BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------------
ĐỒ ÁN HÌNH THÁI NHÀ Ở VÀ CƠNG TRÌNH
GIAI ĐOẠN BA
THÁCH THỨC HỘI AN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY DI SẢN HAI BÊN BỜ
SÔNG THU BỒN
Chuyên ngành:
Kiến trúc
Mã số:
GVHD:
TP. HỒ CHÍ MINH – 2022
MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................1
DANH MỤC BẢNG, BIỂU..............................................................................3
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.......................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................5
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI.............................................................5
2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN..6
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU....................................7
4. MỤC TIÊU VÀ NÔI DUNG NGHIÊN CỨU....................................7
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................8
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................8
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI ĐƠ THỊ KHU ĐẤT..............8
1.1
Lịch sử hình thành và phát triển khu đất.......................................8
1.1.1 Vị trí........................................................................................8
1.1.2 Lịch sử phát triển..................................................................10
1.2
Bối cảnh và hiện trạng................................................................12
1.3
Tiểu kết chương 1.......................................................................13
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG BẢO TỒN DI SẢN KIẾN
TRÚC ĐÔ THỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM
NĂNG
14
2.1
Luật Di Sản Việt Nam.................................................................14
2.2
Nghị định thư Hội An (2003)......................................................15
2.3
Phương pháp luận đánh giá tiềm năng........................................15
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
KIÊN TRÚC HAI BÊN BỜ SÔNG THU BỒN......................................................17
3.1
Nhận diện giá trị và đánh giá tiềm năng di sản kiến trúc............17
3.1.1 Cơng trình kiến trúc..............................................................17
3.1.2 Giá trị không gian sông nước.....................................18
3.2
Đề xuất giải pháp bảo tồn di sản.................................................20
3.2.1 Giải pháp bảo tồn đô thị........................................................20
3.2.2 Giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc........................................21
3.3
Phát huy giá trị tiềm năng di sản kiến trúc..................................25
3.3.1 Phát huy giá trị di sản theo hướng bền vững........................25
3.3.1.1. Phát huy giá trị tinh thần...............................................25
3.3.1.2. Phát huy theo đặc tính kiến trúc....................................25
3.3.1.3. Phát huy theo tính kế thừa............................................25
3.3.2 Phát huy theo mơ hình phát triển du lịch văn hóa................26
KẾT LUẬN....................................................................................................27
DANH MỤC THAM KHẢO..........................................................................28
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2-1. Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị...16
Bảng 3-1. Thang đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị..........17
Bảng 3-2. Bảng điểm quy đổi thang 5 mức độ tác động cơng trình............17
Bảng 3-3. Thống kê mục tiêu mặt hình thức kiến trúc để bảo tồn..............22
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1-1. Sơ đồ liên hệ khu vực nghiên cứu trong thành phố Hội An..........9
Hình 1-2. Sơ đồ vị trí khu vực. (nguồn: nhóm 1)..........................................9
Hình 1-3. Đường Nguyễn Phúc Chu...........................................................10
Hình 1-4. Tồn cảnh đường Bạch Đằng......................................................10
Hình 1-5. Tịa nhà góc đường Bạch Đằng...................................................10
Hình 1-6.Sơ đồ hình thái cơng trình qua các giai đoạn lịch sử (Nguồn: học
viên).....................................................................................................................12
Hình 1-7. Khu vực hai bên bờ sơng Thu Bồn trong phạm vi nghiên cứu.. .13
Hình 3-1. Nhận diện giá trị cơng trình trên đoạn 2 trục Bạch
Đằng...................................................................................................................18
Hình 3-2. Nhận diện giá trị cơng trình trên trục Nguyễn Phúc
Chu......................................................................................................................18
Hình 3-3. Khơng gian cơng cộng đường Bạch Đằng..................................19
Hình 3-4. Khơng gian bán cơng cộng đường Nguyễn Phúc Chu................19
Hình 3-5. Sơ đồ khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ hội an. [2]......................21
Hình 3-6. Tone màu Hội An........................................................................23
Hình 3-7. Cảnh quan đặc trưng với cây hoa giấy........................................24
Hình 3-8. Khe House_Mặt tiền...................................................................26
Hình 3-9. Khe House_Góc..........................................................................26
Hình 3-10. Hoạt động trên phố đi bộ tuyến Bạch Đằng..............................26
Hình 3-11. Hoạt động ở đường Nguyễn Phúc Chu.....................................26
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Trong quá trình phát triển của thời đại, các ngành nghề trong xã hội như: y
tế, giáo dục, kiến trúc - xây dựng, dịch vụ đều phát triển. Vấn đề đặt ra là cơ sở
hạ tầng cùng phát triển để phục vụ cho q trình đó. Việt Nam đang trên đà phát
triển và hội nhập sâu rộng vào quốc tế, do đó mức độ đơ thị hóa diễn ra ngày
càng mạnh. Các đơ thị, các cơng trình kiến trúc ồ ạt hình thành và phát triển
mạnh mẽ.
