Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Bàn về chữ hiếu pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108 KB, 4 trang )

Bàn về chữ hiếu





Tục ngữ ca dao là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian Việt
Nam. Nếu tuc ngữ là những câu nói ngắn gọn thiên về đúc kết những bài học kinh
nghiệm trong cuộc sống, trong cách đối nhân xử thế thì ca dao lại mượt mà luyến láy
trong những vần điệu bổng trầm đi vào hồn người với những bài hoc giáo dục về đạo
lý, về nhân cách sống ở đời. Một trong những bài học đầu tiên của con người chính là
bài học về đạo hiếu. Là người Việt Nam, không ai không biết đến câu ca dao cổ:
“ Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nứơc trong nguồn chảy ra”
Bài học trong câu ca dao trên có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống, đó là
điều chúng ta cần tìm hiểu và đánh giá.
Công cha nghĩa mẹ thật là vĩ đại. Sự vĩ đại ấy được những người tác giả vô
danh diễn tả bằng hai hình ảnh của thiên nhiên – “ núi Thái Sơn” và “ nước trong
nguồn”.
Thái Sơn là một trong năm ngọn núi lớn và nổi tiếng nhất ở Trung Quốc. Ngày
xưa, trong thơ văn, người ta thường mược hình ảnh này để diễn đạt cái lớn lao vĩ đại
của sự vật. Nước trong nguồn là dòng nước trong lành, chảy mãi không bao giờ cạn,
cũng là nới khởi đầu của trăm sông ngàn suối. Thử hỏi, có những con suối lớn, dòng
sông vĩ đại nào trên thế giới lại không khởi nguyên từ một nguồn nước nhỏ?
Người xưa mượn núi Thái Sơn để nói đến công lao của người cha, mượn hình
ảnh nước trong nguồn để diễn đạt tình cảm vô cùng vô tận của người mẹ. Ca ngơi
công lao to lớn biển trời của cha mẹ, bài ca dao muốn nhắc nhở mọi người về bổn
phận làm con. “ Đạo làm con” phải biết “ thờ mẹ kính cha”, phải làm tròn chữ hiếu.
Đó là lẽ phải ở đời, là giềng mối luân lí của xã hoi mà con người phải tuân theo từ bao
đời nay.
Tại sao con người cần phải giữ gìn chữ hiếu? Quy luật của cuộc sống là không


có cây thì không có quả, không có người sinh thành thì không thể có chúng ta. Công
đức sinh thành của cha mẹ thật không có gì sánh được. Biết ơn cha mẹ trước tiên và
sâu xa nhất là biết đến công ơn này. Cha mẹ là người sinh ra ta, nuôi dưỡng ta bao
năm tháng, để từ một đứa trẻ sơ sinh, ta trở thành một người có hiểu biết có kiến thức
trong xã hội. Cơm ăn áo mặc hàng ngày, thuốc thang khi ta đau ốm, quần áo , tiện
nghi ta có… tất cả đều do công lao nuôi dưỡng của cha mẹ. Chưa kể đến khi ta khôn
lớn, đến tuổi đi học, cha mẹ lại cat công đưa đón, kèm cặp dạy dỗ từng con chữ, lời
văn. Làm sao ta có thể quên được những tháng ngày lớn lên trong sự vỗ về yêu
thương chăm sóc của cha và mẹ. Hiểu như thế, ta càng thấm thía câu ca dao cổ:
“ Chim trời ai dễ đếm lông
Nuôi con ai dễ tính công tháng ngày”
Để đáp lại công ơn sinh thành dưỡng dục ấy, đạo làm con phải giữ cho tròn chữ
hiếu. Đó chính là một tiêu chuẩn đạo đức của con người trong xã hội, trong cuộc sống.
Câu ca dao có một giá trị đạo đức to lớn, là bài học giáo dục về nhân cách. Bài
học về chữ hiếu là bài học làm người đầu tiên, là lẽ sống tâm hồn của con người, là cơ
sở đạo lý của xã hội. Chính vì vậy, trải qua bao năm tháng nó vẫn không hề phai mờ.
Ngày nay, chữ hiếu không dừng lại trong phạm vi một gia đình. Một người con
có hiếu với cha mẹ còn phải là một người con của nhân dân, có hiếu với nhân dân,
một lòng phục vụ nhan dân nhất là khi Tổ quốc đang cần. Trong hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, bao nhiêu người đã gác lại chữ hiếu với cha mẹ
để tham gia vào cuộc đấu tranh giành độc lập. Đối với cuộc đời, họ van là đứa con chí
hiếu.
Vậy chúng ta thể hiện chữ hiếu với cha mẹ như thế nào? Làm cho cha mẹ vui
lòng bằng những việc làm thiết thực. Cụ thể là chuyên cần trong học tập, đạt nhiều
thành tích như một món quà tinh thần dâng lên cha mẹ. Chăm sóc cha mẹ trong những
lúc già yếu ốm đau. Một người biết hiếu thảo với cha mẹ chắc chắn phải là một công
dân tốt của xã hội sau này.
Tuy vậy, chúng ta không khỏi đau lòng khi gần đây có không ít những bạn trẻ
sa vào con đường tội lỗi chỉ để thỏa mãn thú vui của bản thân. Những bạn trẻ ấy vô
hình chung đã trở thành ung nhọt của xã hội, trở thành những đứa con bất hiếu của gia

đình khi mang lại nỗi đau cho cha me và những người thân. Lớp trẻ chúng ta cần lấy
những tấm gương ấy làm bài học răn mình.

Bài ca dao vừa là lời ca ngợi một đạo lí tốt đẹp của dân tộc, vừa là lời khuyên
bảo thật cao quý. Giá trị to lớn của bài ca dao thể hiện qua những hình tượng so sánh
gần gũi và súc tích, đi vào lòng người một cách tự nhiên. Hiểu được giá trị của câu ca
dao, chúng ta càng phải cố gắng nhiều hơn nữa để không phụ lòng cha mẹ.

×