Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

skkn biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III lịch sử 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 54 trang )

`
UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------------

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
BIỆN PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH ÁP
DỤNG CHƯƠNG III – LỊCH SỬ 7

BỘ MÔN: LỊCH SỬ

Năm học 2014 – 2015
1


PHẦN I: THÔNG TIN VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIÊN
1. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm
phát triển năng lực học sinh áp dụng chương III – Lịch sử 7”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Áp dụng biện pháp dạy học nhằm phát
triển năng lực học sinh chương III - Lịch sử 7. Nước Đại Việt thời Trần và dạy
học lịch sử tai di sản văn hóa.
3. Tác giả:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Thu
Nữ
- Sinh ngày: 28/10/1977
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An - Thị xã Chí Linh - Hải
Dương


- Điện thoại: 01697317027.
4. Đồng tác giả:
- Họ và tên: Lê Thị Lụa
Nữ
- Sinh ngày: 17/08/1974
- Trình độ chuyên môn: Đại học
- Chức vụ: Giáo viên
- Đơn vị công tác: Trường THCS Chu Văn An – Chí Linh – Hải Dương
- Điện thoại: 0982740817.
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường THCS Chu Văn An - Thị xã Chí
Linh- Hải Dương.
- Điện thoại: 0986854899
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường THCS Chu Văn An - Thị
xã Chí Linh - Hải Dương.
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trên lớp: Giáo viên, học sinh THCS khối lớp 7, phòng học, máy chiếu,
máy tính, vi deo, các tài liệu, đồ dùng học tập, tranh ảnh các nhân vật lịch sử
minh họa cho bài học…
- Tại di sản: Phương tiện đi lại ô tô, liên hệ ban quản lí di tích, người
thuyết minh, máy quay phim chụp ảnh…
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: năm học 2013-2014.
ĐỒNG TÁC GIẢ TÁC GIẢ (KÝ TÊN)

LÊ THỊ LỤA

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN

NGUYỄN THỊ THU


2


2. TÓM TẮT NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Trong quá trình làm công tác giảng dạy bộ môn Lịch sử trong nhà
trường, bản thân luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học
lịch sử ở trường phổ thông, bởi vì chất lượng bộ môn Lịch sử thấp, học sinh
quay lưng với bộ môn này, nếu có học chỉ mang tính đối phó cho các bài kiểm
tra thi cử mà thôi. Vì thế tôi luôn cải tiến phương pháp dạy học và đã có kết
quả tốt, học sinh có sự hứng thú học tập bộ môn.
Biện pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho
học sinh bộ môn Lịch sử đã được đề cập trong các đợt tập huấn hè của sở giáo
dục và chuyên đề của phòng giáo dục, nhà trường. Giáo viên và học sinh đều
được tiếp cận với nội dung đổi mới và cả phương pháp dạy học đổỉ mới tích
cực, học sinh chủ động hơn trong việc học tập. Giáo viên sử dụng thường
xuyên hình thức tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực cho
học sinh, làm cho người học có thái độ yêu thích học tập bộ môn.
Sáng kiến này của chúng tôi nhằm trao đổi với đồng nghiệp về: “ Biện
pháp tổ chức các hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh
áp dụng chương III - Lịch sử 7”. Góp phần phát triển phong trào đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục ở trường phổ thông hiện nay.
Với sáng kiến này tôi tập trung vào giải quyết điều tra những vấn đề
chủ yếu sau:
1. Thực trạng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay ( có số liệu,
giáo án minh họa 1).
2. Biện pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo định hướng phát
triển năng lực. ( có giáo án minh họa 2)
3. Biện pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng phát
triển năng lực.( có giáo án minh họa 2)
4. Biện pháp dạy học lịch sử tại di sản văn hóa nhằm phát triển năng

lực cho học sinh.(có giáo án minh họa 3, video bài giảng tại thực địa).

3


Điểm mới của sáng kiến.
Sáng kiến đề cập đến các hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực cho
học sinh, vận dụng nhiều phương pháp dạy học mới sáng tạo như tích hợp liên
môn, ứng dụng công nghệ thông tin, bài giảng điện tử, những đoạn vi deo,
những thước phim lịch sử, tức là giáo viên tổ chức các hình thức dạy học đa
dạng, phong phú sáng tạo, đặc biệt chú ý đến các hoạt động tham quan học tập
tại di sản, trải nghiệm sáng tạo. Trong đó giáo viên chủ yếu là người tổ chức,
điều khiển các hoạt động dạy học, học sinh tích cực học tập, chủ động lĩnh hội
tri thức mới. Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao
tiếp, khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
Giá trị của sáng kiến đem lại: Việc thực hiện các biện pháp tổ chức các hoạt
động dạy học phát huy năng lực của học sinh là cần thiết. Đề tài muốn đưa ra
một số biện pháp hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh học
tập Lịch sử, đặc biệt là biện pháp dạy học tại di sản văn hóa. Chúng tôi thấy có
hiệu quả rất cao học sinh được trải nghiệm, được tự tìm hiểu, được khám phá
giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn Lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện
nay. Đó cũng là sự thành công trong công tác dạy học của người thầy.

4


PHÂN II: MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong thực tế giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường trung học cơ sở, qua dự
giờ của các đồng nghiệp tôi thấy đã có chuyển biến trong giảng dạy, các đồng

chí giáo viên đã kết hợp nhiều phương pháp trong dạy học. Trong quá trình
giảng dạy giáo viên đã chú ý đổi mới các hình thức tổ chức dạy học, tích cực
giáo dục nhân cách cho người học qua bộ môn, chú ý bồi dưỡng lòng yêu nước,
yêu lao động và thái độ biết ơn đối với những anh hùng dân tộc, những người
có công đối với làng, với nước. Tuy nhiên tôi nhận thấy các hình thức tổ chức
các hoạt động dạy học chưa phong phú, đa dạng, các hình thức, chưa phát triển
năng lực của học sinh, tổ chức các hoạt động vẫn chỉ tập trung ở trên lớp trong
bốn bức tường, việc tổ chức học tập tại thực địa tại các di sản văn hóa chưa
được chú trọng.
Xuất phát từ thực tế trên, tôi nhận thấy cần thiết phải tiếp tục đổi mới
phương pháp giảng dạy làm sao để dạy tốt bộ môn này? Làm thế nào để học
sinh hứng thú, hăng hái học tập, yêu thích bộ môn? Làm thế nào để thể hiện rõ
chức năng của bộ môn là giáo dục trí tuệ, tư tưởng chính trị, tình cảm đạo đức
… ? Làm thế nào để thực hiện đúng theo tinh thần đổi mới là “lấy học sinh làm
trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó, chúng tôi đã cải tiến
phương pháp dạy học và nhận thấy có hiệu quả rõ rệt, học sinh không chỉ hứng
thú học tập, nhớ kiến thức lâu hơn, biết so sánh, đối chiếu, biết phân tích, đánh
giá các sự kiện lịch sử mà qua đó các em thấy tự hào về lịch sử của đất nước,
của quê hương, biết ơn và trân trọng sự hi sinh, đóng góp của các bậc tiền nhân,
yêu quý giá trị lao động …. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến mà bản thân
mình đã làm, đã áp dụng trong giảng dạy - đó là sáng kiến: “Biện pháp tổ
chức hoạt động dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng
chương III- Lịch sử 7”.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.

