Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã mỏ vàng huyện văn yên tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.74 KB, 59 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

VÀNG MÍ PÓ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÕ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MỎ VÀNG,
HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

Hệ đào tạo
Định hướng đề tài
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

:
:
:
:
:

Chính quy
Hướng ứng dụng
Phát triển nông thôn
Kinh tế & PTNT
2014– 2018

Thái Nguyên – Năm 2018




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

VÀNG MÍ PÓ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Tên đề tài:
“TÌM HIỂU VAI TRÕ, NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH
NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MỎ VÀNG, HUYỆN VĂN
YÊN, TỈNH YÊN BÁI”

Hệ đào tạo
: Chính quy
Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng
Chuyên ngành
: Phát triển nông thôn
Lớp
: PTNT – N01
Khoa
: Kinh tế & PTNT
Khóa học
: 2014– 2018
Giảng viên hướng dẫn: TS. Kiều Thị Thu Hương

Thái Nguyên – Năm 2018



i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là thời gian để sinh viên có nhiều cơ hội áp dụng
những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên có
khả năng tự tìm hiểu, nghiên cứu, trau dồi và bổ sung kiến thức chuyên môn,
rèn luyện đạo đức, phẩm chất, tác phong của mình.
Qua đây em xin cảm ơn tới Ban Giám hiệu trường đại học Nông lâm
Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn cùng các
thầy, cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản, giúp em có những
kiến thức trong quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm
ơn sâu sắc tới cô giáo TS. Kiều Thị Thu Hương đã trực tiếp hướng dẫn, tận
tình chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài
khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Đảng ủy - HĐND - UBND
và các đoàn thể cán bộ chuyên môn trong xã Mỏ Vàng đã quan tâm tạo điều
kiện để em hoàn thành tốt kỳ thực tập với đề tài: “Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ
của các cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã Mỏ Vàng - huyện
Văn Yên - tỉnh Yên Bái”. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới chị Đặng
Thị Tặng cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã Mỏ Vàng. Trong quá
trình em thực tập tại xã chị luôn tận tình chỉ bảo giúp đỡ, chia sẻ những kinh
nghiệm thực tế và cung cấp thông tin, số liệu cần thiết để bài báo cáo của em
được hoàn thiện một cách đầy đủ nhất.
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, mặc dù đã cố gắng hoàn chỉnh
khóa luận một cách tốt nhất nhưng do kiến thức em còn hạn hẹp nên khóa
luận không thể tránh khỏi những thiếu sót mà bản thân chưa nhận thấy được.
Vậy, kính mong thầy cô hướng dẫn, giúp đỡ, góp ý, tạo điều kiện để
khóa luận của em hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 3 năm 2018
Sinh viên

Vàng Mí Pó


ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANCT

: An ninh chính trị

BHYT

: Bảo hiểm y tế

CBKL

: Cán kiểm lâm

CBKLCX : Cán bộ kiểm lâm cấp xã
CBKN

: Cán bộ khuyến nông

CBKNCX : Cán bộ khuyến nông cấp xã
CBTL

: Cán bộ thủy lợi

CBTY

: Cán bộ thú y


CBTYCX : Cán bộ thú y cấp xã
HĐND

: Hội đồng nhân dân

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

KN - KN

: Khuyến nông - khuyến ngư

MTTQ

: Mặt trận tổ quốc

PCCCR

: Phòng cháy chữa cháy rừng

TTATXH : Trật tự an toàn xã hội
TW

: Trung ương


UBND

: Ủy ban nhân dân


3

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu thuộc khu vực nghiên cứu .......................... 17
Bảng 3.2. Cơ cấu sản xuất ngành trồng trọt qua 3 năm 2014 - 2016.............. 22
Bảng 3.3. Tình hình chăn nuôi của xã qua 3 năm 2014 - 2016 ...................... 23
Bảng 3.4: Kết quả hoạt động của CBKN xã qua 3 năm 2014 - 2016 ............. 32


4

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. ii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu...................................................................................................... 2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện .......................................................... 2
1.3.1. Nội dung .................................................................................................. 2
1.3.2. Phương pháp thực hiện............................................................................ 3
1.4. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập .................. 3
1.4.1. Thời gian thực tập ................................................................................... 3

1.4.2. Địa điểm .................................................................................................. 3
1.4.3. Nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập ................................................ 3
1.4.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập .............................................. 4
Phần 2: TỔNG QUAN .................................................................................... 5
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 5
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập .................................
5
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ............................ 8
2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 8
2.2.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam............................................................ 8
2.2.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Yên Bái ..................................................... 11
2.2.3. Những tấm gương điểm hình sản xuất nông nghiệp thành công .......... 11
Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP .................................................................. 16
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ......................................................................
16