Hội An đã may mắn thoát được sự tàn phá của q trình đơ thị hố trong
quá khứ. Tuy nhiên ngày nay, sự bùng phát về phát triển du lịch trên cả nước và
khu vực miền Trung, mà Hội An là một trong những tâm điểm thu hút du khách
và đầu tư lớn nhất, đang có nguy cơ không thể không bị tàn phá. Chỉ trong một
thời gian ngắn vừa qua, hàng chục dự án khách sạn, resort cao cấp, hàng loạt
khách sạn tư nhân, nhà hàng, dịch vụ cùng các khu đô thị mới... mọc lên khiến
khơng gian đơ thị phình to nhanh chóng, kể cả về quy mô sử dụng đất và quy mô
dân số. Sự phát triển này trở nên khó kiểm sốt và bài tốn về mối quan hệ giữa
phát triển tồn diện và bảo tồn phố cổ cần phải được giải quyết trên bình diện
chiến lược, nhằm định hướng cho Hội An phát triển bền vững.
Nhằm cải thiện chất lượng và kiến tạo về mặt không gian sống trong các
khu vực tại đơ thị Hội An nói chung và khu phố cổ nói riêng. Thơng qua đó
chúng ta, cũng cải thiện vẻ mỹ quan về mặt môi trường kiến trúc cũng như
không, gian sống cho một khu vực mang nặng dấu ấn lịch sử lâu đời.
Trong bài viết này, người viết xin đưa ra những đề xuất của bản thân về vấn
đề tạo dựng một môi trường sống, bảo tồn các giá trị thời gian cũng như cảnh
quan tại nơi đây bằng giải pháp mang nét kiến trúc Hội An vào khu phố, thơng
qua đó cải thiện chất lượng sống cũng như du lịch tại nơi đây.
2. TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.
Nhắc đến Hội An không thể nào không nhắc đến vị kiến trúc sư người Hà
Lan Kazimierz Kwiatkowski (tên thường gọi Kazik). Năm 1981, kiến trúc sư
Kazik bắt đầu tiếp xúc với Hội An và nhanh chóng nhận ra những giá trị nổi bật
tồn cầu của vùng đất này. Ơng đã nỗ lực vận động chính quyền địa phương tiến
hành các biện pháp bảo tồn, trùng tu đô thị cổ Hội An, đồng thời cố gắng giới
thiệu những nét riêng biệt của Hội An ra thế giới.
Kazik là người đầu tiên đã chú ý đến giá trị đặc biệt của phố cổ Hội An. Quá
trình nghiên cứu, lập hồ sơ trình lên UNESCO cho đến khi được công nhận là Di
sản văn hóa thế giới kéo dài gần 20 năm. Đến ngày 4-12-1999, Hội An chính thức
được vinh danh Di sản văn hóa thế giới của nhân loại.
