Tải bản đầy đủ (.doc) (73 trang)

Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.56 KB, 73 trang )

Bài Luận
Đề Tài:
Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại
xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ
1
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp tốt nghiệp là một giai đoạn không thể thiếu với mỗi
sinh viên, nhằm giúp sinh viên vận dụng kiến thức lý luận đã học vào thực
tiễn, so sánh kiểm nghiệm lý thuyết với thực tiễn và học hỏi thêm những kiến
thức kinh nghiệm được rút ra qua thực tiễn sản xuất để nâng cao được chuyên
môn từ đó giúp sinh viên khi ra trường trở thành một cử nhân nắm trắc được
về lý thuyết giỏi về thực hành và biết vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết vào
thực tế.
Xuất phát từ cơ sở trên, được sự nhất trí của nhà trường, Ban chủ nhiệm
khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn - trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tôi tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Thực trạng và giải
pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ”.
Đến nay bản khoá luận đã hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn
chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn -
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đặc biệt là cô giáo Tống Thị
Thuỳ Dung và thầy giáo Dương Văn Sơn đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm
ơn tới ban lãnh đạo, cán bộ nhân viên UBND xã Yên Sơn, Công ty TNHH
chè Yên Sơn cùng đông đảo bà con nhân dân trên địa bàn xã đã tận tình giúp
đỡ tôi trong thời gian qua.
Do trình độ, kinh nghiệm thực tế bản thân có hạn, thời gian thực tập
không nhiều vì vậy bản khoá luận này không tránh khỏi những sai sót, vì vậy
rất mong được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo, sự đóng góp ý kiến của các
bạn sinh viên để bản khoá luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !


Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2012
Sinh viên


Nguyễn Quảng Bình
2
MỤC LỤC
Trang
: Trách nhiệm hữu hạn 4
: Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) 4
PHẦN 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
PHẦN 3 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá
nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên
quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính
định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng
đồng [1] 20
PHẦN 4 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
* Một số loại sâu, bệnh hại trên nương chè 49
PHẦN 5 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
3
DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải
KN : Khuyến nông
PTNT : Phát triển nông thôn
NN : Nông nghiệp
FAO : Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc
KTCB : Kiến thiết cơ bản
KD : Kinh doanh
UBND : Uỷ ban nhân dân
BVTV : Bảo vệ thực vật
BQ : Bình quân
PRA : Participatory Rural Appraisal (Đánh giá nông thôn có sự
tham gia của người dân)
NXB : Nhà xuất bản
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
IPM : Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp)
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
: Trách nhiệm hữu hạn 4
: Integrated Pest Management (Quản lý dịch hại tổng hợp) 4
PHẦN 1 1
PHẦN 1 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
PHẦN 2 4
PHẦN 2 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
PHẦN 3 19
PHẦN 3 19

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá
nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên
quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính
định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng
đồng [1] 20
Phương pháp PRA: Đánh giá nông thôn có sự tham gia của người
dân (Participatory Rual Appraisal) là một phương pháp đánh giá
nhu cầu ở cộng đồng với sự tham gia của nhiều thành phần có liên
quan. PRA là một hình thái đặc biệt của nghiên cứu mang tính
định lượng được sử dụng để tìm hiểu và thu thập thông tin tại cộng
đồng [1] 20
PHẦN 4 22
PHẦN 4 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
5
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22
* Một số loại sâu, bệnh hại trên nương chè 49
PHẦN 5 55
PHẦN 5 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
6
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ở nước ta, chè là một cây công nghiệp lâu năm, cho sản phẩm trên một
năm từ 8 - 9 lứa, có tính ổn định, mang lại thu nhập khá ổn định cho người
trồng chè, nó thích ứng với các vùng miền núi và trung du phía Bắc, cây chè
giúp chống xói mòn, phủ xanh đất trống đồi trọc, thu hút lao động nhàn rỗi.
Vì vậy, việc phát triển cây chè ở nhiều vùng sẽ góp phần tạo ra của cải vật
chất, tạo ra vùng chuyên sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Nhận thấy được tầm
quan trọng của cây chè nên Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương,
chính sách xác định vị trí vững chắc của cây chè trong nền nông nghiệp nước
ta, bao gồm cả nhu cầu dự trữ và xuất khẩu. Do vậy, cây chè được coi là một
sản phẩm có giá trị cao, góp phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hoá
- hiện đại hoá đất nước.
Hiện nay nhiều nước trên thế giới, chè được coi là thức uống rất cần
thiết, được nhân dân các nước trên thế giới ưa chuộng, thị trường chè ngày
càng được mở rộng và ổn định, cho đến nay trên thế giới có 58 nước nhập
giống chè và phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau như: Trung
Quốc, Việt Nam, Ấn Độ…
Đặc biệt là chè xanh còn có giá trị về dược liệu, chất Tanin trong chè còn
có khả năng chữa trị nhiều bệnh như: Tả, lị, thương hàn, sỏi thận, sỏi bàng
quang, chảy máu dạ dày, có tác dụng lợi tiểu…, Trong chè có chất Catechin
có tác dụng làm vững chắc mao mạch trong cơ thể, có hiệu quả cao trong việc
điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, chất Tanin trong chè còn có tác
dụng chống chất phóng xạ.
Chính bởi những lý do trên mà ngày nay chè là một loại nước uống rất
được ưa chuộng cả ở trong nước và trên thế giới làm cho cây chè trở thành
một cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Theo các chuyên gia về chè thì Việt Nam là một trong những nước có
điều kiện tự nhiên thích hợp cho cây chè phát triển, đặc biệt là các tỉnh trung
du, miền núi như Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Yên Bái…
1
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, nằm

