Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Đề tài báo cáo Thực tập công chứng Hợp đồng uỷ quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.64 KB, 22 trang )

HỌC VIỆN TƯ PHÁP
KHOA ĐÀO TẠO CÔNG CHỨNG VIÊN VÀ CÁC CHỨC DANH
KHÁC

HỒ SƠ BÁO CÁO THỰC TẬP
Lĩnh vực: “Thực tập tại các tổ chức hành nghề công chứng về nhóm việc Cơng
chứng hợp đồng, giao dịch khác ”

Họ tên: NGŨN QUỲNH CHÂU
Ngày sinh:03/10/1990
SBD:010
Lớp: Cơng chứng khóa 24 A tại Lâm Đồng

Tháng 03 năm 2022


Mục lục
LỜI CẢM ƠN
 NỘI DUNG
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hợp đồng ủy quyền liên quan đến hoạt
động công chứng
1. Khái quát chung về Hợp đồng ủy quyền
2. Hình thức của Hợp đồng ủy quyền
3. Đặc điểm của Hợp đồng ủy quyền
Chương 2: Đánh giá hồ sơ sưu tầm
Chương 3: Khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị
 KẾT LUẬN
 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 TÀI LIỆU SƯU TẦM



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Cơng chứng viên và nhân viên
Văn phịng Cơng chứng An Khang tỉnh Ninh Thuận đã tận tình hướng dẫn, chỉ
bảo, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tạo điều kiện thuận lợi
nhất cho tôi trong quá trình thực tập tại Văn phịng Cơng chứng An Khang.
Một lần nữa, tôi xin được gửi lời cảm ơn các thầy cơ của Học viện Tư
pháp, Văn phịng Cơng chứng An Khang đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp
cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích phục vụ cho việc nghiên cứu học tập
và kết hợp với công tác thực tế để đạt được kết quả tốt nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Học viên

Nguyễn Quỳnh Châu


BÁO CÁO THỰC TẬP ĐỢT 1
(Từ ngày 07/03/2022 đến ngày 15/03/2022)
- Họ và tên: Nguyễn Quỳnh Châu
- Ngày sinh: 13/10/1990
- Học viên lớp: Đào tạo nghề Cơng chứng Khóa CC24B-LD
- Số báo danh: 010

Thực hiện Thông báo Về việc thực tập đợt 2 “Thực tập tại các tổ chức hành
nghề cơng chứng về nhóm việc Cơng chứng hợp đồng, giao dịch khác” và hướng
dẫn thực tập đối với học viên lớp đào tạo nghiệp vụ công chứng của Học viện Tư
pháp, học viên xin được báo cáo kết quả thực tập (Đợt 2) gồm các nội dung sau:
Học viên đã được thực tập tại Văn phịng Cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh
Thuận từ ngày 07 /03/2022 đến 15/03/2022, trong quá trình thực tập học viên đã
tìm hiểu về các nhóm việc Công chứng hợp đồng như: Hợp đồng ủy quyền, Hợp

đồng góp vốn, Hợp đồng Hợp tác kinh doanh.
Nay học viên báo cáo về nội dung của hồ sơ đã sưu tầm tại văn phịng cơng
chứng là Hợp đồng ủy quyền và nhận xét, đánh giá, ghi chép kết quả của quá trình
thụ lý và giải quyết hồ sơ yêu cầu cơng chứng như sau:
- Tóm tắt hồ sơ cơng chứng.
- Bản ghi chép kết quả của hoạt động nghiên cứu hồ sơ và kết quả các hoạt động
khác liên quan đến quá trình tham gia giải quyết việc cơng chứng.
- Nhận xét quá trình giải quyết việc cơng chứng của công chứng viên, Tổ chức
hành nghề công chứng.
- Những kinh nghiệm nghề nghiệp rút ra từ việc tham gia quá trình giải quyết việc
cơng chứng.
- Kiến nghị đề xuất về việc hoàn thiện pháp luật đối với hệ thống pháp luật liên
quan đến việc công chứn


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG ỦY QUYỀN LIÊN
QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG
1. Khái quát chung về Hợp đồng ủy quyền
Trong thực tế, không phải bất kỳ lúc nào cá nhân hoặc tổ chức cũng có thể và buộc
phải trực tiếp thực hiện cơng việc cũng như các quyền và nghĩa vụ của chính mình.
Việc khơng tham gia trực tiếp có thể do nhiều lý do khác nhau hoặc khi đã tham
gia vào một quan hệ hợp đồng nhất định nhưng khơng có đủ điều kiện thực hiện
quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, để hoàn tất một cơng việc nào đó thay vì tự
mình thực hiện, cá nhân hoặc tở chức có thể nhờ hay giao lại cho người khác làm
thay với danh nghĩa chính mình. Đây chính là việc ủy qùn. Nói cách khác, ủy
quyền là việc một người giao cho người khác nhân danh mình để thực hiện cơng
việc hoặc sử dụng qùn mà mình có được một cách hợp pháp, trong phạm vi được
ủy quyền. Theo đó văn bản ủy quyền được hiểu là văn bản thể hiện việc một người
giao cho người khác thay mặt và nhân danh mình thực hiện cơng việc hoặc sử dụng

