Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Ôn tập nhập môn ĐPH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.12 KB, 16 trang )

1. ĐPH-một khoa học? Ý kiến.

Khoa học là gì?
“Khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về qui luật của vật chất và sự vận động
của vật chất, những qui luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy.” (Auger, 1961).
Phân biệt ra 2 hệ thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
+Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng
ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên
nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên
nhiên và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội.
+Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt
động NCKH, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp
khoa học.
Quan điểm về phương Đông
Khái niệm “phương Đông” xuất phát từ cách nhìn của người phương Tây.
Tuy nhiên, tồn tại những quan niệm khác biệt về “không gian phương Đông”:
- Người Hi Lạp: “Oriens” hay “Orient” trong Latinh nghĩa là phía Đơng
hướng mặt trời mọc. Vì vậy, theo người Hy Lạp, phương Đông là các
quốc gia nằm ở hướng mặt trời mọc.
- Mỹ, Tây Âu quan niệm rằng phương Đông gồm tồn bộ châu Á
- Nga, Pháp, Anh: phương Đơng gồm lục địa Á Châu + Bắc Phi.
- Quan điểm hiện đại: không gian phương Đông gồm châu Á, Bắc Phi
gắn kết với châu Đại Dương và Nam Thái Bình Dương.
Thuật ngữ “Đông phương học” xuất hiện từ phương Tây. Năm 1312, được lấy làm
mốc ra đời khoa học về Đông phương. Đông phương học ở phương Tây và phương
Đông khác nhau về thời gian ra đời cũng như mục đích nghiên cứu.
- Đơng phương học ở phương Tây:
o Gắn liền với thời kì phát triển mạnh mẽ của chủ nghĩa tư bản và sự
bùng nổ của các cuộc cách mạng tư sản.
o Ra đời để phục vụ cho sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân. Vì
vậy có những tư tưởng sai lệch về phương Đông.


- Đông phương học ở phương Đông:
o Nở rộ sau Chiến tranh thế giới thứ 2
o Tìm hiều về giá trị đích thực của phương Đông.
ĐPH là một khoa học
Đông phương học là một khoa học liên ngành, đa ngành nên việc vận dụng các
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của các khoa học xã hội và nhân
văn là rất cần thiết, mang tính bắt buộc.
Đối tượng nghiên cứu:
DPH chủ yếu nghiên cứu những quy luật đời sống XH các cộng đồng cư dân
phương Đông.


+Không gian: Châu Úc, Châu Á,…
+Con người và Xh phương Đơng





Vốn có: chủ thể con người phương Đơng
Tự có: Năng lực sáng tạo riêng biệt
Tại chỗ: Không gian sinh tồn
Kề thừa: độ dài của thời gian

Vị trí, vai trị của Đông phương học
- Thứ nhất: Phục vụ đắc lực cho công tác hoạt động đối ngoại của các
giai cấp cầm quyền. Cung cấp những thơng tin chính xác: các định
hướng lý thuyết cơ bản cho việc xây dựng và thực hiện đường lối ngoại
giao hiệu quả của nhà nước thống trị.
- Thứ hai: Đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp cho công

tác đối ngoại và hoạt động liên quan đến đối ngoại.
- Thứ ba: Đông phương học giúp cho việc tăng cường mở rộng hợp tác
giao lưu văn hóa- giáo dục giữa các quốc gia phương Đông.
- Thứ tư: hoạt động của Đông phương học giúp cho việc nâng cao vị thế
dân tộc và ảnh hưởng quốc gia đối với các nước phương Đông
- Thứ năm: Đơng phương học góp phần truyền tải những hình ảnh sinh
động về đời sống văn hóa, giá trị tinh thần và sinh hoạt xã hội của các
dân tộc phương Đông đến các dân tộc trên Thế giới.
Về phương diện chuyên môn:
Sử dụng nhiều loại phương pháp nghiên cứu của các ngành khoa học:
- Phương pháp phân tích hệ thống.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành:
+Dùng phương pháp của một ngành ứng dụng vào ngành khác.
+Dùng lý thuyết của ngành này áp dụng vào các ngành khác để xem xét hiệu
quả.
+Tìm những điểm nởi trội, giao thoa giữa các ngành khoa học.
Ví dụ:
Silvestre de Sacy đã tiếp cận việc nghiên cứu Đông phương học bằng việc dạy
ngôn ngữ phương đông và đất nước học cụ thể là tiếng Ả Rập sau đó ơng đã liên hệ
từ một hệ thống học thuật từ phương Đơng và chính sách nhà nước.
Gilson đã nghiên cứu Phương đông thông qua việc nghiên cứu Đạo Hồi.
Thuật ngữ chủ nghĩa phương Đông đã đạt được những ý nghĩa tiêu cực ở một số bộ
phận và được làm sáng tỏ để quy vào việc nghiên cứu phương đông do người
phương Tây sáng lập nên bằng những quan điểm của thời đại đế quốc châu Âu
trong thế kỷ 18 và 19.


Khi được sử dụng trong ý nghĩa này, nó thường ngụ ý những thành kiến, diễn giải
những châm biếm bên ngồi của văn hóa và các dân tộc phương Đơng.

Quan điểm nổi tiếng nhất này được truyền bá rộng rãi bởi Edward Said trong Chủ
nghĩa Phương Đông (1978), một lịch sử quan trọng của truyền thống môn học thuật
này. Ngược lại, thuật ngữ này cũng đã được sử dụng bởi một số học giả hiện đại để
đề cập đến các nhà văn thời đại đế quốc có thái độ ủng hộ phương Đơng, trái
ngược với những người khơng nhìn thấy gía trị nào của các nền văn hóa khơng
phải phương Tây.
Tình hình nghiên cứu:
+Tại VN: Các nhà nghiên cứu ĐPH
Học giả Nguyễn Duy Cần: Tác phẩm tiêu biểu: Nhập môn triết học Đông phương
(1971), bàn điểm đặc sắc và cốt lõi của triết học phương Đông. Trong sách,
Nguyễn Duy Cần đề cao triết học nhất nguyên để tìm thấy được vẻ đẹp muôn
màu của triết học Đông Phương.
GS. Lương Duy Thứ: Ơng đã nghiên cứu về văn hố Phương Đơng và cho ra đời
cuốn Đại cương lịch sử văn hóa Phương Đông cùng với nhiều tác giả khác (do
ông chủ biên). Cuốn sách cung cấp những kiến thức đại cương về văn hố
Phương Đơng, cơ sở văn hố của Trung Hoa và Ấn Độ có ảnh hưởng rộng lớn
ở Phương Đơng.
PGS.TS Hồng Văn Việt: Danh mục các sách:
+ Nhà nước và hiện đại hóa xã hội ở các nước Đơng Nam Á – Trường hợp các
nước phát triển theo con đường TBCN, Trong sách “Vùng Kinh tế Trọng điểm
Đông Nam – các vấn đề Kinh tế, Văn hóa, Xã hội”, NXB TP. HCM, 2004.
+Văn hóa Nam Bộ trong khơng gian xã hội Đông Nam Á., NXB ĐHQG – TP.
HCM, 2000.
+Văn hóa chính trị trong bộ máy quan liêu Thái Lan hiện đại., Trong sách “10
năm Xây dựng và Phát triển Khoa Đông phương học”, NXB TP. HCM, 2004.
TS. Nguyễn Ngọc Thơ
Giảng viên bộ mơn Văn hóa học ở ĐH. KHXH&NV- ĐHQG TPHCM
Nghiên cứu về Văn hóa Việt Nam, Văn hóa Trung Hoa, Văn háo học so sánh
Sách đã được công bố :
1. Khi phương Tây gặp phương Đông - Hán học và các nhà Hán học quốc tế