trong khu vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây
Bắc, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa đông lạnh nên nhìn chung khí
hậu của Phú Thọ thuận lợi cho việc phát triển cây trồng đặc biệt là phát triển
cây chè và cây chè đã trở thành một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh
góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cải thiện đời sống người dân.
Yên Sơn là một xã thuộc huyện miền núi đặc biệt khó khăn, người dân
sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và cây công nghiệp, trong đó cây chè giữ
vai trò chủ đạo trong đời sống kinh tế của người dân. Tuy vậy, do nhiều
nguyên nhân cả về sản xuất, chế biến, tiêu thụ, cả về chính sách đầu tư,
khuyến khích phát triển, cây chè vẫn chưa thực sự trở thành một cây công
nghiệp mũi nhọn của tỉnh nói chung và của xã Yên Sơn nói riêng đúng với
tiềm năng sẵn có của nó. Ngoài ra do người sản xuất còn bị ảnh hưởng bởi tư
tưởng tập quán sản xuất truyền thống, lạc hậu, chậm thích ứng với xu thế kinh
tế thị trường, chưa có sự đầu tư thoả đáng cho cây chè, đến nay hầu hết các
diện tích chè của xã được trồng bằng giống từ nhiều chục năm trước đây nên
chất lượng, sản lượng thấp, một số nơi chưa được quan tâm chăm sóc đúng kỹ
thuật vì thế nên giá trị kinh tế còn thấp, khả năng cạnh tranh trên thị trường
kém nhất là thị trường nước ngoài.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn ở xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh
Phú Thọ, để có những cơ sở đánh giá đúng thực trạng và thấy rõ được tồn tại
trong việc phát triển cây chè từ đó đưa ra các giải pháp phát triển sản xuất,
chế biến, tiêu thụ chè ở xã Yên Sơn nhằm tạo ra bước phát triển nhanh vững
chắc cho cây chè trong thời kỳ tới là nhiệm vụ rất quan trọng và cấp thiết. Vì
vậy tôi chọn đề tài:"Thực trạng và giải pháp phát triển chè tại xã Yên Sơn -
huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ".
1.2 Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất chè ở xã Yên Sơn qua các năm, từ đó đề
xuất một số giải pháp chủ yếu cho sự phát triển chè trong những năm tới
đưa chè thực sự trở thành cây trồng có thế mạnh trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của xã Yên Sơn.

2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu thực trạng trồng, chế biến và tiêu thụ chè tại xã Yên Sơn.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế và tác động của việc phát triển chè đến các
vấn đề xã hội.
- Tìm hiểu những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây
chè tại địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển
diện tích cây chè trong những năm tiếp theo.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa trong nghiên cứu khoa học:
- Đề tài là thông tin cơ sở về đặc điểm hiệu quả thu được từ trồng chè ở
xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
+ Ý nghĩa thực tiễn:
- Rút ra được những thông tin cần thiết để thực hiện kế hoạch phát triển
những năm tiếp theo đối với cây chè.
+ Ý nghĩa đối với sinh viên:
- Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên có điều kiện tiếp cận
với thực tế, giúp sinh viên củng cố thêm những kiến thức, kỹ năng đã học.
Đồng thời có cơ hội vận dụng chúng vào sản xuất thực tế.
3
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học
2.1.1 Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất chè
Cây chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Nó là một
loại cây trồng có vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt cũng như phát
triển kinh tế và văn hoá con người, sản xuất chè tạo ra những sản phẩm đáp
ứng nhu cầu giải khát của đông đảo nhân dân ở nhiều quốc gia.
Chè có nhiều Vitamin giúp thanh lọc cơ thể, giải khát, có tác dụng giảm

thiểu một số bệnh thường gặp về máu, do đó chè đã trở thành đồ uống phổ
thông trên thế giới [2]. Tại một số nước thói quen uống nước chè đã tạo thành
một nền văn hóa truyền thống, một tập quán. Hiện nay khoa học tiến bộ đã đi
sâu vào nghiên cứu tìm ra được một số hoạt chất quý có trong cây chè như:
Cafein, Vitamin A, B1 Đặc biệt trong cây chè còn chứa Vitamin C là loại
Vitamin dùng để điều chế thuốc tân dược vì thế chè không những là loại cây
giải khát mà chè còn có tên trong danh sách cây y dược [12].
Đối với nước ta, sản phẩm chè không chỉ thoả mãn nhu cầu trong nước,
mà còn là một mặt hàng xuất khẩu quan trọng tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn,
giúp nước ta có thêm một nguồn ngân sách để đầu tư vào phát triển kinh tế
của đất nước, cải thiện nâng cao mức sống của người dân. Xét ở tầm vĩ mô thì
xuất khẩu chè cũng như xuất khẩu các mặt hàng khác nó là cơ sở để đẩy mạnh
lưu thông buôn bán giữa các nước trong khu vực và trên thế giới, góp phần
tạo sự cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu trong tổng thể nền kinh tế, đồng
thời nó tạo nên mối quan hệ bình đẳng, thân thiện, cùng có lợi giữa các nước
xuất khẩu, nhập khẩu trên thế giới [14].
Trực tiếp đối với các hộ sản xuất kinh doanh sản phẩm chè thì cây chè
mang lại thu nhập ổn định, cao hơn nhiều so với nhiều loại cây trồng khác,
bởi cây chè có tuổi thọ cao có thể sinh trưởng, phát triển và cho sản phẩm có
giá trị cao và đều đặn trong khoảng 50 - 60 năm, do vậy nó sẽ tạo ra một
nguồn thu đều đặn lâu dài và có giá trị kinh tế cao, giúp các hộ cải thiện đời
sống, nâng cao mức sống của người dân. Mặt khác, cây chè là loại cây trồng
4
thích hợp với các vùng đất miền núi và trung du, những vùng đất cao, khô
thoáng. Hơn thế nữa nó còn gắn bó keo sơn ngay cả với những vùng đất đồi
dốc khô cằn sỏi đá. Chính vì vậy trồng chè không chỉ mang lại giá trị kinh tế
cao, mà nó còn góp phần bảo vệ môi trường, phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo
ra cảnh quan đẹp. Kết hợp trồng chè với trồng rừng sẽ tạo nên những vành đai
chống xói mòn, rửa trôi, giữ lại lớp màu mỡ cho đất, cải tạo đất tăng độ phì
cho đất bạc màu, góp phần bảo vệ môi trường phát triển một nền nông nghiệp

