Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Phân tích Sang thu Hữu Thỉnh pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.5 KB, 5 trang )

Phân tích Sang thu Hữu Thỉnh




Thu - luôn là bến đợi bến chờ của những người thi sĩ, là bến đợi,phút ngỡ
ngàng của họ trước một cuộc sống ko còn cái mơn mởn,nõn nà của mùa xuân, không
còn cái nắng của mùa hạ,ko còn tiếng ve kêu râm ran rợp bóng sân trường….Thu nhẹ
nhàng, tinh tế chạm nhẹ đến tâm hồn người nghệ sĩ lúc nào không hay.Để chợt tỉnh,ta
lại lưu luyến… Mỗi nhà thơ là một nét riêng,một thế giới riêng.Hữu Thỉnh cũng
vậy.Thơ thu của ông là những điều giản dị,bình dị nhất và suy ngẫm về cuộc đời.
Với Tố Hữu:
“Đây mùa thu tới mùa thu tới
Với áo mơ phai dệt lá vàng”
(Đây mùa thu tới)
Đó là cái sắc vàng bao phủ,thêu dệt nhẹ nhàng mà mấy ai có thể quên,hờ
hững,là một nét riêng của mùa thu.Hay với Nguyễn Du đó lại là:
“sen tàn cúc lại nở hoa”
Là cái sắc vàng sặc sỡ của mùa thu hoa cúc.Nhưng với Hữu Thỉnh,đó lại là một
nét riêng,rất riêng,chấm phá đặc biệt:
“bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã vê”
Thu kia đến từ bao giờ mà HT không hề hay biết.Nó đến từ đâu?Tác giả chỉ
chợt giật mình khi nhận ra cái dấu hiệu nhẹ nhàng của thu.Hương ổi.Tại sao tác giả
không mường tượng đến thu bằng cái nắng,bằng lá vàng hay thơm hoa cúc mà lại
bằng hương ổi?Không,với Hữu Thỉnh thế chưa đủ,cái thu trong tâm hồn ông cõ lẽ còn
bao hàm cả một điều còn to lớn hơn,tình yêu quê hương,đất nước.Là nốt trầm trong
lòng những người con xa quê.Đó là cái hương ổi “phả” vào gió se.Tất cả như quện
lại,sánh lại trong dòng hồi tưởng của ông với khu vườn với biết bao kỉ niệm tuổi


thơ.Thu của ông ngay bên canh,giản dị và gần gũi,không thả hồn mình bay bổng bên
những cánh đồng nức mùi hoa cúc,hương cốm.Cái mùi thơm quê hương ấy thổi vào
gió se hay chính lòng người thi sĩ làm tác giả chợt bâng khuâng,đánh thức tất cả các
giác quan như ngủ yên trong tác giả,để nhận ra cái mờ mờ ảo ảo của sương.Sương thu
níu kéo,chậm lại,không muốn dời xa cái khoảnh khắc giao mùa.Như một sự dồn nén
cảm xúc,để tác giả chợt nhận ra
“hình như thu đã về”
Hình như” cái cảm giác mơ hồ,tự hỏi mình của Hữu Thỉnh.Thu đã về chưa
nhỉ?Ông như giật mình bởi cái mơ hồ mà tự mình không hiều được.Thu về từ đâu? Từ
hương ổi,gió se hay từ những làn sương chậm lại?Nhưng một điều chắc chắn rằng thu
đã từ từ đặt lên HT.Cảm xúc dâng trào,trinh phục bằng cảm nhận từ khứu giác(hương
ổi) đến xúc giác(gió se),thị giác(sương) và cuối cùng là bằng tâm hồn,lí trí(hình như
thu đã về).Rồi thu định hình trong tác giả bằng một loạt các hình ảnh rồi đến suy
ngẫm:
“ sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
Dòng sông yên ả uốn mình trôi theo quy luật của tự nhiên,của tạo hóa và của
chính nó chợt thức tỉnh.Nó hình như hiểu được cái thu ấy là thời gian nhẹ nhàng,là
khoảng trống để nhìn nhận lại mình.Sông hiện lên thật có hồn,giống như chính con
người vậy.Rôi đó là hình ảnh cánh chim bay trên bầu trời.Thu đến,đông sắp đến,cái
lạnh sắp đến,không còn thời gian để tận hưởng như sương,hiểu rõ được mình không
thể dềnh dàng như sông,nó cùng bầy đàn đi phương Nam tránh rét.Cái vội vã ấy trái
ngược với dòng sông,nhưng cũng là để nhắc nhở con người với vòng quay cuộc
đời.Sự thật.Đều được tác giả diễn tả hết sức có hồn,tinh tế qua hình ảnh nhân hóa,từ
láy gợi hình.Ngòi bút của tác giả lại được thể hiện qua một hình ảnh đám mây mùa
hạ.Mây đó là cái trung gian giữa hạ và thu.La cái khoảnh khắc sang thu mà tác giả
đang vô tình làm hiện lên trước mắt người đọc ngày càng rõ nét.Chỉ một từ “vắt”thôi
tác giả cũng đủ thể hiện nhiều điều.mây nhẹ nhàng,mềm mại như tấm lụa dài choàng