5

3.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 16
3.1.2. Kinh tế ................................................................................................... 18
3.1.3. Những thành tựu đạt được của UBND xã Mỏ Vàng ............................ 21
3.1.4. Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến nội dung thực tập ............ 21
3.2. Kết quả thực tập ....................................................................................... 22
3.2.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp xã Mỏ Vàng ....................................... 22
3.2.2. Vai trò, nhiệm vụ chức năng của các bộ phụ trách nông nghiệp xã. .... 25
3.2.3. Mô tả công việc thực tế của cán bộ nông nghiệp xã Mỏ Vàng............. 30
3.2.4. Những công việc tham gia cùng các cán bộ phụ trách nông nghiệp .... 34
3.2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế ................................................... 39
3.2.6. Đề xuất giải pháp nâng cao vai trò, nhiệm vụ, chức năng của cán bộ

phụ trách nông nghiệp ..................................................................................... 42
3.2.7. Phương hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển nền kinh tế xã
Mỏ Vàng.......................................................................................................... 43
Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 48
4.1. Kết luận .................................................................................................... 48
4.2. Kiến nghị .................................................................................................. 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 52
I. Tài liệu tiếng Việt ........................................................................................ 52
II. Tài liệu từ Intertnet ..................................................................................... 52


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là ngành sản xuất sớm nhất trong lịch sử loài người nhằm
cung cấp ra lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết thực của con người
mà không ngành nào có thể thay thế được. Việt Nam là một nước sản xuất
nông nghiệp là chính, với cơ cấu của ngành nông nghiệp chiếm 20,23%,
khoảng
70% dân số sống ở nông thôn, khoảng 60% dân số làm nghề nông. Vì vậy, sản
xuất nông nghiệp chiếm một vị trí rất quan trọng cần được chú trọng, quan tâm
để phát triển kinh tế nước nhà.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam còn bộc lộ nhiều hạn chế,
yếu kém, phần lớn quy mô sản xuất nhỏ, chất lượng sản phẩm thấp, chưa qua
chế biến; việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất chưa mạnh; hình
thức tăng trưởng mới chỉ tạo ra khối lượng nhiều nhưng chất lượng, giá trị
thấp; hiệu quả sử dụng đất đai, tài nguyên chưa cao; đại đa số nông dân vẫn
còn nghèo. Nguyên nhân chính là do sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu ổn

định, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nông sản còn nhiều khó khăn và dễ bị ảnh
hưởng do thiên tai, dịch bệnh, biến động của thị trường; hình thức liên kết
trong sản xuất còn lỏng lẻo, quy mô, phạm vi liên kết còn ở dạng mô hình.
Để có những thành tựu như ngày hôm nay cũng như tiếp tục khai thác
các thế mạnh về điều kiện tự nhiên, phát triển nông nghiệp không thể thiếu sự
đóng góp của các cán bộ phụ trách nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của khoa Kinh tế & Phát
Triển Nông Thôn và dưới sự hướng dẫn của cô giáo TS. Kiều Thị Thu
Hương, em tiến hành thực hiện đề tài “Tìm hiểu vai trò, nhiệm vụ của các
cán bộ phụ trách nông nghiệp trên địa bàn xã Mỏ Vàng, huyện Văn Yên,
tỉnh Yên Bái”.


2

1.2. Mục tiêu
a.Vê chuyên môn nghiêp vu
- Tìm hiểu vai trò, nhiêm vu cua can bô pụhtrách nông nghiệp xa Mỏ
Vàng.
- Tìm hiểu chức năng và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ phụ
trách nông nghiệp xã Mỏ Vàng.
- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn của cán bộ phụ trách nông nghiệp
xã Mỏ Vàng
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực của cán bộ nông nghiệp
xã Mỏ Vàng
b.Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Luôn có ý thức kỷ luật tốt, nghiêm túc và nhiệt tình trong công
việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chịu khó học hỏi kinh nghiệm khi làm
việc.
- Cư xử đúng mực, thân thiện với mọi người. Chấp hành tốt nội quy,

quy chế tại cơ quan.
- Tích cực nghiên cứu học tập và hoàn thành tốt kỳ thực tập.
c. Về kết quả đạt được
- Tạo mối quan hệ tốt với mọi người tại cơ quan thực tập.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung
- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Mỏ Vàng.
- Tìm hiểu vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cán bộ nông nghiệp.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của cán bộ nông nghiệp tại địa bàn.


