Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Lý luận kinh tế trị học Mác - Lênin dịch vụ số hàng hóa đặc biệt Liên hệ thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.14 KB, 32 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------

GVHD: TS. NGUYỄN THỊ QUYẾT
Đề Tài: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN VỀ DỊCH
VỤ VÀ MỘT SỐ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Tiểu luận cuối kì
(Mơn học: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
MMH: 201LLCT120205 )
STT
1
2
3
4
5

Họ và Tên
Trần Nhật Duy
Đỗ Văn Đồng
Trần Thanh Huy
Lê Hoàng Phúc
Bùi Thị Thanh Thảo
Nhóm sinh viên thực hiện

MSSV
19138008
19142297
19128002
19157044


19132101

TP. Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2021
HỌ TÊN SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
STT
Họ và Tên
1 Trần Nhật Duy

MSSV
NHIỆM VỤ
KẾT QUẢ
ĐIỂM SỐ
19138008
1.1
Hoàn thành tốt


2 Đỗ Văn Đồng
19142297
2.1
Hoàn thành tốt
3 Trần Thanh Huy
19128002
1.2
Hoàn thành tốt
4 Lê Hoàng Phúc
19157044
2.2
Hoàn thành tốt
5 Bùi Thị Thanh Thảo 19132101

1.3
Hoàn thành tốt
Tên đề tài: LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC MÁC - LÊNIN VỀ
DỊCH VỤ VÀ MỘT SỐ HÀNG HÓA ĐẶC BIỆT. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
Giảng viên hướng dẫn: TS.Nguyễn Thị Quyết
NHẬN XÉT
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Ký tên

TS.Nguyễn Thị Quyết


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu:........................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu:................................................................................2
CHƯƠNG 1.KIẾN THỨC CƠ BẢN.........................................................................2
1.1 Dịch vụ:.............................................................................................................2
1.1.1 Khái niệm dịch vụ:.....................................................................................2
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ:................................................................................3
1.2 Một số hàng hóa đặc biệt:................................................................................5
1.2.1 Quyền sử dụng đất:....................................................................................5
1.2.2 Thương hiệu (Danh tiếng):........................................................................7
1.2.3 Chứng khoán, chứng quyền và một số loại giấy tờ có giá trị:.................8

1.3: Vai trò của thị trường:..................................................................................10
CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG:..............................................................12
2.1: Thực trạng phát triển của các loại hình hàng hóa đặc biệt ở Việt Nam:...12
2.1.1: Quyền sử dụng đất:.................................................................................12
2.1.2: Thương hiệu:...........................................................................................13
2.1.3: Chứng khốn và một số giấy tờ có giá:..................................................14
2.2: Mặt tích cực:.................................................................................................15
2.2.1 Đối với quyền sử dụng đất:......................................................................15
2.2.2: Đối với thương hiệu (Danh tiếng):.........................................................17
2.2.3 Đối với chứng khoán và một số giấy tờ có giá:.......................................18
2.3: Mặt tiêu cực:.................................................................................................19
2.3.1 Đối với quyền sử dụng đất:......................................................................19
2.3.2 Đối với thương hiệu (Danh tiếng):..........................................................21
2.3.3 Đối với chứng khốn và một số giấy tờ có giá:.......................................24
PHẦN KÊT LUẬN..................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................28



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Kinh tế chính trị Mác-Lênin là bộ môn khoa học được bắt nguồn từ sự kế thừa
những kết quả khoa học của kinh tế chính trị nhân loại, do C.Mác-Ph.Ăng ghen
sáng lập, được Lênin và các Đảng Cộng sản, công nhân quốc tế bổ sung phát triển
cho đến ngày nay. Hơn nữa đây là bộ mơn khoa học góp phần đào tạo nên những
con người khơng chỉ có năng lực chun mơn nghiệp vụ mà cịn có phẩm chất
chính trị đạo đức đáp ứng được địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hố hiện đại
hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng chính là
nhiệm vụ kinh tế cơ bản của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện
nay.

Trong đó, bên cạnh những hàng hố thơng thường trên thị trường mà cịn có dịch
vụ và một số yếu tố có những thuộc tính hoặc chức năng đặc biệt cũng được trao
đổi, mua bán. Đó là hàng hố đặc biệt. Nghiên cứu về các hàng hố đặc biệt này có
tác dụng hiểu rõ hơn về tính đa dạng của hàng hố và thị trường trao đổi, mua bán
chúng, vì vậy nhóm chúng em xin lựa chọn đề tài “Lý luận về kinh tế chính trị học
Mác - Lênin về dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt. Liên hệ thực tiễn” để làm đề
tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
-Hiểu được bản chất của dịch vụ và một số hàng hóa đặc biệt.
-Liên hệ thực tiễn để đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển của dịch vụ
và một số hàng hóa đặc biệt của nước ta.

1


-Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề hạn chế còn
tồn đọng cũng như phát huy tối đa điểm mạnh của dịch vụ và một số hàng hóa đặc
biệt.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập, nghiên cứu dữ liệu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp phân tích, đánh giá
CHƯƠNG 1.KIẾN THỨC CƠ BẢN
1.1 Dịch vụ:
1.1.1 Khái niệm dịch vụ:
Dịch vụ trong quốc tế, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi
vật chất. Có những sản phẩm thiên về sản phẩm hữu hình và những sản phẩm thiên
hẳn về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên đa số là những sản phẩm nằm trong khoảng
giữa sản phẩm hàng hóa-dịch vụ.
Theo cách hiểu của kinh tế chính trị Mác – Lênin, dịch vụ là một loại hàng hóa,

