Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

skkn một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (460.38 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU.................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................................................1
II. NỘI DUNG............................................................................................................................3
1.Thực trạng................................................................................................................................3
1.1. Thuận lợi..............................................................................................................................3
1.2. Khó khăn..............................................................................................................................3
1.3. Thực trạng chung về vấn đề vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong học sinh........3
1.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và vi phạm pháp luật.........................................4
1.5. Hậu quả của bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong học sinh................................4
1.6. Thực tế cơng tác giáo dục phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường ở
trường THPT Lê Lợi...................................................................................................................5
2.Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn viên,
thanh niên trường THPT Lê lợi...................................................................................................6
2.1. Ban chấp hành Đồn trường nắm vững tình hình thực tiễn.................................................6
2.2. Thực hiện công tác tư vấn tâm lý để bảo đảm đoàn viên, thanh niên được phát triển toàn
diện, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần...............................................................................7
2.3. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm giúp đoàn
viên, thanh niên giải trí sau giờ học, giảm áp lực từ việc học hành, tránh xa các tệ nạn xã hội. 8
2.4. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang mạng xã hội như zalo, facebook
bằng các hình thức như: đăng tải các quy định pháp luật, xây dựng các câu chuyện, tiểu phẩm
pháp luật, các tình huống pháp luật….........................................................................................8
2.5. Mở thêm những “sân chơi” bổ ích, giúp học sinh có cơ hội được tiếp xúc với các quy
định của pháp luật, nhằm nâng cao ý thức, hạn chế các hành vi vi phạm pháp luật nói chung
và các hành vi vi pháp pháp luật liên quan đến bạo lực học đường nói riêng như:....................8
2.6. Tổ chức cho đồn viên thanh niên ký cam kết không vi phạm các nội dung liên quan đến
bạo lực học đường và vi phạm pháp luật....................................................................................9
2.7. Thành lập đội cờ đỏ và xây dựng mơ hình “Cổng trường an tồn giao thơng” nhằm giúp
đoàn viên, thanh niên chấp hành đúng nội quy của nhà trường và đảm bảo trật tự an tồn giao
thơng............................................................................................................................................9


2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm.................................9
2.9. Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như: Ban đại diện cha mẹ học sinh, công an
phường Đông Lễ, công an thành phố Đông Hà, chi đồnkết nghĩa PC02 (cơng an tỉnh Quảng
Trị)….........................................................................................................................................11
3. Tính mới của sáng kiến.........................................................................................................11
4. Tính thực tiễn của sáng kiến..................................................................................................11
5. Hiệu quả của sáng kiến.........................................................................................................12
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................................13
1. Kết luận.................................................................................................................................13
2. Kiến nghị...............................................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................14



1

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở nước ta hiện nay, bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong các cơ
sở giáo dục đang là mối lo ngại không những của ngành Giáo dục, các cơ quan
chức năng mà cịn của mỗi gia đình. Đây là một hiện tượng không mới nhưng là
vấn đề mà xã hội đáng lưu tâm. Gần đây, có nhiều vụ bạo lực học đường và vi
phạm pháp luật trong các cơ sở giáo dục có tính chất nguy hiểm, nghiêm trọng
như: Học sinh dùng hung khí đánh nhau trong trường học; học sinh nữ đánh
nhau hội đồng, làm nhục bạn học; học sinh hành hung giáo viên… gây nhiều
bức xúc và trở thành chủ đề “nóng” trong xã hội. Một số vụ việc xảy ra đã gây
hậu quả nghiêm trọng, gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong đời sống của xã hội nói
chung, cha mẹ học sinh và học sinh nói riêng. Có thể thấy rằng, vấn đề bạo lực
học đường và vi phạm pháp luật diễn ra gần đây là một trong những biểu hiện
của tình trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp. Nguyên nhân và những biểu

hiện của tình trạng bạo lực học đường và vi phạm pháp cần phải được nhận diện
và phân tích một cách khoa học nhằm tìm ra những giải pháp hiệu quả để phòng
tránh và ngăn ngừa cho các thế hệ học sinh trong nhà trường hiện nay.
Giáo dục phẩm chất, hình thành và xây dựng nhân cách làm người cho thế
hệ trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo dục nói chung và trường trung
học nói riêng, nhằm đạt mục tiêu giáo dục của Đảng ta: “Giáo dục thế hệ trẻ trở
thành những cơng dân có tình u Tổ quốc, tình u q hương thiết tha, có trí
thức, có sức khoẻ, có năng lực đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước”.
Để giáo dục phẩm chất, hình thành nhân cách cho học sinh Đảng, Nhà
nước đã có nhiều văn bản hướng dẫn Ngành Giáo dục & Đào tạo, các thầy giáo,
cô giáo nêu cao tấm gương đạo đức, có phương pháp giáo dục đúng đắn nhằm
đạt mục đích giáo dục.
Chính vì vậy, cơng tác giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức cho đồn viên
thanh niên thơng qua các biên pháp nhằm phòng, chống vi phạm pháp luật và
bạo lực học đường cần được cải tiến và đẩy mạnh, góp phần tích cực vào sự
nghiệp giáo dục tồn diện, hài hịa đáp ứng u cầu mới của xã hội.
Là một giáo viên làm cơng tác Đồn trong những năm qua, bản thân tơi
ln có những trăn trở, băn khoăn là làm thế nào để hạn chế tối đa những hành
vi vi phạm pháp luật, tình trạng bạo lực học đường, để các em có được mơi
trường học tập tốt nhất và quan trọng hơn là giúp các em phát triển tồn diện
trong mơi trường lành mạnh. Chính vì điều đó mà tơi đã chọn đề tài: “Một số
biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong đoàn
viên, thanh niên trường THPT Lê lợi”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Vấn đề bạo lực học đường và vi phạm pháp luật của học sinh đã và đang
được các cấp, các ngành rất quan tâm và có những chỉ đạo quyết liệt, điều đó
được thể hiện ở việc ra các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn rất cụ thể như: Nghị định
số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về mơi
trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện, phịng chống bạo lực học đường;