5


Môn Lịch sử ở trường trung học cơ sở có vị trí quan trọng trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của học sinh. Môn Lịch sử có vai trò

quan trọng trong quá trình giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, tự hào
về những thành tựu đạt được của nền văn hoá, văn minh của dân tộc và của
nhân loại. Từ đó môn lịch sử giáo dục lòng biết ơn tổ tiên, những anh hùng dân
tộc đã hi sinh xương máu của mình cho nền độc lập của Tổ quốc. Học lịch sử
để học sinh biết rõ quá khứ, hiểu được hiện tại và xây dựng tương lai. Trên cơ
sở đó, cùng với các môn học khác góp phần hình thành nhân cách con người và
góp phần vào những tiến bộ của nhân loại.
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay đã được Đảng ta xác định rõ
“Xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lí tưởng độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của nhân loại, phát
huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam”. Như vậy, dạy - học môn
lịch sử ở trường phổ thông hiện nay thực chất là một quá trình giáo dục nhân
cách học sinh theo mục tiêu, yêu cầu giáo dục nhân cách con người mới trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Để thực hiện mục tiêu trên, trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và
đào tạo đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, đổi mới chương trình sách
giáo khoa bậc trung học cơ sở trong đó có môn lịch sử theo hướng hiện đại,
toàn diện, phù hợp với tình hình mới. Cùng với việc thay đổi nội dung chương
trình sách giáo khoa, phương pháp dạy học cũng tiến hành đổi mới. Trong
những năm gần đây toàn ngành giáo dục đang tích cực tiến hành đổi mới
phương pháp dạy học đặc biệt là đổi mới các hình thức tổ chức dạy học nhằm
phát triển năng lực của học sinh. Theo hướng đổi mới đó, người thầy giữ vai trò
quan trọng trong việc tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ, bổ sung kiến thức cho học
sinh, còn học sinh chủ động tìm tòi, khám phá, khai thác kiến thức và rèn kĩ
năng tư duy.
Chương trình sách giáo khoa lịch sử hiện nay đã chú ý tới tính toàn diện
của lịch sử dân tộc. Chương trình không chỉ chú trọng vào các bài có các cuộc
6



khởi nghĩa, đấu tranh giành độc lập dân tộc mà còn chú ý, đi sâu tìm hiểu đến
các thành tựu trong phát triển kinh tế, xây dựng nền văn hóa dân tộc. Do vậy,
việc giáo dục các truyền thống dân tộc cho học sinh cũng diễn ra một cách
thuận lợi nhưng đòi hỏi giáo viên dạy cần chú ý và tiến hành một cách thường
xuyên, liên tục.
3. Thực trạng của vấn đề dạy học Lịch sử THCS.
3.1 Hình thức dạy học thông thường được sử dụng lớp 7- chương
III. Nước Đại Việt thời Trần.
Trong quá trình dạy học giáo viên cũng đã thường xuyên tổ chức
các hình thức như trên. Tuy nhiên có một số các hình thức dạy học chưa được
giáo viên quan tâm đầu tư để nâng cao hiệu quả như hình thức dạy học tại di
sản, hình thức hướng dẫn học sinh tự học tập ở nhà. Trong các giờ học bình
thường trên lớp, các hoạt động nói trên không được chú ý thậm chí rất nhiều
trường hợp các hoạt động đó còn bị bỏ qua không được thực hiện. Chỉ khi có
các tiết hội giảng hay dự giờ các giáo viên mới chú ý đến việc thiết kế các hoạt
động đó sao cho sinh động, hấp dẫn và tạo hứng thú học tập cho học sinh. Còn
các tiết dạy bình thường các giáo viên sẽ quan tâm và chú trọng nhất là các hoạt
động khai thác kiến thức mới. Tuy nhiên trong các hoạt động khai thác kiến
thức mới thì hiệu quả cũng chưa cao vì giáo viên chỉ quan tâm đến việc sao cho
dạy hết mục, hết bài cho đúng quy định còn hiệu quả thì chưa được giáo viên
chú trọng, đặc biệt còn chưa chú trọng đến phát triển năng lực của học sinh.
Việc tổ chức các buổi học tại thực địa lại ít khả thi hơn do phụ thuộc vào
kinh phí nhà trường hoặc nhóm bộ môn một vài năm mới làm chuyên đề, ngoại
khóa, lúc đó giáo viên và học sinh mới có cơ hội tham quan, học tập. Hay việc
tổ chức sưu tầm tư liệu, làm “báo ảnh” qua các bài, chương, phần học giáo viên
cũng chưa làm được, do vấn đề đầu tư của giáo viên chưa đạt hiệu quả.
Một vấn đề quan trọng nữa đó chính là nhận thức học tập của học sinh,
thường không thích học và tìm hiểu kiến thức Lịch sử, thậm chí có lúc chán
học hoặc học một cách chống đối vì môn sử thường là “môn phụ”.


7


Đồ dùng giảng dạy: chủ yếu lược đồ, bản đồ treo tường, không có
tranh ảnh nhiều tiết không có đồ dùng dạy học như các tiết về kinh tế, xã hội.
Nhiều trường không có hệ thống máy chiếu, lắp đặt ở các phòng học. Học sinh
chỉ được học máy chiếu khi có các thầy cô dự giờ thăm lớp, khi hội giảng, khi
có đoàn kiểm tra, một nhà trường chỉ có một đến hai máy chiếu không được lắp
đặt cố định, không có mạng Internet. Việc tiếp cận với với giáo án điện tử còn
hạn chế đối với nhiều giáo viên nhất là những giáo viên có tuổi.
Phương pháp dạy học chủ yếu là thầy đọc trò chép ghi lại những nội
dung cơ bản trong sách giáo khoa về nhà học thuộc.Việc kiểm tra chủ yếu thiên
về học thuộc lòng các sự kiện lịch sử, chưa vận dụng kiến thức đã học vào giải
quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống
Bản thân giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn lịch sử, không có chuyên
môn đào tạo chính quy, chủ yếu đào tao gốc Văn - Sử,
Vì vậy muốn thay đổi nhận thức và thái độ học tập của học sinh, thì
trước hết các giáo viên phải nâng cao hiệu quả của các hình thức dạy học trong
các tiết học Lịch sử nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Đây cũng là vấn đề
chung mà ngành giáo dục và xã hội đang quan tâm để thấy kết quả khả quan
hơn trong các đợt thi cử, nhưng quan trọng hơn là ý thức đạo đức của thanh
thiếu niên biết về cội nguồn Lịch sử dân tộc như thế nào để biết tự hào và trân
trọng.
GIÁO ÁN MINH HỌA 1
Tiết 22 - Bài 13
NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KỈ XIII (Tiếp theo)
II. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
A.Mục tiêu
1. Kiến thức

