Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần hiến pháp năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.56 MB, 181 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---***---

NGUYỄN HOÀNG HÀ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ XÂY DỰNG
QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, TIẾN BỘ VÀ ỔN ĐỊNH
THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
---***---

NGUYỄN HOÀNG HÀ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ XÂY DỰNG
QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, TIẾN BỘ VÀ ỔN ĐỊNH
THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013

Chuyên ngành

: Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật

Mã số


: 9380101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. VŨ CÔNG GIAO

Hà Nội – 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan luận án “Hồn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013” dưới sự
hướng dẫn của PGS.TS. Vũ Công Giao là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi,
nguồn số liệu, tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án là trung thực, rõ ràng
và minh bạch, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và các nội dung chưa được cơng
bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về luận án và lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày 17 tháng 09 năm 2021
Tác giả luận án

Nguyễn Hoàng Hà

i


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................ 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................................................... 10

1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi ............................................................. 10
1.2 Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc .............................................................. 22
1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những
vấn đề luận án sẽ tiếp tục giải quyết ................................................................... 32
1.4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học ................................................ 36
Kết luận Chƣơng 1 ............................................................................................................ 37
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ XÂY
DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, TIẾN BỘ VÀ ỔN ĐỊNH .................. 39
2.1. Khái niệm, đặc điểm, ý nghĩa của việc xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, tiến bộ và ổn định.......................................................................................... 39
2.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trị, nội dung, các tiêu chí hồn thiện pháp luật
về quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định ................................................ 46
2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động
hài hòa, tiến bộ và ổn định ................................................................................... 58
2.4. Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về quan hệ lao động tiến bộ,
hài hoà và ổn định trong pháp luật quốc tế, Hiến pháp và pháp luật của một số
quốc gia và những gợi mở cho Việt Nam ............................................................... 62
Kết luận Chƣơng 2 ............................................................................................................ 76
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ XÂY DỰNG
QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI HÒA, TIẾN BỘ VÀ ỔN ĐỊNH THEO TINH
THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013 Ở VIỆT NAM ............................................................... 77
3.1. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam về quan hệ lao
động ........................................................................................................................ 77
3.2. Thực trạng hoàn thiện pháp luật liên quan đến các thiết chế của quan hệ
lao động ở Việt Nam hiện nay .............................................................................. 84
ii


3.3.Thực trạng hoàn thiện pháp luật liên quan quyền của ngƣời lao động và
ngƣời sử dụng lao động trong quan hệ lao động ở Việt Nam hiện nay: ......... 113

Kết luận Chƣơng 3 ........................................................................................................... 121
Chƣơng 4: CÁC YÊU CẦU ĐẶT RA VÀ QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐỂ XÂY DỰNG QUAN HỆ LAO ĐỘNG HÀI
HÒA, TIẾN BỘ VÀ ỔN ĐỊNH THEO TINH THẦN HIẾN PHÁP NĂM 2013 124
4.1. Các yêu cầu đặt ra với việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ
lao động ở Việt Nam hiện nay ............................................................................. 124
4.2. Quan điểm hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động theo
hƣớng hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 ........ 130
4.3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động theo
hƣớng hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp 2013 ................. 135
Kết luận Chƣơng 4 ........................................................................................................... 152
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 153
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ ĐƢỢC TÁC GIẢ CƠNG BỐ ........ 156
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BLLĐ

: Bộ luật Lao động

CĐCS

: Cơng đồn cơ sở

CP-TPP


: Hiệp định Đối tác Kinh tế xun Thái Bình
Dương tồn diện và tiến bộ

CMCN

: Cách mạng Công nghiệp

HĐLĐ

: Hợp đồng lao động

ILO

: Tổ chức Lao động Quốc tế

LĐ-TB-XH

: Lao động – Thương binh – Xã hội

NLĐ

: Người lao động

NSDLĐ

: Người sử dụng lao động

QHLĐ

: Quan hệ lao động


TLTT

: Thương lượng tập thể

TƯLĐTT

: Thỏa ước lao động tập thể

TCLĐ

: Tranh chấp lao động

VCA

: Liên Minh Hợp tác xã Việt Nam

VCCI

: Phịng Thương mại và cơng nghiệp Việt Nam

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

Bảng 3.1: Số liệu cơ bản về hệ thống cơng đồn Việt Nam, năm 2018 ...................89
Bảng 3.2: Số liệu cơ bản về hệ thống VCCI, năm 2019 ...........................................92
Bảng 3.3: Số vụ TCLĐ cá nhân giải quyết tại Tòa án ............................................105
Bảng 3.4: Dữ liệu phân loại đình cơng theo ngun nhân, miền, loại hình doanh

nghiệp và ngành nghề..............................................................................................106
Bảng 3.5: Thời gian đình cơng và số ngày làm việc bị mất, 2016-2018 ................108
Bảng 3.6: Tỷ lệ bao phủ TƯLĐTT ở Việt Nam năm 2018 ....................................116
Bảng 3.7: Tỉ lệ các cuộc đình cơng về quyền và lợi ích, 2016-2018 ......................119

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp năm 2013 đánh dấu cột mốc quan trọng trong việc thúc đẩy sự tôn
trọng, bảo vệ và bảo đảm các quyền con người ở Việt Nam, đặc biệt là các quyền tự
do kinh doanh, quyền được bảo đảm an sinh xã hội, quyền làm việc, lựa chọn nghề
nghiệp, việc làm và nơi làm việc, quyền được bảo đảm các điều kiện làm việc cơng
bằng, an tồn, được hưởng lương và chế độ nghỉ ngơi [152, Điều 33, 34, 35].
Hiến pháp khẳng định vai trò của Nhà nước bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp
của người lao động (NLĐ), người sử dụng lao động (NSDLĐ) và tạo điều kiện xây
dựng quan hệ lao động (QHLĐ) hài hòa, tiến bộ và ổn định [152, Điều 57]. Theo
quy định này, việc bảo vệ quyền lợi của NLĐ được thực hiện một cách hài hoà với
bảo vệ quyền lợi của NSDLĐ, thông qua việc tạo sự bình đẳng về mặt pháp luật
giữa NLĐ và NSDLĐ. Có thể khẳng định Điều 57 là một quy định có ý nghĩa rất
quan trọng của Hiến pháp năm 2013, thể hiện cách tiếp cận mới của các nhà lập
hiến trong việc hoàn thiện quan hệ pháp luật về lao động phù hợp với xu hướng
chung trên thế giới và đáp ứng các yêu cầu từ quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Việt Nam ngày nay đang trong tiến trình xây dựng, phát triển mạnh mẽ trong
bối cảnh các thiết chế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) từng bước được hoàn thiện, cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chuyển dịch
theo hướng tích cực, trên cơ sở đó thị trường lao động cũng như QHLĐ được hình
thành và từng bước vận hành theo quan hệ cung cầu của nền kinh tế thị trường. Tuy
nhiên, QHLĐ ở Việt Nam cũng đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, đó là tình

