Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

(LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.43 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2017

TIEU LUAN MOI download :


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LƢƠNG THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN ĐOAN HÙNG, TỈNH PHÚ THỌ
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN VĂN HIỆU


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

PGS. TS Nguyễn Văn Hiệu

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

PGS. TS Phí Mạnh Hồng
Hà Nội – 2017

TIEU LUAN MOI download :


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan rằng, cơng trình nghiên cứu này là của riêng tôi, đƣợc thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu. Những số liệu,
thông tin và kết quả nghiên cứu trong lụân văn này là trung thực và chƣa đƣợc sử
dụng để bảo vệ ở bất cứ một luận văn nào.
Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngƣời khác đảm bảo theo đúng
các quy định. Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin
đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí đều đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Lƣơng Thị Diệu Linh

TIEU LUAN MOI download :



LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ quý
báu của tập thể và các cá nhân. Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên
Khoa Tài chính ngân hàng trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc
biệt là sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các đồng chí lãnh
đạo UBND huyện Đoan Hùng, Chi Cục Thuế huyện Đoan Hùng, Chi Cục Thống kê
huyện Đoan Hùng, Phịng Tài chính - Kế hoạch huyện Đoan Hùng và UBND 28 xã,
thị trấn thuộc huyện Đoan Hùng đã góp ý và giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
Tác giả luận văn

Lƣơng Thị Diệu Linh

TIEU LUAN MOI download :


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................................... ii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................................. iii
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ. ............................................................................ 5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu. .................................................................... 5
1.2. Khái quát chung về ngân sách nhà nƣớc. ................................................................ 7
1.2.1. Khái niệm Ngân sách nhà nƣớc................................................................7
1.2.2. Đặc điểm của NSNN ................................................................................ 7
1.2.3. Phân loại Ngân sách nhà nƣớc. ................................................................9

1.2.4. Phân cấp NSNN .............................................................................................. 9
1.3. Khái quát chung về Ngân sách xã. ........................................................................ 12
1.3.1. Khái niệm Ngân sách xã. ........................................................................12
1.3.2. Vai trị và vị trí của ngân sách xã. ..........................................................14
1.4. Cơ sở lý luận về quản lý Ngân sách xã. ................................................................ 17
1.4.1. Khái niệm về quản lý Ngân sách xã. ......................................................17
1.4.2. Mục tiêu của quản lý Ngân sách xã. .......................................................23
1.4.3. Nguyên tắc trong quản lý ngân sách xã. .................................................25
1.4.4. Bộ máy quản lý ngân sách xã. ................................................................18
1.5. Nội dung công tác quản lý ngân sách xã. .............................................................. 19
1.5.1. Lập dự toán ngân sách xã ....................................................................... .19

1.5.2. Chấp hành dự toán ngân sách xã .......................................................... .23
1.5.3. Kế toán và quyết toán ngân sách xã ..................................................... .25
1.5.4. Phân tích, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành ngân sách xã ............. .27

TIEU LUAN MOI download :


1.5.5. Nội dung đánh giá công tác quản lý ngân sách xã .............................. .28
1.6. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách xã
............................................................................................................................................ .29

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP THIẾT KẾ VÀ NGHIÊN CỨU. .................................... 33
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 33
2.1.1. Phƣơng pháp thống kê mơ tả. .................................................................33
2.1.2. Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. ...........................................................33
2.1.3. Phƣơng pháp so sánh. .............................................................................34
2.1.4. Phƣơng pháp thu thập thơng tin .............................................................. 34
2.2. Quy trình nghiên cứu đề tài..................................................................................... 35

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................. .37
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN ĐOAN HÙNG. ........................................................................ 39
3.1. Vị trí, đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội huyện Đoan Hùng có liên quan
đến q trình quản lý thu, chi ngân sách Nhà nƣớc. .................................................... 39
3.1.1. Điều kiện tự nhiên. .................................................................................39
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội. ......................................................................39
3.2. Giới thiệu về phịng Tài chính – kế hoạch của huyện Đoan Hùng. ..................... 45
3.3. Thực trạng công tác quản lý ngân sách ở huyện Đoan Hùng. ............................. 47
3.3.1. Một số kết quả chung về tình hình thu, chi NSNN ở huyện Đoan Hùng
trong những năm vừa qua. ....................................................................47
3.3.2. Phân tích thực trạng quản lý ngân sách xã. ............................................50
CHƢƠNG 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HỒN THIỆN
CƠNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
ĐOAN HÙNG. ......................................................................................................... 100
4.1. Yêu cầu quản lý ngân sách nhà nƣớc theo luật NSNN năm 2015. ....................100
4.1.1. Những điểm mới trong luật ngân sách nhà nƣớc năm 2015. ...............100

TIEU LUAN MOI download :


4.1.2 Những thay đổi trong quản lý ngân sách xã theo luật ngân sách nhà nƣớc
năm 2015. ............................................................................................105
4.2 Phƣơng hƣớng quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng. ..............105
4.2.1 Quản lý ngân sách xã gắn liền với phát triển kinh tế xã hội của huyện
Đoan Hùng. .........................................................................................105
4.2.2 Tăng cƣờng khai thác, phát triển nguồn thu và thực hiện chi có hiệu quả.
.............................................................................................................105
4.2.3 Thực hiện quyền dân chủ, cơng khai, minh bạch và nâng cao trách nhiệm
giải trình ngân sách xã. .......................................................................108

