Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp và khả năng huy động vốn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.18 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
MƠN HỌC : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI : Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp/ khả năng
huy động vốn tại doanh nghiệp

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Đầu năm 2022, khi mà tình hình dịch covid-19 có chiều hướng giảm và nằm
trong tầm kiểm sốt, mọi hoạt động kinh tế bắt đầu được đẩy mạnh hơn và đi lên
hơn cả năm 2021.Cũng vì đại dịch mà nhiều ngành nghề ra đời và phát triển như
vũ bão trong khoảng 2-3 năm trở lại đây bằng chứng rõ nhất là số lượng doanh
nghiệp tăng đều so so với cùng kỳ năm trước. Điều này đặt ra cho các nhà đầu tư
phải lựa chọn tính tốn hình thức chi phí doanh thu để có thể đem lại lợi nhuận
và ít tủi ro nhất. Đây chính là lý do em chọn đề tài “Hiệu quả sử dụng vốn tại
doanh nghiệp/ khả năng huy động vốn tại doanh nghiệp” để có thể hiện rõ
tính chất của mơn học và áp dụng nó thực tế vào doanh nghiệp ..... để đưa lý
thuyết áp dụng cuộc sống.
2. Mục tiêu nghiên cứu: Tìm hiểu về thực trạng huy động và sử dụng vốn tại
doanh nghiệp tại việt Nam .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhà đầu tư và các doanh nghiệp mới thanh
lập, hoặc đang có nhu cầu huy động vốn trên thị trường Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu là tại Việt Nam, song tập chung chủ yếu là gian đoạn 20192022, giai đoạn bùng nổ về đầu tư.

1


4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp được sử dụng : phương pháp nghiên
cứu định tính, phương pháp nghiên cứu đinh lượng, phương pháp nghiên cứu thu


thập số liệu thứ cấp.
5. Bố cục của đề tài:
Đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Thực trạng Hiệu quả sử dụng vốn tại doanh nghiệp/ khả năng huy
động vốn tại doanh nghiệp
Chương 3: Kết luận.

2


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.1. Vốn kinh doanh là gì ?
Về mặt khái niệm, vốn kinh doanh có thể được hiểu như sau:
“Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài
sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích
sinh lời”.
Vốn có các đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, vốn được biểu hiện bằng một lượng tài sản có thực Đây là đặc trưng rất
cơ bản của vốn kinh doanh - vốn là một lượng tiền tệ đại diện cho một lượng
hàng hoá nhất định, một tài sản có thực. Nói cách khác, vốn là biểu hiện bằng giá
trị của các tài sản trong doanh nghiệp.
Thứ hai, vốn phải được tích tụ, tập trung thành một lượng nhất định, đủ sức đầu
tư vào một phương án kinh doanh Việc huy động vốn của doanh nghiệp cần đạt
tới một giới hạn nhất định nào đó thì mới đủ sức phát huy tác dụng, cũng như đáp
ứng được yêu cần của phương án đầu tư. Do đó để đầu tư vào sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp không chỉ khai thác các tiềm năng về vốn mà cịn phải
tìm mọi cách để thu hút vốn.
Thứ ba, vốn phải vận động sinh lời Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyên
tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh,

chúng vận động biến đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết
thúc của vịng tuần hồn phải là tiền, lượng tiền thu về phải lớn hơn lượng tiền bỏ
ra - tức là kinh doanh phải có lãi.
Thứ tư, vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này có nghĩa là một đồng vốn ở thời
điểm này có giá trị khác với giá trị của một đồng vốn ở thời điểm khác. Nguyên
nhân của điều này là do các nhân tố như: giá cả thị trường, lạm phát, khủng
hoảng… Do đó, việc huy động và sử dụng vốn kịp thời là hết sức quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.
3


