Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp dụng quản lý thực hành tốt trong nuôi trồng thủy sản quy mô nông hộ ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 50 trang )


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


HỢP TÁC PHÁT TRIỂN NÔNG
NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN (CARD)



002/05 VIE

Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc
áp dụng Quản Lý Thực Hành Tốt trong nuôi
trồng thuỷ sản quy mô nông hộ ở Việt Nam



MS 8: Năng lực các bên tham gia dự án


Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 (RIA1), Từ Sơn - Bắc Ninh
Trường Đại học Tây Úc, 35 Stirling Hwy, NEDLANDS WA 6907


- 2008 -
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc

ANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MP
Tốt hơn


p và nông thôn

ệp Hà Nội
UAVED

chất lượng và thú y thuỷ sản
i trồng thuỷ sản 1

quan nghiên cứu và đào tạo thuỷ sản Việt Nam
ANH MỤC CÁC HÌNH
c RIA1.
6

D

Thực hành Quản lý
B
CARD
Hợp tác phát triển nông nghiệ
CV

Bản lý lịch
HAU
Đại học Nông nghi
HTX
Hợp tác xã
MoFI

Bộ Thuỷ sản
NAFIQ

Cục bảo đảm
NTTS
Nuôi trồng thuỷ sản
RIA1
Viện nghiên cứu nuô
TTKN
Trung tâm khuyến ngư
UWA
Đại học Tây Úc
ViFINET
Mạng lưới các cơ


D

Hình 1
. Sơ đồ cơ cấu tổ chứ
Hình 2: Một số tài liệu tập huấn của dự án 11
Hình 3: Một số hình ảnh chuyên gia tập huấn cho cán bộ và hộ mô hình 12
Hình 4: Một số hình ảnh cán bộ khuyến ngư và hộ mô hình tham gia thảo luận nhóm 13
Hình 5: Một số hình ảnh trình bày kết quả thảo luận nhóm 13
Hình 6: Cán bộ dự án tham gia hội thảo quốc tế tại Đại hoc Cần Thơ 14
Hình 7: Cán bộ dự án tham gia hội thảo khoa hoc trẻ tại Viện Thuỷ sản 1 15
Hình 8
: Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh
17
Hình 9
: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Nghệ An
20
Hình 10

: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Hà Tĩnh
20
Hình 11
: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Thừa Thiên Huế
21
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
2
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc

MỤC LỤC

I. GIỚI THIỆU CHUNG 5

1.1. Đặt vấn đề.
5
1.2. Lời cảm ơn.
5
1.3. Điều kiện không chịu trách nhiệm.
5
II. NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CHUYÊN GIA DỰ ÁN VÀ KHẢ
NĂNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ VÀ NÔNG
DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁN BỘ RIA1.
6

2.1. Vài nét chính về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.
6
2.2. Cán bộ và chuyên gia nòng cốt của Viện Thuỷ sản 1 tham gia thực hiện dự án.
7
2.2.1 Hiện trạng trước khi thực hiện dự án:
7

2.2.2 Lựa chọn cán bộ thực hiện dự án.
7
2.2.2.1 Lựa chọn cán bộ quản lý dự án.
7
2.2.2.2 Lựa chọn chuyên gia kỹ thuật nuôi.
7
2.2.2.3 Lựa chọn chuyên gia bệnh thuỷ sản.
8
2.2.2.4 Lựa chọn chuyên gia môi trường.
8
2.2.2.5 Lựa chọn chuyên gia kinh tế-xã hội và phát triển cộng đồng.
9
2.2.2.6 Lựa chọn chuyên gia khách mời về quản lý chất lượng và vệ sinh an
toàn thực phẩm.
9
2.2.3 Khả năng tập huấn của cán bộ, chuyên gia dự án cho cán bộ khuyến ngư
và nông dân ở các địa phương.
10
2.2.3.1 Các tài liệu tập huấn cho cán bộ khuyến ngư và nông hộ mô hình.
10
2.2.3.2 Phương pháp tập huấn.
11
2.2.4 Một số hoạt động khác góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ dự án.
14
2.2.4.1 Chuyến làm việc ngắn hạn tại trường Đại học Tây Úc.
14
2.2.4.2 Tham gia hội thảo quốc tế tại trường Đại học Cần Thơ.
14
2.2.4.3 Tham gia hội thảo khoa học trẻ tại Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1.
14

2.2.4.4 Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp.
15
III. NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ CẤP TỈNH
VÀ KHẢ NĂNG CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC VỀ BMP TỚI
NGƯÒI DÂN NUÔI TÔM Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
15

3.1. Lựa chọn cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh thực hiện dự án
15
3.1.1 Kết quả lựa chọn cán bộ cơ sở thực hiện dự án và cơ cấu tổ chức dự án ở các
địa phương.
16
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
3
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3.1.1.1 Tỉnh Nghệ An
16
3.1.1.2 Tỉnh Hà Tĩnh
16
3.1.1.3 Tỉnh Thừa Thiên - Huế
17
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh
17
3.1.2 Năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến ngư các tỉnh
18
3.1.2.1 Tỉnh Nghệ An
18
3.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh
18
3.1.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế

19
3.2 Một số kết quả tập huấn do cán bộ khuyến ngư thực hiện tại các tỉnh
19
IV. NĂNG LỰC CỦA CÁC HỘ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ
SỰ GẮN KẾT VỚI CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM
ĐỊA PHƯƠNG.
21

4.1. Các yêu cầu về năng lực của các hộ mô hình trình diễn
21
4.2. Gắn kết các hộ trình diễn với nhóm cộng đồng nuôi tôm.
22
4.2.1 Tỉnh Nghệ An.
22
4.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh.
22
4.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế.
23
V. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ
NUÔI TÔM GIÚP CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC ĐẾN NGƯỜI
SẢN XUẤT.
23

5.1. Lựa chọn các cộng đồng nuôi phù hợp đảm bảo sự phát triển bền vững sau khi
dự án kết thúc
23
5.2. Cơ cấu tổ chức các cộng đồng nuôi tôm và sự tác động của dự án lên các tổ chức
ở địa phương.
24
VI. PHỤ LỤC 24


6.1. Phụ lục 1: Lý lịch khoa học của một số cán bộ tham gia dự án
25
6.2. Phụ lục 2: Tóm tắt một số tài liệu tập huấn của dự án
39
6.3. Phụ lục 3: Danh sách nông hộ tham gia các lớp tập huấn
42

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
4
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Đặt vấn đề.
Báo cáo này trình bày kết quả các thông tin về năng lực cá nhân hoặc tổ chức của các
bên thực hiện dự án CARD 002/05VIE phía Việt Nam. Trong nỗ lực cao nhất, tác giả đã
cố gắng đưa ra một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ các kết quả đánh giá năng lực các bên
liên quan tham gia dự án thông qua các thông tin thu thập được. Các đối tượng được
đánh giá trong báo cáo này chia làm 3 nhóm gồm: i) nhóm các cá nhân hoặc tổ chức cấp
trung ương; ii) nhóm cá nhân hoặc tổ chức c
ấp tỉnh; và iii) nhóm cá nhân hoặc tổ chức
cấp cơ sở.

