Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

skkn phát huy năng lực học sinh sử dụng mô hình, mẫu vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.56 KB, 5 trang )

I. Đặt vấn đề
Dạy học phát triển năng lực và phẩm chất người học là mục tiêu của đổi mới
giáo dục hiện nay. Thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện
giáo dục và đào tạo với nhiệm vụ trọng tâm“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều,
ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở
để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ
học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và
truyền thông trong dạy và học”.
Đổi mới, sáng tạo trong phương pháp dạy học để phát huy năng lực học sinh là
yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong dạy học, nâng cao chất lượng giáo
dục ở các mơn học nói chung và mơn Sinh học nói riêng.
Sinh học là mơn khoa học thực nghiệm. Phương pháp dạy học chủ yếu dựa trên
quan sát, thí nghiệm, thực hành từ đó tìm ra kiến thức, Đổi mới phương pháp đòi hỏi
người giáo viên phải nghiên cứu, xây dựng bài giảng theo hướng lấy học sinh làm
trung tâm, rèn cho học sinh kĩ năng, khả năng quan sát, thí nghiệm, thực hành để qua
đó kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của mỗi học sinh.
Là giáo viên giảng dạy môn Sinh học nhiều năm, với những kinh nghiệm và
trăn trở của bản thân, tơi ln tìm tịi đổi mới phương pháp, áp dụng những kĩ thuật
dạy học mới để có những giờ học sinh động, nhẹ nhàng và hiệu quả nhất phát huy
năng lực học sinh.
II. Mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong
mơn Sinh học
Đổi mới, sáng tạo để tìm tòi áp dụng phương pháp dạy học mới trong các tiết
học, bài học giúp học sinh hình thành các năng lực học tập, tự nhận thức được các
kiến thức, tìm tòi, khám phá thế giới sống, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Môn Sinh học giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên, tự hào với sự phong
phú, đa dạng của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục trách nhiệm của
mỗi công dân phải biết giữ gìn, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của tài nguyên sinh


vật trên Trái Đất.
Với đặc điểm đối tượng học sinh thuộc vùng nông thôn. Môi trường sống của
các em rất gần gũi, gắn bó và thường xuyên được tiếp xúc với tự nhiên như cây cối,
hoa, quả, cảnh quan, các lồi động vật. Chính vì vậy rất thuận lợi cho việc các em học
và tìm hiểu mơn sinh học một cách dễ dàng và sâu sắc nhất. Giúp học sinh biết tự tìm
kiếm thu thập kiến thức, quan sát, suy nghĩ, mơ tả, phân tích, ghi chép thu nhận kiến


thức; tìm hiểu mối quan hệ… thơng qua các mơ hình, mẫu vật; tự mình có thể trình
bày một ý kiến, ý tưởng, quan niệm hay trả lời về một vấn đề độc lập để nâng cao
chất lượng học tập.
Dựa trên những điều kiện đó, trong q trình dạy học tôi luôn tâm đắc và sử
dụng phương pháp dạy học tích cực “Phát huy năng lực học sinh sử dụng mơ hình,
mẫu vật”.
III. Giải pháp cụ thể
Tranh ảnh, mơ hình và mẫu vật là hình vẽ thu nhỏ của một cơ quan, bộ phận cơ
thể hoặc một sinh cảnh theo phương tiện sinh học. Nó có thể mơ phỏng bộc lộ về
hình thái, sinh lí hoặc giải phẫu…mà khơng một loại phương tiện nào thay thế được.
Do đó tranh ảnh và mơ hình mẫu vật vừa là phương tiện trực quan vừa là nguồn tri
thức quan trọng cho bộ môn sinh học. Qua dạy học bằng mơ hình, mẫu vật sẽ phát
huy các năng lực cho học sinh như: tự chủ, tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng
tạo, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực sinh học: nhận thức kiến thức,
tìm tịi khám phá thế giới sống và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
1. Phát huy năng lực nhận diện và lựa chọn mơ hình, mẫu vật cho bài học
Tùy theo u cầu từng bài học, học sinh biết lựa chọn đúng các mơ hình, mẫu vật.
Mơ hình, mẫu vật trực quan gồm:
1.1. Các vật tượng hình: Mơ hình, tranh vẽ, ảnh chụp hoặc sơ đồ, cấu tạo…
Mơ hình: Dùng để thay thế hay bổ sung các mẫu vật tự nhiên đôi khi khơng có
sẵn, hoặc q lớn hay q nhỏ khó quan sát, mơ hình phản ánh được cấu tạo, khái
qt và hình dung được rõ ràng các cấu trúc khơng gian, so với kích thước của mẫu

