Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu Intimex NOTE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (468.49 KB, 111 trang )

Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
PHẦN I. LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay trong xu hướng toàn cầu hóa, vấn đề mở cửa và hội nhập đã và
đang cả thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng chú trọng. Các Doanh
nghiệp nói chung không chỉ muốn phát triển ngành hàng kinh doanh của
mình trong thị trưòng nội địa mà luôn muốn tiến sâu ra thị trường quốc tế.
Thị trường Quốc tế luôn luôn biến động, hoạt động xuất nhập khẩu tuy
không còn mới mẻ song nó luôn mang tính thời sự cấp bách và là mối quan
tâm hàng đầu của các Doanh nghiệp trong nền kinh tế Quốc dân. Xuất khẩu
đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, thúc đẩy nền sản
xuất phát triển, tạo tiền đề cho mọi ngành cùng có cơ hội phát triển, tăng
cường hiệu quả sản xuất của từng nước, giúp các nước tạo ra năng lực sản
xuất mới do có sự phân công lao động quốc tế. Đặc biệt, trong quy trình xuất
khẩu thì việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu được coi là khâu quan
trọng có tính chất quyết định đến sự thành bại của toàn bộ thương vụ xuất
khẩu của Doanh nghiệp. Đặc biệt khi Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của WTO, thì vấn đề xuất khẩu càng được chú trọng phát triển và
Nhà nước đẫ sử dụng nhiều chính sách thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhằm
đem lại hiệu quả cao cho nền kinh tế nước nhà. Trong quá trình thực tập tại
công ty Xuất Nhập Khẩu Intimex, em nhận thấy đây là một doanh nghiệp
Nhà nước thực hiện chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, với
kinh nghiệm kinh doanh quốc tế gần 30 năm Công tyđã tạo dựng được cho
mình một vị thế vững chắc trên thị trường nội địa và nước ngoài. Thực tế
cho thấy, kim ngạch cà phê xuất khẩu của Công ty rất lớn, tuy nhiên còn
nhiều vấn đề cần được nghiên cứu nhằm thúc đẩy hiệu quả thực hiện hợp
đồng xuất khẩu cà phê tại Công ty để thu được lợi nhuận cao. Bởi vậy, việc
nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức thực hiện hợp
đồng xuất khẩu đem lại kết quả cao trong hoạt động kinh doanh của Công ty
là rất cần thiết, xây dựng một thương hiệu Intimex uy tín trên thị trường thế
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp


giới cũng như trong nước. Với những lý do trên và cùng với sụ giúp đỡ của
Thầy giáo PGS.TS.Nguyễn Văn Tuấn và các cô chú trong Công ty Xuất
Nhập Khẩu Intimex em đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quả
tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty xuất nhập khẩu
Intimex”.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: là để hệ thống hóa lý thuyết về quy
trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê trong điều kiện kinh
doanh thực tế của Công ty. Từ đó phân tích, đánh giá và xây dựng kiến nghị
để giải quyết vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất khẩu tại công ty xuất nhập khẩu Intimex.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: là nghiên cứu các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng cà phê tại công ty xuất
nhập khẩu Intimex với phạm vi nghiên cứu là tập trung vào mặt hàng cà phê
với thời gian giới hạn từ năm 2005-2007 trên các thị trường chủ yếu của
công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Với đề tài mang tính bao quát vàực tế
nên chuyên đề sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích, tổng hợp và phương pháp so sánh.
Nội dung của đề tài bao gồm các phần sau:
Chương I: Lý luận chung về quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng
xuất khẩu.
Chương II: Thực trạng tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê
tại công ty xuất nhập khẩu Intimex trong thời gian qua.
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực
hiện hợp đồng xuất khẩu cà phê tại công ty Intimex.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP
ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA Ở DOANH NGHIỆP

I. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA MỘT HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU HÀNG HOÁ
1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hợp đồng xuất khẩu
1.1.Khái niệm hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là sự thoả thuận ý chí giữa các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt ở các quốc gia khác nhau, theo đó một
bên gọi là Bên xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ giao hàng và chuyển quyền sở
hữu hàng hoá cho một bên khác gọi là Bên nhập khẩu và nhận thanh toán; và
Bên nhập khẩu (bên mua) có nghĩa vụ thanh toán cho Bên xuất khẩu, nhận
hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng song vụ: mỗi bên ký
kết hợp đồng đều có nghĩa vụ đối với nhau. Bên xuất khẩu có nghĩa vụ giao
hàng cho Bên nhập khẩu còn Bên nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán cho Bên
xuất khẩu
Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế là hợp đồng có đền bù: bên có
nghĩa vụ thì cũng có quyền lợi và ngược lại. Bên nhập khẩu được hưởng
quyền lợi nhận hàng và đổi lại phải có nghĩa vụ trả tiền cân xứng với giá trị
đã được giao. Ngược lại, Bên xuất khẩu nhận được tiền phải có nghĩa vụ
giao hàng.
1.2. Đặc điểm
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
So với hợp đồng mua bán trong nước, hợp đồng thương mại quốc tế có
những đặc điểm khái quát như sau:
- Bản chất của hợp đồng: là sự thoả thuận ý chí của các Bên ký kết.
Đây là đặc trưng rất cơ bản của hợp đồng nói chung và hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế nói riêng.
- Chủ thể của hợp đồng: Bên xuất khẩu và Bên nhập khẩu, là các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau. Nếu các
bên không có trụ sở kinh doanh thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc

tịch của cá nhân người đại diện của các bên không có ý nghĩa trong việc xác
định yếu tố quốc tế của hợp đồng. Hai người trực tiếp ký vào hợp đồng có
thể đều mang quốc tịch Việt Nam, nhưng họ đại diện cho các bên có trụ sở
kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau thì hợp đồng ký kết giữa các bên
này vẫn là hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế.
- Nguồn luật điều chỉnh: Trụ sở thương mại của các bên trong hợp đồng
xuất khẩu nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau chính vì vậy nguồn
luật điều chỉnh ở đây rất phức tạp và đa dạng, không chỉ là luật quốc gia mà
còn gồm cả điều ước quốc tế về thương mại, luật nước ngoài cũng như tập
quán thương mại quốc tế.
- Đối tượng của hợp đồng: là hàng hoá di chuyển qua biên giới hải quan
của một nước. Biên giới hải quan được hiểu là tập hợp các cửa khẩu, các văn
phòng hải quan nơi mà hàng hoá phải được tiến hành các thủ tục hải quan
xuất nhập khẩu theo các quy chế quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu của Chính
phủ các nước. Thuật ngữ “biên giới hải quan” được sử dụng xuất phát từ
thực tiễn sự hình thành các kho ngoại quan, các khu chế xuất, các đặc khu
kinh tế và những quy chế hải quan đặc biệt dành cho sự hoạt động của các
khu vực này làm cho biên giới lãnh thổ không thật chính xác để xác định
ranh giới di chuyển của hàng hoá xuất nhập khẩu. Luật thương mại Việt
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
Nam năm 2005 khẳng định đặc điểm này khi định nghĩa: “Xuất khẩu hàng
hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu
vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng
theo quy định của pháp luật.” (Điều 28, Luật thương mại năm 2005)
- Giá cả và phương thức thanh toán: Khả năng thanh toán trong nhiều
trường hợp gặp nhiều khó khăn phức tạp vì người bán hàng (bên xuất khẩu)
không phải bao giờ cũng có đầy đủ thông tin về người mua (bên nhập khẩu)
cũng như thủ tục thanh toán theo pháp luật quốc gia người mua. Do đó, khi
ký kết hợp đồng những điều kiện thanh toán đã được nghiên cứu, soạn thảo

