CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số: . . . . . . . . . . . .
Tên sáng kiến
MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HỌC SINH
YẾU KÉM MÔN TIẾNG ANH LỚP 7
Tháng 8/ 2014
1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Mã số: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1. Tên sáng kiến:
Một số giải pháp khắc phục học sinh yếu kém môn Tiếng Anh lớp 7
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Tiếng Anh
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết:
- Trong quá trình giảng dạy để khắc phục học sinh yếu, kém thì công tác
phụ đạo học sinh yếu là một hoạt động bình thường và không thể thiếu được
trong bất kỳ trường Trung học cơ sở nào. Đây chính là một trong những nhiệm
vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường để góp phần giúp cho các học sinh
không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được kiến thức cơ bản của nội dung bài
học. Trường Trung học cơ sở không ngoại lệ nên việc tổ chức các lớp phụ đạo
cho học sinh yếu kém là việc làm thường xuyên chứ không phải phong trào thi
đua.
- Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài này với mong muốn được trình
bày một số biện pháp khắc phục học sinh yếu kém để nâng cao chất lượng dạy
học ở nhà trường hiện nay, tạo cho các em học sinh yếu, kém cảm thấy sự tự tin
trong học môn Tiếng Anh 7, bản thân giáo viên bộ môn có thể quản lý một lớp
học đông học sinh.
*Ưu điểm:
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy của nhà trường ngày
càng đầy đủ, có bộ tranh Tiếng Anh 6 màu mới mua vào năm 2010, khai thác
hợp lý và tận dụng tối đa các tranh ảnh sách giáo khoa để dạy từ vựng, băng,
máy cassette, máy nghe computer, loa, USB, máy chiếu cho việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy và học, sách tham khảo đầy đủ cho giáo viên và học
sinh có sách hướng dẫn học tốt, sách bài tập cơ bản và nâng cao, Internet.
2
- Học sinh có ý thức hơn về tầm quan trọng của bộ môn Tiếng Anh nên
nhiều em cũng có cố gắng học và đầu tư tốt cho bộ môn.
- Nhiều phụ huynh rất quan tâm đến việc học của con em đặt biệt là môn
Tiếng Anh nên tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh trong việc học tập và thực
hành Tiếng Anh.
- Sự tác động của các cuộc thi như thi học sinh giỏi, thi Olympic, thi nhận
học bổng nước ngoài cũng là động lực thúc đẩy việc học Tiếng Anh của học
sinh.
- Bản thân được đào tạo chính quy, sớm được trang bị theo phương pháp
mới theo hướng giao tiếp, thường xuyên được bồi dưỡng chuyên môn, dự hội
giảng cụm, tham gia thi tay nghề.
- Nhà trường thực hiện tốt việc kiểm tra đánh giá học sinh thông qua việc
quản lý đề kiểm tra thông qua ngân hàng đề.
- Nhà trường quản lí tốt việc giáo viên dạy phụ đạo thông qua sổ theo dõi
dạy phụ đạo có giám thị trực kiểm tra.
* Nhược điểm:
- Một số học sinh chưa thực sự tự giác trong học tập, chưa có động cơ học
tập, mất căn bản kiến thức ngay từ lớp dưới, hoặc còn bị ảnh hưởng bởi trò chơi
điện tử, chat trên mạng, chưa tự xây dựng cho mình phương pháp tự học, chưa
dành nhiều thời gian cho việc tực hành tiếng anh hàng ngày, nhiều học sinh
không theo kịp bạn để rồi sinh ra chán học, sợ học.
- Ngoài môn học Tiếng Anh học sinh còn phải học, soạn bài và làm bài
tập những bộ môn khác nên đối với những em không biết phân phối thời gian để
luyện các kỹ năng như nghe, viết, làm bài tập về văn phạm hay học kỹ từ vựng.
- Học sinh ít có môi trường giao tiếp bằng Tiếng Anh nên kỹ năng nói
nghe còn hạn chế.
- Học sinh còn chưa mạnh dạn trong học tập do chưa hiểu sâu, hoặc đọc
chậm, viết chậm, viết sai, không có khả năng vận dụng kiến thức
- Một số học sinh đi học thất thường, ham chơi, không chịu đi học phụ
đạo.
3
- Một bộ phận phụ huynh học sinh chưa thực sự quan tâm việc học của
con em.
- Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy hạn chế nên giáo viên chỉ tập
trung dạy theo giáo án ít thời gian quan tâm đến hết đối tượng học sinh trong
lớp nhất là học sinh yếu, kém.
- Trong quá trình đứng lớp giáo viên đứng lớp đôi lúc chưa xử lý hết các
tình huống trong tiết dạy, chưa động viên, khuyến khích kịp thời khi học sinh có
biểu hiện tích cực dù là rất nhỏ.