bền vững.
Ngoài ra trồng chè và sản xuất chè còn cần một lực lượng lao động lớn,
cho nên nó sẽ tạo ta công ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở nông
thôn, tạo điều kiện cho việc thu hút và sử dụng lao động, điều hoà lao động
được hợp lý hơn. Đồng thời nó còn tạo ra một lượng của cải vật chất lớn cho
xã hội, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mức sống của khu vực nông
thôn, tạo sự thay đổi lớn cho bộ mặt các vùng nông thôn, nhất là trong giai
đoạn đổi mới hiện nay, việc phát triển sản xuất chè góp phần đẩy nhanh công
cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, đẩy nhanh tốc độ phát triển
kinh tế của khu vực nông thôn, nâng cao mức sống của các vùng nông thôn,
thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn.
2.1.2 Các đặc điểm của quá trình phát triển cây chè
Đặc điểm nổi bật nhất của cây chè là cây công nghiệp dài ngày, có chu
kỳ kinh tế tương đối dài khoảng 50 - 60 năm. Sản phẩm chính của cây chè là
búp non làm nguyên liệu chế biến chè thành phẩm, ngoài yếu tố giống và địa
hình thì mọi biện pháp kỹ thuật trồng trọt được áp dụng trong quá trình sản
xuất chè đều tác động lớn đến khả năng cho sản xuất búp cao, với chất lượng
tốt ở mỗi vụ có ảnh hưởng lớn đến chu kỳ kinh doanh của cây chè ngắn hay
dài hơn.
Trong sản xuất ta cũng cần đặc biệt chú ý một vấn đề nữa là nếu đã coi
chè là đối tượng kinh doanh thì cần phải tôn trọng các đặc điểm sinh vật học
cây chè, qua đó có các biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp nhằm giúp cho
cây chè đạt được năng suất cao nhất.
5
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến việc phát triển chè
* Điều kiện tự nhiên
+ Đất đai
Đất đai quyết định đến sản lượng và chất lượng của sản phẩm chè. Chè
là một cây không yêu cầu khắt khe và đất so với một số cây công nghiệp dài
ngày khác. Tuy nhiên để cây chè sinh trưởng, phát triển tốt, nương chè có

nhiệm kỳ kinh tế dài, khả năng cho năng suất cao, ổn định, chất lượng chè
ngon thì cây chè cũng phải được trồng ở nơi có đất tốt, phù hợp với đặc điểm
sinh vật học của nó. Qua nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy đất trồng
chè tốt phải đạt yêu cầu sau: độ pH từ 4,5 - 5,5; hàm lượng mùn 2% - 4%; độ
sâu ít nhất 0,6 - 1m; mực nước ngầm phải dưới 1m; kết cấu của đất tơi xốp sẽ
giữ được nhiều nước, thấm nước nhanh, thoát nước tốt, có địa hình dốc từ 10
- 20
0
[6].
+ Thời tiết khí hậu
Độ ẩm, nhiệt độ và lượng mưa là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến cây
chè. Để cây chè phát triển tốt thì nhiệt độ bình quân là 22 - 28
0
C, lượng mưa
trung bình là 1500 - 2000mm/năm nhưng phải phân đều cho các tháng, ẩm độ
không khí từ 80 - 85%, ẩm độ đất từ 70 - 80%, cây chè là cây ưa sáng tán xạ,
thời gian chiếu sáng trung bình 9 giờ/ngày [2].
Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng và
phát triển của cây chè. Cây chè ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ không khí
dưới 10
0
C hay trên 40
0
C. Mùa đông cây chè tạm ngừng sinh trưởng, mùa
xuân bắt đầu phát triển trở lại. Thời vụ thu hoạch chè dài, ngắn, sớm, muộn
tuỳ thuộc chủ yếu vào điều kiện nhiệt độ. Tuy nhiên các giống chè khác nhau
có mức độ chống chịu khác nhau.
Cây chè vốn là cây thích nghi sinh thái vùng cận nhiệt đới bóng râm, ẩm
ướt. Lúc nhỏ cây cần ít ánh sáng, một đặc điểm cũng cần lưu ý là các giống
chè lá nhỏ ưu sáng hơn các giống chè lá to.

