Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

(SKKN mới NHẤT) một số BIỆN PHÁP GIÁO dục đạo đức học SINH lớp 9 TRONG TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.95 KB, 17 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH LỚP 9
TRONG TRƯỜNG THCS PHONG THẠNH TÂY
I.

ĐẶT VẤN ĐỀ:

*Lí do:
Sinh thời Bác Hồ đã dạy: “Có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó”. Để đáp ứng được mục tiêu
giáo dục đào tạo con người trong thời kì cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
là đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho xã hội; do vậy, công tác giáo dục
đạo đức học sinh trong nhà trường là một nhiệm vụ, yêu cầu hết sức cấp bách và
cần thiết. Việc giáo dục đạo đức học sinh tốt sẽ góp phần tạo ra những con người
có nhân cách, có phẩm chất tốt. Cơng tác giáo dục đạo đức học sinh thông qua
việc giảng dạy trên lớp, các buổi hoạt động ngoại khóa sẽ hình thành cho các em
những kĩ năng, bồi dưỡng nhân cách, từ đó tạo cho các em có thói quen tốt, có
nếp sống văn hóa sẽ đạt hiệu quả cao trong cách ứng xử và giao tiếp hàng ngày.
*Mục đích:
Khi thực hiện sáng kiến giáo dục đạo đức học sinh, bản thân luôn trăn trở
tại sao đạo đức học sinh xuống cấp như thế? Với sáng kiến này, tôi mong muốn
được góp một phần nhỏ vào việc giáo dục đạo đức nhằm cải thiện tình trạng đạo
đức học sinh hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học của nhà trường; học


2

sinh tự điều chỉnh lại những hành vi, lời nói sao cho phù hợp với hoàn cảnh giao
tiếp, phù hợp với lứa tuổi học sinh.
*Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:


Học sinh lớp 9 trường THCS Phong Thạnh Tây;
- Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục đạo đức học sinh trong trường THCS Phong Thạnh Tây.
* Phương pháp nghiên cứu
- Trình bày;
- Nêu ví dụ, tranh ảnh;
- Khảo sát thực tế;
- Dẫn chứng các câu ca dao, các mẩu chuyện.
* Tính mới của đề tài
Ngồi giáo dục học sinh bằng lí lẽ, lời giảng trên lớp, giáo viên có thể
sưu tầm những mẩu chuyện, những hình ảnh có liên quan để giáo dục học sinh.
Có như thế sẽ tác động rất nhiều đến suy nghĩ và nhận thức của học sinh. Từ đó
học sinh dần dần hồn thiện hơn về đạo đức, nhân cách giúp cho giáo viên nâng
cao chất lượng dạy học.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của học sinh hiện nay


3

- Biểu hiện mà học sinh hiện nay thường mắc phải như: Đối với người lớn,
thầy cơ thì nói trống khơng, thiếu lễ phép, bướng bỉnh, nói tục, phát ngơn thiếu
văn hóa. Một sự thật đáng buồn là gặp thầy cô, người lớn trong khuôn viên nhà
trường các em thờ ơ, thiếu lịch sự, chào mà không tỏ thái độ tôn trọng thầy cô,
thậm chí chỉ chào những GV dạy mình thơi. Đối với bạn bè thì ganh tị, nói xấu
qua lại, bè phái gây mất đoàn kết trong lớp, đặc biệt là lãng tránh công việc kêu
người này người kia, không nhận sai trái mà đổ lỗi cho người khác;
- Tinh thần thái độ học tập chưa tốt, một số học sinh thiếu chuyên cần, ham
chơi, tan học không về thường la cà các quán game, bi da. Một số có biểu hiện
gian lận trong học tập, thi cử, thiếu trung thực với cha mẹ, thầy cô, bạn bè;