trạng tranh chấp lao động (TCLĐ) dẫn đến đình cơng khơng đúng pháp luật ở các
doanh nghiệp nói chung, nhất là khu vực ngồi nhà nước, có xu hướng gia tăng cả
về số lượng và quy mô, gây nhiều thiệt hại cho NLĐ, cho doanh nghiệp và ảnh
hưởng đến môi trường đầu tư, đến nền kinh tế và trật tự, an toàn xã hội. Điều này
cho thấy pháp luật về lao động, công tác quản lý của Nhà nước và các thiết chế bảo
đảm cho QHLĐ ở Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập, chưa theo kịp sự phát triển của
thị trường.

1


Trong thời gian qua, Đảng CSVN rất quan tâm đến tình hình QHLĐ đã đưa ra
nhiều định hướng chỉ đạo việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, các cấp ủy đối với
công tác xây dựng công tác QHLĐ ổn định và tiến bộ ở doanh nghiệp. Chỉ thị số
22-CT/TW ngày 05 tháng 6 năm 2008 đã giao cho Đảng Đoàn Quốc hội xây dựng
và trực tiếp phụ trách Đề án nghiên cứu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về
QHLĐ, cơ chế phối hợp giữa nhà nước, chủ doanh nghiệp, cơng đồn để giải quyết
các vấn đề về tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội và tiền lương tối thiểu (gọi tắt là
Đề án QHLĐ năm 2010). Gần đây nhất, vào ngày 03/09/2019, Ban Bí Thư ban
hành Chỉ thị số 37/CT-TW về “tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng QHLĐ
hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới”, trong đó nhận định mặc dù việc
xây dựng QHLĐ bước đầu đạt được nhiều kết quả tích cực, tuy nhiên tình hình
QHLĐ trong doanh nghiệp cịn những tồn tại, vì vậy đặt ra u cầu: “Hồn thiện
pháp luật lao động, cơng đồn. Luật hóa các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham
gia, đảm bảo tuân thủ Hiến pháp, phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế-xã
hội của nước ta, tạo điều kiện xây dựng QHLĐ hài hòa, ổn định và tiến bộ”.
Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII trình Đại hội XIII của
Đảng do Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trình bầy vào ngày 26 tháng 01 năm 2021
nhấn mạnh các ưu tiên phát triển trong giai đoạn tới: “Phát triển thị trường lao động
hướng đến việc làm bền vững. Xác lập các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động

phù hợp với sự phát triển của thị trường, xây dựng mối quan hệ lao động hài hịa, ổn
định, tiến bộ”. Qua đó, có thể khẳng định chính sách nhất quán của Đảng ta trong
việc đảm bảo ưu tiên xây dựng quan hệ lao động hài hịa, ổn định và tiến bộ.[12,
tr.149].
Từ một góc độ khác, Hiến pháp 2013 ra đời đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung hệ
thống pháp luật chuyên ngành để phù hợp với những nội dung mới được hiến định,
trong đó bao gồm việc xây dựng QHLĐ hài hịa, tiến bộ và ổn định. Đây cũng chính
là địi hỏi đặt ra với việc thực thi các điều ước quốc tế về quyền con người và các
hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mà Việt Nam đã tham gia.

2


Theo tinh thần Chỉ thị số 37 của Ban Bí Thư và ưu tiêu phát triển do Đại hội
XIII của Đảng, phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp năm 2013, việc hoàn
thiện pháp luật để xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định là yêu cầu cấp thiết ở
nước ta hiện nay. Tuy nhiên, việc xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định là
vấn đề rộng, phức tạp và còn khá mới mẻ ở Việt Nam, vì vậy cần phải được thực
hiện dựa trên những cơ sở khoa học được đúc rút từ các cơng trình nghiên cứu tồn
diện, chun sâu. Trong bối cảnh nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Hoàn thiện
pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần
Hiến pháp năm 2013” để thực hiện luận án tiến sĩ luật học, với mong muốn góp
phần thực hiện cơng việc quan trọng này ở nước ta.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Mục đích của luận án là cung cấp những luận cứ khoa học để hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp luật hiện hành có liên quan của Việt Nam nhằm xây dựng
QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp năm 2013.
2.2. Nhiệm vụ
Nhằm đạt được những mục đích nêu trên, luận án cần hoàn thành các nhiệm

vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu các vấn đề lý luận về QHLĐ, làm sáng tỏ sự ra đời, đặc
điểm, nguồn của pháp luật về QHLĐ; các ngun tắc, vai trị, nội dung và tiêu chí
hồn thiện pháp luật Việt Nam theo hướng xây dựng QHLĐ hài hịa, tiến bộ và ổn
định.
Thứ hai, nghiên cứu q trình phát triển và thực trạng các quy định về QHLĐ
trong các Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, đặc biệt là trong Hiến pháp 2013 và các
văn bản pháp luật hiện hành có liên quan đến QHLĐ, đánh giá tác động của hệ
thống pháp luật Việt Nam với QHLĐ trong giai đoạn hiện nay, qua đó xác định
những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân.
Thứ ba, trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, đề xuất các
phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành có liên

