Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Đề tài PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TP đà NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.63 MB, 38 trang )

lOMoARcPSD|9242611

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ - KẾ TỐN

BÀI THI GIỮA KÌ
Đề tài: PHÂN TÍCH TIỀM NĂNG, THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH
TP. ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2009 - 2013

Mơn

: Kế hoạch hố phát triển KT-XH

Nhóm thực hiện : Nhóm 1
Lớp

: Kinh tế K42

GVHD

: Lê Mỹ Kim

BÌNH ĐỊNH 2022


lOMoARcPSD|9242611

Thành viên nhóm 1:
- Phạm Thị Viên
- Trần Thị Như Bình


- Đặng Thị Thuý Loan
- Phan Thị Thuý Nhung
- Đỗ Thị Thanh Hiền
- Đinh Thị Bích Trang


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤC
1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch TP. Đà Nẵng......................................................1
1.1. Các yếu tố tự nhiên...............................................................................................................1
1.1.1. vị trí địa lí..........................................................................................................1
1.1.2 Đặc điểm tự nhiên.............................................................................................2
1.2. Các thế mạnh về nguồn lực................................................................................................4
1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên.....................................................................................4
1.2.2. Vốn....................................................................................................................6
1.2.3. Lao động...........................................................................................................6
1.3. Kết cấu hạ tầng xã hội.........................................................................................................9
1.3.1. Thực trạng........................................................................................................9
1.3.2. Các điểm mạnh...............................................................................................11
1.3.3. Các điểm yếu...................................................................................................12
2. Thực trạng phát tiển ngành du lịch TP. Đà Nẵng.....................................................12
2.1. Thực trạng phát triển về kinh tế - xã hội....................................................................12
2.2.1. Thực trạng..........................................................................................................................15
2.1.2.1. Điểm mạnh...................................................................................................15
2.1.2.2. Điểm yếu.......................................................................................................16
2.2 Thực trạng hạ tầng kĩ thuật.....................................................................................17
2.2.1. Mạng lưới giao thông......................................................................................................17
2.2.1.1. Đường hàng không và đường sắt:..............................................................17
2.2.1.2. Đường biển:.................................................................................................18

2.2.1.3. Giao thông đường bộ:.................................................................................18
2.2.2. Hệ thống điện, nước........................................................................................................18
2.2.2.1. Cấp nước......................................................................................................19
2.2.2.2. Cấp điện.......................................................................................................20
2.2.3. Hệ thống thông tin truyền thông................................................................................21
2.2.4. Kết luận:..............................................................................................................................21
2.3. Thực trạng xã hội-môi trường................................................................................22


lOMoARcPSD|9242611

2.3.1. Thực trạng..........................................................................................................................22
2.3.2. Kết luận:...............................................................................................................................23

2.3.2.1. Điểm mạnh ...............................................................................................23
2.3.2.2. Điểm yếu ...................................................................................................24
3. Dự báo các yếu tố tác động đến phát triển ngành du lịch TP. Đà Nẵng..................25
3.1. Định hướng thị trường khách nội địa...........................................................................26
3.2. Định hướng thị trường khách quốc tế..........................................................................26
3.3. Định hướng phát triển sản phẩm du lịch....................................................................27
3.4. Quy hoạch du lịch trong mối quan hệ liên ngành, liên vùng và quan hệ cạnh
tranh trong khu vực Đông Nam Á.........................................................................................28
3.5 Định hướng phát triển không gian du lịch...................................................................29
4. Ma trận SWOT...........................................................................................................30
4.1 Điểm mạnh (strength):........................................................................................................30
4.2. Điểm yếu (Weakness):........................................................................................................32
4.3. Cơ hội: (Opportunity)........................................................................................................33
4.4. Thách thức: (Threat)..........................................................................................................33



lOMoARcPSD|9242611

1. Tiềm năng phát triển ngành du lịch TP. Đà Nẵng:
1.1. Các yếu tố tự nhiên
1.1.1. vị trí địa lí
- Thành phố Đà Nẵng nằm ở trung tâm địa lý của Việt Nam. Đây là một trong 63
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và là kinh tế - xã hội lớn của miền Trung. Thành
phố Đà Nẵng trải dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông, nằm ở
trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc - Nam về đường bộ, đường sắt, đường
biển và đường hàng khơng. Đà Nẵng được định hình là một nút đô thị quan trọng tại miền
Trung Việt Nam để bổ sung cho Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đà Nẵng là thành phố lớn thứ 4 ở Việt Nam nằm trên bờ Biển Đơng có cửa sơng
Hàn. Đây là một trong những thành phố cảng có vị trí chiến lược của miền Trung Việt
Nam và cũng là một thành phố du dịch nổi tiếng được nhiều người biết đến và muốn đặt
chân tới đây ít nhất một lần.
- Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng là một thành phố có
nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, là trung tâm du lịch lớn của cả nước. Trải qua quá
trình phát triển vượt trội, học tập phương thức xây dựng thành phố hiện đại của châu Âu,
Đà Nẵng dần vươn lên trở thành thành phố có chỉ số cạnh tranh phát triển cao nhất cả
nước, trở thành thành phố xanh, thành phố đáng sống. Với những thông tin được cung cấp
trên đây chắc hẳn các bạn đã biết Đà Nẵng có vị trí địa lý như thế nào. Qua đó hy vọng
các bạn đọc cũng biết được thêm về khí hậu và điều kiện tự nhiên của thành phố Đà
Nẵng.

