Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và đối với Việt Nam hiện nay.doc.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.08 KB, 23 trang )

Tình hình phát triển kinh tế và vị thế của nền kinh tế EU trên thế giới và
đối với Việt Nam hiện nay
Nội dung
Chương 1. Khái quát chung về Liên minh Châu Âu ( EU)
1.1. Các thành viên của Liên minh Châu Âu
Lịch sử của Liên Minh Châu Âu bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ II. Có
thể nói rằng ý tưởng về hội nhập châu Âu đã được nhận thức sẽ giúp ngăn chặn
việc giết chóc và phá hủy không xảy ra nữa. Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Robert
Schuman là người đã nêu ra ý tưởng và đề xuất lần đầu tiên trong một bài phát
biểu nổi tiếng ngày 9 tháng 5 năm 1950. Cũng chính ngày này là ngày mà hiện
nay được coi là ngày sinh nhật của EU và được kỉ niệm hàng năm là Ngày Châu
Âu. Ban đầu, EU bao gồm 6 quốc gia thành viên là: Bỉ, Đức, Italia, Luych-xam-
bua, Pháp và Hà Lan.
Các nước Đan Mạch, Ailen, và Anh gia nhập vào năm 1973. Hy Lạp gia
nhập 1981.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha gia nhập 1986.
Áo, Phần Lan và Thụy Điển gia nhập 1995.
Kể từ ngày 1 tháng 5 năm 2004, EU đã chính thức kết nạp thêm 10 thành
viên mới là Séc, Hungari, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia,
Malta và Kypros (Cộng hòa Síp).
Ngày 1/1/2007, Romania & Bulgaria, hai quốc gia Đông Nam Âu đã gia
nhập EU, nâng tổng số thành viên của Liên Minh Châu Âu lên 27 Quốc Gia
Thành Viên.
+ Diện tích : 4.000.000 km2
+ Dân số : khoảng 493 triệu người
+ GDP : khoảng 13.000 tỷ USD (2006)
+ GDP/đầu người : 29.000 USD/năm (2006)
1.2. Lịch sử hình thành
1
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận


: 6.280.688
Một châu Âu hòa bình - Mục tiêu ban đầu của sự hợp tác (1945-1959). Ý
tưởng hợp nhất châu Âu thành một liên minh với hy vọng về hòa bình và hiểu
biết lẫn nhau nhằm tránh mọi nguy cơ xung đột, không còn cảnh chiến tranh tàn
phá đã được hình thành từ rất lâu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu lập
lại trật tự thế giới mới với một bên là Tây Âu thân Mỹ và bên kia là Đông Âu
chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Đến năm 1946, do hậu quả nghiêm trọng của chiến
tranh tác động đến nền kinh tế của các quốc gia châu Âu, đồng thời thị trường
trong nước đã trở nên quá chật hẹp, các nhà lãnh đạo châu Âu đã mong muốn
tạo lập một châu Âu thống nhất theo mô hình Liên bang châu Âu (United State
of Europe). Năm 1951, Hiệp ước Pari đã cho ra đời một liên minh dưới tên gọi
Cộng đồng than thép châu Âu dựa trên hợp tác hai nguồn nguyên liệu chính của
nền kinh tế lúc bấy giờ với 6 nước thành viên tham gia. Tiếp đó, nhằm tránh
những ảnh hưởng tiêu cực của Chiến tranh lạnh, châu Âu đã tiến tới sự liên kết
chặt chẽ hơn thông qua hợp tác kinh tế. Đến năm 1957, Hiệp ước Rôm đã được
6 nước nhất trí thông qua với sự ra đời của EEC, hay còn gọi là "thị trường
chung".
Thời kỳ tăng trưởng kinh tế ở châu Âu (1960-1969). Nền kinh tế châu Âu
lúc này đang trong giai đoạn thăng hoa nhờ việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong
trao đổi thương mại nội khối. Bên cạnh đó, nhằm xóa cảnh nghèo đói ở các quốc
gia thành viên, các nước châu Âu đã tiến tới thỏa thuận kiểm soát, hỗ trợ sản
xuất và tiêu thụ nông sản trong khối. Và kết quả là châu Âu đã trở thành lục địa
xuất siêu về nông sản.
Cộng đồng mở rộng lần thứ nhất (1970-1979). Tháng 1-1973, cộng đồng
châu Âu tiến hành việc lần đầu tiên mở rộng khối, đưa số thành viên lên 9 nước.
Song, tăng trưởng kinh tế của châu Âu không mấy thuận lợi do xung đột diễn ra
giữa I-xra-en và các nước Ả-rập vào tháng 10-1973, dẫn đến cuộc khủng hoảng
năng lượng trên thế giới. Trong khi đó, lực lượng cánh hữu ở châu Âu đang đi
tới hồi kết khi chế độ Sa-la-giắc ở Bồ Đào Nha bị lật đổ vào năm 1974, và sau
cái chết của Tướng Phrăng-cô ở Tây Ban Nha vào năm 1975. Trong giai đoạn