(dịch và giới thiệu) - NXB Đại học Quốc gia Tp. HCM, 2007.
2. Hoa văn rồng phụng trên gốm sứ Trung Hoa thời Minh - Thanh. NXB Đà
Nẵng, 2007.
+Trên TG: Cho đến khi kết thúc Chiến tranh lạnh, dấu hiệu của loại
phản ứng này là sự phổ biến của các luận văn về 'Sự va chạm giữa các nền văn
minh'. Ý tưởng đặc biệt về mâu thuẫn cơ bản giữa Đông và Tây lần đầu tiên


được tiến hành bởi Bernard Lewis trong một bài báo mang tên "Những gốc rễ
của Hồi giáo Rage", được viết vào năm 1990.
Cách tiếp cận 'Sự va chạm giữa các nền văn minh' liên quan đến một đặc điểm
khác của tư tưởng Phương Đông; cụ thể là xu hướng xem khu vực này là một,
"văn minh" đồng nhất, chứ không phải là bao gồm nhiều sự khác nhau, các
nền văn hóa đa dạng và các chuỗi. Đó là một ý tưởng được Samuel
Huntington làm cho phổ biến hơn trong bài viết của ông vào năm 1993, được
gọi là "Cuộc đụng độ của các nền văn minh?".
2. Giao lưu tiếp biến văn hoá trong LSPĐ-hoạt động tất yếu của con người.

Theo định nghĩa của UNESCO trong bản Tuyên bố toàn cầu của UNESCO về đa dạng
văn hóa (11/2001): “Văn hóa nên được xem là một tập hợp các đặc điểm nổi bật về tinh
thần, vật chất, tri thức và tình cảm của xã hội hay một nhóm xã hội, và ngồi văn học và
nghệ thuật, nó cịn bao gồm lối sống, cách thức cùng chung sống, các hệ thống giá trị, các
truyền thống và tín ngưỡng”.
Theo GS. Trần Quốc Vượng: Giao lưu, tiếp xúc văn hóa là tồn bộ những tương quan hỗ
tương nối hai nền văn hóa có quan hệ với nhau, trực tiếp hay gián tiếp, thể chất hay
không, liên tục hay có hạn, ý thức hay vơ thức (Văn hóa Việt Nam – tìm tịi và suy ngẫm,
NXB Văn học, 2003).
Tiếp xúc văn hóa và tiếp biến văn hóa là những khâu kế tiếp nhau tất yếu.
Tiếp biến văn hóa ý chỉ sự “móc ngoặc”, “móc nối” giữa hai hay nhiều nền văn hóa, để
chuyển biến nền văn hóa bản địa do sự tương tác giữa hai yếu tố nội sinh và ngoại sinh.

Tóm lại, giao lưu tiếp biến văn hóa là sự tương hỗ lẫn nhau giữa hai nền văn hóa. Sự
tương hỗ này có khi diễn ra khơng cân xứng, và kết quả sẽ có một nền văn hóa bị hút vào
trong một nền văn hóa khác, hoặc bị thay đởi bởi một nền văn hóa khác; hay cả hai nền
văn hóa cùng thay đởi.
Các con đường tiếp xúc văn hóa:
 Tiếp xúc văn hóa thơng qua hoạt động trao đổi kinh tế: Giữa các cộng đồng sống trên các

địa bàn khác nhau thường có sự trao đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau mà sau này
là sự trao đởi hàng.
 Tiếp xúc văn hóa thông qua các hoạt động trao đổi “phi kinh tế”: như sự trao đổi
tặng phẩm, vật phẩm tôn giáo…hay những sự tiếp xúc khác như quan hệ hôn nhân,
quan hệ ngoại giao, quan hệ truyền giáo…
 Tiếp xúc văn hóa thông qua các cuộc di cư: Thời cận hiện đại xuất hiện những làn
sóng di dân, tị nạn, nhập cư giữa các quốc gia. Các chủng tộc người đã di chuyển,


gặp gỡ, hịa huyết với nhau. Di cư - đó cũng là một con đường quan trọng tạo ra sự
tiếp xúc và giao lưu văn hóa.
Nguyên nhân dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa
Giao lưu tiếp biến văn hóa là khái niệm được các nhà Nhân học phương Tây đưa ra vào
cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhấn mạnh đến sự biến đởi văn hóa của tộc người trong
xã hội đa tộc người, khi tiến hành nghiên cứu về sự biến đởi văn hóa của các nhóm di dân
người Châu Âu đến Mỹ với các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên đất Mỹ.
Trong q trình định cư trên đất Mỹ, nhóm cư dân da trắng đến từ Châu Âu đã có những
tác động làm cho văn hóa của các cư dân da màu bản địa thay đổi theo chiều hướng mà
các nhà khoa học gọi là đồng hóa văn hóa cư dân bản địa.
Nguyên nhân dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa là do sự tiếp xúc lâu dài giữa
các tộc người khác nhau với các nền văn hóa khác nhau. Điều kiện để các nền văn hóa có
thể tiếp xúc lâu dài, dẫn đến q trình tiếp biến văn hóa là do những nhân tố như:
- Các dân tộc với nền văn hóa khác nhau cùng sống chung trong một khu vực có sự