qùn mà mình có được một cách hợp pháp.
Việc ủy quyền sẽ làm phát sinh quan hệ đại diện. Người được ủy quyền (người đại
diện) nhân danh và vì lợi ích của người ủy quyền (người được đại diện) xác lập,
thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện được giao (theo Điều
134 và Điều 138 Bộ luật Dân sự 2015), trừ trường hợp pháp ḷt có quy định cơng
việc đó khơng được ủy qùn, phải do chính người có qùn đó thực hiện. Do đó
về việc nguyên tắc, khi đã ủy qùn thì bên ủy qùn sẽ có qùn và nghĩa vụ phát
sinh từ giao dịch do người được ủy quyền (người đại diện) xác lập trong phạm vi
ủy quyền.
2. Hình thức của Hợp đồng ủy quyền
Xét về mặt hình thức thì Bộ ḷt dân sự 2015 khơng cịn quy định hình thức ủy
quyền do các bên thỏa thuận như trước đây mà gián tiếp quy định việc ủy quyền
phải bằng văn bản: Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền (khoản
1 Điều 140 Bộ luật dân sự 2015), đồng thời xuất phát tại quy định khoản 1 Điều 2
Luật công chứng 2014, công chứng viên chỉ có thể chứng nhận việc ủy quyền nếu
được lập thành văn bản.


Xét về mặt bản chất, văn bản ủy quyền luôn là một quan hệ hợp đồng. Để phát sinh
quan hệ ủy qùn và được cơng chứng thì các bên phải có sự thỏa tḥn và thống
nhất ý chí với nhau về tất cả các nội dung của ủy quyền. Do đó ủy qùn phải là
quan hệ hợp đồng mà khơng thể và chưa bao giờ là hành vi pháp lý đơn phương.
Bộ luật dân sự 2015 đã dành 1 mục (Mục 13) của Chương XVI, bao gồm 8 điều
từ Điều 562 đến Điều 569 để quy định về hợp đồng ủy quyền. Luật công chứng
2014 cũng đã quy định việc công chứng đối với hợp đồng ủy quyền tại Điều 55.
Tuy nhiên, bên cạnh hình thức ủy quyền bằng văn bản dưới dạng hợp đồng ủy
quyền thì trong thực tiễn cuộc sống, hình thức ủy quyền bằng văn bản khác dưới
dạng giấy ủy quyền cũng được sử dụng khá phổ biến. Trong lĩnh vực cơng chứng,
việc cơng chứng hình thức hình thức ủy quyền bằng văn bản dưới dạng giấy ủy
quyền cũng khá phổ biến, không phải là vấn đề mới. Trước đây việc chứng nhận

giấy ủy quyền được quy định tại Điều 48 Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày
08/12/2000 của Chính phủ về cơng chứng, chứng thực.
3. Đặc điểm của Hợp đồng ủy quyền
3.1. Chủ thể
Quan hệ ủy quyền luôn liên quan đến hai loại chủ thể bao gồm: người ủy quyền
(bên ủy quyền) và người được ủy quyền (bên được ủy quyền). Trong đó:
- Người ủy quyền (bên ủy quyền) có những dấu hiệu cần làm rõ như sau:
+ Có thể là pháp nhân, cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình, tở hợp tác, tở chức
khác khơng có tư cách pháp nhân:
* Nếu là pháp nhân thì việc ủy quyền được thực hiện thông qua người đại diện theo
pháp luật của pháp nhân;
* Nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Tương tự, trong trường hợp bên ủy qùn là tở chức thì việc u cầu cơng chứng
được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo
ủy quyền của tổ chức đó (khoản 1 Điều 47 Ḷt Cơng chứng 2014).
+ Trong trường hợp các cá nhân là thành viên hộ gia đình, tở hợp tác, tở chức khác
khơng có tư cách pháp nhân thì có thể thỏa tḥn cử cá nhân, pháp nhân khác đại


diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung
của các thành viên hộ gia đình, tở hợp tác, tở chức khác khơng có tư cách pháp
nhân.
+ Người ủy qùn là người có qùn giao cho người khác thay mặt mình sử dụng
qùn mà mình có được một cách hợp pháp.
Ngoài u cầu phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định, người ủy qùn cịn
phải có tư cách chủ thể của bên ủy quyền, tức là phải có “quyền năng” nào đó hoặc
“qùn thực hiện cơng việc” nào đó để giao lại cho chủ thể khác. Có thể thấy rằng,
muốn xác lập quan hệ ủy quyền thì điều kiện tiên quyết đối với bên ủy quyền là họ
phải đang nắm giữ một “quyền” nào đó hoặc là người có “qùn thực hiện một
cơng việc nào đó” để có thể giao lại “quyền” hay giao lại “quyền thực hiện công

việc” đó cho người khác thực hiện thay cho mình.
+ Người ủy quyền không thể giao lại cho người khác “quyền” hay cơng việc vượt
quá phạm vi mà mình có qùn thực hiện.
+ Chủ thể ủy quyền có thể là một hoặc nhiều người và luôn xuất hiện trong hợp
đồng ủy quyền.
- Bên được ủy quyền có những dấu hiệu cần lưu ý, làm rõ như sau:
+ Về năng lực hành vi dân sự của cá nhân được đại diện: theo khoản 3 Điều 134 và
khoản 3 Điêu 138 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người đại diện (người được ủy
quyền): “Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp
luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập,
thực hiện” và “Người từ đủ mười lăm t̉i đến chưa đủ mười tám t̉i có thể là
người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự
phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện”. Như vậy, về nguyên
tắc, người được ủy quyền có thể từ đủ mười lăm tuổi trở lên nếu pháp luật không
bắt buộc việc thực hiện công việc hay việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ cụ thể
nào đó phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên thực hiện. Do đó, đối với trường
hợp bên được ủy quyền từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi, công
chứng viên cần phải rà soát, đối chiếu lại các văn bản pháp luật liên quan để xem