lên thân hình mảnh mai của cô thiếu nữ,là sợi dây kết nối giữa hai mùa,là cái gắn bó
tưởng như vô hình mà hữu hình giao thoa,kết nối.Chậm thôi nhưng để lại ấn tượng sâu
đậm trong lòng người đọc.Đó là hình ảnh của một người con gái cũng biết làm
duyên,làm dáng….rồi từ hồi tưởng tác giả chợt suy ngẫm cho con người và cho chính
mình”
“vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Ánh nắng chan hòa trên bầu trời giao thoa giữa hạ và thu,không hề thay
đổi.Nhưng những đám mưa rào đâu đó chợt đến chợt đi lại dường như tan biến dần
dần để thế chỗ cho một cái gì đó,to hơn,lớn hơn,nhưng nhẹ nhàng,sâu lắng.Tác giả sử
dụng nghệ thuật đối rất chỉn,từ ngữ chọn lọc.Vẫn còn>< đã vơi,nắng><mưa.Những
hiện tương thiên nhiên đó tưởng chừng như bình thường với bao chúng ta nhưng
chính là suy ngẫm của thế hệ đi trước,nỗi lo của tác giả:
“sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Hai câu thơ.hai tầng nghĩa.Đó phải chăng chính là hiện tượng tự nhiên(sấm)
trút xuống những hàng cây lớn mùa thu đã không còn bất ngờ,đột ngột nữa mà đã đi
vào quỹ đạo của nó,chuyện động chậm nhẹ dần.Hay đó là khi tác giả nhân hóa,ẩn
dụ.Những biến cố của cuộc đời cũng vơi dần khi con người bước vào tuổi sang thu.Họ
có kinh nghiệm sống,bình tính,quyết đoán,có khả năng đối diện với những điều tưởng
chừng không giait quyết được trong cuộc sống.Nó khác hẳn với thơ Nguyễn Khuyến:
“lưng giậu phất phơ màu khói nhạt
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”
Trên rặng tường rào có một lớp khói màu nhạt.Trên đó là hình ảnh trăng
to,tròn,sáng(minh nguyệt) in xuống “làn ao”.Đó không chỉ là cảnh mà còn có cả
tình,chứa chan đầy suy ngẫm.Một không gian phong thủy hữu tình.Xứng với lời nhận
xét: “thơ khởi phát từ lòng người ta”.Có tình cảm,có cảm xúc mới viết được một bài
văn hay,một bài thơ làm rung động lòng người,khiến con người phải suy nghĩ.

Sang thu của hữu Thỉnh như một cái cây.Đang sinh sôi,rạo rực thay lá.Đó là cả
một tập thể với biết bao nhiêu vấn đề nảy sinh,cả bất ngờ,chùng chình,nhiều
ít,…nhưng đang lặng im trước bến đỗ của cuộc đời người.Để con người chậm lại,suy
ngẫm,cảm nhận,để con người cũng lặng em,nhẹ bước,trải lòng ra với thơ.

×