3


quan của Việt Nam để xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định như đã được
khẳng định trong Hiến pháp năm 2013.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các vấn đề lý luận, thực tiễn và hệ thống
quy định pháp luật để xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung và hướng tiếp cận: luận án tập trung nghiên cứu hệ thống pháp
luật điều chỉnh QHLĐ theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định từ góc độ của chuyên
ngành lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật. Những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hố
có liên quan đến QHLĐ, cũng như cách tiếp cận của nhưng chuyên ngành luật khác
cũng được sử dụng nhưng chỉ để bổ trợ cho việc phân tích, đánh giá hệ thống các quy
phạm pháp luật về QHLĐ.
- Về mặt không gian: luận án chỉ tập trung nghiên cứu khung pháp luật điều

chỉnh QHLĐ theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định của Việt Nam. Các tiêu chuẩn
quốc tế và quy định pháp luật có liên quan của một số quốc gia khác cũng được đề
cập nhưng chỉ ở mức độ khái quát, làm cơ sở tham chiếu đánh giá khung pháp luật
lao động liên quan đến QHLĐ của Việt Nam.
- Về mặt thời gian: Trọng tâm nghiên cứu của luận án là khung pháp luật hiện
hành điều chỉnh QHLĐ theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam. Điều này
nhằm bảo đảm yêu cầu về tính chuyên sâu và nâng cao ý nghĩa thực tiễn của luận án,
và xuất phát từ thực tiễn là Hiến pháp năm 2013 đã có quy định mới có ý nghĩa quan
trọng với việc hồn thiện QHLĐ ở nước ta.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Phương pháp luận
Luận án vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của triết học Mác
Lênin làm cơ sở định hướng đánh giá một cách tổng thể sự phát sinh, phát triển cũng
như tính chất, đặc điểm của pháp luật về QHLĐ, đồng thời xác định các quan điểm
hoàn thiện hệ thống pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.

4


Ngoài phương pháp luận duy vật biện chứng, luận án còn sử dụng một số lý
thuyết sau đây để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn
tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam:
- Lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực mà đại diện là Stone (1995); Blyton &
Turnbull (1992) và Guest (1989). Lý thuyết này đề xuất cách tiếp cận mới trong
quản lý nguồn nhân lực, theo đó cần bắt đầu từ niềm tin rằng các xung đột trong nội
bộ một tổ chức có thể được giải quyết bằng cách nuôi dưỡng một hợp đồng tâm lý
dựa trên nền tảng hợp tác giữa các chủ thể liên quan. Để tạo lập QHLĐ như vậy,
cần thiết phải tạo lập mơi trường làm việc theo hướng khuyến khích tính tự chủ của
các nhà quản lý và NLĐ, cũng như sự hợp tác giữa họ.
- Lý thuyết về hệ thống mà đại diện là John Thomas Dunlop (1958), trong đó

xem QHLĐ như là một hệ thống phụ của hệ thống xã hội rộng lớn hơn. Xét chung,
theo lý thuyết này, có bốn yếu tố tác động đến QHLĐ: (i) Thứ nhất là các chủ thể
QHLĐ, bao gồm NSDLĐ và tổ chức đại diện của họ (ví dụ: hiệp hội giới sử dụng
lao động), NLĐ và tổ chức đại diện của họ (ví dụ: cơng đồn) và các cơ quan bên
ngồi quan tâm đến QHLĐ (ví dụ: các cơ quan Chính phủ và tòa án lao động); (ii)
Thứ hai là bối cảnh môi trường, được tạo thành từ các điều kiện kinh tế và công
nghệ hiện hành, cũng như sự phân phối quyền lực trong xã hội rộng lớn hơn, mỗi
điều được cho là ảnh hưởng hoặc hạn chế hành động của các chủ thể tham gia
QHLĐ; (iii) Thứ ba là “tập hợp các quy tắc” chi phối mối quan hệ việc làm và được
coi là kết quả của sự tương tác giữa các chủ thể; (iv) Thứ tư là một “ý thức hệ ràng
buộc”, đó là một tập hợp các niềm tin và hiểu biết chung phục vụ việc khuyến khích
thỏa hiệp với mỗi chủ thể vì mục đích làm cho hệ thống hoạt động được [96]. Như
vậy, để có một QHLĐ cân bằng, cần xử lý hài hoà tất cả các yếu tố này, xem đó như
là một chỉnh thể thống nhất [131, tr.196-199].
-Lý thuyết lựa chọn chiến lược mà đại diện là Kochan, Katz và McKersie
(1986). Đây là sự phát triển lý thuyết hệ thống của Dunlop (1958), nâng cao nó dựa
trên việc xem xét một số biến đổi trong QHLĐ hiện đại mà đã khiến cho việc giải

5


quyết các mối QHLĐ trở nên phức tạp hơn nhiều so với cách làm theo truyền thống
trước đây [131, tr.245-250].
-Lý thuyết tiếp cận dựa trên quyền con người do các cơ quan Liên hợp quốc,
đặc biệt là UNDP, đề xướng từ những thập kỷ 1980, trong đó xác định sự cần thiết,
ý nghĩa và những yêu cầu xem xét mục tiêu bảo vệ quyền con người như là một ưu
tiên khi xây dựng và thực hiện các chính sách và pháp luật của quốc gia mà có liên
quan hay tác động đến quyền con người.
Các lý thuyết nêu trên sẽ được kết hợp sử dụng để đánh giá nền tảng lý luận và
tính tồn diện, hợp lý của hệ thống pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam hiện nay.

4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án:
Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng khung phân tích của chuyên
ngành lý luận lịch sử nhà nước và pháp luật, trong đó chủ yếu xem xét vấn đề dưới
góc độ cấu trúc thể chế và từ các quy tắc của việc xây dựng, hồn thiện pháp luật.
Trên cơ sở khung phân tích đó, tác giả kết hợp sử dụng các phương pháp nghiên cứu
phổ biến của khoa học xã hội để giải quyết những câu hỏi nghiên cứu đặt ra, bao
gồm: Phương pháp hệ thống, phương pháp lôgic, phương pháp lịch sử, phương pháp
phân tích, phương pháp so sánh và phương pháp tổng hợp, cụ thể như sau:
Phương pháp hệ thống được sử dụng trong Chương 1 để phân loại và đánh giá
nội dung các cơng trình nghiên cứu về pháp luật về QHLĐ ở trên thế giới và ở Việt
Nam.
Phương pháp logic được sử dụng xuyên suốt trong các chương để kết nối và
xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ở các chương tiếp theo của luận án
trên cơ sở những vấn đề đã được phân tích làm rõ ở các chương trước.
Phương pháp lịch sử chủ yếu được sử dụng ở Chương 3 của luận án, để đánh
giá thực trạng pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam từ khi giành độc lập (1945) đến nay
trong bối cảnh cụ thể của từng giai đoạn lịch sử của đất nước.
Phương pháp phân tích được sử dụng trong tất cả các chương của luận án, trong
đó đặc biệt ở các Chương 2 và 3, để khảo sát những tài liệu sơ cấp và thứ cấp, từ đó
đưa ra những nhận định, đánh giá về các vấn đề liên quan đến đề tài. Tài liệu sơ cấp
bao gồm các văn bản pháp luật của Nhà nước, các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt

6


Nam, các vụ việc, các số liệu thống kê chính thức của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền, văn bản pháp luật quốc tế, văn bản pháp luật của một số quốc gia, các văn
kiện, báo cáo có liên quan đến đề tài của các tổ chức quốc tế. Tài liệu thứ cấp bao
gồm các bài báo, tạp chí, sách chuyên khảo, tham khảo chứa đựng những kết luận,
đánh giá và thông tin đã được các tác giả khác công bố liên quan đến đề tài.