HS hiểu được thế kỉ XIII, nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để
xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng, phục hồi và phát triển kinh tế. Do
đó quân đội và quốc phòng của Đại Việt thời đó hùng mạnh, kinh tế phát triển.
2. Tư tưởng
Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng
cố và phát triển đất nước triều Trần.
3. Kỹ năng :
8


Làm quen với phương pháp so sánh.
4. Phát triển năng lực.
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề trình bày được diễn biến của trận đánh
lịch sử,sử dụng ngôn ngữ sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: xác định mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, nhận
xét đánh giá nhân vật lịch sử
B.Thiết bị và đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh trong sách giáo khoa, học sinh sưu tầm thêm tư liệu hình ảnh
C.Tiến trình dạy học
I.Tổ chức lớp
Ngày . ………….. Lớp 7A sĩ số …vắng ….
II. Kiểm tra
1. Bộ máy quan lại thời Trần được tổ chức như thế nào?
2. Pháp luật thời Trần có đặc điểm gì?
III. Bài mới
Nêu vấn đề: Sau khi mới thành lập nhà Trần luôn quan tâm tới việc xây dựng
quân đội và củng cố quốc phòng, chăm lo đến sự phát triển kinh tế của đất
nước.Vậy nhà Trần có những biện pháp như thế nào? Tác dụng của những biện
pháp đó ra sao. Cô cùng các em tìm hiểu nội dung bài học ngày hôm nay.
Hoạt động dạy-học

Nội dung kiến thức
- Giáo viên gọi học sinh đọc sách giáo khoa.
1) Nhà Trần xây dựng
? Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm tới quân đội và củng cố quốc
việc xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.
phòng.
+ Giáo viên: Nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại
xâm (nhất là thời kì đế quốc Mông - Nguyên đang mở
rộng xâm lược).
- Quân đội của nhà Trần
? Tổ chức quân đội của nhà Trần như thế nào.
gồm có cấm quân và
+ Giáo viên:
quân ở các lộ.;ở làng xã
- Cấm quân: đạo quân bảo vệ kinh thành, triều đình, có hương binh ;ngoài ra
nhà vua và chỉ chọn trai tráng khỏe mạnh ở quê hương còn có quân của các
nhà Trần.
vương hầu .
- Quân các lộ: ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền
núi gọi là phiên binh.
? Vì sao nhà Trần chỉ kén chọn những thanh niên
khoẻ mạnh ở quê họ Trần để vào cấm quân.
- Vì để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính,
cấm quân co nhiệm vụ bảo vệ
? Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính
sách và chủ trương nào.
- Chủ trương: Quân lính
+ Giáo viên: Nhân dân ta dưới thời Trần rất chuộng võ cốt tinh không cốt đông.
nghệ, các lò vật được mở khắp nơi, vì vậy quân đội - Chính sách: Ngụ binh ư
thời Trần luôn được học tập binh pháp và luyện tập võ nông ( tiếp tục chính sách

nghệ. Nhà Trần thực hiện chủ trương chọn quân lính của thời Lý).
không thiên về lấy số lượng mà cần những người giỏi.
9


- Sử dụng hình 27 sách giáo khoa để minh chứng cho
việc tăng cường củng cố quốc phòng của triều Trần.
? Bên cạnh việc xây dựng quân đội, nhà Trần đã làm
gì để củng cố quốc phòng?
- Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.
- Vua Trần thường xuyên đi tuần tra việc phòng bị ở
nơi này.
? Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và
giống so với thời Lý.
- Giống:
+ Quân đội gồm hai bộ phận.
+ Được tuyển dụng theo chính sách" ngụ binh ư nông".
- Khác:
+ Cấm quân: Tuyển những người khoẻ mạnh ở quê
hương nhà Trần.
+ Quân đội theo chủ trương:" Cốt tinh nhuệ không cốt
đông".
- Gọi học sinh đọc.
? Chỉ ra những chủ chương ,biện pháp mang tính tích
cực của nhà Trần trong việc phục hồi và phát triển
kinh tế.
? Nhà Trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp.
- Đẩy mạnh khai hoang để mở rộng diện tích sản xuất.
Đắp đê phòng lụt, nạo vét kênh mương.
? Tên của chức quan nhà Trần đặt để trông coi việc

sửa chữa đắp đê.
- Hà đê sứ.
+ giáo viên: Vua Trần hạ lệnh đắp đê từ đầu nguồn các
con sông đến bãi biển. Những người đảm nhiệm chức
Hà đê sứ luôn phải đốc thúc việc đắp đê.
Bên cạnh đó, việc nạo vét các kênh đào được chú trọng
để đảm bảo giao thông tưới tiêu cho đồng ruộng.
? Nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông
nghiệp của nhà Trần.
- Các chủ trương đó rất phù hợp, kịp thời để phát triển
nông nghiệp.
+ Giáo viên: Nhờ các chính sách và cùng với sự cố
gắng của người dân, nông nghiệp thời Trần nhanh
chóng được phục hồi và phát triển.
- Nhà Trần khuyến khích các các xưởng thủ công nha
nước sản xuất các đồ gốm, dệt , chế tạo vũ khí.
? Kể tên các nghề thủ công trong nhân dân.
- Làm gốm, tráng men, đúc đồng, làm giấy...
- Giới thiệu hình 28 sách giáo khoa cho học sinh.
+ Giáo viên: Do vậy, các làng xã mọc lên nhiều
10

2) Phục hồi và phát triển
kinh tế
- Nông nghiệp: Chú trọng
việc khai hoang, đắp đê,
nạo vét kênh mương.

