GIẢI PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ giáo dục đã ban
hành về việc sửa đổi, bổ sung quy chế đánh giá, xếp loại học sinh … và thực hiện
từ năm 2020-2021, trong đó có sửa đổi về đánh gía kết quả cuối kỳ, cuối năm học
đối với 3 mơn Văn, Tốn và Tiếng Anh đã làm cho vay trị của bộ mơn Tiếng
Anh ngày được nâng cao.
Trước vai trị quan trọng đó, ngành giáo dục đã có những thay đổi về sách
giáo khoa, về phương pháp giảng dạy. Đổi mới phương pháp giáo dục là một đòi
hỏi cấp bách và cơ bản, là một cuộc sống cách mạng trong toàn ngành trong giai
đoạn hiện nay nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
Đổi mới phương pháp dạy học được hiểu là tổ chức các hoạt động tích
cực cho người học. Từ đó khơi dậy và thúc đẩy lịng ham muốn, phát triển
nhu cầu tìm tịi, khám phá, chiếm lĩnh trong tự thân của người học từ đó
phát triển, phát huy khả năng tự học của họ. Trước vấn đề đó người giáo
viên cần phải khơng ngừng tìm tịi khám phá, khai thác, xây dựng hoạt
động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong các giờ
học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh, xây dựng
cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo.
Bên cạnh đó, vấn đề học sinh yếu kém hiện nay cũng được xã hội
quan tâm và tìm giải pháp để khắc phục tình trạng này, để đưa nền giáo dục
đất nước ngày một phát triển tồn diện thì người giáo viên khơng chỉ phải
biết dạy mà cịn phải biết tìm tịi phương pháp nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh yếu kém.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng
Trường THCS Phong Thạnh Tây thuộc vùng nông thôn sâu của Thị xã
Giá Rai. Đa số học sinh đều chăm ngoan, vâng lời thầy cô, tích cực trong
học tập. Bên cạnh đó vẫn cịn một số học sinh thờ ơ với việc học và chưa
xác định rõ mục đích của việc học tập là để làm gì dẫn đến kết quả học tập
yếu kém.
Sau khi kiểm tra chất lượng đầu năm xong, lãnh đạo trường thường
chia ra một lớp điểm sáng và một, hai lớp còn lại là học sinh yếu kém.
Những đối tượng này khơng thích học phụ đạo nên rất khó khăn trong việc
giảng dạy của giáo viên. Hiểu được vấn đề đó và dưới sự chỉ đạo của Phòng
GD&ĐT Giá Rai lãnh đạo trường phân cơng những đồng chí giáo viên có
kinh nghiệm, nhiệt tình để dạy các lớp này.
Năm học 2020-2021 tôi được phân công dạy môn Tiếng Anh khối 8
trong đó cũng có một lớp điểm sáng và một lớp học sinh yếu kém. Qua kết
quả khảo sát đầu năm có đến 62,6% học sinh yếu-kém, tơi đã tìm hiểu và
nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, chỗ yếu của các em để từ đó tìm ra phương
pháp phụ đạo cho phù hợp. Phần lớn các em cho biết khơng thích học phụ
đạo sở dĩ đi học là do nhà trường bắt buột vì thời khóa biểu phụ đạo được
xem như là buổi học chính khóa.
Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác phụ đạo học sinh yếu kém,
tôi nhận thấy muốn nâng dần chất lượng học sinh yếu kém không phải là
chuyện một sớm một chiều mà nó địi hỏi phải có sự kiên nhẫn và lịng
quyết tâm của người giáo viên.
Phụ đạo học sinh yếu kém phải được giáo viên quan tâm nhất là trong
tình hình học tập hiện nay của học sinh, nhưng phụ đạo như thế nào, phương
pháp ra sao thì đó cũng là một vấn đề địi hỏi giáo viên cần phải khơng
ngừng tìm hiểu.
Sau đây tơi xin phân tích một số ngun nhân dẫn đến tình trạng học
sinh yếu kém để từ những nguyên nhân đó có thể tìm ra hướng khắc phục
khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập.
Sau đây tôi xin nêu những thuận lợi, khó khăn dẫn đến tình trạng học
sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 8, để từ đó có thể tìm ra hướng khắc phục
khó khăn giúp học sinh vươn lên trong học tập thông qua sáng kiến kinh
nghiệm sau đây: "Giải pháp giúp đỡ học sinh yếu kém mơn Tiếng Anh
lớp 8"
2. Thuận lợi, Khó khăn
2.1 Thuận lợi
Qua thực tế giảng dạy ở trường THCS Phong Thạnh Tây, tơi nhận thấy
rằng:
- Đa số HS có thái độ học tập rất tốt, rất chăm chỉ và chú ý nghe giảng bài.
- Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin của HS khá cao.
- Giáo viên chúng ta đều nhiệt tình, muốn tìm tịi, sáng tạo trong đổi mới
phương pháp, nhằm tìm ra cách truyền đạt tốt nhất cho bài giảng.
- Công nghệ thông tin, và trang thiết bị giáo dục đều được trang bị đầy đủ
cho các trường nên việc sọan giảng rất dễ dàng và nhanh chóng.
Đối với học sinh lớp 8, các em cũng dần dần có ý thức, động cơ học tập
tương đối cao.
HS có thể nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía: gia đình, nhà trường và xã
hội, bạn bè, các phương tiện thông tin cũng như các trang Webs.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, thân thiện, ln quan tâm giúp đỡ
học sinh đặc biệt là học sinh yếu kém.
2.2. Khó khăn
- Số lượng HS ở các khối lớp cao so với yêu cầu thực tế của đặc thù bộ
môn Tiếng Anh.
- Một số không nhỏ HS yếu kém, thụ động trong hoạt động học tập.
- GV chưa khích lệ, phát huy tính tích cực của những HS có khả năng
trong lớp một cách kịp thời.
- Đối tượng học sinh yếu có những khác biệt về cách nhận thức, hồn cảnh
gia đình học sinh khơng có thời gian cho việc tự học, kinh tế, lười học, sức
khoẻ yếu hoặc thiếu sự quan tâm của cha mẹ,... Những điều này đã ảnh hưởng
nhiều đến vấn đề học tập của học sinh, từ đó dẫn đến các em chán nản việc học,
và hỏng kiến thức.
Mặt khác, học sinh còn bị ảnh hưởng bởi cách truyền thụ trước đây, nên ỷ
lại, lười suy nghĩ, không chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học thì lơ là khơng tập
trung,... làm giảm khả năng tư duy của học sinh.
3. BIỆN PHÁP
3.1. Xây dựng môi trường học tập thân thiện
Sự thân thiện của giáo viên là điều kiện cần để những biện pháp đạt hiệu
quả cao. Thông qua cử chỉ, lời nói, ánh mắt, nụ cười… giáo viên tạo sự gần gũi,
cảm giác an toàn nơi học sinh để các em bày tỏ những khó khăn trong học tập,
trong cuộc sống của bản thân mình.
Giáo viên ln tạo cho bầu khơng khí lớp học thoải mái, nhẹ nhàng, khơng
mắng hoặc dùng lời thiếu tôn trọng với các em, đừng để cho học sinh cảm thấy sợ
giáo viên mà hãy làm cho học sinh thương u và tơn trọng mình.
Có thể dùng các câu nói thơng thường để nhận xét, đánh giá như: good job,
another ones, more ideas…
3.2. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh
Giáo viên phải giáo dục ý thức học tập của học sinh ở bộ mơn mình,
tạo cho học sinh sự hứng thú trong học tập bộ mơn từ đó sẽ giúp cho học
sinh có ý thức vươn lên. Trong mỗi tiết dạy giáo viên nên liên hệ nhiều kiến
thức vào thực tế để học sinh thấy được ứng dụng và tầm quan trọng của môn
học trong thực tiễn.
Giáo viên không nên dùng biện pháp đuổi học sinh ra ngồi khơng
cho học sinh học tiết học đó khi học sinh khơng ngoan, khơng chép bài vì
làm như thế học sinh sẽ khơng được học tiết đó thế là học sinh lại có một
buổi học khơng thu hoạch được gì. Chúng ta phải tìm cách khuyên nhủ,
nhắc nhở học sinh giáo dục ý thức học tập của học sinh hoặc dùng một biện
pháp giáo dục đó chứ đừng đuổi học sinh ra ngồi trong giờ học.
Ví dụ 1: Học sinh Nguyễn Văn A, học lớp 8A2( Lớp yếu kém), khơng
thích học nhưng vì bị gia đình ép buộc đi học nên đến lớp khơng chú ý nghe
giảng mà chỉ lo nói chuyện, làm mất trật tự trong giờ học, kết quả là học
sinh đó học tập kém.
