Tải bản đầy đủ (.pdf) (238 trang)

Thuận lợi hoá thương mại tác động đến thương mại hàng hoá của ASEAN và hàm ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 238 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ MAI THÀNH

THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI: TÁC ĐỘNG ĐẾN
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA ASEAN VÀ
HÀM Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2021


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRẦN THỊ MAI THÀNH

THUẬN LỢI HÓA THƯƠNG MẠI: TÁC ĐỘNG ĐẾN
THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA ASEAN VÀ
HÀM Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 9310106.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS. TS NGUYỄN ANH THU



Hà Nội - 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung luận án là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung của luận án có tham khảo và sử dụng các tài liệu,
thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí, và các trang web theo danh mục
tài liệu tham khảo của luận án.
Tác giả luận án

Trần Thị Mai Thành


LỜI CÁM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS. Nguyễn Anh Thu. Tôi xin bày tỏ
sự biết ơn sâu sắc cô giáo hướng dẫn, người luôn chỉ dẫn cho tôi những ý tưởng và
phương pháp nghiên cứu phù hợp với mục đích và yêu cầu của Luận án.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Lãnh đạo Khoa
KT&KDQT, cùng cán bộ, giảng viên và chuyên viên Trường Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, quan tâm, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận án.
Xin trân trọng cám ơn các chuyên gia nghiên cứu, các cán bộ viện Kinh tế Việt
Nam, Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Viện Nghiên
cứu Châu Phi và Trung Đông, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Viện
Chiến lược và chính sách thương mại, Đại học Kinh tế Quốc dân, cùng các nhà khoa
học ngồi Trường đã có những góp ý quý báu để tôi hoàn thiện luận án.
Tất cả sự giúp đỡ nêu trên, tôi sẽ ghi nhớ và luôn trân trọng mang theo trong
suốt quá trình học tập, công tác và nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 2021
Nghiên cứu sinh

Trần Thị Mai Thành


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN TỚI THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI TỚI
THƯƠNG MẠI HÀNG HỐ ............................................................................................. 7
1.1 Thuận lợi hố thương mại ................................................................................................ 7
1.1.1 Khái niệm thuận lợi hoá thương mại ............................................................................ 7
1.1.2 Đo lường thuận lợi hoá thương mại ............................................................................ 10
1.1.3 Thực hiện thuận lợi hoá thương mại ........................................................................... 12
1.2 Tác động của thuận lợi hố thương mại tới thương mại hàng hóa ................................ 15
1.3 Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đánh giá tác động của thuận lợi hoá
thương mại tới thương mại hàng hóa ................................................................................... 20
1.4 Đánh giá các kết quả nghiên cứu chính, hạn chế của nghiên cứu trước và khoảng trống
nghiên cứu............................................................................................................................ 25
Kết luận chương 1 ................................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THỰC HIỆN THUẬN LỢI
HOÁ THƯƠNG MẠI TỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ ............................................ 30
2.1 Khái niệm, đo lường, và thực hiện thuận lợi hóa thương mại ....................................... 30
2.1.1 Khái niệm và phạm vi chi phí thương mại ................................................................. 30
2.1.2 Khái niệm và phạm vi thuận lợi hoá thương mại ....................................................... 33
2.1.3 Đo lường thuận lợi hoá thương mại ............................................................................ 38
2.1.4 Thực hiện thuận lợi hóa thương mại ........................................................................... 42
2.2 Lý thuyết về tác động của thuận lợi hóa thương mại tới thương mại hàng hóa ................. 45

2.2.1 Tác động tiêu cực của chi phí thương mại tới thương mại hàng hố ......................... 46
2.2.2 Mở biên thương mại theo chiều rộng và chiều sâu ..................................................... 48
2.2.3 Tăng cường sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và chuỗi giá trị khu vực ............. 52
2.2.4 Đẩy mạnh sự phối hợp xuyên biên giới trong thực hiện thuận lợi hoá thương mại ... 55
Kết luận chương 2 ................................................................................................................ 59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 61
3.1 Cách tiếp cận.................................................................................................................. 61


3.2 Khung phân tích ............................................................................................................. 61
3.3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 62
3.3.1 Phương pháp định tính ................................................................................................ 62
3.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng .......................................................................... 64
3.4 Số liệu ............................................................................................................................ 75
Kết luận chương 3 ................................................................................................................ 76
CHƯƠNG 4: THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI TRONG KHUNG KHỔ ASEAN 77
4.1 Thực hiện thuận lợi hoá thương mại của khối ASEAN ................................................. 78
4.1.1 Cam kết thuận lợi hoá thương mại theo TFA và WCO .............................................. 78
4.1.2 Nội dung thuận lợi hoá thương mại trong các hiệp định nội khối ASEAN ................ 80
4.1.3 Lượng hoá thực trạng thực hiện thuận lợi hoá thương mại của khối ASEAN ........... 87
4.2 Thực hiện thuận lợi hoá thương mại của các quốc gia thành viên ASEAN .................. 90
4.2.1 Tình hình thực hiện các cam kết, nội dung thuận lợi hố thương mại được WTO,
WCO thơng qua của các quốc gia thành viên ASEAN........................................................ 90
4.2.2 Tình hình thực hiện các cam kết thuận lợi hoá thương mại trong các hiệp định nội
khối ASEAN của các quốc gia thành viên ........................................................................... 92
4.2.3 Lượng hoá thực trạng thực hiện thuận lợi hoá thương mại của các quốc gia thành viên
ASEAN ................................................................................................................................ 95
4.3 Một số đánh giá về thực trạng thực hiện thuận lợi hoá thương mại của khối ASEAN 109
Kết luận chương 4 .............................................................................................................. 117
CHƯƠNG 5: TÁC ĐỘNG CỦA THỰC HIỆN THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI

TỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ CỦA KHỐI ASEAN............................................. 118
5.1 Khái qt tình hình thương mại hàng hố của khối ASEAN ...................................... 118
5.1.1 Thương mại hàng hóa chung của khối ASEAN ....................................................... 118
5.1.2 Thương mại giá trị gia tăng và sự tham gia GVCs của khối ASEAN ...................... 124
5.1.3 Sự tham gia của SME của ASEAN vào thương mại quốc tế.................................... 128
5.2 Đánh giá các kênh tác động của thuận lợi hoá thương mại tới thương mại hàng hố của
ASEAN .............................................................................................................................. 133
5.2.1 Chi phí thương mại ................................................................................................... 133
5.2.2 Mở biên thương mại ................................................................................................. 148
5.2.3 Thương mại giá trị gia tăng và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu..................... 160
5.2.4 Tăng cường sự tham gia của SME vào thương mại quốc tế ..................................... 167


Kết luận chương 5 .............................................................................................................. 170
CHƯƠNG 6: TRIỂN VỌNG VÀ XU HƯỚNG THUẬN LỢI HĨA THƯƠNG MẠI
TRONG KHN KHỔ ASEAN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý ĐỐI VỚI VIỆT NAM ....... 173
6.1 Thuận lợi hoá thương mại của khối ASEAN: triển vọng và xu hướng ....................... 173
6.2 Hàm ý chính sách cho Việt Nam ................................................................................. 184
Kết luận chương 6 .............................................................................................................. 195
PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................................... 196
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CĨ LIÊN QUAN TỚI LUẬN ÁN ................................ 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 200
PHỤ LỤC


CÁCH VIẾT TÊN CÁC QUỐC GIA ASEAN TRONG LUẬN ÁN
Tên viết theo Website chính thức của

Cách viết trong luận án


ASEAN
Tên các quốc gia đã được Việt hoá và đang được sử dụng phổ thơng thì sử dụng tên đã
được Việt hố (Căn cứ vào Từ điển tiếng Việt do Hồng Phê chủ biên (2010), Nxb Từ
điển Bách khoa, Hà Nội.)
Cambodia

Campuchia

Lao PDR

Lào

Thailand

Thái Lan

Vietnam

Việt Nam

Tên các quốc gia chưa được Việt hoá hoặc đã được Việt hoá nhưng sử dụng chưa phổ
biến thì viết theo tên chính thức trên trang web của ASEAN
Brunei Darussalam

Brunei

Indonesia

Indonesia


Malaysia

Malaysia

Myanmar

Myanmar

Philippines

Philippines

Singapore

Singapore

i


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2
3
4
5
6
7
8


9
10
11
12

13
14
15
16

TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Ký hiệu
Tiếng Anh
Nguyên nghĩa
ACTS
ASEAN Customs Transit
Hệ thống quá cảnh hải quan
System
ASEAN
ADB
Asian Development Bank Ngân hàng phát triển Châu Á
AEC
ASEAN Economic
Cộng đồng kinh tế ASEAN
Community
AEO
Authorized Economic
Chương trình doanh nghiệp ưu
Operator

tiên
AHTN
ASEAN Harmonised
Danh mục thuế quan hài hoà
Tariff Nomenclatur
ASEAN
APEC
Asia-Pacific Economic
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu ÁCooperation
Thái Bình Dương
ASEAN
Association of Southeast
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Asian Nations
Á
ASEAN+3 Association of Southeast
10 quốc gia thành việc của khối
Asian Nations plus 3
ASEAN và Nhật Bản, Trung
Quốc, Hàn Quốc
ASSIST
ASEAN Solutions for
Giải pháp đầu tư, dịch vụ và
Investment, Services and
thương mại ASEAN
Trade
ASTFI
ASEAN Seamless Trade
Chỉ số Thuận lợi hoá thương mại
Facilitation Indicators

tự do ASEAN
ASW
ASEAN Single Window
Một cửa ASEAN
ATF-JCC ASEAN Trade Facilitation Ủy ban tư vấn tạo thuận lợi cho
Joint Consultative
thương mại ASEAN
Committee
ATF-SAP AEC 2025 Trade
Kế hoạch Hành động Chiến lược
Facilitation Strategic
Thuận lợi hóa Thương mại AEC
Action Plan
2025
ATFF
ASEAN Trade Facilitation Khung thuận lợi hoá thương mại
Framework
ASEAN
ATIGA
ASEAN Trade in Goods
Hiệp định thương mại hàng hóa
Agreement
ASEAN
ATR
ASEAN Trade Repository Cơ sở dữ liệu thương mại
ASEAN
ii


17

18
19
20
21
22
24
25
26

CEPT
CLMV
CO
DB
EU
FTA
GDP
GVC
HS
ICT

27
28
30
31

LPI
MRA
NTB
OECD


SPS

Organisation for
Economic Co-operation
and Development
Regional Value Chains
Standard International
Trade Classification
Small and Medium
Enterprise
Sanitary and Phytosanitary

TBT

Technical barriers to trade

32
33
34
35
36
37
38
39
40

Common Effective
Preferential Tariff
Cambodia, Lao PDR,
Myanmar, Việt Nam

Certificate of Origin
Doing Business
European Union
Free trade agreements
Gross domestic product
Global Value Chains
Harmonized System
Information and
Communications
Technology
Logistics Performance
Index
Mutual Recognition
Arrangements
Non-tariff Trade Barriers