nhưng là hàng hóa vơ hình. Để có được các loại dịch vụ người ta cũng phải hao phí
sức lao động và mục đích của việc cumg ứng dịch vụ là nhằm thỏa mãn nhu cầu
của người dùng về loại hình dịch vụ đó. Giá trị sử dụng của dịch vụ khơng phải là
phục vụ trực tiếp nhu cầu của người cung ứng dịch vụ. Với cách tiếp cận như vậy,
dịch vụ là hàng hóa nhưng đó là hàng hóa vơ hình. Vì thế mà nó cũng có hai thuộc
tính là giá trị sử dụng và giá trị. Giá trị của dịch vụ chính là hao phí sức lao động
của người làm ra dịch vụ đó kết tinh trong nó nhằm đem lại sự thỏa mãn nhu cầu
cho người sử dụng dịch vụ và đó chính là giá trị sử dụng của dịch vụ, q trình sản
xuất và tiêu dùng nó xảy ra đồng thời.
2


Khác với hàng hóa thơng thường, dịch vụ khơng thể cất trữ. Ở đây nhà cung cấp
dịch vụ không cất trữ những dịch vụ nhưng họ cất trữ khả năng cung cấp dịch vụ
cho những lần tiếp theo. Dịch vụ chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do
vậy, dịch vụ không thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị
trường thì đem ra bán.
Ngày nay, nền kinh tế thế giới đang có xu hướng chuyển đổi sang nền kinh tế dịch
vụ. Việt Nam cũng dần dần chuyển mình và đẩy mạnh ngành dịch vụ, dịch vụ trên
tấc cả các lĩnh vực. Dịch vụ có vai trị ngày càng quan trọng đối với sự phát triển
của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng.
1.1.2 Đặc điểm của dịch vụ:
- Tính khơng hiện hữu (tính vơ hình):
+ Dịch vụ là những hoạt động do các nhà cung ứng mang lại. Khác với hàng hóa
hữu hình, chúng ta khơng thể nhìn được, nếm được, cảm nhận, nghe thấy…trước
khi chúng ta tiêu dùng dịch vụ đó.
+ Nhà cung ứng có thể gia tăng tỷ lệ hữu hình cho dịch vụ của mình. Chẳng hạn
với dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ, có thể sử dụng mơ hình đất sét hay nhựa dẻo để
diễn tả kết quả sau phẫu thuật.
+ Tính vơ hình trong các loại hình dịch vụ khơng giống nhau. Có nhiều dịch vụ tính

vơ hình gần như chiếm tuyệt đối, trong khi nhiều dịch vụ khác tính vơ hình lại khá
thấp. Ví dụ: Đối với các dịch vụ như giảng dạy, tư vấn, pháp luật…tính hữu hình
gần như là số khơng. Ngược lại, với các dịch vụ như ăn uống, nhà hàng, khách sạn,
bệnh viện…thường đi kèm sản phẩm, thì tính hữu hình là rất lớn.
=> Ý nghĩa: Với đặc điểm này của dịch vụ thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ
cần phải có các chính sách xúc tiến quảng cáo cho phù hợp để cho khách hàng có
3


thể cảm nhận tốt nhất, biết đến nhiều nhất và đi đến quyết định sử dụng sản phẩm
dịch vụ của mình.
- Tính khơng đồng nhất (khơng xác định): Do dịch vụ được thực hiện bởi những
người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự
can thiệp của khách hàng trong q trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính khơng ổn định
của dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây
khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ.
=> Ý nghĩa: Doanh nghiệp cần nghiên cứu rõ tâm lý khách hàng làm sao để phục
vụ khách hàng tốt nhất, đồng thời cũng phải tổ chức được đội ngũ nhân viên có
trình độ và nhạy cảm nắm bắt được tâm lý khách hàng để có thái độ phục vụ tốt
nhất.
- Tính khơng tách rời (đồng thời): Trong đa số các trường hợp, dịch vụ được sản
xuất và tiêu dùng đồng thời, và chỉ được hoàn thành cùng với sự hoàn thành tiêu
dùng của khách hàng. Nếu chưa có khách hàng, chưa có hệ thống tạo ra dịch vụ. Vì
khơng có thời gian giãn cách giữa sản xuất và tiêu dùng dịch vụ để kiểm tra chất
lượng sản phẩm, trong dịch vụ nên thực hiện khẩu hiệu: “làm đúng, làm tốt ngay từ
đầu”.
=> Ý nghĩa: Các doanh nghiệp cần có chính sách phân phối hợp lý để có thể cung
ứng đầy đủ cho nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Trong dịch vụ cắt tóc, hoạt động
cắt tóc của người thợ cắt tóc diễn ra đồng thời với việc được cắt tóc của khách
hàng, hai hoạt động này đi liền và nếu thiếu một trong hai thì dịch vụ cắt tóc sẽ

khơng được cung ứng.
- Tính khơng dự trữ (khơng tồn kho): Vì tính đồng thời của sản xuất và tiêu dùng
dịch vụ nên sản phẩm dịch vụ không cất giữ được và rất dễ bị hư hỏng. Các nhà
4