Báo cáo này bao gồm các phần chính là đánh giá năng lực cán bộ và chuyên gia của dự
án cấp trung ương và khả năng tập huấn cán bộ cơ sở (phần 2), năng lực cán bộ quản lý
và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh tham gia dự án và khả năng tập huấn nông dân (phần 3),
năng lực cán bộ cấp cơ sở, các hộ mô hình và s
ự gắn kết với cộng đồng (phần 4), hiệu
quả và tính bền vững của các câu lạc bộ, hội nuôi tôm vùng dự án (phần 5) và danh mục
các phụ lục là các thông tin quan trọng về lý lịch cán bộ dự án, nội dung các tài liệu tập
huấn và danh sách các lớp tập huấn (phần 6)


1.2. Lời cảm ơn.
Báo cáo này hoàn thành được là nhờ sự trợ giúp thông qua cung cấp thông tin cá
nhân cũng như thông tin của các tổ chức, đơn vị có liên quan. Tác giả xin gửi lời cảm
ơn tới các cán bộ, chuyên gia của dự án, các cán bộ khuyến ngư, cán bộ chương trình
của dự án ở các tỉnh, các xã, hợp tác xã và các cộng đồng nơi dự án triển khai, các hộ
mô hình trình diễn và các hộ nông dân nuôi tôm vùng dự án. Bằng cách này hay cách
khác, trực tiếp hay gián tiếp, những tổ chức, cá nhân có tên trong báo cáo này đã
cung cấp thông tin góp phần để báo cáo được hoàn thành, một lần nữa, tác giả cảm
ơn những đóng góp quý báu đó.

1.3. Điều kiện không chịu trách nhiệm.
Thông tin trích dẫn trong báo cáo này đều có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy. Trong
quá trình chuẩn bị báo cáo, các thông tin đã được kiểm định một cách chắc chắn. Vì vậy,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 và Trường Đại học Tây Úc không chịu bất cứ
trách nhiệm nào được báo trước, quyền lợi có liên quan đến sự chính xác hay nhân chứng
cho bất kỳ hình thức sử dụng nào về bất cứ thông tin cá nhân, thông tin khoa học hay kết
quả khác được
đề cập trong báo cáo này. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 và
Trường Đại học Tây Úc hay bất kỳ nhân viên nào của RIA1 hoặc UWA sẽ không chịu
trách nhiệm về các chi phí, yêu cầu bồi thường, hư hại, mất mát hay trường hợp tương tự
cho những người trực tiếp hay gián tiếp cung cấp thông tin cho báo cáo này
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
5
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
II. NĂNG LỰC CÁN BỘ VÀ CHUYÊN GIA DỰ ÁN VÀ KHẢ
NĂNG TẬP HUẤN CHO CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ VÀ NÔNG
DÂN CÁC ĐỊA PHƯƠNG CỦA CÁN BỘ RIA1.
2.1. Vài nét chính về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1.
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 được thành lập từ năm 1963. Trong suốt 45

năm tồn tại và phát triển, Viện đã trải tra nhiều chặn đường biến đổi và đã trở thành Viện
có vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển nuôi trồng thuỷ sản miền Bắc. Hiện nay,
Viện tiếp tục duy trì là một Viện đa chức năng về nghiên cứu, khuyến ngư và đào tạ
o
trong nuôi trồng thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi.

Hiện nay tổng số viên chức, lao động của Viện là 360 người (năm 2007). Đặc điểm nổi
bật là lực lượng cán bộ trẻ, cán bộ có trình độ đại học, cao học tăng lên đáng kể, chiếm
53% tổng số lao động (190 người), hiện có 8 tiến sĩ và 11 nghiên cứu sinh, 34 thạc sĩ.
Phần lớn cán bộ trẻ
có trình độ chuyên môn tốt trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản hoặc
liên quan.

Viện hiện có 7 phòng ban, 5 trung tâm nghiên cứu và 1 phân viện. Chức năng chính của
Viện là nghiên cứu khoa học và công nghệ bao gồm: nghiên cứu các vấn đề giống, kỹ
thuật nuôi, bệnh, môi trường thuỷ sản; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản nội địa và
ven biển; công nghệ sau thu hoạch; nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuậ
t và công
nghệ mới vào sản xuất.


Hình 1
. Sơ đồ cơ cấu tổ chức RIA1.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
6
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2.2. Cán bộ và chuyên gia nòng cốt của Viện Thuỷ sản 1 tham gia thực
hiện dự án.
2.2.1 Hiện trạng trước khi thực hiện dự án:
Trước khi thực hiện dự án BMP này, một số cán bộ, chuyên gia của RIA1 có các kiến

thức lý thuyết về BMP. Mặc dù vậy, chưa có một chương trình hay dự án tương tự được
thực hiện bởi RIA1. Chính vì lẽ đó, kinh nghiệm tổ chức thực hiện dự án ứng dụng BMP
vào thực tiễn sản xuất còn hạn chế. Bên cạnh đó, áp dụng BMP vào sản xuất nuôi tôm
đòi hỏi tổng hợ
p các kiến thức về kỹ thuật nuôi, theo dõi môi trường, dịch bệnh và các
kiến thức về kinh tế-xã hội, phát triển cộng đồng. Tuy nhiên, các cán bộ nghiên cứu của
RIA1 đều chuyên trách các lĩnh vực khác nhau và làm việc ở các bộ phận khác nhau.

Xuất phát từ những hạn chế trên, điều cần thiết đặt ra cho dự án là lựa chọn những cán
bộ có kiến thức chuyên môn sâu và kinh nghiệm tham gia dự án. Một vấn đề quan tr
ọng
nữa là gắn kết các cán bộ, chuyên gia ở các chuyên môn khác nhau cùng thực hiện yêu
cầu chung của dự án là ứng dụng các kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất thực tế. Vì
vậy, ngay từ đầu trước khi dự án đi vào thực hiện yêu cầu đặt ra là lựa chọn được những
người thích hợp tham gia để đảm bảo sự thành công của dự án.

2.2.2 Lựa chọn cán bộ thực hiện dự án.
2.2.2.1 Lựa chọn cán bộ quản lý dự án.
Sau khi dự án được Chương trình CARD phê duyệt, đích thân Viện trưởng đã đề xuất
Tiến sỹ Lê Xân, Phó Viện trưởng, phụ trách điều hành dự án. Tiến sỹ Lê Xân là người
có nhiều năm kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi mặn, lợ trước khi giữ chức Phó Viện trưởng.
Như vậy, người điều hành trực tiếp dự án vừa có chuyên môn sâu về kỹ thuật nuôi tôm
vừa có kinh nghiệm qu
ản lý điều hành, đây là thuận lợi ban đầu của dự án. Người được
đề xuất điều phối dự án là Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sức người có kinh nghiệm 10 năm
trong việc thực hiện các dự án liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch
khoa học đính kèm).