có quy định nào ràng buộc cơng việc phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác
lập, thực hiện hay không.
+ Về việc pháp nhân là bên được ủy quyền: theo khoản 1 Điều 134 Bộ luật Dân sự
2015 quy định: “Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người
đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi
chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự”. Do đó, theo
quy định này, pháp nhân hoàn toàn có thể đại diện theo ủy quyền cho cá nhân,
pháp nhân khác.
Bên cạnh đó, một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp
nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực

hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người
đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (theo khoản
3 Điều 141 Bộ luật Dân sự 2015).
- Về một số hạn chế đối với chủ thể được thực hiện công việc ủy quyền
Thực tế cho thấy, trong một vài lĩnh vực nhất định, pháp luật có quy định một số
điều kiện, hạn chế về đối tượng chủ thể mà người thực hiện công việc phải tuân
thủ, kể cả khi được ủy quyền. Đơn cử, như Điều 87 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
cấm một số người không được làm đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự
gồm:
+ Khi họ cũng là đương sự trong cùng một vụ việc với người được đại diện mà
quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người
được đại diện.
+ Khi họ đang là người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự cho một đương
sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích
hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
+ Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tịa án, Kiểm sát, Cơng an không được làm
đại diện trong tố tụng dân sự, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là
người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp
luật.


Do đó, nếu nội dung ủy quyền liên quan đến việc tham gia tố tụng dân sự thì cơng
chứng viên cần phải kiểm tra , xác định việc ủy quyền có vi phạm điều cấm nêu
trên hay khơng. Điều này là hợp lý nhằm bảo đảm cho nguyên tắc của pháp luật
dân sự về chế định ủy quyền: “Người đại diện phải hành động nỗ lực hết mình,
nhân danh và vì lợi ích của người ủy qùn để thực hiện cơng việc được đại diện
sao cho có lợi nhất (trong điều kiện cụ thể)”. Chính vì vậy, tại khoản 3 Điều
141 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định người đại diện không được xác lập, thực hiện
các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người
đại diện của người đó. Điều này cũng cho thấy người đại diện và người được đại

diện khơng thể là những người có qùn và lợi ích trái ngược, xung đột.
3.2. Đối tượng
Ủy quyền là việc một người giao cho người khác nhân danh mình để thực hiện
công việc, thực hiện một hay một số quyền năng nào đó (và thậm chí cả đối với
nghĩa vụ). Do đó, cơng chứng viên cần lưu ý một số vấn đề về đối tượng ủy quyền
như sau:
- Đối tượng của hợp đồng ủy quyền chỉ đơn thuần là công việc phải thực hiện mà
không phải là bản thân tài sản hay “quyền” của chủ thể (nếu có). Có thể, cơng việc
được ủy qùn có thể liên quan đến một tài sản hay một “quyền” nào đó, như ủy
quyền với nội dung người được ủy quyền quản lý, chuyển nhượng nhà đất. Tuy
nhiên, tài sản này lại không phải là đối tượng của hợp đồng ủy quyền.
- Với tư cách là đối tượng của ủy quyền, một khi “công việc” khơng tồn tại hay
khơng cịn tồn tại thì việc ủy quyền không được xác lập hay sẽ bị chấm dứt. Việc
người ủy quyền chỉ có thể ủy quyền nếu họ là người có qùn thực hiện các cơng
việc, hành vi đó và trách nhiệm của họ là phải chứng minh được việc mình hoàn
toàn có qùn thực hiện các cơng việc này. Việc chứng minh thường được thực
hiện thông qua các giấy tờ, tài liệu ghi nhận về quyền của chủ thể hay có thể là
giấy tờ có liên quan đến tư cách chủ thể.
- Không phải trong bất kỳ trường hợp nào, cơng việc hoặc “qùn” có được hợp
pháp đều có thể giao lại cho người khác thơng qua ủy quyền.
3.4. Nội dung


Nội dung ủy quyền được hiểu là nội dung về những công việc, việc thực hiện
những “quyền” mà bên ủy quyền giao lại cho người được ủy quyền thực hiện, cùng
với phạm vi thực hiện những quyền, công việc này. Về mặt nguyên tắc, bên được
ủy quyền chỉ được thực hiện những công việc do người ủy quyền giao trong phần
nội dung hợp đồng ủy quyền. Do đó, để tránh nhầm lẫn, hiểu sai và thực hiện
không đúng phạm vi công việc được giao, cũng như tránh việc lạm quyền của
người được ủy quyền, cần lưu ý một số vấn đề liên quan đến cách thể hiện nội