2

Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc
“Tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo
dục”; Kế hoạch số 3817/KH-UBND ngày 22/8/2019 của của UBND tỉnh Quảng
Trị về việc triển khai Chương trình hành động phịng, chống bạo lực học đường
trong các CSGD trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2019-2021; Kế hoạch số
4355/KH-UBND ngày 25/9/2020 của UBND tỉnh Quảng Trị về phòng, chống
bạo lực, xâm hại trẻ em, giai đoạn 2020-2025; Kế hoạch số 824/KH-SGDĐT
ngày 27/5/2020 của Sở GD&ĐT Quảng Trị về tăng cường giáo dục đạo đức, lối
sống cho học sinh… Trong những năm học qua, cùng với việc quan tâm đến
nâng cao chất lượng văn hóa cho học sinh, trường THPT Lê Lợi cịn rất chú
trọng đến cơng tác giáo dục phịng, chống bạo lực học đường và vi phạm pháp
luật trong học sinh. Việc giáo dục pháp luật, phòng chống bạo lực học đường sẽ
góp phần rất lớn vào việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường, đồng
thời cịn góp phần hoàn thiện nhân cách và giáo dục toàn diện cho học sinh.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm học vừa qua thì
cơng tác giáo dục phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trong
học sinh vẫn còn một số vấn đề hạn chế cịn tồn tại như tình trạng học sinh gây
gỗ, xích mích, đánh nhau, vi phạm an tồn giao thơng… Cho nên việc giáo dục
phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường nhằm nâng cao hiệu quả
rèn luyện và giáo dục học sinh trong nhà trường là hết sức cấp thiết.


3

II. NỘI DUNG
1. Thực trạng

1.1. Thuận lợi
Đội ngũ giáo viên của trường có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống và
năng lực công tác tốt, đa số năng nổ, nhiệt tình trong cơng tác, tâm huyết với
nghề nghiệp, chịu khó nghiên cứu và học hỏi. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ dạy và học ngày càng được hoàn thiện. Đa số các em học sinh đều chăm
ngoan, ham học, yêu trường, yêu lớp, có động cơ và thái độ học tập nghiêm túc,
có ý thức kỷ luật cao.
Đoàn trường THPT Lê Lợi nhận được sự quan tâm chỉ đạo và tạo điều kiện
của Chi bộ, ban giám hiệu nhà trường trong q trình hoạt động. Mặt khác,
Đồn cấp trên thường xuyên có kế hoạch chỉ đạo hoạt động hiệu quả, kịp thời.
Lực lượng BCH Đoàn trường là những đồn viên năng động, tích cực tham
gia các hoạt động phong trào.
1.2. Khó khăn
Chất lượng tuyển sinh đầu vào lớp 10 của trường cịn thấp, bên cạnh đó gần
một nửa số học sinh nhà trường thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, thường trú tại
các xã thuộc diện vùng khó, địa bàn cư trú rộng, công tác tập hợp thanh niên
trong các hoạt động cịn gặp nhiều khó khăn.
Hoạt động dạy và học những năm học vừa qua chịu ảnh hưởng nặng nề của
đại dịch Covid-19.
Các đồng chí trong BCH Đồn trường đều làm cơng tác kiêm nhiệm nên
một số đồng chí về kỹ năng hoạt động Đồn cịn hạn chế. Sự phối hợp giữa các
đồng chí trong BCH chưa đạt hiệu quả cao.
BCH Đoàn trường phần lớn là học sinh nên trong q trình hoạt động cịn
thiếu kinh nghiệm, tinh thần phê và tự phê chưa cao.
Chi đoàn giáo viên có 28 đồn viên trong đó hầu hết đều lớn tuổi và có con
nhỏ cho nên khó khăn cho việc dành thời gian cho cơng tác đồn.
1.3. Thực trạng chung về vấn đề vi phạm pháp luật và bạo lực học
đường trong học sinh
Vi phạm pháp luật và bạo lực học đường trên thế giới cũng như các nước
đang phát triển trong đó có Việt Nam đang trở thành vấn đề quan tâm của nhiều

người. Tỷ lệ phạm pháp của đối tượng gia tăng và ngày càng bộc lộ tính nguy
hiểm, phức tạp gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Đối tượng bạo lực học đường rất khác nhau gồm có học sinh với học sinh;
giáo viên với học sinh và ngược lại; cha mẹ học sinh và các đối tượng khác với
học sinh. Trong đó, bạo lực giữa học sinh với học sinh phổ biến nhất. Hình thức,
biểu hiện bạo lực học đường gồm ba loại như sau: Bạo lực về thân thể; bạo lực
về tinh thần và bạo lực về vật chất. Bạo lực về thân thể không chỉ là đánh đập,
hành hạ, ngược đãi, đe dọa bằng dao hoặc vũ khí mà cịn là hành vi cố ý khác
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng người khác. Bạo lực về vật chất là hành vi
chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản
riêng.
Trong khi đó vi phạm pháp luật cũng có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi
bạo lực học đường, nó cũng có thể xuất phát từ chính yếu tố bạo lực học đường