RVC
SITC
SME

TFA

Trade Facilitation
Agreement
TFI
Trade Facilitation
Indicators
UNESCAP United Nations Economic
and Social Commission


iii

Chương trình thuế quan có hiệu
lực chung
Nhóm 4 quốc gia Campuchia,
Lào, Myanmar và Việt Nam
Giấy chứng nhận xuất xứ
Báo cáo môi trường kinh doanh
Liên minh Châu Âu
Hiệp định thương mại tự do
Tổng sản phẩm quốc nội
Chuỗi giá trị tồn cầu
Hệ thống hài hồ
Cơng nghệ thơng tin và truyền
thông
Chỉ số năng lực quốc gia về
Logistic
Thoả thuận thừa nhận lẫn nhau
trong ASEAN
Rào cản thương mai phi thuế
quan
Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Kinh tế
Chuỗi giá trị khu vực
Danh mục phân loại thương mại
quốc tế tiêu chuẩn
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Các biện pháp vệ sinh và kiểm
dịch động vật
Hàng rào kỹ thuật đối với thương

mại
Hiệp định thuận lợi hoá thương
mại
Chỉ số thuận lợi hoá thương mại
Ủy hội Kinh tế Xã hội châu Á
Thái Bình Dương Liên Hiệp


UNTF
41
42
43
44
45
1

USD
WB
WCO
WTO
TLHTM

for Asia and the Pacific
UN Global Survey on
Digital and Sustainable
Trade Facilitation

Quốc
Cơ sở dữ liệu điều tra toàn cầu
của Liên Hiệp Quốc về thuận lợi

hoá thương mại số và bền vững

US Dollar

Đô la Mỹ
Ngân hàng thế giới
Tổ chức Hải quan Thế giới

World Bank
World Customs
Organization
World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới
TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Thuận lợi hoá thương mại Thuận lợi hoá thương mại

iv


DANH MỤC BẢNG
STT

Bảng

1

Bảng 1.1

Một số định nghĩa khác nhau về TLHTM

7


2

Bảng 2.1

Một số cấu phần trong chi phí thương mại

32

3

Bảng 2.2

Phân loại biện pháp TLHTM

36

4

Bảng 2.3

Thang đo TLHTM của khối ASEAN

41

5

Bảng 2.4

Các khả năng kết hợp thực hiện các biện pháp

TLHTM

57

6

Bảng 3.1

Tóm tắt các kết quả kỳ vọng

73

7

Bảng 3.2

Thang đo TLHTM của khối ASEAN từ TFI

74

8

Bảng 3.3

Mô tả biến thuận lợi hố thương mại

75

9


Bảng 3.4

Mơ tả các biến của phương trình (I)

75

10

Bảng 4.1

Thực trạng thực hiện các cam kết trong TFA tính tới
tháng 3/2021

90

11

Bảng 4.2

Thực trạng thực hiện WCO DM (tính tới tháng
7/2020)

92

12

Bảng 4.3

Cơ sở dữ liệu thương mại quốc gia của các nước
thành viên ASEAN


94

13

Bảng 4.4

Thực trạng thực hiện nhóm biện pháp hiện đại hố
các biện pháp quản lý thương mại xuyên biên giới
của các quốc gia ASEAN năm 2019

108

14

Bảng 4.5

Thực trạng thực hiện TLHTM của ASEAN theo một
số tiêu chí

113

15

Bảng 4.6

Các bên liên quan và tham gia vào thương mại quốc tế

116


16

Bảng 5.1

Tổng giá trị biến tăng trưởng K của các quốc gia
thành viên ASEAN

122

Bảng 5.2

Sự dịch chuyển trong cơ cấu xuất khẩu theo đối tác
trong giai đoạn 2015-2017 và 2018-2019 của các
quốc gia thành viên ASEAN (%)

123

Bảng 5.3

Sự dịch chuyển trong cơ cấu nhập khẩu theo đối tác
trong giai đoạn 2015-2017 và 2018-2019 của các
quốc gia thành viên ASEAN (%)

124

17

18

Nội dung


v

Trang


STT

Bảng

Nội dung

Trang

19

Bảng 5.4

Sự tham gia GVC và RVC của các quốc gia ASEAN,
2000-2018 (% của X)

125

20

Bảng 5.5

Cơ cấu FVA của khối ASEAN theo đối tác giai đoạn
2010-2018 (%)


127

21

Bảng 5.6

Cơ cấu DVX của khối ASEAN theo đối tác giai đoạn
2010-2018 (%)

127

Bảng 5.7

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương giữa các quốc gia thành viên ASEAN và đối
tác (%)

134

22

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
23

24

Bảng 5.8

Bảng 5.9


đương giữa các quốc gia thành viên ASEAN và đối
tác trong ngành chế tạo (%)
Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương giữa các quốc gia thành viên ASEAN và đối

135

136

tác trong ngành nông nghiệp (%)
25

Bảng 5.10

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương nội khối ASEAN (%)

137

26

Bảng 5.11

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương nội khối ASEAN trong ngành chế tạo (%)

138

27


Bảng 5.12

Chi phí thương mại phuế quan theo giá trị tương đương
nội khối ASEAN trong ngành nơng nghiệp (%)

139

Bảng 5.13

Thời gian và chi phí tn thủ thủ tục và chứng từ
xuất khẩu của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc giai đoạn 2015-2020

146

29

Bảng 5.14

Thời gian và chi phí tuân thủ thủ tục và chứng từ
nhập khẩu của ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản,
Hàn Quốc giai đoạn 2015-2020