tương đồng về mặt địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị… nên dẫn đến q trình giao lưu tiếp
biến văn hóa. Ví dụ: Ngày tết Âm lịch của người Việt, người Hoa trên đất Campuchia,
người Khmer cũng nhiệt tình ủng hộ. Họ cũng tham gia vào lễ tết, cũng làm bánh tét
(chrut), đi lễ chùa, thăm hỏi lẫn nhau…
- Các tộc người cùng tham gia vào một thể chế chính trị, một hệ thống giáo dục nên cũng
dẫn đến quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa. Ví dụ: Những người Karen được đào tạo ở
Thái trở thành người phát ngơn có thế lực cho người Karen ở Thái. Và, họ được công
nhận là cơng dân của Thái Lan, có quyền như người Thái.
- Các tộc người tiếp nhận một tôn giáo mới thơng qua cơ chế truyền đạo nên văn hóa của
họ cũng bị biến đởi. Trong lịch sử, văn hóa của nhiều tộc người đã có sự thay đởi khi tiếp
nhận một tơn giáo mới. Sự thay đởi có thể là thay đổi nhận thức về thế giới quan, thay đổi
về sự phát triển khoa học công nghệ.
Như vậy, giao lưu tiếp biến văn hóa có thể được xem là một thời kì (nó đã có từ rất lâu và
vẫn ln tiếp diễn cho đến ngày nay) và cũng có thể được coi là một nội dung (vì nó
được các nhà khoa học nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra nhũng kết luận về khái niệm và
đặc điểm của nó).
Hơn thế nữa, giao lưu tiếp biến văn hóa cịn là hoạt động tất yếu và là đặc trưng của xã
hội loài người.
Quy luật của cuộc sống là sự tiến hóa, tức là sự phát triển, đi lên để thích nghi với sự thay
đởi của cuộc sống theo những cách hồn thiện nhất, có lợi nhất cho chủ thể. Giống như
lồi người, để thích nghi với sự thay đởi của mơi trường sống, trong q trình kiếm ăn,
địi hỏi cơ thể linh hoạt như lấy thức ăn từ dưới thấp lên đến trên cây cao, đã tiến hóa từ
lồi vượn cở chỉ biết di chuyển bằng 4 chi tiến hóa dần thành người tinh khôn và cuối


cùng là con người chân đi tay làm. Nếu không tiến hóa để thích nghi với mơi trường sống
thay đởi, mọi sinh vật sẽ bị loại trừ dần.
Vì vậy, mơi trường sống luôn thay đổi như mỗi ngày trái đất đều quay, địi hỏi con người
ln tiến hóa để phát triển, và trong đó, giao lưu tiếp xúc văn hóa là hoạt động tất yếu, là
đặc trưng của xã hội, quy luật của thời đại để mỗi người, cộng đồng hay quốc gia đi lên

và phát triển, như sự hình thành của các nền văn mình từ trước đến nay cũng như các
thành tựu to lớn của con người nhằm đem lại cuộc sống tốt nhất, như việc tự dùng sức
bản thân để cày cuốc kiếm ăn cho đến những sự xuất hiện của công nghệ thay thế sức lao
động con người trong những công việc nguy hiểm, đảm bảo sự an tồn cho lồi người; và
khơng cộng đồng người hay quốc gia nào có thể phát triển nếu hoạt động tách biệt, khép
kín với bên ngồi. Có thể ví dụ một quốc gia nếu không giao lưu với thế giới, sẽ xảy đến
tình trạng bế tắc khi một đại dịch nào đó bùng phát và khơng nhận được sự giúp đỡ của
các nước khác thông qua các tổ chức như WHO.
Các lần tiếp biến văn hoá giữa Đông và Tây
Về chữ viết và khoa học tự nhiên
Khoảng thế kỉ XI TCN, người Phoenicia đã đi lại buôn bán khắp vùng Địa Trung Hải, và
chiếm được nhiều đất đai ở cả phương Đông và phương Tây thuộc vùng Địa Trung Hải
làm thuộc địa. Do sự tiếp xúc đó, vào khoảng thế kỉ IX, VIII TCN người Hi Lạp đã học
tập hệ thống chữ cái của Phoenicia đã phát triển thành chữ Slave và chữ Latinh.
Từ thế kỉ VI TCN, một số nhà khoa học Hi Lạp cổ đại như Talet và Pitago đã đi qua
Lưỡng Hà, Ai Cập và đã tiếp thu được nhiều thành tựu toán học của những nước này, trên
cơ sở đó đã phát triển thành định lí về quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vng.
Cuộc chinh phục của Alexander Đại đế sang phía Đơng
Cuối thế kỉ IV TCN, Alexander chinh phục phương Đông đến tận miền Tây Bắc Ấn Độ,
dẫn đến một hệ quả khách quan là thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa hai khu vực.
Sau khi đế quốc Macedonia tan rã, trên đất đai mà Alexander chinh phục được đã hình
thành nên các nước Hi Lạp hố.
Ảnh hưởng của văn hố Hi Lạp đối với phương Đơng cịn thể hiện rõ ở mặt kiến trúc và
điêu khắc. Ở Ấn Độ các tượng Phật đc tạo nên cũng chịu ảnh hưởng rõ rệt của điêu khắc
Hi Lạp.
Người phương Tây cũng tiếp thu nhiều kiến thức về toán học và thiên văn học phương
Đông đặc biệt là phép làm lịch. Sau khi ở Ai Cập về năm 45 TCN.
Sự tiếp xúc văn minh qua phong trào viễn chinh của quân Thập tự
Thời kì này, văn hố phương Tây lạc hậu hơn so với văn hố phương Đơng. Tuy nhiên
qua phong trào viễn chinh, người Tây Âu đã học tập được một số nghề mới như: làm

giấy, làm thuỷ tinh, thuốc súng, nghề luyện kim hay trồng trọt một số giống cây mới: lúa,


kiều mạch, chanh… việc truyền bá những thứ này là do công lao của người Ả-rập hay
quân viễn chinh học tập được kinh nghiệm từ phương Đơng đem về.
- Ngồi ra do tiếp xúc với người phương Đông giai cấp phong kiến, Tây Âu đã học được
nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống hàng ngày như: nghi thức cung đình, cử chỉ tao
nhã… thức ăn, quần áo, vũ khí, đồ dùng…giờ đây cũng yêu cầu đẹp đẽ ngon lành hơn.
Do vậy, đời sống văn hoá trong xã hội Tây Âu có bước chuyển biến rõ rệt.
3. Ý kiến về nguồn gốc nhà nước Phương Đông. Tại sao nhà nước Phương