4.3 Các giải pháp tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện
Đoan Hùng. ......................................................................................................109
4.3.1 Tăng cƣờng chất lƣợng công tác xây dựng dự toán ngân sách xã. .......109
4.3.2 Tăng cƣờng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thu, chi ngân sách xã. .111
4.3.3 Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra quản lý ngân sách xã thƣờng
xuyên, định kỳ. ....................................................................................114
4.3.4 Tăng cƣờng công tác đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ
xã. ........................................................................................................115
4.3.5 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách xã.
.............................................................................................................116
KẾT LUẬN............................................................................................................................ 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 119

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

AN

An ninh


2

CNH - HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

3
4

DQTV
HĐND

Dân qn tự vệ
Hội đồng nhân dân

5

KBNN

Kho bạc Nhà nƣớc

6

MTTQ

Mặt trận tổ quốc

7

NS


Ngân sách

8

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

9

NSNN

Ngân sách nhà nƣớc

10

NSTW

Ngân sách trung ƣơng

11

NSX

Ngân sách xã

12

PTTH


Phổ thông trung học

13
14

QLNN
TBCN

Quản lý nhà nƣớc
Tƣ bản chủ nghĩa

15
16
17
18
19

TNCS
TT
TH/DT
UNC
XHCN

Thanh niên cộng sản
Thị trấn
Thực hiện/dự toán
Ủy nhiệm chi
Xã hội chủ nghĩa


i

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC BẢNG BIỂU

TT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1

Đội ngũ cán bộ quản lý NSX của huyện Đoan Hùng

42

2

Bảng 3.2

Tình hình đất đai của huyện Đoan Hùng 2014-2016

43


3

Bảng 3.3

Tình hình dân số và lao động của huyện Đoan Hùng 44
2014-2016

4

Bảng 3.4

Tổng hợp thu, chi NSNN huyện Đoan Hùng 2014 – 48
2016

5

Bảng 3.5

Dự toán thu NS xã Chân Mộng năm 2017

54

6

Bảng 3.6

Dự toán thu NS thị trấn Đoan Hùng năm 2017

56


7

Bảng 3.7

Dự toán thu NS Xã Ca Đình năm 2017

58

8

Bảng 3.8

Dự tốn chi NS xã Chân Mộng năm 2017

64

9

Bảng 3.9

Dự toán chi NS thị trấn Đoan Hùng năm 2017

65

10

Bảng 3.10

Dự toán chi NS Xã Ca Đình năm 2017


66

11

Bảng 3.11

Tổng hợp thu NSX theo nội dung ở huyện Đoan Hùng 77
năm 2014 – 2016

12

Bảng 3.12

Tổng hợp chi NSX theo nội dung ở huyện Đoan Hùng 78
năm 2014 – 2016

13

Bảng 3.13

So sánh thực hiện và dự toán chi ngân sách xã, TT năm 79
2017 ở huyện Đoan Hùng

ii

TIEU LUAN MOI download :


DANH MỤC HÌNH


TT

Sơ đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 1.1 Tổ chức bộ máy quản lý Tài chính - Kế tốn NSX

18

2

Sơ đồ 3.1 Cơ cấu bộ máy quản lý phịng Tài chính – Kế hoạch

46

3

Sơ đồ 3.2 Quá trình thực hiện thu ngân sách

73

4

Sơ đồ 3.3 Quá trình thực hiện chi ngân sách


75

5

Sơ đồ 3.4 Hình thức kế tốn ngân sách xã áp dụng ở huyện Đoan

90

Hùng

iii

TIEU LUAN MOI download :


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiến pháp nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định “Xã là một cấp
chính quyền cơ sở trong hệ thống hành chính nhà nƣớc bốn cấp ở nƣớc ta”. Cấp xã
có vị trí đặc biệt quan trọng, là cấp trực tiếp nắm bắt giải quyết các nguyện vọng
của nhân dân, trực tiếp tổ chức và lãnh đạo nhân dân triển khai thực hiện các chủ
trƣơng, đƣờng lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nƣớc vào thực tiễn.
Các nội dung cơng việc của chính quyền cấp xã địi hỏi một nguồn lực tài chính đáp
ứng rất lớn và có ý nghĩa tiên quyết mà chủ yếu do Ngân sách Nhà nƣớc đảm bảo.
Chính vì thế, việc quản lý ngân sách và tài chính xã một cách tiết kiệm, hiệu quả,
công khai, minh bạch và khoa học càng cần thiết hơn bao giờ hết.
Luật ngân sách Nhà nƣớc ở Việt Nam lần đầu tiên đƣợc ban hành vào năm
1996, có hiệu lực vào năm 1997 và đã đƣợc sửa đổi bổ sung vào tháng 5 năm 1998
cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, trƣớc sự phát triển nhanh về kinh tế,

văn hóa trong xu hƣớng hội nhập khu vực và thế giới, ngày 25/6/2015, tại Kỳ họp
thứ 9, Quốc hội khố XIII đã thơng qua Luật Ngân sách nhà nƣớc (sửa đổi). Đây là
đạo luật quan trọng tạo bƣớc ngoặt mới trong quản lý ngân sách nhà nƣớc theo hành
lang pháp lý mới đầy đủ và đồng bộ hơn, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay và
xu hƣớng hội nhập quốc tế, góp phần quan trọng vào tiến trình cải cách tài chính
cơng theo hƣớng hiện đại.
Từ khi thực hiện luật ngân sách đến nay, Chính phủ và chính quyền các địa
phƣơng đã làm nhiều và nỗ lực để nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng nguồn lực
tài chính cơng, thế nhƣng kết quả đạt đƣợc chƣa cao. Nhiều địa phƣơng đã không
thực hiện tốt những nội dung mà luật ngân sách quy định, đặc biệt là cơng tác lập
dự tốn, quyết tốn và thực hiện việc cơng khai minh bạch, chính xác, khách quan
trong cơng tác quản lý điều hành ngân sách. Một trong những cấp còn tồn tại chủ
yếu lại là từ ngân sách cấp cơ sở - Ngân sách xã, thị trấn (gọi chung là ngân sách
xã).
1

