Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cán bộ điều phối xây dựng nông thôn mới tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đại từ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.66 KB, 71 trang )

TIEU LUAN MOI download :
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN VĂN BA
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CHƢƠNG
TRÌNH NƠNG THƠN MỚI TẠI PHÕNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài : Hƣớng ứng dụng
Chuyên ngành

: Kinh tế nơng nghiệp

Khoa

: Kinh Tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Thái Nguyên - 2018



TIEU LUAN MOI download :

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM

TRẦN VĂN BA
Tên đề tài:
TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA CÁN BỘ PHỤ TRÁCH CHƢƠNG
TRÌNH NƠNG THƠN MỚI TẠI PHÕNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐẠI TỪ - TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Định hƣớng đề tài

: Hƣớng ứng dụng

Chuyên ngành

: Kinh tế nông nghiệp

Lớp

: K46 - KTNN - N02

Khoa


: Kinh Tế và PTNT

Khóa học

: 2014 - 2018

Giảng viên hƣớng dẫn

: Th.S Nguyễn Thị Hiền Thƣơng

Cán bộ cơ sở hƣớng dẫn : Vũ Thị Quỳnh Anh

Thái Nguyên - 2018


TIEU LUAN MOI download :
i

LỜI CẢM ƠN
Được sự đồng ý và giúp đỡ của Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT, UBND huyện Đại
Từ, Phòng NN & PTNT, em thực hiện đề tài: “Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trị,
chức năng của cán bộ điều phối xây dựng nông thôn mới tại Phịng Nơng
nghiệp và Phát triển Nơng thơn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên”.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến các thầy cô trong Ban
Chủ nhiệm Khoa Kinh tế & PTNT đã cùng với tri thức và tâm huyết của
mình truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập
tại trường.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hiền Thương,

người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ cho em để em có thể hồn thành báo cáo
tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cám ơn đến Ban lãnh đạo, các cơ chú, anh chị cơng tác
tại phịng NN & PTNN huyện Đại Từ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung
cấp cho em những thông tin số liệu cần thiết trong suốt quá trình thực tập để
em có cơ sở hồn thành đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi tới các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh
tế & PTNT cũng như Ban lãnh đạo, các cô chú, anh chị cơng tác tại Phịng
NN & PTNT lời chúc sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Sinh viên
Trần Văn Ba


TIEU LUAN MOI download :
ii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VẾT TẮT

BCD

: Ban chỉ đạo

Đ/C

: Đồng chí

GD - ĐT


: Giáo dục và đào tạo

HĐND

: Hội đồng nhân dân

KT - HT

: Kinh tế hạ tầng

LĐTB và XH

: Lao động thương binh và xã hội

MTQG

: Mục tiêu quốc gia

NTM

: Nông thôn mới

NN & PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

PTNT

: Phát triển nông thôn


SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TC - KH

: Tài chính - kế hoạch

TN & MT

: Tài ngun và mơi trường

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

UBND

: Ủy ban nhân dân

VH - TT

: Văn hóa thơng tin

VPĐP


: Văn phịng điều phối

XDNTM

: Xây dựng nơng thơn mới


TIEU LUAN MOI download :
iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình dân số huyện Đại Từ giai đoạn 2014 - 2016 ............................20
Bảng 3.2. Cơ cấu cán bộ văn phòng điều phối NTM huyện Đại Từ ........................22
Bảng 3.3. Kết quả xây dựng hạ tầng nơng thơn
trên địa bàn tồn huyện năm 2017 ............................................................................37
Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả huy động nguồn lực
thực hiện chương trình năm 2017 .............................................................................38
Bảng 3.5. Kết quả thực hiện vốn đầu tư phát triển
từ nguồn ngân sách trung ương năm 2017 ................................................................39
Bảng 3.6. Các hoạt động của cán bộ phụ trách CT NTM 3 năm (2015 –2017) .......44
Bảng 3.7. Các hoạt động tham gia khi thực tập
tại phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Đại Từ .......................................................49


TIEU LUAN MOI download :
iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ .............................................................15
Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức Văn phòng điều phối NTM huyện Đại Từ .......................22



TIEU LUAN MOI download :
v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VẾT TẮT ................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................ iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................v
Phần 1 MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập ..............................................................1
1.2. Mục tiêu ...............................................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ..................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................2
1.3. Nội dung và phương pháp thực hiện ....................................................................3
1.3.1. Nội dung thực tập ..............................................................................................3
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin ........................................................................4
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập.............................................................................5
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập ...........................................................5
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..............................................................................7
2.1. Về cơ sở lý luận....................................................................................................7
2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập ..........................................7
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập ......................................8
2.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................10
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới ....................................................10
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam .............................................................11
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nông thôn mới ở Nghi Xuân................12
2.2.4. Bài học kinh nghiệm .......................................................................................14