146

30

Bảng 5.15

Kết quả ước lượng PPML xuất khẩu ngoại khối

ASEAN

149

31

Bảng 5.16

Kết quả ước lượng PPML xuất khẩu ngoại khối
ASEAN

151

32

Bảng 5.17

Kết quả ước lượng PPML xuất khẩu nội khối
ASEAN

153

28

vi


STT

Bảng


Nội dung

Trang

33

Bảng 5.18

Kết quả mô phỏng: phần gia tăng trong kim ngạch
xuất khẩu ngoại khối của ASEAN

155

34

Bảng 5.19

Kết quả mô phỏng: phần gia tăng trong kim ngạch
nhập khẩu ngoại khối của ASEAN

157

35

Bảng 5.20

Kết quả mô phỏng: phần gia tăng trong kim ngạch
xuất khẩu nội khối của ASEAN


158

36

Bảng 5.21

Các biện pháp TLHTM cần cải thiện theo tỷ lệ lựa
chọn của các chi nhánh cơng ty Nhật Bản tại
ASEAN (%)

166

37

Bảng 5.22

Lợi ích của TradeNetỊ

168

Bảng 6.1

Tính dễ bị tổn thương của khối ASEAN và một số
khu vực khác tại Châu Á đối với một số sự kiện lớn
năm 2019, 2020 (%)

174

38


39

Bảng 6.2

Tính dễ bị tổn thương của nhập khẩu chung và nhập
khẩu ngành chế tạo của khối ASEAN với một số sự

176

kiện lớn năm 2019, 2020 (%)
40

Bảng 6.3

Tính dễ bị tổn thương của xuất khẩu chung và xuất
khẩu ngành chế tạo của khối ASEAN với một số sự
kiện lớn năm 2019, 2020 (%)

41

Bảng 6.4

Văn bản để thực thi các cam kết thuận lợi hoá thương mại

185

42

Bảng 6.5


Một số mục tiêu thuận lợi hoá thương mại theo ASEAN
và thực hiện của Việt Nam

187

vii

176


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 2.1

Kế hoạch hành động chiến lược TLHTM AEC 2025

35

2

Hình 2.2


Mơ hình cân bằng từng phần tảng băng trơi

48

3

Hình 2.3

Tác động của TLHTM tới chi phí thương mại

50

4

Hình 2.4

Mơ hình chuỗi giá trị tồn cầu

53

5

Hình 3.1

Khung phân tích tác động của TLHTM tới dịng
thương mại hàng hố của ASEAN

62


6

Hình 4.1

Hai cấp độ thực hiện thuận lợi hố thương mại tại
ASEAN

77

7

Hình 4.2

Thực hiện thuận lợi hố thương mại của ASEAN và
các nhóm quốc gia khác

89

Chỉ số TFI về thực hiện các nhóm biện pháp A, C,
8

9

Hình 4.3

Hình 4.4

E, F, H năm 2017 và 2019 của các quốc gia thành
viên ASEAN
Chỉ số UNTF về thực hiện các biện pháp đơn giản

hoá thủ tục, quy định chứng từ năm 2019 của các

97

99

quốc gia thành viên ASEAN
10

Hình 4.5

Chỉ số UNTF về các biện pháp đối thoại, phối hợp,
hội nhập các cơ quan xuyên biên giới năm 2019 của
các quốc gia thành viên ASEAN

11

Hình 4.6

Chỉ số TFI về thực hiện các nhóm biện pháp B, D, I,
J năm 2019 của các quốc gia thành viên ASEAN

102

12

Hình 4.7

Chỉ số UNTF về các biện pháp củng cố năng lực
các cơ quan quản lý thương mại xuyên biên giới

năm 2019 của các quốc gia thành viên ASEAN

104

13

Hình 4.8

Chỉ số TFI về thực hiện các nhóm biện pháp K năm
2017 và 2019 của các quốc gia ASEAN

105

14

Hình 4.9

Chỉ số TFI về thực hiện các nhóm biện pháp G năm
2017 và 2019 của các quốc gia ASEAN

107

15

Hình 5.1

Xuất khẩu của ASEAN giai đoạn 2000-2020

119


16

Hình 5.2

Nhập khẩu của ASEAN giai đoạn 2000-2020

120

viii

101


STT

Hình

Nội dung

Trang

17

Hình 5.3

Tỷ trọng xuất khẩu nội vùng một số khu vực tại
Châu Á – Thái Bình Dương (%)

121


18

Hình 5.4

Tỷ trọng nhập khẩu nội vùng một số khu vực tại
Châu Á – Thái Bình Dương (%)

121

19

Hình 5.5

Cơ cấu tổng xuất khẩu giá trị gia tăng của khối
ASEAN giai đoạn 2000-2018 (%)

125

20

Hình 5.6

Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tại các quốc gia
ASEAN giai đoạn 2010 – 2018

129

21

Hình 5.7


Vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu (a) và tỷ lệ doanh
nghiệp tham gia thương mại quốc tế (b) của các

130

quốc gia thành viên ASEAN
Hình 5.8

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương của một số quốc gia ASEAN và các nhóm
đối tác trong ngành nơng nghiệp (%)

142

Hình 5.9

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương của một số quốc gia ASEAN và các nhóm
đối tác trong ngành chế tạo (%)

143

24

Hình 5.10

Chi phí thương mại phi thuế quan theo giá trị tương
đương của một số quốc gia ASEAN và các nhóm
đối tác (%)


144

25

Hình 5.11

Tương quan giữa chi phí thương mại và sự tham gia
RVC của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2015-2018

162

26

Hình 5.12

Tương quan giữa chi phí thương mại và sự tham gia
GVC* của các quốc gia ASEAN giai đoạn 2015-2018

162

27

Hình 5.13

Tương quan giữa thực hiện thuận lợi hoá thương
mại và sự tham gia RVC của các quốc gia ASEAN
giai đoạn 2015-2018