Phương pháp tổng hợp cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt là ở
các Chương 1,2 và 3, để khái quát hoá, phân loại, xếp loại các tri thức, số liệu qua
việc phân tích các tài liệu, từ đó giúp nghiên cứu sinh đưa ra các nhận xét, đánh giá
tổng quan ở mỗi chương và trong phần Kết luận của luận án.
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng trong toàn bộ luận án, đặc biệt là ở
các Chương 2 và 3, để đối chiếu tìm ra sự tương đồng và khác biệt về quan điểm giữa
các tác giả, cũng như để đánh giá sự tương thích giữa pháp luật Việt Nam với pháp
luật quốc tế và pháp luật của các quốc gia khác về QHLĐ. So sánh cũng nhằm làm rõ
sự phát triển của pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử từ khi
giành độc lập (1945) đến nay.
Phương pháp chuyên gia (tham vấn bằng cách trao đổi với một số chuyên gia)
chủ yếu được sử dụng trong các Chương 3 và 4 của luận án, để giúp nghiên cứu sinh
kiểm tra nhận thức về một số vấn đề lý luận, thực tiễn phức tạp, cũng như thu thập
những ý kiến phân tích mà có thể giúp hình thành những quan điểm, giải pháp có tầm
chiến lược để giải quyết những vấn đề đặt ra trong pháp luật hiện hành về QHLĐ của
Việt Nam. Người được tham vấn là những chuyên gia có kiến thức chuyên sâu và
kinh nghiệm thực tiễn phong phú về đề tài.
Phương pháp phân tích tình huống, chủ yếu được sử dụng trong Chương 3 của
luận án, để giúp nghiên cứu sinh đối chiếu giữa các vấn đề lý luận với thực tiễn, cũng
như kiểm định và củng cố tính khoa học, thuyết phục của những nhận định, đánh giá
về thực trạng pháp luật về QHLĐ ở Việt Nam.
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án là một trong những cơng trình khoa học có tính tồn diện, chun sâu
ở cấp độ tiến sĩ phân tích các vấn đề lý luận, thực tiễn của QHLĐ ở Việt Nam từ

7


góc độ tiếp cận của chuyên ngành lý luận, lịch sử nhà nước và pháp luật. Chính vì
vậy, luận án có những đóng góp mới về mặt học thuật, thể hiện cụ thể như sau:

Thứ nhất, với cách tiếp cận của chuyên ngành lý luận, lịch sử nhà nước và pháp
luật, luận án làm sâu sắc thêm cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật để xây dựng
QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã góp phần bổ sung
những tri thức lý luận hiện có về vấn đề này ở nước ta thông qua việc làm rõ một số
lý thuyết phổ biến trên thế giới có liên quan đến pháp luật về QHLĐ và tác động cũng
như khả năng ứng dụng của các lý thuyết đó vào việc hồn thiện pháp luật để xây
dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam.
Thứ hai, thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và những biểu hiện
trong thực tế, luận án đã bổ sung những phân tích, đánh giá có tính hệ thống và cập
nhật khn khổ pháp luật hiện hành về QHLĐ ở Việt Nam. Cụ thể, luận án đã khái
quát hóa những nội dung cốt lõi của pháp luật điều chỉnh QHLĐ ở Việt Nam qua các
giai đoạn phát triển từ khi giành được độc lập (1945) đến nay, phân tích, so sánh chỉ
ra những ưu điểm cũng như hạn chế của những lần xây dựng, sửa đổi, bổ sung Hiến
pháp từ năm 1946 đến 2013, đồng thời xác định nguyên nhân của những hạn chế đó.
Thứ ba, luận án đã xây dựng các quan điểm, đề xuất một hệ thống giải pháp
toàn diện nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật hiện hành để xây dựng QHLĐ hài
hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam. Luận án đã kế thừa kiến thức từ một số cơng
trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, đặc biệt là các cơng trình nghiên cứu từ góc
độ chun ngành kinh tế - lao động, để phân tích, đánh giá và đề xuất các quan điểm,
giải pháp hoàn thiện pháp luật để xây dựng QHLĐ ở Việt Nam theo một cách thức
toàn diện, cụ thể và hợp lý hơn, dựa trên những cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn
đáng tin cậy được xác định trong toàn bộ luận án.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
6.1. Về phương diện lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, củng cố cơ sở lý luận khoa
học cho việc hoàn thiện pháp luật để xây dựng QHLĐ hài hòa, tiến bộ và ổn định ở
Việt Nam, cụ thể là khẳng định sự cần thiết và khả năng giải quyết vấn đề từ góc độ
lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
8



6.2. Về phương diện thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
nhiều chủ thể khác nhau ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan của Đảng, Nhà nước, đặc
biệt là Quốc Hội và Bộ LĐ-TBXH, trong việc nhìn nhận, phân tích, đánh giá vấn đề
và hoạch định, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện các chính sách, văn bản pháp
luật có liên quan đến QHLĐ trong tình hình mới.
Bên cạnh đó, luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ sở học thuật, các tổ chức xã hội và chính quyền địa phương trong việc giảng dạy,
nghiên cứu và tổ chức thực thi pháp luật về QHLĐ.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục các cơng trình khoa học có liên
quan đến đề tài luận án mà tác giả đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận về hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao
động hài hòa, tiến bộ và ổn định
Chương 3: Thực trạng hoàn thiện pháp luật để xây dựng quan hệ lao động hài
hòa, tiến bộ và ổn định ở Việt Nam
Chương 4: Các yêu cầu đặt ra và quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật
để xây dựng quan hệ lao động hài hòa, tiến bộ và ổn định theo tinh thần Hiến pháp
năm 2013