Về nghiên cứu văn hóa vật thể ở Hội An cũng có khá nhiều cơng trình như:
Nhà gỗ Hội An (2005) do Trần Ánh chủ biên; Di tích danh thắng Hội An (2007)
do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An biên soạn; Kiến trúc phố
cổ Hội An do trường Đại học Nữ Chiêu Hòa – Nhật Bản biên soạn. Các cơng
trình này đã nêu bật được giá trị văn hóa vật thể của khu phố cổ Hội An và đề ra
được những giải pháp bảo tồn và phát huy chúng. Các cơng trình này sẽ giúp cho
đề tài của luận văn nhận biết được các giá trị văn hóa vật thể của Hội An.
[ CITATION Uyể13 \l 1033 ]
Về lĩnh vực bảo tồn, cần phải kể đến các cơng trình như: Danh mục di tích
(2001) do Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An biên soạn; Cẩm
nang bảo tồn kiến trúc gỗ dành cho các chủ di tích (2008) và Tác động của du
lịch đến di sản văn hóa (2008) do UNESCO Bangkok phối hợp với Trung tâm
Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An biên soạn. Đây là những cơng trình quy
định những thủ tục, phương pháp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa Hội An.
Đây cũng là cơ sở cho việc nhận diện cách thức bảo tồn ở di sản văn hóa Hội An.
[ CITATION Uyể13 \l 1033 ]
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu về văn hóa Hội An khá nhiều nhưng
với thời đại phát triển như vũ bão ngày nay làm sao để trung hòa việc bảo tồn và
phát triển bền vững là một câu hỏi lớn và cũng là thách thức thời đại đối với Hội
An.
Vì vậy, trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu đi trước cùng với các giá trị
hình thái đã làm ở giai đoạn một và hai sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề
tài“bảo tồn và phát huy di sản hai bên bờ sơng thu bồn” lấy ví dụ trục đường
Nguyễn Phúc Chu và đường Bạch Đằng.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng
đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng
khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội
An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn
Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ XVII và XVIII.
Đối tượng nghiên cứu: các giá trị hình thái kiến trúc của các cơng trình ở
khu phố cổ Hội An.
Phạm vi nghiên cứu: khu vực phía trong đường Phan Chu Trinh trải dài
đến đường Hồng Diệu hướng ra phía bờ sơng cùng với Phường Minh An bên cù
lao.
4. MỤC TIÊU VÀ NÔI DUNG NGHIÊN CỨU
Tổng hợp tài liệu về lịch sử phát triển hình thái và nhận diện các giá trị
hình thái kiến trúc theo lược sử thời gian ở khu phố cổ Hộ An.
Tìm hiểu các nội dung liên quan đến bảo tồn di sản kiến trúc đô thị và
phát triển tiếp nối. Từ đó, nêu được thực trạng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị
và sự cần thiết của việc cân bằng giữa các giá trị kiến trúc đô thị cũ và mới tại
khu vực nghiên cứu.
Phân tích những bài học kinh nghiệm, các giải pháp của các đô thị phát
triển trong khu vực Châu Á và phương Tây, để có cái nhìn tổng quát về các
giải pháp đã được thực hiện, từ đó nhận định được những ưu khuyết điểm trong
từng giải pháp để có các bài học thực tế áp dụng vào khu vực nghiên cứu.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đạt được mục tiêu cũng như các giải pháp đề ra cho nghiên cứu, người
viết đã sử dụng các phương pháp như sau:
- Phương pháp điều tra khảo cứu: tiếp cận các cơng trình kiến trúc, thu thập
thơng tin về đặc điểm kiến trúc, kết cấu hình thể, cũng như các chi tiết kiến
trúc….
- Phương pháp thông tin tư liệu: từ tư liệu, sách báo, các cơng trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài, cách thức đánh giá cũng như những vấn đề cần lưu ý
khi thực việc đề xuất loại hình kiến trúc này,..
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: qua việc thu thập các tài liệu liên quan,
đánh giá, đối chiếu, so sánh với thông tin khảo sát từ thực tế qua đó rút ra kết
luận
và nhận định cũng như đề xuất các giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN VỀ HÌNH THÁI ĐƠ THỊ KHU ĐẤT
1.1
Lịch sử hình thành và phát triển khu đất.