163


28

Hình 5.14

Thực trạng sử dụng FTA/EPA của các chi nhánh
cơng ty Nhật Bản tại ASEAN

165

29

Hình 6.1

Các biện pháp thuận lợi hoá thương mại áp dụng
trong thời kỳ đại dịch COVID-19

179

22

23

ix


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
Hệ thống thương mại quốc tế đang cho thấy hai xu thế trái ngược nhau khiến
thuận lợi hoá thương mại trở thành động lực đặc biệt quan trọng cho phát triển. Thứ

nhất, thuế quan đã được cắt giảm đáng kể thông qua sự kết hợp của các nỗ lực đa
phương, khu vực, và song phương. Tuy nhiên, chi phí thương mại bắt nguồn từ thuế
quan chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng chi phí thương mại, trong khi đó chi phí
thương mại phi thuế quan liên quan đến chính sách chiếm từ 76% đến 77% (Duval
và Utoktham, 2015). Các biện pháp thuận lợi hố thương mại có vai trị quan trọng
trong việc giảm bớt phần chi phí này. Thứ hai, quá trình cải cách thương mại đa
phương đang bị đình trệ khiến các quốc gia phải tìm kiếm những giải pháp thay thế
mới. Khi ấy, thuận lợi hoá thương mại là một sự lựa chọn có nhiều ưu điểm: cải
cách thuận lợi hố thương mại có thể được tiến hành trên cơ sở khu vực, đơn
phương và không mâu thuẫn với nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO.
Đồng thời, các quốc gia khi thực hiện các biện pháp thuận lợi hố thương mại có
thể được hưởng lợi ở mức tối đa từ quá trình tự do hóa đa phương hay khu vực.
Hiểu rõ hai xu thế trên, kết hợp với thực tế rằng các quốc gia thành viên
ASEAN đã gần như hồn thành lộ trình cắt giảm thuế quan theo các cam kết của
Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN, ASEAN coi thuận lợi hoá thương mại là
một động lực của phát triển kinh tế và hội nhập vùng. ASEAN kỳ vọng thuận lợi
hoá thương mại sẽ đóng vai trị chủ chốt trong việc hình thành một thị trường và cơ
sở sản xuất thống nhất trong đó hàng hố được lưu chuyển tự do, hiệu quả và cạnh
tranh nhờ cắt giảm chi phí thương mại, đẩy mạnh sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn
cầu, và tăng cường sự tham gia vào thương mại quốc tế của khu vực tư nhân. Đồng
thời, ASEAN cũng thông qua các kế hoạch hành động, biện pháp chiến lược về
thuận lợi hoá thương mại để thực hiện các mục tiêu trên.
Như vậy, sẽ có hai vấn đề đáng lưu tâm. Thứ nhất, thực trạng thực hiện thuận
lợi hoá thương mại của khối ASEAN đang ở mức độ nào? Thứ hai, thực hiện thuận
lợi hố thương mại có tác động như thế nào tới dòng lưu chuyển thương mại hàng
1


hố của ASEAN thơng qua các kênh là cắt giảm chi phí thương mại nội khối, đẩy
mạnh sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các quốc gia thành viên, và tạo điều

kiện thuận lợi cho khu vực tư nhân của khối tham gia vào thương mại quốc tế? Đối
với vấn đề thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu tập trung giải quyết nhưng các tác giả
thường chỉ tập trung vào một phía của vấn đề: hoặc chỉ phân tích thực trạng thực
hiện thuận lợi hố thương mại ở cấp độ toàn khối ASEAN như một thể thống nhất,
hoặc chỉ phân tích thực trạng thực hiện thuận lợi hoá thương mại tại các quốc gia
ASEAN riêng lẻ. Điều này tạo nên khoảng trống cho nghiên cứu tập trung vào cả
hai khía cạnh của thực hiện thuận lợi hố thương mại của ASEAN ở cả cấp độ khu
vực và quốc gia. Những kết quả phân tích từ vấn đề thứ nhất sẽ trở thành đầu vào
quan trọng để tìm ra câu trả lời cho vấn đề thứ hai.
Đã sáu năm trôi qua kể từ khi Cộng đồng kinh tế ASEAN được thành lập và
đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho các quốc gia thành viên (Secretariat, 2020). Tuy
nhiên, những bất ổn của nền kinh tế toàn cầu, chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ
và Trung Quốc, tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã mang tới những thách
thức mới cho khối ASEAN như chi phí thương mại gia tăng và nguy cơ đứt gãy
chuỗi giá trị. Để có thể tiếp tục củng cố và duy trì năng lực cạnh tranh của khối
cũng như ứng phó với các thách thức mới nảy sinh, ASEAN sẽ phải đưa ra chương
trình nghị sự hội nhập kinh tế trong đó nhấn mạnh tính cấp bách của việc thực hiện
các biện pháp thuận lợi hoá thương mại. Khi ấy, việc đi tìm câu trả lời cho hai vấn
đề đã đặt ra là rất cần thiết vì một bức tranh tồn diện về thực trạng thực hiện thuận
lợi hoá thương mại ở cả cấp độ khu vực và quốc gia cũng như các kết quả đánh giá
tác động của việc thực hiện thuận lợi hố thương mại tới dịng lưu chuyển thương
mại hàng hoá của khối ASEAN sẽ cung cấp các bằng chứng thực tiễn về các biện
pháp thuận lợi hoá thương mại đã thực hiện thành công và chưa thành công, về sự
phân hoá trong kết quả thực hiện thuận lợi hoá thương mại giữa các quốc gia thành
viên, cũng như hiệu quả của việc thực hiện thuận lợi hoá thương mại. Từ đó, những
“điểm sáng” cũng như những “vùng trũng” trong thực hiện thuận lợi hoá thương
mại của khối ASEAN sẽ trở nên rõ ràng để giúp khối có những điều chỉnh thích hợp
trong chính sách thuận lợi hố thương mại trong giai đoạn tới.
2