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
Quan hệ lao động là phạm trù gắn với các cuộc cách mạng công nghiệp và

phong trào công đồn. Vấn đề QHLĐ nói chung, QHLĐ trong pháp luật Việt Nam
nói riêng, từ lâu đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong và
ngoài nước. Mặc dù vậy, xét chung, các nghiên cứu về vấn đề này ở Việt Nam còn
tương đối hạn chế so với rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện ở nước ngồi. Vì
vậy, trong chương này của luận án, các nghiên cứu ở nước ngoài sẽ được khảo sát,
đánh giá tổng quan trước các nghiên cứu ở trong nước.
1.1. Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi
1.1.1 Các cơng trình nghiên cứu những vấn đề lý luận về quan hệ lao động
Về bản chất và sự phát sinh, phát triển của QHLĐ
-Cuốn sách chuyên khảo “Industrial Relations” (Các Quan hệ Cơng nghiệp)
của nhóm tác giả Marian Baird, Rae Cooper, Bradon Ellem và Russell D. Lanbury
[131] đã phân tích sự phát triển trong nhận thức về QHLĐ, bắt đầu từ những lý giải
ban đầu về QHLĐ trong các nghiên cứu của Sidney và Beatrice Webb ở Anh vào
năm 1894-1897. Các tác giả cho rằng, chỉ đến những năm giữa thế kỷ 20, khái niệm
QHLĐ mới thực sự nhận được sự quan tâm của giới học thuật trên thế giới, mặc dù
phạm vi nghiên cứu mới chỉ khu trú khá hẹp ở “mối quan hệ giữa cơng đồn và giới
chủ” cùng với những tác động của nó. Gần đây, khái niệm QHLĐ tiếp tục được
nghiên cứu rộng rãi hơn, cung cấp lăng kính nhìn sâu về tồn bộ q trình vận hành
của các chủ thể tham gia QHLĐ. Một số trường đào tạo quản trị kinh doanh trên thế
giới thậm chí có mơn học chun ngành riêng về QHLĐ, trong đó tập trung nghiên
cứu các thiết chế của QHLĐ, vấn đề công đồn, đình cơng và quản trị nguồn nhân
lực ở doanh nghiệp. QHLĐ hiện đã được tiếp cận và phân tích dưới góc nhìn đa
ngành, đa chiều (triết học, pháp lý và khoa học hành vi, văn hóa). [131, tr.168-172].

10


-Cuốn sách chuyên khảo “The Evolution of Global Industrial Relations:
Events, Ideas and Foundation of the Global Industrial Relations Association“ (Sự
phát triển của quan hệ lao động toàn cầu: Các sự kiện, ý tưởng và sự ra đời của Hiệp

hội quan hệ lao động toàn cầu) của tác giả Kaufman, viết cho Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) (xuất bản lần đầu năm 2004) [126] phân tích vai trị và những nỗ lực
của ILO trong việc thúc đẩy QHLĐ hài hoà trên toàn thế giới. Tác giả giới thiệu
một số lý thuyết về hệ thống QHLĐ của John T. Dunlop và Thomas A. Kochan và
Robert B. McKersie, trong đó tranh luận về “sự thay đổi bản chất vận hành mối
QHLĐ trong lý thuyết hệ thống”, được phát triển dần qua từng thời kỳ lịch sử. Tác
phẩm này đồng thời nêu bật quá trình thành lập Hiệp hội Quan hệ lao động toàn cầu
(viết tắt là IIRA) vào năm 1966 và làm rõ tầm ảnh hưởng to lớn của tổ chức này
trong việc thúc đẩy QHLĐ ở các nước đang phát triển, đặc biệt trong việc thúc đẩy
thực hành các tiêu chuẩn công bằng trong QHLĐ ở các nền dân chủ mới nổi ở Châu
Phi, Châu Á, Đông Âu và Mỹ Latinh.
-Nghiên cứu của hai tác giả S.Hayter và C.H.Lee (năm 2018) có tiêu đề
“Industrial Relations in Emerging Economies – The Quest for Inclusive
Development” (Quan hệ lao động ở các nền kinh tế mới nổi – Cuộc tìm kiếm vì mục
tiêu phát triển tồn diện) [146] nêu bật tính hệ thống của mối QHLĐ, thể hiện qua
quá trình tương tác của các chủ thể (Nhà nước, NLĐ, NSDLĐ và các tổ chức đại
diện cho NLĐ và NSDLĐ). Các tác giả cũng phân tích tiến trình thể chế hóa QHLĐ
ở một số nước, qua đó cho thấy sự hạn chế của QHLĐ truyền thống trong bối cảnh
các nước đang phát triển, nơi có nền kinh tế phi chính thức đang tăng trưởng mạnh,
bao gồm Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi và Thổ Nhĩ Kỳ. Kinh nghiệm về
QHLĐ ở các nước này là bài học quý cho Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh hiện
nay Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, và bước đầu hoàn thiện hệ
thống pháp luật điều chỉnh QHLĐ theo hướng hài hòa, tiến bộ và ổn định.
-Tác giả Marvin J. Levine phân tích bối cảnh phát triển QHLĐ ở một số nước
Châu trong cuốn “Worker Rights and Labour Standards in Asia’s Four New Tigers
(Các quyền của NLĐ và những tiêu chuẩn lao động ở bốn con hổ mới của Châu Á)