-Thủ công nghiệp, các
xưởng thủ công nhà nước

và nhân dân phục hồi
-Thương nghiệp:chợ mọc
lên ngày càng nhiều .Buôn
bán với nước ngoài cũng
phát triển nhất là ở cảng
Vân Đồn


nơi.Kinh thành Thăng Long đã có tới 61 phường hoạt
động tấp nập.
? Nhận xét về tình hình thủ công nghiệp thời Trần thế
kỉ XIII.
- Đang từng bước được khôi phục và phát triển mạnh,
trình độ ngày càng cao.
Giảng: Việc buôn bán với thương nhân nước ngoài
diễn ra rất sôi nổi ở các cửa biển: Hội Thống, Vân
Đồn.
IV. Củng cố
? Nêu các chủ trương và biện pháp xây dựng quân đội củng cố quốc
phòng của nhà Trần.
? Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm
suy thoái của nhà Lý.
V. Hướng dẫn về nhà
- Làm bài tập trong vở bài tập.
- Học bài trong sách giáo khoa và vở ghi .
- Đọc và tìm hiểu bài14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông
Nguyên .
3.2. Chất lượng bộ môn Lịch sử lớp 7 chương III . Nước Đại Việt thời Trần
Từ hình thức dạy học đó tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng như sau:
Khảo sát chất lượng khi chưa áp dụng 2 hình thức dạy

học.
1. Sự hứng thú học tập bộ môn
Yêu cầu: Hãy đánh dấu (X) vào ô
trống. Em có thích học tập Lịch sử khi
chưa có sự đổi mới phương pháp dạy
học.

Không

2. Khảo sát kiến thức.
Yêu cầu: Câu hỏi trong bản mô tả
chương.
+Trắc nghiệm: Câu 3, câu 4,câu 8,
câu 6.
+ Tự luận:
Thông hiểu: Câu 2
Vận dụng: Câu 4

Kết quả:
- Thích: 3 học sinh
- Không thích: 27 học sinh

Kết quả:
+ 5 em đạt điểm: 7
+10 em đạt điểm: 5- 6,5
+ 15 em đạt điểm: 2- 4,5
Như vậy qua khảo sát với cách dạy học như trên chưa đem lại sự hứng

thú cho học sinh trong dạy học lịch sử chỉ có 5/ 30 học sinh thích học. Đó là lí
11



do mà học sinh chán học bộ môn, hoặc chỉ học để đối phó. Khảo sát về chất
lượng tôi tiến hành rất thấp số học sinh đạt điểm dưới trung bình chiếm 15/ 30
em. Vậy cách dạy học này chưa đem lại hiệu quả cao, cần phải có sự thay đổivề
phương pháp, hình thức dạy học.
4. BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC NHẰM PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH ÁP DỤNG CHƯƠNG III- LỚP 7
4.1. Mục tiêu của chương III. Nước Đại Việt thời Trần
1.Kiến thức: Học sinh cần:
- Biết được quá trình nhà Trần thành lập, những biện pháp để nhà Trần
xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
- Hiểu được về giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc thế kỉ XIII, đánh
tan quân xâm lược Mông - Nguyên, xây dựng và phát triển đất nước đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,
khoa học kĩ thuật, kiến trúc, phát triển hơn so với giai đoạn trước.
- Hiểu được sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV, sự lên ngôi của
nhà Hồ và những cải cách của Hồ Quý Ly.
- Đánh giá công lao của nhà Trần cũng như những tấm gương tiêu biểu
trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên.
2.Tư tưởng:
- Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần đấu tranh bất khuất chống lại kẻ thù
xâm lược. Lòng yêu nước niềm tự hào dân tộc và ý thức kế thừa truyền thống
của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.Kĩ năng
- Biết sử dụng bản đồ trong khi nghe giảng và trả lời câu hỏi, khi tự học
ở nhà.
- Biết phân tích so sánh, đối chiếu diễn biến giữa ba lần kháng chiến, biết
đánh giá một nhân vật lịch sử.
4. Phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ sáng
tạo, giàu hình ảnh.
12


- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các
sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó.
+Phân tích, so sánh đối chiếu giữa ba lần kháng chiến, nhận xét, đánh giá
các nhân vật lịch sử thời Trần Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc
Toản…...
4.2. Bản mô tả của chương III.Nước Đại Việt thời Trần ( thế kỉ XIII-XIV)
CHỦ ĐỀ: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (thế kỉ XIII- XIV)
I. Chuẩn kiến thức kĩ năng hiện hành
- Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII.
+Những nét chính về hoàn cảnh thành lập nhà Trần.
+Tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội thời Trần (quy củ hơn thời Lý),
nông nghiệp (đắp đê, khai hoang), thủ công nghiệp (hình thành các phường hội
ở Thăng Long), thương nghiệp (hình thành nhiều chợ và trung tâm buôn bán),
văn hoá giáo dục thời Trần.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên thế kỉ XIII.
+ Sức mạnh của quân Mông – Nguyên và quyết tâm xâm lược Đại Việt
của chúng.
+ Sự chuẩn bị của quân dân nhà Trần.
+Diễn biến ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
của quân dân nhà Trần theo lược đồ: những trận đánh quyết định như Đông Bộ
Đầu (kháng chiến lần thứ nhất); Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương (kháng
chiến lần thứ hai) và Vân Đồn, Bạch Đằng (kháng chiến lần thứ ba).
+Tinh thần toàn dân đoàn kết, quyết tâm kháng chiến của quân dân thời
Trần qua các sự kiện, nhân vật lịch sử cụ thể, tiêu biểu.
+ Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến

chống quân xâm lược Mông- Nguyên dưới thời Trần.
- Sự suy sụp của nhà Trần và những cải cách của Hồ Quý Ly
+ Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần. Nhà Hồ được thành lập.
+ Các chính sách của Hồ Quý Ly: Cải tổ hàng ngũ quan lại, hạn điền,
hạn nô; bước đầu đánh giá tác động của các chính sách của Hồ Quý Ly.
13


II. Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong
chủ đề
Nội dung

Nước Đại
Việt ở thế kỷ
XIII

Ba lần
kháng chiến
chống quân
xâm
lược
MôngNguyên (thế
kỷ XIII)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng Vận dụng


thấp
- Nêu được bối
Vẽ được sơ Nhận xét
cảnh thành lập đồ bộ máy nhà được
triều đại Trần.
nước
thời những
- Trình bày được Trần.
điểm
những nét chính về
giống
tổ chức bộ máy
nhau và
nhà nước thời
khác nhau
Trần.
về
luật
pháp thời
- Nêu được những
Trần

nét chính về luật
pháp thời Trần.
thời Lý.
Tái hiện được - Giải thích
sự chuẩn bị và quá được nguyên
trình kháng chiến nhân thắng lợi,
của nhà Trần.
ý nghĩa lịch sử.

- Trình bày được
diễn biến ba lần
kháng chiến chống
Mông-Nguyên.

cao
Rút ra
được nhận
xét của bản
thân về bộ
máy
nhà
nước thời
Trần
với
các
triều
đại trước.