1.1.1
Vị trí
Phường Minh An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi
chứa gần như toàn bộ khu phố cổ Hội An và một phần bên Cù Lao
Diện tích: 0,85 km²
Mã hành chính: 20398
Thành lập: 1975
Trụ sở UBND: Số 146, đường Trần Phú
Tổng cộng: 5.309 người
Khu đất:
Vị trí: phía bắc: đường Phan Chu Trinh
Phía Nam: sơng Thu Bồn.
Phía Đơng: đường Hồng Diệu.
Phía Tây: đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Quy mơ: 28ha (mặt nước: 5.2ha)
Hình 1-1. Sơ đồ liên hệ
khu vực nghiên cứu trong thành
phố Hội An.
Hình 1-2. Sơ đồ vị trí khu
vực. (nguồn: nhóm 1)
Một số hình ảnh khu vực
Hình 1-3.
Đường Nguyễn
Phúc Chu
(nguồn:
hoian.gov.vn/)
1.1.2
Hình 1-4.
Tồn cảnh đường
Bạch Đằng
(nguồn:
vietnamnet.vn)
Hình 1-5.
Tịa nhà góc
đường Bạch
Đằng.
(nguồn:
vnexpress.net)
Lịch sử phát triển
TK XVII - Đầu TK XVIII: Hình Thành Khu Nhật – Trung.
Hình thành nhật trung: người nhật xin phép chúa Nguyễn lập phố dựng
chùa. họ là những người lưu trú đầu tiên, xây dựng phố nhật ở phía đơng cảng
thị. làn sóng di cư của người hoa chính thức xác lập do tình hình chính trị tại
trung quốc. nhà thanh thành lập, cư dân của nhà nước cũ di chuyển sang việt
nam. hội an là một khu vực lớn, chia làm hai khu của người nhật và trung quốc.
vận hành độc lập và dựa theo phong tục riêng của từng khu vực. hoạt động trao
đổi mua bán hàng hóa diễn ra liên tục, với nhiều thương nhân đến từ nhiều vùng
đất khác nhau. có thể nói ra cảng thị hội an lúc này là điểm trung chuyển trên con
đường tơ lụa và gốm sứ xuyên đại dương giữa các nước phương tây và phương
đông.
- NỬA SAU TK XVIII (1858): sự suy thối của đơ thị.
Suy thối đơ thị: sau khi mạc phủ bắt đầu cấm người nhật định cư ở nước
ngoài, khu người nhật dần suy thoái, nhường chỗ cho sự phát triển của người hoa
tại hội an. đến thời kỳ này, những cuộc khởi nghĩa nông dân, chiến tranh xảy ra
liên tục với đỉnh điểm là cuộc khởi nghĩa tây sơn đã khiến hội an bị tàn phá nặng
nề.
- 1858-1975: Sự phục hồi và giai đoạn thuộc địa Pháp- thời kỳ Pháp-Mỹ
Thuộc địa: thời kỳ thuộc địa, dưới sự tập trung phát triển Đà Nẵng của
người pháp, hội an mất dần đi vị thế của một cảng thương mại. tuy nhiên, trong
giai đoạn này, hội an vẫn duy trì được một số đặc điểm kinh tế và phát triển theo
Đà Nẵng. Bên cạnh đó, dưới sự bảo tồn của người pháp, phần lớn kiến trúc cổ
được duy trì và xuất hiện thêm những cơng trình mang dấu ấn kiến trúc của thời
kỳ Pháp thuộc.
- 1975-1999: Sau giải phóng, thịi ký thay đổi và “đổi mới”.
Sau 75: hội an mất đi giá trị của mình về tính chất cảng thương mại, thay
vào đó, hội an được ghi nhớ như một nét đẹp đô thị mang giá trị lịch sử sâu đậm.
tuy nhiên, có một giai đoạn việc bảo tồn khu phố cổ chưa được tổ chức và định
hướng rõ ràng khiến cho rất nhiều cơng trình có giá trị đã bị tổn hại. cũng trong
thời kỳ này, kiến trúc khu vực chưa được quan tâm một cách rõ ràng, đô thị phát
triển mới khơng có định hướng.
