Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Dầu nhờn khu vực Miền Bắc của Công ty Vinatranco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.33 KB, 79 trang )

trờng Đại học Kinh tế Quốc dân
khoa thơng mại

chuyên đề tốt nghiệp
Đề tài:
Gii phỏp phỏt trin th trng tiờu th sn phm Du nhn
khu vc Min Bc ca Cụng ty Vinatranco
Sinh viên thực hiện : nguyễn thị thu hà
Giáo viên hớng dẫn : th.s cấn anh tuấn
Hà Nội - 2008
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Mở đầu
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, thị trường giữ vai trò vô cùng quan trọng,
thị trường vừa là mục tiêu vừa là môi trường của hoạt động sản xuất hàng
hoá. Thị trường được quan tâm nghiên cứu và phát triển ngay từ khi có ý
tường kinh doanh từ đó mới xác định được mục tiêu kinh doanh đúng đắn.
Trong nền kinh tế thị trường việc bán hàng khó hơn nhiều, với cùng một sản
phẩm hoặc những sản phẩm tương tự để thoả mãn cùng một nhu cầu của
người tiêu dùng thì có rất nhiều người bán, sự cạnh tranh tất yếu diễn ra. Đặc
biệt, khi Việt Nam gia nhập WTO, việc thương mại quốc tế có nhiều thuận lợi
, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội cùng với nó thì những thách
thức, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt hơn. Để đứng vững trên
thương trường, các doanh nghiệp không thể lẩn tránh mà cần trang bị hiệu
quả hơn những vũ khí tăng sức cạnh tranh cho Doanh nghiệp mình. Vậy việc
nghiên cứu và phát triển thị trường luôn là công việc thường xuyên và cấp
bách tới tất cả các Doanh nghiệp, đặc biệt với các Doanh nghiệp thương mại
Việt Nam hiện nay
Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco là một
công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, một sự biến động của thị trường
cũng tác động trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của Công ty, sự nhạy bén về


thị trường để ra những quyết định đúng đắn kịp thời là vô cùng cần thiết đối
với Công ty. Kinh doanh Dầu nhờn là một mảng hoạt động của Công ty, hàng
năm đã đóng góp tỷ lệ lợi nhuận lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty
Vinatranco. Vinatranco một công ty Nhà nước mới cổ phần hoá, được coi là
một trong hai nhà phân phối chính cho hãng Dầu nổi tiếng thế giới
ExxonMobil trong tổng số sáu nhà phân phối của hãng ỏ khu vực phía Bắc, sự
cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi Việt Nam gia nhập tổ chức
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thương mại thế giới WTO thì thị trường sản phẩm Dầu nhờn của Công ty gặp
không ít khó khăn.
Trong những năm qua để tồn tại và phát triển Công ty đã không ngừng
đầu tư cho công tác phát triển thị trường và thu được nhiều thành tựu. Tuy
nhiên, thị luôn biến động ngày phức tạp, trong khi thị trường tiêu thụ sản
phẩm Dầu nhờn của Công ty con nhiều hạn chế, trong quá trình thực hiện
kinh doanh chưa tương xứng với tiềm năng của Công ty, cần có những giải
pháp cấp bách cụ thể hơn. Trong chuyên đề thực tâpj của mình tôi đã chọn đề
tài: “Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Dầu nhờn khu vực
Miền Bắc của Công ty Vinatranco”.
2. Mục đích nghiên cứu
Được thực tập tại Công ty Vinatranco, nhận thấy tầm quan trọng vấn đề
phát triển thị trường tiêu thu sản phẩm Dầu nhờn của Công ty, tôi quyết định
nghiên cứu đề tài: “ Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Dầu
nhờn khu vực Miền Bắc của Công ty Vinatranco”. Nhằm đưa ra những giải
pháp cơ bản phát triển thị trường Dầu nhờn được coi là phù hợp với điều kiện
thực thế của Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu gắn lý luận vào thực tế hoạt động phát triển thị
trường của Công ty. Do những hạn chế về thời gian cũng như trình độ bản

thân nên chuyên đề thực tập không nghiên cứu toàn bộ thị trường của Công
ty, mà chỉ tập trung vào thị trường tiêu thụ (thị trường đầu ra) sản phẩm Dầu
nhờn của Công ty khu vực Miền Bắc Việt Nam với một số giải pháp cụ thể .
Đây là những giải pháp cơ bản có tầm quan trọng và có khả năng thực hiện
trong điều kiện cụ thể ở Công ty
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu khoa học, trên cơ sở lý thuyết gắn với việc
phân tích thực tế khách quan để tổng hợp đưa ra những giải pháp logic mang
tính khả thi có mối liên hệ mật thiết với tình hình thị trường của Công ty. Các
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
3
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
giải pháp đưa ra đều phù hợp với luật pháp và quy định của Nhà nước và quốc
tế.
5. Những nội dung cơ bản
Chuyên đề thực tập có ba nội dung cơ bản:
Chương 1: Thực trạng thị trường Dầu nhờn của Việt Nam và giới thiệu
khái quát về Công ty cổ phần kho vậnvà dịch vụ thương mại - Vinatranco
Chương 2: Thực trạng Kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm Dầu nhờn - ExxonMobil của Công ty Vinatranco
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ Dầu nhờn
ExxonMobil ở miền BắcViệt Nam của Công ty Vinatranco
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 1
Thực trạng Kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
Dầu nhờn - ExxonMobil của Công ty Vinatranco
1.1 Thực trạng thị trường Dầu nhờn Việt Nam
1.1.1 Tổng quan thị trường Dầu nhờn Việt Nam