Thứ năm, vốn gắn liền với chủ sở hữu Trong nền kinh tế thị trường, vốn luôn
phải gắn liền với chủ sở hữu. Đồng vốn vô chủ sẽ dẫn đến việc sử dụng vốn lăng
phí, kém hiệu quả. Ngược lại, những đồng vốn gắn liền với chủ sở hữu, gắn với
lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu thì được sử dụng đúng mục đích, sử dụng tiết
kiệm có hiệu quả và sinh lời.
Thứ sáu, vốn được coi như một loại hàng hố đặc biệt Những người có vốn nhàn
rỗi sẽ đưa vốn vào thị trường, còn những người cần vốn sẽ tìm đến nguồn vốn đó
để mua “Quyền sử dụng vốn” và trả cho người bán một lượng tiền tệ nhất định
đuợc gọi là “chi phí sử dụng vốn”. Như vậy, khác với các hàng óa thơng thường,
vốn khi “bán ra” sẽ không bị mất đi quyền sở hữu mà chỉ mất đi quyền sử dụng,
người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định. Đây là đặc
trưng quan trọng giúp cho các doanh nghiệp có phương thức huy động vốn linh
hoạt trong nền kinh tế thị trường.
Thứ bảy, vốn bao gồm cả giá trị của tài sản vơ hình Giá trị thực của một doanh
nghiệp không chỉ là phép cộng giản đơn số vốn cố định và vốn lưu động hiện có,
mà cịn tính đến giá trị của một số tài sản có khả năng sinh lời như: vị trí địa lý,
uy tín, thương hiệu, công nghệ sản xuất, bằng phát minh sáng chế. Chúng được
gọi là tài sản vơ hình của doanh nghiệp. Phân loại vốn của doanh nghiệp : Giá trị
thực tế của doanh nghiệp gồm tổng giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình và

tài sản vơ hình phục vụ sản xuất kinh doanh. Tài sản của doanh nghiệp được
phân loại thành tài sản hữu hình và tài sản vơ hình. * Tài sản hữu hình là những
tài sản có hình thái vật chất do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ các mục
đích của mình, nó bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. - Tài sản ngắn
hạn là tài sản được dự tính để bán hoặc sử dụng trong khn khổ của chu kỳ kinh
doanh bình thường của doanh nghiệp; hoặc được nắm giữ chủ yếu cho mục đích
thương mại hoặc cho mục đích ngắn hạn; hoặc là tiền hoặc tài sản tương đương
mà việc sử dụng không gặp một hạn chế nào. - Tài sản dài hạn là các tài sản
khác ngoài tài sản ngắn hạn, bao gồm: tài sản cố định, tài sản đầu tư tài chính dài
hạn và tài sản dài hạn khác. * Tài sản vơ hình là tài sản khơng có hình thái vật

4


chất nhưng xác định được giá trị do chủ tài sản nắm giữ để sử dụng phục vụ mục
đích của mình, nó bao gồm: kỹ năng quản lý, bí quyết marketing, danh tiếng, uy
tín, tên hiệu, biểu tượng doanh nghiệp và việc sở hữu các quyền và công cụ hợp
pháp (quyền sử dụng đất, quyền sáng chế, bản quyền, quyền kinh doanh hay các
hợp đồng). Có rất nhiều tiêu thức để phân loại vốn kinh doanh nhưng để thuận
lợi cho quá trình quản lý và sử dụng vốn, người ta căn cứ vào đặc điểm chu
chuyển của vốn khi tham gia vào q trình sản xuất kinh doanh. Theo đó, vốn
được chia thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động. 2.1.2. Chi phí sử dụng
vốn là gì ? Doanh nghiệp : khi doanh nghiệp quyết định tiến hành một dự án đầu
tư mới phải huy động vốn để tài trợ cho dự án. Nhà đầu tư : Các nhà đầu tư cung
cấp vốn cho dự án của doanh nghiệp hy vọng sẽ được đền bù xứng đáng cho
những khoản tiền mà học đầu tư cả về mặt thời gian và rủi ro. Các nhà cung cấp
vốn thiết lập một tỷ lệ sinh lời cần thiết tối thiểu trên số vốn đầu tư của (MRRR).
Tỷ lệ sinh lời cần thiết tối thiểu là tỷ lệ sinh lời kỳ vọng tối thiểu có thể chấp
nhận được mà người cung cấp vốn có thể có được từ những dự án trên thị trường
có cùng mức rủi ro với dự án của doanh nghiệp. Vậy, tỷ lệ sinh lời tối thiểu của