3

- Tham gia các hoạt động xã hội do UBND xã tổ chức trong thời gian
thực tập.
Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn của sinh viên thực tập.
1.3.2. Phương pháp thực hiện
1.3.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu thứ cấp gồm các thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã
hội, tình hình dân số; Các văn bản lên quan đến vai trò, nhiệm vụ của cán bộ,
công chức xã… Những tài liệu này được thu thập tại UBND xã, các Website
chính thức, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố…
1.3.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
Phương pháp quan sát: Quan sát tác phong làm việc, cách làm việc và
xử lý công việc của cán bộ phụ trách nông nghiệp xã, ngoài ra còn học hỏi
thêm từ các cán bộ khác.

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: Dùng bảng hỏi kiểm để
tìm hiểu một số thông tin như: Họ tên, tuổi, trình độ chuyên môn, công việc
cụ thể, vai trò, chức năng, nhiệm vụ… của cán bộ nông nghiệp.
1.4. Thời gian, địa điểm, nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
1.4.1. Thời gian thực tập
Thời gian thực tập: Từ ngày 14/08/2017 đến ngày 21/12/2017.
1.4.2. Địa điểm
UBND Xã Mỏ Vàng, huyệnVăn Yên, tỉnhYên Bái.
1.4.3. Nhiệm vụ, chức năng của cơ sở thực tập
UBND cấp xã là cấp thấp nhất trong hệ thống cơ quan nhà nước ở nước
ta, là cấp có bộ máy đơn giản nhất nhưng là cấp quản lý gần dân nhất, có quan
hệ trực tiếp, thường xuyên với nhân dân. Chất lượng và hiệu quả hoạt động
của các cơ quan cấp xã có vai trò và vị trí quan trọng đối với quá trình phát
triển kinh tế-xã hội ở địa phương. UBND xã có nhiệm vụ, chức năng sau:


4

- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
xã.
- Quyết định những vấn đề của xã trong phạm vi được phân quyền,
phân cấp theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát
triển kinh tế xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành 01 chính nhà nước
cấp trên ủy quyền.
- Chịu trách nhiệm trước chính quyền địa phương cấp huyện về kết quả
thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở xã.
1.4.4. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập

- Thực hiện nghiên chỉnh các nội qui, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc như một nhân viên thực thụ theo giờ giấc quy định, chấp
hành mọi sự phân công của cơ sở thực tập
- Giữ gìn và bảo vệ tài sản của cơ sở thực tập.
- Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự an toàn giao thông, phồng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong cộng đồng và xã hội.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp
luật và của cơ sở thực tập
- Nhận thức đúng đắn đường lối, chủ chương chính sách của Đảng và
nhà nước, chấp hành chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật
của nhà nước
- Tham gia hoạt động xã hội, lao động công ích, tình nguyện.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực
tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của
bản thân.


5

Phần 2
TỔNG QUAN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức, cán bộ nông nghiệp
Nước ta, thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng, đoàn thể,
chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức”. Theo Luật cán bộ, công chức
năm 2008, cán bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau. Theo đó:
- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ
chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt

Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, tỉnh, huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào
ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ
quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân
chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc công an
nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy
lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của đảng cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân
sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị
sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự
nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp
công lập theo quy định của pháp luật.[1]
- Cán bộ phụ trách nông nghiệp là công dân Việt Nam, là công chức,
viên chức, cán bộ tuyển dụng, bổ nhiệm phụ trách nông nghiệp. Là những


6

người hoạt động hỗ trợ xây dựng và phát triển nông thôn. Ngoài việc hướng
dẫn người nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, cán bộ phụ trách nông
nghiệp còn giúp người nông dân liên kết lại với nhau, hiểu biết các chính
sách, luật lệ nhà nước, giúp người nông dân khả năng tự quản, điều hành tổ
chức sản xuất cũng như các hoạt động xã hội.
2.1.1.2. Đặc điểm cán bộ phụ trách nông nghiệp
Họ là những người trưởng thành về thể chất và trưởng thành về mặt xã
hội, họ được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm giữ một chức vụ thường xuyên trong
các công sở của Nhà nước, họ đang trực tiếp tham gia vào bộ máy công quyền
của nền hành chính quốc gia, họ là những người tự làm chủ được hành vi, thái