Hiện nay cả nước có khoảng hơn 18 triệu xe gắn máy, tập trung ở các
thành phố lớn như: Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, chỉ với số lượng
xe máy như vậy đã là mảnh đất màu mỡ cho thị trường dầu nhớt nói chung và
thị trường dầu xe máy nói riêng. Đồng thời với sự hội nhập kinh tế, Việt Nam
gia nhập WTO ngành công nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ, các nhà máy
xí nghiệp mọc lên với tốc độ chóng mặt kéo theo đó là nhu cầu về nguồn
nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong đó có sản phẩm Dầu nhờn được sử
dụng ngày càng nhiều cả về số lượng và chất lượng. Những năm gần đây thị
trường Việt Nam xuất hiện rất nhiều hãng dầu nhờn nổi tiếng.
Theo thống kê chưa đầy đủ, có khoảng 10 hãng dầu nhờn đang chính
thức có sản phẩm tại Việt Nam, trong số đó có tới 65% thị phần tập trung vào
các “đại gia”: BP, Castrol, Total, ExxonMobil, Caltex số còn lại là của các
hãng ít tên tuổi khác. Doanh số của thị trường dầu nhớt năm 2006 khoảng 230
triệu USD , tốc độ tăng trưởng là khoảng 6%
Ngoại trừ một số sản phẩm của Petrolimex là đơn vị có đầu tư sản xuất
trong nước, chiếm thị phần không đáng kể, nhìn chung sản phẩm dầu nhờn ở
thị trường Việt Nam đều phải nhập khẩu. Ngành dầu nhờn hiện phân thành ba
nhóm chính:
- Nhóm dầu nhờn động cơ - dầu nhờn dùng cho xe gắn máy, xe vận tải
công cộng, xe thương mại, các loại động cơ trên một số thiết bị, máy móc.
- Nhóm dầu nhờn công nghiệp IL- dầu nhờn dùng trong công nghiệp .
Theo mục đích sử dụng gồm có: Dầu máy nén khí, dầu hộp số, dầu thuỷ lực,
dầu biến thế, mỡ bôi trơn và các loại dầu mỡ nhờn chuyên dụng khác …
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
5
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Nhóm dầu nhờn hàng hải: Dùng cho động cơ, máy móc thiết bị tàu
thuyền như tàu sông, hệ thống dịch vụ giàn khoan, tàu tuần tra, tàu kéo, xà
lan, tàu đánh cá, tàu quốc, Hải quân, các dịch vụ hoa tiêu hải quan
Trong đó dầu nhờn động cơ chiếm tỷ lệ lớn nhất khoảng 70-75% tổng

nhu cầu về dầu nhờn. Nhóm dầu nhờn công nghiệp chiếm tỷ lệ 20% và nhóm
dầu nhờn hàng hải chiếm 5-10%. Trong khi đó thị trường dầu nhờn đang
trong tình trạng cạnh tranh rất quyết liệt bởi các sản phẩm dầu danh tiếng trên
thế giới như: BP, Castrol, Shell, ExxonMobil, Caltex, Total, Vilube
1.1.2 Thị hiếu khách hàng
Khách hàng nhìn chung thường có thói quen thay dầu ở các điểm rửa
xe, sửa chữa xe. Mỗi garage ôtô, hay điểm trùng tu đại tu, sửa chữa, rửa xe
máy luôn đồng thời được coi là đại lý cho một hãng dầu nhớt
Thực tế, không phải hãng dầu nào có thị phần cao nhất thì đồng nghĩa
với hãng có chất lượng tốt nhất. Điều này được thể hiện ở hai điểm chính:
- Thứ nhất: tất cả các nhà kinh doanh dầu nhớt đều phải tuân theo một
tiêu chuẩn kỹ thuật hết sức ngặt nghèo của Hiệp hội dầu nhờn quốc tế
- Thứ hai: Hầu hết các hãng dầu nhớt lớn trên thế giới đều có tiêu
chuẩn chuyển đổi tương đương cho dầu nhờn động cơ thông dụng (có nghĩa là
tất cả các loại dâu nhờn đều có tiêu chuẩn giống nhau, chỉ khác là thói quen
sử dụng nhãn mác và thương hiệu sản phẩm).
Bảng 1.1 Một số sản phẩm của SM có sự tương đương với hãng khác
Sản phẩm tđương Castrol BP Shell Caltex
Mobil 1 - - - -
Mobil Etra 4T - - - -
Mobil super 4T
Esso Power 4T
Power 1 Vistra 4T 300 Advance S RevtexSuper 4T
Mobil Speacial 4T
Esso MCO 4T
Active 4T Vistra 4T 200 4T Plus Revtex 250
Mobil DH 40 Go 4T Vistra 4T 100 MCO 4T Revtex 150
Nguồn: Thông tin kỹ thuật ngành Dầu nhờn
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
6