4

hoặc là các hành vi khác từ bên ngoài như đánh nhau, trộm cắp, vi phạm an tồn
giao thơng, ma túy, thuốc lá, rượu bia, buôn bán sử dụng pháo nổ…
1.4. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và vi phạm pháp luật
Thứ nhất, ảnh hưởng của môi trường xã hội. Tác động tiêu cực của
internet, game bạo lực, văn hóa phẩm xấu, hiện tượng suy thối đạo đức và
những hành vi bạo lực trong phim ảnh, xã hội, gia đình đã vơ hình đã dạy học
sinh cách cư xử bạo lực và được chúng mang vào trường học.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật hiệu quả chưa
cao; Chưa thật sự quan tâm nhiều đối với những học sinh cá biệt.
Thứ ba, từ phía gia đình. Một số gia đình thiếu trách nhiệm, bng lỏng
quản lý con cái hoặc nuông chiều con quá mức. Có những gia đình có hồn cảnh
đặc biệt, bố mẹ ly hôn, cờ bạc, cãi nhau trước mặt con cái… nên ngay từ nhỏ đã
tiêm nhiễm vào các em những hành vi bạo lực từ đó dẫn đến những hành vi vi

phạm pháp luật.
Thứ tư, từ chính bản thân người chưa thành niên. Do đặc điểm tâm sinh lí
lứa tuổi, nhân cách và tâm lý chưa hoàn thiện, thể chất phát triển mạnh mẽ, tâm
sinh lý thay đổi, dễ nổi nóng gây ra những hành động bộc phát, dễ bị lơi kéo,
gây kích động, muốn thể hiện mình, có khi dùng bạo lực xem như một cách nổi
trội khác với bạn bè…
Thứ năm, những năm gần đây đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến tất cả
các mặt kinh tế - xã hội trong đó có cả hoạt động giáo dục. Nhiều thời gian các
nhà trường phải chuyển từ hình thức dạy học trực tiếp sang hoạt động dạy học
trực tuyến, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến việc tổ chức các hình thức tổ chức dạy
học trong đó có hoạt động giáo dục phòng, chống bạo lực học đường và vi phạm
pháp luật.
1.5. Hậu quả của bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong học
sinh
Thứ nhất, ảnh hưởng đến những học sinh bị hại. Các em phải chịu tổn
thương về thể xác, tinh thần. Những trường hợp nhẹ là thâm tím người, nặng
hơn là gây ra những thương tích, đau lịng hơn là có thể cướp đi sinh mạng để lại
những tổn thất lớn cho gia đình, bạn bè, người thân. Những em bị bị bạo lực có
tâm lý sợ hãi, hoang mang, chán nản, lo âu…dần dần bị stress, gây nên bệnh
trầm cảm, dẫn đến thiếu ăn, thiếu ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học
tập.
Thứ hai, ảnh hưởng đến gia đình. Những gia đình có con em bị bạo lực,
gây ra bạo lực và vi phạm pháp luật sẽ xáo trộn, cảm thấy bất an, mất tiền của để
chăm sóc người bị hại, có trường hợp người thân can ngăn cũng bị thương tích,
thiệt mạng.
Thứ ba, ảnh hưởng đến tương lai của chính các em gây ra bạo lực và vi
phạm pháp luật. Các em cũng chịu ảnh hưởng về sức khỏe, tâm lí, thậm chí có
thể nhận kỷ luật đuổi học, tù tội…
Thứ tư, ảnh hưởng đến nhà trường. Hành vi bạo lực và vi phạm pháp luật
không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà cịn khiến khơng khí trường học trở

nên nặng nề, bất an, ảnh hưởng đến thành tích, danh dự của trường cũng như các
thầy cô giáo.


5

Thứ năm, ảnh hưởng đến xã hội. Bạo lực học đường và vi phạm pháp luật
trong học sinh đã càng làm xấu đi những nét văn hóa truyền thống của xã hội,
một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội.
1.6. Thực tế cơng tác giáo dục phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo
lực học đường ở trường THPT Lê Lợi
Trong những năm gần đây, đi đôi với việc phấn đấu nâng cao chất lượng
học tập của học sinh, trường THPT Lê Lợi luôn chú trọng đến công tác giáo dục
phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường để tạo môi trường thuận
lợi cho các em học tập và rèn luyện. Công tác phối hợp giữa nhà trường với gia
đình học sinh, với các lực lượng bên ngoài ngày càng được coi trọng. Chi bộ nhà
trường thường xuyên quan tâm, chỉ đạo Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể
trong nhà trường xây dựng các kế hoạch, đề ra các giải pháp và phối hợp thực
hiện để có thể mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt BGH nhà trường đã xây
dựng, ban hành, chỉ đạo rất sát sao thông qua hệ thống các văn bản, hướng dẫn,
kế hoạch như:
- Kế hoạch số: 104/KH-THPT ngày 29 tháng 8 năm 2019 Về chương trình
hành động phịng, chống bạo lực học đường giai đoạn 2019- 2021.
- Kế hoạch số: 82/KH-THPT ngày 11 tháng 6 năm 2020 về tăng cường các
biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an tồn trường học, an tồn giao thơng và
phịng, chống tai nạn thương tích, đuối nước.
- Kế hoạch số: 89/KH-THPT ngày 22 tháng 6 năm 2020 Triển khai thực
hiện Kế hoạch số 824/KH-SGDĐT ngày 27/5/2020 của Sở GD&ĐT Quảng Trị
về tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
- Kế hoạch số: 139/KH-THPT ngày 31/8/2020 về Triển khai thực hiện kế