cung ứng dịch vụ không thể bán tất cả các sản phẩm của mình sản xuất ở hiện tại
và lại càng khơng có cơ hội bán ở tương lai khơng lưu kho được.
=> Ý nghĩa: Doanh nghiệp cần tổ chức hệ thống phân phối hợp lý để có thể phục
vụ được nhu cầu của khách hàng, tránh tình trạng khi khách hàng cần thì khơng có,
khi thì có q nhiều nhà cung cấp. Các doanh nghiệp có thể mở rộng lĩnh vực kinh
doanh cùng kinh doanh các nganh dịch vụ có liên quan đến nhau.
1.2 Một số hàng hóa đặc biệt:
Nền sản xuất hàng hóa ngày nay hình thành quan hệ mua bán nhiều yếu tố khơng
hồn tồn do lao động hao phí mà có. Những yếu tố này được xem là hàng hóa đặc
biệt.
Tính đặc biệt của hàng hóa đó thể hiện ở điểm, chúng có các đặc trưng như: có giá
trị sử dụng, có giá cả, có thể trao đổi, mua bán nhưng lại khơng do hao phí lao động
trực tiếp tạo ra như các hàng hóa thơng thường khác.
Khi xuất hiện hiện tượng trao đổi, mua bán các hàng hóa đặc biệt như vậy, làm cho
nhiều người ngộ nhận cho rằng lý luận về hàng hóa của C.Mác khơng cịn phù hợp.
Thực chất do họ chưa phân biệt được hàng hóa và nhừng yếu tố có tính hàng hóa.
Quyền sử dụng đất đai, thương hiệu (danh tiếng), chứng khống, chứng quyền là
một số yếu tố điển hình trong số đó. Sau đây chúng ta sẽ xem xét các yếu tố này:
1.2.1 Quyền sử dụng đất:
a. Khái niệm:
Quyền sử dụng đất là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa
lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển
giao từ những chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,
cho thuê lại, thừa kế, tặng cho... từ những chủ thể khác có quyền sử dụng đất.

5


b. Người sử dụng đất có các quyền:
- Quyền được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
- Hưởng các lợi ích do cơng trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp;
- Được Nhà nước bảo vệ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình;
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi phạm pháp luật đất đai. Người sử
dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
c. Phân loại quyền sử dụng đất đai:
- Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho
thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy
định của Luật sừ dụng đất
- Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và
nghĩa vụ như sau:
+ Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như
quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
+ Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo
phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực
hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách
thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở
6


hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của
người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

+ Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất khơng phân chia
được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ
của nhóm người sử dụng đất.
1.2.2 Thương hiệu (Danh tiếng):
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp
phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu
dùng.
Trong thực tế ngày nay, thương hiệu của một doanh nghiệp (hay danh tiếng của
một cá nhân) cũng có thể trao đổi, mua bán, được định giá, tức chúng có giá cả,
thậm chí có giá cả cao. Đây là những yếu tố có tính hàng hóa và gần với lý luận của
C.Mác. Bởi lẽ, thương hiệu hay danh tiếng không phải ngay tự nhiên mà có được ,
nó phải là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động của người nắm giữ
thương hiệu, thậm chí là của nhiều người. Ngay kể cả một cầu thủ đá bóng được
định giá rất cao, thì cầu thủ đó cũng đã phải hao phí thần kinh, cơ bắp thực sự cùng
với tài năng. Người ta mua bán hoạt động lao động là đá bóng chứ khơng phải mua
cái cơ thể sinh học. Nhưng vì hoạt động đá bóng của cầu thủ đó gắn với cơ thể sinh
học của anh ta, nên người ta nhầm tưởng đó là mua bán danh tiếng của anh ta. Sở dĩ
giá cả của các vụ mua bán đó rất cao là vì sự khan hiếm của cái lối chơi bóng của
cầu thủ đó khác với lối chơi bóng của cầu thủ khác. Mà cái lỗi chơi này, khơng phải
ai cũng có được, nó cịn do năng khiếu bẩm sinh. Giá cả trong các vụ mua bán như
vậy vừa phản ánh giá trị hoạt động lao động đá bóng , vừa phản ánh yếu tố tài
năng, vừa phản ánh quan hệ khan hiếm, vừa phản ánh lợi ích kỳ vọng của câu lạc
bộ mua.
7


Vì vậy mà có thể thấy rằng, trong kinh doanh mỗi cơng ty đều có điểm nổi bật
riêng và những người tiếp xúc với bạn sẽ đánh giá công ty theo cách riêng của họ
ngay cả việc họ chưa hợp tác làm ăn với cơng ty.
Lấy ví dụ với các cơng ty kinh doanh nhỏ, như SAVECO thì thương hiệu khơng chỉ

là những chương trình quảng cáo thay đổi. Thương hiệu của doanh nghiệp nhỏ cần
chứng tỏ cho nhóm khách hàng trong thị trường mục tiêu thấy rằng mình là sự lựa
chọn tốt hơn. Xây dựng một thương hiệu nổi tiếng khơng chỉ phụ thuộc vào những
gì bạn làm, mà còn phụ thuộc vào sự khác biệt trong những điều bạn làm so với các
công ty, doanh nghiệp khác.
Xây dựng thương hiệu: là q trình sử dụng sự hao phí sức lao động để tạo nên
danh tiếng của doanh nghiệp của mình. Giá cả mua bán của một sản phẩm phụ
thuộc lớn vào sự nổi tiếng thương hiệu.Thương hiệu có khả năng kéo các hoạt động
của công ty lại với nhau như dịch vụ khách hàng, khuyến mãi kinh doanh, quan hệ
cộng đồng, thư quảng cáo, giảm giá, chương trình tài trợ, các kế hoạch truyền
thông vào chung một thông điệp hợp nhất cho sản phẩm hay dịch vụ của cơng ty.
1.2.3 Chứng khốn, chứng quyền và một số loại giấy tờ có giá trị:
Chứng khốn (cổ phiếu, trái phiếu) do công ty cổ phần phát hành để huy động vốn,
chứng quyền do các cơng ty kinh doanh chứng khốn chứng nhận và một số loại
giấy tờ có giá (ngân phiếu, thương phiếu) là những loại mang tính chất hàng hóa vì
nó có thể đem trao đổi mua bán và đem lại thu nhập cho người sở hữu nó.
Tuy nhiên để có thể trao đổi được thì những loại chứng khốn, chứng quyền, giấy
tờ có giá phải được gắn với một tổ chức sản xuất kinh doanh có thực.
Sự giàu có từ việc bn bán chứng khốn thực chất nó cũng là sự chuyển tiền từ túi
người này sang người khác chứ nó khơng thực sự làm gia tăng giá trị cho toàn xã
hội
8


Tóm lại, chứng khốn là một bằng chứng xác nhận sự sở hữu hợp pháp của người
sở hữu đó với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Chứng
khốn có thể là hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hay dữ liệu điện tử.
a. Tính chất của chứng khốn:
Chứng khốn là các loại giấy tờ có giá khác nhau được các doanh nghiệp niêm yết
và thường phát hành dưới 3 dạng: cổ phiếu, trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi.