Phần 3. KẾT QUẢ THỰC TẬP ................................................................................15
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................................15
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ ....................................................................15


TIEU LUAN MOI download :
vi

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................19
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................20
3.2. Khái quát về cơ sở thực tập ................................................................................21
3.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của phòng NN & PTNT ..........................................21
3.2.2. Kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nơng thôn mới
huyện Đại Từ năm 2017 ............................................................................................23
3.2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu Quốc gia ..............................................................35
3.2.4. Hoạt động của cán bộ điều phối XDNTM phòng NN & PTNN
huyện Đại Từ .............................................................................................................40
3.2.5. Hoạt động của cán bộ phụ trách chương trình XDNTM
phòng NN & PTNN huyện Đại Từ. ..........................................................................44
3.2.6. Mặt hạn chế trong công tác XD NTM tại địa phương ....................................48
3.3. Nội dung thực tập ...............................................................................................48
3.3.1. Công việc cụ thể tại cơ sở thực tập .................................................................48
3.3.2. Những thuận lợi và khó khăn ..........................................................................53
3.3.3. Tóm tắt kết quả thực tập..................................................................................55
3.3.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế .............................................................56
3.3.5. Đề xuất giải pháp ............................................................................................57
Phần 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................59
4.1. Kết luận ..............................................................................................................59
4.2. Kiến nghị ............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................62

I. Tiếng Việt ..............................................................................................................62
II. Tài Liệu Internet ...................................................................................................62


TIEU LUAN MOI download :
1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập
Thực tiễn xây dựng, bảo vệ Tổ quốc cũng như q trình cơng nghiệp
hóa - hiện đại hóa đất nước theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa đều khẳng
định tầm vóc chiến lược của vấn đề nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn. Chính
vì vậy, Đảng ta luôn đặt nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở vị trí chiến lược
quan trọng, coi đó là cơ sở và lực lượng để phát triển kinh tế - xã hội bền
vững, ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phịng; giữ gìn, phát huy bản
sắc văn hố dân tộc và bảo vệ mơi trường sinh thái.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM) là mô ̣t chương triǹ h
trọng tâm c ủa Nghị quyết số 26-NQ/TW, Nghị quyết tồn diện nhất về phát
triển nơng nghiệp, nơng dân, nông thôn từ trước tới nay. Công tác xây dựng
nông thơn mới được coi là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên; chủ
trương XDNTM là chủ trương quan trọng, hết sức đúng đắn, hợp lòng dân,
được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngay trong những năm đầu triển khai,
Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM đã nhanh chóng trở thành phong
trào của cả nước.
Đại Từ là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên,
cách Thành Phố Thái Nguyên 25km, phía Bắc giáp huyện Định Hố; Phía
Nam giáp huyện Phổ n và Thành Phố Thái Ngun; Phía đơng giáp huyện
Phú Lương; Phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú
Thọ. Huyện Đại Từ có nhiều đơn vị hành chính nhất tỉnh gần: 30 xã và thị

trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 57.790 ha và 165.302 khẩu, có
8 dân tộc anh em cùng chung sống: Kinh, Tày, Nùng, Sán chay, Dao, Sán dìu,
Hoa, Ngái v.v.; chiếm 16,58% về diện tích. Mật độ dân số bình qn 274,65
người/km. Là huyện có diện tích lúa và diện tích chè lớn nhất tỉnh (Lúa


TIEU LUAN MOI download :
2

12.500 ha, chè trên 5.000 ha), Đại Từ cịn là nơi có khu du lịch Hồ Núi Cốc
được cả nước biết đến, đồng thời cũng là huyện có truyền thống cách mạng
yêu nước: Có 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng. Là đơn vị được Nhà
nước hai lần phong tặng danh hiệu anh hùng Lực lượng vũ trang.
Cùng với tồn tỉnh Chương trình xây dựng nông thôn mới đang được
huyện Đại Từ thực hiện, diện mạo nhiều vùng nông thôn được thay đổi, đời
sống của người dân được cải thiện, giảm nghèo, nhiều nét đẹp văn hóa được
phát huy. Tuy nhiên vẫn cịn nhiều vấn đề cần được giải quyết mới đáp ứng
nhu cầu đặt ra.
Phát triển sản xuất, tăng thu nhập được coi là gốc của XDNTM nhưng
đang là vấn đề khó nhất trong thực hiện tiêu chí này của Chương trình.
Có thể thấy rằng, vai trò của đội ngũ cán bộ là vô cùng quan trọng đối
với sự thành công hay thất bại của công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế
tại địa phương. Xuất phát từ bối cảnh và lí do trên, em quyết định chọn vấn đề
“Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cán bộ điều phối xây dựng
nơng thơn mới tại Phịng Nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đại
Từ, tỉnh Thái Nguyên” làm đề tài nghiên cứu cho khoá luận tốt nghiệp đại
học của mình.
1.2. Mục tiêu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu nhiệm vụ, vai trò, chức năng của cán bộ điều phối xây dựng