kỹ, ngoài ra người bán phải cố gắng đưa vào hợp đồng điều kiện đảm bảo
thanh toán mà tốt nhất là của ngân hàng tại quốc gia người bán.
Đồng tiền tính giá hoặc thanh toán không còn là đồng nội tệ của một
quốc gia mà là ngoại tệ đối với ít nhất một bên ký kết. Phương thức thanh
toán thông qua hệ thống ngân hàng.
- Liên quan mật thiết đến hoạt động vận chuyển: theo nguyên tắc trong
hợp đồng xuất khẩu, hàng hóa-dịch vụ được vận chuyển qua biến giới ít nhất
hai quốc gia. Vì vậy điều kiện vận chuyển có vị trí rất quan trọng trong hợp
đồng.
- Quy định trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng: trong quan hệ
thương mại quốc tế, có sự rủi ro đáng kể do không có khả năng thực hiện
nghĩa vụ vì những sự kiện bất thường như: thuế xuất nhập khẩu tăng cao,
nhà nước cấm vận chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, chiến tranh, thiên tai bất
ngờ…Vì vậy việc đưa vào hợp đồng những quy định để điều chỉnh sự ảnh
hưởng của các sự kiện nói trên đối với việc phân chia trách nhiệm của các
bên do hoàn toàn không thực hiện hay không thực hiện một phần nghĩa vụ có
ý nghĩa quan trọng.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
- Cơ quan giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng là toà án hay
trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại là cơ quan nước ngoài đối với ít nhất một trong các chủ thể.
Điều kiện này quan trọng vì thiếu điều kiện này sẽ làm cho việc giải
quyết tranh chấp giữa các bên trở nên khó khăn, phức tạp và nhiều lúc không giải
quyết được.
- Mối liên hệ chặt chẽ giữa một số loại hợp đồng xuất khẩu: việc thực
hiện hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương được đi kèm với việc ký kết
một loạt hợp đồng khác (hợp đồng vận tải, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng
vay tín dụng…). Để đảm bảo thương vụ có hiệu quả cần phải có sự thống
nhất, đồng bộ trong việc thực hiện các hợp đồng này.

1.3.Vai trò của hợp đồng xuất khẩu
Hợp đồng xuất khẩu giữ một vai trò rất quan trọng trong kinh doanh
TMQT, có xác nhận những nội dung giao dịch mà các bên đã thỏa thuận và
cam kết thực hiện các nội dung đó. Hợp đồng là cơ sở để các bên thực hiện
các nghĩa vụ của mình và đồng thời yêu cầu bên đối tác thực hiện các nghĩa
vụ của họ. Hợp đồng còn là cơ sở đánh giá mức độ thực hiện nghĩa vụ của
các bên và là cơ sở pháp lý quan trọng để khiếu nại khi mà bên đối tác không
thực hiện toàn bộ hay từng phần nghĩa vụ của mình đã thỏa thuận trong hợp
đồng. Hợp đồng càng quy định chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu càng dễ thực hiện và
ít xảy ra tranh chấp.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
2. Kết cấu và nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
2.1.Kết cấu hợp đồng
Tuỳ vào thực tiễn giao dịch giữa các bên và hàng hoá mua bán theo
hợp đồng mà mỗi một hợp đồng sẽ được soạn thảo với những nội dung cụ
thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, một hợp đồng mua bán hàng hoá quốc
tế có kết cấu gồm ba phần: phần mở đầu, phần các điều khoản và điều kiện
và phần kết.
* Phần mở đầu thường gồm các nội dung như sau:
- Tiều đề: thường được thể hiện bằng các thuật ngữ như Hợp đồng
(Contract) hoặc Bản thoả thuận (Agreement)
- Số và ký hiệu của hợp đồng: thường được ghi kèm với tiêu đề nhằm
giúp cho việc quản lý và lưu trữ hợp đồng của các chủ thể ký kết. Vì vậy, số
và ký hiệu thường được thể hiện sao cho có thể nhận biết được các bên ký
kết hợp đồng một cách dễ dàng và nhanh nhất. Ví dụ, hợp đồng mua bán
hàng hoá quốc tế được ký kết giữa các công ty có tên giao dịch là Uprosexim
và Technoimport vào tháng 4 năm 2007 được ký hiệu như sau: Contract No.
UPRO-TEC/04/07.
- Địa điểm và ngày tháng ký kết hợp đồng. Ví dụ: Hà Nội,ngày 18