2.2.2.2 Lựa chọn chuyên gia kỹ thuật nuôi.
Chuyên gia kỹ thuật nuôi của dự án là người phụ trách toàn bộ các khâu liên quan đến

kỹ thuật của dự án. Chuyên gia kỹ thuật nuôi chịu trách nhiệm soạn thảo các tài liệu về
kỹ thuật và chuyển tải các kiến thức này tới cán bộ khuyến ngư, cán bộ thực hiện dự án ở
địa phương thông qua các chương trình tập huấn, hội thảo. Đồng thời, chuyên gia kỹ
thuật nuôi cũng là người trự
c tiếp đề xuất các phương án xử lý các tình huống, khó khăn
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
7
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
liên quan đến kỹ thuật của các cộng đồng nuôi trong vùng dự án. Trước yêu cầu đó, dự
án đã lựa chọn Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền thuộc Trung tâm quốc gia giống hải sản
miền Bắc làm chuyên gia kỹ thuật cho dự án. Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền có hơn 30
năm kinh nghiệm về nuôi trồng các đối tượng mặn lợ. Trong đó, kỹ thuật nuôi tôm nước
lợ là chuyên môn sâu nh
ất của ông. Tiến sỹ Nguyễn Văn Quyền đã thực hiện thành công
nhiều dự án, đề tài liên quan đến kỹ thuật nuôi các loài tôm khác nhau như tôm sú, tôm
he Nhật Bản, tôm rảo, tôm thẻ chân trắng và cũng là chuyên gia cho sinh sản tôm ở miền
Bắc Việt Nam (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm).

2.2.2.3 Lựa chọn chuyên gia bệnh thuỷ sản.
Chuyên gia bệnh thuỷ sản giúp Ban quản lý dự án thực hiện các phần việc liên quan đến
quản lý dịch bệnh trong quá trình nuôi của các cộng đồng trong vùng dự án. Chuyên gia
bệnh thuỷ sản là người cung cấp các kiến thức về bệnh và quản lý dịch bệnh thông qua
các lớp tập huấn. Chuyên gia dịch bệnh đề xuất phương pháp và địa điểm kiểm tra tôm
giống đảm bảo sạch bệnh và theo dõi sức khoẻ tôm nuôi trong vùng d
ự án trong suốt quá
trình nuôi nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra đối với người sản xuất trong
vùng dự án. Đáp ứng các yêu cầu trên, tiến sỹ Lê Văn Khoa, thuộc Trung tâm quan trắc,
cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực phía bắc, được đề nghị
làm chuyên gia bệnh thuỷ sản của dự án. Tiến sỹ Lê Văn Khoa có hơn 10 năm kinh
nghiệm trong nghiên c

ứu các vấn đề liên quan đến phòng trị bệnh động vật thuỷ sản (chi
tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm).

2.2.2.4 Lựa chọn chuyên gia môi trường.
Quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm đóng vai trò quan
trọng đến kết quả sản xuất của người nuôi. Chuyên gia môi trường của dự án đảm bảo có
kiến thức chuyên sâu về quản lý môi trường nước vùng nuôi. Đồng thời, chuyên gia môi
trường phải là người có khả năng và kỹ năng truyền đạt hướng dẫn cán bộ địa phương và
các hộ mô hình theo dõi, đo đếm, kiểm tra các thông số môi tr
ường trong quá trình nuôi.
Chuyên gia môi trường cũng có nhiệm vụ soạn thảo và chuyển tải các kiến thức về môi
trường xuống các địa phương thông qua các chương trình tập huấn của dự án. Xuất phát
từ các yêu cầu trên, dự án đã lựa chon thạc sỹ Mai Văn Hạ thuộc Trung tâm quan trắc,
cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản khu vực phía bắc, được đề nghị
làm chuyên gia môi trường trong nuôi trồng thuỷ s
ản của dự án. Thạc sỹ Mai Văn Hạ có
10 năm kinh nghiệm trong nghiên cứu và thực hành các vấn đề liên quan đến môi trường
trong nuôi trồng thuỷ sản. Thạc sỹ Mai Văn Hạ cũng là người chủ trì hoặc tham gia
nhiều dự án liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính kèm).

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
8
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2.2.2.5 Lựa chọn chuyên gia kinh tế-xã hội và phát triển cộng đồng.
Nuôi tôm quy mô nhỏ nông hộ là hoạt động mang tính cộng đồng rất cao. Trong hoạt
động này nhiều nguồn lực được chia sẻ giữa các nông hộ trong cộng đồng nuôi như
nguồn nước, vấn đề môi trường. Nhiều hoạt động trong nuôi tôm quy mô nông hộ đòi
hỏi các hộ phải gắn kết với nhau cùng chia xẻ các khó khăn cùng như tận dụng ưu thế
như vấn đề hạn chế dịch bệ
nh, vấn đề quản lý môi trường chung, vấn đề liên kết thị

trường v.v. Như vậy, chuyên gia kinh tế xã hội và phát triển cộng đồng đóng vai trò rất
quan trọng giúp dự án gắn kết các thành viên trong cộng đồng nuôi và giữa các cộng
đồng người nuôi với các bên liên quan như chính quyền, cơ quan khoa học, cơ quan
khuyến ngư và các đơn vị cung cấp đầu vào và tiêu thụ sản phẩm. Mặt khác, chuyên gia
kinh tế xã hội và phát triển nông thôn còn có nhiệm v
ụ giúp dự án soạn thảo và chuyển
tải các kiến thức liên quan đến các đối tượng tham gia ở địa phương. Đáp ứng các yêu
cầu trên, thạc sỹ Đinh Văn Thành, thuộc Trung tâm tư vấn và chuyển giao công nghệ
thuỷ sản, được đề nghị làm chuyên gia kinh tế xã hội và phát triển cộng đồng cho dự án.
Thạc sỹ Đinh Văn Thành có trên 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu thuỷ
sản. Trong 15 n
ăm gần đây các nghiên cứu chính liên quan đến kinh tế xã hội và phát
triển nông thôn. Thạc sỹ Đinh Văn Thành đã chủ trì hoặc tham gia nhiều dự án trong
nước và quốc tế liên quan đến phát triển nông thôn (chi tiết xem Lý lịch khoa học đính
kèm)

2.2.2.6 Lựa chọn chuyên gia khách mời về quản lý chất lượng và vệ sinh
an toàn thực phẩm.
Một trong những nội dung của dự án là nâng cao khả năng quản lý chất lượng sản phẩm
nuôi trồng cho nông dân nuôi tôm. Để thực hiện mục tiêu này, dự án đã kết hợp với
NAFIQUAVED chi nhánh 1 tham gia dự án. Nhiệm vụ của đối tác này là cử 01 chuyên
gia giúp dự án thực hiện lớp tập huấn về quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong sản xuất, chế biến thuỷ sản. Đối tác này c
ũng chịu trách nhiệm kiểm tra chất
lượng sản phẩm tôm nuôi của dự án hang năm trước khi thu hoạch. Kết quả là, thạc sỹ
Vũ Văn In được đề cử làm chuyên gia khách mời tham gia thực hiện dự án. Thạc sỹ Vũ
Vũ Văn In đã có hơn 10 năm kinh nghiệm làm việc lien quan đến quản lý chất lượng và
vệ sinh an toàn thực phẩm trong ngành thuỷ sản. Ông In cũng đã thực hiệ
n nhiều chương
trình tập huấn liên cho các nhà máy chế biến thuỷ sản, các đối tượng quản lý và nông

dân nuôi trồng thuỷ sản.