Chứng khoán bao gồm các loại như cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ ... Chứng
khốn cũng được coi là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và
có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính.
b. Đặc điểm của chứng khốn:
- Tính thanh khoản (Tính lỏng): Chứng khốn có tính lỏng cao hơn so với các tài
sản khác, thể hiện qua khả năng mua bán trên thị trường. Các chứng khốn khác
nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Trong đó, cổ phiếu có mức thanh
khoản cao nhất.
- Tính rủi ro: Chứng khốn là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn
của rủi ro (Rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro chính trị ...).
- Tính sinh lợi: Chứng khốn là một tài sản tài chính mà khi nhà đầu tư sở hữu đều
mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này có
được từ cổ tức được chia hoặc việc tăng giá chứng khoán trên thị trường.
c. Thị trường chứng khoán:
Thị trường chứng khoán là một tập hợp bao gồm những người mua và người bán cổ
phiếu (hay chứng khoán), thứ đại diện cho quyền sở hữu của họ đối với một doanh

9


nghiệp; chúng có thể bao gồm các cổ phiếu được niêm yết trên sàn giao dịch chứng
khoán đại chúng, hoặc những cổ phiếu được giao dịch một cách không công khai.
Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành của thị trường, có thể chia ra thị trường tự
do, thị trường điều tiết, thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh độc
quyền.
Thị trường chứng khốn tồn cầu tăng điểm mạnh, nhưng đà tăng này được hỗ trợ
bởi dịng tiền tài chính, thay vì nội tại các doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền
kinh tế tăng trưởng.
Ðiều này đang gây ra thách thức cũng như là sự không chắc chắn của giới đầu tư về
tương lai nền kinh tế khi nào sẽ hồi phục lại như trước khi đại dịch xảy ra.

Thị trường sau khi trải qua đại dịch sẽ tạo nên một sự cân bằng mới. Qua đây, ta
thấy thị trường chứng khốn ln biến động, phụ thuộc mạnh vào nền kinh tế các
cường quốc như Mĩ, Trung Quốc và đặc biệt là tác động của dịch Covid-19…
1.3: Vai trò của thị trường:
Xét trong mối quan hệ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hóa (dịch vụ) cũng như
thúc đẩy tiến bộ xã hội, vai trị của thị trường có thể được khái qt như sau:
- Một là, thị trường là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
Sản xuất hàng hóa càng phát triển, sản xuất ra càng nhiều hàng hóa, dịch vụ thì
càng địi hỏi thị trường tiêu thu rộng lớn hơn. Sự mở rộng thị trường đến lượt nó lại
thúc đẩy trở lại sản xuất phát triển. Vì vậy, thị trường là môi trường kinh doanh, là
môi trường kinh doanh, là điều kiện khơng thể thiếu được của q trình sản xuất
kinh doanh.

10


Thị trường là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng. Thị trường đã đặt ra các nhu cầu
cho sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng. Vì vậy, thị trường có vai trị thơng tin,
định hướng cho mọi nhu cầu sản xuất kinh doanh
- Hai là, thị trường kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội, tạo ra
cách thức phân bố nguồn lực hiệu quả trong nền kinh tế.
Thị trường thúc đẩy các quan hệ kinh tế khơng ngừng phát triển. Do đó, địi hỏi các
thành viên trong xã hội phải không ngừng nỗi lực, sáng tạo để thích ứng được với
sự phát triển của thị trường. Sự sáng tạo được thị trường chấp nhận, chủ thể sáng
tạo được thị trường chấp nhận, chủ thể sáng tạo sẽ được thụ hưởng lợi ích tương
xứng. Khi lợi ích được đáp ứng, động lực cho sự sáng tạo được thúc đẩy. Cứ như
vậy, kích thích sự sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội. Thông qua các quy luật
thị trường, các nguồn lực cho sản xuất được điều tiết, phân bổ tới các chủ thể sử
dụng hiệu quả nhất, thị trường tạo ra cơ chế để lựa chọn các chủ thể có năng lực sử
dụng nguồn lực hiệu quả trong nền sản xuất. Ba là, thị trường gắn kết nền kinh tế

thành một chỉnh thể, gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Xét trong phạm vi quốc gia, thị trường làm cho các quan hệ sản xuất lưu thông,
phân phối, tiêu dùng trở thành một thể thống nhất. Thị trường không phụ thuộc vào
địa giới hành chính. Thị trường gắn kết mọi chủ thể giữa các khâu, giữa các vùng
miền vào một chỉnh thể thống nhất. Thị trường phá vỡ ranh giới sản xuất tự nhiện,
tự cấp, tự túc để tạo thành hệ thống nhất định trong nền kinh tế. Xét trong quan hệ
với nền kinh tế thế giới, thị trường làm cho kinh tế trong nước gắn liền với nền kinh
tế thế giới. Các quan hệ sản xuất, lưu thông, tiêu dùng, khơng chỉ bó hẹp trong
phạm vi nội bộ quốc gia, mà thông qua thị trường, các quan hệ đó có sự kết nối,
liên thơng với các quan hệ trên phạm vi thế giới. Với vai trò này, thị trường góp
phần thúc đẩy sự gắn kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
11