* Yếu tố thuộc về kỹ thuật
+ Ảnh hưởng của giống chè
Giống chè ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng, đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Mỗi một điều kiện sinh thái, mỗi vùng lại thích hợp cho một
6
giống chè hay một số giống nhất định. Vì vậy để có nguyên liệu phục vụ chế
biến, tạo ra chè thành phẩm có chất lượng cao và để góp phần đa dạng hoá
sản phẩm ngành chè, tận dụng lợi thế so sánh của các vùng sinh thái đòi hỏi
phải có nguồn giống thích hợp.
Ở trong nước ta đã chọn tạo được nhiều giống chè tốt bằng phương pháp
chọn lọc cá thể như: PH1, TRI777, 1A, TH3. Đây là một số giống chè khá tốt,
tập trung được nhiều ưu điểm, cho năng suất và chất lượng búp cao, đã và
đang được sử dụng ngày càng nhiều, trồng trên diện tích rộng, bổ sung cơ cấu
giống vùng và thay thế dần giống cũ trên các nương chè cằn cỗi.
Bên cạnh đặc tính của các giống chè, phương pháp nhân giống cũng ảnh
hưởng trực tiếp tới chè nguyên liệu. Hiện nay có 2 phương pháp được áp
dụng chủ yếu là trồng bằng hạt và trồng bằng giâm cành. Đặc biệt phương
pháp trồng chè cành đến nay đã được phổ biến, áp dụng rộng rãi và dần dần
trở thành biện pháp chủ yếu trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
+ Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật
- Nước tưới: Trong búp chè có hàm lượng nước lớn vì vậy phải cung cấp
đủ nước sẽ làm tăng năng suất và sản lượng chè, cho nên phải chủ động tưới
nước cho chè vào vụ đông.
- Bón phân: Bón phân cho chè nhất là chè kinh doanh là một biện pháp
kỹ thuật quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất và chất lượng búp chè,
nhưng biện pháp này cũng có những tác dụng ngược bởi nếu bón phân không
hợp lý sẽ làm cho năng suất và chất lượng không tăng lên được, thậm chí còn
bị giảm xuống. Nếu bón đạm với hàm lượng quá cao hoặc bón các loại phân
theo tỷ lệ không hợp lý sẽ làm giảm chất Tanin hoà tan của chè, làm tăng hợp
chất Nitơ dẫn tới giảm chất lượng chè [1]. Vì vậy bón phân cần phải bón đúng

cách, đúng lúc, đúng đối tượng và cần cân đối các yếu tố dinh dưỡng chủ yếu
như: Đạm, lân, kali sao cho phù hợp.
- Che nắng: Theo các chuyên gia về chè, nếu thời tiết khô hạn kéo dài thì
cây bóng mát được trồng 170 - 230 cây/ha che phủ được 20 - 30% diện tích
thì độ ẩm sẽ cao [1]. Qua nghiên cứu về sự tác động của ánh sáng tới cây chè
và quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng tán xạ. Vì vậy mà các nước
như Ấn Độ, Nhật Bản thường áp dụng trồng cây che bóng mát cho cây chè,
nên năng suất và sản lượng chè thường cao.
7
- Mật độ gieo trồng: Để có năng suất cao cần đảm bảo mật độ trồng chè,
mật độ trồng chè phụ thuộc vào các giống, độ dốc, điều kiện cơ giới hoá.
Nhìn chung tuỳ điều kiện giống, đất đai, cơ giới hoá, khả năng đầu tư mà có
khoảng cách mật độ khác nhau. Nhưng xu thế hiện nay là khai thác sản lượng
theo không gian do đó có thể tăng cường mật độ một cách hợp lý cho sản
lượng sớm, cao, nhanh khép tán, chống xói mòn và cỏ dại trong nương chè,
qua thực tế cho thấy nếu mật độ vườn đảm bảo từ 18000 đến 20000 cây/ha thì
sẽ cho năng suất và chất lượng tốt, chi phí phải đầu tư tính cho một sản phẩm
là đạt mức thấp nhất.
- Đốn chè: Đốn chè cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng và chất lượng
chè, đốn chè là cắt đi đỉnh ngọn của các cành chè, ức chế ưu thế sinh trưởng
đỉnh và kích thích các trồi ngủ, trồi nách mọc thành lá, cành non mới tạo ra
một bộ khung tán khoẻ mạnh, làm cho cây luôn ở trạng thái sinh trưởng dinh
dưỡng hạn chế sự ra hoa, kết quả có lợi cho việc ra lá, kích thích sinh trưởng
búp non, tăng mật độ búp và trọng lượng búp, tạo bộ khung tán to có nhiều
búp, vừa tầm hái tăng hiệu suất lao động, cắt bỏ những cành già tăm hương,
bị sâu bệnh thay bằng những cành non mới sung sức hơn giữ cho cây chè có
bộ lá thích hợp để quang hợp [2].
+ Các dạng đốn chè:
- Đốn phớt: Hai năm sau khi đốn tạo hình, mỗi năm đốn trên vết đốn cũ
5cm sau đó mỗi năm đốn cao thêm 3-4cm, khi đốn vết đốn cuối cùng cao

70cm thì hàng năm đốn thêm 1-2cm. Sự thay đổi cách đốn sẽ làm tăng sản
lượng và chất lượng chè [6].
- Đốn đau: Những cây chè đã được đốn nhiều năm, cây chè phát triển
kém, năng suất thấp, giảm rõ rệt thì đốn cách mặt đất 40 - 50cm bón phân
hữu cơ và lân theo quy trình một năm trước khi đốn đau. Sau khi đốn đau
cần tiến hành hái chè theo phương pháp nuôi tán, chỉ hái búp chè cao hơn
65cm còn chừa lại nuôi tán [6]. Theo như nghiên cứu ở Inđônêxia cho thấy
rằng: Hàm lượng Caphêin của nguyên liệu chè thu hoạch ở cây chè đốn đau
cao hơn ở nguyên liệu chè chưa đốn, như vậy chè đốn đau và chè đốn liên
tục sẽ cho sản lượng và chất lượng tăng, đốn chè có tác dụng tạo khung tán
cho chè để có mật độ búp cao, tạo chiều cao hợp lý thuận lợi cho việc chăm
sóc và thu hoạch [11].
8
+ Ảnh hưởng của công nghệ thu hoạch và chế biến chè
- Hái chè:
Thời điểm, thời gian và phương thức thu hái có ảnh hưởng đến chất
lượng nguyên liệu chè, hái chè gồm 1 tôm 2 lá đó là nguyên liệu tốt nhất cho
chè chế biến chè vì trong đó có hàm lượng polyphenol và cafein cao. Nếu
hái chè quá già thì không những chất lượng chè giảm mà còn ảnh hưởng tới
sinh trưởng và sự phát triển của cây chè. Thường vào tháng 6,7,8 nguyên
liệu chè thu hái có hàm lượng tanin cao nhất. Khoảng cách thu hái mỗi lần là
khoảng 1 tháng [3].
- Vận chuyển và bảo quản nguyên liệu
Nguyên liệu chè sau khi thu hái có thể được đưa thẳng vào chế biến, có
thể để một thời gian mới đưa vào chế biến, khi thu hoạch không để dập nát
búp chè, dụng cụ đựng phải thông thoáng và kích thước vừa phải, sau khi hái
không để quá 10 tiếng.
- Công nghệ chế biến
Tuỳ thuộc vào mục đích của phương án sản phẩm mà ta có các quy trình
công nghệ chế biến phù hợp với từng nguyên liệu đầu vào, nhìn chung quá