Khơng giống như cắt giảm thuế quan hoặc xóa bỏ hạn ngạch, thực hiện thuận
lợi hố thương mại cần có các nguồn lực như tài chính, cải thiện cơ sở hạ tầng liên
quan đến thương mại, hợp lý hóa các cơ quan hải quan. Trước khi tiến hành cải
cách bất cứ biện pháp thuận lợi hoá thương mại nào, các nhà hoạch định chính sách
nên có thơng tin về thực trạng thực hiện các biện pháp đó, lợi ích thu được từ việc
thực hiện, cũng như các phân tích về sự thực hiện thành công và chưa thành công
của các quốc gia khác. Việt Nam cũng vậy. Đứng trước các cơ hội và thách thức
mới của nền kinh tế toàn cầu, các hàm ý chính sách thuận lợi hố thương mại được
rút ra từ các phân tích về thực trạng thực hiện thuận lợi hoá thương mại của các
quốc gia thành viên ASEAN rất hữu ích cho q trình hoạch định chính sách thuận
lợi hố thương mại quốc gia.
Từ những lý do cả về lý luận và thực tiễn nêu trên, nghiên cứu sinh lựa chọn
đề tài “Thuận lợi hóa thương mại: tác động đến thương mại hàng hóa của
ASEAN và hàm ý cho Việt Nam” là luận án tiến sỹ chun ngành Kinh tế quốc tế
của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua phân tích nội dung và sự thực hiện thuận lợi hố thương mại
trong khối ASEAN, luận án phân tích, đánh giá tác động của thuận lợi hoá
thương mại tới thương mại hàng hóa của khu vực ASEAN và đưa ra một số hàm
ý cho Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận án sẽ trả lời ba câu hỏi
nghiên cứu:
Thứ nhất, ASEAN đã thực hiện thuận lợi hóa thương mại như thế nào?
Thứ hai, thực hiện thuận lợi hóa thương mại của ASEAN tác động thế nào
đến thương mại hàng hóa của khối?
Thứ ba, thực hiện thuận lợi hố thương mại của ASEAN có hàm ý chính
sách gì cho Việt Nam?
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra bốn nhiệm vụ
nghiên cứu:
3


Thứ nhất, hệ thống hoá những vấn đề lý luận về thuận lợi hoá thương mại và
tác động của thuận lợi hoá thương mại đến thương mại hàng hoá.
Thứ hai, đánh giá thực trạng thực hiện thuận lợi hóa thương mại tại các quốc
gia thành viên ASEAN và khối ASEAN.
Thứ ba, đánh giá tác động của thuận lợi hóa thương mại trong khu vực
ASEAN tới thương mại hàng hóa của khối ASEAN.
Thứ tư, đưa ra hàm ý chính sách cho Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tác động của thực hiện thuận lợi hóa
thương mại của ASEAN tới thương mại hàng hóa của khối.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Thứ nhất, về nội dung: (i) luận án tập trung nghiên cứu về thuận lợi hố
thương mại trong khn khổ các hiệp định nội khối ASEAN (không bao gồm các
Hiệp định thương mại tự do giữa ASEAN và các đối tác ngồi khối) và Hiệp định
thuận lợi hóa thương mại của WTO, bao gồm các biện pháp đơn giản hoá các thủ
tục hải quan, quy định và chứng từ liên quan tới xuất, nhập khẩu và quá cảnh hàng
hoá; tăng cường đối thoại, phối hợp, hội nhập các cơ quan quản lý thương mại
xuyên biên giới; củng cố năng lực các cơ quan quản lý thương mại xuyên biên giới;
hiện đại hoá các biện pháp quản lý thương mại xuyên biên giới. (ii) Luận án tập
trung phân tích tác động của thuận lợi hoá thương mại của ASEAN tới thương mại
hàng hóa của khối. Trong các thuật ngữ luận án sử dụng, “thương mại hàng hoá”,
“thương mại hàng hoá quốc tế”, “thương mại xuyên biên giới” và “xuất, nhập khẩu
và q cảnh hàng hố” có thể thay thế cho nhau. (iii) Luận án phân tích những hàm
ý chính sách cho Việt Nam..

Thứ hai, về không gian: trọng tâm nghiên cứu là 10 quốc gia thành viên
ASEAN.
Thứ ba, về thời gian, luận án tập trung vào thuận lợi hoá thương mại của
ASEAN từ năm 2015 đến năm 2020, vì năm 2015 đánh dấu sự ra đời của Cộng
đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và năm 2020 là mốc thời gian cập nhật nhất. Tuy
4