Đông lại ra đời sớm hơn nhà nước Phương Tây?
Về thuật ngữ phương Đông, xuất hiện từ quan niệm lúc đầu của người phương Tây,
phương Đơng là tồn bộ khu vực châu Á nằm ở phía Đơng của phương Tây. Người châu
Âu ln coi mình là trung tâm, là tâm điểm nên họ đã chia phương Đông thành Cận
Đông, Trung Đông và Viễn Đơng. Từ các góc độ khác nhau, thuần địa lý hay địa – văn
hóa, địa – chính trị, địa – ngôn ngữ, khái niệm phương Đông đã được quan niệm khác
nhau. Khi người châu Âu đi ra ngoài lục địa của mình thì khái niệm phương Đơng của họ
đã được mở rộng, bao gồm cả Đông Bắc Phi, châu Đại Dương và những vùng mà người
châu Âu ít biết đến.
Nhà nước phương Đông ra đời trên cơ sở lực lượng sản xuất phát triển chưa cao thuộc
giai đoạn đồ đồng. Sự phân hóa tài sản và mâu thuẫn gia cấp chưa đến mức gây gắt quyết
liệt. Kinh tế tự nhiên trong đó nơng nghiệp chiếm vai trị chủ yếu, kinh tế cơng thương
nghiệp và kinh tế hàng hóa chưa phát triển. Ở nông thôn, kinh tế thủ công nghiệp kết hợp
chặt chẽ với nơng nghiệp cịn ở thành thị, các ngành thủ công nghiệp xuất hiện nhưng chủ
yếu nhằm phục vụ nhu cầu của giai cấp thống trị, thương nghiệp chủ yếu trao đởi với bên
ngồi.
Thời điểm của sự ra đời một tở chức nhà nước khó xác định chính xác vì tính chất q độ
của xã hội cộng sản nguyên thủy lên xã hội có nhà nước là rất lâu dài. Nói cách khác thì
các nhà nước có q trình “thai nghén và trở dạ rất lâu”. Bằng chứng là sự tồn tại của các

công xã nông thơn kéo dài rất lâu mà Mác đã có một khẳng định về phương thức sản xuất
Á đông đã ảnh hưởng tới tổ chức xã hội và nhà nước. Điều này được lý giải bởi một căn
cứ như đã nêu ở trên là do tính cạnh tranh khơng cao, con người ít có xung đột, mâu
thuẫn ít xảy ra hơn nên ít có cách mạng xã hội hơn.
Nhà nước phương Đông cổ đại phát triển chậm chạp hơn. Điều này được lý giải ở việc
tính chất duy tình trong các quan hệ xã hội làm cho con người tuy có gắn bó với nhau bền
chặt hơn nhưng sẽ làm cho người ta trở nên bảo thủ ít chịu thay đởi vì thích sống trong
hịa bình. “Người ta chỉ chịu làm cách mạng khi mà khơng cịn cách nào khác sau khi đã
cam chịu”. Cũng vì lý do này mà quan hệ giai cấp trong xã hội phương Đông cũng trở


nên ít gay gắt hơn rất nhiều so với phương Tây mà kết quả của nó là nhà nước phương
Đơng ra đời gắn liền với chế độ nô lệ gia trưởng.
Càng gần với phương Tây và phương Bắc, các nhà nước càng có xu thế ra đời sớm hơn.
Điều này được lý giải ở khía cạnh yêu cầu của việc tổ chức chống chiến tranh của các
cộng đồng người. Các dân tộc ở phía Tây và phía Bắc thường là các dân tộc du mục, giỏi
cưỡi ngựa, săn bắn mà thức ăn của họ chủ yếu là từ chăn nuôi và săn bắn nên họ có sức
mạnh và thường trở nên hiếu chiến và cũng thiện chiến hơn. Việc chống lại các thế lực
ngoại xâm này đòi hỏi các dân tộc này phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn.
Sự chậm phát triển của các nhà nước ở phương Đông cịn được lý giải qua tinh thần các
giáo lý tơn giáo ở phương Đơng mà điển hình là tư tưởng diệt dục, triệt tiêu các ham
muốn, các nhu cầu của con người được thể hiện trong đạo Phật, làm cho con người tự thu
mình lại, khơng thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Các nhà nước phương Đông ra đời sớm cả về không gian và thời gian
+ Ở Trung Quốc: Khoảng thế kỉ XXI TCN, hình thành vương triều nhà Hạ
+ Ở Ai Cập cổ đại: 3200 năm TCN, hình thành nhà nước thống nhất và trở thành trung
tâm văn minh sớm nhất thế giới cổ đại.
+ Ở Lưỡng Hà cở đại: khoảng thiên niên kỉ IV TCN hình thành các nước nhỏ của người
Sumer.
+ Ở Ấn Độ: khoảng thiên niên kỉ III TCN, hình thành các quốc gia cổ đại ở lưu vực sông

Ấn.
Những quốc gia cổ đại phương Đơng đầu tiên hình thành ở lưu vực các dịng sơng lớn vì
có đất đai màu mỡ, mưa đều đặn,dễ trồng trọt, thuận lợi cho nghề nơng, có đồng bằng
rộng, đất đai phù sa màu mỡ, gần nguồn nước thuận lợi cho sản xuất và sinh sống. Nông
nghiệp phát triển sớm và cho năng suất cao, xuất hiện của cải dư thừa ngay từ khi chưa
có đồ sắt. Trong nền kinh tế nơng nghiệp, thì u cầu trị thủy là một yêu cầu tối quan
trọng, Thêm nữa, do phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người ln có xu
hướng tranh giành những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và ko thể tránh
khỏi đối với các nước phương Đông. Nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn
đề sống còn với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông.
+Ai Cập: Sông Nin.
+Ấn Độ: Sông Ấn và sông Hằng.
+Lưỡng Hà: Sơng Ơphrat và sơng Tigrơ.
+Trung Quốc: Sơng Hồng Hà và sông Trường Giang.


Thực chất,bản thân yếu tố trị thủy và chống ngoại xâm khơng hồn tồn là ngun nhân
dẫn đến sự ra đời mà thực chất là yếu tố thúc đẩy sự ra đời sớm của nhà nước. Bởi lẽ
trước đó, ngay từ khi con người xuất hiện đã đặt ra nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm.
Chỉ khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định (tức nói đến các yếu tố
về kinh tế và xã hội) thì nhà nước mới xuất hiện. Ở phương Đơng, các yếu tố này chưa
chín muồi nên cần thêm các yếu tố về trị thủy và chống ngoại xâm thúc đẩy cho nhà nước
ra đời sớm hơn.
Nhà nước ra đời ban đầu để thực hiện với tư cách là cơ quan công quyền đại diện cho
cộng đồng, tầng lớp quý tộc ban đầu thực hiện chức năng xã hội đảm bảo lợi ích chung
của cộng đồng rồi chuyển sang độc lập đối với xã hội và thống trị xã hội. Tính giai cấp
yếu vì chế độ tư hữu về ruộng đất ở phương Đơng lúc đầu gần như khơng có, sở hữu vẫn
là sở hữu chung về ruộng đất, công xã nông thôn vẫn là chủ sở hữu sở hữu thực tế ruộng
đất.
4. Đặc điểm nền văn minh phương Đơng.