TIEU LUAN MOI download :


Là ngân sách cấp cơ sở ngoài việc chấp hành theo luật Ngân sách Nhà nƣớc,
ngân sách xã còn đƣợc hƣớng dẫn riêng và chịu sự chi phối bởi các Nghị quyết và
chính sách của Nhà nƣớc các tỉnh. Do vậy, công tác quản lý ngân sách xã đƣợc thực
hiện tốt, đặc biệt là tăng cƣờng phân cấp ngân sách xã theo hƣớng tự cân đối là góp
phần thực hiện thành công công tác điều hành ngân sách địa phƣơng nói riêng và
quản lý nhà nƣớc địa phƣơng nói chung.
Huyện Đoan Hùng là huyện nghèo của tỉnh Phú Thọ, với nền kinh tế phát triển
chậm, nguồn thu ngân sách còn rất hạn hẹp. Hàng năm, NS Tỉnh phải chi bổ sung
cân đối từ 80%- 85% nhu cầu chi của huyện thì vấn đề giải quyết nguồn lực tài
chính cho ngân sách cấp xã cịn đang gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, với bản
thân phát triển nội lực cần phải có những giải pháp để tăng cƣờng chủ động cho

ngân sách cấp cơ sở, khai thác tốt nguồn thu, tiết kiệm chi, đảm bảo thực hiện tốt
công tác quản lý nhà nƣớc trên địa bàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về dịch
vụ, hàng hóa cơng cho ngƣời dân.
Trong những năm qua, cơng tác quản lý NSNN nói chung và đặc biệt là đối
với NSX, huyện Đoan Hùng đã từng bƣớc triển khai, và thực hiện Luật NSNN góp
phần đảm bảo, ổn định, dân chủ, cơng khai hố và đúng ngun tắc tài chính ở cấp
cơ sở; góp phần đem lại công bằng xã hội; từng ngày làm thay đổi bộ mặt của nông
thôn, cơ sở hạ tầng ngày càng đƣợc đầu tƣ hoàn thiện, đời sống nhân dân đƣợc nâng
cao rõ rệt. Trong đó có một phần đóng góp khơng nhỏ từ hoạt động của NSX.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, việc thực hiện quản lý NSX của huyện
Đoan Hùng vẫn còn nhiều bất cập, từ việc xây dựng Dự toán cho NSX đến việc
thực hiện quản lý thu, chi và quyết tốn NSX cịn nhiều vấn đề tồn tại, vẫn cịn tình
trạng tham ơ, lãng phí gây thất thốt NSNN, trình độ cán bộ quản lý NSX còn nhiều
hạn chế, việc đào tạo cán bộ cịn chắp vá chƣa đảm bảo đáp ứng đƣợc cơng tác quản
lý NSX trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian qua, chƣa có một đề tài nghiên cứu, đánh giá nào về công tác
quản lý NSX của huyện Đoan Hùng, để từ đó có thể hệ thống các cơ sở lý luận cũng
nhƣ rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn và đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng
2

TIEU LUAN MOI download :


cho công tác quản lý NSX của huyện ngày càng đạt chất lƣợng, hiệu quả và ổn định
hơn. Nhiều câu hỏi đặt ra là thực trạng quản lý ngân sách xã ở huyện Đoan Hùng
hiện nay ra sao? Nguyên nhân nào khiến cho công tác quản lý ngân sách xã chƣa có
hiệu quả? Giải pháp hữu hiệu nhằm tăng cƣờng công tác quản lý ngân sách xã ở
huyện Đoan Hùng. Chính vì vậy, tơi tiến hành nghiên cứu đề tài : “Quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ”, sẽ góp phần trả lời cho
những vấn đề cấp bách trên.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm giải quyết những vấn đề cịn tồn đọng
trong cơng tác quản lý hoạt động thu, chi ngân sách xã cũng nhƣ đƣa ra những
hƣớng giải quyết mới để nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách
xã của huyện theo luật ngân sách nhà nƣớc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về quản lý ngân sách xã.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan
Hùng trong giai đoạn (từ năm 2014- 2016)
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu và kiến nghị để nâng cao hiệu quả và ổn định
công tác quản lý ngân sách xã ở huyện Đoan Hùng giai đoạn 2017 – 2020.
4. Câu hỏi nghiên cứu
Một là: Lý luận về Quản lý ngân sách xã nhƣ thế nào? Hiệu quả công tác quản lý
ngân sách xã đƣợc đánh giá thông qua những chỉ tiêu nào?
Hai là: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã của huyện Đoan Hùng trong thời
gian qua diễn ra nhƣ thế nào? Những kết quả đạt đƣợc và chƣa đạt đƣợc là gì?
Ba là: Những điểm mới trong công tác quản lý ngân sách xã của Huyện Đoan Hùng
từ khi thực hiện theo luật ngân sách nhà nƣớc năm 2015?
Bốn là: Giải pháp để nâng cao hiệu quả và ổn định công tác quản lý ngân sách xã
trên địa bàn huyện Đoan Hùng?