Nhận xét
được
về
cách đánh
giặc
của
nhà Trần và
các
nhân
vật lịch sử
tiêu

biểu
của
nhà
Trần.
Nhận xét
được
về
hoạt động
văn
hoá
thời Trần.

Trình bày được
Lý giải được
Sự phát
nét chính sự phát nguyên nhân
triển kinh tế
triển kinh tế, văn sự phát triển
và văn hoá
hóa thời Trần.
nông nghiệp
thời Trần.
thời Trần.
Nêu được sự
Giải
Sự suy sụp
Đánh
thành lập nhà Hồ
thích được
của nhà Trần

giá
nhân
và những cải cách
sự sụp đổ
cuối thế kỷ
vật Hồ Quý
của Hồ Quý Ly.
của
nhà
XIV.
Ly.
Trần.
Định hướng năng lực được hình thành
- Năng lực chung:
+ Năng lực tự học,năng lực giải quyết vấn đề.
+ Năng lực sáng tạo (năng lực tư duy).
+ Năng lực giao tiếp.
+ Năng lực hợp tác.
+ Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông.
14


- Năng lực chuyên biệt:
+ Tái hiện sự kiện, hiện tượng, nhân vật.
+ Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện,
hiện tượng lịch sử với nhau.
+ Thực hành với đồ dùng trực quan.
+ So sánh, phân tích, khái quát hóa.
+ Nhận xét, đánh giá rút ra bài học lịch sử từ những sự kiện, hiện tượng,
vấn đề lịch sử, nhân vật.

+ Vận dụng, liên hệ kiến thức lịch sử đã học để giải quyết những vấn đề
thực tiễn đặt ra.
+ Thông qua sử dụng ngôn ngữ lịch sử thể hiện chính kiến của mình về các
vấn đề lịch sử.
II. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
A. Câu hỏi nhận biết
* Trắc nghiệm: Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa trước ý trả lời đúng
trong các câu sau:
Câu 1: Nhà Trần được thành lập vào năm nào?
A. 1225.
B. 1226.
C. 1227.
D. 1228.
Câu 2: Bộ máy nhà nước thời Trần được chia thành mấy cấp?
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4
Câu 3. Nhà Trần ban hành bộ luật mới với tên gọi là gì?
A. Hình thư.
B. Quốc triều hình luật.
C. Hồng Đức.
D. Hoàng triều luật lệ.
Câu 4. Quân Mông Cổ xâm lược nước ta vào thời gian nào?
A. Tháng 1 năm 1258.
B. Tháng 4 năm 1258.
C. Tháng 6 năm 1258.
D. Cuối năm 1528.
Câu 5. Khi Mông cổ cho sứ giả đến đưa thư dụ hàn vua Trần, thái độ của vua
Trần thế nào?

A. Trả lại thư.
B. Thái độ giảng hoà.
C. Bắt giam vào ngục.
D. Chém đầu sứ giả.
Câu 6. Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian
nào?
A. 1284.
B. 1285.
C. 1286.
D. 1287.
Câu 7. Cuộc kháng chiến lần thứ ba chống quân Nguyên diễn ra vào thời gian
nào?
A. 1284-1288
B. 1286-1287
C. 1286-1288
D. 1287-1288.
Câu 7: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
A. Quân phải đông nước mới mạnh.
B. Quân lính cốt tinh nhuệ không cốt đông.
C. Quân lính vừa đông vừa tinh nhuệ.
D. Quân đội phải văn võ song toàn.
15


Câu 8: Vị vua cuối cùng của nhà Lý là
A. Lý Huệ Tông
B. Lý Cao Tông
C. Lý Anh Tông.
D. Lý Chiêu Hoàng.
Câu 9: “Nếu bệ hạ muốn hàng giặc thì trước hãy chém đầu thần rồi hãy hàng”

câu nói trên là của vị tướng nào thời Trần?
A. Trần Anh Tông.
B. Trần Quốc Tuấn.
C. Trần Khánh Dư.
D. Trần Cảnh.
* Tự luận:
Câu 1. Trình bày những nét chính về sự phát triển kinh tế thời Trần.
Câu 2. Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ
(1258)
Câu 3. Nêu ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông-Nguyên?
B. Câu hỏi thông hiểu
* Trắc nghiệm:
Câu 1. Điền trang là gì?
A. Đất của Công chúa, phò mã do nông nô khai hoang mà có
B. Đất của vua bắt nông dân khai hoang mà có.
C. Đất của địa chủ vương hầu chiếm đoạt của dân.
D. Ruộng đất của nhà nước chia cho nông dân.
Câu 2 Chính sách “hạn điền” tác động mạnh nhất đến giai cấp nào?
A. Địa chủ.
B. Quan lại.
C. Nông dân.
D. Vương hầu quý tộc nhà Trần.
* Tự luận:
Câu 1. Phân tích nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân
Mông-Nguyên?
Câu 2. Vì sao nền nông nghiệp thời Trần lại có sự phát triển?
Câu 3.Kể tên những tấm gương tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống MôngNguyên ?
Câu 4. Kể tên các nhà vua thời Trần gắn với ba lần kháng chiến chống quân
Mông-Nguyên.
C. Câu hỏi vận dụng thấp

Câu 1. Hãy nêu những mặt tiến bộ và hạn chế của cải cách Hồ Quý Ly?
Câu 2. Em hãy nhận xét Hình luật thời Trần so với Hình thư thời Lý?
Câu 3. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà thời Trần, rút ra nhận xét?
Câu 4. Hãy nêu những đường lối chống quân Mông-Nguyên của nhà Trần.
Nhận xét về những đường lối trên.
Câu 5. Vì sao nhà Trần sụp đổ?
D. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Em hãy nhận xét về bộ máy nhà nước thời Trần so với thời Lý
Câu 2. Em hãy nhận xét về các hoạt động văn hoá thời Trần
Câu 3. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của quân dân ta trong
cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên là do tinh thần quyết tân đánh giặc.
Bằng những sự kiến lịch sử em hãy làm rõ nhận định trên?
E. Câu hỏi định hướng năng lực
16