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
9
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2.2.3 Khả năng tập huấn của cán bộ, chuyên gia dự án cho cán bộ
khuyến ngư và nông dân ở các địa phương.
2.2.3.1 Các tài liệu tập huấn cho cán bộ khuyến ngư và nông hộ mô hình.
Giai đoạn đầu tiên của dự án, trước khi vụ nuôi năm 2007 bắt đầu, Ban quản lý dự án đã
cùng với nhóm chuyên gia phía Việt Nam thực hiện việc soạn thảo tài liệu hướng dẫn
thực hành BMP cho vùng nuôi. Sau đó, một buổi làm việc giữa Ban quản lý dự án,
nhóm chuyên gia với cán bộ quản lý, khuyến ngư và 9 hộ mô hình được tổ chức nhằm
tham vấn ý kiến đóng góp từ các địa phương sao cho những v
ấn đề hướng dẫn trong bản
thảo BMP sát với thực tế hơn.

Trên cơ sở những vấn đề yêu cầu trong bản thảo BMP, các chuyên gia phát triển các tài
liệu tập huấn liên quan đến chuyên môn của họ. Các tài liệu tập huấn này sau đó được
Ban quản lý dự án cùng với tác giả rà soát, sửa chữa bổ sung trước khi chuyển tải tới các
cán bộ khuyến ngư và nông dân ở các địa phương thông qua các lớp t
ập huấn. Kết quả là
các tài liệu tập huấn sau đây đã được soạn thảo.
• Một số bệnh thường gặp trong nuôi tôm sú ở Việt Nam do tiến sỹ Lê Văn Khoa soạn
thảo.
• Phương pháp quản lý môi trường trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ Mai Văn Hạ và
thạc sỹ Nguyễn Đức Bình soạn thảo.
• Phương phát quản lý cộng đồng trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ Nguyễn Xuân
Sức và thạc sỹ Đinh Văn Thành soạn thả
o
• Kỹ thuật nuôi tôm sú bán thâm canh và quảng canh cải tiến quy mô nông hộ do tiến

sỹ Nguyễn Văn Quyền soạn thảo.
• Quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thuỷ sản do thạc sỹ
Vũ Văn In (NAFIQUAVED Branch 1) soạn thảo.

Ngoài ra, một tài liệu rất quan trọng là nhật ký nuôi tôm dùng cho các hộ mô hình ghi
chép các thông tin đầu vào, đầu ra và quá trình quản lý ao nuôi trong suốt vụ nuôi cũng
được Ban quản lý dự án kết hợp v
ới các chuyên gia soạn thảo. Tài liệu này trước khi
cung cấp cho các nông hộ sử dụng cũng được tham vấn các ý kiến đóng góp từ phía cán
bộ khuyến ngư và một số nông hộ có kinh nghiệm ở các địa phương trong vùng dự án.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
10
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc


Hình 2: Một số tài liệu tập huấn của dự án

2.2.3.2 Phương pháp tập huấn.
Dự án này áp dụng phương pháp tập huấn “ tập huấn cho người tập huấn” (ToT) nghĩa là
các chuyên gia sẽ tập huấn các chuyên đề liên quan cũng như phương pháp tập huấn cho
cán bộ khuyến ngư, cán bộ quản lý địa phương và các nông hộ mô hình. Sau đó, chính
những người đã tham gia các lớp tập huấn này sẽ tập huấn cho các nông hộ nuôi tôm
trong cộng đồng.

Đây được xem là một phương pháp tập huấn tiên tiến vì nh
ững người tham gia tập huấn
cấp 1 sẽ được trang bị các kiến thức và kinh nghiệm mang tính học thuật từ các chuyên
gia. Mặt khác, họ sẽ kết hợp với các kinh nghiệm thực tiễn ở các địa phương do họ phụ
trách để truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất.


Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
11
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc



Hình 3: Một số hình ảnh chuyên gia tập huấn cho cán bộ và hộ mô hình

Về hình thức tập huấn, dự án áp dụng hình thức tập huấn mở, lấy nguời học làm trung
tâm. Cụ thể, ở mỗi bài tập huấn, các chuyên gia cung tấp tài liệu, trình bày khái quát nội
dung, sau đó các học viên sẽ được chia nhóm thảo luận các vấn đề mà các chuyên gia
trình bày, đưa ra các câu hỏi tình huống.

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
12
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc


Hình 4: Một số hình ảnh cán bộ khuyến ngư và hộ mô hình tham gia thảo luận nhóm

Sau đó, các học viên sẽ cử đại diện của nhóm trình bày các kết quả, các ý kiến thảo luận
của nhóm qua đó tìm ra các vấn đề mấu chốt cần giải quyết cũng như các vấn đề mà ở địa
phương đang quan tâm.



Hình 5: Một số hình ảnh trình bày kết quả thảo luận nhóm

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
13

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2.2.4 Một số hoạt động khác góp phần nâng cao năng lực cho cán bộ dự án.
2.2.4.1 Chuyến làm việc ngắn hạn tại trường Đại học Tây Úc.
Trong khuôn khổ dự án, Tháng 11 năm 2007, nhóm 3 cán bộ dự án gồm các ông Nguyên
Xuân Sức, Đinh Văn Thành và Bùi Kiên Cường đã thực hiện chuyến công tác đến trường
đại học Tây Úc. Trong chuyến làm việc này, nhóm cán bộ dự án phía Việt Nam đã trực
tiếp làm việc với nhóm chuyên gia phía Úc gồm Tiến sỹ Elizaberth Petersen và Thạc sỹ
Virginia Mosk. Một số nội dung đã được thực hiện: i) đánh giá việc thực hiện các nội
dung của dự án trong năm 2007 và bàn ph
ương án thực hiện tốt các nội dung dự án năm
2008; ii) thống nhất phương pháp và bước đầu xử lý các số liệu đánh giá các mô hình
thực hiện dự án năm 2007; iii) hoàn thành đề cương chi tiết cho báo cáo đánh giá môi
trường và kinh tế xã hội các mô hình dự án. Ngoài ra, đây cũng là dịp để các cán bộ dự án
phía Việt Nam tìm hiểu về cơ sở vật chất, phương pháp đào tạo và nghiên cứu khoa học
của Khoa Nông Nghiệp thu
ộc Đại học Tây Úc

2.2.4.2 Tham gia hội thảo quốc tế tại trường Đại học Cần Thơ.
Từ ngày 5 đến 8 tháng 12 năm 2008, mạng lưới các Trường Đại học, Viện nghiên cứu về
Thuỷ sản của Việt Nam (ViFINET) phối hợp với Trường Đại học Gent của Vương quốc
Bỉ đã tổ chức hội thảo quốc tế “ViFINET International Aquaculture Workshop” tại Đại
học Cần Thơ. Thông qua hội thảo này, điều phối dự án (ông Nguyễn Xuân Sức) đã có dịp
trình bày báo cáo kết qu
ả đánh giá môi trường và kinh tế xã hội các mô hình thực hành
BMP ở khu vực miền Trung Việt Nam.