3

TIEU LUAN MOI download :


5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động quản lý Tài chính ngân sách xã ở huyện Đoan Hùng. Đề tài thực
hiện đánh giá công tác quản lý ngân sách xã gồm lập dự toán, chấp hành dự toán

(hoạt động thu, chi NSX), quyết toán NSX, công tác kiểm tra NSX và ảnh hƣởng
đến đời sống kinh tế - xã hội địa phƣơng. Đề tài tập trung nghiên cứu ở phịng Tài
chính - Kế hoạch của huyện, 28 xã, thị trấn ở huyện Đoan Hùng và chọn 02 xã và
01 thị trấn đặc trƣng để đi sâu nghiên cứu.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
5.2.1. Phạm vi thời gian
Đề tài bắt đầu tiến hành từ ngày 01/02/2017. Do đó tài liệu phục vụ cho việc
nghiên cứu cơng tác quản lý ngân sách xã ở huyện Đoan Hùng tập trung chủ yếu từ
năm 2014 - 2016.
5.2.2. Phạm vi khơng gian
Đề tài tập trung nghiên cứu ở phịng Tài chính – kế hoạch huyện Đoan Hùng,
27 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ.
5.2.3. Phạm vi nội dung
Nâng cao hiệu quả và ổn định hoạt động quản lý ngân sách xã trên địa bàn
huyện Đoan Hùng, Tỉnh Phú Thọ giai đoạn từ 2014 đến 2016.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về quản lý ngân
sách xã.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp thiết kế nghiên cứu của luận văn.
Chƣơng 3: Thực trạng công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Đoan
Hùng.
Chƣơng 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý ngân
sách xã trên địa bàn huyện Đoan Hùng đến năm 2020.

4

TIEU LUAN MOI download :



CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
1.1.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu

 Cơng trình nghiên cứu trong nước
+ Nguyễn Thị Hồng Oanh, 2015. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý
Ngân sách phường tại quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng. Luận văn thạc sĩ kinh
tế, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu rất rõ thực trạng công
tác quản lý ngân sách phƣờng thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp thu thập, xử
lý và phân tích thơng tin. Trong từng bƣớc của quy trình quản lý ngân sách phƣờng,
gồm các bƣớc lập dự toán ngân sách, chấp hành dự toán, kế toán, quyết tốn ngân
sách, phân tích, kiểm tra và đánh giá việc chấp hành ngân sách, tác giả chỉ ra những
điểm đạt đƣợc và những điểm cịn hạn chế, từ đó đi sâu nắm bắt đƣợc thực trạng
quản lý ngân sách phƣờng tại quận Hải Châu diễn ra nhƣ thế nào, để đề ra các giải
pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nhƣ: nâng cao hiệu quả quản lý chi đầu tƣ
xây dựng cơ bản, đảm bảo nền tảng thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển theo đúng
định hƣớng; nâng cao hiệu quả quản lý chi thƣờng xuyên nhằm hạn chế việc thất
thốt, tránh sử dụng lãng phí ngân sách nhà nƣớc; hoàn thiện một số nội dung quản
lý chi ngân sách nhà nƣớc; nâng cao phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán
bộ quản lý ngân sách nhà nƣớc…
+ Huỳnh Thị Cẩm Liên, 2011. Hoàn thiện công tác quản lý NSNN Huyện Đức
Phổ, Tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Đà Nẵng. Tác giả đã sử
dụng các phƣơng pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu để nêu bật đƣợc thực
trạng công tác quản lý NSNN của huyện Đức Phổ, đƣa ra chu trình quản lý NSNN
và sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác quản lý NSNN, từ đó đề ra các giải pháp và
chiến lƣợc để tận dụng đƣợc điểm mạnh và khắc phục điểm yếu. Để đạt đƣợc mục
đích nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ phƣơng
pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, thống kê, mô tả từ đó rút ra kết luận về

vấn đề đƣợc nghiên cứu thông qua việc xử lý số liệu bằng phƣơng pháp thống kê
toán học trên excel. Tác giả đƣa ra những giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng các
5

TIEU LUAN MOI download :


hoạt động lập dự toán, chấp hành dự toán, kế toán và quyết toán, thanh tra, kiểm tra,
giám sát và cơng tác phân cấp trong q trình quản lý ngân sách nhà nƣớc dựa trên
thực trạng quản lý NSNN của huyện đã đƣợc phân tích trong thời gian qua.
+ Ngơ Thanh Huyền, 2014. Quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Nghĩa
Hưng, Tỉnh Nam Định. Luận văn thạc sĩ, Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn của
mình, tác giả đã chỉ ra vai trò của ngân sách xã trong hệ thống ngân sách nhà nƣớc
và trong việc phát triển kinh tế nông thôn, đƣa ra thực trạng công tác quản lý ngân
sách xã qua các khâu lập dự toán, chấp hành dự tốn, tình hình tổ chức, quản lý thu
ngân sách xã trên địa bàn, tình hình tổ chức, quản lý thu ngân sách xã. Từ đó đƣa ra
các giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý ngân sách xã theo quy định của pháp luật
trên địa bàn huyện Nghĩa Hƣng, tỉnh Nam Định trong những năm tới.


Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu trên, cịn một số bài nghiên cứu được