- Luôn đi chung với những phần tử xấu, những bạn đã nghỉ học, những
người thiếu sự giáo dục của gia đình và nhà trường, học những thói quen xấu,
tính nết xấu. Từ đó cũng ảnh hưởng khơng nhỏ đến đạo đức của bản thân;
- Một phần cũng do thói quen về cách ứng xử của một số bộ phận gia đình
chưa được tốt nên việc giáo dục đạo đức cho các em cịn gặp khó khăn;
- Phụ huynh cịn thờ ơ trước những vi phạm của học sinh, càng ngày học
sinh vi phạm càng nhiều khó mà giáo dục được các em sau này dần dần sẽ ảnh
hưởng đến tương lai của các em;
- Do cha mẹ đi làm ăn xa các em chủ yếu ở nhà với ông bà, cha mẹ không
ở cạnh bên để giáo dục, uốn nắn, nhắc nhở các em nên cũng một phần nào ảnh
hưởng khơng tốt đến cách nói năng, cử chỉ của các em.
2. Biện pháp


4

- Đối với BGH nhà trường: Cần phải xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức
cho học sinh ngay từ đầu năm học trên cơ sở dựa vào thực trạng đạo đức của học
sinh trong nhà trường, tình hình thực tế ở địa phương để định ra nội dung, biện
pháp, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Thành lập một tổ tư vấn trong nhà trường gồm các thầy cơ có kinh
nghiệm để giáo dục, uốn nắm ngay khi các em vi phạm.
- Đối với Đoàn – Đội: Cần xây dựng kế hoạch cụ thể về các hoạt động
trong năm học nhằm thu hút các em tham gia đồng thời nhằm tạo động lực cho
các em trong học tập và rèn luyện (Phong trào hoa điểm 10, phong trào thi đua
giữa các lớp, về nguồn...). Thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, uốn nắn những học
sinh có những biểu hiện đang sa sút về đạo đức, có những hành vi, cử chỉ khơng
tốt với thầy cô, bạn bè,...để kịp thời chấn chỉnh để các em sửa đổi nhằm hoàn
thiện nhân cách cho các em.
- Đối với Giáo viên

* Đối với GVBM:
+ Phải thật sự chuẩn trong giao tiếp, thân thiện với học sinh, biết cách ứng
xử, giải quyết sự việc khoa học và hiệu quả.;
+ Phải cho học sinh thấy được ý nghĩa của việc chào hỏi với mọi người và
sự tôn trọng thầy cô qua giao tiếp. GV phân tích qua các câu ca dao, tục ngữ:
“ Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.


5

“ Chim khơn kêu tiếng rảnh rang
Người khơn nói tiếng dịu dàng dễ nghe”…
+ Tạo cho học sinh biết nói lời cảm ơn, biết tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi;

Hình ảnh em bé biết nhận lỗi và nói lời xin lỗi
+ Tạo cho các em có thói quen tốt khi giao tiếp với người lớn tuổi hơn mình
(đưa bằng 2 tay và nhận bằng 2 tay, khoanh tay gật đầu chào người lớn...) ở bài
Lễ độ (GDCD 6). Đồng thời GV sử dụng những hình ảnh để giáo dục học sinh
trực tiếp ở trên lớp.


6

Hình ảnh em bé đưa 2 tay với người lớn.


7


Hình ảnh em bé lễ phép với ơng bà.
+ Phải không ngừng học tập chuyên môn nghiệp vụ, luôn học hỏi kinh
nghiệm của đồng nghiệp để có biện pháp giáo dục học sinh được tốt hơn. Đặc
biệt là phải thương yêu, gần gũi với học sinh; có trách nhiệm về mọi hành vi
ngôn ngữ, cử chỉ của bản thân đối với học sinh, đồng nghiệp, bản thân là tấm
gương cho HS noi theo.
* Đối với GVCN
+ Đầu năm cần phải sinh hoạt thật kĩ, phân tích nội dung phải thấu đáo để
học sinh hiểu được ý nguyện của GVCN, giải bày những tâm tư, tình cảm để