nhiên, số liệu thương mại hàng hoá và sự tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của
ASEAN trong các giai đoạn trước năm 2015 vẫn được đưa vào phân tích và so sánh
với số liệu trong giai đoạn 2015-2020 nhằm hiểu rõ hơn về tác động của thuận lợi
hoá thương mại tới thương mại hàng hoá của ASEAN. Bên cạnh đó, do một số cơ
sở dữ liệu có độ trễ nên tác giả sẽ sử dụng số liệu cập nhật nhất tại thời điểm hồn
thiện luận án.
4. Những đóng góp mới của luận án
Điểm mới của luận án như sau:
Thứ nhất, luận án đưa ra khái niệm thuận lợi hố thương mại có phạm vi phù
hợp với các cam kết pháp lý liên quan tới thuận lợi hoá thương mại, khung thuận lợi
hoá thương mại của ASEAN. Đồng thời, đưa ra chỉ số đo lường thuận lợi hoá
thương mại phù hợp với khái niệm và với phạm vi thuận lợi hoá thương mại của
khối ASEAN.
Thứ hai, luận án đã lựa chọn và hệ thống được các lý thuyết trong đó nêu bật
được các kênh tác động của thuận lợi hoá thương mại đối với thương mại hàng hoá
của ASEAN.
Thứ ba, luận án đã phân tích và so sánh được mức độ thực hiện thuận lợi hoá
thương mại của khối ASEAN ở cả cấp độ khu vực và cấp độ quốc gia.
Thứ tư, luận án phân tích bốn kênh tác động của thuận lợi hoá thương mại tới
thương mại hàng hố của ASEAN, bao gồm: cắt giảm chi phí thương mại, mở rộng
biên thương mại theo chiều rộng và chiều sâu, thúc đẩy sự tham gia của các quốc
gia thành viên ASEAN vào chuỗi giá trị toàn cầu, và tăng cường sự tham gia của

doanh nghiệp vừa và nhỏ của ASEAN vào thương mại quốc tế.
Thứ năm, dựa trên các phân tích đánh giá việc thực hiện thuận lợi hố
thương mại của khối ASEAN và đánh giá tác động của thuận lợi hoá thương mại tới
thương mại hàng hoá của ASEAN thông qua các kênh cụ thể, luận án đã đưa ra một
số hàm ý chính sách thuận lợi hố thương mại cho Việt Nam.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án được chia thành 6 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu liên quan tới thuận lợi hoá thương mại và tác
động của thuận lợi hoá thương mại tới thương mại hàng hoá
5


Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của thực hiện thuận lợi hoá thương mại
tới thương mại hàng hoá
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Thuận lợi hoá thương mại trong khung khổ ASEAN
Chương 5: Tác động của thực hiện thuận lợi hoá thương mại tới thương mại
hàng hoá của khối ASEAN
Chương 6: Triển vọng và xu hướng thuận lợi hóa thương mại trong khn khổ
ASEAN và một số hàm ý đối với Việt Nam

6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU LIÊN QUAN TỚI THUẬN LỢI HOÁ
THƯƠNG MẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA THUẬN LỢI HOÁ THƯƠNG MẠI
TỚI THƯƠNG MẠI HÀNG HOÁ
Tác giả tiến hành tổng quan các tài liệu liên quan tới chủ đề của luận án nhằm
đánh giá các kết quả nghiên cứu chính, hạn chế của nghiên cứu trước và tìm ra
khoảng trống nghiên cứu về ba nhóm vấn đề: (i) khái niệm, đo lường, thực hiện

thuận lợi hoá thương mại, (ii) các kênh tác động của thuận lợi hoá thương mại tới
thương mại hàng hoá, (iii) phương pháp đánh giá tác động của thuận lợi hoá thương
mại tới thương mại hàng hoá.
1.1 Thuận lợi hoá thương mại
1.1.1 Khái niệm thuận lợi hoá thương mại
Về khái niệm thuận lợi hoá thương mại (TLHTM), chưa có một định nghĩa
chuẩn và thống nhất về thuật ngữ thuận lợi hoá thương mại. Các tổ chức quốc tế,
các nghiên cứu, các hiệp định thương mại khác nhau lại sử dụng định nghĩa khác
nhau. Tuy nhiên, có thể xếp các định nghĩa thuận lợi hóa thương mại thành hai
nhóm chính, theo phạm vi rộng và theo phạm vi hẹp.
Bảng 1.1: Một số định nghĩa khác nhau về TLHTM
Tên tổ chức
Định nghĩa
Tổ chức Thương Thuận lợi hoá thương mại là sự đơn giản hóa và hài hịa hóa của
mại
Thế
giới các thủ tục thương mại quốc tế, bao gồm các hoạt động, thực hành,
(WTO)
thủ tục đánh giá sự phù hợp bao gồm tập hợp, trình bày, giao tiếp
và xử lý dữ liệu và các thông tin được yêu cầu khác trong q
trình trao đổi hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Tổ chức Hải quan Thuận lợi hoá thương mại nhằm hạn chế các rào cản thương mại
thế giới (WCO)
không cần thiết thông qua việc cải thiện chất lượng quản lý theo
hướng hài hoà quốc tế và áp dụng các kỹ thuật và cơng nghệ
hiện đại.
Trung tâm TLHTM Đơn giản hố, tiêu chuẩn hố và hài hồ hố các thủ tục và thông
và thương mại điện tin liên quan được yêu cầu để trao đổi hàng hoá từ người bán tới
tử Liên Hiệp Quốc người mua và thanh tốn.
(UN/CEFACT)

Phịng Thương mại Cải thiện tính hiệu quả của các quy trình liên quan tới thương mại
quốc tế (ICC)
hàng hoá xuyên biên giới.