hoạch số 824/KH-SGDĐT về thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg về tăng cường
giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh.
- Quyết định số 176/QĐ-THPT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về việc kiện
tồn tổ tư vấn tâm lí học đường năm học 2020-2021.
- Kế hoạch số: 177/KH-THPT ngày 22 tháng 9 năm 2020 về kế hoạch hoạt
động tư vấn tâm lí học đường năm học 2020-2021.
- Quyết định số 225/QĐ-THPT ngày 19 tháng 11 năm 2020 ban hành nội
quy dành cho học sinh.
- Kế hoạch số: 229/KH-THPT ngày 24 tháng 11 năm 2020 về phòng ngừa,
hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em của Trường THPT Lê Lợi giai
đoạn 2020 – 2025
- Kế hoạch số: 70/KH-THPT ngày 01 tháng 3 năm 2021 về triển khai thực
hiện Phong trào thi đua bảo đảm trật tự, an tồn giao thơng giai đoạn 2021 –
2025.
- Kế hoạch số: 81/KH-THPT ngày 12 tháng 3 năm 2021 về tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2021
- Kế hoạch số: 205/KH-THPT ngày 27 tháng 5 năm 2021 về triển khai
Tháng hành động vì trẻ em năm 2021
- Kế hoạch số: 311/KH-THPT ngày 25 tháng 8 năm 2021 về tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục pháp luật năm học 2021-2022


6

- Kế hoạch số: 312/KH-THPT ngày 25 tháng 8 năm 2021 triển khai nhiệm
vụ và phối hợp với các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật năm học 2021-2022
- Kế hoạch số: 400/KH-THPT ngày 20 tháng 9 năm 2021 thực hiện cơng
tác phịng chống mua bán người, phòng, chống xâm hại trẻ em và phòng, chống
tội phạm vi phạm pháp luật liên quan đến người dưới 18 tuối giai đoạn 20212025.

- Quy định về việc khen thưởng và kỷ luật học sinh năm học 2020-2021 số
235/QĐ-THPT ngày 30/11/2020.
Nhờ vậy, công tác giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học
đường của học sinh đã được cải thiện đáng kể, tỷ lệ học sinh vi phạm pháp luật
và bạo lực học đường có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện giáo dục phòng, chống vi phạm pháp
luật và bạo lực học đường trên thực tế còn gặp khơng ít khó khăn như: Cơ sở vật
chất vẫn cịn thiếu một số hạng mục để bảo đảm an toàn cho học sinh; công tác
tuyên truyền bị hạn chế do thời lượng bị cắt giảm cho các hoạt động khác và ảnh
hưởng của dịch bệnh Covid-19; việc tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động
trải nghiệm cho học sinh thiếu cả về khơng gian, thời gian và kinh phí tổ chức;
Sự tham gia phối hợp của các lực lượng xã hội với nhà trường vẫn còn những
hạn chế.
2. Một số biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học
đường trong đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê lợi
2.1. Ban chấp hành Đồn trường nắm vững tình hình thực tiễn
Muốn tổ chức giáo dục tốt cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo
lực học đường, trước hết những đồng chí làm trong Ban thường vụ, Ban chấp
hành Đoàn trường phải nắm chắc những quan điểm chỉ đạo của Đoàn cấp trên
về các hoạt động phong trào trong năm học, mục tiêu giáo dục của nhà trường,
đội ngũ giáo viên làm cơng tác Đồn, đặc biệt là tình hình đặc điểm cụ thể của
từng chi đồn mà mình quản lí. Cụ thể trong năm học 2021-2022, trường THPT
Lê Lợi có:
- Tổng số học sinh: 1309
- Tổng số đoàn viên: 939
+ Đoàn viên giáo viên: 28
+ Đoàn viên học sinh: 911
+ Đảng viên sinh hoạt Đoàn: 12
- Tổng số chi đoàn: 35 (34 chi đoàn học sinh, 01 chi đoàn giáo viên)
- Tổng số lớp: 34

- Đội cờ đỏ và trực an tồn giao thơng: 34
- Cụ thể các khối lớp
Khối lớp
10
11
12

Số học sinh
416
421
472

Đoàn viên
117
330
464

Số lớp
11
11
12


7

Với những số liệu trên các đồng chí trong Ban thường vụ họp bàn và đưa ra
những kế hoạch hoạt động trong năm học cho phù hợp với đặc điểm tình hình
của nhà trường.
2.2. Thực hiện cơng tác tư vấn tâm lý để bảo đảm đoàn viên, thanh niên
được phát triển toàn diện, lành mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần

- Ngay từ đầu năm học dưới sự chỉ đạo của BGH nhà trường, BCH đoàn
trường đã triển khai các hoạt động tư vấn, tổ chức chương trình tư vấn như “Tập
huấn cho cán bộ, giáo viên về kỹ năng tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh trong
bối cảnh dịch bệnh Covid-19” do đồng chí Trần Thị Thanh Hương – Chi đoàn
giáo viên phụ trách với 4 chuyên đề về nâng cao kỹ năng tư vấn cho giáo viên
chủ nhiệm và các thành viên tổ tư vấn, bao gồm: Nhận diện những vấn đề tâm lý
học sinh phổ thông trong đại dịch Covid-19; Hướng dẫn kỹ năng tư vấn hỗ trợ
tâm lý cho học sinh trong đại dịch Covid-19 và sau khi quay lại trường học;
Nguy cơ tổn thương tâm lý trên không gian mạng và những phương thức giáo
viên, phụ huynh tư vấn hỗ trợ; Hướng dẫn các kỹ thuật cân bằng cơng việc và
gia đình cho cán bộ, giáo viên. Tiếp thu từ những kiến thức này, giáo viên chủ
nhiệm và tổ tư vấn sẽ lựa chọn những kiến thức phù hợp để lồng ghép vào việc
tư vấn cho học sinh, từ đó góp phần phịng ngừa được những diễn biến tâm lý
lệch lạc có thể dẫn đến bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong đoàn viên,
thanh niên.