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Có hai thuật ngữ được dùng là CI và DI nghĩa là Choice it và Do it. Từ
đó có CIY (Choice it yuorseft) và CIFM (Choice it for me), tương tự cũng có
DIY và DIFM. Số liệu như sau: CIY 80%, CIFM 20%
DIY 30%, DIFM 70%
Có một nghịch lý là số người biết nhiều về thương hiệu nào đó, họ
chọn nó 80%, nhưng thực chất là khi họ đi đổ nhớt, họ lại để cho người khác
chọn và đổ giùm chiếm 70%. Đó là một khó khăn lớn mà các hãng dầu nhớt
vừa cố gắng xây dựng thương hiệu ( tăng CIY) vừa cố gắng mở rộng kênh
phân phối, chăm sóc đại lý (tăng DIFM). Ví dụ về hệ chuyển tương đương
của dầu động cơ của 6 hãng dầu nổi tiếng uy tín nhất: Mobil Delvac 11 40/50
cũng tương đương với BP Energol HD 40/50, Total Rubia B40/50, Shell
Rimula sx 40/50, Caltex Delo 110 Sea40/50
1.1.3 Thị phần các hãng dầu tại Việt Nam
Castrol chiếm khoảng 23% là liên doanh với Công ty dầu khí TP Hồ
Chí Minh-Sài Gòn Petrol với tập đoàn dầu khí BP. Hiện nay tại Việt Nam, BP
vẫn sản xuất và đưa ra thị trường cùng lúc 2 nhãn hiệu BP (BP vistra, BP
visco, BP Vanellus) và Castrol. Hiện cung cấp cho thị trường cả nước khoảng
hơn 300 chủng loại dầu nhớt bao gồm từ dầu động cơ xe gắn máy các loại
ôtô, xe tải, tàu viễn dương, dầu nhớt xe lửa… cho đến các loại dầu nhớt
chuyên dụng cho các máy móc sử dụng trong các ngành mía đường, xi măng,
điện lực…
Hãng dầu nhờn Castrol chiếm thị phần lớn do chương trình quảng cáo
và các hoạt động xúc tiến được thực hiện rất tốt. Tuy nhiên do tập trung nhiều
phát triển thị trường theo chiều rộng nên hệ thống phân phối của hãng không
được ổn định và chưa thực sự vững chắc.
BP Petco chiếm khoảng 23%. Là liên doanh giữa tập đoàn dầu khí BP,
một trong những tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới với công ty Xăng dầu Việt
Nam Petrolimex. BP là biết đến là hãng có hệ thống phân phối tốt, giá cả phải
chăng nên được nhiều doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng lựa chọn, tuy

SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
nhiên BP chưa đào tạo được đội ngũ cán bộ nhân viên kinh doanh chuyên
nghiệp như các hãng khác.
ExxonMobil có thị phần trên thị trường Việt Nam khoảng hơn 12 %.
Đây là hãng dầu nhờn Mỹ nổi tiếng thế giới. ExxonMobil được biết đến đó là
hãng dầu nhờn có ưu điểm chất lượng cực tốt và dải sản phẩm rộng. Trên thị
trường Việt Nam thị phần của hãng có thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh,
nhưng với những sản phẩm dầu nhờn chất lượng cực cao và được các chuyên
gia khuyến cáo sử dụng thì khách hàng đều nhắc đến ExxonMobil nhất là
nhóm dầu công nghiệp, dầu động cơ ôtô, nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
thị phần của hãng trên thị trường Việt Nam. ExxonMobil hiện không tập
trung phát triển nhóm dầu nhờn dành cho động cơ xe gắn máy.
Ở miền Bắc có hai nhà phân phối chiến lược của ExonMobil: Việt Mỹ
và PS
Nhà phân phối Việt Mỹ có 3 thành viên: Vinatranco, Vĩnh Đạt, D&T
Nhà phân phối PS có: Công ty Phương Bắc, Công ty Sao Đỏ, Công ty
LPK
Trong năm 2007 doanh thu của Phương Bắc chiếm tỷ lệ lớn nhất, sản
lượng đạt 2,7 triệu lít, tiếp theo vị trí thứ hai là Vinatranco 2,3 triệu lít. Trên
thị trường ExxonMobil không có lợi thế so với các đối thủ khác ở điểm là sản
phẩm của hãng thường cao hơn và hoạt động quảng cáo cũng như các hoạt
động xúc tiến không mạnh.
Tiếp theo là Shell, Caltex, Vidube (chiếm 13%năm 2004) các hãng
dầu nhờn này hoạt động mạnh hơn trên thị trường xe tải.
PLC là hãng dầu nhờn của Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex có tốc
độ tăng trưởng bình quân về các loại dầu nhờn, hiện chiếm 5-7%/năm, trong
đó nhóm dầu nhờn động cơ và dầu công nghiệp tăng khoảng 7,5%/năm. Thị
phần dầu mỡ nhờn của PLC dao động 20-22%. Các sản phẩm được sản xuất

trên dây truyền thiết bị, công nghệ hiện đại có chất lượng cao, hoàn toàn
tương đương hoặc thay thế được cho các sản phẩm dầu nhờn trên thế giới,
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
được sử dụng cho hầu hết các máy móc thiết bị của nền kinh tế quốc dân.
Công ty hiện có hơn 400 sản phẩm dầu mỡ nhờn có tên gọi công dụng sử
dụng khác nhau.
Tính thị phần các hãng dầu trên thị trường Việt Nam hiện nay không
thể không nhắc tới các nhà cung cấp dầu nhờn trong nước chiếm khoảng 35%
thị phần, đứng đầu là PLC. Với các hãng dầu nhờn trong nước họ tập trung
phát triển vào đoạn thị trường có đặc điểm đòi hỏi chất lượng không cần cao,
giá rẻ. Tuy nhiên các hãng này đang gặp phải khó khăn lớn nhất là thị trường
có xu hướng sử dụng các sản phẩm dầu nhờn có chất lượng cao, mà công
nghệ sản xuất của các hãng trong nước thì lạc hậu hơn rất nhiều so với các
hãng dầu nhờn nước ngoài.
Biểu đồ số 1.1: Thị phần các hãng Dầu nhờn ở Việt Nam
23%
23%
12%
21%
13%
8%
Castrol
BP
ExxônMobil
PLC
Shell, Caltex,
Vilude
Khac