1


lOMoARcPSD|9242611

(Bản đồ thành phố Đà Nẵng)


1.1.2 Đặc điểm tự nhiên
1.1.2.1. Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Đà Nẵng khá đa dạng, vừa có đồng bằng vừa có núi, một bên là
đèo Hải Vân với những dãy núi cao, một bên là bán đảo Sơn Trà hoang sơ. Vùng núi cao
và dốc tập trung ở phía Tây và Tây Bắc, từ đây có nhiều dãy núi chạy dài ra biển, một số
đồi thấp xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp. Địa hình đồi núi chiếm diện tích lớn, độ
cao khoảng từ 700 - 1.500m, độ dốc lớn (>400), là nơi tập trung nhiều rừng đầu nguồn và
có ý nghĩa bảo vệ môi trường sinh thái của thành phố. Hệ thống sơng ngịi ngắn và dốc,
bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc và tỉnh Quảng Nam.
1.1.2.2. Thủy văn vùng
Các hồ và sông lớn xung quanh và trong Đà Nẵng bao gồm hệ thống sông Vu Gia Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Cu Đê và sông Hàn chảy qua Đà Nẵng, khu vực đầm phá
Tam Giang tại huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Cùng với nhau, những nguồn này
tạo thành nguồn nước chính cho khu vực. Nhiều hồ trong khu vực cũng đóng vai trị là hồ
điều tiết, bao gồm hồ Đồng Nghệ và hồ Hịa Trung. Địa hình đồi núi cao ở giữa Đà Nẵng
và tỉnh Thừa Thiên Huế làm gián đoạn hệ thống thủy văn giữa hai tỉnh. Từ hệ thống sơng
Vu Gia – Thu Bồn có các sông Túy Loan, sông Yên, sông Cái, sông Quá Giáng đổ vào
vịnh Đà Nẵng thông qua sông Hàn.

2


lOMoARcPSD|9242611

Do mạng lưới nước kết nối với Quảng Nam, điều quan trọng đối với Đà Nẵng là hợp
tác để đảm bảo việc quản lý nguồn nước hiệu quả và giải quyết các thách thức về biến đổi
khí hậu.
1.1.2.3. Về khí hậu
- Đà Nẵng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm quanh năm. Nơi đây có 2 mùa rõ
rệt trong năm là mùa khơ và mùa mưa. Trong đó, mùa mưa ở Đà Nẵng thường kéo dài từ

tháng 8 - tháng 12, thường xuyên xuất hiện những cơn mưa bất chợt. Cịn mùa khơ ở Đà
Nẵng thì kéo dài từ tháng 1 - tháng 7, thời tiết khá nóng bức, thích hợp với hoạt động vui
chơi, tắm biển.
- Nhiệt độ ở Đà Nẵng khá dễ chịu, mức nhiệt trung bình khoảng 26°C. Nhiệt độ thấp
nhất thường rơi vào khoảng tháng 12 (mùa đông ở Đà Nẵng) với mức nhiệt khoảng 18 23°C. Nhiệt độ cao nhất thường vào tháng 6 - 7 (mùa hè) với mức nhiệt khoảng 28 30°C. Có thể thấy khí hậu ở Đà Nẵng rất “hiền hòa”, phù hợp cho phát triển du lịch cả 4
mùa trong năm.
1.1.2.4 Cảnh quan tự nhiên
Cảnh quan du lịch tự nhiên Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho Đà Nẵng nhiều danh
lam thắng cảnh kỳ thú như: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà - Núi Chúa, bán đảo Sơn Trà, đèo Hải
Vân, Suối Lương, Suối Hoa... Có giá trị lớn để khai thác, phát triển các loại hình du lịch
sinh thái và nghỉ dưỡng phục vụ du khách.
=>Kết luận: Đà Nẵng có thiên nhiên đa dạng, có cảnh quan phong phú có thời tiết
khí hậu ơn hịa, đầy đủ các loại tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, có khả năng thu
hút khách du lịch và duy trì khả năng lưu trú của họ. Điều gây ấn tượng với du khách là
bầu khơng khí hết sức trong lành và mát mẻ mà không phải thành phố nào cũng có được.
Bên cạnh đó, thời gian qua Đà Nẵng được xem là một trong những thành phố có tốc độ đơ
thị hóa nhanh chóng, hạ tầng cơ sở đầu tư xây dựng và chỉnh trang liên tục theo hướng
hiện đại. Điều này làm cho cảnh quan chung trở nên khang trang hơn, là điều kiện không
thể thiếu đối với thành phố trẻ, đầy năng động. Đà Nẵng địa phương hội tụ đầy đủ các yếu
tố về lịch sử - văn hóa, điều kiện tự nhiên, tốc độ phát triển đơ thị hóa, tốc độ phát triển
nhanh chóng... là điều kiện hết sức thuận lợi cho công tác phát triển du lịch.