(Đ/C Trần Thị Thanh Hương – Chi đoàn giáo viên: Báo cáo các chuyên đề trong buổi
tập huấn Tư vấn, hỗ trợ tâm lý học sinh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19)

- Tổ “Tư vấn tâm lý học đường” mà nòng cốt là các đồng chí trong ban
chấp hành đồn trường và GVCN thường xun theo dõi, nắm bắt tư tưởng tâm
sinh lý của học sinh nhằm có những hỗ trợ tâm lý nhanh nhất, kịp thời giúp học
sinh vượt qua các tình huống khó khăn, vướng mắc, các mâu thuẫn cần giải
quyết để tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc khơng đáng có có thể xảy ra.
Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 tổ “Tư vấn tâm lý học đường” đã nhận được
5 lá thư từ hịm thư góp ý, nhận được 7 tin nhắn trực tiếp từ học sinh đến các
thành viên tổ tư vấn và góp ý, giải quyết 5 sự việc, mâu thuẫn của học sinh có
nguy cơ dẫn đến bạo lực học đường.



8

2.3. Tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, hoạt động trải nghiệm sáng
tạo nhằm giúp đoàn viên, thanh niên giải trí sau giờ học, giảm áp lực từ việc
học hành, tránh xa các tệ nạn xã hội.
BCH Đoàn trường đã chủ động xây dựng các kế hoạch và tổ chức, phát
động nhiều hoạt động sinh hoạt tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo,
tham gia các cuộc thi bổ ích nhằm giúp các đồn viên, thanh niên giải trí, giảm
áp lực học hành đồng thời tránh xa các tụ điểm, các hoạt động thiếu lành mạnh
bên ngoài dễ dẫn tới bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội và bạo lực học đường.
Trong học kỳ 1 năm học 2021-2022 BCH Đoàn trường đã tổ chức và phát động
một số cuộc thi, hoạt động nổi bật như:
Tham gia chiến dịch truyền thông "Trend anti covid - áo xanh hành động
đẩy lùi covid"
- Tham gia cuộc thi "Tinh hoa Việt Nam"
- Tham gia dự thi Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh"
- Tổ chức diễn đàn "Ý tưởng khởi nghiệp trong thanh niên trường học".
- Tổ chức diễn đàn " Hiến kế nâng cao chất lượng Bí thư chi đồn".
- Tham gia cuộc thi "Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng".
- Tổ chức chuyên đề "chung tay bảo vệ thế hệ trẻ khỏi hiểm hoạ ma túy".
- Tổ chức cuộc thi thiết kế sản phẩm chúc mừng 20/11.
- Tổ chức chương trình Hưởng ứng ngày thế giới tưởng niệm các nạn nhân
tử vong do tai nạn giao thông năm 2021.
- Tổ chức chuyên đề Hưởng ứng tháng hành động quốc gia phòng chống
HIV/AIDS năm 2021.
- Thành lập CLB lý luận trẻ, thành lập CLB đồ họa.
- Tổ chức cuộc thi " Học sinh - sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp" cấp
trường
- Tổ chức cuộc thi viết "Những kỉ niệm sâu sắc về thầy cô mà mái trường"…

2.4. Thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật trên các trang mạng xã hội
như zalo, facebook bằng các hình thức như: đăng tải các quy định pháp luật,
xây dựng các câu chuyện, tiểu phẩm pháp luật, các tình huống pháp luật…
Thơng qua trang fanpage facebook Đồn trường THPT Lê Lợi, các nhóm
messenger điều hành: Bí thư, lớp trưởng, cờ đỏ… BCH Đoàn trường và ban
biên tập đã liên tục đăng tải các nội dung liên quan đến giáo dục pháp luật và
các nội dung liên quan đến các kĩ năng phòng, chống bạo lực học đường.
2.5. Mở thêm những “sân chơi” bổ ích, giúp học sinh có cơ hội được tiếp
xúc với các quy định của pháp luật, nhằm nâng cao ý thức, hạn chế các hành
vi vi phạm pháp luật nói chung và các hành vi vi pháp pháp luật liên quan
đến bạo lực học đường nói riêng như:
Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật trực tuyến, tổ chức các “phiên tòa giả
định”; riêng trong năm 2021 BCH Đoàn trường THPT Lê Lợi phối hợp với Chi
đồn Tịa án nhân dân thành phố Đơng Hà lần đầu tiên tổ chức một phiên tòa
lưu động trong trường học đã có ảnh hưởng rất tích cực đến việc giáo dục học
sinh tránh xa tệ nạn buôn bán, tàng chữ trái phép chất ma túy...