người cung cấp vốn chính là chi phí cơ hội của vốn đầu tư mà họ bỏ vào dự án
của doanh nghiệp. Trên góc độ doanh nghiệp, tỷ lệ sinh lời cần thiết của người
cung cấp vốn cho dự án của mình nên được gọi là chi phí sử dụng vốn. Doanh
nghiệp chỉ chấp nhận huy động vốn cho dự án khi tỷ lệ sinh lời kỳ vọng của dự
án mamg lại > Chi phí sử dụng vốn. Lưu ý : Cơng ty có nhiều hoạt động khác
nhau chứ khơng chỉ có 1 dự án nên chi phí phí sử dựng vốn của cơng ty khác với
chi phí sử dụng vốn của dự án. Tuy nhiên,khi xác định chi phí sử dụng vốn của
công ty lại bao gồm cả các yếu tố của các dự án nó. Nếu rủi ro của dự án bằng
với rủi ro của cơng ty thì chi phí sử dụng vốn của dự án bằng với chi phí sử dụng
vốn của cơng ty. Nếu rủi ro của của dự án > rủi ro của cơng ty thì chi phí sử
dụng vốn của dự án Lớn hơn chi phí sử dụng của cơng ty. 2.1.3. Chi phí sử dụng
vốn được được xác định trên thị trường vốn và phụ thuộc các yếu tố : + Suất sinh
lời thực tế mà nhà đầu tư kỳ vọng sẽ nhận được, đổi lại để cho ai đó sử dụng vốn
của họ. + Mức lạm phát trung bình. + Rủi ro. Chi phí sử dụng vốn của dự án (
5


cơng ty ) là suất chiết khấu dịng của dự án (công ty )_Rd Công ty ( hoặc dự án )
được tài trợ từ nhiều nguồn vốn khác nhau : - Vay nợ hoặc phát hành trái phiếu.
- Phát hành cổ phần ưu đãi. - Phát hành cổ phần thường. Chi phí sử dụng vốn bộ
phận : Chi phí mà công ty ( hoặc dự án ) phải trả khi huy động nguồn vốn đó.
1.4. Phương pháp xác định chi phí sử dụng vốn của nợ : Nợ có thể thực hiện dưới
các hình thức : + Vay của các tổ chức tài chính trung gian. + Phát hành trái phiếu.

6


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI
DOANH NGHIỆP/ KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI DOANH
NGHIỆP.

2.1. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm Hiệu quả sử dụng vốn hoạt động của doanh nghiệp là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ phát triển và sử dụng vốn nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu
hóa chi phí hoạt động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng vốn có hiệu
quả có tác động quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quan điểm về
hiệu quả sử dụng vốn sẽ được hiểu theo nhiều cách khác nhau dưới nhiều góc độ khác
nhau.
Việc sử dụng vốn hiệu quả nhằm:


Kết quả cao nhất trong q trình sản xuất kinh doanh



Chi phí bỏ ra thấp nhất.