trình chế biến gồm hai giai đoạn: sơ chế và tinh chế nguyên thành phẩm.
Hiện nay trong điều kiện công nghệ sinh học điện khí hoá và tự động
hoá một yêu cầu được đặt ra cho công nghệ chế biến chè là ngày càng giảm
tỷ trọng chi phí chế biến trong sản phẩm và nâng cao chất lượng chế biến.
Như vậy sản phẩm chè của ta mới đủ điều kiện để đầu tư trở lại phát triển
ngành chè.
* Điều kiện xã hội
Sản xuất chè chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện kinh tế xã hội, cụ thể là
cơ sở hạ tầng, hệ thống đường giao thông đi lại, hệ thống điện, hệ thống tưới
tiêu, khâu tiêu thụ sản phẩm và đặc biệt là xây dựng các nhà máy, các cơ sở
hiện đại chế biến chè.
Các vấn đề nhân công lao động, các chính sách đầu tư khuyến khích phát
triển, các chính sách vĩ mô của Nhà nước cho cây chè đều có tác động đến sự
phát triển của cây chè. Ngoài ra kinh nghiệm và truyền thống sản xuất còn
ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của sản phẩm chè. Nếu các vấn đề trên được
giải quyết triệt để sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất chè phát triển.
9
+ Thị trường
Thị trường là yếu tố quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại của
cơ sở sản xuất kinh doanh chè, của các đơn vị sản xuất trong nền kinh tế thị
trường: mỗi nhà sản xuất, mỗi cơ sở sản xuất kinh doanh và mỗi cá nhân đều
phải trả lời 3 câu hỏi của kinh tế học đó là: sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào và sản xuất cho ai. Câu hỏi sản xuất cái gì được đặt lên hàng đầu, mang
tính định hướng. Để trả lời được câu hỏi này người sản xuất phải tìm kiếm thị
trường, tức là xác định nhu cầu có khả năng thanh toán của thị trường đối với
hàng hoá mà họ sẽ sản xuất ra. Thị trường đóng vai trò là khâu trung gian nối
giữa sản xuất và tiêu dùng [14].
Khi tìm kiếm được thị trường, người sản xuất phải lựa chọn phương
thức tổ chức sản xuất như thế nào cho phù hợp, sao cho lợi nhuận thu được
là tối đa. còn việc giải quyết vấn đề sản xuất cho ai, đòi hỏi phải nghiên

cứu kỹ được thị trường, xác định rõ được khách hàng, giá cả và phương
thức tiêu thụ.
Muốn vậy phải xem xét quy luật cung cầu trên thị trường. Ngành chè có
ưu thế hơn một số ngành khác, bởi sản phẩm của nó được sử dụng khá phổ
thông ở trong nước cũng như quốc tế. Nhu cầu về mặt hàng này khá lớn và
tương đối ổn định. Hơn nữa chè không phải là sản phẩm tươi sống, sau khi
chế biến có thể bảo quản lâu dài, chè mang tính thời vụ cũng ít gắt gao hơn
các loại cây ăn quả. Chính nhờ những ưu điểm trên dễ tạo ra thị trường khá ổn
định và khá vững chắc, là điều kiện, là nền tảng để kích thích, thúc đẩy sự
phát triển của ngành chè.
+ Giá cả
Đối với người sản xuất nông nghiệp nói chung, của người trồng chè nói
riêng thì sự quan tâm hàng đầu là giá chè (giá chè búp tươi và chè búp khô)
trên thị trường; giá cả không ổn định ảnh hưởng tới tâm lý người trồng chè.
Có thể nói sự biến động của thị trường ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống
của người sản xuất nói chung, cũng như người làm chè, ngành chè nói riêng.
Do đó việc ổn định giá cả, mở rộng thị trường tiêu thụ chè là hết sức cần thiết
cho sự phát triển lâu dài của ngành chè.
10
+ Yếu tố lao động
Nhân tố lao động luôn là yếu tố quyết định trong việc sản xuất, trong sản
xuất chè cũng vậy, yếu tố con người mang lại năng suất, sản lượng, chất
lượng cho chè. Để sản phẩm chè sản xuất ra có năng suất cao, chất lượng tốt
ngoài việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật ra, cần phải có lao động
có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao. Trong hai khâu: sản xuất - chế biến, nhân
tố con người đều quyết định đến sản lượng và chất lượng của chè. Trong khâu
sản xuất, từ việc chọn giống, gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch tất cả đều phụ
thuộc vào nhân tố lao động. Lao động có tay nghề sẽ tạo ra năng suất và chất
lượng cao.
+ Hệ thống cơ sở chế biến chè