9

2.6. Tổ chức cho đoàn viên thanh niên ký cam kết không vi phạm các nội
dung liên quan đến bạo lực học đường và vi phạm pháp luật
Dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Đoàn trường đã tổ chức cho đoàn viên,
thanh niên ký các cam kết về các nội dung liên quan đến phòng, chống vi phạm
pháp luật và bạo lực học đường như:
- Cam kết xây dựng trường đạt tiêu chuẩn “An toàn về an ninh, trật tự” năm học
2021-2022.
- Cam kết chấp hành các quy định pháp luật về an tồn giao thơng;

phịng chống ma túy, tệ nạn xã hội; đảm bảo an ninh trật tự, an tồn trường

học, phịng chống bạo lực học đường; thực hiện nghiêm túc nội dung về quản
lý, sử dụng pháo và Luật An ninh mạng năm học 2021-2022.
- Cam kết thực hiện Mơ hình “Trường học văn minh, học sinh thân thiện,
không tệ nạn xã hội”.
2.7. Thành lập đội cờ đỏ và xây dựng mơ hình “Cổng trường an tồn
giao thơng” nhằm giúp đồn viên, thanh niên chấp hành đúng nội quy của
nhà trường và đảm bảo trật tự an tồn giao thơng
Nhằm nâng cao hiểu biết, tạo ý thức tự giác chấp hành pháp luật, xây dựng
nét văn hóa trong đồn viên thanh niên khi tham gia giao thơng; phát huy vai trị
xung kích của đồn viên thanh niên trong cơng tác bảo đảm trật tự an tồn giao
thơng (ATGT) nhằm góp phần giảm thiểu về số vụ, số người chết và số người bị
thương do tai nạn giao thơng. Đồn trường THPT Lê Lợi phối hợp cùng với nhà
trường đã thành lập Đội cờ đỏ và ATGT với mơ hình “Cổng trường ATGT” của
trường Lê Lợi với 68 đoàn viên tham gia.
Nhiệm vụ của Đội cờ đỏ và ATGT là đảm bảo an tồn giao thơng tại cổng
trường vào những giờ cao điểm. Các thành viên trong Đội cờ đỏ và ATGT sẽ
hướng dẫn giao thơng cho đồn viên, thanh niên đi đúng làn đường, dừng đỗ xe
đúng nơi quy định, không làm ách tắc giao thông ở khu vực cổng trường trong
giờ cao điểm (đầu buổi học và giờ tan học). Tổ chức cho đoàn viên thanh niên
ký cam kết không vi phạm trật tự, ATGT. Vận động học sinh không điều khiển
xe mô tô, xe gắn máy và các loại tương tự như xe mô tô, xe gắn máy khi chưa
đủ tuổi theo quy định. Các thành viên trong Đội cờ đỏ và ATGT sẽ có mặt trước
cổng trường trước giờ cao điểm 15 phút kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những
trường hợp đoàn viên thanh niên vi phạm về ATGT và an ninh học đường đồng
thời tổng hợp để đưa vào đánh giá thi đua các lớp trong tuần.
Chính nhờ vào sự hướng dẫn, giám sát của Đội cờ đỏ và ATGT với mơ
hình “Cổng trường ATGT” mà đoàn viên, thanh niên trường THPT Lê Lợi đã có
ý thức chấp hành luật ATGT, tình trạng vi phạm luật ATGT của đoàn viên thanh
niên như đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, chở người quá quy định đã giảm rất
nhiều.

2.8. Tăng cường sự phối hợp giữa Đoàn trường với giáo viên chủ nhiệm
Giáo viên chủ nhiệm (GVCN) lớp là giáo viên của nhà trường được Hiệu
trưởng phân cơng làm cơng tác quản lí, giáo dục học sinh của một lớp tại đơn vị.
GVCN là cầu nối giữa Ban giám hiệu, các tổ chức trong nhà trường, các giáo
viên bộ môn với tập thể học sinh lớp chủ nhiệm. Nói cách khác, GVCN là người
đại diện hai phía, một mặt đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường,


10

mặt khác đại diện cho tập thể học sinh. Do đó, GVCN là người quản lí tồn diện
lớp học, nắm vững những đặc điểm cụ thể về học sinh lớp chủ nhiệm như: Hoàn
cảnh và những thay đổi, những tác động của gia đình đến học sinh. Hiểu biết
những đặc điểm của từng em học sinh (về sức khỏe, sinh lý, trình độ nhận thức,
năng lực hoạt động, năng khiếu, sở thích, nguyện vọng, quan hệ xã hội, bạn
bè…). Nắm vững mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục cấp học, lớp học và
khả năng thực hiện, kết quả của lớp phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi
mặc (học tập, rèn luyện đạo đức, thể dục thể thao, văn nghệ và các hoạt động
khác…). Khi đại diện cho các lực lượng giáo dục của nhà trường, GVCN có
trách nhiệm truyền đạt tới học sinh của lớp mình phụ trách tất cả những yêu cầu,
kế hoạch giáo dục của nhà trường. Khi đại diện cho tập thể lớp mình phụ trách,
GVCN là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của từng học sinh trong lớp phản
ánh với Ban giám hiệu, với các tổ chức trong nhà trường và với các giáo viên bộ
mơn.
Chính vì vậy, để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, GVCN phải tăng cường
sự phối hợp với Đoàn trường để nắm bắt chủ trương, kế hoạch chung của Đồn
lồng ghép triển khai, tun truyền, đơn đốc thực hiện trong tiết sinh hoạt chủ
nhiệm. Trong trường THPT Lê Lợi, Đồn trường cịn có nhiệm vụ quản lí về
mức độ chuyên cần, nề nếp tác phong, an tồn giao thơng, an ninh học đường, tư
vấn tâm lý…. Do vậy, GVCN có thể thơng qua tổ chức Đồn để nắm bắt rõ hơn