- Tiếng Anh là một môn mới mẻ ở nhà trường đối với các em lớp 7.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
- Mục đích của giải pháp:
- Với việc nghiên cứu đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa ra một số
nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng dạy học còn yếu kém và một số giải
pháp để nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh 7 ở trường Trung học cơ
sở. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của người thầy, của nhà trường
để góp phần giúp cho học sinh không theo kịp bạn bè có thể nắm bắt được
những kiến thức cơ bản, nhằm lấp lỗ hỏng kiến thức của học sinh. Bản thân tôi
có thể tự tin hơn trong việc soạn giảng dạy chương trình Tiếng Anh 7.
- Nội dung giải pháp:
- Bản thân tự ý thức thực hiện theo chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, và có biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng dạy và học. Từ đó đã đưa
ra một số giải pháp tích cực sát với thực tế để từng bước nâng cao chất lượng
phụ đạo học sinh yếu kém.
- Qua bước đầu nghiên cứu thực hiện đề tài thấy có một số chuyển biến
trong học sinh, kết quả khảo sát đầu năm 2013 tỉ lệ xếp loại trung bình, yếu kém
khá cao nhưng đến cuối học kì I thì các lớp thống kê thấy tỉ lệ xếp loại yếu,
trung bình có giảm, không có xếp loại kém. Đó là một bước khởi điểm rất thuận
lợi cho việc nghiên cứu đề tài.
- Cách thức thực hiện:
- Từ các thuận lợi khó khăn nói trên, bản thân tôi xin đề xuất một số biện
4
pháp nâng cao chất lượng phụ đạo học sinh có học lực yếu kém như sau:
1. Lựa chọn đối tượng
Trong quá trình giảng dạy, giáo viên bộ môn thường xuyên theo dõi tình
hình học bộ môn của học sinh đễ kịp thời phát hiện những học sinh còn yếu
kém, chưa tiếp thu kịp bài học do năng lực hoặc những học sinh không học tốt
do chưa có phương pháp tự học tốt ở nhà hoặc lười học từ vựng, văn phạm để từ
đó có hướng điều chỉnh việc dạy của mình như hỗ trợ học sinh tiếp thu chậm
bằng cách đặt câu hỏi phù hợp với khả năng của các em hay thường xuyên gọi
các em phát biểu để các em tập dần cách nhanh nhẹn trong ứng đáp, khen ngợi
kịp thời để khích lệ các em. Nếu sau thời gian cố gắng học sinh vẫn chưa tiến bộ
nhiều thì thông qua nhà trường tổ chức phụ đạo bộ môn nhằm giúp các em có
nhiều thời gian và điều kiện để củng cố kiến thức trọng tâm của chương trình
học.
Giáo viên cần phân loại rõ học sinh yếu kém về kỹ năng nào để tập trung
vào giờ dạy hoặc giờ phụ đạo. Giáo viên cần soạn và giảng bài theo đối tượng
học sinh và các bài kỹ năng: Nghe- Nói- Đọc- Viết các bài tập phải phù hợp với
đối tượng học sinh mang ý gợi mở hay gợi ý nhiều hơn và cụ thể hơn cho đối
tượng học sinh yếu kém giúp các em tự tin và hoàn thành tốt các bài tập.
- Lập danh sách học sinh yếu kém có điểm kiểm tra không đạt trung bình
báo cáo cho Tổ trưởng, Phó Hiệu trưởng theo mẫu:
Họ tên học sinh Lớp Biểu hiện yếu kém Con ông, bà Nơi ở
1. Nguyễn Thanh Nhân 7/1
Mê chơi đánh điện tử, phụ
huynh ít quan tâm
Nguyễn Văn Tươi ấp 4- AK
2. Nguyễn Thị Oanh 7/1
Mất căn bản lớp dưới,
lười học.
Nguyễn Văn Dũng ấp 6-AK
3. Lê Thành Phát 7/1
Mất căn bản lớp dưới, hộ
nghèo, cha mất sớm.
Đặng Thị Lệ ấp 2 -AK
4. Phạm Hoàng Phúc 7/1
Lười học, mất căn bản,
viết sai chính tả, mắt yếu.
Phạm Minh Thiện ấp 2- PT
5. Lê Minh Trực 7/1
Mất căn bản do lười học,
mê chơi.
Lê Văn Mười ấp 1-AK
5
6. Trần Ngọc Thành 7/1
Cha mẹ bỏ ở ông nội ít
quan tâm, lười học.