1.1.4 Sản phẩm của ngành dầu nhờn tại Việt Nam
Dầu mỡ nhờn là sản phẩm có thành phần chính: Dầu gốc và các phụ
gia. Hiện tại Dầu nhờn trên thị trường nước ta có thể nhập khẩu hoàn toàn, có
một số thì được gia công, sản xuất hoặc pha chế tại Việt Nam, trong đó thành
phần dầu gốc để chế tạo ra các sản phẩm dầu mỡ nhờ này đều phải nhập khẩu
Công dụng chính của Dầu mỡ nhờn là: Bôi trơn, tẩy rửa, làm kín, làm
mát, bảo quản, truyềt nhiệt, cách điện…
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Hiện tại dầu nhờn tại Việt Nam có thể chia thành 3 nhóm chính
- Nhớt cho xe máy 25% . Đây là nhóm có tốc độ phát triển bền
vững và cũng là dòng sản phẩm mà qua đó các hãng có khả năng
quảng bá tốt thương hiệu của mình qua các kênh phân phối và
đến với số lượng lớn người tiêu dùng cuối cùng.
- Nhớt cho xe ôtô, nhóm dầu nhớt này đang có dấu hiệu tăng tốc rất
nhanh, vì thực tế chứng minh ở Việt Nam đời sống của người dân
tăng nhu cầu ôtô ngày càng cao . Nhóm nhớt cho xe tải, xe đò, xe
khách 56%, đây là dòng sản phẩm có số lượng tiêu thụ lớn nhất
- Nhóm dầu nhờn cho máy động cơ, máy nổ, chiếm hơn 12%.
Riêng máy tàu thì các nhà sản xuất bán theo thùng cho các nhà
phân phối mà không cần thương hiệu
- Nhóm dầu nhờn công nghiệp là dòng sản phẩm siêu lợi nhuận,
doanh số bán hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu các
sản phẩm dầu nhờn
1.1.5 Kênh phân phối
* Với nhóm dầu xe gắn máy ôtô các loại, các sản phẩm này đến tay và
được người tiêu dùng biết đến nhiều qua các kênh:
- Tiệm sửa xe 15%, nếu tính riêng cho dòng nhớt xe máy thì cao
hơn khoảng 27%

- Các trạm dịch vụ như trạm xăng, bảo trì khoảng 40%, riêng với
dầu xe máy là 25%
- Các cửa hàng bán phụ tùng linh kiện cho các hãng xe máy, ôtô
Những sản phẩm của ExxoMobil được công ty TNHH ExxonMobil
Unique Việt Nam (EMUCL) đưa những sản phẩm về dầu nhớt cho ôtô xe
máy đến khách hàng và người tiêu dùng qua mạng lưới kênh phân phối rất
chuyên nghiệp
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
* Với nhóm dầu nhờn công nghiệp và dầu hàng hải. Các hãng đưa sản
phẩm của mình đến tay người tiêu dùng chủ yếu qua các nhà phân phối chiến
lược như các Công ty thương mại, các đại lý
1.1.6 Cung cầu và sự cạnh tranh trên thị trường dầu nhờn ở Việt Nam
Trên đây là các hãng dầu nhờn doanh tiếng đang có mặt trên thị trường
Việt Nam. Khoảng chục năm gần đây các công ty dầu nhờn đa quốc gia mới
biết và chú ý đến thị trường nước ta. Có được điều này là do chính sách mở
cửa của Nhà nước khuyến khích đầu tư nước ngoài cũng như có những chính
sách tích cực cho các doanh nghiệp trong nước vay vốn và các nguồn lực
khác phát triển kinh tế, dẫn đến các nhà máy xí nghiệp ngày càng nhiều, mức
sống của người dân cải thiện đáng kể nhu cầu đi lại tăng cao, vì vậy mà nhu
cầu về dầu nhờn ở nước ta ngày càng cao, là mảnh đất màu mỡ cho các hãng
dầu. Ngoài ra với xu thế phát triển hội nhập kinh tế việc liên doanh, liên kết,
hợp tác giữa các quốc gia ngày càng tăng, trong khi Việt Nam đang được coi
là mảnh đất đầu tư hấp dẫn và an toàn thì các công ty đa quốc gia tìm kiếm lợi
nhuận trên thị trường Việt Nam là điều tất nhiên. Điều này có thuận lợi rất lớn
cho các nhà sản xuất sử dụng dầu nhờn cũng như người tiêu dùng trực tiếp vì
để thoả mãn nhu cầu thì khách hãng ngành dầu nhờn có nhiều sự lựa chọn
hơn. Cung và cầu đều tăng thị trường dầu nhờn ở Việt Nam phát triển ngày
càng mạnh đồng thời với nó là sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các hãng để dành