- 1999 đến nay: Phát triển và bảo tồn
Sau UNESCO: giá trị của thành phố đơ thị và phố cổ được khẳng định dưới
góc độ lịch sử, văn hố. các cơng tác bảo tồn và trùng tu được tổ chức một cách
rõ ràng. thành phố hội an chính thức phát triển theo hướng dịch vụ du lịch và văn
hố.
Thơng qua sơ đồ hình thái cơng trình qua các giai đoạn lịch sử (hình 1-6).
Ta thấy, hai điểm nổi mật về mật độ cơng trình và các block ô phố khu vực
nghiên cứu tăng dần theo các thời kỳ lịch sử. Phát triển dần từ rạch vào phía
trong.
Điều đặc biệt là ở Hội An phát triển từ rất sớm và gần như hình thành hồn
chỉnh và giữ tới ngày nay từ nửa sau TK XVIII.
Hình 1-6.Sơ đồ hình thái cơng trình qua các giai đoạn lịch sử
(Nguồn: học viên)
1.2
Bối cảnh và hiện trạng
Trục đường Bạch Đằng là trục đường quan trọng, diễn ra hoạt động thương
mại từ lúc hình thành Hội An đến ngày nay. Đây cũng là trục đường đặc trưng
xuất hiện nhiều trên các phương tiện truyền thông. Hiện nay trục đường nằm
trong khu vực I về quy định bảo tồn khu phố cổ. [ CITATION Quy06 \l 1033 ]
Tuyến đường Nguyễn Phúc Chu là tuyến đường song song đối diện với
tuyến Bạch Đằng ở bên tả ngạn sông Thu Bồn. Trong khu vực nghiên cứu,
đường Nguyễn Phúc Chu là tuyến đường phát triển sau này nằm trong khu vực
IIA về quy định bảo tồn khu phố cổ [ CITATION Quy06 \l 1033 ].
Qua quá trình thực hiện các nghiên cứu, phân tích hình thái đô thị của khu
vực đường Nguyễn Phúc Chu, Tp. Hội An đi vào phân tích lớp hình thái cơng
trình với những đề xuất quy hoạch chung cho khu vực gần 28 ha, Học viên nhận
xét thấy các dãy nhà phố trong khu vực tuy đã ngăn nắp và gọn gàng nhưng đặc
điểm của Hội An đã khác biệt đi nhiều vì tư duy thẩm mỹ thời đại.
Trục đường Bạch Đằng vẫn giữ được giá trị hầu như nguyên vẹn của đô thị
cổ Hội An với các ADN đặc trưng của khu vực.
Hình 1-7. Khu vực hai bên bờ sơng Thu Bồn trong phạm vi nghiên
cứu.
1.3
Tiểu kết chương 1
Hai bên bờ sông Thu Bồn với hai trục đường đường chính là Bạch Đằng và
Nguyễn Phúc Chu có sự khác nhau khu vực bảo tồn do sự phát triển của khu
vực. đồng thời có sự liên kết chặc chẽ giữa hai bờ sông.
CHƯƠNG 2.
CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG BẢO TỒN DI SẢN KIẾN
TRÚC ĐÔ THỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ TIỀM
NĂNG
2.1
Luật Di Sản Việt Nam
Luật Di sản văn hoá gồm 7 chương, 79 điều. Chương I quy định các điều
khoản chung, chương VI quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm, chương VII
quy định về các điều khoản thi hành, còn lại 4 chương của Luật là những quy
định
quyền và nghĩa vụ cụ thể đối với tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực di
sản văn hố.
Về cơ bản, Luật di sản văn hóa phù hợp với các điều ước quốc tế về di
sản văn hóa mà Việt Nam đã tham gia. Luật đề cập cụ thể đến mục đích của
luật, khái niệm về di sản văn hóa, di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi
vật thể; quyền và nghĩa vụ của các cá nhân đối với di sản văn hóa.