Trần Văn Sang ấp 7- AK
7. Nguyễn Tuấn Kiệt 7/1
Phụ huynh ít quan tâm,
lười học, mê chơi điện tử
Nguyễn Văn Thuậnấp 6- AK
Cách tổ chức thực hiện: Có 8 giải pháp
- Để công tác phụ đạo học sinh yếu kém môn Tiếng Anh 7 đạt kết quả tốt cần
có sự phối hợp tốt giữa nhiều yếu tố:
1. Giải pháp 1 Đối với học sinh:
- Cần nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc học: học là để có kiến thức
cho mình, để làm người, để hòa nhập với cộng đồng, học để lập thân, lập
nghiệp, học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Học sinh đi học phải
chuyên cần, học bài, làm bài chuẩn bị trước khi đến lớp, tích cực tham gia xây
dựng bài, tham gia học phụ đạo, thực hiện tốt đôi bạn cùng tiến. Các em phải có
tinh thần cầu tiến và tự giác trong học tập.
2. Giải pháp 2 Đối với giáo viên bộ môn:
- Đầu năm học khi nhận lớp, qua kiểm tra chất lượng bộ môn và kết quả
năm học trước giáo viên cần biết số lượng học sinh yếu kém cũng như những
em không có điều kiện học tập, mất căn bản từ lớp dưới, có khả năng học nhưng
lười học, phụ huynh ít quan tâm. Giáo viên phân tích nguyên nhân từ đâu? Để
từ đó hướng dẫn cho học sinh phương pháp học tập cũng như cách thức tự học ở
nhà và lập kế hoạch phụ đạo ngoài giời học chính khóa ở trường, chủ động gặp
phụ huynh và cùng phụ huynh tìm ra biện pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó giáo viên bộ môn phải là người hiểu rõ nhất về khả năng và
trình độ học sinh của lớp mình phụ trách trong quá trình giảng dạy giáo viên nên
soạn giảng theo đối tượng học sinh, hướng dẫn kỹ phương pháp học ở trường
cũng như ở nhà, có kế hoạch kiểm tra bài ở lớp và ở nhà. Thể hiện rõ tiến trình
của bài dạy đảm bảo: ôn-giảng-luyện cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Trước các kì thi và kiểm tra giáo viên phải có ngân hàng câu hỏi cho học sinh
6
ôn tập bám sát trọng tâm với chuẩn kiến thức kỹ năng, có kế hoạch cho học tự
ôn ở nhà và tiết tăng ở lớp và giáo viên trực tiếp kiểm tra học sinh yếu kém.
- Trong giảng dạy giáo viên cần xác định trọng tâm bài học, phải có kế
hoạch dạy học cho những học sinh yếu, tránh trường hợp dạy học theo kiểu cào
bằng, em nào cũng như em đó, đặt biệt chú ý giúp đỡ các em học tập còn yếu
kém để các em tiến bộ, và tự giác tham gia công tác phụ đạo học sinh yếu, đánh
giá chất lượng học sinh phải đúng chuẩn kiến thức kỹ năng, đề kiểm tra phải
chính xác, khoa học.
3. Giải pháp 3: Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa phụ huynh học sinh và giáo viên bộ
môn nếu cần thiết, giáo viên bộ môn cần phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tìm
hiểu về việc học của học sinh ở các môn học khác ngoài môn Tiếng Anh hay
điều kiện học tập ở nhà để có hướng hỗ trợ phù hợp nhất. Giáo viên chủ nhiệm
phân công đôi bạn cùng tiến hay ban cán bộ lớp hỗ trợ các bạn học sinh yếu
kém. Có thể thường xuyên kiểm tra bài các học sinh yếu trong giờ 15 phút đầu
giờ hay giờ hái hoa học tập của lớp.
4. Giải pháp 4: Đối với Tổ trưởng chuyên môn:
- Tập hợp danh sách học sinh yếu kém báo cáo cho nhà trường, họp tổ,
họp nhóm chuyên môn tìm ra nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học tự chọn trong
nhà trường theo chủ đề. Nội dung chủ yếu là củng cố kiến thức trọng tâm của
chương trình trong học kì và giúp học sinh có cơ hội tiếp cận với các đa dạng
bài tập ngữ pháp và kỹ năng viết và kỹ năng đọc hiểu. Hình thức dạy có thể theo
lớp hoặc theo đối tượng học sinh: Trung bình, yếu, kém học theo chủ đề bám
sát, khá giỏi theo chủ đề nâng cao, sắp xếp trong thời khóa biểu chính khóa. Tổ
trưởng phải kiểm tra sổ theo dõi phụ đạo của giáo viên bộ môn hàng tháng.