8

học sinh hiểu và thấy được tầm quan trọng trong vấn đề học tập cũng như trong
tác phong, nề nếp của bản thân thông qua nội quy trường, nội quy lớp;
+ Chủ động phối hợp với GVBM và các Đoàn thể trong nhà trường để có
biện pháp giáo dục kịp thời, hiệu quả tránh những trường hợp xấu xảy ra;
+ Chủ động và thường xuyên liên hệ với gia đình để có hướng uốn nắn,
giáo dục các em theo chiều tích cực để các em có thời gian thay đổi nhằm hồn
thiện bản thân;
+ Tạo cho các em có tính trung thực trong học tập lẫn trong cuộc sống
hàng ngày, biết tự nhận lỗi và dám đối mặt với sự thật. Cần giáo dục và phân
tích cho các em biết Tại sao con người cần phải có tính trung thực? Tính trung
thực có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Để thuyết phục hơn, GVCN có thể
kể những mẩu chuyện về tính trung thực hoặc lồng ghép bài Trung thực (GDCD
7) vào để cho các em thấy được những việc tốt, điều tốt, từ đó sẽ giáo dục các
em và các em sẽ tự suy ngẫm để rút ra bài học cho bản thân;

Hình ảnh quay cóp trong giờ kiểm tra.



9

+ GVCN cần giáo dục cho các em những đức tính tốt như nhặt được của
rơi trả lại cho người đánh rơi, giúp đỡ người khác gặp khó khăn... Có như thế sẽ
tạo cho các em thể hiện tình thương người, đồng cảm, biết chia sẻ với người
khác, dần dần sẽ hồn thiện nhân cách học sinh hơn;

Hình ảnh em bé nhặt được của rơi.

+ Phải hiểu được lứa tuổi học sinh hiện nay đang trong giai đoạn phát
triển tâm sinh lý (cịn gọi là tuổi dậy thì), hiểu được những suy nghĩ, trăn trở của
học sinh và đặc biệt là biết lắng nghe ý kiến của học sinh để có biện pháp giáo


10

dục kịp thời, đúng lúc, đúng chỗ, đúng sự việc thì mới thuyết phục được học
sinh. Có như thế học sinh mới hiểu ra và điều chỉnh lại hành vi của mình, từ đó
sẽ giảm bớt những vi phạm khơng đáng có trong học tập và rèn luyện;
+ GVCN trang bị những tài liệu có trong thư viện để có thể lồng ghép
trong giờ lên lớp hoặc trong giờ sinh hoạt lớp để giáo dục các em có nhiều kỹ
năng sống hơn, từ đó các em sẽ hiểu ra và cần phải làm gì trong thời gian tới
hoặc trong tương lai của các em sau này. (Sách giáo dục kỹ năng sống lớp 9...).
+ GVCN luôn xem học sinh là con em của mình, ln quan tâm, chia sẽ,
chăm sóc và động viên các em mọi lúc khi các em cần. đồng thời tạo một nhóm
zalo giành riêng cho lớp để trao đổi ý kiến khi các em muốn trao đổi. Thậm chí
tâm sự và trao đổi riêng với những em cá biệt qua zalo hoặc trực tiếp ở trường
để giúp các em hiểu hơn về những việc mình đang làm để các em nhận ra lỗi sai
và kịp thời sửa chữa thì kết quả sẽ đạt cao hơn.

* Đối với gia đình:
- Nêu khẩu hiệu: “Cha mẹ là tấm gương để con em noi theo”;
- Cha mẹ thường xuyên theo dõi, uốn nắn, nhắc nhở con em trong học tập
cũng như giáo dục đạo đức cho các em. Có như thế học sinh mới thấy được sự
quan tâm, yêu thương của cha mẹ đối với mình, từ đó sẽ làm cho học sinh ý thức
được trách nhiệm đồng thời khắc phục những hạn chế của bản thân;
- Cha mẹ thường xuyên gần gũi, động viên mỗi bước tiến bộ của con em
nhằm tạo động lực cho các em cố gắng trong học tập lẫn trong cuộc sống để trở
thành người có ích cho xã hội.