lại thị phần và lợi nhuận. Hầu hết các hãng dầu nhờn nổi tiếng đều đưa ra
những chính sách phát triển thị trường, đầu tư một số lượng tương đối lớn vốn
cho việc quảng bá thương hiệu, sử dụng tối đa các công cụ Marketing mix để
chiếm lĩnh thị trường
Để nhận rõ sự cạnh tranh, thế mạnh, điểm yếu của các hãng Dầu nhờn
trên thị trường ta có bảng phân tích các hãng như sau:
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Bảng 1.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Dầu Nhờn
Việt Nam
STT Tiêu thức ExxonMobil Castrol BP Shell Caltex khác
1 Năng lực giao hàng 4 4 4 4 4 4
2 Dải sản phẩm 5 3 4 5 3 2
3 Năng lực kho bãi 4 4 4 4 4 4
4 C.trình tiếp thị 3 4 4 4 3 3
5 Ấn tượng về chất lượng 5 4 4 5 4 3
6 Kinh nghiêm nhân sự 4 4 4 4 3 3
7 Quy mô ll bán hàng, 4 4 4 3 3 4
8
Danh tiếng trên thị
trường 5 4 5 5 4 3
9 Trung bình 4.25 3.88 4.125 4.13 3.5 3.25
Nguồn:
Thang điểm: 1: kém; 2: thấp; 3: trung bình; 4: tốt; 5: rất tốt
Qua sự phân tích sự trường Dầu nhờn với một số tiêu thức cơ bản trên,
nhận thấy rằng ExxonMobil là hãng dẫn đầu thị trường, tiếp đến là Shell, BP
nhà cung cấp Dầu nhờn chiến lược trên thị trường Việt Nam, Castrol đứng vị
trí thứ tư, rồi đến Caltex và cuối cùng là một số hãng khác trên thị trường. Sự
dụng các tiêu thức trên chưa thực sự đầy đủ khi nghiên cứu thị trường và đánh

giá các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Dầu nhờn ở nước ta, tuy nhiên đó là
một kết quả khảo sát đáng tin cậy để ta có cái nhìn khái quát về thị trường
Dầu nhờn nước ta và từ đó có những quyêt định đúng đắn trong hoạt động
kinh doanh
Ngoài các công ty của các hãng nước ngoài đưa dầu nhờn nhập khẩu
vào thị trường Việt Nam hoặc thực hiện gia công tại Việt Nam nói trên, hiện
nay trong nước đang xuất hiện một số công ty thực hiện sản xuất dầu nhờn
nội địa, dù thị phần của các hãng này chưa lớn, những nó cũng làm tăng tính
cạnh trên thị trường dầu nhờn trên thị trường Việt Nam lên rất nhiều. Trong
thời gian tới Vinatranco cũng như các nhà phân phối khác đều đứng trước cơ
hội lớn đó là một thị trường dầu nhờn hấp dẫn đang có tốc độ phát triển hàng
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
năm từ 8-9%, tuy nhiên họ cũng đứng trước rất nhiều thách thức như sự biến
động phức tạp của thị trường dầu nhơn cũng như là các đối thủ cạnh tranh
trong nước, khu vực ASIAN và thế giới
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.2. Giới thiệu khái quát Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ
thương mại-Vinatranco
1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Vinatranco
Tiền thân là Công ty Kho vận và Dịch vụ Thương mại - một doanh
nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Thương mại được thành lập năm 1981. Dưới
Công ty có các chi nhánh, Xí nghiệp, Trạm kinh doanh hạch toán phụ thuộc ở
Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh và Liên doanh với các đối tác
nước ngoài
Quá trình thành lập và thay đổi tên Công ty
QĐ số: 73/NTQĐ1 ngày 3.11.1979 thành lập Cục Kho vận

QĐ số: 36 NTQĐ1 ngày 5.5.1981 đổi thành Công ty Kho vận I
QĐ số: 212 NTQĐ1 ngày 11.11.1985 đổi thành Tổng công ty Kho vận
QĐ số: 109/TM-TCCB ngày 22.2.1995 đổi thành Công ty Kho vận và
Dịch vụ Thương mại VINATRANCO
Theo Quyết định số: 1632/QĐ – BTM ngày 05.11.2004 và QĐ số
1311/QĐ –BTM ngày 28.4.2005 của Bộ Trưởng BỘ thương mại Chuyển
thành Công ty cổ phần Kho vận và Dịch vụ Thương mại – Vinatranco.( Công
ty cổ phần chính thức hoạt động từ 01/8/2005
1.1 Tên Công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN KHOVẬN VÀ DỊCH VỤ
THƯƠNG MẠI
Tên giao dịch: TRANSPORT – WAREHOUSING AND TRADE
SERVICE JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: VINATRANCO
1.2 Địa chỉ trụ sở chính: Số 473 phố Minh Khai, Phường Vĩnh Tuy,
Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 8621644/ 8624413 FAX: 8621214
Email: Website: vinatranco.com
Ngành nghề kinh doanh: Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.2 Ngành nghề và lĩnh vực hoạt động của Công ty Vinatranco
Mục đích của Công ty là sản xuất kinh doanh theo vận tải, dịch vụ, liên
doanh, liên kết hợp tác đầu tư với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để
sản xuất tạo ra hàng hoá, khai thác có hiệu quả các phương tiện, kho tàng,
bến bãi, cơ sở vật chất kỹ thuật và sức lao động góp phần đáp ứng nhu cầu
phục vụ sản xuất tiêu, dùng cho xã hội và tham gia xuất nhập khẩu
Lĩnh vực hoạt động của VINATRANCO
* Kinh doanh vận tải và dịch vụ giao nhận vận tải trong nước và quốc
tế: Đóng gói, gom hàng, phân phối hàng bán lẻ, đại lý làm thủ tục hải quan,