Ra đời sớm nhưng nhanh chóng lụi tàn

Mặc dù ra đời từ rất sớm, nhưng văn minh phương Đông lại nhanh chóng lụi tàn bởi
sức mạnh của phương Tây ở thời cận đại khi hầu hết các quốc gia phương Đông đều trở
thành nơ lệ cho các đế quốc phương Tây.
Có thể thấy rằng người Trung Quốc phát minh ra thuốc nổ từ rất sớm nhưng suốt
chiều dài lịch sử họ chỉ sử dụng nó làm pháo hoa trong các dịp lễ, Tết mà khơng biết rằng
nó có thể trở thành một thứ vũ khí lợi hại giúp họ có thể chinh phục các quốc gia khác.
Trong khi đó, với nền kinh tế trọng thương của mình, văn minh phương Tây dù ra đời sau
nhưng luôn vận động và phát triển, nhất là sau giai đoạn “Đêm trường Trung cổ”, hàng
loạt các cuộc cải cách, phát kiến địa lý được tiến hành cùng với đó là nhiều cuộc cách
mạng cơng nghiệp và giúp cho các nước phương Tây phát triển nhanh chóng và nhanh
chóng chinh phục các nước phương Đơng.


Nền văn minh phương Đông gắn liền với các con sông lớn

Giai đoạn cuối thiên niên kỷ thứ IV-đầu thiên niên kỷ thứ III TCN chứng kiến một
bước ngoặt quan trọng trong lịch sử lồi người khi bốn trung tâm văn hố lớn lần lượt ra
đời: Ai Cập, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Trung Hoa. Sự ra đời của các trung tâm văn hố này đánh
dấu bước chuyển mình quan trọng trong lịch sử phương Đơng nói riêng và trong lịch sử
lồi người nói chung, kết thúc thời kỳ cơng xã ngun thuỷ, mở ra một thời kỳ mới, văn
minh, tiến bộ, phát triển rực rỡ và chi phối tồn bộ phương Đơng và một số khu vực khác.
Điều đặc biệt là, các nền văn hoá ấy đều nằm trên lưu vực của những con sông lớn. Nếu


như vùng đất Ai Cập được thiên nhiên ưu đãi cho một đoạn sông Nile dài 700km trên
6700km tổng chiều dài nhưng đem theo một lượng phù sa màu mỡ bồi đắp cho vùng đồng

bằng hai bên bờ, thì vùng Lưỡng Hà (Mésopotamie) lại được ưu đãi bởi hai dòng sông
Tigris và Euphrates bồi đắp mà lượng phù sa nhiều đến nỗi sau hàng ngàn năm bồi đắp.
Người Ấn Độ còn xây dựng nên một nền văn minh khác rực rỡ, huy hồng và xem sơng
Hằng (Ganga) là con sơng Mẹ. Sông Ấn và Sông Hằng là hai con sông dài, có lưu lượng
nước lớn, nên hằng năm cung cấp một lượng phù sa màu mỡ, bồi đắp nên một đồng bằng
Ấn-Hằng rộng lớn và trù phú bậc nhất ở phương Đông. Ở Trung Hoa, ban đầu nền văn
minh ở đây nằm ở lưu vực Hồng Hà. Sau đó, cùng với quá trình diễn tiến của lịch sử,
người Trung Hoa tiến dần xuống phía Nam, chiếm lĩnh vùng đồng bằng rộng lớn nằm giữa
hai con sơng lớn (Hồng Hà và Dương Tử) và gọi vùng đất này là Trung Nguyên.
Khi nghiên cứu về điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự phát triển của các nền văn
minh, không thể không nhắc đến vai trị to lớn của các dịng sơng. Thứ nhất, như đã phân
tích ở trên, những con sơng mang đến một lượng phù sa tạo nên những đồng bằng màu
mỡ. Chính những đồng bằng màu mỡ này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông
nghiệp, làm cơ sở cho việc hình thành các quốc gia cở đại sau này. Thứ hai, các dịng
sơng cung cấp nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt hằng ngày của người dân. Thứ ba,
các dịng sơng cịn cung cấp nguồn thuỷ sản vơ cùng phong phú, đó là những nguồn thức
ăn dồi dào làm phong phú thêm cho bữa ăn hằng ngày của cư dân. Thứ tư, các nhánh của
những dịng sơng nối liền nhau cịn tạo ra một mạng lưới sơng ngịi mà qua đó, con người
có thể đi đến những vùng đất mới.


Nền văn minh khép kín, biệt lập với bên ngoài

Dù nằm trên những đồng bằng màu mỡ được bồi đắp bởi những con sông lớn phù
hợp cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng xét về mặt địa hình, các quốc gia phương
Đơng lại bị hạn chế để giao lưu với các nền văn hoá khác.
Xét về mặt địa lí, Ai Cập là một ví dụ: phía Bắc giáp Địa Trung Hải, phía Tây giáp
sa mạc Sahara, phía Nam giáp vùng đồi núi Nubia hiểm trở, chỉ có phía Đơng Bắc, người
Ai Cập mới có thể tiến vào vùng Trung Đông. Ấn Độ cũng vậy. Ba trong bốn mặt ở đây
đều giáp với biển, không những thế dãy Himalaya sừng sững đồ sộ chắn ngang như một

bức bình phong án ngữ phía Đơng Bắc. Cửa ngõ duy nhất để tiến vào Ấn Độ bằng đường
Bộ chính là phía Tây Bắc, nơi có các bình ngun và hoang mạc Thar. Địa hình Trung
Hoa cũng tạo nên một diện mạo tương tự cho nền văn minh này: phía Đơng là biển Hoa
Đơng (Thái Bình Dương) rộng lớn, phía Tây là vùng đất cao với nhiều đồi núi và khí hậu
khơ cằn, trong khi phía Bắc là vùng thảo ngun rộng lớn nhưng lại thuộc quyền sở hữu


của các bộ lạc người Mông Cổ dùng mãnh, hiếu chiến trên lưng ngựa. Phương Nam có lẽ
là khu vực khả dĩ nhất cho quá trình phát triển và mở rộng lãnh thở của người Trung Hoa.
Vị trí địa lý và địa hình của các nước phương Đơng chính là yếu tố khép kín khiến
cho q trình giao lưu của phương Đông với phương Tây hay trong nội bộ phương Đơng
ít nhiều bị hạn chế. Chính điều này tạo nên một xã hội phát triển đạt đến đỉnh cao nhưng
rồi chính nền tảng tư tưởng bảo thủ ấy đem lại sự trì trệ, cản trở quá trình phát triển và
làm cho phương Đông chững lại trước sự phát triển như vũ bão của phương Tây. Nhưng
văn hố phương Đơng là văn hoá hướng nội, văn hoá của sự tĩnh tại, chiêm nghiêm, minh
triết nên phương Đông lại là nơi sản sinh ra hàng loạt tơn giáo lớn, có sức ảnh hưởng và
chi phối mạnh mẽ đến đời sống tinh thần của tồn thế giới: Do Thái giáo, Ki-tơ giáo,
Islam giáo, Phật giáo, Hindu giáo, Nho giáo…