dung ủy quyền như sau:
- Công việc và phạm vi công việc được giao phải phù hợp với quyền của chủ thể
(có căn cứ chứng minh).
- Công việc được giao phải rõ ràng, cụ thể, tránh sử dụng các cụm từ thể hiện tính
liệt kê mang tính suy diễn như “v/v”, “…”. Do về nguyên lý, người đại diện chỉ
được phép thực hiện chính xác các cơng việc được ghi trong hợp đồng ủy quyền và
không thể thực hiện các công việc không được ghi nhận trong nội dung ủy quyền.
- Việc thực hiện công việc ủy quyền bị hạn chế về thời gian, do đó, trong nội dung
về cơng việc được giao, do đó các bên làm rõ về thời hạn ủy quyền, thời điểm phát
sinh của hiệu lực thực hiện công việc cũng như thời điểm chấm dứt công việc.
3.5. Thủ tục chứng nhận Hợp đồng ủy quyền
Thủ tục chứng nhận Hợp đồng ủy quyền là một loại việc bắt buộc phải có cơng
chứng, chứng thực.
Thơng thường, khi chứng nhận Hợp đồng ủy quyền công chứng viên sẽ yêu cầu
người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ như sau:
- Phiếu u cầu cơng chứng, trong đó có thơng tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu
công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức
hành nghề công chúng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời
điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Dự thảo Hợp đồng ủy quyền;
- Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng (Chứng minh nhân dân
Căn cước công dân, Hộ chiếu, Chứng minh quân đội…);


- Bản sao các giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ
thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng
ký quyền sở hữu, quyền sử dụng, Giấy tờ xác thực về công việc được ủy quyền;
- Các giấy tờ cần thiết khác;
- Bản sao các giấy tờ, tài liệu là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung
đầy đủ, chính xác như bản chính và khơng phải chứng thực. Cơng chứng viên phải

có trách nhiệm đối chiếu với bản chính của các giấy tờ trước khi chứng nhận văn
bản. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng. Trường
hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ
lý và ghi vào sổ công chứng.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh các vấn đề
sau đây:
- Xác định thẩm quyền công chứng. Theo quy định thơng thường thì thẩm qùn
cơng chứng theo địa hạt đối với các giao dịch liên quan đến bất động sản. Tuy
nhiên, đối với trường hợp ủy quyền thì khơng phải tn theo địa hạt (Điều 42 Ḷt
cơng chứng 2014) và phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công
chứng 2014;
- Xác định nhân thân, năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
- Xác định các công việc được ủy quyền;
- Kiểm tra các giấy tờ mà các đương sự đã nộp;
- Xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản cũng như giấy tờ xác thực về công việc
được ủy quyền;
- Xác định thời hạn ủy quyền, thời điểm phát sinh của hiệu lực thực hiện công việc
cũng như thời điểm chấm dứt công việc;
- Công chứng viên kiểm tra dự thảo Hợp đồng ủy quyền nếu nội dung trong dự
thảo có điều khoản vi phạm pháp luật, trải đạo đức xã hội, đối tượng hợp đồng
không phù hợp với quy định của pháp ḷt thì cơng chứng viên phải chỉ rõ cho
người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người u cầu cơng chứng
khơng sửa chữa thì cơng chứng viên có qùn từ chối cơng chứng;


- Công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu công chứng tuân thủ đúng các quy
định về thủ tục công chứng và các quy định pháp luật có liên quan đến việc thực
hiện ủy quyền; giải thích cho người yêu cầu cơng chứng hiểu rõ qùn, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền.
Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề

chưa rõ, có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân
sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng chưa được mơ tả
cụ thể thì cơng chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề
nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu
cầu giám định; trường hợp khơng làm rõ được thì có qùn từ chối cơng chứng.
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HỜ SƠ SƯU TẦM
1. Tóm tắt hồ sơ
Hồ sơ mà học viên sưu tầm được là Hợp đồng ủy quyền đã hoàn thiện được cơng
chứng viên Trần Thị Vân tại Văn phịng Cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh Tḥn
chứng nhận, có số cơng chứng là 2608, quyển số 01/2022 TP/CC-SCC/HĐGD vào
ngày 15 tháng 03 năm 2022. Theo đó, vào ngày 15 tháng 3 năm 2022, Ơng Bùi Đỗ
Trung Thành và ơng Lưu Xn Huy có đến Văn phịng Cơng chứng An Khang,
tỉnh Ninh Thuận tại địa chỉ số 164 đường số 21, phường Phước My, thành phố
Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận để yêu cầu công chứng Hợp đồng ủy
quyền và được công chứng viên Trần Thị Vân tiếp nhận và xử lý hồ sơ, tài sản ủy
quyền là quyền sử dụng thửa đất số: 136; tờ bản đồ số: 07, diện tích: 100 m2; mục
đích sử dụng đất: Đất ở tại đô thị; thời hạn sử dụng: lâu dài; địa chỉ thửa đất: Khu
đô thị mới Đông Bắc (Khu K1), phường My Bình, là thành phố Phan Rang – Tháp
Chàm, tỉnh tỉnh Ninh Thuận theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số CS 244752; số vào sổ cấp GCN:
CS08195 do Sở tài nguyên và Môi trường tỉnh tỉnh Ninh Thuận cấp ngày
16/08/2019.
Nội dung:
Ông Bùi Đỗ Trung Thành (bên A) uỷ quyền cho ông Lưu Xuân Huy (bên B) được
toàn quyền thay mặt và nhân danh bên A được quyền quản lý, sử dụng, cho thuê