Hình 6: Cán bộ dự án tham gia hội thảo quốc tế tại Đại hoc Cần Thơ
2.2.4.3 Tham gia hội thảo khoa học trẻ tại Viện nghiên cứu Thuỷ sản 1.
Nhân dịp kỷ niệm 45 năm ngày thành lập, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã tổ

chức Hội thảo các nhà khoa học trẻ toàn quốc về nuôi trồng thuỷ sản ngày 18 tháng 12
năm 2008. Dự án đã cử đại diện (ông Nguyễn Xuân Sức, điều phối dự án) trình bày tham
luận về một số kết quả mà dự án BMP này đã đạt được trong thời gian vừa qua. Đây cũng
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
14
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
là dịp để dự án quảng bá nội dung và kết quả của dự án đến các nhà nghiên cứu trẻ về
nuôi trồng thuỷ sản trong cả nước.

HỘI THẢO TOÀN QUỐC KHOA HỌC TRẺ VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
RIA1, Dec. 18/2008
Một số kết quả dự án:
Tính khả thi về kinh tế và kỹ thuật của việc áp
dụng BMP trong nuôi trồng thuỷ sản quy mô
nhỏởViệt Nam
Presenter: Nguyen Xuan Suc
Reseach Institute for Aquacultre No1

Hình 7: Cán bộ dự án tham gia hội thảo khoa hoc trẻ tại Viện Thuỷ sản 1.
2.2.4.4 Hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp.
Dự án đã giúp đỡ một phần tài chính và hướng dẫn phương pháp luận cho hai sinh viên
thực tập tốt nghiệp. Năm 2007, sinh viên Lê Thị Thuỷ thuộc trường Đại học Nông nghiệp
Hà Nội thực hiện đề tài tốt nghiệp đại học “Đánh giá hiện trạng và ảnh hưởng của nuôi
trồng thuỷ sản ven biển lên sinh kế của người dân xã Vinh Hưng - Thừa Thiên Huế”. Do
tiến sỹ V
ũ Thị Phương Thuỵ và Thạc sỹ Nguyễn Xuân Sức đồng hướng dẫn. Năm 2008,
sinh viên Lê Thị Thanh Thuý, lớp cao học Viện Thuỷ sản 1 thực hiện đề tài “Đánh giá
hiệu quả và tác động của việc áp dụng quy tắc thực hành quản lý nuôi tốt (BMP) trong
nuôi tôm quy mô nông hộ tại Nghệ An và Thừa Thiên Huế”. Do tiến sỹ Lê Xân và Thạc
sỹ Nguyễn Xuân Sức đồng hướng dẫn.


III. NĂNG LỰC CỦA CÁN BỘ KHUYẾN NGƯ CẤP TỈNH VÀ
KHẢ NĂNG CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC VỀ BMP TỚI NGƯÒI
DÂN NUÔI TÔM Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG.
3.1. Lựa chọn cán bộ quản lý và cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh thực
hiện dự án
Sau khi dự án được phê duyệt, Ban quản lý dự án xác định dự án BMP là dự án mang
tính cộng đồng cao Vì vậy, việc liên kết với các đơn vị cấp tỉnh thực hiện dự án là cần
thiết để dự án thành công. Ban quản lý đã tổ chức các cuộc họp với Sở Thuỷ sản 3 tỉnh
dự án thực hiện. Trong các cuộc hợp này, Giám đốc các Sở Thuỷ sản đã thống nhất giao
cho Trung tâm Khuy
ến ngư các tỉnh là các đơn vị phối hợp chính với Ban quản lý thực
hiện dự án. Trung tâm Khuyến ngư cấp tỉnh là đơn vị chịu trách nhiệm đưa các tiến bộ
kỹ thuật vào thực tế sản xuất. Đồng thời Trung tâm Khuyến ngư cũng là đơn vị tổ chức
thực hiện các mô hình, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật ở cơ s
ở. Như vậy, việc lựa chon
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
15
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Trung tâm Khuyến ngư làm đối tác chính thực hiện dự án ở các tỉnh là chính xác và cần
thiết.

Ở mỗi tỉnh, dự án đã thành lập một nhóm thực hiện dự án bao gồm Trung tâm Khuyến
ngư, cán bộ cấp xã, cán bộ hợp tác xã/cán bộ câu lạc bộ và các hộ mô hình nòng cốt.
Trong đó, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm tổ trưởng, chịu trách nhiệm giám sát,
điều hành hoạt động của dự án ở địa phươ
ng mình. Mỗi tỉnh cử 1 cán bộ khuyến ngư có
kinh nghiệm và năng lực làm cán bộ địa hình trực tiếp thực hiện và giám sát các nội
dung kỹ thuật ở địa bàn. Cán bộ xã/hợp tác xã giúp cán bộ kỹ thuật khuyến ngư làm việc
trực tiếp với các nhóm cộng đồng nuôi ở xã dự án triển khai, đồng thời cán bộ xã/hợp tác

xã giám sát các nội dung, quy chế cộng đồng do địa phương/cộng đồng quy
định cho các
nông hộ thực hiện trong quá trình sản xuất.

Các nông hộ mô hình là hạt nhân của cộng đồng mà dự án triển khai ở địa phương. Các
nông hộ mô hình trực tiếp thực hiện các yêu cầu kỹ thuật của dự án, là điểm trình diễn để
các hộ trong nhóm cộng đồng học hỏi làm theo.