Câu 1.Trần Quốc Tuấn có vai trò to lớn trong cuộc kháng chiến chống quân
Mông - Nguyên. Em hãy viết đoạn văn (20 dòng) nói về công lao to lớn của
ông trong công cuộc bảo vệ đất nước thế kỉ XIII?
Câu 2.Thế kỉ XIII nhà Trần đánh bại kẻ thù hùng mạnh nhất thế giới, có nhiều
tấm gương tiêu biểu.Viết một đoạn văn khoảng 300 từ về một tấm gương tiêu
biểu trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên mà em thích?
Câu3. Hãy nêu những nội dung cải cách chủ yếu của Hồ Quý Ly. Nếu em là
một quan đại thần nhà Hồ em có đồng ý không? Vì sao?
III. GỢI Ý TỔ CHỨC DẠY HỌC
Mức
độ
PP, KT Hình thức
Kiến thức kĩ năng
nhận biết

dạy học
dạy học
- Nêu được bối cảnh thành lập triều
đại Trần.
- Trình bày được những nét chính về
tổ chức bộ máy nhà nước thời Trần.
- Nêu được những nét chính về luật -Giảng
giải.
pháp thời Trần.
Nhận biết
Cá nhân, lớp
- Nêu được sự chuẩn bị kháng chiến -Khai
thác trực
của nhà Trần.
- Trình bày được nét chính sự phát quan.
triển kinh tế, văn hóa thời Trần.
- Nêu được sự thành lập nhà Hồ và
những cải cách của Hồ Quý Ly.
- Kĩ năng giao tiếp
- Học sinh vẽ được sơ đồ bộ máy nhà
nước thời Trần.
- Trình bày được những nét chính diễn
Khai
biến ba lần kháng chiến chống Mông –
thác trực
Nguyên.
quan
- Hiểu được nguyên nhân thắng lợi, ý

nhân,

Thông hiểu
- Nêu vấn
nghĩa lịch sử.
nhóm
đề, trao
- Trình bày được nguyên nhân sự
đổi
đối
phát triển nông nghiệp, thủ công
thoại.
nghiệp, thương nghiệp thời Trần.
- Kĩ năng quan sát, thực hành, kĩ
năng ngôn ngữ, hợp tác.
Vận dụng - Nhận xét về những điểm giống nhau Nêu vấn Nhóm
thấp
và khác nhau về luật pháp thời Trần đề, thảo
và thời Lý.
luận
- Giải thích sự sụp đổ của nhà Trần.
- Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
17


Vận
cao

ngôn ngữ, so sánh, phân tích.
- Rút ra nhận xét của bản thân về bộ
máy nhà nước thời Trần với các triều
đại trước.

- Nhận xét về cách đánh giặc của nhà
dụng Trần.
- Nhận xét về hoạt động văn hoá thời
Trần.
- Đánh giá nhân vật Hồ Quý Ly.
- Kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng
ngôn ngữ, so sánh, phân tích.

- Nêu vấn
đề, tình
huống,
thảo luận
Phân
Nhóm
tích tổng
hợp

Đây là những đơn vị kiến thức quan trọng đã được định hướng rõ ràng
trong bản mô tả. Từ phạm vi kiến thức này, giáo viên có thể lựa chọn những
hình thức phù hợp nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Sau đây là các hình
thức nhằm phát triển năng lực của học sinh áp dụng chương III Lịch sử 7 Nước
Đại Việt thời Trần (thế kỉ XIII- XIV).
4.3. Tiến hành các biện pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của
học sinh áp dụng chương III Lịch sử 7
Trong các hoạt động tìm hiểu kiến thức mới giáo viên cần vận dụng
nhiều hình thức dạy học nhằm phát triển năng lực cho sinh áp dụng chương III
Nước Đại Việt thời Trần để tổ chức, dẫn dắt các em tự mình lĩnh hội và khám
phá ra những tri thức mới. Giáo viên tổ chức ra nhiều hoạt động học tập khác
nhau, đặt học sinh vào trong các hoạt động học đó để các em phải tích cực tìm
hiểu, suy nghĩ và phát hiện ra vấn đề. Giáo viên có thể vận dụng một số hình

thức sau:
4.3.1 Biện pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề theo định hướng
phát triển năng lực.( giáo án 2 minh họa cho hình thức dạy học này)
Giáo viên cần tổ chức cho học sinh giải quyết vấn đề theo trình tự sau:
+ Đề xuất vấn đề cần giải quyết.
+ Lập kế hoạch giải quyết vấn đề.
+ Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề.
+ Kết luận, đánh giá, khẳng định, bác bỏ hay đề xuất vấn đề mới.

18


- Giáo viên nêu vấn đề trước khi bắt đầu một tiết học mới: Đây là hoạt
động rất cần thiết và được chú ý xây dựng để nâng cao hiệu quả vì nếu hoạt
động này có hiệu quả thì sẽ thu hút được sự chú ý và tạo được sự hứng thú cho
học sinh ngay từ đầu tiết học. Giáo viên nên có những cách nêu vấn đề ngắn
gọn nhưng vẫn thật ấn tượng và sâu sắc. Có nhiều cách để nêu vấn đề: dẫn dắt
trực tiếp bắng các câu hỏi gợi mở hay bằng lời dẫn của giáo viên, kể những
mẩu chuyện liên quan, một bài hát, một bài thơ, một bức ảnh hay có thể là
những tình huống có chút hài hước để tạo ấn tượng và thu hút các em…Giáo
viên cần tạo ra hứng thú cho học sinh ngay từ đầu tiết học, học sinh bị cuốn hút
vào vấn đề của bài học đó.
Ví dụ: Khi dạy bài 15: Đời sống văn hóa mục II, cho các em nghe một
đoạn chèo để mở đầu cho một bài học, xua tan đi không khí căng thẳng của tiết
học.
Ví dụ: Khi dạy bài 13: mục I.Nhà Trần thành lập, giáo viên có thể đặt
câu hỏi ở nội dung này các em sẽ được tìm hiểu những vấn đề cơ bản nào?
- Đặt ra nhiều tình huống có vấn đề đứng trước một sự lựa chọn khó
khăn giữa hai hay nhiều phương án giải quyết:
Ví dụ: Khi dạy bài 13 Nhà Trần thành lập, giáo viên có thể đưa ra hai sự

lựa chọn: Một là duy trì nhà Lý. Hai là nhà Trần thành lập, các em có thể đưa
ra sự lựa chọn cho mình và lí giải được vì sao?
Ví dụ : Khi dạy bài 16 Sự suy sụp của nhà Trần giáo viên có thể đặt câu
hỏi? Tại sao đến cuối thế kỉ XIV nhà Trần lại suy yếu? Triều đại nào sẽ trị vì
đất nước thay nhà Trần?
Ví dụ: Khi dạy bài 14. Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên
lần 3.Giáo viên có thể dẫn dắt quân Nguyên kéo vào nước ta theo 2 đường thủy
(Thoát Hoan chỉ huy), đường bộ (do Ô Mã Nhi chỉ huy). Nếu em là người chỉ
huy có nhiệm vụ tiêu diệt 2 cánh quân đó, em sẽ tiêu diệt cánh quân nào trước
vì sao?
- Giáo viên nêu vấn đề bằng hình thức tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm. Chia nhóm thảo luận những vấn đề trọng tâm của bài học và thảo luận
19