tháng 3 năm 2008 (Hanoi, March 8th 2008). Cũng có nhiều trường hợp
người ta lại ghi địa điểm và ngày tháng ký kết ở phần cuối hợp đồng. Ví dụ:
Hợp đồng được lập tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 3 thành 4 bản có hiệu lực
pháp lý như nhau, mỗi bên giữ hai bản (The present contract was made in
Danang on March 8th 2008 in quadruplicate of equal force, two of which are
kept by each party). Địa điểm ký kết hợp đồng có ý nghĩa góp phần xác định
nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nếu các bên không thoả thuận nguồn luật
điều chỉnh trong hợp đồng, đó là luật nơi ký kết hợp đồng. Thông thường
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
nếu các bên không có thoả thuận gì khác về thời điểm phát sinh hiệu lực của
hợp đồng thì thời điểm này tính từ thời điểm các bên ký kết hợp đồng.
- Các bên ký kết hợp đồng: tên các bên ký kết, địa chỉ, số tel, số fax,
địa chỉ email, số tài khoản và tên ngân hàng, người đại diện ký kết hợp đồng
- Những định nghĩa dùng trong hợp đồng. Những định nghĩa này có
thể rất nhiều, ví dụ "hàng hóa" có nghĩa là..., "Thiết kế" có nghĩa là... Ít nhất
người ta cũng đưa ra định nghĩa sau đây:
Công ty X, địa chỉ..., số điện thoại..., đại diện bởi Ông... dưới đây gọi là
Bên bán (X company, address..., Tel...represented by Mr. ...hereinafter
referred to as the Seller)
- Cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng. Đây có thể là hiệp định ký kết
giữa các Chính phủ, cũng có thể là Nghị định thư ký kết giữa các Bộ thuộc
các quốc gia khác nhau. Chí ít, người ta cũng nêu ra sự tự nguyện của các
bên khi ký kết hợp đồng. Ví dụ:
Các bên đã cùng nhau thỏa thuận rằng Bên bán cam kết bán và Bên mua
cam kết mua những hàng hoá dưới đây theo các điều khoản và điều kiện sau
(It has been mutually agreed that the Seller commits to sell and the Buyer
commits to buy the undermentioned goods on the following terms and
conditions).
* Phần các điều khoản và điều kiện quy định hệ thống các điều kiện

giao dịch thương mại do hai bên thỏa thuận như: các điều khoản về hàng hoá
như tên hàng, số lượng, phẩm chất, bao bì đóng gói hàng hóa, ký mã hiệu,
điều kiện kiểm tra số lượng, chất lượng...; các điều khoản tài chính như giá
cả, thanh toán...; các điều khoản vận tải, giao nhận và bảo hiểm như điều
kiện giao nhận hàng, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện vận tải, điều kiện
bảo hiểm ...; và các điều khoản pháp lý như luật áp dụng vào hợp đồng, bất
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
khả kháng, thưởng phạt, khiếu nại, trọng tài... Đây là phần quan trọng nhất
của hợp đồng. Các bên thường dành thời gian và công sức nhiều nhất cho
phần này khi đàm phán, thoả thuận và ký kết hợp đồng.
* Phần kết của hợp đồng quy định các nội dung như:
- Số bản hợp đồng và số lượng hợp đồng giữ lại của mỗi bên.
- Ngôn ngữ của hợp đồng. Ngôn ngữ của hợp đồng sẽ giúp xác định
được hợp đồng được lập bằng ngôn ngữ nào sẽ là hợp đồng gốc, là cơ sở quy
định quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Thời hạn hiệu lực của hợp đồng
- Những quy định liên quan đến bổ sung, sửa đổi hợp đồng.
- Chữ ký có thẩm quyền của các bên ký kết.
2.2.Nội dung cơ bản các điều khoản chủ yếu của hợp đồng xuất khẩu
hàng hóa
Các điều khoản cơ bản của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là
tất cả các điều khoản được các bên thỏa thuận trong hợp đồng nhằm xác định
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên. Tuy nhiên, để hợp đồng có hiệu lực pháp lý
thì những điều khoản này không được trái pháp luật.
* Điều khoản về tên hàng (Comodity):
Điều khoản về tên hàng là điều khoản quan trọng của mọi đơn hàng,
thư chào hàng, hợp đồng hoặc nghị định thư. Có thể thấy rằng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, việc diễn đạt tên hàng là một điều kiện
không thể thiếu được. Điều khoản tên hàng có ý nghĩa luật pháp và thực tiễn