Hướng giải quyết: Trước tiên, Giáo viên bộ mơn trao đổi với chính
học sinh đó để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém của học sinh, đồng
thời hỏi bạn bè của học sinh đó về hồn cảnh gia đình và sinh hoạt của học
sinh. Từ đó giáo viên tìm hiểu được ngun nhân và thường xuyên gần gủi,
khuyên nhủ học sinh về thái độ học tập, tổ chức các trị chơi có lồng ghép
việc giáo dục học sinh về ý thức học tập tốt và ý thức vươn lên trong học
tập, làm cho học sinh nhận thấy tầm quan trọng của việc học. Bên cạnh đó,
giáo viên trao đổi với gia đình, phối hợp với gia đình giáo dục ý thức của
học sinh, khun nhủ gia đình khơng nên q gò ép học sinh mà từ từ hướng
dẫn học sinh học tập, thường xuyên gần gủi giúp đở em để em thấy được sự
quan tâm của gia đình mà phấn đấu.
3.3. Thường xuyên kiểm tra sĩ số
Để nắm được nguyên nhân các em nghỉ học, răn đe đối với các em
nghỉ học nhiều lần trong các buổi phụ đạo không có lý do, động viên đối với
những trường hợp nghỉ có lí do chính đáng, phải kết hợp với GVCN trong
việc theo dõi tỉ lệ chuyên cần của các em. Vì có đi học đều mới có thể lĩnh
hội được kiến thức.
3.4. Kiểm tra vở học của các em vào cuối buổi học
Một số em ý thức học chưa tốt thường không chép bài đầy đủ, khi
nghe hiệu lệnh trống là gấp vỡ lại ra chơi. Giáo viên có thể nhắc nhở ngay
từ đầu giờ khi vào lớp để các em theo dõi và ghi chép đầy đủ nhưng khi có
một dấu hiệu nghi ngờ nào đó thì cuối buổi gọi em đó mang vỡ ghi chép lên
xem, nếu em đó chưa hồn thành thì cho chép bài lại giờ ra chơi. Có như thế
các em mới chép bài đầy đủ.
3.5. Kiểm tra kiến thức cũ trước khi bổ sung kiến thức mới
Vào đầu giờ giáo viên nên hỏi lại kiến thức cũ đã học ở tiết trước và
cho các em 1, 2 câu bài tập để áp dụng, nếu các em làm được thì mới dạy
kiến thức khác. Hay cuối giờ dành khoảng 5 đến 10 phút cho các em kiểm
tra giấy xem các em có lĩnh hội được bài giảng hơm nay khơng. Từ đó có
hướng thích hợp để phụ đạo cho các em tốt hơn.
3.6. Phân công học sinh khá hơn ggips đỡ học sinh yếu kém
Phân công cho học sinh khá hơn thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu, kém
về cách học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức.
Tổ chức kèm cặp, phụ đạo cho các em. Trong các buổi này, tôi chủ yếu
kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu thấy các em chưa
chắc, tôi tiến hành ôn tập củng cố kiến thức để các em nắm vững chắc hơn, nói
chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ
sung, củng cố. Hướng dẫn phương pháp học tập: học bài, làm bài, việc tự học ở
nhà
Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc thực hiện
kế hoạch học tập ở trường và ở nhà.
Khi soạn giáo án phụ đạo cho các em phải chú ý đến những điểm kiến
thức mà các em đã hỏng trong năm học trước và trong năm học này để dần
bổ sung những kiến thức đó cho các em.
Ví dụ: ở bộ mơn Tiếng Anh 8, khi học hết lớp 7 các em đã được học
thì quá khứ đơn nhưng khi giáo viên cho bài tập các em làm khơng đúng,
lúc này giáo viên phải giải thích lại cách dùng của thì này và ghi lại cơng
thức cho các em và cho nhiều ví dụ mẫu để cho các em hiễu rõ và có thể
làm được.
3.7. Giáo viên phải nhiệt tình
Phải xem những học sinh yếu kém như là con, em của mình nhiệt tình
hướng dẫn, giải đáp thắc mắc của các em ngay cả ngoài giờ học làm cho các
em thấy được ích lợi của việc học tập khơng cịn tự ti xem mình là học sinh
yếu kém. Người thầy lúc này phải là một nghệ sĩ biết dùng tình thương kết
hợp với sự hiểu biết về tâm lý và tận dụng khả năng khôn khéo của mình để
tìm được những nét đẹp cịn dấu trong lịng trẻ, những năng lực tiềm ẩn. Đó
chính là những hạt giống tốt, có thể mọc thành cây, cần được chăm sóc kỷ
lưỡng. Phải đến với các em bằng tấm lòng yêu thương, rộng mở, sẵn sàng
lắng nghe chia sẽ với các em những niềm vui nổi buồn và dần uốn nắn
những em chưa ngoan học tập chưa tốt trở thành con ngoan trò giỏi.