về đặc điểm tình hình của học sinh lớp mình. Sự phối hợp này giúp GVCN kịp
thời uốn nắn, xử lý những sai phạm về đạo đức, về nề nếp tác phong, các hành vi
có thể dẫn đến bạo lực học đường hoặc vi phạm pháp luật …Thơng qua sự phối
hợp thiết thực này góp phần giáo dục tồn diện cho học sinh, trong đó có phòng
chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường cho học sinh, hoàn thành mục
tiêu giáo dục đề ra.
Để sự phối hợp giữa GVCN với Đoàn trường ngày càng chặt chẽ hơn,
không chỉ GVCN chủ động nắm bắt mọi chủ trương, kế hoạch của Đồn mà cịn
chủ động chia sẻ, tham mưu cho Đoàn trường những ý kiến để hoạt động phong
trào cũng như việc quản lí đồn viên, thanh niên đạt hiệu quả cao hơn. Chính từ
nguồn thơng tin của GVCN chia sẽ, phản ánh sẽ giúp cho Ban chấp hành, Ban
thường vụ Đồn trường có những điều chỉnh hoạt động phong trào và tư vấn tâm
lý, An ninh học đường, An tồn giao thơng phù hợp với điều kiện thực tế hơn.
Tuy nhiên, sự phối hợp này khơng chỉ một phía GVCN mà phải cịn có sự
chủ động của các đồng chí làm trong cơng tác Đồn trường. Nếu làm cơng tác
Đồn mà điều hành cứng nhắc, theo kiểu ra văn bản, chỉ thị từ xa thì tất yếu
phong trào Đồn khơng thể phát triển đúng thực chất dù có đầu tư tốt đến đâu.
Do đó, người làm cơng tác Đồn cần phải linh hoạt, sáng tạo, khéo léo trong
cách triển khai kế hoạch của đoàn viên, thanh niên trong Chi đồn mà GVCN
quản lí. Như vậy GVCN và Đoàn trường phải tăng cường sự phối hợp để đạt
được mục tiêu giáo dục mà nhà trường đã đề ra.


11

2.9. Phối hợp với các lực lượng ngoài nhà trường như: Ban đại diện cha
mẹ học sinh, công an phường Đơng Lễ, cơng an thành phố Đơng Hà, chi
đồnkết nghĩa PC02 (công an tỉnh Quảng Trị)…
- Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh: Đoàn trường cử đại diện làm việc
với Ban đại diện cha mẹ học sinh để kêu gọi tạo điều kiện về thời gian cho con

em họ được tham gia các hoạt động bổ ích của Đồn trường. Gia đình phải có
trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát các đồ dùng học tập, sách vở của các em trước
khi đến trường, không cho các em mang theo hung khí, khơng cho các em sử
dụng xe máy phân khối lớn đến trường khi chưa có giấy phép lái xe. Thực hiện
kí cam kết thực hiện nội quy giữa nhà trường và gia đình ngay từ đầu năm học.
- Đối với công an phường Đông Lễ, công an thành phố Đơng Hà: Đồn
trường đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cơng an để quản lí, giáo dục luật
an tồn giao thơng và an ninh học đường cho đồn viên thanh niên trong tồn
trường thơng qua những việc làm cụ thể, thiết thực như:
+ Thường xuyên tổ chức các chun đề để mời các đồng chí cơng an tun
truyền cho đồn viên thanh niên về tình hình an tồn giao thơng và an ninh trật
tự xã hội của địa phương.
+ Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng cơng an để kịp thời nắm bắt và có
biện pháp ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về an tồn
giao thơng và an ninh học đường.
- Phối hợp với chi đồn kết nghĩa PC02 – cơng an tỉnh thực hiện mơ hình
“Đồng hành cùng học sinh” nhằm giúp đỡ, kèm cặp thêm các em học sinh chậm
tiến bộ, các em học sinh có hồn cảnh đặc biệt.
Thơng qua sự phối hợp với các lực lượng ngồi nhà trường, Đoàn trường
THPT Lê Lợi đã kịp thời nắm bắt, ngăn chặn được những hành vi vi phạm luật
an tồn giao thơng và an ninh học đường của đồn viên, thanh niên trong nhà
trường. Điều đó đã góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục của nhà trường đề ra.
3. Tính mới của sáng kiến
Phịng, chống bạo lực học đường và vi phạm pháp luật trong học sinh là
vấn đề khơng cịn mới và hầu như đều có trong các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên,
trên cơ sở phát huy những biện pháp và thế mạnh của công tác giáo dục phòng,
chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường cho đoàn viên, thanh niên trường
THPT Lê Lợi những năm học trước, phân tích đúng thực trạng thì bản thân tôi
đã vận dụng tổng thể 9 biện pháp nói trên đặc biệt là việc tham mưu, góp ý cùng
với ban giám hiệu nhà trường để xây dựng các kế hoạch giáo dục phòng chống

vi phạm pháp luật và bạo lực học đường đồng thời chủ động xây dựng, triển
khai các kế hoạch, hoạt động cho đoàn viên, thanh niên phù hợp với thực tế hơn,
góp phần tích cực vào việc làm giảm bớt tình trạng bạo lực học đường và vi
phạm pháp luật trong học sinh nhà trường trong năm học 2021-2022 .
4. Tính thực tiễn của sáng kiến
Với chức năng, nhiệm vụ của đoàn trường được chi bộ, ban giám hiệu giao
phó, cùng với việc phân tích đúng thực trạng tình hình thực tế từ đó đề ra được
các biện pháp nâng cao hiệu quả giáo dục phòng, chống vi phạm pháp luật và
bạo lực học đường của đoàn trường THPT Lê Lợi được áp dụng phù hợp với đối
tượng học sinh, đúng chức năng nhiệm vụ của đoàn thanh niên đã được áp dụng


