Tập thể thao cường độ như thế nào
là phù hợp?
Một câu hỏi mà thường mọi người đều đặt ra.
Có thể có nhiều câu trả lời khác nhau cho sự thắc mắc này tuỳ từng yêu cầu, mục đích tập
luyện của cá nhân. Do vậy, bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề cường độ tập với mục đích
giảm cân thôi nhé.
Tập luyện cường độ cao thường đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn, cố gắng hơn trong mọi vận
động của cơ thể, và như thế tức là đốt cháy một số lượng khá lớn năng lượng. Ta có thể
đưa ra một vài ví dụ điển hình như chạy nước rút, đẩy tạ, bóng đá, bóng rổ,v.v
Chạy nước rút.
Còn với cường độ thấp hơn, các bài tập không tiêu tốn nhiều năng lượng, nhưng chúng ta
phải luôn giữ một tốc độ tập luyện nhất quán, kiên trì kéo dài. Những ví dụ cho các bài
tập cường độ thấp như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, aerobic (đối với những người tập thể dục ở
mức độ không chuyên, trung bình) v.v
Tổ chức đi dã ngoại cùng gia đình bằng xe đạp cũng là một hình thức để cả nhà “thon
thả”.
Để giảm cân, bất kỳ bài tập nào cũng có vai trò quan trọng trong việc đốt cháy một số
lượng lớn ca-lo, hơn là bạn chỉ ngồi một chỗ xem tivi, ăn bim bim và không làm gì cả.
Đối với những bạn thừa cân, những bài tập với cường độ thấp có lẽ là tốt hơn cả đó, mặc
dù chúng không tiêu tốn nhiều năng lượng như những hoạt động cường độ cao. Lý do
đơn giản chính là cường độ thấp không gây căng thẳng, quá mệt mỏi cho cơ thể của bạn
và thế là mỗi khi tập luyện xong, bạn sẽ không thấy quá đói, thèm ăn, như khi tập cường
độ lớn hơn. Những bài thể dục với cường độ thấp cũng sẽ có thể đốt cháy lượng mỡ thừa,
mặc dù năng lượng tiêu thụ ít hơn mỗi giờ tập. Điều này có thể được điều chỉnh đơn giản
bằng việc kéo dài thời gian tập.
Các bài tập nhẹ sẽ tiêu tốn ít calo hơn.
Không chỉ vậy, những bài tập với cường độ lớn thường gây ra việc các tế bào cơ sẽ dễ bị
phá vỡ, dẫn đến sự thiếu hụt chất dinh dưỡng cần thiết, cần phải bổ sung lại vài ngày sau
đó. Có nghĩa là các bạn sẽ thấy nhanh đói hơn, khi ăn ngon miệng hơn, và thế là các bạn
sẽ ăn nhiều chất dinh dưỡng hơn để phải bù lại lượng đã mất đó. Và rồi, bạn ăn càng
nhiều hơn nữa với lời “bào chữa” là để phục hồi cơ bắp.
Chạy bộ đến McDonald để…giảm cân?!
Kết quả là, cơ thể bạn lại nạp vào nhiều chất dinh dưỡng để hồi phục hơn mức cần thiết.
Lượng ca-lo thừa nạp vào cơ thể bạn lúc ấy làm sao có thể hỗ trợ tốt cho việc giảm cân
tích cực của mình được?
Được nhắc đến trong Tạp chí Y Học Thể Thao Quốc Tế, một nghiên cứu cũng đã nhắc về
vấn đề này như sau: “Khi nhắc đến hiệu quả tối ưu cho việc giảm cân, cường độ thể dục
thấp được ưu tiên đáng kể hơn so với cường độ tập luyện cao. Nghiên cứu đã so sánh
những người phụ nữ tập thể dục với cường độ trung bình trong ba tháng liên tục (đi bộ
nhanh) với những người phụ nữ tham gia tập với cường độ cao hơn nhiều (chạy nước
rút). Kết quả là, sau ba tháng, nhóm những người cường độ thấp giảm cân nhiều hơn hẳn
so với nhóm cường độ cao, trung bình mỗi người nhóm “thấp” giảm 3kg còn nhóm
“cao” chỉ vỏn vẹn 1kg. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người phụ nữ ở nhóm
“cao” đã ăn uống quá nhiều sau khi tập - hậu quả của sự quá mệt mỏi”.
Không nên ăn quá nhiều sau khi luyện tập.
Cũng là một ý tưởng không tồi nếu như teen có thể “mix” hai loại tập luyện ở trên để tối
ưu hiệu quả giảm béo. Tuy nhiên, đối với đa số những người béo phì, tớ nghĩ rằng các
bạn nên bắt đầu thử sức với cường độ thấp thôi để có được sức khoẻ cũng như sự an toàn
cao nhất. Một khi cơ thể đã quen được với hình thức luyện tập này, đặc biệt là nếu như
bạn thấy rằng hiệu quả giảm cân bắt đầu giảm dần, thì đây là lúc bạn nên chuyển sang
một bước mới. Ở giai đoạn mới này, các bài tập thể dục ở mức độ căng thẳng hơn sẽ giúp
thúc đẩy quá trình tiêu tốn ca-lo, đẩy mạnh quá trình giảm cân của bạn đáng kể hơn nhiều
đấy.