này, cộng đồng hướng sự quan tâm tới các chính sách vùng, thúc đẩy kinh tế ở
2
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
những vùng kém phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo thông qua các
dự án hỗ trợ việc làm, cải thiện kết cấu hạ tầng. Năm 1979, Nghị viện châu Âu
lần đầu tiên áp dụng chế độ bầu cử trực tiếp; vai trò của Nghị viện được tăng
cường đối với các vụ việc trong nội bộ liên minh.
Một châu Âu đầy biến động (1980-1989). Tháng 9-1989, chính trường châu
Âu trở nên phức tạp do sự sụp đổ của bức tường Béc-lin, bức tường ngăn cách
Tây Đức và Đông Đức trong suốt 28 năm. Trước đó, năm 1981, Hy Lạp trở
thành thành viên thứ 10 của EU; 5 năm sau đến lượt Tây Ban Nha và Bồ Đào
Nha. Năm 1986, Hiệp ước về “châu Âu duy nhất” được thông qua nhằm xóa bỏ
những rào cản về lưu thông tự do hàng hóa trong liên minh trong vòng 6 năm;
cùng sáng kiến thành lập "thị trường duy nhất" của châu Âu cũng được thông
qua.
Hiệp ước Liên hiệp Châu Âu (hay còn gọi là Hiệp ước Maastricht) ký ngày
7/2/1992 tại Maastricht (Hà Lan), nhằm mục đích thành lập liên minh kinh tế và
tiền tệ vào cuối thập kỷ 90, với một đồng tiền chung và một Ngân hàng trung
ương độc lập, thành lập một liên minh chính trị bao gồm việc thực hiện một
chính sách đối ngoại và an ninh chung để tiến tới có chính sách phòng thủ
chung, tăng cường hợp tác về cảnh sát và luật pháp.
Hiệp ước này đánh dấu một bước ngoặt trong tiến trình nhất thể hóa Châu
Âu. Cụ thể:
Liên minh chính trị:
- Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại và cư
trú trong lãnh thổ của các nước thành viên.
- Được quyền bầu cử và ứng cử chính quyền địa phương và Nghị viện châu
Âu tại bất kỳ nước thành viên nào mà họ đang cư trú.

- Thực hiện một chính sách đối ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác
liên chính phủ với nguyên tắc nhất trí để vẫn bảo đảm chủ quyền quốc gia trên
lĩnh vực này.
- Tăng cường quyền hạn của Nghị viện châu Âu.
3
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
- Mở rộng quyền của Cộng đồng trong một số lĩnh vực như môi trường, xã
hội, nghiên cứu....
- Phối hợp các hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư,
quyền cư trú và thị thực.
Liên minh kinh tế - tiền tệ:
Liên minh kinh tế - tiền tệ được chia làm 3 giai đoạn, bắt đầu từ 1/7/1990
tới 1/1/1999, kết thúc bằng việc giải tán Viện tiền tệ châu Âu, lập Ngân hàng
Trung ương châu Âu (ECB).
Điều kiện để tham gia vào liên minh kinh tế - tiền tệ (còn gọi là những tiêu
chí hội nhập) là:
+ Lạm phát thấp, không vượt quá 1,5% so với mức trung bình của 3 nước
có mức lạm phát thấp nhất
+ Thâm hụt ngân sách không vượt quá 3% GDP
+ Nợ nhà nước dưới 60% GDP và biên độ giao động tỷ giá giữa các đồng
tiền ổn định trong hai năm theo cơ chế chuyển đổi (ERM)
+ Lãi suất (tính theo lãi suất công trái thời hạn từ 10 năm trở lên) không quá
2% so với mức trung bình của 3 nước có lãi suất thấp nhất .
Kể từ ngày 01/01/2002 đồng Euro đã chính thức được lưu hành trong 12
quốc gia thành viên (còn gọi là khu vực đồng Euro) gồm Pháp, Đức, áo, Bỉ,
Phần lan, Ailen, Italia, Luxembourg, Hà Lan, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, 3
nước đứng ngoài là Anh, Đan mạch và Thuỵ Điển. Hiện nay, đồng Euro đang có
có mệnh giá cao hơn đồng đô la Mỹ.