Từ góc độ kinh tế:


Tối đa hóa lợi nhuận Lợi nhuận cao nhất



Vốn không ngừng sinh sôi nảy nở

Hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai phương điện:


Bảo toàn được vốn




Tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh



Khả năng sinh lời của vốn

Kết quả sử dụng vốn phải tối đa hố:


Lợi ích của doanh nghiệp và nhà đầu tư ở mức cao nhất



Nâng cao lợi ích xã hội

Từ góc độ tài chính:


Mục tiêu lợi nhuận



Đảm bảo an toàn và ổn định về mặt tài chính

 Nâng cao năng lực cạnh tranh ngắn hạn và dài hạn của doanh nghiệp
7



2.1.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sự dụng vốn của doanh nghiệp
Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá bằng một số chỉ tiêu.Nó được thay đổi tùy thuộc
vào mục đích của nghiên cứu. Nhìn chung, hiệu quả sử dụng vốn Đánh giá bằng các tiêu
chí sau:
2.1.2.1 Các chỉ tiêu cơ cấu vốn
Nhóm này gồm một số chỉ tiêu sau:

a. Cơ câu nguồn vốn
Cơ cấu vốn là tỷ lệ giữa các nguồn vốn trên tổng giá trị vốn do doanh nghiệp huy
động và sử dụng vào hoạt động kinh doanh.

Xác định cơ cấu vốn là tất yếu vì:
 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định
đến chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp.
 Cơ cấu vốn ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu hoặc
lợi ích và rủi ro tài chính trên mỗi cổ phiếu và doanh nghiệp hoặc công
ty cổ phần.
Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp được thể hiện qua các tiêu chí sau:
 Hệ số nợ: phản ánh phần trăm nợ phải trả trong nguồn vốn hoặc tài sải
được hình thành từ nợ phải trả của doanh nghiệp
 Hệ số vốn chủ sở hữu: phản ánh phần trăm tổng nguồn vốn chiếm của
doanh nghiệp
b. Cơ cấu tài sản
Hệ cơ cấu tài sản cố định (TSCĐ): Doang nghiệp sử dụng vốn để đàu tư vào
tài sản, và sử dụng tài sản đó phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh. Tuỳ
thèo doanh nhiệp và từng giai đoạn sản xuất mà các doanh nghiệp có thể dùng
vốn đầu tư khác nhau vào TSLĐ hat TSCĐ.
2.1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

8



Xác định hệ thống đánh giá hiệu quả sử dụng VCĐ và TSLĐ của doanh
nghiệp gồm các chỉ tiêu sau:
 Hiệu suất sử dụng VCĐ: Cứ 1%VCĐ có thể tạo ra bao nhiêu %doanh
thu thuần trong kỳ. Chi tiêu càng cao thì hiểu quả sử dụng VCĐ càng
cao.
 Hàm lượng VCĐ: Số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh
thu trong kỳ
 Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Cứ 1%VCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu
%lợi nhuận sau thuế.
 Hệ số hao mòn TSCĐ: phản ánh mực độ hao mòn và khả năng của
TSCĐ hoặc VCĐ ở thời điểm đó.
 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: 1% TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu %doanh
thu thuần.
2.1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng vốn lưu động
Dựa trên mối quan hệ giữa đầu vào (VLĐ) và đầu ra (doanh thu, lợi nhuận, sản
lượng...) và thời gian sử dụng vốn (tốc độ luân chuyển VLĐ). Thông qua các chỉ
tiêu sau:
a. Tốc độ ln chuyển VLĐ:
Có 2 tiêu trí
 Số lần luân chuyển VLĐ: số vòng quay vốn được thực hiện trong một
thời kỳ nhất định (thường được tính trong 1 năm).
 Kỳ luân chuyển VLĐ: số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện
được một lần luân chuyển của VLĐ trong kỳ.
b. Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn: số VLĐ có thể tiết
kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh với kỳ gốc.
c. Hàm lượng VLĐ: Để có 1 đồng doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm
trong kỳ cần bao nhiêu đồng VLĐ