3.1.1 Kết quả lựa chọn cán bộ cơ sở thực hiện dự án và cơ cấu tổ chức dự
án ở các địa phương.
3.1.1.1 Tỉnh Nghệ An
1. Ông Trần Xuân Tình, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm nhóm trưởng trực tiếp
điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Nghệ An
2. Ông Phạm Ngọc Hùng, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng
dự án triển khai thuộc xã Hưng Hoà (xóm Hưng Hoà 1 và xóm Hưng Hoà 2).
3. Ông Chu Văn Ngũ, chủ nhiệm HTX, ông Đinh Văn Cần, trưởng ban thuỷ sản xã,
tham gia thành viên nhóm dự án
4. Ba hộ mô hình tham gia dự án gồm:
- Hộ ông: Nguyễn Văn Tuấn
- Hộ ông: Cao Xuân Hoà
- Hộ ông: Đinh Văn Dũng
3.1.1.2 Tỉnh Hà Tĩnh
1. Ông Nguyễn Công Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư làm nhóm trưởng trực
tiếp điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Hà Tĩnh
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
16
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
2. Ông Lưu Quang Cần, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng dự
án triển khai thuộc xã Thạch Hạ (xóm Hồng Hà và xóm Liên Hà)
3. Ông Trương Công Trung, Phó chủ tịch xã Thạch Hạ, tham gia thành viên dự án

4. Ba hộ mô hình dự án gồm:
- Hộ ông Nguyễn Hồng Quyền
- Hộ ông Nguyễn Ngọc Hạnh
- Hộ ông Hoàng Xuân Kiên
3.1.1.3 Tỉnh Thừa Thiên - Huế
1. Bà Võ Thị Tuyết Hồng, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư, làm nhóm trưởng trực tiếp
điều hành và giám sát các nội dung công việc của dự án ở Thừa Thiên - Huế
2. Ông Phạm Minh Đức, cán bộ khuyến ngư làm cán bộ chương trình phụ trách vùng dự
án triển khai thuộc xã Vinh Hưng (HTX Đại Thắng và xóm Đình Đôi)
3. Ông Lê Văn Hùng Chủ tịch xã Vinh Hưng, ông Hầu Văn Ánh, chủ nhiệm HTX Đại
Thắng, tham gia thành viên nhóm dự án
4. Ba nông hộ mô hình trình diễn gồ
m:
- Hộ ông Phan Ngẫn
- Hộ ông Hầu Văn Ánh
- Hộ ông Đinh Văn Vẫn
3.1.1.4 Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh
Các đối tượng được lựa chọn ở các tỉnh như trên được tổ chức thực hiện dự án một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp theo sơ đồ sau:
Giám đốc
TTKN
Cán bộ xã
Hợp tác xã
(
nhóm tr
ư
ởn
g)

Cán bộ

khuyến ngư
(
đ

a hình
)

Các hộ mô
hình dự án
Các cộng
đồng nuôi
vùn
g
d

án

Hình 8
: Cơ cấu tổ chức dự án ở các tỉnh

Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
17
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3.1.2 Năng lực chuyên môn của cán bộ khuyến ngư các tỉnh
Cán bộ khuyến ngư cấp tỉnh đóng vai trò quan trọng trong dự án này vì chính họ là
người truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành đến người nuôi tôm. Vì vậy, lựa chọn
cán bộ khuyến ngư có kinh nghiệm và kỹ năng tốt liên quan đến hoạt động nuôi tôm làm
cán bộ chương trình của dự án là cần thiết. Dự án đề ra một số chỉ tiêu lựa chọn cán bộ
khuyến ngư làm cán b
ộ chương trình như sau:

- Có trình độ Đại học chính quy chuyên ngành thuỷ sản hoặc liên quan
- Có kinh nghiệm trong nuôi trồng thuỷ sản ít nhất 5 năm
- Có khả năng tiếp nhận kiến thức về BMP
- Có khả năng truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành đến người dân
- Có khả năng gắn kết các nông hộ trong cộng đồng nuôi
- Có khả năng quản lý các mô hình trình diễn
- Có khả năng đi th
ực địa theo yêu cầu của dự án
- Ưu tiên người địa phương

Trên cơ sở những yêu cầu trên, dự án đã lựa chọn được các cán bộ khuyến ngư sau:
3.1.2.1 Tỉnh Nghệ An
Chọn Ông Phạm Ngọc Hùng làm cán bộ chương trình của dự án. Ông Hùng tốt nghiệp
ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Vinh năm 2000. Ông Hùng đã làm việc cho
Trung tâm Khuyến ngư Nghệ An từ năm 2001. Như vậy, ông Hùng đã có 7 năm kinh
nghiệm trong công tác khuyến ngư. Ông Hùng phụ trách các mô hình nuôi tôm ven biển
của Trung tâm Khuyến ngư Nghệ An và hàng năm đều tổ chức và là người trực tiếp tập
huấn về kỹ thuậ
t nuôi tôm ven biển cho các nông dân nuôi tôm. Ông Hùng sinh ra và
làm việc ở Nghệ An do vậy có các hiểu biết sâu sắc về địa phương nơi dự án triển khai.
3.1.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh
Dự án đã chọn Ông Lưu Quang Cần làm cán bộ chương trình. Ông Cần tốt nghiệp
chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Vinh năm 1998, sau đó làm cán bộ
chương trình cho sự án SUFA (chương trình hợp tác giữa Bộ Thuỷ sản và Đan Mạch).
Từ năm 2004, ông Cần làm việc cho Trung tâm Khuyến ngư Hà Tĩnh. Ông Cần là cán
bộ chuyên trách mảng nuôi trồng thuỷ sản ven biển của Trung tâm Khuyến ngư Hà
Tĩnh. Ông Cầ
n đã tham gia nhiều lớp tập huấn và đồng thời là cán bộ tập huấn kỹ thuật
cho nông dân nuôi tôm ven biển. Ông Cần là người ở địa phương nên có các hiểu biết về
phong tục tập quán của địa phương nơi dự án triển khai.


Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
18
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
3.1.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế
Ông Phạm Minh Đức được dự án lựa chọn làm cán bộ chương trình. Ông Đức tốt
nghiệp chuyên ngành Nuôi trồng Thuỷ sản trường Đại học Nông Lâm Huế năm 1997.
Ông Đức đã làm việc cho Trung tâm Khuyến ngư Thừa Thiên Huế từ năm 1998. Ông
Đức đồng thời là trưởng Trạm Khuyến nông huyện Phú Lộc nơi dự án làm điểm. Ông
Đức là người có khả năng và kinh nghiệm trong việc tập huấn kỹ thu
ật nuôi tôm cho các
nông hộ ở địa phương. Ông Đức cũng là người sinh ra và làm việc tại Thừa Thiên Huế,
vì vậy, có các hiểu biết về nông dân nuôi tôm ở đây một cách sâu sắc.

Tóm lại, dự án đã lựa chọn được các cán bộ chương trình ở 3 tỉnh triển khai dự án đáp
ứng các yêu cầu đặt ra ban đầu của dự án. Thực tế, trong quá trình dự án triển khai,
những cán bộ này đã thể hiện đượ
c năng lực của mình trong việc quản lý các mô hình,
truyền đạt kiến thức và kỹ năng thực hành thông qua các lớp tập huấn.