CHƯƠNG 2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG:
2.1: Thực trạng phát triển của các loại hình hàng hóa đặc biệt ở Việt Nam:
2.1.1: Quyền sử dụng đất:
Đất đai thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, người dân chỉ có quyền sử dụng, quyền
sử dụng cũng có giá trị của nó, khi bạn khơng có nhu cầu sử dụng nữa thì bạn cũng
có quyền chuyển nhượng lại cho người khác, ngoài đời thường dùng từ mua bán
đất hoặc mua bán bất động sản, quyền sử dụng cũng có giá trị nên nó khơng chỉ là
một loại hàng hóa, mà là một loại hàng hóa đặc biệt, tùy theo địa điểm, vị trí mà có
giá trị khác nhau và gọi là giá trị quyền sử dụng đất.
Quyền sở hữu và quyền sử dụng nói chung được quy định trong các bộ luật như
luật dân sự, các luật về sở hữu trong công nghiệp hay có thể ngay cả trong Hiến
pháp,..
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của
chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở
hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba

quyền của chủ sở hữu.
Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi cơng dân, tổ
chức, cơng ty,.. chỉ có quyền sử dụng đất đai. Hiểu theo khái niệm địa tô trên đây
thì những người đang có quyền sử dụng đất khơng có quyền gì trong việc thu địa tơ
hay địa tơ thặng dư, mà quyền này thuộc về Nhà nước. Điều này trên thực tế làm
cho Nhà nước có một vai trò độc quyền trong việc định giá đền bù khi thu hồi đất
đai, và khi các chính sách định giá đền bù chưa hợp lý dễ gây ra phản ứng của
người sử dụng cũng như tạo kẽ hở để một số người làm giàu bất chính từ đất.

12


2.1.2: Thương hiệu:
Thương hiệu là tên gọi, thuật ngữ, thiết kế, hình tượng hoặc các dấu hiệu khác giúp
phân biệt một tổ chức hoặc một sản phẩm với đối thủ trong mắt của người tiêu
dùng.Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế (như trường
hợp chai Coca-Cola, phần lưới chắn các khe hút gió ở mũi xe ơ tơ BMW hay
Mercedes), từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan),... được gắn vào bao bì sản phẩm,
mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp,
thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp,
danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp...
Trong thực tế ngày nay, thương hiệu của một doanh nghiệp (hay danh tiếng của
một cá nhân) cũng có thể trao đổi, mua bán, được định giá, tức chúng có giá cả,
thậm chí có giá cả cao. Bởi lẽ, thương hiệu hay danh tiếng không phải ngay tự
nhiên mà có được , nó phải là kết quả của sự nỗ lực của sự hao phí sức lao động
của người nắm giữ thương hiệu, thậm chí là của nhiều người.
Mỗi một thời điểm khác nhau, thương hiệu lại mang một đặc điểm khác nhau để
phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu. Nếu như Branding 1.0- Thương hiệu
gắn liền với lợi ích khách hàng, Branding 2.0- Thương hiệu gắn liền với nhu cầu
khách hàng, Branding 3.0- Thương hiệu gắn liền với sở thích khách hàng thì với

Branding 4.0- Thương hiệu gắn liền với giá trị cộng đồng.
Khác với các thế hệ trước, Branding 4.0 ra đời, tạo nên bước chuyển lớn, biến
thương hiệu trở thành một cá nhân, mang tính cách giống như con người. Tuy
nhiên, khi tương tác với khách hàng, cuộc đối thoại giữa thương hiệu và cá nhân
không chỉ là cuộc đối thoại giữa cá nhân với cá nhân mà thương hiệu cịn gắn theo
mình giá trị cộng đồng. Có nghĩa là, thương hiệu có nhiều trách nhiệm hơn một cá
nhân thông thường.
13


Một thương hiệu luôn gắn liền với giá trị cộng đồng khơng phải nói đâu xa chính là
Vinamilk- Thương hiệu có giá trị nhất Việt Nam theo xếp hạng của tạp chí Forbes
Việt Nam vừa được cơng bố tháng 8/2018.
Khi nhắc đến Vinamilk, chúng ta khơng chỉ nhắc đến hình ảnh những chú bò vui
nhộn, đáng yêu hay chất lượng tuyệt hảo “Sữa tươi nguyên chất trăm phần trăm”
mà chúng ta cịn biết đến Vinamilk như một thương hiệu ln có trách nhiệm với
cộng đồng với khơng ít các quỹ lớn nhỏ được Vinamilk khởi xướng như "Quỹ 1
triệu cây xanh cho Việt Nam"; "Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam"; "Quỹ học bổng
Vinamilk Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam"… với số tiền hàng chục tỷ đồng. Mới
đây, Vinamik và Bệnh Viện Chợ Rẫy đã cùng ký kết Hợp tác chiến lược tiếp tục 3
năm 2019-2021 về vấn đề “Chăm sóc dinh dưỡng, phát triển sản phẩm chuyên biệt
cho Bệnh nhân điều trị nội ngoại trú và đào tạo chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng
chuyên sâu với tiêu chuẩn quốc tế”. Có thể nói, Vinamilk đi đầu trong cơng cuộc
xây dựng và phát triển hình ảnh thương hiệu gắn liền với giá trị cộng đồng.
2.1.3: Chứng khoán và một số giấy tờ có giá:
Chứng quyền là cơng cụ tài chính do ngân hàng phát hành và các tổ chức khác và
được giao dịch trên ASX. Họ chia thành các sản phẩm theo kiểu đầu tư và các sản
phẩm giao dịch. Chứng quyền là một hình thức phái sinh - nghĩa là chúng bắt
nguồn giá trị của chúng từ một ‘điều khác (công cụ cơ bản). Một số cho người sở
hữu quyền mua, hoặc bán cơ sở cơng cụ (ví dụ như một phần) cho công ty phát