3


lOMoARcPSD|9242611

(Địa hình Đà Nẵng)
1.2. Các thế mạnh về nguồn lực
1.2.1. Tài nguyên thiên nhiên

1.2.1.1. Tài nguyên biển và ven biển
- Bờ biển có nhiều bãi tắm đẹp như: Non Nước, Mỹ Khê, Thanh Khê, Nam Ô, Làng
Vân... với nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, có giá trị lớn cho phát triển du lịch và nghỉ
dưỡng. Ngoài ra, Đà Nẵng cịn là nơi kết nối 3 di sản văn hóa thế giới đó là Phố cổ Hội
An, Cố đơ Huế và Thánh địa Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới
Rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng và Động Thiên Đường.
- Vùng biển Đà Nẵng có ngư trường rộng trên 15.000 km2, có các động vật biển
phong phú trên 266 giống loài, trong đó hải sản có giá trị kinh tế cao gồm 16 lồi (11 lồi
tơm, 02 loại mực và 03 loại rong biển)... với tổng trữ lượng là 1.136.000 tấn hải sản các
loại (theo dự báo của Bộ Thuỷ sản) và được phân bố tập trung ở vùng nước có độ sâu từ
50-200m (chiếm 48,1%), ở độ sâu 50m (chiếm 31%), vùng nước sâu trên 200m (chiếm
20,6%). Hàng năm có khả năng khai thác trên 150.000 -200.000 tấn hải sản các loại.

4


lOMoARcPSD|9242611

(Bãi biển Non Nước)

(Phố Cổ Hội An)

1.2.1.2. Tài nguyên du lịch và di sản văn hóa.
Đà Nẵng là một trong những trung tâm du lịch của cả nước, có tiềm năng du lịch
phong phú gồm các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đà Nẵng có nhiều danh lam
thắm cảnh nổi tiếng như đèo Hải Vân, Nam Ô, Xuân Thiều, bán đảo Sơn Trà, Bà Nà, Núi
Chúa, Ngũ Hành Sơn, Bảo tàng Chăm; bãi tắm Mỹ Khê và Non Nước đã được tạp chí
Forbes bình chọn là một trong sáu bãi biển đẹp và hấp dẫn nhất hành tinh…các điều kiện
trên rất thuận lợi cho phát triển đa dạng các loại hình du lịch như: du lịch nghỉ mát, tham
gia nghiên cứu, văn hóa.


(Đèo Hải Vân)

(Bà Nà)

1.2.1.3. Tài nguyên rừng
- Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố là 67.148 ha, tập trung chủ yếu ở
phía Tây và Tây Bắc thành phố, bao gồm 3 loại rừng: rừng đặc dụng: 22.745 ha, trong đó
đất có rừng là 15.933 ha; rừng phịng hộ: 20.895 ha, trong đó đất có rừng là 17.468 ha;
rừng sản xuất: 23.508 ha, trong đó, đất có rừng là 18.176 ha.
5


lOMoARcPSD|9242611

- Rừng ở Đà Nẵng tập trung chủ yếu ở cánh Tây huyện Hịa Vang, một số ít ở quận
Liên Chiểu, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn. Tỷ lệ che phủ là 49,6%, trữ lượng gỗ khoảng 3 triệu
m3. Phân bố chủ yếu ở nơi có độ dốc lớn, địa hình phức tạp.
- Rừng của thành phố ngoài ý nghĩa kinh tế cịn có ý nghĩa phục vụ nghiên cứu khoa
học, bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển du lịch. Thiên nhiên đã ưu đãi ban cho
thành phố các khu bảo tồn thiên nhiên đặc sắc như: Khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà, Khu
bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà và Khu văn hóa lịch sử mơi trường Nam Hải Vân.
- Đây là khu rừng có giá trị lớn về đa dạng sinh học, nối liền với vườn quốc gia
Bạch Mã (Thừa Thiên - Huế), rừng đặc dụng Nam Hải Vân và dãy rừng tự nhiên phía bắc
và tây bắc tỉnh Quảng Nam, tạo nên một dãy rừng xanh độc nhất Việt Nam liên tục trải
dài từ biển Đông đến biên giới Việt - Lào. Rừng tự nhiên Bà Nà - Núi Chúa có kết cấu
thành lồi đặc trưng cho sự giao lưu giữa hai luồng thực vật phía bắc và phía nam, đồng
thời cũng đặc trưng cho khu đệm giao lưu giữa hai hệ động vật Bắc Trường Sơn và Nam
Trường Sơn. Ngồi ra, đây cịn là vùng khí hậu mát mẻ, trong lành, đầu nguồn các dịng
sơng, đóng vai trị đáng kể trong việc bảo vệ mơi trường, điều hịa khí hậu, phục vụ

nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái của thành phố Đà Nẵng.

(Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà)

(Dãy Trường Sơn)

1.2.2. Vốn
- Đà Nẵng luôn tạo được ấn tượng mới mẻ cho du khách, nhất là đầu tư về cơ sở hạ
tầng đường giao thông và cầu qua sông. Tổng vốn đầu tư phát triển năm 2003 của thành
phố là 4.670 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên đạt gần 28 nghìn tỷ đồng. Một hệ thống
đường du lịch ven biển từ Liên Chiểu - Thuận Phước và Sơn Trà đến Non Nước đã được
xây dựng. Sáng 29-3-2013, cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý bắc qua sơng Hàn được chính
thức khánh thành với tổng vốn đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng. Hai cây cầu đều có nét độc đáo
6


lOMoARcPSD|9242611

về kiến trúc như dáng hình rồng mạnh mẽ và cánh buồm căng gió đang vươn ra đại
dương. Hai cây cầu mới đã hoàn thiện hệ thống cầu bắc qua sông Hàn là điều kiện để đầu
tư du lịch phát triển.
- Từ năm 2003 – 2013, Đà Nẵng đã thu hút được hơn 60 dự án du lịch với tổng vốn
đầu tư hơn ba tỷ USD, tập trung các khu vực như: Bán đảo Sơn Trà, tuyến Sơn Trà - Điện
Ngọc, Hải Vân - Nam Ô, Bà Nà -Suối Mơ. Năm 2012, thành phố đón 2,5 triệu lượt du
khách, trong đó có khoảng 800 nghìn lượt khách quốc tế. Tổng lượng khách du lịch đến
thành phố giai đoạn 2003-2013 ước đạt 16 triệu lượt, tăng 19,3%/năm; doanh thu du lịch
thuần túy ước tăng 23,5%/năm với giá trị năm 2013 ước đạt 2.800 tỷ đồng.
1.2.3. Lao động
1.2.3.1. Quy mô dân số
Đà Nẵng hiện là địa phương có tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị cao nhất

nước đạt 87,7% năm 2018 (dân số thành thị cả nước là 34,7%, TP Hồ Chí Minh là
79,25%, Hà Nội là 55%) nhưng thực chất là kết quả của quá trình xác lập địa giới hành
chính, khơng phải là của luồng di cư nông thôn.
Dân số của Đà Nẵng theo Tổng điều tra năm 2019 là khoảng 1.134.310 người, trong
đó dân số nam là 576.000 người (chiếm 50,7%) và dân số nữ là hơn 558.000 người
(chiếm 49,3%). Sau 10 năm, quy mô dân số tăng thêm hơn 250.000 người, tốc độ tăng
trưởng bình quân 2,45%;
Dân số thành phố Đà Nẵng trong 9 năm qua tăng bình quân 2,54%/năm; từ 937.217
người năm 2010 lên 1.134.310 người năm 2019. Trong đó, dân số thành thị tăng nhanh
hơn: 2,25%/năm, nông thôn tăng 1,98%/năm. Dân số từ 15 tuổi trở lên cũng tăng tương
ứng (2,15%/năm) từ 715.748 người năm 2010 lên 866.531 người.
Với tốc độ phát triển kinh tế của thành phố Đà Nẵng tăng bình quân 7,89% GRDP
giai đoạn 2010 – 2019 làm cho tốc độ tăng dân số cơ học của thành phố Đà Nẵng tăng
bình quân từ 1,0%-1,2%/năm. Đặc biệt những năm gần đây tốc độ một số ngành kinh tế
phát triển nhanh như du lịch, công nghệ thông tin... nên tốc độ tăng dân số, lao động cũng
tăng nhanh (năm 2019 tăng 2,4%).

7


lOMoARcPSD|9242611

Dân số thành phố Đà Nẵng
(Nguồn: Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng)

8

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

1.2.3.2. Lao động

Lực lượng lao động thành phố Đà Nẵng
Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng tăng với tốc độ nhanh hơn dân số.
Trong giai đoạn 2010 – 2019 tăng bình quân 2,46%; từ 467.090 người năm 2010 lên
581.400 người năm 2019.
Tỷ lệ lao động qua đào tạo của Đà Nẵng cao hàng đầu cả nước. Số lượng lao động
có trình độ có sự chuyển biến lớn, cụ thể năm 2016 lao động công nhân kỹ thuật là 8,21%,
trung học 6,1%, cao đẳng - đại học 27,4% và trình độ khác 58,29%. Năng suất lao động
hiện tại của Đà Nẵng chỉ cao gần 1,5 lần so với năng suất lao động bình quân chung của
cả nước (126 triệu đồng/năm so với 84,5 triệu đồng/năm).
Cơ cấu lao động đang làm việc theo loại hình kinh tế có sự thay đổi mạnh mẽ và
chuyển dịch theo hướng tăng số lượng lao động trong các ngành dịch vụ, giảm lao động
trong ngành nông nghiệp theo sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế thành phố. Trong đó,
ngành dịch vụ có cơ cấu lao động nhiều nhất với 68,20%; ngành công nghiệp – xây dựng
chiếm 28,48% cơ cấu lao động; ngành nông lâm thuỷ sản chỉ chiếm 3,32% cơ cấu lao
động của thành phố. Cụ thể như sau:

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

CƠ CẤU GRDP

2013


2016

2019

- Dịch vụ

%

62,94

64,15

64,35

- Công nghiệp, xây dựng

%

24,13

22,95

22,41

- Thủy sản - nông - lâm

%

2,28


2,08

1,88

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản
phẩm

%

10,65

10,82

11,36

+ Dịch vụ

%

66,45

67,42

68,20

+ Công nghiệp – Xây dựng

%


29,61

29,09

28,48

+ Nông lâm thuỷ sản

%

3,94

3,49

3,32

CƠ CẤU LAO ĐỘNG

Cơ cấu GRDP và Cơ cấu lao động trong giai đoạn 2013-2016-2019
(Nguồn: Cổng Thông tin điện tử thành phố tổng hợp)
1.3. Kết cấu hạ tầng xã hội
1.3.1. Thực trạng
- Các cơ sở văn hóa
Hiện nay Thành phố có năm Bảo tảng: Bảo tàng Đà Nẵng, Bảo tầng Điêu khắc
Chăm, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Bảo tảng Khu V và Bảo tàng tư nhân Đồng Dinh. Tạo điều
kiện thuận lợi để tổ chức tiến hành, sưu tầm hiện vật, nâng cao đời sống văn hóa và phát
triển du lịch, kinh tế của thành phố. Bên cạnh đó, trên địa bàn thành phố có hệ thống Nhà
Truyền thống như: Nhà Truyền thống xã Hòa Hải, Nhà Truyền thống Công An Đà Nẵng,
nhà Truyền thống K20, Nhà Truyền thống quận Thanh Khê... Tuy nhiên, phần lớn đều
đang trong tình trạng bị xuống cấp, cần đầu tư sửa chữa, nâng cấp.


10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

(Bảo tàng Đà Nẵng)
- Các khu vui chơi giải trí
Với hệ thống các thiết chế văn hóa - thể thao như nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh,
nhà hát Trưng Vương, nhà biểu diễn đa năng, cung thể thao Tiên Sơn đây là nơi thường
diễn ra các hoạt động ca múa nhạc, xiếc tạp kỹ và các môn thi đấu thể thao trong nhà như
cầu lơng, bóng đá mini... phục vụ một phần nhu cầu vui chơi giải trí của người dân thành
phố. Bên cạnh đó, hoạt động vui chơi giải trí của người dân, đặc biệt của giới trẻ sẽ cịn
được đáp ứng thơng qua hệ thống các cơ sở chiếu phim như rạp Lê Độ, MegaStar... Ngồi
cơng viên 29/3 thì hệ thống các cơng viên, các khu vui chơi giải trí tập trung dành cho
người dân và du khách trên địa bàn thành phố khá khiêm tốn.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

(Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh)

(Rạp chiếu phim Lê Độ)


- Các cơ sở đào tạo du lịch
Hệ thống cơ sở đào tạo du lịch của thành phố có bước phát triển tích cực, với 03
trường đào tạo hệ đại học ngành quản trị kinh doanh du lịch và 03 trường đào tạo hệ cao
đẳng ngành quản trị kinh doanh khách sạn, lữ hành, nhà hàng. Ngồi ra, cịn có hệ thống
trường trung cấp và trường nghề, đặc biệt là trường dạy nghề Việt - Úc chuyên đào tạo lao
động ngành du lịch được đánh giá khá cao. Thành phố cũng đang tích cực phối hợp với
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tập trung xây dựng trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà
Nẵng.

(Trường dạy nghề Việt – Úc)

(Trường Cao đẳng nghề Du lịch Đà Nẵng)

1.3.2. Các điểm mạnh
- Là nơi tập trung nhiều lễ hội truyền thống và hiện đại được tổ chức thường niên
với loại hình đa dạng thể hiện được nét đẹp văn hóa của người Đà Nẵng, thu hút đông du
khách thập phương đến tham gia và thưởng ngoạn như: Lễ hội pháo hoa quốc tế, Lễ hội
Quán Thế Âm, các lễ hội đình làng…
12

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Các làng nghề truyền thống như làng đá mỹ nghệ Non nước làng nghề nước mắm
Nam Ô, làng nghề bánh tráng Túy Loan, làng chiếu Cẩm Nê, làng đan lát Yến Nê, … mặc
dù có quy mơ nhỏ nhưng vẫn được duy trì nhằm bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử và tạo sự
đa dạng đối với các sản phẩm du lịch của thành phố.
- Sự ảnh hưởng văn hóa của các vùng miền đã tạo cho Đà Nẵng một nền ẩm thực

phong phú với nhiều món ăn dân dã, truyền thống, tươi ngon và giá cả phải chăng như:
mỳ Quảng, bún chả cá, bánh xèo, bánh bèo, gỏi cá Nam Ơ,… Những tiềm năng vốn có
này đã và đang hịa quyện với hình ảnh thành phố trẻ trung, năng động tạo nên một Đà
Nẵng hấp dẫn và thu hút đối du khách trong nước cũng như quốc tế.