Được hình thành trên nền nơng nghiệp lúa nước

Văn minh phương Đơng mang đậm tính chất văn minh nông nghiệp, văn minh
sông nước.
Điều kiện địa lí tự nhiên của các quốc gia phương Đơng nói chung đều thuận lợi
cho sự phát triển nông nghiệp. Biểu hiện rõ nhất của các điều kiện này là sự có mặt của
những con sơng lớn: Sơng Nile ở Bắc Phi; sông Tigrơ,.. Vậy nên, sản xuất nông nghiệp
gắn chặt với các quốc gia phương Đơng, và đó là cơ sở tạo ra tính chất nơng nghiệp- sơng
nước của văn minh phương Đông.
Bên cạnh nông nghiệp và luôn luôn đi cùng nơng nghiệp, cư dân phương Đơng

cịn thể hiện trình độ văn minh của mình qua cơng tác trị thuỷ và làm thuỷ lợi. Một trong
những thuận lợi khác của nền văn minh phương Đơng đó là cư dân phương Đơng đã sớm
bước vào thời kì kim khí, tức là sự xuất hiện của đồ sắt, đồng thau,..
Từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã biết chú trọng đến cơng tác thuỷ lợi và tiến
hành nhiều cơng trình thuỷ lợi có quy mơ lớn, đã bắt đầu xuất hiện các công cụ đều làm
bằng đá, gỗ, ccông cụ thô sơ. Sang đến thời Tân vương quốc, nền kinh tế chủ yếu vẫn là
nơng nghiệp, nhưng đã có bước phát triển mới. Người ta đã biết sử dụng đồng thau cho
công tác trồng trọt.
Với Lưỡng Hà, ngay từ đầu, nền kinh tế nông nghiệp cũng khá phát triền. Do đuoc85 bồi
đắp từ 2 con sông lớn Tigris và Euphrates, đất đai màu mỡ,
Bên cạnh nông nghiệp và luôn luôn đi cùng nơng nghiệp, cư dân phương Đơng cịn thể
hiện trình độ văn minh của mình qua cơng tác trị thuỷ và làm thuỷ lợi.


Một trong những thuận lợi khác của nền văn minh phương Đơng đó là cư dân phương
Đơng đã sớm bước vào thời kì kim khí, tức là sự xuất hiện của đồ sắt, đồng thau,..
Nguồn lương thực chính của người phương Đông chủ yếu là lúa gạo và các loại ngũ cốc
do nền sản xuất nông nghiệp tạo ra. Cách ăn mặc của cư dân phương Đông cũng phù hợp
với cơng việc sản xuất nơng nghiệp: Nói chung mặc ấm về mùa lạnh (hoặc ở xứ lạnh) và
mát mẻ về mùa nóng (hoặc ở xứ nóng); mặc gọn gàng, tiện lợi (khố, váy, v.v.).


Cái nơi của nền văn minh nhân loại-nơi giao thoa của các nền văn hoá lớn

Phương Đông chính là cái nơi của các nền văn minh lớn hội tụ (nền văn minh Trung Hoa,
văn minh Ấn Độ, Lưỡng Hà), vì vậy, dù có những lúc thăng trầm khác nhau, nền văn
minh phương Đông cũng đã để lại cho nhân loại những cơng trình văn hố vật chất tinh
thần vô cùng to lớn.
Về khoa học tự nhiên, người phương Đông để lại cho văn minh nhân loại các phép
toán cộng-trừ cùng hệ thống chữ số như hiện tại với chứ số 0, không những thế, người Ai

Cập cổ đại còn là những người tạo ra hệ thống lịch pháp (Dương lịch) mà trên cơ sở đó
người phương Tây áp dụng và sử dụng nó cho đến ngày nay. Người phương Đông cũng
đã nhận biết được một số hành tinh trong hệ Mặt Trời và tìm được chu kì chuyển động
của chúng. Nền y học cổ truyền của phương Đông cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là
nền y học Trung Quốc với phương pháp chữa bênh bằng châm cứu khác hẳn với phương
Tây và kĩ thuật ướp xác đạt đến trình độ thượng thừa của người Ai Cập. Về hố học,
người Ả Rập đã chế tạo thành cơng nồi cất, từ đó phân tích được nhiều chất hố học,
trong đó có nhiều chất base (bazơ) và acid để chế tạo ra nhiều loại dược phẩm.
Về văn học, văn minh phương Đông để lại kho tàng văn học đồ sộ khiến bao thế hệ
phải say mê. Nền văn học Ả Rập để lại cho chúng ta bộ sưu tập truyện Nghìn lẻ một đêm,
trong đó có nhiều câu chuyện nổi tiếng như Alibaba và bốn mươi tên cướp, Aladin và cây
đèn thần hay Chuyến phiêu lưu của Sinbad…Văn Ấn Độ để lại nhiều tác phẩm giá trị,
trong đó đáng kể nhất là hai bộ sử thi đồ sộ và có sức ảnh hưởng to lớn đến văn học các
nước Đơng Nam Á Mahabharata và Ramayana, ngồi ra cịn có các truyện, thơ, kịch khác
như tập truyện ngụ ngôn Panchatantra hay kịch Shakuntala nổi tiếng của Kalidasa. Văn
học Trung Quốc cũng không chịu kém cạnh với hàng loạt tác phẩm kinh điển, đầy sức
thu hút dù trải qua bao nhiêu thế kỷ. Đó là “Tứ đại kỳ thư”, gồm bốn tác phẩm kinh điển
nhất của văn học Trung Hoa: Hồng Lâu Mộng, Tây Du Ký, Thuỷ Hử và Tam Quốc Diễn
Nghĩa.


Về kiến trúc-nghệ thuật, phương Đông để lại cho nhân loại những cơng trình kiến
trúc đồ sộ, nhiều cơng trình đạt đến mức độ thẩm mĩ và tinh tế cao, được công nhận là kỳ
quan thế giới như Kim tự tháp Ai Cập, Vườn treo Babylon, Vạn lý trường thành, Lăng mộ
Taj Mahal, hay đền Angkor Wat. Trong đó, nghệ thuật của mỗi nền văn minh ở phương
Đơng đều có những nét độc đáo riêng nhưng khơng vì thế mà nó đứng độc lập riêng rẽ
mà ln có sự tương tác, giao thoa qua lại giữa các phong cách nghệ thuật, đặc biệt là sự
giao thoa giữa hai phong cách Ấn-Hồi ở Ấn Độ dưới triều đại Munghal. Điều này góp
phần tạo nên sự phong phú và đa dạng cho nền kiến trúc-nghệ thuật của phương Đông.
Chịu sự ảnh hưởng của tín ngưỡng-tơn giáo

Người phương Đơng có xu hướng đề cao giá trị văn hoá tinh thần hơn giá trị vật
chất. Họ có xu hướng tơn thờ thiên nhiên, dần dần phát triển thành tín ngưỡng sùng bái tự
nhiên. Vì vậy, ở khắp nơi trên tồn lãnh thở phương Đơng, từ Trung Đơng-Bắc Phi đến
lưu vực sơng Hồng Hà rộng lớn đâu đâu người ta cũng thờ cúng các vị Thần liên quan
đến sản xuất nông nghiệp như Thần Mặt trời, Thần Đất, Thần Nước, Thần Lúa, Thần Gió,
Thần Sơng, Thần Mưa, Thần Gió,… Gắn liền với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên là hàng
loạt các lễ hội nông nghiệp như lễ hội té nước, lễ hội cầu mưa, cầu nắng, hội đua thuyền,
lễ tịch điền, lễ hội mừng được mùa,…được tở thức khắp nơi.