đăng trên các tạp chí nghiên cứu khoa học:
Hồ Quang Hải, 2014. Hoàn thiện quản lý thu ngân sách xã, nhìn từ thực tế địa
phương, Tạp chí tài chính số 2 – 2014. Bài viết tập trung phân tích về thực trạng
cơng tác quản lý thu ngân sách xã trên địa bàn thị xã Cửa Lò - địa phƣơng có số thu
ngân sách hàng năm lớn thứ hai của tỉnh Nghệ An (giai đoạn 2010-2012), thu ngân
sách tại Cửa Lị gồm có những khoản thu phí và lệ phí, các khoản này hồn tồn là
từ thu lệ phí đò, chợ, bến bãi. Ở cả hai năm 2010 và 2012 mức thực thu đều cao hơn
mức dự toán, đặc biệt là năm 2012, mức thực thu cao hơn rất nhiều (160%) so với

dự tốn. Trong khi đó, mức thực thu của năm 2011 lại thấp hơn 3% so với dự tốn.
Các khoản thu phí, lệ phí, đặc biệt là lệ phí chợ và lệ phí đị đã đƣợc khai thác triệt
để, bên cạnh đó cịn có thu từ đóng góp của nhân dân, thu kết dƣ ngân sách, thu sự
nghiệp và thu khác. Tác giả đã phân tích rất rõ sự biến động của các khoản thu này
qua các năm để từ đó giúp ngƣời đọc thấy đƣợc thực trạng thu NSNN tại thị xã Cửa
Lò và đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cƣờng công tác quản lý thu
ngân sách xã trên địa bàn trong thời gian tới.
Nguyễn Thị Thảo, 2016. Hồn thiện cơng tác kế toán ngân sách xã, phường
giai đoạn hiện nay, Tạp chí tài chính số 2 – tháng 11 năm 2016. Bài viết chỉ ra các
6

TIEU LUAN MOI download :


vấn đề về hoàn thiện nhiệm vụ thu của kế toán cấp xã, phƣờng, kiến nghị chấn
chỉnh việc thu để ngồi ngân sách khơng nộp vào kho bạc, hồn thiện tổ chức hệ
thống chứng từ kế toán trong kế toán ngân sách xã, phƣờng, tăng cƣờng quản lý chi
đầu tƣ ngân sách xã trên địa bàn xã, phƣờng và đƣa ra các giải pháp thực hiện
nhiệm vụ thu, chi ngân sách của kế tốn ngân sách cấp xã, phƣờng.
Nhìn chung, tất cả các cơng trình nghiên cứu đều đã chỉ ra đƣợc quy trình
quản lý ngân sách nhà nƣớc ở các cấp, các khoản thu và nhiệm vụ chi, tuy nhiên
đều chƣa có sự phân tích cụ thể theo u cầu của luật NSNN mới năm 2015.
1.2. Cơ sở lý luận về ngân sách nhà nƣớc
1.2.1. Khái niệm ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nƣớc là bản dự trù thu chi tài chính của nhà nƣớc trong một
khoảng thời gian nhất định, thƣờng là 1 năm.
Ngân sách nhà nƣớc là quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc, là kế hoạch tài
chính cơ bản của nhà nƣớc.
Ngân sách nhà nƣớc là những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình nhà
nƣớc huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau.

Thực chất, Ngân sách nhà nƣớc phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn
liền với quá trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà nƣớc khi
nhà nƣớc tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các chức
năng của nhà nƣớc trên cơ sở luật định.
Khoản 14, điều 14 luật NSNN năm 2015 quy định, NSNN là toàn bộ các
khoản thu, chi của Nhà nƣớc đƣợc dự toán và thực hiện trong khoảng thời gian nhất
định do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết định để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của Nhà nƣớc.
1.2.2. Đặc điểm của ngân sách nhà nước
NSNN vừa là nguồn lực để nuôi dƣỡng bộ máy Nhà nƣớc, vừa là công cụ hữu
hiệu để Nhà nƣớc quản lý, điều tiết nền kinh tế và giải quyết các vấn đề xã hội nên
có những đặc điểm chính sau:
7

TIEU LUAN MOI download :


- Thứ nhất, việc tạo lập và sử dụng quỹ NSNN ln gắn liền với quyền lực
kinh tế - chính trị của Nhà nƣớc, đƣợc Nhà nƣớc tiến hành trên cơ sở những luật lệ
nhất định. NSNN là một bộ luật tài chính đặc biệt, bởi lẽ trong NSNN, các chủ thể
của nó đƣợc thiết lập dựa vào hệ thống các pháp luật có liên quan nhƣ hiến pháp,
các luật thuế,… nhƣng mặt khác, bản thân NSNN cũng là một bộ luật do Quốc hội
quyết định và thông qua hằng năm, mang tính chất áp đặt và bắt buộc các chủ thể
kinh tế - xã hội có liên quan phải tuân thủ.
- Thứ hai, NSNN luôn gắn chặt với sở hữu Nhà nƣớc và ln chứa đựng lợi
ích chung, lợi ích công cộng. Nhà nƣớc là chủ thể duy nhất có quyền quyết định đến
các khoản thu – chi của NSNN và hoạt động thu – chi này nhằm mục tiêu giúp Nhà
nƣớc giải quyết các quan hệ lợi ích trong xã hội khi Nhà nƣớc tham gia phân phối
các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nƣớc với các tổ chức kinh tế - xã hội, các
tầng lớp dân cƣ...

- Thứ ba, NSNN là một bản dự toán thu chi. Các cơ quan, đơn vị có trách
nhiệm lập NSNN và đề ra các thơng số quan trọng có liên quan đến chính sách mà
Chính phủ phải thực hiện trong năm tài khóa tiếp theo. Thu, chi NSNN là cơ sở để
thực hiện các chính sách của Chính phủ. Chính sách nào mà khơng đƣợc dự kiến
trong NSNN thì sẽ khơng đƣợc thực hiện. Chính vì nhƣ vậy mà, việc thơng qua
NSNN là một sự kiện chính trị quan trọng, nó biểu hiện sự nhất trí trong Quốc hội
về chính sách của Nhà nƣớc. Quốc hội mà không thông qua NSNN thì điều đó thể
hiện sự thất bại của Chính phủ trong việc đề xuất chính sách đó, và có thể gây ra
mâu thuẫn về chính trị.
- Thứ tƣ, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ
thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nƣớc, tài chính doanh nghiệp, trung
gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nƣớc là
khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia. Tài chính nhà nƣớc tác động đến sự
hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính nhà nƣớc thực
hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài
chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở
8