độ của mình và phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là một
công dân, một công chức hành chính. Họ trưởng thành ở mặt xã hội còn biểu
hiện ở giá trị sản phẩm lao động của họ được xã hội công nhận và bằng sức
lao động của mình, họ đã nuôi sống được bản thân. Hơn nữa, sự trưởng thành
về mặt xã hội còn thể hiện ở cuộc sống riêng tư của họ, họ là những người có
đầy đủ điều kiện hành vi trước pháp luật.[2]
Họ là những người đã có vị thế xã hội, vì cán bộ phụ trách nông nghiệp
là những người đang giữ chức vụ hoặc trách nhiệm nhất định theo trình độ
đào tạo và được xếp vào ngạch bậc tương ứng trong hệ thống hành chính
Họ có nhiều kinh nghiệm sống được tích luỹ tuỳ theo lĩnh vực mà họ
hoạt động. Bởi là cán bộ, họ phải được đào tạo ở trình độ nhất định, cùng với
vị trí làm việc của mình trong bộ máy công quyền.
Họ có những hiểu biết về nông nghiệp như lĩnh vực sản xuất, kỹ thuật,
chuyên môn kỹ thuật… được đào tạo với những kỹ năng chuyên ngành lĩnh
vực nông nghiệp.[2]


7

2.1.1.3. Vai trò, chức năng của cán bộ nông nghiệp xã
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong
xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành
nhiệm vụ, công vụ. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy chính quyền cấp xã nói
riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm
chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở. Có
thể nói, đây là vấn đề đặc biệt quan trọng đã được đảng và nhà nước quan tâm
trong suốt quá trình từ khi xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân đến nay. Cán
bộ nói chung có vai trò rất quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền
tảng cơ sở… Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng
phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn.[4]

Cán bộ, công chức câp xa góp ph ần quyết định sự thành bại của chủ
trương, đường lối và nhiệm vụ chính trị của đảng và nhà nước. Không có đội
ngũ cán bộ, công chức cơ sở vững mạnh thì dù đường lối, chủ trương chính trị
có đúng đắn cũng khó biến thành hiện thực. Cán bộ, công chức cấp xã vừa là
người trực tiếp đem các chủ trương, chính sách của đảng và pháp luật Nhà
nước giải thích cho nhân dân hiểu rõ và thi hành, vừa là người phản ánh
nguyện vọng của quần chúng nhân dân đến với đảng và nhà nước để có sự
điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho đúng và phù hợp với thực tiễn. Ở khía cạnh
này, họ có vai trò là cầu nối giữa đảng, nhà nước với quần chúng nhân dân.[4]
Cán bộ, công chức cấp xã có vai trò quan trọng trong quản lý và tổ
chức công việc của chính quyền cơ sở. Nhiệm vụ của họ là thực thi công vụ
mang tính tự quản theo pháp luật và bảo toàn tính thống nhất của thực thi
quyền lực nhà nước ở cơ sở thông qua việc giải quyết các công việc hành
ngày có tính chất quản lý, tự quản mọi mặt ở địa phương. Họ còn có vai trò
trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân
chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Thông qua


8

hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, nhân dân thể hiện được
quyền làm chủ và trực tiếp thực hiện quyền tự quản của mình. [4]
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
- Thông tư số 61/2008/TTLT - BNN - BNV hướng dẫn chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân cấp xã về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Thông tư số 04/2009/TT - BNN hướng dẫn nhiệm vụ của cán bộ,
nhân viên chuyên môn, kỹ thuật nông nghiệp và phát triển nông thôn công tác
trên địa bàn cấp xã.
- Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban chấp hành Trung

ương đảng khóa X “về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
- Chức năng nhiệm vụ quyền hạn của cán bộ phụ trách nông nghiệp
được quy đinh bởi nghị định 02/2010/NĐ-CP và thông tư liên bộ để triển khai
nghị định 02/2010/NĐ-CP
- Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009 của thủ tướng chính phủ
về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới.
- Quyết định số 34/2007/QĐ-TTg ngay 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động
của tổ chức phối hợp liên ngành.
- Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Đặc điểm nông nghiệp Việt Nam
2.2.1.1. Nền nông nghiệp nhiệt đới
a) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát
triển một nền nông nghiệp nhiệt đới:


9

- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa theo chiều Bắc - Nam và theo
chiều cao của địa hình ảnh hưởng rất căn bản đến cơ cấu mùa vụ và cơ cấu
sản phẩm nông nghiệp.
- Sự phân hóa của các điều kiện địa hình và đất trồng cho phép và đồng
thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
+ Ở trung du và miền núi, thế mạnh là các cây lâu năm và chăn nuôi gia
súc lớn.
+ Ở đồng bằng, thế mạnh là các cây trồng ngắn ngày, thâm canh, tăng vụ
và nuôi trồng thuỷ sản.