Sau khi hái được chè nguyên liệu (chè búp tươi) người dân sẽ tiến hành
chế biến, từ chè búp tươi tạo ra chè thành phẩm, sau đó mới đem đi tiêu thụ
trên thị trường.
Ngoài yêu cầu về chất lượng chè nguyên liệu, thì công tác tổ chức, chế
biến, quy trình chế biến cũng ảnh hưởng tới chất lượng chè thành phẩm. Hạch
toán được giá thành từ đó quyết định được mức giá bán trên thị trường sao
cho phù hợp. Hiện nay ngành chè Việt Nam đang có những bước tiến đáng kể
trong khâu chế biến, nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập, hay chuyển
đổi thành các công ty cổ phần tham gia liên kết với nước ngoài đưa vào sử
dụng những dây chuyền hiện đại, công suất lớn đã đáp ứng được phần nào
yêu cầu của quá trình sản xuất chè.
+ Hệ thống chính sách vĩ mô của Nhà nước
Thành tựu về kinh tế của Việt Nam hơn 10 năm qua là do nhiều nhân tố
tác động, trong đó phải kể đến sự đóng góp tích cực của đổi mới quản lý kinh
tế vĩ mô. Sự đổi mới này được diễn ra trong tất cả các ngành, các lĩnh vực sản
xuất. Ngành chè cũng như các ngành sản xuất khác, muốn mở rộng quy mô và
chất lượng trong sản xuất kinh doanh, nhất thiết phải có hệ thống chính sách
kinh tế thích hợp nhằm tạo dựng mối quan hệ hữu cơ giữa các nhân tố với
nhau để tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. Kết quả sản xuất phụ thuộc rất
nhiều vào chính sách kinh tế, một chính sách kinh tế không phù hợp sẽ kìm
hãm phát triển của ngành, ngược lại một chính sách thích hợp sẽ kích thích
sản xuất phát triển.
11
2.1.4 Những chỉ tiêu đánh giá về kết quả và hiệu quả kinh tế trong quá
trình sản xuất chè
* Năng suất cây trồng (N)
Là khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng trên một đơn
vị diện tích nhất định (1ha) trong một chu kỳ sản xuất cụ thể.
Công thức: N =
S

Q
Trong đó: N là năng suất cây trồng
Q là sản lượng cây trồng
S là diện tích
* Sản lượng cây trồng (Q)
Là toàn bộ khối lượng sản phẩm thu được của từng loại cây trồng
trên toàn bộ quy mô diện tích nghiên cứu nào đó trong một chu kỳ sản
xuất nào đó.
Công thức: Q = N.S
Trong đó: Q là sản lượng cây trồng
N là năng suất cá biệt
S là diện tích
* Tổng giá trị sản xuất (GO)
Tổng giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ
sản phẩm chè được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
Công thức:
1
*
n
n
GO Qi Pi
=
=

Trong đó: GO: Tổng giá trị sản xuất
Qi: Khối lượng sản phẩm loại i
Pi: Đơn giá sản phẩm loại i
* Chi phí trung gian (IC)
Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ sản xuất.
Trong quá trình sản xuất chè chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí

như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, bảo vệ thực vật, cung cấp nước.
12
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô
khác nhau tập trung nhiều nhất là ở châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ,
Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam ) với diện tích chiếm
khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới. Tiếp đó là đến châu Phi có 21 nước,
châu Mỹ có 12 nước, châu đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ có Nga và Bồ
Đào Nha [12].
Năm 2011, tổng kim ngạch của 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
đạt 2,18 tỉ USD Mỹ, chiếm trên 50% tổng kim ngạch nhập khẩu chè toàn thế
giới. So với cùng kỳ năm 2009, kim ngạch nhập khẩu chè các nước này tăng
trung bình 16,89%. Năm nước có kim ngạch nhập khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2011 là Nga (510,6 triệu USD), Anh (364 triệu USD), Mỹ (318,5 triệu
USD), Nhật Bản (182,1 triệu USD) và Đức (181,4 triệu USD).
Trong khi đó, tổng kim ngạch của 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế
giới đạt gần 3,5 tỉ USD Mỹ, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2009. Danh sách
các nước trong bảng xếp hạng top 10 nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới
năm 2010 không có nhiều thay đổi so với năm 2009 với ba nước dẫn đầu là
Sri Lanka (đạt 1,2 tỉ USD), Trung Quốc (682,3 triệu USD) và Ấn Độ (501,3
triệu USD) [15].
Theo Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), năm 2011 nguồn cung
chè thế giới có thể giảm nhẹ so với năm 2010 do ảnh hưởng của thời tiết xấu
đã làm giảm sản lượng chè ở một số quốc gia sản xuất chè. Như tại Kenya,
nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới, những tháng đầu năm 2011 đang
phải đối mặt với thời tiết khô hạn kéo dài, làm sản lượng chè giảm mạnh. Sản
lượng chè thu hoạch của Kenya trong bốn tháng đầu năm nay đã giảm 50% so
với cùng kỳ năm 2010. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở Sri Lanka, khiến
sản lượng chè của nước này năm 2011 được dự báo sẽ giảm so với năm 2010.