9


d. Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Cứ 1% VLĐ bình quân tham gia vào hoạt động
sản xuất kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu %lợi nhuận trước thuế
(sau thuế) về tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.
e. Hệ số khả năng thanh tốn: Các tiêu chí sau đây thường được sử dụng để
đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi đến hạn:
 Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: khả năng chuyển đổi tài sản để
trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
 Hệ số thanh toán nhanh: khả năng thanh tốn nợ ngắn hạn khơng dựa
vào việc bán hàng tồn kho. Vì cần phải có thời gian để chuyển hàng tồn
kho khơng có tính thanh khoản .
2.2. Khả năng huy động vốn
2.2.1. Khái niệm
Vốn huy động là giá trị tiền tệ mà ngân hàng huy động được từ các tổ chức kinh
tế xã hội và cá nhân thông qua quá trình tín dụng, thanh tốn và các hoạt động
kinh doanh khác ... Nó có vai trị quan trọng trong mọi hoạt động kinh doanh của
ngân hàng.
Huy động vốn là hoạt động của pháp nhân thương mại nhằm tạo vốn cho hoạt
động kinh doanh của mình dưới các hình thức vay vốn, huy động vốn, phát hành
và phát hành chứng khoán, liên doanh, liên kết trong và ngồi nước. Hình thành
một quỹ tín thác bất động sản.
2.2.2 Giới hạn huy động vốn
Tổng số tiền huy động của quỹ có thể gấp 06 lần vốn chủ sở hữu của quỹ được
ghi trong báo cáo tài chính năm gần nhất hoặc báo cáo tài chính bán niên gần
nhất.
2.2.3 Thời gian huy động

10



Căn cứ vào nhu cầu vốn của quỹ và khả năng thu hồi vốn của từng dự án, quỹ
quyết định thời điểm huy động vốn để đảm bảo khả năng trả nợ và đầu tư có hiệu
quả.
Đã đến lúc huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài theo thỏa thuận của IMF và
các tổ chức tài chính.
2.2.4 Đồng tiền huy động vốn
Quỹ huy động vốn bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ. Trường hợp chuyển tiền
bằng ngoại tệ thì quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng
thương mại tại thời điểm chuyển tiền.
2.2.5 Sử dụng vốn huy động
Tiền thu được từ Quỹ được sử dụng để đầu tư vào các dự án, doanh nghiệp mà
ngành nghề kinh doanh chính nằm trong danh mục cho vay đầu tư được Hội
đồng thành phố phê duyệt trong từng thời kỳ.
2.2.6 Các phương thức huy động vốn của doanh nghiệp
Các phương thức tạo vốn của doanh nghiệp:
– Huy động vốn chủ sở hữu từ:
+ Vốn góp ban đầu
+ Lợi nhuận không chia
+ Vốn từ phát hành cổ phiếu
– Huy động vốn nợ từ
+ Tín dụng Ngân hàng
+ Tín dụng thương mại
+ Phát hành trái phiếu
2.2.6.1 Từ lợi nhuận không chia

11



Doanh nghiệp Nhà nước: Tái đầu tư không chỉ phụ thuộc vào lợi nhuận của bản
thân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào chính sách tái đầu tư của quốc gia.
Công ty cổ phần: Công ty giữ một phần lợi nhuận để tái đầu tư. Tức là không
được dùng lợi nhuận đó để chia cổ tức, cổ đơng khơng được chia cổ tức nhưng
bù lại họ được tăng vốn cổ phần của công ty.
2.2.6.2 Từ phát hành cổ phiếu
Doanh nghiệp có vốn đăng ký tại thời điểm phát hành và đăng ký từ 10 tỷ đồng
trở lên được tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
Hoạt động kinh doanh của năm trước khi đăng ký phát hành phải có lãi, đồng
thời khơng có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành hiện tại;
Có phương án phát hành được đại hội đồng cổ đông thông qua và phương án sử
dụng nguồn vốn thu được từ đợt phát hành này;
Cơng ty đại chúng đăng ký phát hành chứng khốn ra cơng chúng phải cam kết
giao dịch chứng khốn trên thị trường có tổ chức trong thời hạn một năm; kể từ
ngày đại hội đồng cổ đông thông qua việc chào bán.
2.2.6.3 Tín dụng ngân hàng
Tín dụng ngân hàng là giao dịch tài sản giữa ngân hàng và khách hàng trong đó:
 Ngân hàng chuyển giao tài sản cho khách hàng vay trong một thời hạn nhất
định theo thoả thuận
 Bên vay có nghĩa vụ trả gốc vơ điều kiện, trả lãi cho ngân hàng khi đến hạn
thanh tốn.
2.2.6.4 Tín dụng thương mại
Khoản trợ cấp cho nhà nhập khẩu là khoản tín dụng do nhà xuất khẩu cấp cho
nhà nhập khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hàng hoá.