TIEU LUAN MOI download :


nguồn lực huy động đƣợc, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát
kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm
thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
- Thứ năm, đặc điểm của NSNN ln gắn liền với tính giai cấp. Trong thời kỳ
phong kiến, mơ hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà
vua với ngân sách của Nhà nƣớc phong kiến. Hoạt động thu – chi lúc này mang tính
cống nạp – ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cƣ, quan lại, thƣơng nhân,
thợ thuyền và các nƣớc chƣ hầu (nếu có). Quyền quyết định các khoản thu – chi của
ngân sách chủ yếu là do ngƣời đứng đầu một nƣớc (nhà vua) quyết định. Trong thời

kỳ hiện nay (Nhà nƣớc TBCN hoặc Nhà nƣớc XHCN), ngân sách đƣợc dự toán,
đƣợc thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan pháp quyền, quyền quyết định là của tồn
dân đƣợc thực hiện thơng qua Quốc hội. NSNN đƣợc giới hạn thời gian sử dụng,
đƣợc quy định nội dung thu - chi, đƣợc kiểm sốt bởi hệ thống thể chế, báo chí và
nhân dân.
1.2.3. Phân loại ngân sách nhà nước
* Ngân sách địa phƣơng: là các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho
cấp địa phƣơng hƣởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ƣơng cho ngân sách địa
phƣơng và các khoản chi ngân sách nhà nƣớc thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa
phƣơng.
* Ngân sách trung ƣơng: là các khoản thu ngân sách nhà nƣớc phân cấp cho
cấp trung ƣơng hƣởng và các khoản chi ngân sách nhà nƣớc thuộc nhiệm vụ chi của
cấp trung ƣơng.
1.2.4. Phân cấp ngân sách nhà nước
* Phân cấp nguồn thu giữa NSTW và NSĐP
Ngân sách Trung ƣơng
Các khoản thu
100%



Ngân sách địa phƣơng

Thuế GTGT hàng nhập

khẩu.


Thuế xuất, nhập khẩu.




Thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ



Tiền cho thuê đất.



Tiền cho thuê và bán

nhà thuộc sở hữu Nhà nƣớc.


Lệ phí trƣớc bạ.

9

TIEU LUAN MOI download :


một số mặt hàng, dịch vụ)


Thuế

thu




nhập

Thu từ hoạt động xổ

doanh số kiến thiết.

nghiệp của đơn vị hạch tốn tồn
nghành.



Viên trợ khơng hồn

lai của nƣớc ngồi trực tiếp



Thu từ dầu khí.

cho địa phƣơng.



Thu nhập từ vốn góp của



Các khoản phí, lệ phí


nhà nƣớc, tiền thu hồi vốn của nhà theo quy định.
nƣớc từ các cơ sở kinh tế.




Các khoản đóng góp tự

Các khoản do Chính phủ nguỵện của cá nhân, tổ chức

vay, viện trợ khơng hồn lại của trong và ngồi nƣớc.
Chính phủ các nƣớc.


Các khoản phí, lệ phí theo

quy định.

Các khoản thu





Thu kết dƣ NSTƢ.



Các khoản thu khác.


tỷ lệ % giữa

sổ xố kiến thiết)




Thu bổ sung từ NSTƢ.



Các khoản thu khác

Thuế GTGT (trừ thuế GTGT
hàng nhập khẩu và hoạt động

sách

Thu kết dƣ NSĐP.

theo quy định.

phân chia theo
ngân



Thuế thu nhập doanh nghiệp

trung ƣơng và


(trừ các đơn vị hạch tốn tồn

ngân sách tỉnh

ngành và hoạt động xổ số kiến
thiết).


Thuế thu nhập đối với ngƣời
có thu nhập cao.



Thuế chuyển thu nhập ra nƣớc
ngồi5.thu từ sử dụng vốn
ngân sách của các DNNN.

Các khoản thu
phân chia theo



Thuế chuyển quyền sử dụng
đất.
10

TIEU LUAN MOI download :



tỷ lệ % giữa



Thuế nhà đất.

ngân sách tỉnh,



Thuế sử dụng đất nông nghiệp.

huyện, xã



Thuế tài nguyên.



Thuế tiêu thụ đặc biệt với hàng
sản xuát trng nƣớc thu vào
vàng mã, kinh doanh vũ
trƣờng, mát xa,…tỷ lệ phân
chia do UBND tỉnh quy định.

* Phân cấp nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương
Lĩnh vực
1.


Ngân sách trung ƣơng
Chi

xây

dựng cơ bản: Các cơng
trình kinh tế then chốt
quan trọng, các cơng
trình hạ tầng cơ sở


Chi

vốn

lƣu

động.


Chi trả nợ (trong

và ngoài nƣớc).


Chi dự trữ Nhà

nƣớc.
2.




NSTƢ đảm nhận

các cơng trình hạ tầng cơ
sở khơng có khả năng thu
hồi vốn do trung ƣơng
quản lý.


Các xí nghiệp trong

và ngoài nƣớc do trung
ƣơng quản lý.


Hầu hết NSTƢ đảm

nhận chi trả nợ nƣớc ngoài.


Ngân sách tỉnh

Hầu hết NSTƢ đảm



NSĐP đảm nhận

các cơng trình hạ tầng cơ

sở do địa phƣơng quản lý.


Các xí nghiệp do

địa phƣơng quản lý.