hành chứng quyền giá cụ thể theo các điều khoản của vấn đề.
Ngoài ra, những người có quyền khác được nhận thanh tốn bằng tiền mặt liên
quan đến giá trị của công cụ cơ bản tại một thời điểm cụ thể (ví dụ bảo đảm chỉ số).
Chứng quyền có thể được phát hành qua các chứng khoán như cổ phiếu và trao đổi
quỹ giao dịch (ETF), một giỏ khác nhau chứng khoán, chỉ số giá cổ phiếu, nợ, tiền
tệ, hoặc hàng hóa. Chứng quyền không phải là công cụ bù trừ mà chỉ được sử dụng
14


đơn giản để tăng vốn của công ty và làm dịu thỏa thuận cho các nhà đầu tư tiềm
năng. Các cổ phiếu cơ bản thường là cổ phiếu phổ thông của nhà phát hành. Chứng
quyền có tính chất lỗng, có nghĩa là nó làm lỗng giá trị tổng thể của vốn chủ sở
hữu vì cơng ty phải phát hành cổ phiếu mới khi thực hiện. Sức hấp dẫn của họ là
nếu cổ phiếu của nhà phát hành tăng giá cao hơn giá chứng quyền, nhà đầu tư có
thể mua lại chứng quyền và mua cổ phiếu với giá bảo đảm thấp hơn. Ví dụ: Cơng
ty A phát hành trái phiếu với chứng quyền kèm theo. Người nắm giữ được một trái
phiếu mệnh giá 500 đô la cộng với quyền mua 50 cổ phiếu của công ty với giá 10
đô la / cổ phiếu trong vòng 10 năm. $ 10 / cổ phiếu là giá thực hiện. Vì vậy, nếu cổ
phiếu tăng hơn $ 10 trong vòng năm năm, đây là một khoản đầu tư tốt.
Bên cạnh nhiều sức thu hút nó cịn mang lại nhiều rủi ro. Ví dụ: B đã ban hành 14,4
triệu lệnh bảo đảm cho chính phủ khi họ đang tìm kiếm các khoản vay của chính
phủ vào đầu những năm 1980. Cổ phiếu B đang ở mức thấp, vì cơng ty đã gần phá
sản. Cơng ty nghĩ rằng khơng có rủi ro trong việc phát hành chứng quyền với giá
thực hiện là $ 13 khi giá cổ phiếu của nó chỉ là $ 5. Tuy nhiên, khi công ty phục
hồi, giá cổ phiếu tăng vọt lên 30 đô la, và B đã mất 311 triệu đô la cho thỏa thuận
này. Mặc dù ví dụ này rất bất thường, bạn nên xem xét tất cả các kịch bản có thể
xảy ra nếu cơng ty của bạn đang phát hành chứng quyền để thu hút các nhà đầu tư.
2.2: Mặt tích cực:
2.2.1 Đối với quyền sử dụng đất:
Quá trình đầu tư phát triển là quá trình kiến tạo nền sản xuất hàng hố có giá trị cao

(cả hàng hoá vật thể và hàng hoá dịch vụ). Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ nền kinh tế có tỷ trọng hàng hố nơng nghiệp cao sang nền kinh tế có tỷ
trọng sản xuất cơng nghiệp và dịch vụ cao. Song song với quá trình đầu tư phát
triển, việc bảo đảm tính bền vững cũng phải đặt ra như một mục tiêu chiến lược. Để

15


đạt được mục tiêu phát triển bền vững trong quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nước, đất đai đóng các vai trị quan trọng sau đây:
- Nền sản xuất xã hội có 3 yếu tố đầu vào là lao động, đất đai (gồm cả tài nguyên
thiên nhiên) và vốn. Các yếu tố đầu vào này được xác định như các nguồn lực bảo
đảm sự phát triển và bền vững của nền sản xuất xã hội. Các yếu tố đầu vào này
cũng hình thành từng khu vực thị trường riêng, có tính chất đặc thù, cần tới sự điều
tiết trực tiếp của Nhà nước thông qua quy hoạch. Đối với đất đai ở nước ta, Nhà
nước có nhiệm vụ tạo nguồn cung đất trong thị trường sơ cấp, tạo đầu vào cho thị
trường thứ cấp thông qua quy hoạch sử dụng đất và việc giao đất, cho thuê đất, thu
hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy hoạch sử dụng đất hợp lý có tác
động trực tiếp tạo thành cơng trong q trình đầu tư phát triển gắn với giải quyết
nhà ở, xố đói giảm nghèo, giám sát q trình đơ thị hố, bảo vệ mơi trường, bảo
đảm điều kiện dân sinh, bảo tồn và phát triển văn hố nhằm bảo đảm tính bền vững.
- Giá đất là thành phần của giá đầu vào trong mọi hoạt động sản xuất, dịch vụ, đồng
thời tác động trực tiếp vào việc giải quyết nhà ở cho mọi người. Giá đất cần được
điều tiết để bảo đảm ở mức hợp lý. Nếu giá đất quá cao thì làm tăng giá hàng hố
so với các nước khác và khơng bảo đảm khả năng thanh toán về nhà ở cho người
lao động. Nếu giá đất quá thấp thì làm mất đi giá trị vốn tiềm ẩn trong đất đai, làm
mất lợi thế vốn đầu tư. Như vậy, giá đất có tác động trực tiếp vào giá hàng hố, tác
động mang tính quyết định vào hình thành giá hàng hố bất động sản. Điều tiết
được thị trường quyền sử dụng đất dẫn tới điều tiết được thị trường bất động sản
nói riêng và thị trường hàng hố nói chung. Việc hình thành công cụ tốt, đặc biệt là