Bên cạnh các văn bản quy phạm pháp luật kể trên, nhà nước còn ban hành
nhiều văn bản khác để cụ thể hố chính sách, phương hướng, mục tiêu cũng như
những cách thức để thực hiện hoạt động bảo tồn, phát triển di sản văn hóa. Có
thể kể đến Quyết định số 25/1993 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số
chính sách xây dựng và đổi mới sự nghiệp văn hóa nghệ thuật; Nghị quyết Trung
ương 5 (khóa VIII, 1998) về xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 nêu vấn đề
bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc; Quyết định số 36/2005 của Thủ
tướng chính phủ, lấy ngày 23/11 hàng năm là “ngày Di sản văn hóa Việt Nam”.
[ CITATION Luậ01 \l 1033 ]
Đây là một trong những hành động thiết thực khẳng định giá trị của di sản
văn hóa, tơn vinh giá trị của di sản văn hóa vật thể lẫn phi vật thể.
2.2
Nghị định thư Hội An (2003)
Hội nghị Quốc tế về “Bảo tồn các địa điểm di sản và hợp tác quốc tế” được
tổ chức tại Hội An và đã thống nhất các nguyên tắc và các đề xuất đối với chính
quyền Trung ương và địa phương cũng như đối với các ban ngành và các tổ chức
quốc tế liên quan về các khu phố cổ và lịch sử của Châu Á với bảo tồn di sản,
với một số nguyên tắc cơ bản có thể nhằm áp dùng vào bảo tồn trong các khu
phố cổ hoặc khu phố lịch sử bao gồm:
- Sự tham gia cộng đồng trong việc bảo tồn các khu phố lịch sử.
- Cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo tồn di sản.
- Bảo tồn di sản kiến trúc bằng gỗ tại các khu phố lịch sử.
- Củng cố các cấp chính quyền, chun mơn và hợp tác quốc tế.
2.3
Phương pháp luận đánh giá tiềm năng
Dựa trên cơ sở phương pháp luận bảo tồn di sản được Nahoum Cohen trình
bày trong cuốn sách “Urban Conservation (1999)ˮ. Đánh giá tiềm năng di sản
nhằm so sánh chất lượng di sản giữa các địa điểm khác nhau của đơ thị trên cơ
sở xác lập các tiêu chí, so sánh các khía cạnh tương tự bằng việc định giá trị
(điểm) cho mỗi thành phần gồm địa điểm, khu vực và các loại di sản kiến trúc
một cách khách quan.
Phân tích đánh giá tiềm năng di sản của sẽ giúp xác định đặc tính của mỗi
địa điểm, khu vực và di sản kiến trúc có giá trị bảo tồn cụ thể là [CITATION
Nah98 \l 1033 ]
+ Xác định các địa điểm có tiềm năng.
+ Xác định đặc tính di sản, mức độ quan trọng và lý do bảo tồn.
+ Cơ sở cho phát triển cho mỗi khu vực và di sản trong đô thị.
Nhận diện giá trị kiến trúc tuyến phố thông qua đánh giá cụ thể từng cơng
trình căn cứ vào các yếu tố như giá trị lịch sử, giá trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng, vị
thế và tiềm năng.
Các cơng trình được phân cấp giá trị theo các mức giá trị quy đổi cho thang
5 bảng 2.1.
CÁC THÀNH PHẦN
CÁC YẾU TỐ GIÁ TRỊ
CHÍNH VÀ QUY GIÁ TRỊ
TỐI ĐA
VỊ THẾ (5đ)
5
ĐẶC TÍNH KHƠNG GIAN Giá trị lịch sử.
2.5
LỊCH SỬ (10đ)
Giá trị xã hội và 2.5
chức năng.
Giá trị tinh thần - 2.5
cảm giác về giá trị.
Tính nguyên vẹn
2.5
GIÁ TRỊ SỬ DỤNG (5đ)
GIÁ TRỊ THẨM MỸ (10)
Cơng trình hoặc 2.5
nhóm cơng trình có
giá trị tiêu biểu.