- Tính chất nhiệt đới gió mùa của thiên nhiên nước ta làm cho việc
phòng chống thiên tai, sâu bệnh hại cây trồng, dịch bệnh đối với vật nuôi luôn
luôn là nhiệm vụ quan trọng. [8]
b) Nước ta đang khai thác có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới.
- Các tập đoàn cây, con được phân bố phù hợp với các vùng sinh thái
nông nghiệp.
- Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.
- Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn nhờ đẩy mạnh hoạt động vận tải,
áp dụng rộng rãi công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản,
- Đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu (gạo, cà phê, cao su, hoa quả,...)
[8]
2.2.1.2. Phát triển một nền nông nghiệp hiện đại sản xuất hàng hóa góp phần
nâng cao hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới
Nền nông nghiệp nước ta hiện nay tồn tại song song nền nông nghiệp cổ
truyền và nền nông nghiệp hàng hóa.
Có rất nhiều nguyên nhân chi phối tới hình thức tổ chức sản xuất nông
nghiệp nhưng cơ bản vẫn là do:
- Nông nghiệp nước ta đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu với tính
chất tự cấp, tự túc.


10

- Do đường lối đổi mới của nước ta là chuyển sang nền kinh tế thị trường
sản xuất hàng hóa có sự điều tiết của nhà nước.
- Nước ta có nhiều điều kiện để phát triển một nền nông nghiệp hàng hóa
hiện đại như:điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên phong phú, trình độ
chuyên môn kinh tế ngày càng tăng.
- Nền nông nghiệp cổ truyền thường tồn tại ở khu vực Trung du miền núi
phía bắc hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

- Nền nông nghiệp hiện đại thể hiện ở việc hình thành các vùng chuyên
canh hiệu quả kinh tế tương đối cao tạo nông sản cho xuất khẩu
-Từ việc thay đổi trong hình thức sản xuất đã tạo ra sự chuyển dịch
trong nền kinh tế nông thôn và đây cũng là một đặc điểm của nền nông nghiệp
nước ta.
2.2.1.3. Kinh tế nông thôn nước ta đang chuyển dịch rõ nét
a) Hoạt động nông nghiệp là bộ phận chủ yếu của kinh tế nông thôn:
- Khu vực kinh tế nông nghiệp bao gồm: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp, thủy sản.
- Các hoạt động phi nông nghiệp (công nghiệp và xây dựng, dịch vụ)
ngày càng chiếm tỉ trọng lớn hơn trong kinh tế nông thôn.
b) Kinh tế nông thôn bao gồm nhiều thành phần kinh tế:
- Các doanh nghiệp nông-lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Các hợp tác xã nông-lâm nghiệp và thủy sản.
- Kinh tế hộ gia đình.
- Kinh tế trang trại.
c) Cơ cấu kinh tế nông thôn đang từng bước chuyển dịch theo hướng sản xuất
hàng hóa và đa dạng hóa, trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
- Sản xuất hàng hóa trong nông nghiệp thể hiện rõ nét ở sự đẩy mạnh
chuyên môn hóa nông nghiệp, hình thành các vùng nông nghiệp chuyên môn,
kết hợp nông nghiệp với công nghiệp chế biến, hướng mạnh ra xuất khẩu.


11

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thể hiện ở:
+ Thay đổi tỉ trọng của các thành phần tạo nên cơ cấu.
+ Các sản phẩm chính trong nông - lâm - thuỷ sản và các sản phẩm phi
nông nghiệp khác.
2.2.2. Đặc điểm nông nghiệp tỉnh Yên Bái

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng
núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào
Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên
Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Yên Bái có 9 đơn vị hành chính (1 thành
phố, 1 thị xã và 7 huyện) với tổng số 180 xã, phường, thị trấn (159 xã và 21
phường, thị trấn); trong đó có 70 xã vùng cao và 62 xã đặc biệt khó khăn
được đầu tư theo các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, có
2 huyện vùng cao Trạm Tấu, Mù Cang Chải (đồng bào Mông chiếm trên
80%) nằm trong 61 huyện nghèo, đặc biệt khó khăn của cả nước. Yên Bái là
đầu mối và trung độ của các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường
thuỷ từ Hải Phòng, Hà Nội lên cửa khẩu Lào Cai, là một lợi thế trong việc
giao lưu với các tỉnh bạn, với các thị trường lớn trong và ngoài nước.[9]
2.2.3. Những tấm gương điểm hình sản xuất nông nghiệp thành công
2.2.3.1. Lào Cai thí điểm thành công liên kết 4 nhà trong sản xuất ngô
Để giúp nông dân gỡ khó và sản xuất ngô bền vững, vụ ngô 2014-2015,
Sở NN&PTNT Lào Cai, Trung tâm khuyến nông Lào Cai, Công ty Dekalb
Việt Nam, Công ty CP giống Cây trồng miền Nam (SSC) và Công ty TNHH
MTV An Nghiệp (doanh nghiệp thu mua) đã cùng vào cuộc, hỗ trợ hơn 100
hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai triển khai thí điểm.
Trong khuôn khổ của chương trình, tỉnh Lào Cai đã trồng thí điểm trồng
110ha ngô lai trên địa bàn 5 huyện Bảo Thắng, Bảo Yên, Mường Khương, Bảo
Hà và SiMaCai. Đây là lần đầu tiên, nông dân trên địa bàn tỉnh và doanh