Hiệp ước Amsterdam (còn gọi là Hiệp ước Maastricht sửa đổi - ký ngày
2/10/1997 tại Amsterdam - Hà Lan) đã có một số sửa đổi và bổ sung trong một
số lĩnh vực chính như: 1. Những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; 2. Tư
pháp và đối nội; 3. Chính sách xã hội và việc làm; 4. Chính sách đối ngoại và an
ninh chung.
Hiệp ước Schengen: Ngày 19/6/1990, Hiệp ước Schengen được thoả thuận
xong. Đến 27/11/90, 6 nước : Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan, Italia chính
4
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
thức ký Hiệp ước Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày
25/6/1991. Ngày 26/3/1995, Hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7 nước thành
viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các nước thành viên.
Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong 9 nước trên là được
phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiện nay, 14/15 nước thành
viên EU đã tham gia khu vực Schengen (trừ Anh).
Hiệp ước Nice (7-11/12/2000): tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón
nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện châu Âu,
thành lập Lực lượng phản ứng nhanh (RRF).
Theo luật của EU, Hiệp ước Nice cần được nghị viện của tất cả các nước
thành viên thông qua mới có hiệu lực. Hiện nay, quá trình này đang được tiến
hành trong các quốc gia thành viên.
1.3. Cơ cấu tổ chức
EU có bốn cơ quan chính là : Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban châu Âu, Nghị
viện châu Âu, Toà án châu Âu.
Hội đồng Bộ trưởng :
Chịu trách nhiệm quyết định các chính sách lớn của EU, bao gồm các Bộ
trưởng đại diện cho các thành viên. Các nước luân phiên làm Chủ tịch với nhiệm
kỳ 6 tháng. Giúp việc cho Hội đồng có Uỷ ban đại diện thường trực và Ban

Tổng Thư ký.
Từ năm 1975, người đứng đầu Nhà nước, hoặc Chính phủ, các Ngoại
trưởng, Chủ tịch và Phó Chủ tịch Uỷ ban châu Âu có các cuộc họp thường kỳ để
bàn quyết định những vấn đề lớn của EU. Cơ chế này gọi là Hội đồng châu Âu
hay Hội nghị Thượng đỉnh EU.
Uỷ ban Châu Âu :
Là cơ quan điều hành gồm 20 Uỷ viên, nhiệm kỳ 5 năm do các Chính phủ
nhất trí cử và chỉ bị bãi miễn với sự nhất trí của Nghị viện Châu Âu. Chủ tịch
hiện nay là ông Rô man nô Prô đi, cựu Thủ tướng Italia (được bầu tại cuộc họp
Thượng đỉnh EU bất thường ngày 23/3/1999 tại Berlin). Dưới các Uỷ viên là các
Tổng Vụ trưởng chuyên trách từng vấn đề, từng khu vực.
5
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Nghị viện Châu Âu :
Gồm 732 Nghị sĩ, nhiệm kỳ 5 năm, được bầu theo nguyên tắc phổ thông
đầu phiếu. Trong Nghị viện các Nghị sĩ ngồi theo nhóm chính trị khác nhau,
không theo Quốc tịch.
Chức năng: thông qua ngân sách, cùng Hội đồng Châu Âu quyết định trong
một số lĩnh vực, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách của EU, có
quyền bãi miễn các chức vụ uỷ viên Uỷ ban châu Âu.
Toà án Châu Âu :
Đặt trụ sở tại Lúc- xăm- bua, gồm 15 thẩm phán và 9 trạng sư, do các chính
phủ thoả thuận bổ nhiệm, nhiệm kỳ 6 năm. Toà án có vai trò độc lập, có quyền
bác bỏ những quy định của các tổ chức của Uỷ ban Châu Âu văn phòng Chính
phủ các nước nếu bị coi là không phù hợp với luật của EU.
6
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận


: 6.280.688
Chương 2. Tình hình phát triển nền kinh tế EU
2.1. Những thành tựu về kinh tế của EU
Liên minh châu Âu ngày càng lớn mạnh về nhiều mặt, đặc biệt hội tụ đông
đảo các nền kinh tế phát triển (chiếm khoảng 1/3 GDP toàn cầu). Lãnh thổ EU
trải rộng hơn 4 triệu kilômét vuông với dân số gần 500 triệu người. Để có được
sự hợp nhất trong suốt 50 năm qua, nguyên tắc hành động của liên minh là hợp
tác và liên kết vì lợi ích giữa các dân tộc châu Âu. Liên minh chú trọng tăng
cường nền dân chủ, hòa bình, phồn vinh và đóng góp vào sự giàu mạnh.
Năm mươi năm trôi qua, EU đã có được một nền hòa bình và thịnh vượng.
Mỗi nước thành viên của EU đều đóng góp vào sự thống nhất châu Âu và sự ổn
định của nền dân chủ ở đây. Sự vắng bóng của những cuộc xung đột giữa các
quốc gia thành viên là một minh chứng sống động cho sự liên kết chặt chẽ này.
Với 27 nước thành viên, EU ngày nay đã trở thành động cơ hòa bình trên thế
giới.
Dân chủ, một trong những giá trị chung của EU đã được phát huy mạnh mẽ
tại châu lục này. Những bản sắc văn hóa và truyền thống đa dạng của các nước
thành viên EU đều được trân trọng và đón nhận. Các đường biên giới nội khối
được rộng mở, di sản văn hóa của toàn châu Âu thêm phong phú. Một châu Âu
giàu có về vốn hiểu biết và kinh nghiệm chính là chìa khóa của sự tăng trưởng
mạnh, việc làm và sự hoà hợp xã hội. Người dân EU được sống bình đẳng, đầy
đủ quyền tự do đi lại, học tập và sinh sống thuận lợi trong toàn liên minh.
Sự phồn vinh đã đến với liên minh khi người dân ở đây được hưởng mức
sống với những tiêu chuẩn xã hội cao. EU đã thành công khi tạo dựng hình mẫu
xã hội châu Âu công bằng và dân chủ. Không những thế, khối thị trường chung
dần phát triển thành thị trường duy nhất - khu vực trao đổi thương mại rộng lớn
nhất trên thế giới. Đồng ơ-rô là biểu tượng thành công cho tiến trình nhất thể
7
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận


: 6.280.688
hóa kinh tế của EU, mang đến cho người dân EU những cơ hội tốt nhất trong
việc lựa chọn sản phẩm với giá cả cạnh tranh.