vào một vấn đề khó, một học sinh không thể giải quyết được vấn đề mà cần có
sự thảo luận của nhiều học sinh để đưa ra kết quả chính xác.
Ví dụ: Thảo luận: Sự lên ngôi của nhà Trần có điểm gì khác với các
triều đại trước? Sự lên ngôi này hợp lí hay không hợp lí?Vì sao?
Ví dụ: Thảo luận: Bộ máy nhà nước thời Lý so với thời Trần có điểm gì
giống và khác nhau?
Thảo luận: Vì sao nhà Trần sụp đổ.
- Đặt ra những tình huống có vấn đề để học sinh có thể giải quyết trong
thực tiễn.
Ví dụ: Khi dạy bài: Đời sống kinh tế và văn hóa thời Trần mục II, hoạt
động 3 Giáo dục và khoa học kĩ thuật ( lớp 7) giáo viên có thể đưa ra một tình
huống sau:
“Nếu có một vị khách nước ngoài đến Chí Linh có ghé thăm đền thầy giáo
Chu Văn An, là một người dân Chí Linh, em sẽ giới thiệu như thế nào về
người thầy giáo Chu Văn An thời Trần để du khách đó biết”.

- Trong quá trình giảng dạy giáo viên luôn đặt ra những câu hỏi để
nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Đây là một vấn đề mới đang được áp
dụng và bước đầu cho thấy kết quả rất tốt, học sinh được đánh giá bày tỏ quan
điểm của mình một cách thẳng thắn, có những ý kiến các em đưa ra hay và
chính xác.
Ví dụ: Khi dạy bài: Đời sống kinh tế văn hóa thời Trần giáo viên có thể
xây dựng hệ thống các câu hỏi nhằm phát triển năng lực cho học sinh như sau:
Trong xu thế hội nhập hiện nay, sự phát triển như vũ bão của khoa học kĩ
thuật, sự giao thoa của nhiều nền văn hóa các nước, thế hệ trẻ của chúng ta
đang đánh mất dần phong tục tập quán truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Nếu
em là người được quyết định, em có việc làm gì để giữ gìn và phát huy truyền
thống văn hóa đó?
Ví dụ: Khi dạy bài: Đời sống kinh tế văn hóa giáo viên có thể đặt câu
hỏi? Nếu được chọn một hoạt động văn hóa để quảng bá cho du khách nước
ngoài biết, em sẽ chọn hoạt động nào? Vì sao?
20


Như vậy dạy học bằng hình thức nêu vấn đề và giải quyết vấn đề, giúp
các em phát triển rất tốt năng lực của bản thân, các em được lựa chọn nhiều
đáp án khác nhau, có thể là đúng, có thể là sai, nhưng cái quan trọng là các em
được nói, được bày tỏ quan điểm của mình trước thầy cô và bạn bè. Nhiều em
tranh luận bảo vệ phương án của mình đến cùng. Lúc đó thầy cô mới là người
trọng tài để phân xử đúng sai. Đây chính là điểm mới trong phương pháp dạy
học nhằm phát triển năng lực cho học sinh.
4.3.2. Biện pháp dạy học sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng
phát triển năng lực. ( giáo án 2 minh họa cho hình thức dạy học này)
Sử dụng các phương tiện kĩ thuật và công nghệ thông tin gồm: máy
chiếu, máy ghi âm, video, máy tính, rađio…. kết hợp với bảng viết vẫn là
phương tiện sử dụng phổ biến nhất. Khi sử dụng giáo viên cần lưu ý một số

điểm sau:
- Sử dụng hình ảnh phải chính xác phù hợp với mục tiêu, nội dung của
bài học.
- Chú ý sử dụng đúng lúc và chọn vị trí thích hợp nhằm tạo nên hiệu quả
bài học. Tránh lạm dụng sự trình chiếu, làm phân tán sự chú ý của học sinh
trong bài học.
Ví dụ: Bức chân dung Trần Thủ Độ, Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản,
Hồ Ngyên Trừng, Tuệ Tĩnh, Lê Văn Hưu, Hồ Quý Ly…. tạo được biểu tượng
cho học sinh nhớ lâu, khắc sâu kiến thức cho học sinh. Qua đó học sinh có thể
giới thiệu cho du khách nước ngoài về những nhân vật lịch sử thời Trần?.
Ví dụ: Hình ảnh:Tháp Phổ Minh, Thành Tây Đô, Hình đầu rồng men lục,
thạp gốm hoa lâu, gạch đất nung chạm khắc nổi (thế kỉ XIII- XIV).Từ đó em
hãy giới thiệu những nét đặc sắc về nghệ thuật kiến trúc và hội họa thời Trần?
Ví dụ: Sử dụng lược đồ diễn biến cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống
quân Mông Cổ (1258), Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân
Nguyên (1285), lược đồ diễn biến lần thứ ba chống quân Nguyên( 1287-1288),
lược đồ trận chiến sông Bạch đằng năm 1288. Lược đồ khởi nghĩa của nông
dân nửa cuối thế kỉ XIV…. Từ những lược đồ về diễn biến cuộc kháng chiến
21


các em có thể trình bày diễn biến một cuộc kháng chiến, qua đây ta có thể rèn
cho học sinh lựa chọn từ ngữ giàu hình ảnh để truyền tải kiến thức cho người
khác hiểu, rèn kĩ năng diễn đạt tốt cho học sinh trước thầy cô và bạn bè.
- Đưa ra những đoạn video để thay cho lời giáo viên giảng là minh
chứng giúp học sinh dễ hiểu hơn rất nhiều.
Ví dụ: Bài 15. Đời sống kinh tế và văn hóa thời Trần, ta có thể đưa ra
đoạn video về nhà giáo Chu Văn An hoặc video về sự khác nhau giữa hình
rồng thời Trần so với thời Lý.
- Sử dụng công nghệ thông tin để dạy học bằng bằng sơ đồ tư duy hoặc

có thể sử dụng sơ đồ tư duy để củng cố kiến thức, giúp học sinh nắm được kiến
thức cơ bản của bài học ngay trên lớp.
Ví dụ; Khi dạy bài Đời sống kinh tế và văn hóa mục II, có thể dạy bằng
sơ đồ tư duy sau:

Giáo viên có thể tích hợp liên môn giữa môn Lịch sử với môn Mĩ thuật
hướng dẫn các em vẽ lại sơ đồ tư duy có thể đó là cây kiến thức, hình ảnh trực
quan sinh động, các em được học vẽ, nên giáo viên chỉ hướng dẫn các em vẽ rất
đẹp, có trí tưởng tượng tốt, hình dung được tất cả nội dung bài học trên sơ đồ
mà không cần đọc nhiều. Qua một năm thực hiện tôi thấy dạy học tích hợp liên
môn rất có hiệu quả, bài giảng phong phú sâu sắc hơn, không bị lặp kiến thức
giữa bộ môn này với bộ môn khác, góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất
lượng bộ môn.