12

nghiệp cùng “bắt tay” trồng giống ngô lai DK8868 của Dekalb Việt Nam do
SSC phân phối trên một diện tích rộng. Sau thu hoạch, Cty An Nghiệp thu mua
toàn bộ sản lượng ngô cho bà con với giá hợp lý. Giống được bán chịu, sản
xuất ra sản phẩm có đơn vị thu mua, bà con góp đất, công chăm bón.

Theo đánh giá của ông Nguyễn Anh Tuấn, do được tạo rất nhiều điều
kiện thuận lợi như trên nên không có lý do gì mà người nông dân không
tham gia.
Sự vào cuộc của doanh nghiệp từ đầu vào đến tiêu thụ giúp nông dân
yên tâm sản xuất, không chịu sự bấp bênh của thị trường. Trong khi năng suất
bình quân trước đó của tỉnh Lào Cai chỉ đạt 3,65 tấn/ha thì năng suất vụ ngô
2014-2015 trên 110ha trồng giống của Dekalb đã cho năng suất vượt trội,
trung bình 12-13 tấn ngô tươi/ha, tương đương 6-6,5 tấn ngô khô/ha.
2.2.3.2. Hòa Bình Gắn phát triển sản xuất nông nghiệp với công tác khuyến
nông
Bám sát đặc điểm của một tỉnh vùng cao, thời gian qua, trên cơ sở
phát huy tốt vai trò của đội ngũ khuyến nông viên cơ sở, công tác khuyến
nông ở Hòa Bình đã đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ nông dân tiếp cận
tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng bền
vững, hiệu quả.
Mô hình “Nuôi gà thả vườn” đã giúp nhiều nông dân tỉnh Hòa Bình
tăng thêm thu nhập.
Tham gia thực hiện mô hình “Nuôi gà thả vườn an toàn” do Trạm
Khuyến nông - Khuyến ngư (KN - KN) huyện Mai Châu tổ chức, từ năm
2013 đến nay, anh Bùi Văn Dũng ở xã Tòng Đậu đã thu lãi lớn từ việc nuôi
gà trong vườn cây ăn quả của gia đình. Vừa kiểm tra đàn gà chuẩn bị xuất bán
cho thương lái, anh Dũng vừa phấn khởi chia sẻ: “Tham gia mô hình, tôi đã
được hỗ trợ một phần chi phí giống gà và vắcxin phòng bệnh. Đặc biệt, tôi
còn được tham gia lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và được cán bộ khuyến


13

nông xã tận tình hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng và chữa các bệnh
thường gặp ở gà. Do đó, đến nay, tuy dự án đã kết thúc song những kiến thức

được chuyển giao vẫn rất bổ ích, giúp tôi mở rộng quy mô chăn nuôi”. Được
biết, với trên 1.000 con gà xuất bán mỗi năm, anh Dũng đã có thu nhập trên
200 triệu đồng mỗi năm.
Anh Bùi Văn Dũng chỉ là một trong số hàng trăm hộ nông dân được
hưởng lợi từ hoạt động tập huấn, chuyển giao khoa học - kỹ thuật. Bám sát
đặc điểm tự nhiên của địa phương và tập quán sản xuất của bà con, những
năm qua, Trung tâm KN - KN tỉnh Hòa Bình luôn xác định, công tác bồi
dưỡng kỹ thuật, tập huấn nâng cao trình độ cho người sản xuất là một nội
dung hoạt động trọng tâm. Vì vậy, Trung tâm đã thường xuyên phối hợp chặt
chẽ với các ban, ngành liên quan mở các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật.
Với vai trò tích cực của lực lượng khuyến nông viên cơ sở, các tiến bộ
kỹ thuật mới đã thường xuyên được chuyển giao đến bà con nông dân nhằm
hướng đến mục tiêu đa dạng hóa cơ cấu vật nuôi cây trồng, tăng thu nhập cho
người sản xuất. Chỉ tính riêng trong năm 2015, Trung tâm KN - KN tỉnh Hòa
Bình và các Trạm KN - KN cấp huyện đã phối hợp xây dựng kế hoạch và tổ
chức 1.852 khóa tập huấn với sự tham gia của trên 52.000 lượt người. Tiêu
biểu là các Trạm KN - KN huyện Mai Châu, Trạm KN - KN huyện Lạc Sơn,
Trạm KN - KN huyện Lương Sơn…
2.2.3.3. Nuôi bò vỗ béo tại huyện Mèo Vạc- Hà Giang
Bảy con bò này đang được anh Vàng Mí Phình nuôi vỗ béo. Theo anh
Phình thì thời gian vỗ béo thích hợp là khoảng 100 ngày. Bò sau vỗ béo rất dễ
bán, lợi nhuận thu được dao động từ 25 -100 nghìn đồng/ngày/con, tương
đương với 2,5 - 10 triệu đồng/con sau khoảng 3 tháng nuôi. Những con bò
đẹp có thể có lãi nhiều hơn.