nông thôn mới tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá hiệu quả
công tác hoạt động điều phối xây dựng nơng thơn. Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao năng lực của cán bộ phụ trách XDNTM, đồng thời nâng
cao kiến thực thực tiễn của sinh viên trước khi ra trường.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1.2.2.1. Về chuyên môn nghiệp vụ
- Hiểu biết về ngành nông nghiệp, XDNTM nắm vững chủ trương
chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành.


TIEU LUAN MOI download :
3

- Tham khảo những kỹ năng quản lý các chương trình, dự án.
- Có kiến thức về phương pháp phân tích, tổng hợp, báo cáo.
- Có khả năng xây dựng và thực hiện việc khảo sát, điều tra xã hội.
1.2.2.2. Về thái độ và ý thức trách nhiệm
- Nâng cao phẩm chất, đạo đức cá nhân, ý thức nghề nghiệp.
- Tạo cho bản thân tác phong làm việc chuyên nghiệp, hợp tác, thân
thiện phục vụ cộng đồng.
- Nâng cao khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
1.2.2.3. Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc
- Luôn giữ thái độ khiêm nhường, cầu thị. Thực tập ngồi trường
khơng chỉ là để học tập chun mơn mà cịn là một dịp tốt để học tập làm việc
trong tập thể, đặc biệt trong lĩnh vực giao tiếp và xử thế.
- Tạo mối quan hệ thân thiện với mọi người trong cơ quan nhưng
không can thiệp vào những việc nội bộ của cơ quan thực tập.
- Hòa nhã với các cán bộ tại nơi thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ phịng ban để có thể
hồn thành các cơng việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân.

- Năng động, tự chủ, sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ.
- Thật sự thích nghi và hội nhập vào mơi trường làm việc.
- Thực hiện công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao góp
phần giữ vững chất lượng đào tạo và uy tín của trường.
- Đạt được các mục tiêu do bản thân đề ra và tích luỹ được kinh nghiệm.
1.3. Nội dung và phƣơng pháp thực hiện
1.3.1. Nội dung thực tập
- Tìm hiểu lịch sử hình thành của cơ sở thực tập.
- Tìm hiểu bộ máy quản lý, chức năng, vai trị, nhiệm vụ và mơi trường
làm việc tại cơ sở thực tập.


TIEU LUAN MOI download :
4

- Tìm hiểu các hoạt động của cán bộ điều phối XDNTM.
- Hoàn thiện báo cáo thu hoạch và báo cáo thực tập.
1.3.2. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp lý luận: Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là phương
pháp thu thập thông tin thơng qua đọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm
chọn những khái niệm và tư tưởng cơ bản là cơ sở cho lý luận của đề tài, hình
thành giả thuyết khoa học, dự đốn về những thuộc tính của đối tượng nghiên
cứu, xây dựng những mơ hình lý thuyết hay thực nghiệm ban đầu.
Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là phương pháp
nghiên cứu tài liệu), người nghiên cứu cần hướng vào thu thập và xử lý những
thông tin sau:
+ Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu của mình
+ Thành tựu lý thuyết đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đề
nghiên cứu
+ Các kết quả nghiên cứu cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm

+ Số liệu thống kê
+ Chủ trương, chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu
+ Nguồn tài liệu
- Nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu, giáo trình, báo viết và các nguồn thơng
tin có chọn lọc trên Internet có liên quan tới q trình cơng tác của Đồn thanh
niên cũng như tham khảo các số liệu thống kê, chính sách liên quan.
- Phương pháp tiếp cận nhận thức: tiếp cận công việc theo phương pháp
nhận thức quan niệm rằng con người không phải là sinh vật chủ yếu thụ động,
duy nhất nằm dưới sự kiểm tra của môi trường. Cung cách con người phản
ứng với các tình huống và các sự kiện gặp phải sinh ra từ sự hiểu biết và nhận
thức về công việc.
- Được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập
được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô


TIEU LUAN MOI download :
5

tả tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu bằng cách biểu diễn
thơng tin, dữ liệu thành các bảng tóm tắt về số liệu. Các phương pháp cơ bản
của mô tả dữ liệu trong thống kê mô tả cung cấp những thơng tin về q trình
thực hiện, hiện trạng, tiến độ thực hiện các hoạt động do Đoàn thanh niên
quản lý.
- Phương pháp tuyên truyền: Tuyên truyền theo nghĩa rộng là hoạt động
có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư
tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận
thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo
những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra.
- Trong q trình thực tập, sinh viên tham gia vào cơng tác tuyên truyền
cùng với cán bộ, vận động nhân giúp người dân hiểu rõ về chủ trương, đường

lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong mọi hoạt động, cổ vũ
động viên người dân thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa
phương, nâng cao trình độ dân trí, khoa học kỹ thuật, cơng nghệ và kiến thức
quản lý kinh tế cho người dân...
Phương pháp xử lý thông tin
Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, phân loại và xử lý
thông qua phần mềm Microsoft Excel, Word.
1.4. Thời gian và địa điểm thực tập
- Thời gian: từ ngày 15/08/2017 đến ngày 21/12/2017.
- Địa điểm thực tập: Phòng NN&PTNN huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
1.5. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập
- Thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy, quy chế của cơ sở thực tập, tích
cực, nhiệt tình, có trách nhiệm trong công việc.
- Làm việc như một nhân viên của Phịng NN & PTNT, chấp hành mọi
phân cơng của nơi thực tập


TIEU LUAN MOI download :
6

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản chung của cơ sở thực tập.
- Tham gia lao động cơng ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì
cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở thực tập.
- Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn
thực tập để có thể hồn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực
của bản thân.
- Quan sát, học tập và học hỏi kinh nghiệm làm việc của cán bộ điều
phối XDNTM để hoàn thành tốt bài khóa luận tốt nghiệp.



TIEU LUAN MOI download :
7

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Về cơ sở lý luận
2.1.1. Một số lí luận liên quan đến xây nội dung thực tập
2.1.1.1. Khái niệm nông nghiệp.
Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, sử dụng đất
đai để trồng trọt và chăn nuôi, khai thác cây trồng và vật nuôi làm tư liệu và
nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực thực phẩm và một
số nguyên liệu cho công nghiệp. Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn, bao
gồm nhiều chuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, sơ chế nơng sản; theo nghĩa
rộng, cịn bao gồm cả lâm nghiệp, thủy sản.
2.1.1.2. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã, là địa
bàn mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư ở nông thôn chủ
yếu là nông dân.
2.1.1.3. Khái niệm XDNTM
Xây dựng nông thôn mới: Là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa, mơi trường và an ninh được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; sự nghiệp
cách mạng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới
khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp;
giúp cho nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ
nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.



TIEU LUAN MOI download :
8

Chương trình XDNTM là một chương trình trọng tâm, xun suốt của
Nghị quyết sớ 26-NQ/TW về nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn; là chương
trình khung, tổng thể phát triển nông thôn với 11 nội dung lớn, tổng hợp của
16 chương trình mục tiêu quốc gia và 14 chương trình hỗ trợ có mục tiêu
đang triển khai ở địa bàn nông thôn trên phạm vi cả nước. Xây dựng nơng
thơn mới thực chất là chương trình do nhân dân lựa chọn, đóng góp cơng sức
thực hiện và trực tiếp hưởng lợi. Chương trình xây dựng nơng thơn mới có ý
nghĩa rất lớn cả về kinh tế - chính trị - xã hội vì nó mang lại lợi ích thiết thân
cho cư dân nơng thơn (chiếm khoảng 70% dân số cả nước), thơng qua đó,
chương trình sẽ điều hịa lợi ích, thành quả cơng cuộc đổi mới cho người dân
khu vực nông thôn.
2.1.1.4. Cán bộ nông nghiệp
Là những người cán bộ có quyền và trách nhiệm thực hiện việc lập
kế hoạch quản lý, kiểm soát và triển khai các hoạt động sản xuất và kinh
doanh nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp nhanh
và bền vững.
2.1.1.5. Khái niệm vai trò và vai trò của cán bộ XDNTM
2.1.1.5.1. Vai trị: Là tính từ tính chất của sự vật, sự việc hiện tượng,
dùng để nói về vị trí chức năng, nhiệm vụ mục đích của sự vật, sự việc, hiện
tượng trong một hoàn cảnh, bối cảnh và mối quan hệ nào đó
2.1.1.5.2. Vai trị của cán bộ XDNTM: Là cụm từ chỉ người làm việc
trong cơ quan, đồn thể, đảm nhiệm một cơng tác lãnh đạo hoặc cơng tác
quản lí, cơng tác nghiệp vụ về xây dựng nông thôn mới.
2.1.2. Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương:
Quyết định số 34/2007/QĐ-TT ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ

tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động


TIEU LUAN MOI download :
9

của tổ chức phối hợp liên ngành.
Quyết định số 1013/QĐ-TT ngày 01 tháng 7 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Quyết định số 1600/QĐ-TT ngày 16 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2016- 2020;
Quyết định số1996/QĐ-TT ngày 04 tháng 11 năm 2014 về việc quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của văn phòng điều
phối giúp ban chỉ đạo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nơng thơn mới các cấp;
Nghị Quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp
hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Căn cứ Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nơng thôn mới giai
đoạn 2016-2020.
Các văn bản, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của tỉnh Thái Nguyên:
Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 03/2/2010 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về chỉ
đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về xây dựng nông thôn mới;
Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 07/9/2016 của UBND tỉnh Thái
Nguyên về việc phê duyệt Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái
Nguyên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2030.
Quyết định 1164/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 của UBND tỉnh Thái

Nguyên về việc ban hành Bộ tiêu chí và hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí về xã
nơng thơn mới, xã nơng thơn mới kiểu mẫu, xóm nơng thơn mới kiểu mẫu và
hộ gia đình nơng thơn mới tỉnh Thái Nguyên, giai đoạn 2017-2020.


TIEU LUAN MOI download :
10

Và các văn bản hướng dẫn của các Sở, ban, ngành có liên quan.
* Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của huyện Đại Từ gồm có các loại
văn bản như kế hoạch, chương trình, quyết định, nghị quyết, công văn và một
số loại văn bản khác (được trích dẫn ở phụ lục).
* Bên cạnh đó cịn có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của từng xã.
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Tại Trung Quốc
Trong những năm vừa qua Trung Quốc có nhiều giải pháp và chính sách
tích cực để phát triển nơng nghiệp - nơng thơn, trong đó có hai giải pháp lớn.
Xây dựng NTM hình thành mơ hình nơng thơn văn minh
Từ đầu năm 2000, Trung Quốc chỉ đạo xây dựng 10 làng mẫu, những
làng đầu tiên có thiết kế kiến trúc “thơ cứng”: đường thẳng tắp, dân cư chia
thành các ô bàn cờ vuông vức, kiến trúc các nhà dân theo một số kiểu giống
nhau, ít cây xanh và khơng gian cảnh quan cơng cộng xen kẽ. Do đó nó giống
phố hơn làng
Hạ tầng công cộng rất đầy đủ và hiện đại, nhất là đường sá, trụ sở, khu
thể thao, khu vui chơi giải trí, dịch vụ. Nhà dân có khn viên rộng khoảng
300-500 m2 đều xây dựng nhà 2-3 tầng kiến trúc hiện đại, tiện nghi sinh hoạt
của các gia đình đều đầy đủ, nhiều nhà có ơ tơ du lịch và máy móc cơ khí cho
sản xuất nơng nghiệp. Đồng ruộng được cải tạo lại, sản xuất chuyên canh.
Mỗi làng đều có doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hoặc chế biến nơng sản.

Nơng dân có thể nhượng đất hoặc cho doanh nghiệp thuê đất. Hầu hết lao
động ở nông thôn đều có việc làm, nhiều người làm dịch vụ mơi trường,
thương mại, sửa chữa thiết bị máy móc. Nhiều người là lao động làm th cho
doanh nghiệp (hình thành lớp cơng nhân nơng nghiệp ở nơng thơn)
Có chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.


TIEU LUAN MOI download :
11

Trung Quốc xác định: Xây dựng NTM là cơng trình thế kỉ chính vì vậy
càn phải phát triển hiện đại hóa nơng nghiệp, hiện đại hịa hạ tầng sản xuất.
Chun mơn hóa, thâm canh cho các sản phẩm chủ lực ở địa phương.
Truyền thông rộng rãi cho các tầng lớp và giới doanh nghiệp công
thương thấy rõ cơ hội và lợi ích khi tham gia đầu tư vào nông nghiệp và xây
dựng NTM.
Thực hiện chủ trương “sản nghiệp hóa nơng nghiệp”. “Sản nghiệp hóa
nơng nghiệp” được giải thích là: lấy thị trường trong và ngồi nước làm
hướng đi, lấy nông hộ làm cơ sở, lấy doanh nghiệp đầu tàu làm chỗ dựa, lấy
hiệu quả kinh tế làm trung tâm
Tại Nhật Bản
Nhật Bản và phong trào “mỗi làng, một sản phẩm”, từ năm 1979, tỉnh
trưởng Oita- Tiến sĩ Morihiko Hiramatsu đã khởi xướng và phát triển phong
trào “ mỗi làng, một sản phẩm” (One Village, one Product - OVOP) với mục
tiêu phát triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự
phát triển chung của Nhật Bản. Phong trào “mỗi làng, một sản phẩm” dựa trên
3 nguyên tắc chính là: địa phương hóa rồi hướng tới tồn cầu; tự chủ; tự lập;
nỗ lực sáng tạo; phát triển nguồn nhân lực. Trong đó, nhấn mạnh đến vai trị
của chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ kĩ thuật, quảng bá, hỗ trợ tiêu
thụ sản phẩm được xác định là thế mạnh. Sau 20 năm áp dụng OVOP, Nhật