12


Khoản trợ cấp cho nhà xuất khẩu là khoản tín dụng do nhà nhập khẩu cấp cho
nhà xuất khẩu để tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu hàng hóa.

Cấp cho các nhà xuất khẩu và nhập khẩu; các ngân hàng thương mại lớn thường
khơng cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà xuất nhập khẩu mà thông qua các nhà
môi giới.
2.2.6.5 Phát hành trái phiếu
Theo quy định, các đối tượng được ủy quyền phát hành trái phiếu:
Công ty được ủy quyền phát hành các nghĩa vụ như một công ty cổ phần; và
công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và khai thác bằng luật pháp Việt
Nam.
Tổ chức và cá nhân tham gia vào các hoạt động phát hành nghĩa vụ kinh doanh.
2.3 Cân đối giữa huy động và sử dụng vốn
Đối với nguồn huy động vốn phải cần tìm một nơi đầu tư vào vốn có hiệu quả vì
nếu huy động vốn khơng được sử dụng, nó sẽ dẫn đến sự trì trệ của vốn, chi phí
chi phí nhiều. Khơng mang theo lợi nhuận mới, gây lãng phí vốn. Mặt khác, khi
nhu cầu về vốn tăng, doanh nghệp không thể thu hút vốn, sẽ mất cơ hội kinh
doanh và lợi nhuận sẽ giảm và đồng thời, khách hàng cũng bị ảnh hưởng nghiêm
trọng.
Rủi ro khi huy động vốn và sử dụng vốn không cân xứng:
2.3.1 Rủi ro lãi suất.
Đây là thiệt hại mà doanh nghiệp phải gánh chịu khi lãi suất thị trường biến
động. Rủi ro điển hình đối với bất kỳ tổ chức tài chính nào khi có sự chênh lệch
về thời gian giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Sự không phù hợp về thời lượng
giữa tài sản và nợ phải trả thường xuyên xảy ra trong quá trình hoạt động của các
tổ chức tài chính cũng như sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường,
khiến các tổ chức này rơi vào tình trạng rủi ro về lãi suất.

13


2.3.2 Hối đoái (đối với nguồn vốn ngoại tệ).
Rủi ro này xuất hiện khi các doanh nghiệp hoạt động ngoại tệ. Do sự biến động

thường xuyên không được lên kế hoạch, rủi ro trao đổi được coi là rủi ro liên
quan đến vĩnh viễn và trở thành một rủi ro thương mại bằng ngoại tệ đặc trưng.
2.3.3 Rủi ro thanh khoản.
Khi giữa nguồn vốn và sử dụng vốn khơng có sự phù hợp, hoặc cơ cấu vốn
mất cân đối thì các doanh nghiệp có thể gặp rủi ro thanh khoản. Rủi ro thanh
khoản là tình trạng doanh nghiệp khơng có sẵn nguồn vốn với chi phí thấp vào
đúng thời điểm. Rủi ro thanh khoản thường phát sinh khi khách hàng có nhu cầu
rút tiền mặt ngay lập tức

CHƯƠNG 3 : KẾT LUẬN

14



×