Trả nợ trong nƣớc,

địa phƣơng đảm nhận phần
huy động xây dựng cơ sở
hạ tầng.

nhiệm.
Chi quản



Toàn bộ bộ máy



Toàn bộ bộ máy

lý Nhà nƣớc. Chi sự quản lý Nhà nƣớc của Nhà nƣớc của địa phƣơng.
nghiệp kinh tế nông trung ƣơng.
nghiệp, thuỷ lợi, lâm




Bảo vệ đê điều, hỗ trợ làm

Duy trì bảo vệ đê thuỷ lợi, thuỷ nông. Sửa

nghiệp, giao thông kiến điều trung ƣơng.

chữa các đƣờng giao thông
11

TIEU LUAN MOI download :


thiết thị chính. Chi sự



Duy tu, tu bổ các địa phƣơng. Chi tồn bộ

nghiệp giáo dục phổ đƣờng giao thơng, các các trƣờng tự tiểu học trở
thông. Chi hoạt động cơng trình kiến thiết do lên, kể cả mẫu giáo. Các
thƣờng xuyên giáo dục. trung ƣơng quản lý.
Chi chƣơng trình mục



trƣờng

trung


học,

dạy

Một số cơng trình nghề. Cơ sở chữa và khám

tiêu.Chi sự nghiệp đào quan trọng nhƣ xoá mù bệnh do địa phƣơng quản
tạo. Các trƣờng đại học. chữ,

giáo

dục

miền lý nghiên cứu ứng dụng.

Các trƣờng trung học. núi…Các trƣờng đại học Các sự nghiệp văn hoá
Chi y tế. Chi nghiên cứu đa ngành. Một số trƣờng quần chúng do địa phƣơng
khoa học. Chi văn hoá PTTH khu vực. Các cơ sở quản lý. Dân qn du kích
thơng tin. Chi thể dục, y tế chữa bệnh trung ƣơng, và tuyển quân. Các tổ chức
thể

thao.

Chi

quốc nghiên cứu khoa học cơ thuộc địa phƣơng. Tuỳ

phòng, an ninh. Chi hỗ bản. Các sự nghiệp văn hố thuộc vào phân bổ của
trợ Đảng, đồn, hội. Chi quần chúng do trung ƣơng NSTƢ
trợ cấp ngân sách xã. quản lý tồn bộ hoạt động

Chi khác.

chính quy. Các tổ chức
thuộc trung ƣơng tuỳ thuộc
khả năng của NSTƢ.

1.3. Khái quát chung về ngân sách xã
1.3.1. Khái niệm Ngân sách xã
Các nƣớc trên thế giới có hệ thống chính quyền từ cấp trung ƣơng đến cấp xã
và phân cấp quản lý NSNN thì Ngân sách xã (NSX) là một bộ phận của chính
quyền Nhà nƣớc cấp xã và là một cấp của hệ thống NSNN.
Đối với nƣớc ta, từ khi cấp xã, phƣờng, thị trấn đƣợc cơng nhận là một cấp
chính quyền trong hệ thống chính quyền từ trung ƣơng đến cấp cơ sở của Nhà nƣớc
pháp quyền, thì NSX cũng đƣợc xác nhận là một cấp của hệ thống NSNN, và là một
bộ phận của chính quyền cấp xã.
12

TIEU LUAN MOI download :


Ngân sách xã là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống NSNN, nó đại diện
và đảm bảo tài chính cho chính quyền cấp xã có thể chủ động khai thác những thế
mạnh có sẵn để phát triển kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, giữ gìn an ninh
trật tự trên địa bàn xã.
Nói một cách cụ thể: NSX là toàn bộ các khoản thu, chi đƣợc quy định trong
dự toán trong một năm do hội đồng nhân xã quyết định và giao cho uỷ ban nhân xã
chấp hành nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng nhiệm vụ của chính quyền xã.
Các mối quan hệ lợi ích chứa đựng trong NSX bao gồm:
Thứ nhất: Quan hệ giữa chính quyền cấp xã với chính quyền cấp trên. Đây là
mối quan hệ đƣợc thể hiện trong việc xác định nguồn thu, nhiệm vụ chi cho cấp xã.

Thứ hai: Quan hệ chính quyền cấp xã với các tổ chức Đảng, tổ chức chính trị,
xã hội trong xã. Đó là việc tạo lập các khoản chi cho hoạt động của các tổ chức này.
Thứ ba: Quan hệ giữa chính quyền xã với các tổ chức kinh tế, các hợp tác xã
trong địa bàn xã. Đây là việc thực hiện thu nộp từ các tổ chức này.
Thứ tƣ: Quan hệ giữa chính quyền xã với dân cƣ trong xã. Đây là việc thực
hiện việc thu từ dân cƣ, hộ kinh doanh theo quy định vào NSX; Hoặc những khoản
chi từ Ngân sách xã để phục vụ trực tiếp cho những nhu cầu của dân. Đây là một
mối quan hệ vô cùng phức tạp, nó thể hiện đƣợc sự đảm bảo cơng bằng trong các
vấn đề về tài chính.
Thứ năm: Quan hệ giữa chính quyền Nhà nƣớc cấp trên với dân cƣ trong xã.
Mối quan hệ này thƣờng thông qua các chƣơng trình quốc gia, các chƣơng trình
mục tiêu, chƣơng trình dự án,... từ cấp trên, từ các tổ chức.
Tóm lại: Ngân sách xã vừa là kế hoạch tài chính, vừa là quỹ tiền tệ của xã
đƣợc hình thành từ các nguồn thu và các khoản chi phân giao của xã. Nó phản ánh
những quan hệ kinh tế giữa một bên là chính quyền xã với một bên là các chủ thể
khác thơng qua sự vận động của các nguồn tài chính nhằm đảm bảo thực hiện chức
năng nhiệm vụ của chính quyền xã trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, an ninh trật
tự và văn hoá, xã hội.