Bản đã có 329 sản phẩm đặc sản địa phương có giá trị thương mại cao như
nấm hương Shitake, rượu Shochu lúa mạch, cam Kabosu,... giúp nâng cao thu
nhập của nông dân tại địa phương.
2.2.2. Xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam
Phong trào xây dựng nơng thơn mới đã có bước phát triển mới, đã trở
thành phong trào chung và sâu rộng đến tất cả các địa phương trong cả nước
kể từ khi Chính Phủ tổ chức hội nghị tồn quốc về xây dựng nơng thôn mới


TIEU LUAN MOI download :
12

và chính thức phát động phong trào thi đua “ Cả nước chung sức xây dựng
nơng thơn mới”.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP ngày
28/10/2008. Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 193/QĐ - TTg “Phê
duyệt cơng trình, rà sốt quy hoạch xây dựng nơng thơn mới”, Quyết định số
800/QĐ - TTg”. Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2010- 2020”. Đặc biệt ban hành bộ tiêu chí gồm 19 tiêu
chí cụ thể về nông thôn mới, hướng dẫn chi tiết cho các địa phương thực
hiện.Thông tư liên tịch quy định việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây
dựng xã nông thôn mới.
2.2.3. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng nơng thơn mới ở Nghi Xn
Đến nay, đã có 14/17 xã ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) hoàn thành các tiêu chí
NTM. Kết quả này, bên cạnh việc hỗ trợ cơ chế từ phía tỉnh, cịn có sự nỗ lực
rất lớn của cả hệ thống chính trị huyện, trong đó, khơng thể khơng nhắc đến
vai trị của người dân.[17]
Trong 7 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM
đến nay, diện mạo huyện Nghi Xuân đã có những đổi thay đáng kể, hướng
phát triển KT-XH cũng đã được vạch ra khá rõ nét. Trong đó, xây dựng NTM

gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp được coi là mũi nhọn trong phát triển
kinh tế và là nhiệm vụ trọng tâm.
Năm 2017 khép lại, tồn huyện có thêm 6 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã
đạt chuẩn lên 14/17, chiếm 82%. Với đà này, tin rằng Nghi Xuân sẽ đạt chuẩn
huyện NTM vào năm 2019 (sớm hơn 1 năm so với kế hoạch tỉnh đặt ra).
Dẫu vẫn còn một số ít tiêu chí chưa thật mỹ mãn nhưng Nghi Xuân cũng
rút ra được một số bài học trong xây dựng NTM. Trước hết, xác định chủ thể
chính trong xây dựng NTM là của người dân. Ý thức được điều này, ngồi
triển khai cơng tác tun truyền, Ban Chỉ đạo huyện còn trao quyền tự chủ, tự


TIEU LUAN MOI download :
13

bàn bạc, để dân quyết định từng phần việc. Q trình thực hiện đều có sự
hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát của các bộ phận chun mơn để xử lý
nếu có vướng mắc phát sinh.[17]
Ngay từ đầu năm, Ban Chỉ đạo xây dựng NTM đã hoàn thiện khung kế
hoạch 3 cấp (huyện, xã, thôn), đề ra từng phần việc cụ thể, thời gian ấn định
cho từng hạng mục. Đồng thời, thành lập các tổ cơng tác dưới sự chỉ đạo của
một đồng chí thường vụ huyện ủy, thường xuyên theo dõi, hướng dẫn thực
hiện từng phần việc được giao; đôn đốc kiểm tra tiến độ.
Cuối năm, Ban Chỉ đạo chấm điểm bình xét thi đua từng tổ cơng tác,
từng thành viên, từ đó, khích lệ tinh thần làm việc của mỗi người… Bên cạnh
công tác GPMB, việc tạo ra nguồn nội lực để triển khai xây dựng cơ sở vật
chất hạ tầng (đường, trường, trạm…) có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhưng
làm thế nào để người dân tham gia lại là vấn đề không đơn giản.
Nhiều địa phương ở Nghi Xuân lại hóa giải bài tốn này với cách làm là
lựa chọn những hộ buộc phải phá bỏ nhà cửa để tập trung làm trước, lựa chọn
những khu, cụm dân cư, thôn xóm nơi tập trung nhiều hộ nghèo, hộ neo đơn