môi giới tầu biển, vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, dịch vụ cảng.
Vinatranco là đối tác uy tín cảu nhiều hãng tầu, công ty giao nhận vận tải
quốc tế nổi tiếng trên thế giới
*Kinh doanh các sản phẩm dầu mỏ, dầu chuyên dụng, dầu hoá dẻo cao
su, hoá chất các loại…Vinatranco là nhà phân phối dầu mỡ nhờn uy tín và lâu
nưm của Hãng dầu nhờn nổi tiếng ExxonMobill tại Việt Nam từ năm 1995
*Kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu các sản phẩm sắt thép, cao su
tổng hợp, các sản phẩm săm lốp ô tô, xe máy, thiết bị văn phòng, hàng tiêu dùng
*Liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất các mặt hàng xuất khẩu
*Kinh doanh kho bãi, nhà xưởng, thuê và cho thuê nhà xưởng, văn
phòng: Vinatranco hiện đang sở hữu 60.000m
2
kho bãi, hơn 20 xe chuyên chở
Container. Là thành viên của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế
( FIATA), và Hiệp hội giao nhận vận tải Việt Nam (VIFFAS)
*Vinatranco có hơn 300 nhân viên chính, 6 đơn vị thành viên và một xí
nghiệp liên doanh sản xuất hàng may mặc với nước ngoài
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty và các phòng ban của
Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại
1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Lãnh đạo Công ty có: Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Văn phòng Công ty: tại 473 Minh Khai Hà Nội có 38 lao động gồm 5
phòng:
- Phòng kinh doanh dầu mỡ - dung môi – hoá chất: 11 lao động
- Phòng giao nhận - vận tải – kinh doanh thương mại: 6 lao động
- Phòng tổ chức hành chính 6 lao động và Kho Trâu Quỳ 4 lao động
- Phòng tài chính kế toán: 5 lao động

- Phòng dự án 4 lao động
Các đơn vị trực thuộc: 6 đơn vị:
1/ Chi nhánh Công ty CP Kho vận và Dịch vụ Thương mại Hải Phòng
I- Ngõ 3B Trần Khánh Dư, Hải Phòng có 30 lao động
2/ Chi nhánh Công ty CP Kho vận và Dịch vụ Thương mại Hải Phòng
II - Số 52 Trần Khánh Dư HP có 20 lao động
3/ Chi nhánh Công ty CP Kho vận và Dịch vụ Thương mại tại Đông
Anh- Tổ 37 thị trấn Đông Anh, TP Hà Nội có 5 lao động
4/ Công ty TNHH một thành viên Kho vận và DVTM miền Nam – 287
Hoàng Diệu, QIV, TP Hồ Chí Minh, 11 lao động
5/ Chi nhánh số I Công ty CP Kho vận và DVTM tại Hà Nội- 20 Mạc
Thị Bưởi, Hà Nội , 12 lao động
6/ Chi nhánh số II Công ty CP Kho vận và DVTM tại Hà Nội – 473
Minh Khai, Hà Nội 3 lao động
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty Vinatranco
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
17
ĐHĐCĐ
HĐQT
TGĐ
Ban kiểm soát
P.TCHC P.KTTC
P.KD1 P.KD2 P.GNVT
CN
HP1
CN

HP2
CN
HN1
CN
HN2
CN
ĐA
K.
TQ
CT
TNHH
LD Nomura-
Fotranco
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
1.1.3.2Với bộ máy quản lý của Công ty
Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các kế hoạch của Công ty để
thực hiện những nhiệm vụ được giao, đảm bảo kết quả kinh doanh có lãi cao
Quản lý và sử dụng có hiệu quả vốn kinh doanh theo đúng chế độ chính
sách hiện hành của Nhà nước, phát triển vốn hiện có
Chấp hành đầy đủ chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước và các
quy định của Bộ Công Thương
Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng đã ký với khách hàng
trong việc giữ thực hàng hoá, giao nhận vận chuyển hàng hoá, hợp đồng liên
doanh liên kết, hợp đồng mua bán vật tư hàng hoá
Quản lý toàn diện đội ngũ cán bộ công nhân viên chức, thực hiện chăm
lo đời sống vật chất tinh thần và không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn
nghề nghiệp cho công nhân viên chức.
Làm tốt các công tác bảo hộ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi
trường, bào vệ tài sản XHCN, bảo vệ an ninh quốc phòng
Quyền hạn

- Thực hiện các quy định đã đăng ký trong hoạt động kinh doanh.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước theo pháp luật
quy định
- Được chủ động giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế, liên doanh liên
kết, hợp tác đầu tư với các tổ chức trong và ngoài nước
- Được vay vốn tại NHNN Việt Nam, huy động các nguồn vốn khác ở
trong và ngoài nước để kinh doanh, đầu tư phát triển kinh doanh theo chế độ
pháp luật hiện hành
- Được tổ chức bán buôn, bán lẻ các mặt hàng công ty đăng ký kinh
doanh, có tư cách pháp nhân tham gia các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh mà
pháp luật không cấm
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiệm vụ quyền hạn Phòng Tổ chức – Hành chính
Tham mưu cho Tổng Giám đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
những nhiệm vụ về công tác Tổ chức hành chính của các đơn vị trực thuộc
Công ty cho phù hợp với sự phát triển của đơn vị qua từng ký kinh doanh
Công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương.
- Nghiên cứu đề xuất phương án về tổ chức bộ máy của Công ty cho
phù hợp với sự phát triển của đơn vị qua các thời kỳ.
- Thực hiện công tác lao động tiền; công tác cán bộ và quy hoạch cán
bộ của Công ty, tuyển dụng đào tạo lao động, ký hợp đồng lao động và theo
dõi thực hiện hợp đồng, BHXH, BHYT. Quản lý hồ sơ cán bộ, giải quyêt chế
độ cho người lao động, giải quyêt tranh chấp lao động.
- Thanh toán tiền lương cho khối văn phòng, đề xuất tiền thưởng cho
toàn Công ty
- Xây dựng tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn, thi nâng bậc, xét nâng lương, thi đua, khen thưởng, kỷ luật.
- Công tác an toàn vệ sinh lao động, PCCC, PCBL, thanh tra, bảo vệ.

- Thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo có liên quan.
Công tác hành chính quản trị.
- Đánh máy tài liệu, văn bản theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty, chuyển
công văn đi đến, lưu giữ hồ sơ tài liệu, quản lý và sử dụng con dấu theo quy định.
- Sắp xếp, bố trí phòng làm việc và các công trình phục vụ CBCNV
làm việc tại Văn phòng
- Quản lý việc sử dụng xe con, điện,nước, điện thoại, trang thiết bị văn
phòng phẩm, mua báo…phục vụ công tác, làm việc của Văn phòng.
- Lập kế hoạch sửa chữa nhà cửa, mua sắm trang thiết bị văn phòng
phẩm phục vụ đơn vị.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc Công ty
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Tài chính- Kế toán
Công tác tài chính kế toán
Tham mưu cho Tổng Giám đốc về công tác TCKT của Công ty và trực
tiếp:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính. Phối hợp với các bộ phận
có liên quan lập kế hoạch cân đối nguồn vốn sử dụng và sử dụng có hiệu quả
cao. Chủ động đảm bảo vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty.
- Thu thập xử lý thong tin, số liệu kế toán. Tổ chức bảo quản, lưu giữ
chứng từ,hồ sơ kế toán theo quy định chung của Pháp luật và của Công ty
- Ghi chép, hạch toán trung thực, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ phát
sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh.
- Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp
ngân sách, thanh toán nợ. Phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi tham
ô, lãng phí, vi phạm chế độ tài chính, kế toán.
- Theo dõi việc mua bán cổ phiếu, tính lãi và trả cổ tức theo quy định

- Lập báo cáo tài chính theo chế độ hiện hành. Cung cấp thông tin, số
liệu về tình hình tài chính của Công ty theo yêu cầu của cá nhân và tổ chức có
thẩm quyền.
- Quản lý quỹ, theo dõi tồn quỹ bằng tiền mặt, cổ phiếu, trái phiếu và
các chứng chỉ khác có giá trị bằng tiền. Theo dõi tồn kho và phối hợp với
phòng KD đối chiếu xác nhận trị giá tồn kho định kỳ theo quy định
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc trong việc thuê kiểm toán, tư vấn tài
chính nhằm cung cấp số liệu kế toán chính xác trung thực
Công tác quản lý, kiểm tra
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc
thực hiện nghiệp vụ kế toán, tài chính và quản lý tài sản của Công ty theo
đúng Pháp luật hiện hành.
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc về nghiệp vụ ghi chép, hạch toán kế
toán và thực hiện chế độ báo cáo đúng chế độ và thời gian quy định
- Thực hiện việc kiểm toán nội bộ đối với các đơn vị chi nhánh trực
thuộc
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
Nhiệm vụ quyền hạn của Phòng Dự án
Công tác kế hoạch tổng hợp
- Tham mưu giúp cho Tổng Giám đốc trong công tác khảo sát,nghiên
cứu chiến lược về mở rộng thị trường, mặt hàng kinh doanh của Công ty trên
cơ cở nguồn lực, tiềm năng của đơn vị.
- Tổng hợp và xây dựng kế hoạch SXKD 5 năm và hàng năm của Công ty.
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ điều hành hoạt động, các cuộc họp
của ĐHĐCĐ, HĐQT, Tổng Giám đốc./
- Tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh vực tư vấn tính pháp lý các
văn bản, các Hợp đồng kinh tế của Công ty trong đàm phán, ký kết và việc áp

dụng các văn bản pháp luật vào trong sản xuất kinh doanh. Thực hiện quyền
tố tụng đối với các vụ vịêc, các HĐ kinh tế có liên quan.
Công tác xây dựng và quản lý dự án
- Tiến hành các thủ tục xin hợp thức hoá quyền sử dụng đất, hợp đồng
thuê đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các khu đất của Công
ty đang sử dụng, phục vụ cho việc quy hoạch, quản lý, khai thác và sử dụng
có hiệu quả quỹ đất hiện có. Quản lý hồ sơ về nhà và đất của Công ty.
- Tham mưu giúp Tổng giám đốc lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư
khả thi trình ĐHĐCĐ, HĐQT khi được giao.
- Giúp Tổng giám đốc thẩm định tính khả thi của việc huy động vốn
đầu tư sản xuất kinh doanh trước khi trình HĐQT hoặc thuê tư vấn…
- Tổ chức theo dõi, thực hiện các dự án khi được phê duyệt
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng Giao nhận- Vận tải – KD thương
mại
- Tham mưu giúp Tổng Giám đốc điều hành và trực tiếp kinh doanh
trong lĩnh vực Giao nhận, vận tải và Dịch vụ thương mại theo đúng Pháp luật
hiện hành. Chủ động khảo sát, nghiên cứu mở rộng thị trường kinh doanh
trong và ngoài nước
- Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh vận tải; đại lý giao nhận vận
tải trong nước và quốc tế; đại lý làm thủ tục hải quan; vận tải quá cảnh, chuyển
khẩu, môi giới tầu biển, dịch vụ cảng; kinh doanh vật tư thiết bị, phụ tùng,
phương tiện vận tải; trực tiếp XNK và nhận uỷ thác XNK hàng hoá khi có nhu
cầu. Tổ chức thực hiện có hiệu quả các lô hàng, các hợp đồng Công ty giao.
- Ngoài nhiệm vụ trên, được kinh doanh những mặt hàng Nhà nước không
cấm.
- Quản lý tốt tiền hàng trong quá trình kinh doanh