22


Ví dụ: Khi dạy bài 15 giáo viên cho học sinh vẽ lại nội dung cơ bản của
bài học bằng sơ đồ tư duy.
- Kể những câu truyện lịch sử, những thước phim hoạt hình trong bài
giảng, thu hút được sự chú ý của học sinh, biến các sự kiện lịch sử vốn khô
khan, cứng nhắc thành câu truyện thật hấp dẫn, sinh động học sinh sẽ nhớ lâu.
Ví dụ: Khi dạy bài 12 Đời sống kinh tế văn hóa mục 2 ( lớp 7) giáo viên
có thể kể câu chuyện lí do đưa đến triều Lý xây dựng chùa Một Cột: “Chuyện
kể rằng khi vua về già chưa có con, nên nhà vua thường đến chùa cầu tự. Một
đêm vua mơ thấy đức Phật Quan Âm hiện trên đài hoa sen ở một hồ nước hình
vuông phía Tây thành Thăng Long, tay bế người con trai đưa cho nhà vua…”.
Cũng có thể giáo viên biến tấu phần diễn biến trận đánh dài dằng dặc,
khó nhớ, thành câu chuyện lịch sử. Sử dụng loa cho học sinh nghe lại về trận
chiến đó, hoặc các em có thể viết lại thành câu chuyện. Ví dụ: diễn biến cuộc

kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 3, cho các em viết thành truyện ngắn
500 từ, các em làm rất tốt đã biến khối lượng kiến thức đồ sộ đó thành kết
truyện riêng cho mình.
Có thể kết luận rằng dạy học bằng đồ dùng trực quan có ý nghĩa vô cùng
to lớn, nhất là trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, có
nhiều hình ảnh sinh động, nhiều thước phim lịch sử mà các đạo diễn họ đã dàn
dựng , ta lấy đó giảng cho các em, như vậy các em không phụ thuộc nhiều vào
sách giáo khoa, từ đó các em tự tìm hiểu, khám phá những tri thức cần thiết cho
cuộc sống.
GIÁO ÁN 2: MINH HỌA NỘI DUNG 4.3.1 VÀ 4.3.2
Tiết 28 - Bài 15

Ngày soạn: 17/11/2014

SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ THỜI TRẦN
(Tiếp theo)

II. SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ
A.MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Kiến thức.

23


- Học sinh biết được đời sống văn hoá tinh thần nhân dân ta dưới thời Trần
rất phong phú, đa dạng.
- Hiểu được một nền văn học phong phú đa dạng mang đậm bản sắc dân tộc
làm rạng rỡ cho nền văn hoá Đại Việt.
- Hiểu được giáo dục khoa học kĩ thuật thời Trần đạt tới trình độ cao, nhiều
công trình nghệ thuật tiêu biểu.

- Học sinh nhận xét, so sánh được thành tựu văn hóa thời Trần phát triển hơn
so với thời nhà Lý.
- Học sinh đánh giá được công lao của các nhân vật lịch sử Chu Văn An, Trần
Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng.
2.Tư tưởng.
- Bồi dưỡng ý thức dân tộc và niềm tự hào về một thời kỳ lịch sử có nền văn
hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc.
3.Kĩ năng.
- Giúp học sinh nhìn nhận sự phát triển về xã hội và văn hoá qua phương
pháp so sánh với thời kỳ trước.
- Phân tích đánh giá nhận xét thành tựu văn hoá đặc sắc
4.Phát triển năng lực.
Các năng lực hình

Biểu hiện trong bài giảng

thành
1. Tái hiện lại sự kiện Tái hiện nhân vật lịch sử trong bài giảng Chu Văn An,
hiện tượng nhân vật Trần Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên
lịch sử
2.Thực hành bộ môn

Trừng.
Quan sát tranh ảnh để phát hiện kiến thức, lập bảng
niên biểu những đóng góp của các nhân vật lịch sử,

khai thác kiến thức trong đoạn video bài giảng
3. So sánh, phân tích,
So sánh các nhân vật lịch sử Chu Văn An, Trần
khái quát hóa.


Quốc Tuấn, Lê Văn Hưu, Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên
Trừng, những đóng góp của ông đối với lịch sử dân

4.Vận

dụng

tộc.
kiến
Biết vận dụng kiến thức lịch sử và liên hệ với thực
24


thức để giải quyết vấn tiễn để giải quyết những vấn đề trong cuộc sống: ô
đề thực tiễn.

nhiễm môi trường, tranh chấp biển đảo…..

B.THIẾT BỊ VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1.Thầy.
- Tranh ảnh các thành tựu văn hoá thời Trần: Tranh ảnh Trần Nhân Tông, các
hoạt động về văn hóa hát chèo, múa rối nước, lễ hội, tranh ảnh về Chu Văn An,
Tuệ Tĩnh, Hồ Nguyên Trừng, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhân Tông, Vi deo đền
thờ thầy giáo Chu Văn An, về hình ảnh con rồng thời Trần so với thời Lý, sơ
đồ tư duy củng cố bài học.
2.Trò.
- Đọc và tìm hiểu sách giáo khoa, sách tham khảo, bài viết giới thiệu với du
khách về địa danh lịch sử đền thờ thầy giáo Chu Văn An.
C.TIẾN TRÌNH GIỜ DẠY

I.Tổ chức lớp
Ngày ......................

Lớp 7B sĩ số 30

vắng ……….

II.Kiểm tra bài cũ
III.Bài mới .
Giáo viên cho cả lớp hát một bài « Mái trường mến yêu » - Tích hợp
kiến thức Âm nhạc.
Nêu vấn đề: Ở bài học trước, các em thấy dưới thời Trần mặc dù phải trải
qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm nhưng nền kinh tế rất phát triển.
Vậy trên các lĩnh vực khác như văn hóa giáo dục, khoa học, nghệ thuật như thế
nào? Đó là những nội dung chính mà chúng ta sẽ học hôm nay.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cần đạt
HS theo dõi sgk
1. Đời sống văn hoá(12’)
? Trình bày tình hình phát triển văn hóa - Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ
thời Trần qua sơ đồ sau?
tiên… duy trì , phát triển.
-Tín ngưỡng cổ truyền.
- Đạo Phật, đạo Nho
- Sinh hoạt văn hóa.
-Tập quán.
GV: Thời Trần, các tín ngưỡng cổ truyền
25



×