11



[132], trong đó nghiên cứu của tác giả tập trung vào tình hình phát triển QHLĐ ở
bốn quốc gia mới nổi (Trung Quốc, Indonesia, Thailand và Malaysia) qua đó phát
hiện nhiều vấn đề nổi cộm, phát sinh trong QHLĐ, nhất là khi các tiêu chuẩn lao
động quốc tế được thừa nhận và áp dụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của NLĐ. Thực tế cho thấy những thành tựu kinh tế nổi bật trong nhiều năm qua ở
những quốc gia trên không đồng nghĩa với việc cải thiện tiêu chuẩn lao động, tổ
chức cơng đồn phải can thiệp bằng việc gửi khiếu nại vi phạm quyền thương lượng
tập thể theo Công ước số 98 của ILO, cụ thể trường hợp Malaysia. Khoảng cách lớn
còn tồn tại giữa quy định bảo vệ NLĐ của bộ luật lao động và cam kết thực thị tiêu
chuẩn lao động quốc tế, cụ thể là trường hợp quyền đình cơng của NLĐ Trung
Quốc bị cấm, mặc dù, bộ luật lao động mới của Trung Quốc có hiệu lực thi hành từ
năm 1995 với nhiều cải cách, nhưng quyền đình cơng vẫn chưa được đảm bảo. Tác
giả đã đặt câu hỏi về vai trò của các tổ chức quốc tế, đặc biệt là ILO trong việc hỗ
trợ kỹ thuật, thúc đẩy việc tôn trọng, tuân thủ và thực thi các tiêu chuẩn lao động cơ
bản ở các quốc gia mới nổi nói riêng và những nước đang phát triển nói chung trong
thời gian tới [132].
Bên cạnh các cơng trình nêu trên, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác ở
nước ngồi cũng đề cập đến bản chất và sự phát sinh, phát triển của QHLĐ, như các
nghiên cứu của Greg J. Bamber, Russell D. Lansbury và Nick Wailes trong cuốn
“International and Comparative Employment Relations – Globalization and
Change” (Quan hệ việc làm ở cấp độ so sánh quốc tế - vấn đề toàn cầu hóa và thay
đổi) [112], nhóm tác giả phân tích thực tế mỗi quốc gia có tiến trình phát triển
QHLĐ ở cấp độ khác nhau phụ thuộc vào lịch sử hình thành, cấu trúc kinh tế - xã
hội và đặc trưng riêng của mình, tuy nhiên, ở cấp độ so sánh quốc tế, nhóm tác giả
chú trọng đến tác động sâu rộng của tồn cầu hóa và khủng hoảng tài chính thế giới
đến thế giới việc làm, trong đó có QHLĐ đã thay đổi một cách căn bản ở tất cả 12
nền kinh tế thị trường được nghiên cứu (Anh, Hoa Kỳ, Canada, Australia, Italia,
Pháp, Đức, Đan Mạch, Nhật bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn độ). Mặc dù, tiến
trình phát triển về QHLĐ ở mỗi nước khác nhau nhưng hình thái tác động về mặt


12


chính trị, luật pháp và xã hội chia sẻ nhiều điểm/thách thức tương đồng (các thiết
chế đại diện yếu đi, luật pháp bộc lộ nhiều bất cập trong thực thi quyền lao động,
nhiều mơ hình QHLĐ được hình thành ổn định trong nhiều thập kỷ qua trở nên lỗi
thời không đáp ứng được kỳ vọng của các chủ thể QHLĐ), thực tiễn trên buộc các
nhà lập chính sách phải cân nhắc đưa ra những thay đổi cơ bản về mô hình phát
triển mối QHLĐ thích ứng, phù hợp hơn nhằm đối phó với tác động tiêu cực của
tồn cầu hóa và khủng hoảng tài chính [112].
Về bảo vệ quyền của người lao động trong QHLĐ
-Trong cuốn International and comparative labour law: current challenges
(Luật Lao động quốc tế và so sánh: Những thách thức hiện nay)[92], NXB
Palgrave Macmillan, Vương quốc Anh, năm 2009, tác giả Arturo Bronstein đã phân
tích những thách thức với pháp luật lao động của các quốc gia trong thế kỷ XXI,
xuất phát từ những biến đổi trong thương mại quốc tế, mà thể hiện qua mối QHLĐ.
Theo tác giả, tính chất đa quốc gia của các chuỗi cung ứng toàn cầu khiến cho pháp
luật lao động của các quốc gia ngày càng lạc hậu và không thể bảo vệ người lao
động một cách hiệu quả trước những điều kiện làm việc tồi tệ mà người sử dụng lao
động áp đặt. Tác giả cho rằng, để bảo đảm QHLĐ tiến bộ trong thời đại tồn cầu
hóa, các quốc gia cần phê chuẩn các Công ước của ILO và thể chế hoá các tiêu
chuẩn lao động quốc tế các hiệp định thương mại tự do, cũng như áp dụng các quy
tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên toàn chuỗi cung ứng [92].
-Trong cuốn: The Role of Collective Bargaining in the Global Economy:
Negotiating for Social Justice (Vai trị của thương lượng tập thể trong nền kinh tế
tồn cầu: Đàm phán cho công bằng xã hội), NXB Edward Elgar, Vương quốc Anh,
năm 2011, tác giả Susan Hayter nhấn mạnh vai trò của thương lượng tập thể trong
việc xây dựng QHLĐ tiến bộ, thông qua việc đảm bảo cho người lao động khả năng
chống lại các rủi ro về việc làm và tiền lương. Tác giả cũng phân tích những thách
thức trong thương lượng tập thể và nhấn mạnh vai trị cực kỳ quan trọng của Chính

phủ trong việc thiết lập hành lang pháp lý để giúp các bên trong QHLĐ cân bằng
khả năng thương lượng tập thể trong nền kinh tế toàn cầu.

13


-Trong cuốn Labour law and worker protection in developing countries (Luật
Lao động và sự bảo vệ người lao động trong các quốc gia đang phát triển)[147], một
ấn bản của ILO do NXB Hart, Vương quốc Anh ấn hành năm 2010, tác giả
Tzehainesh Teklè đã phân tích thực trạng vấn đề bảo đảm quyền của người lao động
trong pháp luật lao động của các nước đang phát triểnở khu vực châu Mỹ La-tinh,
Nam Á và miền Nam châu Phi, từ đó chỉ ra những hạn chế trong vấn đề này. Tác
giả chỉ ra rằng, ngoài việc cách thức bảo vệ người lao động chưa phù hợp, pháp luật
của các nước đang phát triển cịn chưa có đầy đủ các quy định để điều chỉnh các
dạng QHLĐ mới, vì thế khơng thể bảo vệ quyền của người lao động trong các
QHLĐ đó, thể hiện ở một số lượng đáng kể người lao động đang nằm ngoài phạm
vi điều chỉnh của pháp luật lao động và không được bảo vệ. Tác giả nêu ra một số
giải pháp nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các cơ chế bảo
vệ người lao động trong pháp luật lao động tại các nước đang phát triển ở châu Mỹ
Latinh, Nam Á và miền Nam châu Phi [147].
-Trong cuốn Conciliation and Arbitration Procedures in Labour Disputes: A
Comparative study (Thủ tục hòa giải và trọng tài các tranh chấp lao động) được ILO
xuất bản năm 1995, tác giả Eladio Daya đã phân tích một số vấn đề lý luận về
QHLĐ, trong đó bao gồm tranh chấp lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình
cơng và đóng cửa doanh nghiệp…và thực trạng hịa giải, trọng tài như là những
phương thức giải quyết tranh chấp lao động đang được áp dụng ở nhiều nước trên
thế giới. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp củng cố QHLĐ tiến bộ thơng
qua việc hồn thiện các thủ tục hòa giải và trọng tài tự nguyện và xây dựng hệ thống
hòa giải và trọng tài do Chính phủ bảo trợ.
Bên cạnh các cơng trình nêu trên, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác ở

