sau:
Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng trong hợp tác xã được quy định như sau:
Các chức danh trong Ban Quản trị, Ban Chủ nhiệm, Ban Kiểm soát, kế toán
trưởng, Xã viên đang làm công việc chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của hợp
tác xã.
Các khoản hỗ trợ theo quy định như sau:
Hỗ trợ tiền vé đi, vé về bằng phương tiện giao thông công cộng (trừ
14
máy bay) từ trụ sở hợp tác xã đến cơ sở đào tạo, kinh phí mua tài liệu của
chương trình khóa học, các khoản chi phí tổ chức, quản lý lớp học, thuê hội
trường, thù lao giảng viên, tham quan, khảo sát [4].
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Tình hình phát triển HTX tại Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tính
đến hết năm 2015 cả nước có 19 liên hiệp HTX trong lĩnh vực nông nghiệp
(03 liên hiệp HTX trồng trọt, 01 liên hiệp HTX xã chăn nuôi, 01 liên hiệp
HTX thủy lợi và nước sinh hoạt, 03 liên hiệp HTX nuôi và khai thác thuỷ sản,
11 liên hiệp HTX dịch vụ tổng hợp); có 10.902 HTX nông nghiệp, chiếm
55,5% tổng số HTX trong cả nước, tập trung nhiều nhất là ở vùng Đồng bằng
sông Hồng (33,5%), tiếp đến là Bắc Trung bộ (19,7%) và Đông Bắc bộ
(16,9%), thấp nhất là Đồng bằng sông Cửu Long (11,2%). Đa số các HTX
nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh tổng hợp (khoảng 8.036
hợp tác xã, chiếm 73,7%). Số lượng các hợp tác xã chuyên ngành không
nhiều (khoảng 2.866 hợp tác xã, chiếm 26,3%), trong đó: 1.242 HTX trồng
trọt, 362 HTX chăn nuôi, 457 HTX thủy lợi và nước sinh hoạt, 151 HTX lâm
nghiệp, 601 HTX thuỷ sản, 53 HTX diêm nghiệp. Tuy số lượng HTX nông
nghiệp thành lập mới hiện nay trên phạm vi cả nước mỗi năm khá cao,
khoảng 800 hợp tác xã/năm, song do số lượng HTX nông nghiệp giải thể vì
hoạt động kém hiệu quả cũng rất lớn khoảng 550 hợp tác xã/năm nên về tổng
số HTX nông nghiệp tăng trung bình chỉ khoảng 250 HTX/năm [14].
2.2.2. Một số kết quả và kinh nghiệm phát triển HTX của một số địa phương
2.2.2.1. HTX trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Tính đến thời điểm này, trên địa bàn tỉnh có 563 HTX, trong đó 107
HTX chuyển đổi, 456 HTX thành lập mới với tổng số vốn đăng ký kinh
doanh đạt gần 380 tỷ đồng, thu hút gần 8 nghìn xã viên tham gia và trên 86
15
nghìn hộ gia đình tham gia HTX. Quá trình đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể nói chung và kinh tế hợp tác xã nói riêng đã góp phần
giải quyết việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn
mới, củng cố quan hệ kinh tế nông thôn.
Trong số các loại hình HTX này thì khối HTX dịch vụ nông nghiệp
chiếm gần 50% tổng số các hợp tác xã trong tỉnh. Qua khảo sát cho thấy về cơ
bản các HTX nông nghiệp thời gian qua đã tích cực vận động nông dân
chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phát triển kinh tế trang trại, đưa các tiến bộ khoa
học kỹ thuật áp dụng vào trồng trọt, chăn nuôi. Số các HTX phi nông nghiệp
thì nguồn vốn của loại hình này đã được hình thành từ tài sản của cá nhân hợp
tác với nhau tạo thành thế mạnh để hoạt động vì vậy bộ máy quản lý gọn nhẹ,
Chủ nhiệm HTX chủ động giải quyết, xử lý thông tin trong quá trình sản xuất
kinh doanh nên hoạt động kinh doanh hiệu quả [15].
2.2.2.2. Trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
Thời điểm 31/12/2015 trên địa bàn tỉnh có 212 HTX, giảm 9 HTX so
với năm 2014, hiện tại số HTX tạm ngừng hoạt động là 40 HTX. Đến nay,
trên địa bàn có 26 HTX hoạt động theo đúng Luật HTX năm 2012 (đăng ký
lại 7, thành lập mới là 19), chiếm 12,3% tổng số HTX hiện có. Trong đó:
+ Lĩnh vực Nông, lâm nghiệp có 113 HTX (trong đó: Chăn nuôi có 12
HTX; chế biến nông, lâm sản có 33 HTX; nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp
có 68 HTX).
+ Lĩnh vực Phi nông nghiệp có 99 HTX (trong đó: HTX công nghiệp tiểu thủ công nghiệp 43 HTX; xây dựng 25 HTX; giao thông vận tải 4 HTX;
thương mại, dịch vụ 11 HTX và hoạt động trong lĩnh vực khác 16 HTX).
- HTX hoạt động hiệu quả: 41 HTX; chiếm 19,3%; (trong đó HTX NN: 27);
- HTX trung bình có: 131 HTX; chiếm 61,8%; (trong đó HTX NN: 70);
- HTX hoạt động không hiệu quả: 40 HTX, chiếm 18,9 %; (trong đó
HTX NN là: 16) [13].