quan trọng. Trong điều khoản này, hàng hóa phải được ghi một cách đầy đủ,
rõ ràng, chính xác, kèm theo tên thương mại. Nếu đối tượng của việc mua
bán gồm nhiều mặt hàng, chủng loại hàng hóa khác nhau thì phải ghi rõ danh
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
mục các mặt hàng đó. Danh mục hàng hóa này có thể được coi là phụ lục của
hợp đồng. Thông thường, có những cách diễn đạt tên hàng như sau:
- Ghi tên hàng theo tên thương mại nhưng kèm theo tên thông thường
và tên khoa học của nó (thông thường áp dụng cho các loại hóa chất, giống
cây).
- Ghi tên hàng kèm theo tên địa phương sản xuất ra hàng hóa đó (Rượu
vang Bordeaux…)
- Ghi tên hàng kèm theo hãng sản xuất ra hàng hóa đó (Tivi L/G, Điện
thoại L/G, Tủ lạnh L/G…)
- Ghi tên hàng kèm theo quy cách chính của hàng hóa đó (Xe tải trọng
tải 5 tấn hay 10 tấn…)
- Ghi tên hàng kèm theo nhãn hiệu của nó (Ôtô Toyota, Bia Tiger…)
- Ghi tên hàng kèm theo công dụng của hàng hóa đó (Dầu gội dưỡng
tóc, kem làm trắng da…)
- Ngoài ra, người ta còn kết hợp theo các cách trên với nhau.
Điều khoản tên hàng là điều khoản chủ yếu của hợp đồng nên khi
quy định điều khoản này cần chú ý: phải phản ánh chính xác đặc điểm hàng
hóa, tránh những quy định sáo rỗng; đưa ra quy định trung thực đối với thực
tế hàng hóa; nên sử dụng tên gọi thông thường sử dụng trên thị trường quốc
tế; chú ý chọn và miêu tả tên hàng sao cho chính xác và phù hợp với danh
mục quy định.
* Điều khoản về chất lượng (Quality)
Điều khoản quan trọng nhất của mọi hợp đồng mua bán hàng hóa, đặc
biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế vì chất lượng hàng hoá ảnh
hưởng trực tiếp đến giá trị sử dụng và giá cả hàng hóa. Điều khoản chất

TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
lượng hàng hóa là thỏa thuận của các bên liên quan đến việc xác định chất
lượng và cách thức kiểm tra chất lượng của hàng hóa, là cơ sở để giao nhận
chất lượng hàng hóa, đặc biệt khi có tranh chấp về chất lượng. Điều khoản
về chất lượng là cơ sở để kiểm tra, đánh giá, so sánh và giải quyết tranh chấp
về chất lượng cho nên tùy từng hàng hóa mà có phương pháp quy định chất
lượng cho phù hợp và tối ưu. Trong TMQT có các phương pháp như:
- Chất lượng được xác định theo tiêu chuẩn của các cơ quan có thẩm
quyền cho loại hàng hóa nhất định, như tiêu chuẩn kích thước, công suất,
phương pháp sản xuất…
- Chất lượng hàng hóa được xác định theo quy cách hàng hóa hay tài
liệu kỹ thuật (ví dụ theo sơ đồ bản vẽ, bản thuyết trình về tính năng…)
- Dựa vào xem hàng mẫu: Theo cách này chất lượng của hàng hóa
được xác định theo mẫu hàng do người bán đưa ra trước đó. Xác định chất
lượng theo cách này thường áp dụng đối với mặt hàng đặc thù không có tính
chất quốc tế thống nhất hay không thể miêu tả được.
Do có các loại hàng hóa khác nhau nên phương pháp biểu thị chất
lượng cũng khác nhau nên trong điều khoản này cần chú ý: vận dụng chính
xác các phương pháp biểu thị chất lượng; quy định điều kiện chất lượng cần
khoa học và hợp lý; có thể quy định độ cơ động nhất định về chất lượng đối
với một số loại hàng hóa nhất định…
* Điều khoản về số lượng (Quantity)
Điều khoản số lượng là một điều khoản chủ yếu không thể thiếu được
trong các hợp đồng TMQT. Số lượng mà hai bên thỏa thuận giao nhận với
nhau là căn cứ để giao nhận hàng hóa nên việc ghi chính xác số lượng ký kết
trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng. Điều khoản này nhằm nói lên mặt
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
“lượng” của hàng hóa giao dịch, điều khoản bao gồm các quy định hàng hóa