2.1.1. Lạm phát
Tỷ lệ lạm phát khá bình ổn và không cao, cụ thể: Lạm phát ở khu vực sử
dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đến tháng 9/2006 là 1,7. Trong số các
nước thành viên của Eurzone, Phần Lan là nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất
(0,8%) trong khi 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Pháp có tỷ lệ lạm phát
lần lượt là 1% và 1,5%.
2.1.2. Tăng trưởng kinh tế của Liên minh châu Âu
Nói đến EU chúng ta nghĩ đến một nền kinh tế hùng mạnh, một trong 3 đầu
tàu của kinh tế thế giới (Mỹ, EU, Nhật Bản). Mỗi sự thay đổi nhỏ trong nền kinh
tế của các nước này đều gây ảnh hưởng đến kinh tế của các nước khác ngoài khu
vực. Ta có thể điểm qua tình hình tăng trưởng kinh tế trong nhưng năm gần đây
nhất của EU như sau:
Thứ nhất, là tình hình tăng trưởng kinh tế trong năm 2006. Năm 2006,
kinh tế Liên minh Châu Âu cải thiện rõ rệt. Theo đánh giá của Cao uỷ phụ trách
các vấn đề kinh tế tiền tệ của EU, châu Âu đang ngày càng ít phụ thuộc hơn vào
nền kinh tế Mỹ. Tăng trưởng kinh tế của EU25 đạt 2,8%, cao hơn 1,1% so với
năm 2005. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đầu thế kỷ XXI đến nay. Sự
tăng vọt của đầu tư kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng nội địa tăng mạnh là động
lực chính của bùng nổ kinh tế hiện nay. Trong đó tăng trưởng kinh tế thuộc khu
vực đồng Euro đạt 2,6% năm 2006, cao hơn 1,2% so với năm 2005. Nền kinh tế
tăng trưởng mạnh đã giúp EU cải thiện được tình trạng thất nghiệp xuống còn
8%, tạo thêm khoảng 5 triệu viậc làm mới trong khu vực đồng Euro trong giai
đoạn 2006-2008 và khoảng 2 triệu việc làm trong toàn EU. Ngoài sự năng động
của nền kinh tế, các yếu tố khác như sự ổn định về lương và năng suất tăng cũng
góp phần cải thiện tình trạng thất nghiệp trong EU.

8
CH số 11 - B1 - ĐH KTQD Chuyên Photocopy - Đánh máy - In Luận văn, Tiểu luận

: 6.280.688
Tình trạng tài chính của chính phủ cũng được cải thiện nhờ thu nhập từ
thuế tăng vọt. Tỷ lện thâm hụt công trung bình của EU25 và khu vực đồng tiền
Euro ở mức thấp 2% GDP (ngoại trừ các nước như Séc, Hungari, Italia, Bồ đào
nha và Xlô-va-ki-a có mức thâm hụt trên 3%GDP). Trong khi đó , lạm phát của
EU giảm xuống còn 2,12%, đáp ứng mục tiêu của Ngân hàng Trung ương châu
Âu đề ra.
Thứ hai, đó là tình hình kinh tế châu Âu năm 2007. Năm 2007 kinh tế châu Âu
khởi đầu với một nền tảng kinh tế khá vững: tỷ lệ thất nghiệp tháng 10/06 giảm
xuống mức thấp nhất kể từ khi số liệu này được thu thập năm 1993 là 7,5% và
lòng tin tiêu dung ở mức cao. Những yếu tố này đã góp phần thu hẹp khoản cách
về tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa châu Âu cà Mỹ.
Tuy nhiên, số liệu Chính phủ Mỹ công bố ngày 31/1/2007 cho thấy tốc độ tăng
trưởng của kinh tế Mỹ năm 2006 (ước đạt 3,4%) tiếp tục vượt châu Âu một đoạn
khá xa. Từ năm 1993 đến nay, tăng trưởng kinh tế của Eurozone chỉ vượt Mỹ
trong hai năm 2000 và 2001, khi đó châu Âu được lại từ việc bùng nổ Internet
cuộc thế kỷ trước. Trong dài hạn, Mỹ sẽ duy trì vị trí đứng đầu về tăng trưởng
kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi dân số châu Âu đang già đi và theo qui định hạn
chế nhập cư là giảm số lao động năng động.
Nhưng theo thông tin mới nhất vào tháng 7/2007, ba viện kinh tế hàng đầu châu
Âu là Insee (Pháp), Ifo (Đức), Isae (Italia)vừa công bố báo cáo, trong đó dự báo
kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu gồm 13 nước thành viên sẽ tăng
trưởng 3% năm 2007
Môi trường kinh doanh không ngừng khởi sắc đang tạo ra xu thế tăng trưởng
khả quan cho ngành công nghiệp Eurozone; đàu tư ngày càng bùng nổ đang
củng cố triển vọng sáng sửa của nền kinh tế Eurozone trị giá 8.000tỷ Euro, sau
khi khu vực này đạt mức tăng yếu ớt trong quý I/2007, do ảnh hưởng của việc

Đức tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 16% lên 19% kể từ đầu tháng 1/07 và
chi tiêu tiêu dung trong khối giảm sút.
9

×