Khơng những vậy, nền tảng tư tưởng, triết học phương Đơng cũng mang tính
hướng tĩnh, hướng đến vai trị chủ thể của con người, sự hồ hợp giữa con người và thiên
nhiên, giữa yếu tố tự nhiên với thế giới tâm linh. Chẳng hạn, ở Trung Quốc, hệ thống các
quy tắc về nhận thức và ứng xử với tự nhiên và xã hội (Dịch học) được phát triển và thể
hiện qua các học thuyết âm dương (sự tồn tại song hành của các cực đối lập), tam tài
(được phát triển từ học thuyết âm dương nói lên mối quan hệ phổ quát giữa con người với
tự nhiên thơng qua ba hình tượng Thiện-Địa-Nhân), ngũ hành (được phát triển từ học
thuyết tam tài, nổi bật lên các mối quan hệ tương sinh-tương khắc giữa 5 yếu tố tạo nên
vũ trụ bao gồm Kim-Mộc-Thuỷ-Hoả-Thở). Trong khi đó, triết lý Ấn Độ hướng đến nội
tâm trong tâm hồn con người, nhấn mạnh đến sự hoà hợp giữa Atman (linh hồn cá thể)
với Brahman (linh hồn vũ trụ) nhằm đạt dến sự giải thốt (Moska). Mục đích cuối cùng
trong triết học Ấn Độ chính là sự giải thốt nên trong lý thuyết cơ sở của mình, các tơn
giáo lớn ở đây ln tìm cách hướng về chân lí đó. Triết lí của đạo Jain hướng đến sự gột
rửa cho thể xác và linh hồn; trong khi đó triết lý nhà Phật lại tìm đến căn ngun của nỗi
khở và diệt khở, để hướng đến sự giải thốt cho con người. Vì vậy, người phương Đơng
sẽ có xu hướng tin vào thuật số, bói tốn, phong thuỷ (ở Ấn Độ được biết đến với tên gọi
là vastu Shastra), đặc biệt là niềm tin vào thần thánh, tơn giáo của mình.


5. Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ cổ-trung đại đến ĐNÁ.


Đông Nam Á – khu vực nằm giữa Trung Quốc và Ấn Độ - từ lâu được xem là một khu
vực địa lý - lịch sử, văn hóa, đồng thời cũng là một trong những trung tâm văn minh phát
triển nhất thế giới với nhiều nét phát triển độc đáo. Do vị trí địa lý nằm ngay trên con
đường hàng hải giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương cho nên Đông Nam Á ngay từ
rất lâu đã được coi là hành lang, cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á
và Địa Trung Hải. Ấn Độ thời bấy giờ là một quốc gia thịnh vượng và phát triển mọi mặt
từ kinh tế, văn hoá, triết học, văn học, nghệ thuật, quân sự ở châu Á. Sự phát triển vượt
bậc của Ấn Độ cùng với đó là chủ trương truyền bá văn hoá được thực hiện dưới các triều
đại phong kiến đã mang những đặc trưng của nền văn hố khởng lồ này đến với Đơng
Nam Á, góp phần làm cho văn hóa Đơng Nam Á vốn đã đa dạng trên nền tảng nền văn
hóa bản địa vốn có từ lâu đời lại càng phát triển, tạo nên nền văn hóa ở Đơng Nam Á
phong phú, đa dạng như hiện nay.
Ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ đến khu vực Đơng Nam Á có thể thấy được qua các lĩnh
vực: tơn giáo, chính trị, văn học, chữ viết, kiến trúc, nghệ thuật…
Về tôn giáo, dấu ấn Ấn Độ thể hiện rõ nhất qua sự du nhập của các tôn giáo lớn
như Hindu giáo, Phật giáo và Islam giáo.
Trong các tôn giáo mang đến từ Ấn Độ, có lẽ Hindu giáo là tơn giáo được truyền bá sớm
nhất vào khu vực Đơng Nam Á. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy trong các di chỉ khảo
cổ, trong các kiến trúc đền thờ và các biểu tượng tôn giáo: linga, yoni, linga-yoni hay
những linh vật gắn liền với các vị thần Hindu. Cùng với thời gian, các giá trị trong Hindu
giáo dần dần khơng cịn phù hợp với đời sống của cư dân Đông Nam Á nữa, dấu ấn của
Hindu giáo cũng vì thế mà khơng cịn mạnh mẽ như trước và phải nhường bước cho sự
phát triển của các tôn giáo khác, cụ thể ở đây là Phật giáo và Islam giáo.
Cũng như Bà La Môn giáo (mà sau này là Hindu giáo), Phật giáo cũng được truyền bá
vào Đông Nam Á từ khá sớm bằng hai con đường từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên.
nhưng phải mất một thời gian khá dài sau đó, tơn giáo này mới có được tầm ảnh hưởng to
lớn và chi phối mọi mặt đời sống xã hội như Hindu giáo trước đó. Phật giáo có sức ảnh
hưởng to lớn và trở thành quốc giáo của các quốc gia Đông Nam Á lục địa như Myanmar,
Thái Lan, Lào, Campuchia. Người dân ở các quốc gia này chủ yếu theo Phật giáo Nam

Tông hay Phật giáo Nguyên thuỷ (Therevada).
Islam giáo du nhập vào khu vực Đông Nam Á muộn hơn (khoảng thế kỷ X-XI) theo bước
chân của những nhà buôn Ấn Độ và Ả Rập, khi đạo Hindu bắt đầu suy thối ở Đơng Nam