vật thật, sẽ khắc sâu được kiến thức cho các em. Ví dụ khi dạy sinh học 8 bài về các
cơ quan tiêu hóa ở người, với bài này để tìm kiếm mẫu vật thật là điều không thể nên
việc lựa chọn sử dụng mô hình sẽ là giải pháp tối ưu nhất giúp học sinh có thể nắm rõ
cấu tạo, vị trí cũng như chức năng của từng cơ quan trong hệ tiêu hóa từ đó thấy rõ
vai trị của hệ tiêu hóa đối với cơ thể người. Ngồi ra, giáo viên có thể giao nhiệm vụ
tự làm mơ hình cho học sinh để phát huy được tính tích cực sáng tạo, tìm tịi, hợp tác,
…trong học tập.
1.2. Các vật thật bao gồm: Các mẫu vật tươi (Các loại hoa, Lá, Thủy tức, Sán lá gan,
Giun đất, Giun đũa, Trai sông, Tôm sông, Nhện, Cá chép, Ếch đồng, Châu chấu,
Thằn lằn, tim…của động vật, mẫu ngâm hoặc tiêu bản).
Trong các phương tiện trên thì mẫu vật tươi chiếm ưu điểm hơn cả, nó giúp
học sinh hiểu rõ hình dạng, kích thước thật của đối tượng quan sát, có lúc cịn cho các
em thấy rõ qua cảm giác, xúc giác về tính chất của đối tượng nghiên cứu (độ mềm, độ
cứng, trơn nhẵn hay gồ ghề…)
* Mẫu vật tươi: Loại đồ dùng dạy học này nó đảm bảo hình dạng, kích thước, màu
sắc tự nhiên. Ví dụ: Khi dạy về cấu tạo ngồi của Ếch đồng HS có thể được quan sát
mẫu vật thật từ đó nắm được các bộ phận của ếch phù hợp với chức năng của chúng.


Hoặc khi dạy về đặc điểm bên ngoài của lá -giáo viên cho học sinh tìm hiểu trên vật
thật từ đó giúp học sinh tìm tịi, phát hiện kiến thức và có niềm tin vào khoa học.
* Mẫu vật khơ, ngâm, ép, tiêu bản:Trong thực tế không phải bao giờ cũng có sẵn
các mẫu vật sống mà trong trường hợp này ta phải thay thế mẫu vật thật sống, tươi
bằng các mẫu vật ngâm, ép…Tuy các mẫu vật này không có giá trị bằng các mẫu vật
tươi sống, khơng giữ được các màu sắc tự nhiên, song đây vẫn là mẫu vật thật.
Ví dụ khi dạy bài sinh 7 “Đa dạng sinh học” để chứng minh thế giới động vật rất đa
dạng, phong phú, giáo viên có thể sử dụng các mẫu động vật ép khơ ít gặp ở địa
phương như các loại bướm, bọ que, ….
2. Phát huy năng lực quan sát, mơ tả, phân tích, tổng hợp để thu nhận kiến thức
2.1. Phát huy năng lực quan sát

Quan sát giúp học sinh tự nhận định khái quát vấn đề cần nghiên cứu, phân tích
đặc điểm nội dung kiến thức, khái quát tổng hợp kiến thức thông qua việc thực hiện
các bài tập tổng hợp.
Quan sát cấu tạo hiển vi và chức năng của từng bộ phận, diễn biến thí nghiệm
hoặc theo dõi diễn biến kết quả.
Quan sát rộng ngồi mơi trường thiên nhiên để thu thập thơng tin về thế giới
sinh vật (Đặc điểm, hình thái bên ngồi, môi trường sống; cấu tạo bên trong…)
Kiến thức về các đặc điểm hình thái và cấu tạo bên ngồi của các cơ quan động
vật, thực vật: Muốn giúp HS có thể tự tìm tịi phát hiện ra các kiến thức cần phải tạo
điều kiện cho các em được tự quan sát nhiều đối tượng: mẫu vật thật, tiêu bản, tranh
ảnh, mơ hình ... từ đó vận dụng các thao tác so sánh, phân tích tự tím ra những đặc
điểm chung và riêng, các dấu hiệu bản chất và phân biệt giữa các đối tượng. Cụ thể
trong chương trình sinh học 6 học sinh có thể trực tiếp được quan sát tế bào vảy hành,
thế bào thịt quả cà chua từ đấy tự phát hiện được kiến thức.
Kiến thức về giải phẫu: Ví dụ trong chương trình sinh học 7 HS được tự tay mổ
xẻ các đối tượng hoặc quan sát mẫu mổ sẵn như giun đất, cá,ếch,… từ đó xác định vị
trí thành phần cấu tạo của chúng.
Kiến thức về hoạt động sống hoặc chức năng sinh lý của các cơ quan thực vật
động vật: Cho HS tự tiến hành các thí nghiệm ở lớp hoặc ở nhà, theo dõi các hiện
tượng và kết quả. Cho HS tự phân tích các mối quan hệ nhân quả trong mỗi thí
nghiệm, so sánh ngun nhân và kết quả từ đó tìm ra các kết luận hoặc qui luật
2.2. Quan sát đồng thời kết hợp với mơ tả, phân tích
Mơ tả, phân tích hình thành cho học sinh có thói quen tìm hiểu sự vật hiện
tượng có chiều sâu. Nhiệm vụ của phân tích trước hết HS phải nắm được cấu trúc của
đối tượng cần phân tích:
+ Xác định yếu tố tạo thành đối tượng
+ Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó
+ Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?



+ Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào?
Trên cơ sở đó mà xác định được tính chất, mâu thuẫn nội tại, động lực phát
triển và các vấn đề khác.
Sau khi mô tả, học sinh phải biết tổng hợp: sắp xếp những số liệu, những sự
kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và
khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hồn chỉnh
và thống nhất; giúp học sinh có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích
càng sâu, càng chi tiết thì giúp cho sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ hơn
Ví dụ: Sinh học 6: Bài 36. Tổng kết về cây có hoa
Trước hết học sinh phân tích về cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở cây
xanh có hoa như: Rễ - Thân - Lá - Hoa - Quả - Hạt.
Sau khi phân tích cấu tạo và chức năng của chúng học sinh sẽ xác định được
mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan đó nhờ kỹ năng tổng hợp và kết luận được: Cây
có hoa là một thể thống nhất, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan
khác và tồn bộ cây.
- Hình thức phân tích: Diễn đạt bằng lời, sơ đồ phân tích logic, bảng hệ thống, dưới
dạng tranh, sơ đồ.
Để giúp học sinh thu nhận được kiến thức từ mơ hình và mẫu vật truyền tải,
giáo viên sử dụng một số phương pháp và kĩ thuật dạy học như: Phương pháp dạy
học theo trạm, phương pháp dạy học theo góc, phương pháp dạy học theo dự án,
phương pháp bàn tay nặn bột, giải quyết vấn đề, dạy học hợp tác. Các kĩ thuật dạy
học: Kỹ thuật mảnh ghép, kỹ thuật khăn trải bàn.
IV. Kết quả
Sau khi nghiên cứu và áp dụng phương pháp “Phát huy năng lực học sinh sử
dụng mơ hình, mẫu vật ” trong q trình dạy học, tơi nhận thấy học sinh rất hứng
thú trong mỗi giờ học, hào hứng chuẩn bị bài chu đáo, sơi nổi trong q trình thảo
luận, hợp tác và hiểu vấn đề một cách rất sâu sắc, rất tự nhiên. Các em thường háo
hức khi học giờ sinh học, tích cực tìm hiểu phát hiện kiến thức, tự tin trong trao đổi
và hơn nữa mỗi học sinh đã luôn chủ động nghiên cứu trước bài học, tìm mẫu vật phù
hợp, tìm tịi được những kiến thức mà mơ hình và mẫu vật mang đến.. Từ đó đã xây

dựng một tình u thiên nhiên và ln có ý thức để gìn giữ và bảo vệ nó.
Kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp trên tại trường THCS Võng Xuyên
nơi tôi công tác:
Năm học
Đầu học kỳ I năm học 2019-2020
(121 học sinh khối 7)
Cuối năm học 2019-2020
(121 học sinh khối 7)

Giỏi (%)
15,7%
37,2%

Kết quả
Khá (%) T.Bình (%)
25,6%
47,9%
41,3%

20,7%

Yếu (%)
10,8%
0,8%


V. Kết luận
Môn sinh học giáo dục cho học sinh tình yêu thiên nhiên; tự hào với sự đa
dạng và phong phú của tài nguyên sinh vật Việt Nam, đồng thời giáo dục trách nhiệm
của mỗi công dân là phải giữ gìn, bảo tồn sự đa dạng và phong phú của tài nguyên

sinh vật trên trái đất. Với những giải pháp đã áp dụng trong q trình dạy mơn sinh
học, tôi đã thấy được những kết quả rất cụ thể, những mục tiêu môn học đã đạt được,
năng lực học sinh được thể hiện và hơn thế nữa là niềm u thích của các em với mơn
học. Như vậy đổi mới phương pháp dạy học không phải là lý thuyết gì đó xa xơi mà
mỗi giáo viên chúng ta có thể dựa trên thực tế tại lớp học, đối tượng học sinh để có
những giải pháp phù hợp, hiệu quả nhất.
Trên đây là giải pháp về phương pháp phát huy năng lực sử dụng mơ hình, mẫu
vật trong q trình dạy học môn sinh học. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của Ban giám khảo để quá trình thực hiện và áp dụng trong dạy học đạt hiệu quả
tốt hơn nữa.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA BGH
PHĨ HIỆU TRƯỞNG

Giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Phương Hoa
Đồn Trọng Anh



×