Giá trị thẩm mỹ, hài
hịa với khu vực.
Cấu trúc đơ thị đặc
trưng.
Giá trị cảnh quan.
2.5
2.5
GHI CHÚ
- Qui giá trị cho
mỗi thành phần
là ý kiến chủ
quan của nhóm
và nó có thể
khác nhau tùy
thuộc vào nhận
định của mỗi nhà
chuyên môn.
- Tổng điểm giá
trị lớn sẽ chỉ ra
tiềm năng của
địa điểm cần bảo
tồn.
2.5
GIÁ TRỊ TIỀM NĂNG (5đ)
5
Bảng 2-1. Hệ tiêu chí đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô
thị
CHƯƠNG 3.
GIẢI PHÁP BẢO TỔN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN
KIÊN TRÚC HAI BÊN BỜ SÔNG THU BỒN
3.1
Nhận diện giá trị và đánh giá tiềm năng di sản kiến trúc
3.1.1
Cơng trình kiến trúc
Nhận diện giá trị kiến trúc tuyến phố thơng qua đánh giá cụ
thể từng cơng trình căn cứ vào các yếu tố như giá trị lịch sử, giá
trị thẩm mỹ, giá trị sử dụng, vị thế và tiềm năng. Các cơng trình
được phân cấp giá trị theo các mức giá trị cao (trên 25 điểm), có
giá trị (20-24 điểm), giá trị thấp (17-18 điểm), khơng có giá trị
(dưới 17)
MỨC ĐỘ GIÁ TRỊ
ĐIỂM ĐÁNH GIÁ
Giá trị cao
>25
Có giá trị
20-24
Giá trị thấp
17-18
Khơng có giá trị
<17
Bảng 3-2. Thang đánh giá tiềm năng bảo tồn di sản kiến trúc đô thị
Quy đổi sang thang điểm 5 để đánh giá mức tác động đến
cơng trình
Quy đổi thang điểm 5
MỨC ĐỘ TÁC ĐỘNG
6-7
Bảo tồn
5-6
Nhân rộng
4-5
Giữa nguyên
3-4
Cải tạo
1-3
Loại bỏ
Bảng 3-3. Bảng điểm quy đổi thang 5 mức độ tác động cơng trình
Trục đường Bạch Đằng hầu như vẫn còn nguyên giá trị.
Hình 3-8. Nhận diện giá trị cơng trình trên đoạn 2 trục
Bạch Đằng
Trục đường Nguyễn Phúc Chu được phát triển sau này, nhưng vẫn mang hơi
hướng của Hội An. Tuy nhiên, vẫn cịn xen giữa là những cơng trình theo hướng
hiện đại.
Hình 3-9. Nhận diện giá trị cơng trình trên trục Nguyễn
Phúc Chu.
3.1.2
Giá trị khơng gian sơng nước
Với tính chất hoạt động kinh tế sông nước từ các thế kỷ XV-XII cho đến
ngày nay, đô thị Hội An đã được hình thành như một hạt nhân chính gắn kết chặt
chẽ theo trục từ Tây sang Đông dọc theo sông Thu Bồn.
Theo trục Đông tây này cuộc sống của cư dân Hội An được gắn liền với
cuộc sống sông nước, không gian kinh tế hịa quyện với khơng gian vật thể tạo
nên một bức tranh hết sức bản sắc cho khu vực Hội An.
Trải qua những biến đổi của tự nhiên và đời sống kinh tế xã hội, Hội An
như một đô thị lõi lịch sử được kết nối với các khu vực lân cận chủ yếu qua hệ
thống sông (sông Thu Bồn, Hội an, và sơng Cổ Cị…)và các con song nhánh
luồn lách nối kết qua các khu dân cư, đặc biệt khu vực xã Cẩm Thanh.
Trong sự quan hệ theo trục sông nước Đông-Tây dọc sông Thu Bồn, khu
vực phường Minh An (Cù Lao) có vị trí đặc biệt, là không gian được bao bọc bởi
sông Thu Bồn và là nơi gặp gỡ của lối kiến trúc hiện đại và cổ kính.