Á, đạo Islam được đón nhận và từng bước thay thế đạo Hindu trở thành tơn giáo chính
của các quốc gia Đông Nam Á hải đảo như Malaysia, Indonesia hay Brunei.
Về chính trị, ảnh hưởng lớn nhất của Ấn Độ đối với các quốc gia Đơng Nam Á có
lẽ chính là về mơ hình thể chế nhà nước. Thời kỳ đầu trước khi người Ấn Độ di cư vào
Ấn Độ thì cư dân ở khu vực Đơng Nam Á cịn đang sống trong thời kỳ mông muội, thời
kỳ nông nghiệp Đông Nam Á rất phát triển nên dẫn tới xu hướng tập quyền là phổ biến.
Biết được điều này, cư dân Đơng Nam Á đã hợp nhau hình thành những liên minh bộ lạc,
làm tiền đề cơ bản cho sự thành lập của quốc gia thống nhất.
Mandala là thiết chế nhà nước đặc biệt trong lịch sử Đông Nam Á, là dấu ấn quan trọng
của người Ấn Độ trong quá trình giao thoa văn hóa với vùng Đơng Nam Á lịch sử. Mơ
hình Mandala khơng chỉ xuất hiện trong chính trị mà cịn cả trong nhiều lĩnh vực khác,
trong đó có kiến trúc, văn hố, nghệ thuật…
Về chữ viết, hai loại chữ cổ Ấn Độ là chữ Phạn (Brahmi) và chữ Pali góp phần
quan trọng hình thành nên các ngơn ngữ ở Đông Nam Á. Từ rất sớm, người Chăm đã
dùng chữ Phạn để ghi chép các sự kiện, hiện tượng diễn ra trong cuộc sống của con người
và tình hình quốc gia mà dấu tích cịn để lại đó là các văn bia, bia ký. Trên cơ sở chữ
Phạn, người Chăm sáng tạo ra chữ viết cho riêng họ. Chữ Khmer bắt nguồn từ miền
Nam Ấn Độ và theo truyền thuyết thì xuất hiện vào khoảng thế kỷ II. Ở nước Myanmar
thì trên cơ sở chữ Pali, người Miến Điện (tức người Môn) sáng tạo ra chữ viết Môn cở mà
dấu tích cịn để lại là các văn bia viết bằng chữ Môn cổ xuất hiện ở thành phố Thaton (thế
kỷ VI) ở lưu vực sông Menam.
Về văn học, các tác phẩm văn học Ấn Độ như Mahabharata và Ramayana khi
truyền xuống Đơng Nam Á đã nhanh chóng thâm nhập vào khu vực này, để lại dấu ấn
không thể phai mờ trong lịch sử văn học các nước. Đã có nhiều phiên bản của sử thi
Ramayana xuất hiện ở các nước Đông Nam Á như Sri Rama ở Indonesia, Reamker ở

Campuchia hay Ramakien ở Thái Lan với các hình thức thể hiện vô cùng phong phú:
múa rối, truyện kể dân gian, truyện thơ, vũ kịch, kịch hát sử dụng mặt nạ, bài hát…Bên
cạnh hai bộ sử thi đồ sộ, nền văn học Ấn Độ còn để lại cho văn học Đông Nam Á các tác
phẩm khác như truyện cổ Phật giáo-Jakata, kho tàng truyện ngụ ngôn Panchatantra, Hai
mươi đêm hỏi đáp, 25 truyện Vetala hay kịch nổi tiếng Shakuntala của tác giả Kalidasa.
Về nghệ thuật kiến trúc, có thể nói đây chính là lĩnh vực mà Đơng Nam Á chịu ảnh
hưởng nhiều nhất của văn hoá Ấn Độ, thể hiện qua các cơng trình kiến trúc Angkor Wat,
Angkor Thom ở Campuchia, đền Borobudur ở Indoesia hay các cụm di tích ở khu đền


tháp Mỹ Sơn và Phật viện Đồng Dương (Việt Nam)… Trong quá trình du nhập nền nghệ
thuật kiến trúc Ấn Độ vào khu vực, người dân Đông Nam Á đã tiếp thu một cách chủ
động, chọn lọc những cái hay, tinh tuý và cái đẹp nhất của nghệ thuật Ấn Độ đưa vào tác
phẩm nghệ thuật của mình đồng thời dùng nghệ thuật Ấn Độ kết hợp với nghệ thuật bản
địa rồi sáng tạo, để hình thành nền nghệ thuật kiến trúc mang đậm dấu ấn của Ấn Độ,
nhưng mang đậm tính dân tộc cao. Các tác phẩm điêu khắc lúc này thường là các tượng
Phật, tượng các vị thần trong Phật - Ấn giáo và hình khắc trên tường các đền, chùa và hầu
hết đều chịu ảnh hưởng của các trường phái Ấn Độ: Gandhara, Amaravati, Gupta…. Điêu
khắc trên tường (phù điêu) của các cơng trình có ở khắp nơi. Trên các bức tường, lan can
của Angkor Wat, Angkor Thom và Borobudur đều có các phù điêu kể về cuộc đời đức
Phật (Borobudur), phù điêu có nhiều vũ nữ (apsara), các vị thần trong Ấn Độ giáo thấy
trong Angkor Wat, Angkor Thom; phù điêu mô tả điệu múa của thần Shiva trên các di
tích Chăm…
Về lễ hội, do ảnh hưởng từ Phật giáo của Ấn Độ nên người dân Đông Nam Á tổ
chức nhiều lễ hội đa dạng, phong phú, nhất là lễ Tết. Lễ Tết của các quốc gia Đơng Nam
Á bản địa có ảnh hưởng lớn từ văn hoá Phật giáo. Hàng năm các quốc gia Phật giáo ở
Đông Nam Á lục địa như Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia đều tở chức lễ hội mừng
năm mới, vì thời gian tổ chức lễ hội này diễn ra vào thời điểm chuyển tiếp giữa mùa khô
và mùa mưa, nên vào dịp này, người ta tổ chức hội “Té nước” nhằm cầu cho mưa thuận
gió hồ, mùa màng bội thu cùng với đó là nghi thức “Tắm Phật” thiêng liêng.

Tóm lại, trong suốt 15 thế kỷ thuộc Kỷ nguyên Công lịch, Đông Nam Á đã trở thành và
đã là một khu vực văn hóa, chính trị - xã hội thống nhất với nét đặc trưng lớn nhất là chịu
tác động và ảnh hưởng rất lớn của Ấn Độ. Chính những ảnh hưởng của Ấn Độ đã là một
sợi dây vô hình, nhưng đầy sức mạnh, liên kết các nhà nước, các quốc gia cổ đại ở Đông
Nam Á vào một quỹ đạo văn hóa chung, hay một thế giới văn hóa đồng nhất với một tơn
giáo chung, một chữ viết chung, một hệ tư tưởng chính trị chung, một nền văn học và
nghệ thuật chung, một hệ thống luật pháp và lịch pháp chung và khá nhiều phong tục và
lễ hội chung. Có lẽ hiếm thấy trong lịch sử nhân loại một khu vực địa lý phức tạp và đa
dân tộc lại thống nhất mạnh mẽ và sâu sắc về văn hóa trong suốt một thời gian dài cả hơn
chục thế kỷ như khu vực Đông Nam Á thời kỳ một thiên niên kỷ rưỡi sau công nguyên.
Tuy cùng chịu ảnh hưởng chung của Ấn Độ, nhưng mỗi quốc gia cở đại Đơng Nam Á lại
tạo ra cho mình một nền văn hóa, một mẫu hình tở chức chính trị - xã hội riêng rất đặc
trưng của mình.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×