Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.5 KB, 2 trang )
Bàn về uy tín
Người lạ trước khi xác lập mối quan hệ với một cơ quan hay doanh nghiệp nào đó
thường muốn biết về thủ trưởng của cơ quan ấy. Để có thông tin ban đầu, họ
thường tìm đến một số đối tượng.
Đối tượng thứ nhất là những nhân viên "tầng lớp dưới” như lao công, gác cổng, lái
xe... Với những người này, ta sẽ biết thủ trưởng của họ có liêm khiết không, có
thương người không, có được họ quý mến, tôn trọng không.
Đối tượng thứ hai là bộ máy giúp việc và cộng sự như thư ký, các trưởng phòng,
các chuyên gia của nhà quản lý trong từng lĩnh vực. Những người này cho ta biết
thủ trưởng của họ có năng lực thực không, ý muốn của anh ta là gì và con đường
thuận lợi nhất để tiếp cận.
Với cấp trên của cơ quan hoặc doanh nghiệp ấy, ta sẽ biết sự hợp tác với thủ trưởng
đó có mang lại kết quả như ta mong muốn không.
Nghĩa là uy tín của nhà quản lý trở thành tài sản vô hình cho anh ta và cho cả cơ
quan của anh ta. Uy tín là sự bảo đảm cho thành công và thành công bồi đắp thêm
uy tín. Chính vì thế, đối với nhà quản lý, xây dựng uy tín là công việc đầu tiên cần
phải làm sau khi nhận chức vụ và giữ uy tín là mối quan tâm thường xuyên của mọi
nhà quản lý.
Dĩ nhiên có tài và có đức sẽ tạo dựng được uy tín. Nhưng một người hội tụ được cả
tài và đức một cách trọn vẹn là không nhiều. Thiếu một trong hai là không thể có uy
tín. Nhưng khiếm khuyết phần này hay phần kia, đôi khi vẫn có thể khắc phục được
và chính những nhà quản lý dạng này mới là phổ biến trong xã hội.
Có vô số cách để khắc phục những phần thiếu hụt mà cách tốt nhất là thiếu tài thì
phải học, phải bù đắp từ kinh nghiệm thực tiễn. Thiếu mặt này hay mặt kia của đức
thì phải khổ công rèn luyện, tu thân tích đức. Đó là con đường sáng của một nhà
quản lý chân chính. Bi kịch thường xảy ra khi những người không tài, không đức lại
muốn giữ ghế và vì vậy phải tạo ra uy tín giả cho mình. Uy tín thật là sự nể trọng.
Uy tín giả là sự sợ sệt của cấp dưới, là sự bịp bợm đối với cấp trên và những người
trong xã hội có quan hệ với mình.
Để có uy tín giả, cũng có trăm ngàn cách mà phổ biến nhất là bè cánh, là trù dập, là
hách dịch, gia trưởng. Tóm lại là tự bao phủ quanh mình tấm màn ngăn cách với