để tiến hành giải tỏa hành lang, phá dỡ tường rào, cổng nhà; chọn những
người có uy tín, đảng viên, cán bộ đi tiên phong trong việc GPMB; hiến đất
làm giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng.[17]
Cương Gián, Xuân Lĩnh, Xuân Yên là những địa phương có nhiều cách
làm hay trong GPMB làm giao thông nông thôn và thu hút đầu tư. Nhờ vậy,
đến nay, tồn huyện đã có 117.000 m2 đất được người dân tự nguyện hiến;
hàng trăm cổng nhà, hàng chục ngàn mét tường rào được người dân tự nguyện
phá dỡ để thi cơng các cơng trình.
7 năm qua, chỉ tính riêng 100 nhà văn hóa thơn trị giá 60 tỷ đồng, người
dân tham gia đóng góp gần 2/3. Bên cạnh huy động nội lực, huyện còn kêu
gọi các tổ chức, cá nhân, chủ doanh nghiệp là con em Nghi Xuân sống và làm
việc trên mọi miền đất nước tham gia.


TIEU LUAN MOI download :
14

Những năm gần đây, huyện đã thu hút hơn 300 tỷ đồng từ ngoại lực đầu
tư xã hội hóa xây dựng các cơng trình người dân hưởng lợi. Để làm được điều
đó, một mặt lãnh đạo huyện tổ chức gặp mặt, cung cấp thông tin đầy đủ, chi
tiết về những cơng trình, hạng mục đầu tư; mặt khác, cơng khai chi tiết từng
khoản chi phí tiết kiệm nhất để tạo lòng tin cho nhà đầu tư.
Khơng chỉ vậy, ngồi những tiêu chí các cấp đề ra, Nghi Xn cịn đặt ra
một tiêu chí khác là hình thành CLB dân ca ví, giặm trong khu dân cư. Với
cách làm này, cùng lúc, Nghi Xuân trúng 2 mục tiêu: Vừa tuyên truyền chủ
trương xây dựng NTM thông qua các buổi tập luyện dân ca ví, giặm, vừa bảo
tồn giá trị văn hóa phi vật thể…[17]
2.2.4. Bài học kinh nghiệm
Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở Nhật Bản và Trung Quốc
cho thấy: dù là quốc gia đi trước trong cơng cuộc hiện đại hóa, họ đều chú

trọng vào việc xây dựng và phát triển nông thôn, đồng thời tích lũy những kinh
nghiệm phong phú. Kịp thời điều chỉnh mối quan hệ giữa thành thị và nông
thôn, giữa nông nghiệp và công nghiệp. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện
đại, nâng cao thu nhập cho người dân. Thay đổi kĩ thuật mới, bồi dưỡng nông
dân theo mô hình mới, nâng cao trình độ tổ chức của người nông dân.
Xây dựng nông thôn mới được coi là quốc sách lâu dài của mỗi quốc
gia. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chủ trương đẩy mạnh CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn nhằm mục tiêu phát triển nông thôn theo hướng
hiện đại, đảm bảo phát triển kinh tế và và đời sống xã hội. Nghị quyết X của
Đảng đã đề ra nhiệm vụ thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây
dựng các làng xã cuộc sống no đủ, văn minh, môi trường lành mạnh.
Để xây dựng mơ hình nơng thơn mới thành cơng phải là một phong trào quần
chúng rộng lợn, phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, có sự tham gia
chủ động, tích cực của mỗi người dân, cộng đồng dân cư, hệ thống chính trị
cơ sở, sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước, chính quyền cấp cao.


TIEU LUAN MOI download :
15

Phần 3
KẾT QUẢ THỰC TẬP
3.1. Khái quát về cơ sở thực tập
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đại Từ
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Đại từ là huyện miền núi nằm ở phía tây Bắc của tỉnh Thái Nguyên, cách
Thành phố Thái Nguyên 25km, phía Bắc giáp huyện Định Hố; phía Nam giáp
thị xã Phổ n và thành phố Thái Ngun; phía Đơng giáp huyện Phú Lương;
phía Tây Bắc và Đông Nam giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Đại Từ