hệ thống thuế về đất đai để Nhà nước điều tiết giá đất về mặt bằng hợp lý đóng vai
trị quyết định trong đầu tư phát triển kinh tế và bảo đảm ổn định xã hội.
- Đường lối của Đảng ta về đầu tư phát triển là phát huy nội lực như một nhân tố
quyết định, đồng thời coi trọng các nguồn ngoại lực nhằm tạo ra sức mạnh tổng
16


hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững. Những nước công nghiệp mới (NIC)
đều phải dựa vào nguồn vốn của nước ngoài để đầu tư phát triển. Đến nay, một
luận thuyết được nhiều người chú ý đã chứng minh rằng các nước đang phát triển
có thể tự đầu tư cơng nghiệp hố bằng nguồn vốn trong nước đang tiềm ẩn trong
đất đai. Nếu khơi dậy được kênh lưu thông giữa thị trường bất động sản (vốn tiềm
ẩn) với thị trường vốn (vốn hoạt động) thì sẽ chuyển được vốn ở dạng "thế năng"
sang vốn ở dạng "động năng" để có được nguồn vốn đầu tư lớn từ nội lực. Việc
"đánh thức" vốn tiềm năng của đất đai chính là tạo cơ chế thật hợp lý để người có
bất động sản thực hiện các quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng bất động sản.
Nếu làm tốt cơ chế này thì chúng ta sẽ có vốn là nguồn chủ động từ nội lực.
2.2.2: Đối với thương hiệu (danh tiếng):
Thương hiệu đóng vai trị hết sức quan trọng khơng chỉ đối với hàng hoá của doanh
nghiệp, với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế
quốc dân.
Bên cạnh giá trị cao, những thương hiệu mạnh nhất trên thế giới đã giúp các hãng
bán được nhiều sản phẩm hơn so với các đối thủ cạnh tranh do có uy tín và chiếm
được niềm tin của người tiêu dùng. Tác dụng của thương hiệu cịn thể hiện ở chỗ,
nó thiết lập chỗ đứng của doanh nghiệp, tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của
doanh nghiệp, tạo điều kiện tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường; là dấu hiệu
thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với khách hàng, góp phần nâng cao giá trị
của sản phẩm và giá trị doanh nghiệp. Trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới,
thương hiệu ngày càng có ý nghĩa và giá trị to lớn do khách hàng ngày càng đòi hỏi
cao về chất lượng sản phẩm, về trách nhiệm của doanh nghiệp. Mặt khác, khi mua

hàng hố, dịch vụ mang thương hiệu có uy tín, khách hàng có thể xác định được
nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm nên tạo được tâm lý yên tâm, tin cậy và có thể

17


đòi hỏi trách nhiệm của người cung cấp, giảm chi phí do tránh được việc sử dụng
sản phẩm chất lượng kém.
Thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ hoặc
của doanh nghiệp mà khách hàng nhận biết, nhớ đến thông qua nhãn hiệu hàng hoá
và những yếu tố ẩn chứa bên trong nhãn hiệu đó. Rõ ràng, thương hiệu là một tài
sản vơ hình của doanh nghiệp, nó là tổng hợp của nhiều yếu tố, những thành quả
mà doanh nghiệp đã tạo dựng được trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của
mình. Sự nổi tiếng của thương hiệu là một lợi thế trong kinh doanh và là một bảo
đảm cho lợi nhuận tiềm năng của doanh nghiệp. Vì thế, xây dựng và phát triển
thương hiệu là một vấn đề hết sức cần thiết đối với mọi doanh nghiệp để có thể
cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài,
nhất là trong điều kiện chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
2.2.3 Đối với chứng khoán và một số giấy tờ có giá:
Thị trường chứng khốn nước ta chính thức hoạt động từ năm 2000, 20/7/2000
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM ra đời. 8/8/2007 đổi tên thành sở giao
dịch chứng khoán TPHCM. 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khốn Hà Nội
chính thức hoạt động. Thời kì bùng nổ của thị trường chứng khoán Việt Nam:
- Thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự phát triển vượt bậc vào cuối năm 2006
đầu năm 2007.
- Năm 2006 là năm thị trường chứng khoan Việt Nam tăng trưởng về mọi mặt:
Cung, cầu tăng giá và tăng mạnh huy động vốn.
- Sau 7 năm hoạt động chỉ số Việt Nam Index tăng từ 305,288 điểm đến mức kỉ lục
là 1140 điểm…