7


Tên tổ chức
Tổ chức Hợp tác và
Phát triển Kinh tế
(OECD)
Hợp tác Kinh tế
Châu Á-Thái Bình
Dương (APEC)

Định nghĩa
Đơn giản hố và tiêu chuẩn hố các thủ tục và dịng thơng tin liên
quan được yêu cầu để chuyển hàng hoá trên phạm vi quốc tế từ người
bán tới người mua và thanh toán từ người mua cho người bán.
Đơn giản hoá và hợp lý hoá các thủ tục hải quan và các thủ tục
hành chính khiến việc di chuyển hàng hố xun biên giới bị trì
hỗn hoặc chịu thêm chi phí.
Nguồn: ESCAP, ADB–UN (2013)

Theo phạm vi hẹp, các định nghĩa thuận lợi hoá thương mại được định nghĩa
khá rõ ràng, chủ yếu tập trung vào thuận lợi hoá thương mại là sự đơn giản hóa
hoặc hài hịa hóa các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, như cấp phép và thủ tục hải
quan, tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe v.v. và cắt giảm tất cả các
chi phí giao dịch cùng với việc thực hiện, quy định và điều hành chính sách thương
mại với mục tiêu giảm chi phí kinh doanh cho tất cả các bên bằng cách loại bỏ gánh

nặng hành chính khơng cần thiết trong q trình đưa hàng hố và dịch vụ qua biên
giới (Staples, 2002). Trong các hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreements
- FTA) hoặc các hiệp định thương mại ưu đãi, thuận lợi hoá thương mại cũng được
định nghĩa rất cụ thể, chính là q trình đơn giản hóa và hài hịa hóa, có sử dụng các
cơng nghệ mới và các biện pháp khác để giải quyết các trở ngại về thủ tục hành
chính đối với thương mại. Theo bộ ba hiệp định thương mại ưu đãi của khu vực
Châu Phi là Thị trường chung Tây và Nam Phi (COMESA); Cộng đồng Phát triển
Nam Phi (SADC); Cộng đồng Đông Phi (EAC), thuật ngữ thuận lợi hoá thương mại
hàm ý về sự phối hợp và hợp lý hóa các thủ tục và tài liệu thương mại liên quan tới
sự luân chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất tới thị trường tiêu thụ (Maur, 2008). Thuận
lợi hố thương mại trong khn khổ các cuộc đàm phán của Tổ chức thương mại
thế giới (World trade organization – WTO) trước khi Hiệp định thuận lợi hố
thương mại (Trade Facilitation Agreement - TFA) có hiệu lực chỉ bao gồm ba điều
khoản trong Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT 1994): điều V về tự
do quá cảnh; điều khoản VIII về phí và sự phù hợp liên quan tới xuất và nhập khẩu;
điều X về xuất bản và quản trị các quy định thương mại. Khi TFA được ký kết và
được thông qua kể từ ngày 22/02/2017, các điều khoản của hiệp định này cũng tập
trung giải quyết các vấn đề về giải phóng và thơng quan hàng hóa xuất, nhập khẩu
và q cảnh.
8


Theo phạm vi rộng, thuận lợi hoá thương mại được định nghĩa khá chung
chung. OECD coi thuận lợi hóa thương mại là đơn giản hóa và tiêu chuẩn hóa các
thủ tục liên quan và dịng thơng tin cần thiết để vận chuyển hàng hóa quốc tế từ
người bán tới người mua và để thực hiện việc thanh toán của người mua trả cho
người bán (OECD, 2002). Thuận lợi hoá thương mại có thể bao gồm tất cả các cơng
cụ có tác động tới dịng ln chuyển hàng hóa giữa người bán và người mua của
chuỗi cung ứng quốc tế quốc tế trong đó bao gồm hàng loạt các hoạt động về
thương mại, vận tải, quy định và thủ tục tài chính (ESCAP, ADB–UN, 2013).

Theo IEG (2017), các biện pháp thuận lợi hố thương mại được chia thành
năm nhóm biện pháp chính, trong đó nhóm thứ năm bao gồm các biện pháp liên
quan tới cơ sở hạ tầng và logistic liên quan tới cửa khẩu không nằm trong phạm vi
nghiên cứu của luận án. Bốn nhóm cịn lại là các nội dung chính của thuận lợi hố
thương mại (UNESCAP, 2002; UNECE, 2003; WB, 2005; WB Group, 2003;
UNCTAD, 2006). Nhóm thứ nhất bao gồm đơn giản hoá các thủ tục hải quan, quy
định và chứng từ liên quan tới xuất, nhập khẩu và quá cảnh hàng hoá (Anderson và
Van Wincoop, 2004; Arvis, và cộng sự, 2013; Atkin, David, và Donaldson, 2015).
Nhóm thứ hai bao gồm các biện pháp về đối thoại, phối hợp, hội nhập các cơ quan
xuyên biên giới (Anson và cộng sự, 2006; Dennis, Allen, và Shepherd, 2011;
Carballo và cộng sự, 2016), giúp đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các nguyên tắc
thuận lợi hóa thương mại và cam kết cải cách đang diễn ra. Nhóm thứ ba bao gồm
các biện pháp củng cố năng lực các cơ quan quản lý thương mại xuyên biên giới
như các hoạt động đào tạo hoặc hỗ trợ kỹ thuật cho các cơ quan liên quan (Ehrich,
Malte, và Mangelsdorf, 2018). Nhóm cuối cùng bao gồm các biện pháp hiện đại hoá
các biện pháp quản lý thương mại xuyên biên giới như nâng cấp hạ tầng công nghệ
thông tin và truyền thông (ICT), đầu tư hoặc hỗ trợ kỹ thuật vận hành các phần
mềm chuyên dụng ( Carballo và cộng sự, 2016).
Tóm lại, thuận lợi hoá thương mại theo phạm vi hẹp bao gồm các thủ tục hải
quan và/hoặc các thủ tục hành chính liên quan tới xuất, nhập khẩu và quá cảnh hàng
hoá. Trong khi đó, thuận lợi hố thương mại theo phạm vi rộng sẽ bao gồm thêm
các vấn đề gây ra chi phí thương mại khác như vận tải, mơi trường kinh doanh,
logistic, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng cảng.
9


×