(bao gồm cả thanh lý hợp đồng cho thuê), đặt cọc, tặng cho, chuyển nhượng (được
quyết giá cả về mua bán và được nhận tiền từ việc mua bán), (bao gồm cả việc
được huỷ hợp đồng đặt cọc, tặng cho, chuyển nhượng), thế chấp, thế chấp để đảm

bảo nghĩa vụ cho bên thứ ba đối với thửa đất nêu trên và được uỷ quyền cho bên
thứ ba.
-Trong trường hợp thế chấp thì bên B được quyền thay mặt và nhân danh bên A ký
các hợp đồng vay, tín dụng liên quan (không giới hạn số tiền vay và số lần vay)
hoặc toàn quyền quyết định đảm bảo nghĩa vụ cho bên thứ ba hoặc cho bất kỳ
nghĩa vụ nào khác do bên B quyết định.
-Trong trường hợp thế chấp mà khơng trả được nợ cho bên nhận thế chấp thì bên A
đồng ý để cho bên nhận thế chấp cùng bên B được xử lý tài sản nêu trên theo quy
định của pháp luật để thu hồi vốn, lãi vay và các chi phí có liên quan khác mà
khơng có bất cứ tranh chấp hay khiếu nại về sau.
Trong phạm vi được uỷ quyền, bên B được quyền lập, ký tên trên các văn bản, giấy
tờ có liên quan đến các công việc uỷ quyền trên; được quyền nộp các khoản phí
liên quan đến nội dung uỷ quyền. Mọi hành vi của bên được uỷ quyền thực hiện
theo nội dung uỷ quyền này là ý chí của bên uỷ quyền.
2. Thành phần hồ sơ
- Phiếu yêu cầu công chứng;
- Hợp đồng ủy quyền;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân , Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu Xn
Huy.
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số CS 244752; số vào sổ cấp GCN: CS08195 do Sở tài nguyên và
Môi trường tỉnh tỉnh Ninh Thuận cấp ngày 16/08/2019.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng: Sở hộ khẩu của gia đình Ông
Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy, Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân
của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành do UBND phường Tấn tài, thành phố Phan Rang –


Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận xác nhận ngày 15/03/2022, Nội dung u cầu cơng
chứng hợp đồng ủy qùn.
3. Trình tự, thủ tục thực hiện công chứng

3.1. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng
Sau khi người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ, Công chứng viên Trần Thị Vân đã
tiếp nhận u cầu cơng chứng của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân
Huy, bước đầu tiên công chứng viên xác định thẩm quyền công chứng. Công
chứng viên xác định thửa đất của Ông Bùi Đỗ Trung Thành ủy qùn thuộc thẩm
qùn cơng chứng tại Văn phịng cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh Thuận. Bởi đối
với trường hợp ủy qùn thì khơng phải tn theo địa hạt (Điều 42 Luật công
chứng 2014) và phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng
2014;
Thông qua việc hỏi, trao đởi với Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu Xuân Huy
về yêu cầu công chứng để công chứng viên xác định chính xác u cầu cơng chứng
của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy là cơng chứng Hợp đồng ủy
qùn.
Khi đã xác định được chính xác u cầu Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu
Xn Huy cơng chứng viên hỏi Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu Xn Huy
có mang theo những giấy tờ tùy thân, giấy tờ tài sản và các giấy tờ khác có liên
quan hay khơng để xuất trình cho cơng chứng viên kiểm tra hồ sơ. Ơng Bùi Đỗ
Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy cung cấp cho công chứng viên những giấy tờ
như sau: giấy chứng minh nhân dân của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu
Xn Huy, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
gắn liền với đất số CS 244752; số vào sổ cấp GCN: CS08195 do Sở tài nguyên và
Môi trường tỉnh tỉnh Ninh Thuận cấp ngày 16/08/2019, Sở hộ khẩu của gia đình
Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy, Giấy xác nhận tình trạng hơn
nhân của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành do UBND phường Tấn tài, thành phố Phan
Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận xác nhận ngày 15/03/2022.
Công chứng viên đã tiến hành kiểm tra bản chính các loại giấy tờ nêu trên mà
người yêu cầu công chứng cung cấp và kiểm tra các thơng tin có trùng khớp với


nhau trên các giấy tờ đồng thời xử lý hồ sơ bằng phương pháp kiểm tra thông tin

nên công chứng viên thực hiện bước tiếp theo.
Như vậy, giấy tờ mà người u cầu cơng chứng xuất trình đã đảm bảo yêu cầu
công chứng.
3.2. Soạn thảo và ký văn bản
Đối với Hợp đồng ủy quyền quyền sử dụng đất do Văn phịng Cơng chứng An
Khang, tỉnh Ninh Tḥn chứng nhận ngày 15/03/2022 thì đây là hợp đồng do Cơng
chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng (Điều 41 Luật
công chứng 2014). Nội dung, ý định lập Hợp đồng ủy quyền của Ông Bùi Đỗ
Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy này xác thực, không vi phạm pháp luật, không
trái đạo đức xã hội.
Thư ký nghiệp vụ sau khi soạn thảo xong in bản thảo chuyển cho người yêu cầu
công chứng đọc lại toàn bộ nội dung của hợp đồng. Thư ký nghiệp vụ in bản chính
Hợp đồng và kèm toàn bộ hồ sơ chuyển cho công chứng viên kiểm tra, đồng thời
mời khách hàng đến trước mặt công chứng viên cùng tiến hành thủ tục ký công
chứng. Khi thực hiện thủ tục này công chứng viên sẽ kiểm tra lại thông tin về nhân
thân, năng lực hành vi dân sự, ý chí của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu
Xuân Huy ký kết hợp đồng là như thế nào, người u cầu cơng chứng có đồng ý
với toàn bộ nội dung trong hợp đồng đã được soạn thảo không; người yêu cầu công
chứng đồng ý, khơng có vấn đề gì nghi ngờ, khơng có điều khoản nào trong hợp
đồng vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, việc ủy quyền này là hoàn toàn tự
nguyện, … thì cơng chứng viên sẽ cho Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân
Huy ký vào từng trang Hợp đồng, trang cuối cùng của hợp đồng ký, ghi rõ họ tên,
điểm chỉ trước mặt công chứng viên, sau khi điểm chỉ xong, công chứng viên sẽ
đối chiếu dấu vân tay trên hợp đồng với dấu vân tay trên chứng minh nhân dân để
xác định chính xác chủ thể tham gia hợp đồng và công chứng viên cũng ký vào
từng trang và ký vào trang lời chứng của công chứng viên.
Hợp đồng công chứng được đánh số thứ tự từng trang. Chữ viết trong hợp đồng là
tiếng Việt và được viết rõ ràng, không viết tắt hoặc dùng ký hiệu, khơng viết xen
dịng, đè dịng, khơng tẩy xóa, không để trống…