18


- Khi mới hoạt động,, thị trường chỉ có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số
vốn là 27 tỷ đồng và 6 cơng ty chứng khốn thành viên.
- Tổng giá trị vốn hóa thị trường của cổ phiếu toàn TTCK VN tăng mạnh từ 1%
GDP cuối 2015 lên đạt 240.000 tỷ đồng. Chiếm 25% GDP cả nước năm 2016…..
- Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào thị trường chứng khốn Việt Nam
cũng có sự gia tăng đáng kể.
2.3: Mặt tiêu cực:
2.3.1 Đối với quyền sử dụng đất:
- Thị trường nhà ở
Người đầu cơ và cất trữ tiền tiết kiệm trong nhà ở khơng cịn, người có nhu cầu
mua nhà nhưng chưa cấp thiết thì không muốn mua ngay mà muốn chờ đợi giá
xuống thấp hơn. Quá nhiều nhà đầu tư dự án, quá nhiều dự án đang triển khai
nhưng thiếu vốn, nhiều vốn đầu tư được huy động từ nguồn vay thương mại ngắn
hạn, hàng hoá nhà ở ứ đọng mà các tổ chức tín dụng ngừng các khoản vay và địi
nợ cũ từ các nhà đầu tư nhà ở, nhiều nhà đầu tư lâm vào tình trạng có thể phá sản
do hụt vốn. Hình thức kinh doanh cho thuê nhà ở hầu như chưa phát triển.
- Thị trường bất động sản công nghiệp và dịch vụ
Thị trường cơ sở sản xuất, dịch vụ phi nơng nghiệp vẫn hoạt động bình thường, quỹ
đất đáp ứng đủ cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế phi nơng nghiệp. Tuy nhiên
nhiều nơi có biểu hiện lãng phí trong sử dụng đất làm mặt bằng sản xuất, dịch vụ
phi nông nghiệp hoặc sai phạm trong việc tự động chuyển dự án khu công nghiệp,
cụm công nghiệp sang dự án xây dựng kinh doanh nhà ở. Một số khu cơng nghiệp
có giá cho th hạ tầng cịn cao, thị trường cho thuê cơ sở dịch vụ đã phát triển
nhưng thiếu hàng hóa.
19



- Thị trường hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội và cơng trình cơng cộng
Thị trường xây dựng, khai thác, kinh doanh thu phí đối với hạ tầng kỹ thuật (giao
thông, điện, viễn thông,..), hạ tầng xã hội (y tế, văn hố, giáo dục, thể thao,..), cơng
trình cơng cộng (khu vui chơi, giải trí,..) được đầu tư chủ yếu bằng ngân sách nhà
nước và vốn ODA. Nhà nước đã có chủ trương xã hội hố nhưng cịn nhiều khó
khăn trong thực hiện, các dự án ở dạng BOT, BT, BTO, kinh doanh khốn thu
phí,... cịn q ít, chưa động viên sức đầu tư, vận hành từ các thành phần kinh tế
ngồi

Nhà

nước.

- Thị trường bất động sản nơng nghiệp
Thị trường chuyển nhượng đất nông nghiệp, mua bán rừng cây, vườn cây tiếp tục
phát triển, tạo được hiệu quả trong nền nơng nghiệp sản xuất hàng hố. Thị trường
chuyển từ đất nơng nghiệp sang đất phi nơng nghiệp đang cịn nhiều vướng mắc,
chưa giải quyết tốt mâu thuẫn giữa phát triển và ổn định, quyền lợi chính đáng của
người bị thu hồi đất nông nghiệp chưa được được bảo vệ đúng như pháp luật quy
định, khiếu kiện của dân còn nhiều.
- Thị trường dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản
Thị trường dịch vụ hỗ trợ phát triển và giao dịch bất động sản có tầm quan trọng
đặc biệt nhằm xác lập tính cơng khai, minh bạch, thuận lợi trong hoạt động của thị
trường bất động sản. Đến nay, khu vực dịch vụ hỗ trợ giao dịch bất động sản ở
nước ta còn rất yếu. Hoạt động thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất còn
nhiều bất cập, cơ chế thanh khoản quá phức tạp nên chưa bảo đảm tính liên thơng
thực sự giữa thị trường bất động sản và thị trường vốn. Đã có một số sàn giao dịch
bất động sản công khai nhưng hoạt động chưa hiệu quả, đang tồn tại tình trạng “cị
nhà đất” hoạt động thiếu khung pháp lý. Dịch vụ định giá đất, thẩm định giá đất của


20


các tổ chức ngồi nhà nước chưa được chính thức đưa vào hoạt động nhằm hỗ trợ
cho quản lý về tài chính đất đai.
2.3.2 Đối với thương hiệu (Danh tiếng):
- Các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa nhận thức được đầy đủ về tầm quan trọng,
ý nghĩa của vấn đề thương hiệu và vai trị của nó đối với bản thân sự phát triển của
mình.
Quan niệm về thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn vẫn xuất phát
từ mục tiêu ngắn hạn, lợi ích trước mắt, dưới sức ép của doanh số, thiếu tầm nhìn
dài hạn và thậm chí cịn mang tính cảm tính. Trên thực tế , nhiều doanh nghiệp
không nhận thức rõ sự cần thiết tạo dựng và phát triển thương hiệu nên đã khơng có
chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng, vì vậy lãng phí nhiều thời gian và có thể
bỏ mất nhiều cơ hội thuận lợi. Qua nhiều điều tra và khảo sát, số doanh nghiệp hiểu
biết về thương hiệu, nhãn hiệu vẫn còn rất hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thấy
hết giá trị của thương hiệu khi chuyển nhượng. Khi Tập đoàn Elida mua lại thương
hiệu P/S với giá lên đến 5 triệu USD (trong khi đó tồn bộ tài sản cố định và lưu
động chỉ có trên 1 triệu USD), thì nhiều doanh nghiệp không khỏi bất ngờ về giá trị
của thương hiệu mạnh, có uy tín là rất lớn và thật khó dự tính.
- Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng kinh phí dành cho hoạt động này vẫn cịn khiêm
tốn. Các doanh nghiệp chưa thật sự chú trọng đầu tư, xây dựng và phát triển thương
hiệu và tên thương hiệu mạnh. Nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng việc nghiên cứu
thị trường và khách hàng, tham gia các hội chợ, tổ chức thăm dò trực tiếp với khách
hàng còn hạn chế.
Theo kết quả khảo sát với 500 doanh nghiệp do Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ
doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao tiến hành vào tháng 9/2002 thì: 50%
các doanh nghiệp được hỏi chỉ chi phí dưới 5% tổng doanh số cho thương hiệu, gần
21



×