13
Về thị trường tiêu thụ, theo dự báo của FAO, trong giai đoạn 2010 - 2011,
nhập khẩu chè đen thế giới ước tính khoảng 1,15 triệu tấn, mức tăng trung bình
khoảng 0,6%/năm. Các nước nhập khẩu chính như Anh, Nga, Pakistan, Mỹ,
Nhật Bản sẽ chiếm khoảng 60% tổng lượng nhập khẩu chè toàn thế giới vào
năm 2011. Cụ thể, Pakistan tăng 2,9%/năm, từ 109.400 tấn lên 150.000 tấn;
Nhật Bản cũng tăng từ 18.000 lên 22.000 tấn, tăng 1,8%/năm [11].
Tại thị trường Mỹ, mặc dù kinh tế đang trong thời kỳ suy giảm nhưng
nhu cầu tiêu thụ chè không những không giảm mà còn tăng mạnh. Người tiêu
dùng Mỹ đã hạn chế mua những đồ uống đắt tiền như cà phê, nước trái cây,
nước ngọt mà thay vào đó là tiêu dùng các sản phẩm rẻ hơn như chè, đặc
biệt là những loại chè có chất lượng trung bình.
Tại thị trường châu Âu, các nước Đức, Anh, Nga đều có xu hướng tăng
nhu cầu tiêu dùng chè. Ngay từ những tháng đầu năm 2011, tại các thị trường
này, người dân đã có xu hướng chuyển từ các đồ uống khác sang tiêu dùng
các sản phẩm từ chè như các loại chè truyền thống, chè uống liền, chè chế
biến đặc biệt. Như tại Nga (một trong những nước tiêu thụ chè lớn trên thế
giới), với mức tiêu thụ trung bình khoảng hơn 1 kilôgam chè/người/năm.
Trong giai đoạn 2010-2011, nhập khẩu chè đen của Nga sẽ tăng từ
223.600 tấn lên 315.200 tấn, mức tăng trung bình hàng năm là 3%. Tuy nhiên,
mức tiêu thụ chè đen (loại chè chiếm gần 80% mức tiêu thụ hàng năm) sẽ
trong xu hướng suy giảm. Tỷ lệ chè xanh, chè hoa quả, chè làm từ các loại
cây thảo mộc sẽ có xu hướng gia tăng.
Các thị trường khác như Ai Cập, Iran, Iraq nhu cầu tiêu dùng chè
cũng tăng.
Như vậy, có thể thấy nhu cầu tiêu dùng chè tại các nước phát triển đang
chuyển dần từ các sản phẩm chè thông thường sang các sản phẩm chè uống
liền và chè chế biến đặc biệt trong khi tại các nước Tây Á và châu Á vẫn thích
dùng các sản phẩm chè truyền thống.
14

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng chè của một số nước
trên thế giới năm 2011
STT Tên nước
Diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lượng
khô (tấn)
1 Trung Quốc 943.100 8,70 821.000
2 Ấn Độ 445.000 18,98 845.500
3 Srilanka 210.600 14,39 303.230
4 Indonesia 116.200 13,67 158.843
5 Nhật Bản 47.000 20,21 95.000
6 Thái Lan 19.000 2,95 5.600
7 Việt Nam 102.000 9,51 97.000
Thế giới 2.460.982 12,99 3.196.880
(Nguồn: Theo thống kê của FAO năm 2011)
2.2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Việt Nam
Hiện với khoảng 120 ngàn ha trồng chè, Việt Nam đã đứng vào hàng thứ
5 về diện tích trong các nước trồng chè, và với khoảng hơn 80.000 tấn chè
xuất khẩu, Việt Nam xếp thứ 8 về khối lượng trong các nước xuất khẩu chè
trên thế giới [12].
Theo tổng công ty chè Việt Nam, đến nay cả nước đã có 34 địa phương
trồng chè và trên 600 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè với hơn 2.000
thương hiệu khác nhau. Đặc biệt, ngành chè đã thiết lập được nhiều vùng chè
chất lượng cao như: Lâm Đồng, Lạng Sơn, Sơn La, Lào Cai, Cao Bằng
Đồng thời, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã cho phép khảo nghiệm
khu vực hoá trên diện rộng 7 giống chè chất lượng cao như: Bát Tiên, Kim
Tuyên, Thuý Ngọc, Keo Am Tích tại các vùng chè chủ lực [12]. Theo Bộ

thương mại, ước tính năm 2011, xuất khẩu chè của cả nước đạt con số cao
nhất từ trước tới nay với khoảng 97.000 tấn, trị giá 93 triệu USD, tăng 60,8%
về lượng và tăng 55% về trị giá so với năm 2010. Dự báo năm 2012, con số
này tăng lên tới 100.000 tấn, đạt trị giá 107 triệu USD. Trong cơ cấu mặt hàng
15
chè xuất khẩu của Việt Nam, chè xanh hiện chiếm khoảng 20%, chè đen 79%
và 1% là các loại chè khác [11]. Khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam tăng
đột biến trong năm 2007, tăng khá trong năm 2008, tăng đều trong 2009, 2010
và tăng mạnh trong năm 2011.
Tuy nhiên, trị giá xuất khẩu chè lại tăng chưa tương ứng, mặt do giá chè
chung trên thị trường thế giới giảm, mặt khác do phẩm cấp chè Việt Nam
thấp, chủ yếu dùng để làm nguyên liệu chế biến chè các loại.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, cuộc
cạnh tranh giữa các nước trồng, chế biến và xuất khẩu chè diễn ra rất gay gắt.
Việt Nam không những phải khai thác tối đa tiềm năng về trồng và chế biến
chè mà còn phải tìm và chuẩn bị thị trường tiêu thụ. Không thể phát triển và
mở rộng diện tích chè ồ ạt mà cần có quy hoạch, kế hoạch cụ thể và chặt chẽ.
Nhìn chung thị trường chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thật sự ổn định.
Nguyên nhân hiện nay là sản phẩm chè cấp thấp chiếm tỷ trọng lớn, chất
lượng chè không cao, chè được bán dưới dạng nguyên liệu là chính với giá
thấp. Tuy Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn trên thế
giới từ mấy thập niên qua, nhưng thời gian gần đây mới được các nhà nhập,
xuất khẩu biết đến qua biểu tượng chè ba lá, tên giao dịch là VINATEA [12].
Sản phẩm chè Việt Nam hiện đã có mặt ở 92 thị trường trên thế giới. Các
thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Nga, Trung
Quốc, Afghan, Indonesia, Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ, nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với cơ cấu 84% là chè đen,
còn lại là chè xanh và các loại chè khác. Năm 2011, thị trường này nhập 1.300
tấn chè của Việt Nam và trong 9 tháng đầu năm nhập khoảng 2.000 tấn [13].
Lợi thế hiện nay của Việt Nam là giá chè xanh xuất khẩu vào Hoa Kỳ thấp