3.2 Một số kết quả tập huấn do cán bộ khuyến ngư thực hiện tại các tỉnh
Sau khi tiếp nhận kiến thức về BMP thông qua các chương trình tập huấn của các
chuyên gia của dự án, cán bộ khuyến ngư phụ trách vùng dự án đã tổ chức các lớp tập
huấn cho các cộng đồng nuôi ở địa phương mình phụ trách. Cụ thể là ở mỗi tỉnh, Ban
quản lý dự án kết hợp với cán bộ khuyến ngư tổ chức thành công 03 lớp tập huấn về
BMP. Nội dung các l
ớp tập huấn này là: i) phương pháp chuẩn bị ao nuôi và phương
pháp chọn giống, thả giống tôm; ii) phương pháp quản lý ao nuôi trong quá trình nuôi
tôm; iii) phương pháp tổ chức và hợp tác cộng đồng ở các cộng đồng nuôi tôm. Ngoài
ra, trong suất vụ nuôi, hàng tháng các cán bộ chương trình tổ chức họp nhóm cộng đồng

giải quyết các khó khăn, trả lời các thắc mắc về kỹ thuật theo của nông dân nuôi tôm.

Phương pháp tập huấn cho cộng đồng nông dân nuôi tôm là tập hu
ấn tại chỗ, có các
hướng dẫn thực hành ngay tại các cộng đồng. Phương pháp tập huấn này giúp nông dân
phát triển các kỹ năng thực hành, gắn lý thuyết với thực tế sản xuất. Bằng cách này,
người dân không chỉ nắm được các khâu của từng hoạt động cụ thể mà còn trao đổi trực
tiếp với cán bộ khuyến ngư cũng như các nông dân khác.

Các lớp tập huấn này đã thu hút được g
ần 300 lượt người tham gia (xem danh sách trong
phần phụ lục). Đây là kết quả mong đợi của dự án nhằm đưa các thực hành BMP đến
rộng rãi các cộng đồng nuôi trong vùng dự án và trong tương lai, các kiến thức về BMP
sẽ được lan toả rộng rãi đến các cộng đồng khác ngoài vùng dự án.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
19
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc


Hình 9
: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Nghệ An


Hình 10
: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Hà Tĩnh
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
20
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc




Hình 11
: Một số hình ảnh hoạt động dự án ở Thừa Thiên Huế

IV. NĂNG LỰC CỦA CÁC HỘ MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN VÀ SỰ GẮN
KẾT VỚI CÁC NHÓM CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM ĐỊA PHƯƠNG.
4.1. Các yêu cầu về năng lực của các hộ mô hình trình diễn
Trước khi dự án đi vào hoạt động, Ban quản lý dự án xác định việc lựa chọn các hộ mô
hình trình diễn phù hợp là rất quan trọng. Yêu cầu đặt ra đối với các hộ mô hình trình
diễn là các hộ này phải là hạt nhân trong các cộng đồng nông dân nuôi tôm trong vùng
dự án. Các hộ trình diễn phải có khả năng tiếp nhận và trình diễn quy trình BMP một
cách xuất sắc từ đó làm điểm trình diễn để cộng đồng làm theo. Hộ trình di
ễn còn có vai
trò gắn kết các nông hộ trong làng, hợp tác và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các
nông hộ bên cạnh tiếp cận quy trình BMP nhanh và hiệu quả. Như vậy các tiêu chí chọn
hộ mô hình trình diễn được dự án đạt ra như sau:


Có kinh nghiệm nuôi tôm ít nhất 5 năm


Có cơ sở hạ tầng (ao nuôi, ao xử lý, kênh cấp thoát, thiết bị) phù hợp


Có tiềm lực tài chính cùng dự án trình diễn BMP


Tự nguyện tham gia, thực hiện các yêu cầu dự án
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
21

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc


Có khả năng tiếp nhận các kiến thức BMP thông qua tập huấn


Sẵn sàng và tự nguyện giúp đỡ các nông hộ khác trong cộng đồng

Ban quản lý dự án đã có các cuộc họp với Trung tâm Khuyến ngư và cán bộ xã/hợp tác
xã ở mỗi tỉnh tham gia dự án. Các tiêu chí lựa chọn hộ đã được bàn bạc thống nhất. Sau
đó, các xã/hợp tác xã đề cử danh sách các hộ đáp ứng các yêu cầu đạt ra. Trên cơ sở đó,
cán bộ dự án và cán bộ địa phương đã đi thự
c tế kiểm tra các hộ. Kết quả là dự án đã lựa
chọn được mỗi tỉnh 3 hộ đáp ứng các tiêu chí làm hộ mô hình trình diễn (danh sách các
hộ xem mục 3.1.1)

4.2. Gắn kết các hộ trình diễn với nhóm cộng đồng nuôi tôm.
Dự án này nhằm trình diễn BMP ra cộng đồng nuôi tôm. Sự gắn kết các hộ mô hình
trình diễn với nhóm cộng đồng nhằm đưa các thực hành BMP đến đông đảo người nuôi
một cách hiệu quả nhất. Hộ mô hình sẽ là hạt nhân của nhóm, những kiến thức kỹ năng
các hộ mô hình thu nhận được từ dự án sẽ nhanh chóng lan toả ra cộng đồng. Đây là
cách tiếp cận tốt nhất để các k
ỹ thuật và phương pháp quản lý trong nuôi tôm đến với
người sản xuất nhanh nhất. Đặc biệt, trong nuôi tôm quy mô nhỏ, phần lớn người nuôi
còn hạn chế về năng lực tài chính cũng như kỹ năng thực hành sản xuất thì sự gắn kết
này càng trỏ nên quan trọng. Dự án đã gắn kết các mô hình trình diễn với các nhóm
nông hộ ở các địa phương như sau:

4.2.1 Tỉnh Nghệ An.
Mô hình ông Tuấn gắn với nhóm 28 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 1, đây là vùng nuôi bán

thâm canh
Mô hình ông Hoà gắn với nhóm 25 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 2, đây là vùng nuôi quảng
canh cải tiến
Mô hình ông Dũng gắn với nhóm 32 hộ nuôi ở thôn Hưng Hoà 2, đây là vùng nuôi
quảng canh cải tiến.

4.2.2 Tỉnh Hà Tĩnh.
Mô hình ông Hạnh gắn với nhóm 22 hộ nuôi ở thôn Hồng Hà, đây là vùng nuôi bán
thâm canh.
Mô hình ông Quyền gắn với nhóm 23 hộ nuôi ở thôn Liên hà, đây là vùng nuôi quảng
canh cải tiến.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
22
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
Mô hình ông Kiên gắn với nhóm 24 hộ ở thôn Liên Hà, đây là vùng nuôi quảng canh cải
tiến.
4.2.3 Tỉnh Thừa Thiên Huế.
Vùng Đình Đôi có 73 hộ nuôi được chia làm 3 nhóm cộng đồng nuôi. Mỗi nhóm này
được gắn với một hộ mô hình là các hộ ông Ánh, ông Ngẫn và ông Vẫn dưới sự quản lý
trực tiếp của HTX nuôi trồng thuỷ sản Đại Thắng.