13

TIEU LUAN MOI download :


1.3.2. Vai trị và vị trí của Ngân sách xã
1.3.2.1. Vai trị của chính quyền cấp xã
Chính quyền cấp xã là cấp chính quyền cơ sở do nhân dân trong xã bầu ra. Nó
có một vị trí, vai trị đặc biệt trong hệ thống chính quyền Nhà nƣớc của nƣớc ta;
Đây là chính quyền trực tiếp với nhân dân trong địa phƣơng. Có thể nói, đất nƣớc
mạnh phải có chính quyền mạnh, mà phải mạnh từ dƣới lên, từ gốc rễ nhân dân;

Chính quyền phải mạnh, có đủ khả năng, năng lực đƣợc nhân dân tín nhiệm tin cậy
và gửi gắm nguyện vọng và cuộc sống của mình. Do vậy, chính quyền xã có một
vai trị hết sức to lớn trong hoạt động Nhà nƣớc mà đặc biệt trong công cuộc phát
triển nơng thơn, xố đói giảm nghèo, vƣơn lên cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng
thơn. Vai trị của chính quyền cấp xã đƣợc thể hiện:
Thứ nhất: Chính quyền cấp xã là nơi đóng vai trị trực tiếp, gần nhất đối với
ngƣời dân trong địa phƣơng về việc tổ chức thực hiện Hiến pháp và pháp luật, các
chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc. Chính
quyền xã thay mặt Nhà nƣớc quan hệ trực tiếp với ngƣời dân, nó cịn thể hiện tính
cộng đồng, dịng họ, huyết thống, tình làng, nghĩa xóm, truyền thống văn hoá mang
đậm bản sắc của dân tộc. Những cơng việc đƣợc giải quyết khơng chỉ theo đúng
chính sách Pháp luật mà cịn phải thể hiện đƣợc thấu tình đạt lý, phù hợp với điều
kiện thực tế.
Thứ hai: Chính quyền xã cịn có một vai trị quan trọng đó là việc quản lý hành
chính Nhà nƣớc về các mặt chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh quốc phịng
trong khu vực địa phƣơng.
- Về mặt chính trị: Chính quyền xã là nền tảng cơ sở cho một hệ thống chính
trị, bảo vệ và phát triển hệ thống thống chính trị cấp cơ sở. Tổ chức thực hiện, phổ
biến các đƣờng lối chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc trong quần chúng nhân dân.
- Về mặt kinh tế: Chính quyền xã thể hiện vai trị quản lý, giám sát về mặt
pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh, định hƣớng
cho sản xuất kinh doanh của địa phƣơng, tạo cơ hội, điều kiện cho phát triển sản
xuất kinh doanh. Bên cạnh đó chính quyền xã cịn góp phần tạo điều kiện về hành
14

TIEU LUAN MOI download :


lang pháp lý, thực hiện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mọi hoạt động sản xuất kinh
doanh của ngƣời dân trên địa bàn. Thực hiện việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, các

cơng trình nhƣ điện đƣờng, trƣờng, trạm, bến bãi, thông tin liên lạc, quản lý đất đai
khu dân cƣ,...
- Về mặt văn hố xã hội: Chính quyền xã là nơi trực tiếp tổ chức các hoạt động
văn hoá xã hội, văn hoá truyền thống, các hoạt động thể dục thể thao quần chúng;
Thực hiện các chƣơng trình kế hoạch hố gia đình, xố nạn mù chữ, Giáo dục cộng
đồng, bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, phòng chống các tệ nạn xã hội trong
nhân dân,...
- Về mặt an ninh quốc phịng, trật tự an tồn xã hội: Chính quyền xã là nơi giải
quyết những vấn đề nảy sinh về an ninh trật tự địa phƣơng, quản lý hộ tịch, hộ khẩu,
giữ gìn trật tự, chăm lo huấn luyện dân quân tự vệ; là nơi trực tiếp tham gia xây
dựng lực lƣợng quốc phòng trên khu dân cƣ, tổ chức tuyển quân cho quân đội.
1.3.2.2. Vai trò của Ngân sách xã
NSX là một cấp, là một bộ phận cấu thành của NSNN, chính vì vậy mà NSX
thể hiện đầy đủ vai trò của NSNN; NSX cũng là một bộ phận của bộ máy chính
quyền cấp xã, vì vậy nó cịn có những vai trị riêng. Trong điều kiện nền kinh tế thị
trƣờng định hƣớng theo Chủ nghĩa xã hội ở nƣớc ta hiện nay, Ngân sách xã cơ bản
có vai trị chung của NSNN. Tuy nhiên nó có những đặc thù và vai trị riêng biệt
đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Thứ nhất: NSX cung cấp các phƣơng tiện vật chất, tiền tài vật lực cho sự tồn
tại và hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã. Để đảm bảo cho sự tồn tại và hoạt
động của bộ máy chính quyền Nhà nƣớc thì chỉ có nguồn tài chính từ NSNN. Nhƣ
vậy mọi chi phí cho bộ máy cấp xã phải do NSX đảm đƣơng.
Thứ hai: NSX là một cơng cụ Tài chính quan trọng để chính quyền xã quản lý
một cách toàn diện mọi hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn xã trong lĩnh vực
đƣợc phân cấp, đƣợc thể hiện thông qua:
- Hoạt động thu Ngân sách: Từ thu Ngân sách đã tạo lập ra quỹ NSX, từ đó có
điều kiện để hoạt động và có thể đầu tƣ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của
15

TIEU LUAN MOI download :



×