hơn nhiều so với giá của các nước xuất khẩu khác. Song, chè lại thuộc nhóm
mặt hàng khó nhập khẩu vào nước này và phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ.
16
Top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam 2011
(Nguồn: VinaTea và Hiệp hội chè Việt Nam năm 2011)
2.2.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè ở Phú Thọ
Cho đến nay, Phú Thọ là tỉnh có diện tích, năng suất và sản lượng chè
tươi nằm trong tốp những tỉnh dẫn đầu của cả nước, cây chè thực sự trở
thành cây xoá đói giảm nghèo, cây làm giàu cho nhiều hộ dân ở các xã miền
núi của tỉnh.
Năm 2011, tỉnh Phú Thọ có trên 15.600 ha chè, trong đó có 14.700 ha
cho sản phẩm, với năng suất bình quân đạt trên 81 tạ/ha, sản lượng chè búp
tươi 117,6 ngàn tấn. So với tình hình chung của cả nước, cây chè Phú Thọ
chiếm vị trí khá quan trọng và đạt chất lượng khá hơn. Diện tích chè của tỉnh
chiếm hơn 12% diện tích của cả nước, năng suất bình quân cao hơn bình quân
chung cả nước (hơn 8 tấn/ha). Sản lượng búp tươi chiếm hơn 13% tổng sản
lượng chè cả nước. Cùng với thành tích trong lĩnh vực nông nghiệp, Phú Thọ
cũng là tỉnh có ngành công nghiệp chế biến và thu hút đầu tư nước ngoài vào
ngành chè khá. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có hơn 70 cơ sở chế biến chè
công suất từ 1 tấn chè búp tươi/ngày trở lên (cả nước có trên 400 cơ sở). Tỉnh
ta là địa phương sớm thu hút được đầu tư nước ngoài vào ngành chè. Ngay từ
17
năm 1997, đã có liên doanh chè Phú Bền đầu tư vào ba huyện Thanh Ba, Hạ
Hoà, Đoan Hùng. Tiếp đó những năm đầu thế kỷ 21 có thêm liên doanh chè
Phú Đa đầu tư vào hai huyện Thanh Sơn, Tân Sơn [12].
Trong những năm gần đây tỉnh có đưa thêm một số giống chè mới vào
trồng như LDP1, LDP2, đã làm thay đổi hẳn cơ cấu giống chè của tỉnh: Tỷ lệ
diện tích các giống chè trung du giảm chỉ còn khoảng 36% (năm 2005 là
45%), tỷ lệ diện tích giống chè LDP1, LDP2 tăng lên 42% (năm 2005 là

33%). Một số huyện đã đưa vào trồng thử nghiệm một số giống chè nhập nội
chất lượng cao phù hợp cho chế biến chè xanh (Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên,
Bát Tiên); huyện Thanh Ba tiếp tục trồng thử nghiệm một số giống chè Ấn
Độ thích hợp cho chế biến chè đen. Qua trồng thử nghiệm, bước đầu khẳng
định các giống chè Ấn Độ trồng trên địa bàn tỉnh là phù hợp với điều kiện
sinh thái và cho năng suất cao.
Ngành chè đã góp phần rất quan trọng tạo việc làm, thu nhập cho người
dân ở nhiều địa phương trong tỉnh. Ngoại trừ các hộ tham gia với quy mô
nhỏ, mới sản xuất, còn lại hầu hết các gia đình trồng chè đều có thu nhập ổn
định. Với mức thu mua từ 3.000 - 4.000 đồng/kg búp tươi, hàng tháng trong
vụ chè các hộ có diện tích từ 1.000 đến 5.000m
2
đều có thu nhập hàng chục
triệu đồng, nhiều hộ trở nên giàu có nhờ cây chè. Trong những năm qua, cây
chè phát triển thuận lợi ít bị tác động thiên tai, sâu bệnh, giá bán ổn định từ
4.000 đến 5.000 đồng/kg búp tươi nên cơ bản đảm bảo đời sống người dân
vững chắc hơn sản xuất lương thực.
Hiện nay, chè là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Năm 2010 toàn
tỉnh xuất được lượng chè hàng hoá trị giá 7,3 triệu USD, năm 2011 nâng lên
trên 13 triệu USD, năm nay phấn đấu đạt 14,5-15 triệu USD.
18
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu vấn đề sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè của các hộ trồng
chè trong xã.
- Điều tra những hộ trồng chè, những cơ quan tổ chức tham gia vào quá
trình phát triển chè.
3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Do thời gian nghiên cứu có hạn do vậy đề tài
chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu trên phạm vi 3 thôn: thôn Đề Ngữ, thôn Lau,
thôn Liên Chung trên địa bàn xã Yên Sơn - huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi về thời gian: Số liệu lấy trong khoảng thời gian 3 năm từ
năm 2009 đến năm 2011.
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội có liên quan đến sản
xuất chè.
- Thực trạng phát triển chè của xã Yên Sơn.
- Thực trạng sản xuất chè ở những hộ điều tra.
- Đánh giá những thuận lợi khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển cây
chè tại địa phương.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển
diện tích cây chè trong những năm tiếp theo.
3.3 Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Là thu thập các tài liệu thông qua các văn bản, sách báo, tạp chí, niên
giám thống kê, các trang website của chính phủ và các bộ ngành…, các số
liệu và các báo cáo tổng kết của xã đang nghiên cứu để có được các số liệu
thống kê.
19

×