TIEU LUAN MOI download :
16

3.1.1.2. Điều kiện địa hình
a. Về đồi núi: Do vị trí địa lý của huyện, Đại Từ được bao bọc xung quanh bởi
dãy núi:
- Phía Tây và Tây Nam có dãy núi Tam Đảo ngăn cách giữa huyện và
tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, độ cao từ 300 - 600m.
- Phía Bắc có dãy Núi Hồng và Núi Chúa.
- Phía Đơng là dãy Núi Pháo cao bình qn 150 - 300m.
- Phía Nam là dãy núi Thằn Lằn thấp dần từ bắc xuống Nam.
b. Sơng ngịi thuỷ văn:
- Sơng ngịi: Hệ thống sơng Cơng chảy từ Định Hoá xuống theo hướng
Bắc Nam với chiều dài chạy qua huyện Đại Từ khoảng 2km. Hệ thống các
suối, khe như suối La Bằng, Quân Chu, Cát Nê v.v... cũng là nguồn nước
quan trong cho đời sống và trong sản xuất của huyện.
- Hồ đập: Hồ núi Cốc lớn nhất tỉnh với diện tích mặt nước 769 ha, vừa
là địa điểm du lịch nổi tiếng, vừa là nơi cung cấp nước cho các huyện Phổ
n, Phú Bình, Sơng Cơng, Thành phố Thái Nguyên và một phần cho tỉnh
Bắc Giang. Ngoài ra cịn có các hồ: Phượng Hồng, Đồn Uỷ, Vai Miếu, đập
Minh Tiến, Phú Xuyên, Na Mao, Lục Ba, Đức Lương với dung lượng nước
tưới bình quân từ 40 - 50 ha mỗi đập và từ 180 - 500 ha mỗi hồ.
- Thuỷ văn: Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, đặc biệt là các dãy núi bao
bọc Đại Từ thường có lượng mưa lớn nhất tỉnh, trung bình lượng mưa hàng
năm từ 1.800mm - 2.000mm rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm
nghiệp của huyện (đặc biệt là cây chè).
3.1.1.3. Điều kiện khí hậu thời tiết
Do mưa nhiều khí hậu thường ẩm ướt độ ẩm trung bình từ 70 - 80%,

nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 27oC (là miền nhiệt độ phù hợp cho
nhiều loại cây trồng phát triển).


TIEU LUAN MOI download :
17

3.1.1.4. Về đất đai thổ nhưỡng
Tổng diện tích tự nhiên 57.848 ha. Trong đó: đất nông nghiệp chiếm
28,3%, đất lâm nghiệp chiếm 48,43%; đất chuyên dùng 10,7%; đất thổ cư
3,4%. Tổng diện tích hiện đang sử dụng vào các mục đích là 93,8%, cịn lại
6,2% diện tích tự nhiên chưa sử dụng.
3.1.1.5. Về tài nguyên - khống sản
a) Tài ngun rừng: diện tích đất lâm nghiệp 28.020ha, trong đó rừng
tự nhiên là 16.022ha và rừng trồng từ 3 năm trở lên là 11.000ha. Chủ yếu là
rừng phịng hộ, diện tích rừng kinh doanh khơng cịn hoặc cịn rất ít vì những
năm trước đây đã bị khai thác bừa bãi và tàn phá để làm nương rẫy.
b) Tài nguyên khoáng sản: Đại Từ được thiên nhiên ưu đãi phân bổ trên
địa bàn nhiều tài nguyên khoáng sản nhất tỉnh, 15/30 xã, thị trấn có mỏ và
điểm quặng. Được chia ra làm 4 nhóm quặng chủ yếu sau:
- Nhóm khống sản là ngun liệu chính: chủ yếu là than nằm ở 8 xã
của huyện: Yên Lãng, Hà Thượng, Phục Linh, Na Mao, Minh Tiến, An
Khánh, Cát Nê. Có 3 mỏ lớn thuộc Trung ương quản lý và khai thác: mỏ Núi
Hồng, Khánh Hoà, Bắc làng Cẩm. Sản lượng khai thác hàng năm từ 10 đến 20
nghìn tấn/ năm.
- Nhóm khống sản kim loại:
+ Nhóm kim loại màu: chủ yếu là thiếc và Vonfram. Mỏ thiếc Hà
Thượng lớn nhất mới được khai thác từ năm 1988, có trữ lượng khoảng 13
nghìn tấn, mỏ Vonfram ở khu vực đá liền có trữ lượng lớn khoảng 28 nghìn
tấn. Ngồi các mỏ chính trên quặng thiếc cịn nằm rải rác ở 9 xã khác trong

huyện như: Yên Lãng, Phú Xuyên, La Bằng, Hùng Sơn, Tân Thái, Văn Yên,
Phục Linh, Tân Linh, Cù Vân.
+ Nhóm kim loại đen: chủ yếu là titan, sắt nằm rải rác ở các điểm thuộc
các xã phía Bắc của huyện như: Khôi Kỳ, Phú Lạc trữ lượng không lớn lại
phân tán.


×