14

Đoàn cán bộ khuyên nông các tỉnh phía Nam thăm mô hình nuôi bò vỗ
béo của anh Phình

Kỹ thuật vỗ béo bò của anh Phình khá đơn giản, nhà nào cũng có thể áp
dụng. Bò gầy trước khi vỗ béo được mua tại chợ Mèo Vạc. Giống bò ở đây
chủ yếu là bò địa phương - bò Mông. Đây là giống bò được người Mông nuôi
từ lâu đời, bò 5 năm tuổi có khối lượng 400-700 kg. Bò có tỷ lệ mỡ giắt cao,
thịt thơm ngon.
Anh Phình chia sẻ kinh nghiệm khi mua bò là phải chọn bò khỏe mạnh,
cụ thể là bò không bị khô miệng, cho bò ăn thử cỏ tươi, nếu bò khỏe sẽ ăn
ngay, còn bò bệnh sẽ không ăn hay ăn uể oải. Mặt khác phải nhìn cách đi
đứng của bò, bò khỏe mạnh thường có dáng đi nhanh nhẹn. Giá mua bò gầy
tùy thuộc vào khối lượng và thể trạng. Thường thì bò lai mua giá 28 - 29 triệu
đồng/con và bò địa phương là 16 - 18 triệu đồng/con.
Bò mua về được tẩy nội ngoại ký sinh trùng bằng thuốc uống và thuốc
tiêm, tiêm các loại vắc-xin như tụ huyết trùng, lở mồm long móng, nhiệt thán.
Thức ăn của bò gồm cỏ các loại như cỏ voi, VA06, đặt biệt giống cỏ Goa-têma-na có khả năng chịu hạn và chịu rét rất tốt. Các loại cỏ này được cho vào
máy cắt khúc 2-3 cm, lượng cỏ khoảng 20-30 kg/con/ngày. Chú ý là chỉ cho
bò ăn cỏ tươi, không để sang ngày hôm sau. Ngoài ra bò còn được cho ăn hạt
ngô nguyên hạt sau khi nấu rượu đã được nấu chín, lượng khoảng 0,5- 0,7
kg/con/ngày cùng với 3-4 trái bắp hạt/con/ngày.
Năm 2017, huyện Mèo Vạc dã chuyển đổi được 83 ha đất trồng ngô
kém hiệu quả sang trồng cỏ
Theo số liệu của Trạm Khuyến nông huyện Mèo Vạc, tính đến ngày
1/10/2017 toàn huyện có 12235 hộ nuôi trâu bò, chiếm gần 80% số hộ trên địa
bàn huyện. Hình thức chăn nuôi hàng hóa và qui mô trên 10 con/hộ ngày càng
tăng. Tổng diện tích cây thức ăn 4750 ha, trong đó diện tích cỏ lưu gốc đạt


15

4500 ha, diện tích trồng cỏ mới tăng đều hàng năm. Năm nay đã trồng mới
259 ha, đạt 103% so với kế hoạch là 250 ha. Năm 2017 huyện thực hiện hỗ

trợ chuyển đổi 50 ha từ đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ phát triển
chăn nuôi và thực tế đã chuyển đổi 83 ha, đạt 140% kế hoạch. Các tiến bộ kỹ
thuật mới khác như thụ tinh nhân tạo bò, ủ rơm bằng urê, ủ chua cỏ… đã
được Trạm khuyến nông huyện, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ triển khai, nhân
rộng được nông dân đồng tình hưởng ứng và bước đầu đem lại hiệu quả kinh
tế cho bà con chăn nuôi bò trong vùng miền núi cao Mèo Vạc, Hà Giang.