11

III. Kết quả
- Trước khi áp dụng (đầu năm)
BẢNG THỐNG KÊ
Năm học

Lớp / Sỉ số.

Những biểu hiện

Những biểu hiện

hành động khơng

lời nói thiếu lễ

tơn trọng của HS


phép của HS

Đầu năm học

9A1 / 33

5 (15,15%)

2 (6,06%)

2021 – 2022

9A2 / 31

10 (32,25%)

6 (1,8%)

- Sau khi áp dụng, tình hình đạo đức học sinh có những chuyển biến tích cực,
các em dần dần ý thức được hành vi, thái độ của mình và kết quả như sau:
BẢNG THỐNG KÊ
Năm học

Lớp / Sỉ số.

Những biểu hiện

Những biểu hiện

hành động khơng


lời nói thiếu lễ

tơn trọng của HS

phép của HS

Cuối năm học

9A1 / 33

1 (3,03%)

0

2021 – 2022

9A2 / 31

3 (9,67%)

1 (3,2%)


12

- Ngoài kết quả năm nay việc giáo dục đạo đức học sinh có phần khởi
sắc, các em đều sửa đổi về hành vi, thái độ của bản thân để hịa nhập vào mơi
trường giáo dục, đồng thời giáo dục các em thành con người có hồi bão, có
khát vọng chân chính, không ngừng vươn lên trong học tập lẫn trong cuộc sống.

IV. Kết luận và đề xuất
1. Kết luận
- Trước thực trạng đạo đức của học sinh hiện nay trong nhà trường có
chiều hướng giảm sút, việc giáo dục đạo đức cho học sinh là vấn đề cấp bách
của xã hội để xây dựng hoàn thiện những giá trị cơ bản của con người Việt Nam
trong thời kì mới;
- Trong phạm vi nghiên cứu vấn đề giáo dục đạo đức học sinh đã giúp
cho đội ngũ giáo viên xác định đúng tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo
đức để có kế hoạch hồn chỉnh, có sự quan tâm đúng mực trong việc giáo dục
học sinh; ngoài việc dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải hết lòng giáo dục các
em phát triển toàn diện cả tài lẫn đức;
- Với kinh nghiệm giảng dạy trong thời gian qua, bản thân cũng cố gắng
học hỏi những kinh nghiệm hay, những kinh nghiệm có ích của các đồng nghiệp
để vận dụng vào giảng dạy đặc biệt là trong giáo dục đạo đức học sinh. Dù như
thế, kinh nghiệm chỉ được viết trong một thời gian ngắn thì khơng tránh những
thiếu sót, rất mong tất cả q thầy cơ đóng góp chân thành để sáng kiến của tơi
được hồn chỉnh hơn có thể áp dụng trong việc giáo dục đạo đức học sinh trong
thời gian tới.


13

2. Đề xuất, kiến nghị
- Nhà trường cần chỉ đạo sát sao các hoạt động giáo dục và đưa ra các
biện pháp nhằm ổn định nề nếp học tập cũng như giáo dục đạo đức học sinh
ngay từ đầu năm học;
- Tạo sân chơi bổ ích cho học sinh trong trường bằng nhiều hình thức
khác nhau như: Hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ, dã ngoại, tìm hiểu di tích lịch
sử ở địa phương …;
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để có hướng giáo dục kịp thời đặc biệt

là giáo dục đạo đức học sinh được tốt hơn.

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT Phong Thạnh Tây, ngày 20/05/2022
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP

NGƯỜI VIẾT

TRƯỜNG

Lê Thị Thu Hằng


14

XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
THỊ XÃ GIÁ RAI



×