Do thư ký nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng nên công chứng viên kiểm tra lại các
thông tin, các điều khoản trong dự thảo hợp đồng do người yêu cầu công chứng
cung cấp hoặc bản dự thảo hợp đồng do chính Văn phịng cơng chứng của mình
soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng hoặc kiểm tra dự thảo hợp
đồng do khách hàng soạn thảo sẵn để kịp thời phát hiện những sai sót khắc phục
kịp thời để tránh gây phiền hà cho người yêu cầu công chứng khi ký hợp đồng
hoặc sau khi ký xong mới phát hiện sai sót làm tốn thời gian của người yêu cầu
công chứng.
3.3. Ký chứng nhận
Công chứng viên yêu cầu người u cầu cơng chứng xuất trình bản chính của các
giấy tờ theo quy định để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của
hợp đồng và chuyển bộ phận thu phí của tở chức hành nghề công chứng. Việc làm
này của Công chứng viên không những tn thủ trình tự, thủ tục khi cơng chứng
hợp đồng, giao dịch mà cịn có ý nghĩa bảo đảm giá trị chứng cứ. Hợp đồng, giao
dịch có giá trị chứng cứ, những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được
công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị tịa án tun bố vơ hiệu.
3.4. Trả kết quả cơng chứng
Bộ phận thu phí của tở chức hành nghề cơng chứng hoàn tất việc thu phí, thù lao
cơng chứng và chi phí khác theo quy định, đóng dấu và hoàn trả lại hồ sơ cho
người yêu cầu công chứng. Văn phịng Cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh Tḥn đã
thực hiện đúng theo thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của
Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí cơng chứng;
phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề cơng chứng; phí
thẩm định điều kiện hoạt động Văn phịng Cơng chứng; lệ phí cấp thẻ cơng chứng
viên (có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2017) và Quyết định số 04/2015/QĐUBND ngày 26/02/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành
mức trần thù lao công chứng và thù lao dịch thuật trên địa bàn tỉnh.
3.5. Lưu trữ hồ sơ công chứng
Hồ sơ sau khi được công chứng xong chuyển cho bộ phận tính phí để thu phí, đóng
dấu, cho số cơng chứng và bàn giao cho bộ phận lưu trữ tiến hành thủ tục lưu trữ



hồ sơ đã được công chứng. Việc lưu trữ được nhân viên lưu trữ thực hiện theo điều
63, điều 64 Ḷt cơng chứng 2014.
Tóm lại, hồ sơ thu thập được tại Văn phịng Cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh
Tḥn là hồ sơ đã hoàn tất thủ tục công chứng từ khâu tiếp nhận hồ sơ yêu cầu
công chứng, vào sổ thụ lý hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, xử lý hồ sơ, chuẩn bị hồ sơ yêu
cầu công chứng, ký công chứng cho đến khâu lưu trữ hồ sơ công chứng đúng theo
quy định của Luật công chứng, pháp luật đất đai, Bộ luật Dân sự, Luật hôn nhân và
gia đình cùng các Văn bản pháp ḷt khác có liên quan…
4. Nhận xét hồ sơ
- Cơng chứng viên Văn phịng công chứng An Khang, tỉnh Ninh Thuận đã kiểm
tra, hướng dẫn hồ sơ cho Ông Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy theo
đúng các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014.
- Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu Xn Huy việc ủy qùn khơng có thù lao
là sự thỏa thuận tự nguyện của hai bên là phù hợp.
- Việc soạn thảo hợp đồng ủy quyền thì nên ghi thêm bên ủy quyền: độc thân hoặc
chưa đăng ký kết hôn với ai theo Giấy xác nhận tình trạng hơn nhân của Ông Bùi
Đỗ Trung Thành do UBND phường Tấn tài, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm,
tỉnh Ninh Thuận xác nhận ngày 15/03/2022 chẳng hạn. Để khi bên được ủy quyền
thực hiện công việc ủy quyền được thuận lợi hơn.
- Sở hộ khẩu của Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ông Lưu Xuân Huy có ghi số chứng
minh nhân dân. Việc ghi số chứng minh nhân dân này sẽ thuận tiện hơn cho việc
xác định đúng người cư trú tại địa chỉ theo hộ khẩu này.
5. Nhận xét về cách giải quyết hồ sơ của công chứng viên và của tổ chức hành
nghề cơng chứng
Cơng chứng viên Văn phịng Cơng chứng An Khang, tỉnh Ninh Thuận đã kiểm tra,
hướng dẫn hồ sơ cho Ơng Bùi Đỗ Trung Thành và ơng Lưu Xuân Huy theo đúng
các trình tự thủ tục quy định tại Điều 40, Điều 41 Luật công chứng 2014:
Thấy rằng, cơng chứng viên tiếp nhận thực hiện theo trình tự thủ tục chung sẽ thực

hiện theo Điều 41 Luật Công chứng cụ thể như sau:


+ Người yêu cầu công chứng nộp một bộ hồ sơ theo quy định tại các điểm a, c, d,
đ, khoản 1 và khoản 2, Điều 40 của Luật công chứng và nêu nội dung ý định lập
Hợp đồng ủy quyền. Theo đó, bộ hồ sơ mà người yêu cầu cơng chứng phải nộp
gồm có:
a) Phiếu u cầu cơng chứng hợp đồng, giao dịch (theo mẫu);
b) Bản sao giấy tờ tùy thân;
c) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao các giấy tờ
thay thế mà pháp luật quy định đối với tài sản là đối tượng trong hợp đồng giao
dịch;
d) Bản sao các giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng giao dịch.
+ Công chứng viên đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của mình theo pháp luật
quy định tại điều 17 Luật công chứng đặc biệt là điểm d, khoản 1, điều 17 Luật
công chứng về việc đề nghị cá nhân, cơ quan, tở chức có liên quan cung cấp thơng
tin tài liệu để thực hiện công chứng.
+ Việc công chứng Hợp đồng ủy quyền cũng được thực hiện đúng theo quy định
của điều 42 Luật công chứng 2014, đối với trường hợp ủy qùn thì khơng phải
tn theo địa hạt và phải tuân theo quy định tại Khoản 2 Điều 55 Luật công chứng
2014.
+ Những quy định của pháp luật liên quan đến ủy quyền cũng được áp dụng đúng
quy định pháp luật từ Điều 562 đến Điều 568 của Bộ luật Dân sự 2015.
+ Khi có khách hàng đến giao dịch, công chứng viên sẽ hỏi khách hàng đến Văn
phịng cơng chứng để thực hiện giao dịch gì? Từ câu trả lời của khách hàng công
chứng viên sẽ căn cứ vào các quy định của Pháp luật mà hướng dẫn cũng như yêu
cầu khách hàng xuất trình các giấy tờ cần thiết để thực hiện chính xác yêu cầu của
khách hàng.
- Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ u cầu cơng chứng có vấn đề
chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe doạ, cưỡng ép, có sự

nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu cơng chứng hoặc có sự
nghi ngờ đối tượng của hợp đồng, giao dịch là khơng có thật thì cơng chứng viên


đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu
công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường
hợp khơng làm rõ được thì có qùn từ chối công chứng;
- Khi công chứng Hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra ky
hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy
quyền đó cho cho các bên.
- Khi khách hàng xuất trình giấy tờ, nếu thấy đầy đủ và đảm bảo để thực hiện yêu
cầu của khách hàng thì cơng chứng viên hướng dẫn khách hàng viết vào Phiếu yêu
cầu công chứng hợp đồng, văn bản (theo mẫu); công chứng viên kiểm tra, đối
chiếu bản chính với các bản sao giấy tờ mà người yêu cầu công chứng đã nộp.
- Thực tế cho thấy rằng, việc soạn thảo hợp đồng do thư ký nghiệp vụ soạn thảo
điều này đã giúp giảm tải khối lượng công việc của công chứng viên và đáp ứng
nhanh được nhu cầu của người yêu cầu công chứng hiện nay. Về tính pháp lý, sau
khi nhân viên nghiệp vụ soạn thảo cơng chứng viên có kiểm tra lại và khách hàng
có đọc lại vì cơng chứng viên là người chịu trách nhiệm về hợp đồng công chứng.
Công chứng viên giải đáp các thắc mắc của người yêu cầu công chứng, giải thích
cho họ hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, hậu quả pháp lý của
việc ký kết hợp đồng. Công chứng viên đã thực hiện đúng trình tự thủ tục cơng
chứng được quy định tại Điều 40, Điều 41 Ḷt cơng chứng 2014.
CHƯƠNG 3: KHĨ KHĂN, VƯỚNG MẮC VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Khó khăn, vướng mắc
Trong quá trình tập sự hành nghề cơng chứng, đại diện theo ủy quyền là một vấn
đề thường xuyên gặp phải và thường tồn tại dưới hình thức “Hợp đồng ủy uyền”.
Đây là hồ sơ yêu cầu công chứng tồn tại rất nhiều rủi ro, khi tiềm ẩn dưới lớp vỏ
ủy quyền này là vô vàn các loại hợp đồng, giao dịch khác: chuyển nhượng đất, mua
bán nhà, vay nặng lãi,..., các bên tham gia Hợp đồng ủy quyền cố tình che dấu sự

thật một cách tinh vi để qua mặt công chứng viên khi thực hiện hợp đồng, giao
dịch giả tạo trái quy định pháp luật này. Bên cạnh đó, “Hợp đồng ủy qùn” cịn
mang đến rủi ro trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng, đây cũng là một vấn đề
khó khăn khi điểm d và điểm đ, Khoản 3, Điều 140 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:


Đại diện theo ủy quyền chấm dứt trong trường hợp: “người được đại diện hoặc
người đại diện đơn phương chấm dứt thực hiện việc ủy quyền; người được đại
diện, người đại diện là cá nhân chết; người được đại diện, người đại diện là pháp
nhân chấm dứt tồn tại”, trong khi đó tại thời điểm cơng chứng, việc xác định
người ủy quyền còn sống hay đã chết; hợp đồng ủy qùn đã bị đơn phương chấm
dứt trước đó hay khơng là vơ cùng khó, điều này dẫn đến rất nhiều rủi ro cho Công
chứng viên khi công chứng hồ sơ có đại diện theo ủy quyền.
2. Đề xuất, kiến nghị
- Kiến nghị Bộ Công an, UBND tỉnh Ninh Thuận, Sở Tài nguyên và Môi trường,
cơ quan hộ tịch tại địa phương xây dựng, bổ sung, hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc
gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về bất động sản, thông tin hộ tịch và liên thông với Cơ
sở dữ liệu công chứng của Sở Tư pháp nhằm đảm bảo cho công tác quản lý nhà
nước về công chứng được hiệu quả, tạo thuận lợi cho việc tra cứu và xác thực
thông tin người yêu cầu công chứng, thông tin về bất động sản khi hoạt động cơng
chứng để tránh các rủi ro khơng đáng có;
- Cơng chứng viên cần nâng cao nghiệp vụ, ky năng hành nghề, trách nhiệm và cái
tâm của nghề để nhận ra các dấu hiệu bất thường của giao dịch liên quan đến hợp
đồng giả cách, giả mạo giấy tờ, giả mạo người u cầu cơng chứng. Tở chức các kì
thi kiểm tra năng lực hàng năm để đánh giá trình độ, nghiệp vụ của cơng chứng
viên;
- Góp ý dự thảo, sửa đởi, bở sung quy định pháp ḷt để có sự nhất quán trong quy
định về chủ thể tham gia việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản được cấp cho
hộ gia đình. Bên cạnh đó, cần có cơ chế ghi nhận về chủ thể: như ghi nhận thành
viên của hộ gia đình trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cơ quan có

thẩm xác định thành viên hộ gia đình để Cơng chứng viên dễ dàng xác định được
chủ thể và đối tượng ký kết hợp đồng, giao dịch; đồng thời ngoài việc quy định
khái niệm về thành viên hộ gia đình theo Khoản 29, Điều 3, Luật đất đai nên bổ
sung, quy định thêm căn cứ khác để xác định cụ thể số lượng thành viên hộ gia
đình nhằm bảo vệ qùn lợi ích hợp pháp cho các thành viên hộ gia đình, tránh
việc bỏ sót khi họ thực hiện các quyền của người sử dụng đất.


- Kiến nghị có chế tài xử lý nghiêm khắc hơn, triệt để hơn nữa đối với các trường
hợp người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; giả mạo giấy
tờ, giả mạo chủ thể để công chứng hợp đồng, giao dịch. Đồng thời giữa các tở chức
hành nghề cơng chứng cần có sự phối hợp với nhau và cùng phối hợp với cơ quan
công an để quán triệt trong việc xử lý, thông báo, thông tin rộng rãi kết quả xử lý,
thủ đoạn làm giả,... để răn đe, phòng ngừa;
- Tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật công chứng nói riêng
và pháp luật có liên quan nói chung, kết hợp với công tác phổ biến, tuyên truyền,
giáo dục pháp luật cho các ban, ngành, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức đúng
về hoạt động và nghề công chứng.
KẾT LUẬN
Ủy quyền là một quan hệ giao dịch phổ biến, tuy nhiên đây cũng là giao dịch dân
sự phức tạp địi hỏi cơng chứng viên phải rèn luyện ky năng ngay từ khi tiếp xúc
với khách hàng; vì vậy, cơng chứng viên cần phải nghiên cứu, nắm vững những
quy định của pháp luật để có thể chứng nhận hợp đồng ủy qùn khi có u cầu
cơng chứng.
Qua nghiên cứu thực tế hồ sơ đã được cơng chứng tại Văn phịng công chứng An
Khang, tỉnh Ninh Thuận tôi nhận thấy khi hành nghề cơng chứng, cơng chứng viên
phải là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 8 của Luật công chứng 2014,
được bổ nhiệm để hành nghề công chứng, am hiểu pháp luật, luôn phải tuân thủ
theo Hiến pháp, pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, phải khách quan trung thực,
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản mà mình đã cơng chứng và phải

tn theo đạo đức hành nghề cơng chứng, phải có nhiều kinh nghiệm để giải quyết
hồ sơ.
Từ tình huống thực tế trên kết hợp với những kiến thức nhận được từ quý thầy cô
cũng như từ những nguồn khác (nghiên cứu hồ sơ, đọc các Văn bản pháp luật có
liên quan đến việc cơng chứng…) điều đó sẽ tạo điều kiện cho tôi trong lĩnh vực
công chứng sau này.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
1.

Bộ luật Dân sự năm 2015

2.

Bộ luật Dân sự năm 2005

3.

Luật đất đai 2013.

4.

Luật Hộ tịch 2014.

5.

Ḷt Hơn nhân và Gia đình năm 2014.


6.

Ḷt Cơng chứng năm 2014.

7.

Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

8.

Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐCP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật hộ tịch.

9.

Thông tư số 01/2021/TT-BTP ngày 03/02/2021 quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Công chứng.

10.

Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016.



×