(Lễ hội pháo hoa quốc tế)

(Làng đá mỹ nghệ Non nước)

(Mỳ Quảng)

1.3.3. Các điểm yếu
- Nguồn nhân lực du lịch bị thiếu hụt.
- Có lợi thế là ở gần các địa điểm du lịch nổi tiếng như Hội An, Huế... nhưng đây
cũng là một thách thức cho du lịch của Đà Nẵng.
- Chưa quan tâm nhiều đến việc cho phép cộng đồng địa phương tham gia vào quá
trình xây dựng và lập quy hoạch. Ngồi ra, chính quyền cũng chưa thật sự chú trọng đến
việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng địa phương cũng như khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng địa phương vào các hoạt động phát triển du lịch.
2. Thực trạng phát triển ngành du lịch TP. Đà Nẵng:
2.1. Thực trạng phát triển về kinh tế - xã hội:
2.1.1 Thực trạng:
Ngành du lịch Đà Nẵng sau 40 năm đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng vào
việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố. Số lượt khách du lịch và doanh thu
13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


du lịch ngày càng tăng, sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng và phong phú, góp phần đáng
kể để tăng thu ngân sách nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống dân cư.
Năm 2012, Tổng cục Du lịch bình chọn Đà Nẵng là 1 trong 3 địa phương có bứt phá
về phát triển du lịch và mới đây nhất, trang Smart Travel Asia bình chọn Đà Nẵng là 1
trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.
Ngành du lịch thành phố Đà Nẵng phát triển đột phá trong giai đoạn 2009-2013
Biểu 1. Khách du lịch đến Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013
Đơn vị tính: lượt
2009
Tổng lượt khách

2010

1.131.104 1.499.210

Khách quốc tế

155.912

Khách nội địa

975.192

290.933

2011

2012


2013

2.227.909

2.570.957

2.938.563

402.752

409.551

595.095

1.208.277 1.825.157 2.161.406 2.343.468
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Cục thống kê Đà Nẵng)

Thị trường khách du lịch Đà Nẵng giai đoạn 2009-2013 tương đối ổn định, tuy
nhiên, tốc độ tăng trưởng giữa các năm có những khác biệt. Năm 2009 mức tăng đạt thấp
nhất 14,53%, đặc biệt lượng khách quốc tế đến Đà Nẵng giảm vào năm 2009 và tăng
mạnh vào năm 2010, 2011. Năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và
suy thối kinh tế toàn cầu, lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam bị suy giảm mạnh.
Tuy nhiên ngay sau đó, ngành du lịch Đà Nẵng đã phục hồi nhanh chóng hơn cả mong đợi
vào năm 2010, đặc biệt là dịp lễ hội bắn pháo hoa quốc tế, lượng khách du lịch quốc tế
đến Đà Nẵng tăng đột biến (tăng 86,6% so với năm 2009).
Biểu 2. Mức chi tiêu bình quân 1 ngày của khách du lịch quốc tế
Đơn vị tính: USD
Tổng chi

Lưu trú Ăn uống


Đi lại

Tham quan Mua sắm Chi khác

2009

110,29

32,16

22,39

28,65

5,11

14,64

7,34

2011

139,6

27

22,9

46,1


7,8

20,3

15,5

2013

147,7

44,3

22,6
18,5
10
33,9
18,4
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Cục thống kê Đà Nẵng)

Mức chi tiêu bình quân một ngày khách là một trong những chỉ tiêu chất lượng,
phản ánh hiệu quả của ngành du lịch. Chi tiêu bình quân một ngày của khách du lịch quốc
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

tế đến Đà Nẵng năm 2013 so với năm 2011 tăng 5,8% thấp hơn mức tăng 26,58% của

năm 2011 so với năm 2009, do chi tiêu cho đi lại giảm 59,87%, chi cho ăn uống giảm
1,31%.
Biểu 3. Doanh thu thuần ngành du lịch phân theo nguồn khách
Đơn vị tính: tỷ đồng
2009

2010

2011

2012

2013

Tổng doanh thu

1.822

3.667

6.053

7.272

7.114

§ Khách quốc tế

653


1.623

2.921

3.439

3.280

§ Khách nội địa

1.169

2.044

3.132

3.834

3.834

Tốc độ tăng doanh thu qua các năm (%)
101,23 65,05 20,15
-2,18
(Nguồn: Tổng cục Thống kê Cục thống kê Đà Nẵng)
Mặc dù số lượt khách du lịch quốc tế thấp hơn khách du lịch nội địa rất nhiều nhưng
khoảng cách giữa hai nguồn khách này về mặt doanh thu thì khơng mấy cách biệt. Điều
này chứng tỏ các khoản chi tiêu của khách quốc tế luôn cao hơn khách nội địa và một
phần cũng phụ thuộc vào số ngày lưu lại Đà Nẵng. Doanh thu du lịch từ nguồn khách
quốc tế làm cho nguồn ngoại tệ thu được từ du lịch trong những năm qua tăng lên đáng
kể. Đây là một dấu hiệu tốt góp phần làm tăng doanh thu xuất khẩu dịch vụ của Đà Nẵng.