nước ngoài cũng đề cập đến vấn đề xây dựng QHLĐ tiến bộ, thông qua việc củng
cố khung pháp luật về bảo vệ quyền của người lao động, như các nghiên cứu của
George P. Politakis (2007): Protecting Labour Rights as Human Rights: Present
and Future of International Supervision (Bảo vệ quyền lao động như quyền con
người: Sự giám sát cấp quốc tế hiện nay và tương lai); Hiring? Discrimination in

14


recruitment (Tuyển dụng? Sự phân biệt đối xử trong tuyển dụng); Marcel Crozay
(2003): Emergency service workers: Fighting for better working conditions (Nhân
viên dịch vụ khẩn cấp: Đấu tranh cho điều kiện làm việc tốt hơn); U. Rani, P.
Belser, M. Oelz và S. Ranjbar (2013): Minimum wage coverage and compliance in
developing countries (Bảo hiểm mức lương tối thiểu và sự tuân thủ tại các quốc gia
đang phát triển); L. Ronconi (2009): Gender equality at the heart of decent work
(Bình đẳng giới tại tâm điểm của việc làm bền vững); Vidya Ravi (2007); Yana van
der Meulen Rodgers (1999): Protecting Women and Promoting Equality in the
Labor Market: Theory and Evidence (Bảo vệ lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng
trong thị trường lao động: Lý thuyết và chứng cứ).
1.1.2 Các cơng trình nghiên cứu về thực trạng pháp luật và thực thi pháp
luật điều chỉnh quan hệ lao động ở Việt Nam
-Cơng trình nghiên cứu của các tác giả Simon C., C.H.Lee và Đ. Q.Chi (năm
2007) về: "Challenges to Industrial Relations in Viet Nam “ (Thách thức của
QHLĐ ở Việt Nam) [145] phân tích các khái niệm cơ bản về hệ thống QHLĐ cùng
với những thách thức lớn về thể chế QHLĐ mà Việt Nam phải đối mặt trong giai
đoạn đầu của tiến trình cải cách hệ thống pháp luật lao động, đặc biệt là BLLĐ và
Luật Cơng đồn. Từ việc phân tích sâu lý thuyết vận hành hệ thống QHLĐ trong
nền kinh tế thị trường, các tác giả đưa ra một số gợi ý về chính sách tăng cường vai
trị đại diện của tổ chức cơng đồn, thúc đẩy thiết chế cơng đồn thơng qua nâng
cao năng lực cán bộ để họ trở thành người đại diện TLTT hiệu quả. Ngoài ra, nhóm

tác giả cịn đề xuất nội dung sửa đổi chương 14 của BLLĐ Việt Nam liên quan đến
các thiết chế bán tư pháp hỗ trợ QHLĐ (hòa giải, trọng tài), trình tự thủ tục giải
quyết TCLĐ, đưa ra sự phân biệt giữa các tranh chấp dựa trên quyền và tranh chấp
dựa trên lợi ích cùng với những đề xuất giải pháp, và khẳng định đình cơng được
phép diễn ra trong trường hợp tranh chấp dựa trên lợi ích. Cơng trình nghiên cứu
trên cho thấy khoảng trống chính sách về QHLĐ mà Việt Nam đang phải đối mặt và
nhu cầu cấp thiết phải cải cách toàn diện về thể chế và pháp luật để đảm bảo tính

15


thống nhất, toàn diện và nhất quán giữa luật pháp và thực tiễn năng động của thị
trường lao động hiện nay[145].
-Luận án tiến sĩ của tác giả Do Hai H. (trường Luật, Đại học Melbourne, năm
2016) về “Dynamics of Legal Transplantation regulating Industrial Conflicts in
Post-Doi Moi Viet Nam“ (Tính năng động của việc cấy ghép pháp luật quy định
TCLĐ thời kỳ sau Đổi mới) [100] cho thấy khung pháp lý về TCLĐ ở Việt Nam từ
sau Đổi mới (1986) là một hệ thống độc đáo, với các đặc điểm hỗn hợp của pháp
luật lao động XHCN, tư bản và các tiêu chuẩn quốc tế. Nhà nước Việt Nam đã du
nhập nhiều lý thuyết liên quan đến các tiêu chuẩn quốc tế và quan điểm từ các nước
tư bản trong quá trình cải cách pháp luật lao động nói chung và pháp luật điều chỉnh
QHLĐ nói riêng (dẫn chiếu các quy định của BLLĐ, Luật Cơng đồn), nhưng chưa
coi trọng chúng một cách đúng mức mà vẫn trung thành với các khái niệm, cách
tiếp cận và quan điểm truyền thống của chủ nghĩa Mác-Lênin. Kết quả là dẫn đến
tính hình thức của các cơ chế pháp lý về lao động ở Việt Nam. Luận án chứng minh
là quá trình hội nhập quốc tế về hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam là khơng
hề dễ dàng, trong đó Nhà nước vừa cố gắng duy trì các giá trị xuất phát từ hệ thống
chính trị đặc thù của quốc gia, trong khi vừa nỗ lực học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm
khu vực và quốc tế, mặc dù hiệu quả áp dụng trong thực tiễn còn chưa cao [100].
-Luận án tiến sĩ của Tu Phuong N. (Đại học Quốc gia Australia, năm 2017) có

tiêu đề “Workplace (In)justice, Law and Labour Resistance“ (Cơng lý tại nơi làm
việc, pháp luật và tính phản kháng trong lao động ở Việt Nam) [148] phân tích làm
sáng tỏ các giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn đặt nền tảng cho những trải nghiệm
của NLĐ Việt Nam về công bằng (hoặc bất công), cũng như sự hiểu biết về quyền
và những địi hỏi cơng lý của họ. Nghiên cứu dựa trên khảo sát định tính của tác giả
ở tỉnh Đồng Nai liên quan đến các cuộc đình cơng tự phát và những đơn thư của
NLĐ khiếu nại quyền mà họ cho là đã bị chủ doanh nghiệp vi phạm, trong đó “các
giá trị đạo lý đôi khi đặt cao hơn các quy định cụ thể của pháp luật lao động“. Theo
tác giả, điều này có ảnh hưởng của tư tưởng XHCN và các giá trị văn hóa chung ở
Việt Nam. Luận án nêu bật mối quan hệ giữa luật pháp và đạo lý, tương tác qua lại