* Kết quả đạt được
-
Học sinh yếu kém khảo sát đầu năm học 2020 - 2021:
Yếu
Kém
SL % SL % SL %
Anh văn
39
13 33.3 24 61.5 2 5.1
- Học sinh yếu kém học kỳ I, năm học 2020 - 2021:
Môn
TS
Giỏi
SL %
TB
Khá
TB
Yếu
Kém
SL % SL % SL % SL %
Anh văn 39
6 15.4 22 56.4 13 33.3
- Học sinh yếu kém cuối năm học 2020 - 2021:
Môn
TS
Giỏi
SL %
Khá
SL %
Môn
TS
Anh văn
39
Giỏi
SL %
Khá
SL %
13 33.3
TB
SL
24
%
61.5
Yếu
SL %
2 5.1
Kém
SL %
So sánh cho thấy áp dụng giải pháp này đã mang lại kết quả rất khả quan,
tỷ lệ học sinh yếu kém giảm đáng kể so với đầu năm học.
III. KẾT LUẬN
Trên đây là một số biện pháp mà tôi đã áp dụng để giúp học sinh của mình
có nhiều sự tiến bộ trong học tập ở bộ môn Tiếng Anh lớp 8. Qua q trình thực
hiện tơi đã rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
Để khắc phục tình trạng học sinh yếu kém ta vừa phải cố gắng nâng cao
hiệu quả giảng dạy ở trên lớp vừa phải tăng cường phụ đạo giúp đỡ riêng các học
sinh yếu kém (ngồi giờ chính khóa) theo các nhóm nhỏ cá biệt. Lý do là vì trong
các lớp đồng loạt, dù giáo viên có cố gắng giảng dạy sát ba loại đối tượng đến
đâu đi nữa thì việc truyền thụ kiến thức và luyện tập cũng cần phải được tiến
hành theo trình độ và nhịp chung của cả lớp, nếu quá chú ý đến đối tượng học
sinh yếu, kém thì các em khá giỏi trung bình sẽ buồn chán, khơng muốn học, sinh
ra các ý nghĩ và hành động tiêu cực.
Giáo viên phải là người chịu khó, kiên trì, khơng nản lòng trước sự chậm
tiến của học sinh, phải biết phát hiện ra sự tiến bộ của các em cho dù là rất nhỏ để
kịp thời động viên khuyến khích làm niềm tin cho các em cầu tiến.
Nhà trường cần sắp xếp thời gian học trái buổi của học sinh một cách hợp
lí để giáo viên có thể dễ dàng phụ đạo học sinh yếu kém, tránh tình trạng bị động
về thời gian.
Nhà trường cần chỉ đạo và theo dõi chặt chẽ công tác phụ đạo học
sinh yếu kém, chỉ đạo cho các bộ phận đoàn thể trong nhà trường thực hiện
tốt việc giáo dục ý thức đạo đức, học tập cho các em.
Phát động nhiều phong trào thi đua học tập trong học sinh đồng thời
tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh.
GVCN cần tăng cường công tác giáo dục ý thức học tâp của học sinh,
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để kịp thời uốn nắn các em.
GV bộ mơn phải tìm ra những biện pháp dạy có hiệu quả, thường
xuyên theo dõi học lực của học sinh để so sánh và đánh giá mức tiến bộ của
các em.
Không những chỉ bộ môn Tiếng Anh mà các môn học khác, các giáo viên
nên chú trọng sâu hơn vấn đề chuẩn bị nội dung, phương pháp và hình thức phụ
đạo cho học sinh có tính khơi gợi sự hứng thú để học sinh có thể nắm bắt theo kịp
kiến thức các môn học.
Là một giáo viên, tơi mong muốn cũng được đóng góp, chia sẻ những kinh
nghiệm của mình cùng với các thầy cơ và các bạn đồng nghiệp xây dựng tốt hơn,
hoàn thiện hơn con đường “trồng người của mình” ngày một đi lên và có hiệu
quả cao.
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Phong Thạnh Tây, ngày 15 tháng 5 năm 2021
XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN,
Người viết
GIẢI PHÁP TRƯỜNG
Cao văn Đạm
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
DUYỆT SÁNG KIẾN, GIẢI PHÁP
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
THỊ XÃ