Những đặc điểm lịch sử cũng như hình thái kiến trúc đa dạng tự nhiên của
khu vực này có thể kết hợp bổ trợ cho trung tâm đơ thị cổ để tạo thành một sự
liên kết chặt chẽ không chỉ về không gian kiến trúc cảnh quan mà còn cho cả
việc phát triển du lịch dịch vụ sinh thái.
Hai bên bờ sông là không gian công cộng tiếp với đường tiếp xúc với mặt
sông, tiếp theo là không gian bán công cộng tạo nên mối liên kết với trong cơng
trình.
Hình 3-10. Khơng gian cơng cộng đường Bạch Đằng
Hình 3-11. Không gian bán công cộng đường Nguyễn Phúc Chu
3.2
Đề xuất giải pháp bảo tồn di sản
3.2.1
Giải pháp bảo tồn đô thị
Giải pháp bảo tồn đô thị của Hội An được tiến hành theo cách xác định ranh
giới bảo tồn cho tổng thể đô thị và các khu vực đặc thù theo cấp độ tiềm năng
khác nhau. Xác định ranh giới bảo tồn này dựa trên 2 yếu tố quan trọng gồm bản
đồ quy hoạch gốc và bản thiết kế quy hoạch hiện hành để so sánh giữa lịch sử và
hiện tại diễn ra như thế nào trong quá trình phát triển của đơ thị của Hội An để
nhận xét thông tin và cấp độ tiềm năng của các khu vực trong đơ thị đó, cịn yếu
tố thứ hai là dựa vào sự tập trung của di sản kiến trúc theo số lượng và chức năng
hoạt động của di sản kiến trúc. Ranh giới bảo tồn được xác theo các tuyến đường
bao quanh Hội An thuộc quy hoạch thành phố là khu trung tâm đô thị lịch sử. để
đưa ra giải pháp bảo tồn chính xác và phù hợp với thực tiễn của đô thị, trước hết
cần xác định vùng bảo tồn lớn thành 3 vùng gồm vùng Lõi và vùng Đệm sau:
[ CITATION Quy06 \l 1033 ]
Các ranh giới của Khu phố cổ Hội An được quy định tại Luật Di sản văn
hóa của Chính phủ Việt Nam và Quy chế quản lý, bảo tồn và sử dụng di tích Khu
phố cổ Hội An của Uỷ ban Nhân dân thành phố Hội An. Khu phố cổ có diện tích
30 ha và có 2 khu vực bảo vệ.
Các giới hạn của khu phố cổ Hội An là:
- Đông: đường Hoàng Diệu (bao gồm các dãy nhà số lẻ).
- Tây: Giao nhau giữa đường Phan Châu Trinh và Nguyễn Thị Minh
Khai (nằm tại số 77 Nguyễn Thị Minh Khai)
- Nam: đường Bạch Đằng và đường bê tông dọc bờ sông sau đường Nguyễn
Thị Minh Khai
- Bắc: đường Phan Châu Trinh (bao gồm các dãy nhà số chẵn).
Các khu vực bảo vệ gồm:
Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu
thành
di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng. Khu vực bảo vệ II là vùng bao quanh khu
vực bảo vệ I của di tích, có thể xây dựng những cơng trình phục vụ cho việc phát
huy giá trị di tích nhưng khơng làm ảnh hưởng tới kiến trúc, cảnh quan thiên
nhiên và môi trường - sinh thái của di tích. Ở Hội An, khu vực II được chia thành
khu vực II-A và khu vực II-B.
Hình 3-12. Sơ đồ khoanh vùng bảo vệ khu phố cổ hội an.
[ CITATION Quy06 \l 1033 ]
3.2.2 Giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc
Đề xuất giải pháp bảo tồn di sản kiến trúc theo phong cách kiến trúc, dựa
theo kết quả khảo sát di sản kiến trúc tại hiện trường khu phố cổ Hội An cộng