16


trong thực tiễn ở doanh nghiệp nơi NLĐ có cách tiếp cận và hiểu pháp luật theo
lăng kính riêng của mình và khiếu nại NSDLĐ về những hành vi bất cơng. Đây là
một luận án có nhiều giá trị tham khảo hữu ích cho các nhà lập chính sách, nó cũng
mở thêm hướng nghiên cứu chuyên sâu hơn khi xây dựng hệ thống QHLĐ và thực
thi pháp luật lao động ở Việt Nam [148].
-Luận án của Quynh Chi D. (Đại học Sydney, năm 2011) về đề tài
“Understanding Industrial Relations Transformation in Viet Nam: A multidimensional analysis“ (Tìm hiểu biến chuyển của QHLĐ ở Việt Nam: Phân tích đa
chiều) [140] phân tích tiến trình cải cách QHLĐ ở Việt Nam thơng qua phỏng vấn
các chuyên gia và đánh giá tác động thay đổi ở cấp độ doanh nghiệp ở hai thành phố
lớn (Hà Nội và Hồ Chí Minh), và đưa ra kết luận rằng sự thích ứng của các phương
pháp quản lý lao động ở cấp độ vi mô tại các địa phương này không phụ thuộc vào
sự thay đổi thể chế. Trong trường hợp của Việt Nam, sự biến chuyển QHLĐ đang
diễn ra là kết quả của tiến trình tương tác và đàm phán giữa cấp vi mô và các cơ
quan vĩ mô. Mặc dù hoạt động lao động ở cấp độ doanh nghiệp đã trở thành động
lực lớn nhất giúp cải cách mơi trường thể chế quốc gia, chính quyền tỉnh/thành phố
cũng đóng một vai trị quan trọng trong việc làm trung gian cải cách QHLĐ tại nơi

làm việc và ảnh hưởng đến q trình phát triển chính sách lao động của quốc gia
[140].
-Nghiên cứu của tác giả Collins. N (năm 2011) về “Vietnam’s Labour
Relations and the Global Financial Crisis“ (QHLĐ ở Việt Nam và cuộc khủng
hoảng tài chính tồn cầu) [95] phân tích tiến trình phát triển các chính sách và thực
tiễn QHLĐ kể từ khi Việt Nam bắt đầu cải cách kinh tế năm 1986. Theo tác giả,
trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch sang kinh tế thị trường ở Việt
Nam, mối quan hệ ổn định trước đây giữa quản lý và NLĐ đã được thay thế bằng
TCLĐ trên diện rộng và sự gia tăng các cuộc đình cơng lao động do ảnh hưởng của
cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008. Tác giả cho rằng nguyên nhân
chính là do thiếu các quy định pháp luật cho QHLĐ, hệ thống lương thưởng và điều
kiện làm việc không phù hợp và thực tiễn hoạt động cơng đồn thiếu hiệu quả. Tác

17


giả nhấn mạnh rằng những thay đổi trong QHLĐ ở Việt Nam phản ánh tác động của
cuộc khủng hoảng toàn cầu đối với sự đa dạng của thị trường lao động cũng như vai
trị ngày càng quan trọng của cơng đồn trong việc bảo vệ quyền và lợi ích của
NLĐ. Collins cũng cho rằng một mơ hình mới cho hoạt động cơng đồn là rất cần
thiết để giải quyết các TCLĐ, nhất là khi doanh nghiệp đang đứng trước thách thức
của kỷ nguyên hợp tác kinh tế mới và hội nhập sâu rộng của Việt Nam [95].
Bên cạnh các công trình nêu trên, cịn có một số cơng trình nghiên cứu khác
cũng đề cập đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật điều chỉnh quan hệ lao
động ở Việt Nam, như các nghiên cứu của Anita Chan trong cuốn “Labour in
Vietnam” (Lao động ở Việt Nam) [93] phân tích bối cảnh tác động của tiến trình đổi
mới kinh tế đã cho phép cạnh tranh thị trường trong ngành công nghiệp và việc xuất
hiện một giai cấp công nhân mới hình thành sau “Đổi mới” năm 1986, với nhiều
yêu cầu/đòi hỏi mới về vai trò của họ trong đàm phán, thương lượng tập thể và giải
quyết các vấn đề liên quan đến điều kiện làm việc của NLĐ trong chế độ kinh tế

mới. Tác giả của cuốn sách đưa ra nhiều thay đổi của phong trào công nhân lao
động và một số thách thức của tổ chức cơng đồn ở Việt Nam trước tình hình mới,
tìm hiểu tác động của hành động ngừng việc tập thể, xem xét và đánh giá lý do diễn
ra số lượng lớn các cuộc đình cơng trong những năm gần đây. Cuốn sách đưa ra
những hạn chế của thực trạng thi hành pháp luật lao động, các thách thức về QHLĐ
và hạn chế của các thiết chế QHLĐ hiện có ở Việt Nam đồng thời đề xuất một số
gợi ý giải quyết vấn đề trên từ lăng kính của nhà nghiên cứu Việt Nam - một trong
những nền kinh tế mới nổi đang phát triển nhanh chóng nhất ở khu vực châu Á [93].
Các tác giả của Ngân hàng thế giới nhận định Việt Nam cần hệ thống QHLĐ
phù hợp với nhu cầu của một nền kinh tế thị trường hoàn chỉnh trong báo cáo tổng
quan “Vietnam 2035 toward Prosperity, Creativity, Equity and Democracy” (Việt
Nam năm 2035 hướng tới thịnh vượng, sáng tạo, công bằng và dân chủ)[130]. Báo
cáo cho rằng khung pháp lý của thị trường lao động cần cân bằng hơn giữa việc bảo
vệ người lao động với sự linh hoạt cần thiết để thúc đẩy phát triển một khu vực
chính thức năng động. Cải thiện quan hệ lao động là chìa khóa để giải quyết những

18


×