→ Ngành du lịch Đà Nẵng đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế của Thành
phố
Thành phố Đà Nẵng, định hướng phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn, đã được các cấp Đảng, Chính quyền đặc biệt quan tâm. Ngành du lịch và dịch vụ du
lịch đã phát triển nhanh, năm 2013 doanh thu tăng 2,9 lần so năm 2009.
Bình quân giai đoạn 2009-2013, lượng du khách đến Đà Nẵng tăng 29,64%/năm,
trong đó khách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng 29,12%/năm. Lượng khách
du lịch nội địa những năm gần đây tăng khá nhanh đây là tín hiệu tốt, nhưng mức độ chi
tiêu thấp, thời gian lưu lại ngắn, tập trung tại thời điểm lễ tết và cuối tuần nên cũng là
thách thức đối với ngành du lịch Đà Nẵng.
Tổng lượng khách du lịch đến thành phố giai đoạn 2009-2013 đạt gần 11 triệu lượt,
tăng 29,64%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 32,74%/năm, khách nội địa tăng
29,12%/năm.; doanh thu thuần thu được từ hoạt động du lịch ước tính tăng 62%/năm với
giá trị năm 2013 ước đạt 11.236 tỷ đồng.
15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Xúc tiến du lịch: Trong những năm qua công tác xúc tiến du lịch thành phố đã đạt
được những kết quả nhất định. Thành phố cũng tổ chức đón các đoàn khảo sát, xúc tiến
du lịch; tham gia hội chợ triển lãm trong và ngoài nước; xuất bản đa dạng ấn phẩm du
lịch; củng cố website; tuyên truyền trên các phương tiện thơng tin đại chúng.
Tóm lại, Thành phố Đà Nẵng luôn tạo được ấn tượng mới mẻ cho du khách, nhất là
đầu tư về cơ sở hạ tầng đường giao thông và cầu qua sông, thành phố ánh sáng khi lên
đèn. Tuy vậy, tỷ trọng giá trị tăng thêm mà hoạt động du lịch mạng lại đối với sự tăng
trưởng kinh tế địa phương vẫn còn hạn chế. Trong xu hướng hội nhập với kinh tế thế giới
như hiện nay, ngành du lịch luôn được xem là một ngành kinh tế đóng một vai trị quan

trọng trong nền kinh tế, nó có sức lơi kéo một số ngành kinh tế cùng phát triển, du lịch Đà
Nẵng sẽ tiếp tục đổi mới và phát triển nhanh.

2.1.2 Kết luận
2.1.2.1. Điểm mạnh
- Trong những năm qua, ngành du lịch Thành phố đã mang lại doanh thu xã hội khá
lớn.
- Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch thành phố, lực lượng lao động du lịch
cũng tăng lên qua các năm.

16

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Xét ở góc độ chính quyền, thành phố đã ban hành quy hoạch phát triển Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đến năm 2020 làm cơ sở để ban hành các chính sách phát triển du
lịch. Trong q trình xây dựng quy hoạch, các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành và du
lịch, các hiệp hội ngành nghề đã có sự tham gia.

2.1.2.2. Điểm yếu
- Hình ảnh du lịch Đà Nẵng trên thị trường du lịch quốc tế còn khá mờ nhạt.
- Hiệu quả kinh doanh du lịch của thành phố chưa cao.
- Bên cạnh đó ngành du lịch thành phố cũng bộc lộ những hạn chế nhất định như
lượng khách du lịch quốc tế tăng chậm, lượng khách du lịch nội địa tăng cao nhưng ngày
khách lưu trú và sức chi tiêu mua sắm của khách còn thấp.
- Số lượng các đơn vị kinh doanh du lịch có tăng lên nhưng năng lực kinh doanh và
chất lượng phục vụ chưa có chuyển biển đáng kể.

- Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch và lữ hành có quy mơ nhỏ,
thiếu vốn để đầu tư mở rộng, trình độ tổ chức quản lý và tính năng động cịn hạn chế.
- Cơ sở vui chơi giải trí của Đà Nẵng còn hạn chế về số lượng và chất lượng

17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Hàng lưu niệm còn đơn điệu chỉ với một mặt hàng chủ lực là đá mỹ nghệ Non
Nước.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nhiều nhưng Đà Nẵng lại đang rất nghèo sản phẩm
du lịch.
- Công tác xúc tiến du lịch, tuyên truyền quảng bá còn hạn chế
2.2 Thực trạng hạ tầng kĩ thuật
- Kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch: Cùng với sự chú ý đầu tư cơ sở vật chất cho
ngành du lịch, xây dựng một số khu, điểm du lịch, cơ sở lưu trú, việc đầu tư, phát triển
kinh tế - xã hội của thành phố, nhất là về cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đơ thị, trong đó cơ sở
hạ tầng, phục vụ cho dân sinh và du lịch đã tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch thành
phố không ngừng phát triển.
2.2.1. Mạng lưới giao thông
Nằm ở trung độ cả nước, với sự phát triển triển đồng bộ của hệ thống mạng lưới
giao thông bao gồm giao thông đường hàng không đường bộ, đường sắt và đường thủy
tạo điều kiện thuận lợi cho sự vận chuyển của du khách từ khắp Việt Nam và trên thế giới
đến với Đà Nẵng.
2.2.1.1. Đường hàng khơng và đường sắt:
- Đường hàng khơng có vai trò quan trọng trong việc vận chuyên khách du lịch đến
thành phố Đà Nẵng. Sân bay quốc tế và nội địa Đà Nẵng là cảng hàng không lớn nhất tại

khu vực miền Trung - Tây – Nguyên.
- Những ngọn đồi ở giữa và sân bay Đà Nẵng đóng vai trị cản trở kết nối, hành lang
tầm nhìn và hành lang gió từ phía đơng sang phía tây của Đà Nẵng. Chúng cũng can thiệp
vào sự phát triển tiềm năng của các nút chính ở trung tâm thành phố.
- Đường sắt: là trung tâm kinh doanh vận tải và dịch vụ tổng hợp; có khả năng vận
chuyển hành khách khối lượng lớn đi và đến thành phố Đà Nẵng.

18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

(Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng)

(Ga Đà Nẵng)

2.2.1.2. Đường biển:
- Khơng chỉ có chức năng vận chuyển khách du lịch đến Đà Nẵng mà cịn liên kết

với đường sơng để tạo nên sản phẩm du lịch hấp dẫn. Thành phố Đà Nẵng đang khai thác
3 khu bến là Tiên Sa, Sơn Trà (Thọ Quang) và Liên Chiểu. Trong đó, nằm ở hạ lưu sông
Hàn, Cảng Tiên Sa hằng năm đón tiếp hành khách quốc tế với khoảng 300-370 nghìn lượt
khách trong năm và ở hạ lưu sông Cu Đệ cảng Liên Chiều có nhiều tiềm năng cho việc
liên kết du lịch đường sông và đường biển.

(Cảng Tiên Sa)
2.2.1.3. Giao thông đường bộ:
- Mạng lưới giao thông đường bộ khá hoàn thiện với đường nội thị 181,672 km giúp

kết nối rộng khắp các phần lãnh thổ và các sông của thành phố Đà Nẵng thơng qua các
trục đường chính và trục đường ngang. Hệ thống đường bộ thuận lợi cho việc kết nối, di
chuyển đến sông và bến thuyền.

19

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.2.2. Hệ thống điện, nước
Nguồn điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất được đảm bảocung cấp từ lưới điện quốc
gia thông qua đường dây 500 KV Bắc Nam. Đà Nẵng có 4 nhà máy cung cấp nước là nhà
máy nước Cầu Đỏ, Sân Bay, Sơn Trà và Hải Vân với tổng công suất thiết kế 90.000m
ngày đêm, đang khai thác 105.000m ngày đêm.

20

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.2.2.1. Cấp nước

Nguồồn: Sở GTVT Đà Nẵẵng, 2008

Mạng lưới cấp nước ở Đà Nẵng bao gồm ống dẫn chính, ống phân phối và các nhà
máy xử lý nước. Nguồn nước chính là từ lưu vực sơng Vu Gia – Thu Bồn.

Bản đồ trên cho thấy thành phố đã có một hệ thống tập trung, tuy nhiên ở khu vực
ngoại thành chỉ là các giếng khoan riêng lẻ. Hiện nay Đà Nẵng có ba nhà máy xử lý nước,
trong đó nhà máy nước Cầu Đỏ có cơng suất thiết kế 120.000 m³/ngày-đêm, nhà máy
nước sân bay có cơng suất thiết kế 30.000 m³/ngày-đêm, cịn nhà máy nước Sơn Trà có
cơng suất thiết kế 5.000 m³/ngày-đêm. Về hệ thống ống dẫn chính, ống phân phối thì
Cơng ty Dịch vụ cấp nước Đà Nẵng đã có kế hoạch mở rộng mạng lưới ống đủ để cấp
nước cho 140.000 hộ gia đình trước năm 2010
Bảng 1 Mạng lưới cấp nước ở từng quận/huyện tại Đà Nẵng
21

Downloaded by tran quang ()


×