5. Giải pháp 5: Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Tổ chức tốt các hoạt động dạy học và sinh hoạt chuyên môn, thực hiện
tốt việc đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Thực hiện tốt phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực, lập kế hoạch và phân công giáo viên có kinh nghiệm, có tâm
7
huyết theo dạy những đối tượng học sinh yếu kém.
- Có những hình thức khen thưởng đối với học sinh tiến bộ, có nguồn bồi
dưỡng cho giáo viên phụ đạo.
- Thường xuyên phối hợp thật tốt đối với các tổ chức đoàn thể và Ban đại
diện cha mẹ học sinh, đặt biệt là những phụ huynh có con em phải học phụ đạo,
nếu gặp trường hợp học sinh yếu không chịu đi học, Ban giám hiệu, giáo viên
chủ nhiệm, giáo viên bộ môn phải giải thích, thuyết phục cho con em mình đi
học đầy đủ, học sinh học phụ đạo được miễn phí hoàn toàn.
- Thường xuyên kiểm tra việc giáo viên phụ đạo để có kế hoạch điều
chỉnh.
6. Giải pháp 6: Đối với phụ huynh học sinh:
- Phụ huynh phải giúp học sinh có góc học tập, có thời gian biểu, kiểm tra
bài vở, nhắc nhở, động viên các em phải đi học phụ đạo. Có sự kiểm tra và
chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.
- Thường xuyên liên hện với giáo viên chủ nhiệm bằng điện thoại để nắm
bắt tình hình học tập của con em mình, từ đó tìm ra biện pháp tốt nhất cho con
mình học tập.
7. Giải pháp 7: Đối với Ban đại diện phụ huynh:
- Ban đại diện phụ huynh học sinh thường xuyên trao đổi với phụ huynh
có con em yếu để họp bàn về cách khắc phục. Ban đại diện có biện pháp hỗ trợ
về vật chất cho giáo viên, học sinh nếu có từ nguồn xã hội hóa.
8. Giải pháp 8: Thời gian phụ đạo:
- Thời gian phụ đạo thường xuyên, liên tục, tập trung nhiều trong thời
gian hè
- Sáng kiến được áp dụng trong lĩnh vực chuyên môn giảng dạy.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
- Trên đây chỉ là một vài biện pháp để khắc phục học sinh yếu, kém bộ
môn Tiếng Anh 7. Đề tài không chỉ được ứng dụng được cho bộ môn Tiếng Anh
7 mà còn ứng dụng cho môn Tiếng Anh 6, 8, 9 và các bộ môn khác. Hiệu quả
đạt được của các biện pháp trên nhờ vào sự hết sức tế nhị và đòi hỏi có nhiều
8
công sức, sự yêu thương tận tụy và cố gắng của người giáo viên. Đề tài này có
hiệu quả trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh và tất cả
các bộ môn khác trong nhà trường Trung học cơ sở
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng giải pháp:
- Hiệu quả sáng kiến mang lại: Sau một năm học 2013-2014 vận dụng ở
lớp 7/1 về một số biện pháp khắc phục học sinh yếu, kém trong sáng kiến kinh
nghiệm tôi thấy rõ hiệu quả công việc. Đã có 97.1 % học sinh đạt trung bình,
khá, giỏi. Chỉ có 2.9 % học sinh yếu, điều đáng phấn khởi là không có học sinh
kém.
- Kết quả khảo sát đầu năm học 2013
NĂM HỌC GIỎI KHÁ YẾU
2013-2014 15% 20% 47% 18%
- Kết quả học ki I năm học: 2013- 2014
NĂM HỌC GIỎI KHÁ TRUNG BINH YẾU
2013-2014 20% 33% 40,7% 6,3%
- Kết quả cả năm năm học: 2013- 2014
NĂM HỌC GIỎI KHÁ TRUNG BINH YẾU
2013-2014 22.8 % 31.4 % 42.9 % 2.9 %
- Trên đây chỉ là một vài giải pháp để khắc phục học sinh yếu, kém bộ
môn Tiếng Anh 7. Đề tài không chỉ được ứng dụng được cho bộ môn Tiếng Anh
7 mà còn ứng dụng cho môn Tiếng Anh 6, 8, 9 và các bộ môn khác. Hiệu quả
đạt được của các biện pháp trên nhờ vào sự hết sức tế nhị và đòi hỏi có nhiều
công sức, sự yêu thương tận tụy và cố gắng của người giáo viên. Đề tài này có
hiệu quả trong việc cải tiến và nâng cao chất lượng bộ môn Tiếng Anh và tất cả
các bộ môn khác trong nhà trường Trung học cơ sở
Bến Tre, ngày 5 tháng 8 năm 2014
9