12

trong năm học 2021-2022 mang lại hiệu quả tích cực trong cơng tác giáo dục
phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường cho học sinh góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
5. Hiệu quả của sáng kiến
Đoàn trường đã chủ động hơn trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch
hoạt động, các hoạt động đều bám sát sự chỉ đạo của Đoàn cấp trên, Chi bộ, Ban
giám hiệu, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng ngoài nhà trường nên
hiệu quả hoạt động tốt hơn. Đã làm chuyển biến một cách tích cực trong cơng
tác phịng chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường nói riêng và đạo đức
học sinh nói chung.
THỐNG KÊ CÁC VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Học kỳ 1 năm học 2020-2021 và học kỳ 1 năm học 2021-2022
Số vụ việc Số vụ việc
xích
xích mích Sơ HS vi Số HS sử

SL HS bị
mích, gây
trên
phạm
dụng
kỷ luật
gổ trực
mạng xã
ATGT
thuốc lá
tiếp
hội
NĂM
HỌC
10
03
03
04
3
2020 - 2021
NĂM
HỌC
08
02
01
02
0
2021 - 2022
Thông qua các số liệu thống kê có thể thấy rằng, số lượng các vụ việc liên
quan đến vi phạm pháp luật và bạo lực học đường khi so sánh giữa học kỳ 1

năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022 đều có xu hướng ngày càng giảm,
cụ thể: Số lượng học sinh bị xử lý kỷ luật do vi phạm giảm 02 học sinh; số vụ
việc xích mích, gây gổ trực tiếp có thể dẫn tới bạo lực học đường giảm 01; số vụ
việc xích mích trên mạng xã hội có nguy cơ dẫn tới bạo lực học đường giảm 02;
số học sinh vi phạm ATGT giảm 02; số học sinh sử dụng thuốc lá giảm 03.
THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM
Học kỳ 1 Năm học 2020 – 2021 và học kỳ 1 năm học 2021 - 2022
TRUNG
TỐT
KHÁ
YẾU

BÌNH
SỐ
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL TL
NĂM HỌC
1336 1043 78.07% 264 19.76% 24 1.80% 5
0.37%
2020 - 2021
NĂM HỌC
1309 1027 78.46% 255 19.25% 28 2.14% 2
0.15%
2021 - 2022
Theo thống kê về chất lượng xếp loại hạnh kiểm khi so sánh giữa học kỳ 1

năm học 2020-2021 và học kỳ 1 năm học 2021-2022 cũng có sự chuyển biến rõ
rệt do có số học sinh vi phạm giảm: Tỉ lệ Tốt tăng 0,39%, tỉ lệ Yếu do bị kỷ luật
liên quan đến các vi phạm giảm 03 học sinh, tương đương 0,22%.


13

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trường học không chỉ là nơi truyền thụ kiến thức cho học sinh mà còn là
nơi để giáo dục, rèn luyện đạo đức cho các em, góp phần hình thành nhân cách
của những con người mới, những chủ nhân tương lai của đất nước vừa có đức
vừa có tài, lại vừa hồng vừa chuyên để có thể đưa đất nước ta ngày càng phát
triển.
Cơng tác phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường của đoàn
trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh hiện nay là một vấn
đề hết sức cần thiết, góp phần đắc lực vào cơng tác quản lí, giáo dục của nhà
trường. Nhận thức được điều đó, những người làm cơng tác Đồn ln ln tự
hồn thiện mình về tư duy, phong cách làm việc để hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao.
Trên cơ sở nghiên cứu về lí luận và thực tiễn trong cơng tác giáo dục đạo
đức nói chung và phịng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường nói
riêng đối với học sinh trong trường THPT Lê Lợi, tôi xin đề xuất một số giải
pháp nâng cao việc phòng, chống vi phạm pháp luật và bạo lực học đường của
đoàn trường nhằm nâng cao hiệu quả rèn luyện và giáo dục học sinh, bước đầu
thực hiện và đạt được những kết quả nhất định. Tuy rằng đây chưa phải là những
giải pháp tối ưu nhưng với mong muốn chia sẻ, trao đổi cùng q thầy, cơ để
bản thân có thể hoàn thiện đề tài và phát huy những kết quả đạt được trong thời
gian tới.
2. Kiến nghị

- Đối với Đoàn trường: Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phong trào để
làm tốt cơng tác vận động, tập hợp đồn viên, thanh niên học sinh. Qua đó, nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của các đối tượng học sinh để công tác quản lí, giáo
dục các em đạt hiệu quả cao.
- Đối với giáo viên chủ nhiệm: Cần nâng cao hơn nữa tinh thần trách
nhiệm của mình đối với việc quản lí học sinh, cần tăng cường mối liên hệ với
Đoàn trường để có những biện pháp kịp thời, linh hoạt để xử lí những học sinh
vi phạm.


14

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tham khảo số liệu, tư liệu từ internet.
2. Nội quy dành cho học sinh trường THPT Lê Lợi, năm học 2021-2022.
3. Tiêu chí thi đua học sinh trường THPT Lê Lợi, năm học 2021 – 2022.
4. Báo cáo tổng kết cơng tác Đồn và phong trào thanh niên Đoàn trường
THPT Lê Lợi, năm học 2020-2021.


15

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Quảng Trị, ngày 01 tháng 3 năm 2022
Tôi xin cam đoan đây là Sáng kiến của
mình viết, khơng sao chép nội dung của
người khác.


Đặng Văn Hải



×