- Thực hiện báo cáo các kết quả kinh tế, lập chứng từ, hoá đơn gốc theo
quy định của Pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của Phòng Tài chính - Kế
toán.
- Đôn đốc thu hồi công nợ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của khách
hàng do phòng quản lý.
- Hướng dẫn, giúp đỡ, phối hợp với các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt
các nghiệp vụ kinh doanh có liên quan.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổng Giám đốc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng KD Dầu mỡ - Dung môi – Hoá
chất
Tham mưu giúp Tổng Giám đốc điều hành và trực tiếp kinh doanh
trong lĩnh vực dầu mỡ nhờn, dung môi, hoá chất và các dịch vụ thương mại
khác có liên quan theo đúng Pháp luật hiện hành.
- Khảo sát, nghiên cứu mở rộng thị trường, mặt hàng KD trong và ngoài
nước.
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh các mặt hàng dầu mỡ,
dung môi, hoá chất và các sản phẩm khác có nguồn gốc từ dầu mở. Trực tiếp
XNK và nhận uỷ thác XNK các mặt hàng khi có nhu cầu. Tổ chức thực hiện
có hiệu quả các lô hàng, các hợp đồng Công ty giao.
- Ngoài nhiệm vụ trên, được kinh doanh những mặt hàng Nhà nước
không cấm.
- Quản lý tốt tiền hàng trong quá trình kinh doanh
- Thực hiện báo cáo kết quả kinh doanh theo từng lô hàng và theo từng
tháng, quý, năm.
- Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý kinh tế, lập chứng từ, hoá đơn gốc
theo quy định của Pháp luật và hướng dẫn nghiệp vụ của phòng TC-KT
- Đôn đốc thu hồi công nợ, chịu trách nhiệm về các khoản nợ của khách

hàng do Phòng quản lý.
- Hướng dẫn kho Trâu Quỳ về quy hoạch chất xếp, bảo quản hàng hoá
của Công ty và của các đơn vị khách hàng có gửi hàng tại kho
- Hướng dẫn giúp đỡ các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt các nghiệp vụ
kinh doanh có liên quan.
Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Tổng giám đốc.
Nhiệm vụ và quyền hạn của các trưởng phòng, phó phòng Công ty
Chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của phòng là Trưởng phòng,
giúp việc cho Trưởng phòng có một Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng, phó trưởng phòng có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ của phòng theo chức năng, nhiệm vụ được
giao.
- Đề xuất tăng giảm lao động, quản lý, sử dụng lao động trong phòng có
hiệu quả, đáp ứng được nhiệm vụ, phù hợp với trình độ , năng lực, sức khoẻ của
từng người.
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Xây dựng đề xuất phương án khoán theo doanh số, khoán theo sản
phẩm, khoán theo lợi nhuận…khuyết khích người lao động quan tâm đến hiệu
quả KD, gắn bó với đơn vị nhằm mang lại hiệu quả cao trong KDSX.
- Đề xuất việc khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, nấng lương đối với lao
động do phòng quản lý.
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Chương 2
Thực trạng Kinh doanh và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm Dầu
nhờn - ExxonMobil của Công ty cổ phần Kho vận và dịch vụ thương mại-
Vinatranco.

2.1 Thực trạng kinh doanh của Công ty Vinatranco giai đoạn 2005-
2007
2.1.1 Thực trạng sản phẩm kinh doanh của Công ty
Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại Vinatranco hoạt động
trong lĩnh vực thương mại. Công ty không trực tiếp sản xuất ra hàng hoá, sản
phẩm của công ty chính là sản phẩm mềm. Theo quan niệm mới về sản phẩm
của nền kinh tế thị trường, bất kỳ sản phẩm nào cũng có hai phần cơ bản đó là
phần cứng và phần mềm của sản phẩm. Với mỗi loại sản phẩm thì tỷ lệ hai
thành phần này là khác nhau. Công ty cổ phần kho vận và dịch vụ thương mại
Vinatranco hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thì sản phẩm của
doanh nghiệp hầu hết là sản phẩm mềm.
Trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và dịch vụ giao nhận vận tải trong
nước, quốc tế; đóng gói, gom hàng, phân phối hàng lẻ, đại lý làm thủ tục hải
quan, môi giới tàu biển, vận chuyển quá cảnh, chuyển khẩu, dịch vụ cảng,
Vinatranco là đối tác uy tín của nhiều hãng tàu, của nhiều công ty giao nhận
vận tải quốc tế nổi tiếng trên thế giới. Sản phẩm giao nhận, vận tải, hải quan
công ty luôn đảm bảo làm đúng luật thông lệ quốc tế, đảm bảo hợp đồng
được thực hiện tốt nhất theo yêu cầu của khách hàng, nâng cao uy tín và sự
cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường dịch vụ thương mại
Với lĩnh vực kinh doanh sản phẩm dầu mỏ, dầu chuyên dụng, dầu hoá
dẻo cao su, hoá chất các loại… Vinatranco luôn đem đến cho khách hàng sản
phẩm chất lượng cao, đáp ứng tốt yêu cầu kỹ thuật cho quá trình sản xuất đảm
bảo tính kịp thời an toàn tiện lợi văn minh, luôn là đối tác làm ăn với nhiều
SV: Nguyễn Thị Thu Hà Lớp: Thương mại 46A
25

×