V. HIỆU QUẢ VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC CÂU LẠC BỘ NUÔI
TÔM GIÚP CHUYỂN TẢI KIẾN THỨC ĐẾN NGƯỜI SẢN XUẤT.
5.1. Lựa chọn các cộng đồng nuôi phù hợp đảm bảo sự phát triển
bền vững sau khi dự án kết thúc
Lựa chọn các cộng đồng nuôi tôm phù hợp với các tiêu chí của dự án là bước quan trọng
góp phần đảm bảo sự thành công khi dự án kết thúc. Một yêu cầu đặt ra là việc lựa chọn
các cộng đồng nuôi phải đảm bảo tính bền vững lâu dài các kết quả mà dự án mang lại.
Ngoài ra, các cộng đồng này phải đáp ứng một số yêu cầu kỹ thuật sau đây:



Các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ (dưới 2 ha/hộ)


Có quy hoạch vùng nuôi phù hợp


Số hộ nuôi mỗi nhóm trong khoảng 20-30 hộ


Hình thức nuôi quảng canh cải tiến hoặc bán thâm canh


Các nông hộ tình nguyện tham gia thực hành BMP


Vùng nuôi có nhu cầu hỗ trợ chuyên môn về bệnh, môi trường và quản lý cộng đồng

Nhóm dự án đã làm việc với các cấp địa phương và thị sát thực địa trước khi lụa chọn
các vùng nuôi tham gia dự án. Kết quả các cộng đồng nuôi sau đây đáp ứng các yêu cầu
dự án được lựa chọn.


Nghệ An: chọn 3 cộng đồng nuôi ở 2 xóm Hưng Hoà 1 và 2, xã Hưng Hoà.


Hà Tĩnh: chọn 3 cộng đồng nuôi ở 2 xóm Hồng Hà và Liên Hà, xã Thạch Hạ


Thừa Thiên Huế: chọn 3 cộng đồng nuôi ở làng Đình Đôi, xã Vinh Hưng


Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
23
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
5.2. Cơ cấu tổ chức các cộng đồng nuôi tôm và sự tác động của dự án
lên các tổ chức ở địa phương.
Cơ cấu tổ chức hoạt động nuôi trồng thuỷ sản ở cấp xã các tỉnh dự án triển khai không
giống nhau. Tuy nhiên, điểm chung là các nông hộ nuôi đều chịu sự giám sát về mặt
quản lý của UBND xã. UBND xã là cơ quan phê duyệt quy chế hoạt động nuôi trồng
thuỷ sản ở cộng đồng và là cơ quan chỉ đạo thực hiện các quy định nhà nước về nuôi
trồng thuỷ sản như Lu
ật Thuỷ sản.

Ở xã Hưng Hoà (tỉnh Nghệ An) và xã Vinh Hưng (tỉnh Thừa Thiên Huế), trước khi dự
án triển khai đã có các HTX nông nghiệp hoặc HTX NTTS phụ trách chuyên môn về
nuôi trồng thuỷ sản. Dưới HTX là các nhóm cộng đồng nuôi tôm hay gọi là tổ sản xuất
gồm tập hợp từ 20 đến 30 nông hộ. HTX triển khai các hoạt động theo lịch thời vụ của
Sở Thuỷ sản, theo dõi tình hình dịch bệnh, tiếp nh
ận và triển khai các chỉ đạo từ cơ quan
cấp trên như từ UBND xã, Phòng nông nghiệp huyện v.v. HTX đồng thời làm công tác
dịch vụ đầu vào như cung cấp thức ăn, phân bón và chế phẩm sinh học nếu các nông hộ
có yêu cầu.

Đối với các các tỉnh này, dự án đã giúp kiện toàn bộ máy tổ chức chuyên môn về NTTS
cấp xã. Nâng cao năng lực cho các đơn vị này hoạt động hiệu quả hơn như hỗ trợ
một
phần kinh phí để các cộng đồng nuôi tổ chức họ định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất khi có
yêu cầu. Giúp các xã và HTX bổ sung hoàn thiện quy chế hoạt động NTTS của địa
phương cụ thể là cải tiến một số điều khoản trong quy chế về quản lý môi trường chung
và giám sát của cộng đồng về quản lý dịch bệnh. Ngoài ra, cán bộ dự án và cán bộ

khuyến ngư cũ
ng thường xuyên làm việc, hội họp với các cán bộ cấp xã và cộng đồng
nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và năng lục quản lý cho các đối tượng này ở các
địa phương.

Ở Hà Tĩnh, trước khi dự án triển khai chưa có các tổ chức cộng đồng về nuôi trồng thuỷ
sản. Sau khi dự án triển khai, dự án đã giúp UBND xã Thạch Hạ thành lập 3 tổ chức
cộng đồng nuôi ở các thôn Hồng Hà và Liên Hà. Mỗi đơn vị này có 1 tổ trưởng và 2 tổ
phó phụ trách các hoạt động NTTS cũng như các hoạt động của dự án tại đây. Dự án đã
bước đầu hình thành bả
n thảo về quy chế hoạt động NTTS cấp cơ sở cho xã Thạch Hạ.
Giúp đỡ một phần kinh phí bộ máy và toàn bộ chuyên môn để 2 cộng đồng NTTS ở đây
hoạt động một cách hiệu quả.
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
24
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản 1 Trường Đại hoc Tây Úc
VI. PHỤ LỤC
6.1. Phụ lục 1: Lý lịch khoa học của một số cán bộ tham gia dự án

BẢN LÝ LỊCH

1. Thông tin cá nhân
Họ tên: Nguyễn Xuân Sức
Quốc tịch: Việt Nam
Ngày sinh: 25 tháng 5 năm 1975
Giới tính: Nam
Hôn nhân: Độc thân
Nơi sinh: Tỉnh Thanh Hoá
Địa chỉ liên hệ: Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam
ĐT: +84.04.8780407

Fax: +84.04.8780102
DĐ: +84.0983222894
Email:

2. Đào tạo
2004 – 2005: Thạc sỹ Phát Triển Nông Thôn, Đại học công nghệ Curtin, Australia.
- Học Bổng AusAID.
- Tên luận văn: Tác động về kinh tế-xã hội của nghề nuôi tôm ven biển các
tỉnh miền Bắc Việt Nam.

2003 – 2004: - Diploma Kinh tế Nông Nghiệp, Đại học công nghệ Curtin, Australia.
- Học Bổng AusAID.

1995 – 1998: - Kỹ sư Nuôi trồng Thuỷ sản, Đại học Thuỷ sản Nha Trang, Việt Nam.
- Học Bổng AIT.

1992 – 1995: - Đại học Đạ
i cương, Đại học Lâm nghiệp, Việt Nam.

3. Ngôn ngữ
Nói Nghe Đọc Viết
Tiếng Anh Tốt Tốt Tốt Tốt
Tiếng Việt Tiếng mẹ đẻ

4. Chuyên môn
7/2005 đến nay: Nghiên cứu viên
Trung tâm tư vấn, thiết kế và chuyển giao công nghệ Thuỷ sản.
Viện Nghiên cứu Thuỷ sản 1.

Đình Bảng - Từ Sơn - Bắc Ninh, Việt Nam.

2002 đến 6/2005: Học viên,
Báo cáo định kỳ Năng lực các bên tham gia dự án
25

×