16

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Xã Mỏ Vàng là một xã nằm ở phía Nam của huyện Văn Yên, có tổng
2

diện tích đất tự nhiên là 99.63km , xã Mỏ Vàng cách trung tâm huyện Văn
Yên 27 km về phía Nam
+ Phía Bắc: Giáp xã Đại Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Nam: Giáp xã An Lương, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Đông: Giáp xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
+ Phía Tây: Giáp xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái.
b. Địa hình, địa mạo
Địa hình Mỏ Vàng tương đối phức tạp, đồi núi liên tiếp và cao dần từ
Đông Nam lên Tây Bắc thuộc thung lũng sông Ngòi Thia kẹp giữa, có đỉnh
cao nhất 1.952 m, nơi thấp nhất là 20 m so với mặt nước biển.
Là các dãy đồi núi liên tiếp chia cắt mạnh, độ dốc lớn, có các bậc thềm
cao thấp khác nhau, có nơi có địa hình thung lũng hẹp, vách dốc đứng. Diện

tích có khoảng 35.000ha. Trong vùng này, đối với vùng đất đồi núi dốc trên
25º, tầng đất mỏng dưới 30 cm giành cho trồng rừng, bảo vệ khoanh nuôi
rừng tự nhiên. Những nơi có độ dốc < 25º, tầng đất dày phục vụ cho trồng cây
dài ngày như quế, cây ăn quả, và một số loại cây ngắn ngày như lúa, ngô,
khoai, sắn…
c. Khí hậu, thuỷ văn
Theo tài liệu thống kê của trạm khí tượng thuỷ văn huyện Văn Yên thì
ta thấy khí hậu ở đây được phân thành 02 mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa.


17

- Mùa nắng nóng, mùa mua nhiều từ tháng 4 đến tháng 10
- Mùa khô hanh, ít mưa từ tháng 11 đến thang 3 năm sau
Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10 này lượng mưa nhiều nhất
vào tháng 7 là 379,2mm. Lượng mưa trung bình năm là 1.785mm, nhiệt độ
o

trung bình là 29,5 C. Vào mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau thường
o

có gió rét, lượng mưa thấp vào tháng 1-2 la gió rét nhiệt độ xuống thấp là 7 C.
Độ ẩm không khí trung bình là 87%
Số liệu về yếu tố khí hậu được thể hiện qua bảng sau
Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu thuộc khu vực nghiên cứu

Tháng

Nhiệt độ


Nhiệt độ

Nhiệt độ

Lượng

tới cao

trung bình

tới thấp

mưa

o

o

o

Độ ẩm
(%)

( C)

( C)

( C)

(mm)


1

28,0

15,1

7,0

40,2

87

2

30,5

21,0

13,5

50,5

87

3

32,4

23,3


12,0

34,4

86

4

34,1

24,5

17,7

170,1

87

5

41,9

28,0

18,2

250,4

88


6

36,7

28,4

22,8

231,5

90

7

35,8

27,0

23,7

297,2

86

8

37,5

28,0


27,9

407,1

90

9

35,2

26,3

22,0

191,7

86

10

34,7

25,4

31,1

90,8

84


11

30,9

25,7

13,0

31,0

85

12

27,0

21,8

6,7

8,2

83

(Nguồn UBND xã Mỏ Vàng, năm 2016)


18


e. Các nguồn tài nguyên;
*Tài nguyên đất
- Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là: 9963.96ha
+ Đất nông nghiệp: 9059.79ha chiếm 90.91%
+ Đất phi nông nghiệp: 442.96ha chiếm 4.44%
+ Đất chưa sử dụng: 462.21ha chiếm 4.63%
+ Đất lâm nghiệp: 8300.95 ha chiếm 83.30%
- Tổng diện tích rừng được khoanh nuôi bảo vệ: 3.078ha
+ Rừng phòng hộ: 2.384,60ha
+ Rừng đặc dụng: 1.673ha
+ Rừng sản xuất: 4.243.35ha
* Tài nguyên nước
+ Nguồn nước mặt: xã Mỏ Vàng có nguồn nước mặt khá dồi dào. Đây
là điều kiện thuận lợi cho người dân tưới tiêu.
+ Nguồn nước ngầm: Trên địa bàn xã chưa có khảo sát, nghiên cứu
đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, tuy nhiên qua đánh giá sơ bộ
của các hộ gia đình hiện đang khai thác sử dụng thông qua hình thức giếng
khơi cho thấy mực nước ngầm ở khu vực thấp. Hiện tại nguồn nước này hiện
nay đang sử dụng vào mục đích sinh hoạt và sản xuất.
3.1.2. Kinh tế
3.1.2.1. Sản xuất nông nghiệp- lâm nghiệp
a.Trồng trọt: Diện tích, năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp năm 2016
như sau:
- Về diện tích lúa cả năm: Diện tích cây lúa nước 135 ha đạt 100% KH,
năng suất đạt 50 tạ/ha;
Trong đó:

+ Vụ xuân 65ha; năng suất 51 tạ/ ha ; sản lượng 331,5 tấn
+ Vụ mùa 70 ha, năng suất 49tạ/ha; sản lượng 343 tấn
Tổng sản lượng 674,5 tấn



×