16
2.2.2.3. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
Kết quả phát triển HTX, trang trại trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính
đến năm 2010
- Tình hình phát triển trang trại:
Toàn tỉnh hiện có 702 trang trại (tăng 314 trang trại so với năm 2001),
trong đó có 14 trang trại trồng cây lâu năm, 434 trang trại chăn nuôi, 69 trang
trại lâm nghiệp, 10 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 175 trang trại kinh doanh
tổng hợp. Trang trại tập trung chủ yếu ở thành phố Thái Nguyên 196 trang
trại, Đồng Hỷ 88 trang trại, Phổ Yên 78 trang trại, Phú Bình 129 trang trại,
Đại Từ 56 trang trại, ngoài ra còn rải rác ở các huyện khác.
Các trang trại sử dụng 3.132 ha đất nông nghiệp, trung bình mỗi trang
trại có 5,3 ha đất. Thường xuyên giải quyết việc làm cho 1.812 lao động, bình
quân có 3 lao động/1trang trại, lao động thuê ngoài chiếm 17,6% (319 người)
còn lại là lao động của hộ gia đình chủ trang trại.
Thực tế, kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã tạo ra các
mô hình có hiệu quả, giải quyết các vấn đề về tổ chức sản xuất như: tích tụ
ruộng đất, tích luỹ vốn, áp dụng nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
định hướng rõ ràng là sản xuất hàng hoá. Tạo ra sự liên kết hợp tác dịch vụ
sản xuất, thu hút vốn nhàn rỗi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp, tiếp cận thị
trường, tiêu thụ sản phẩm... những vấn đề mà kinh tế hộ khó giải quyết được.
Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nông thôn như đường giao thông,
thông tin liên lạc, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, khai hoang phục hoá diện tích đất
trống, đồi trọc...
- Hợp tác xã nông nghiệp
Hiện nay có 123 hợp tác xã nông nghiệp với ngành nghề kinh doanh rất
đa dạng trong đó số HTX chuyển đổi là 71 HTX, thành lập mới có 47 HTX.
Số HTX được cấp giấy phép kinh doanh là 94 HTX, còn lại số HTX chưa
17
được cấp giấy phép kinh doanh do cơ chế hoạt động còn nhiều vướng mắc,
chưa có vốn hoạt động.
Nhìn chung kinh tế HTX đã khắc phục được một số tồn tại yếu kém
trước đây, nhu cầu hợp tác của người dân ngày càng rõ nét, bản thân các HTX
cũng nỗ lực phấn đấu vươn lên, nhiều HTX đã từng bước trưởng thành trong
cơ chế thị trường. Tuy đã có chuyển biến tích cực ở một số HTX nhưng đến
nay vẫn còn 70% HTX chưa thoát khỏi tình trạng yếu kém, năng lực hiệu quả
hạn chế [16].
2.2.3. Bài học kinh nghiệm từ các địa phương
Với một tổ chức đi vào hoạt động như HTX chăn nuôi động vật bản địa
thì việc tổ chức sản xuất cũng gặp không ít khó khăn, đòi hỏi người quản lý
cần phải học hỏi thêm kinh nghiệm từ các mô hình chăn nuôi của nhiều địa
phương khác để có được mô hình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả
Qua nhiều lần tham khảo từ các địa phương và các mô hình tổ chức sản
xuất thì chủ nhiệm HTX chăn nuôi động vật bản địa nhận thấy chăn nuôi và
cung ứng các sản phẩm từ hươu là một hướng đi mới nhằm phát triển kinh tế.
Sau quá trình tìm hiểu về kỹ thuật chăn nuôi hươu sao, các sản phẩm từ hươu
sao và các nghị quyết thông tư của chính phủ đối với ngành chăn nuôi và nhu
cầu chung của xã hội thì ông Trần Đình Quang đã huy động sự tham gia của
một số hộ gia đình xây dựng HTX chăn nuôi động vật bản địa với tổng số
lượng hiện nay là 128 con hươu và 22 con ngựa bạch
18
PHẦN 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tức Tranh
3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
* Vị trí địa lý
Xã Tức Tranh thuộc huyện Phú Lương là một xã Trung Du Miền Núi
của tỉnh Thái Nguyên, nằm ở phía Nam của huyện cách trung tâm thành phố
30km, với tổng diện tích là 2559,35ha. Vị trí địa lí của xã như sau:
- Phía Bắc giáp xã Phú Đô và xã Yên Lạc.
- Phía Đông giáp xã Minh Lập và Phú Đô.
- Phía Tây giáp xã Yên Lạc và xã Phấn Mễ.
- Phía Nam giáp xã Vô Tranh.
- Xã Tức Tranh bao gồm 24 xóm và chia thành 4 vùng.
- Vùng phía Tây bao gồm 5 xóm: Tân Thái, Bãi Bằng, Khe Cốc, Minh
Hợp, Đập Tràn.
- Vùng phía đông bao gồm 7 xóm: Gốc Lim, Đan Khê, Thác Dài, Gốc
Gạo, Ngoài Tranh, Đồng Lòng.
- Vùng tâm bao gồm 7 xóm: Cây Thị, Khe Xiêm, Sông Găng, Đồng
Danh, Đồng Hút, Quyết Thắng, Quyết Tiến.
- Vùng phía bắc gồm 5 xóm: Gốc Cọ, Gốc Mít, Đồng Lường, Đồng
Tâm, Đồng Tiến.
* Địa hình đất đai
Xã Tức Tranh có tổng diện tích là 2559,35ha, trong đó diện tích đất sử
dụng là 2252,35ha, chiếm 99,73% đất chưa sử dụng là 7 ha chiếm 0,27% tổng
diện tích đất tự nhiên của xã, diện tích đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ rất nhỏ,
đó là những vùng đất ven đường, ven sông (Bảng3 .1).