giao nhận, đơn vị tính, phương pháp xác định trọng lượng của hàng hóa.
Những điểm cần chú ý trong quy định điều khoản này: nắm chính xác
số lượng ký kết; điều khoản cần quy định cụ thể, rõ ràng để tránh gây ra
tranh chấp.
* Điều khoản về bao bì, ký mã hiệu (Packing and marking)
Bao gói ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của hàng hóa. Điều khoản
này liên quan đến lợi ích của hai bên mua bán nên cần được ghi rõ ràng, cụ
thể. Bao bì đảm bảo hàng hóa nguyên vẹn về số lượng và chất lượng trong
quá trình vận chuyển và bảo quản cũng như nâng cao tính thẩm mỹ hấp dẫn
của hàng hóa. Trong điều khoản này quy định loại bao bì, hình dáng, kích
thước, số lớp bao bì, phương thức cung cấp bao bì, giá bao bì…Quy định về
nội dung và chất lượng của ký mã hiệu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc
bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hóa. Thông tin của ký mã hiệu phải đáp
ứng được mục tiêu đề ra như: những dấu hiệu cần thiết cho người nhận hàng,
những chi tiết cần thiết cho việc vận chuyển hàng hóa, những dấu hiệu
hướng dẫn cho cách sắp xếp, bốc dỡ hàng hóa…Ký mã hiệu phải đơn giản,
dễ đọc… không ảnh hưởng đến chất lượng của hàng hóa.
* Điều khoản về giá cả (Price)
Trong TMQT, xác định giá cả hàng hóa XNK và quy định điều khoản
giá cả là một vấn đề quan trọng mà hai bên giao dịch quan tâm nhất. Giá cả
phải được xác định trên cơ sở giá quốc tế và xuất phát từ điều kiện giao
hàng. Thông thường giá thể hiện bằng ngoại tệ mạnh. Theo nguyên tắc giá
phải được quy định rõ, đúng và chính xác. Điều khoản giá cả là một trong
những điều khoản chủ yếu của hợp đồng TMQT, vì nó có mối quan hệ mật
thiết và ảnh hưởng tới các điều khoản khác của hợp đồng. Điều khoản giá cả
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
quy định mức giá cụ thể cùng đồng tiền tính giá, phương pháp quy định giá
và quy tắc giảm giá (nếu có).
Những điều cần chú ý trong quy định điều khoản giá cả hàng hóa là:

xác định hợp lý giá cả hàng hóa; vận dụng hợp lý về giảm giá; đơn vị tính số
lượng, tiền tính giá, tên nơi bốc dỡ đề cập trong đơn giá cần thiết chính xác,
rõ ràng để giúp cho việc thực hiện hợp đồng; nếu buộc phải dùng loại tiền
tính giá bất lợi thì cần đặt thêm khoản đảm bảo giá trị…
* Điều khoản về thanh toán (Payment)
Là điều khoản quan trọng, liên quan trực tiếp quyền lợi và nghĩa vụ cơ
bản của hai bên trong mua bán quốc tế do nó có ảnh hưởng đến bộ phận vốn,
chi phí và rủi ro trong lưu thông tiền tệ của hai bên. Điều khoản thanh toán
quy định loại tiền thanh toán, thời hạn thanh toán, địa điểm thanh toán, bộ
chứng từ dùng cho thanh toán, điều kiện đảm bảo hối đoái. Có hai hình thức
phổ biến:
- Phương thức nhờ thu (collection of payment)
- Phưong thức tín dụng chứng từ (L/C)
Trong điều khoản này thời hạn thanh toán phải quy định rõ ràng và
chặt chẽ trong hợp đồng (phải có một khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng).
* Điều khoản giao hàng (Shipment/Delivery)
Trong điều khoản giao hàng là điều khoản chủ yếu. Điều khoản này
quy định số lần giao hàng, thời gian giao hàng, địa điểm giao hàng, phương
thức giao nhận, thông báo giao hàng, nội dung thông báo và một số quy định
khác về việc giao hàng. Việc thông báo là nhằm để tránh xảy ra tranh chấp
khi thực hiện hợp đồng vì có sự chuyển giao về trách nhiệm, rủi ro và chi phí
trong quá trình giao nhận.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
Vấn đề cần chú ý khi quy định thời gian giao hàng là cần căn cứ vào
tình hình thực tế của nguồn hàng và nguồn tàu để xác định thời hạn giao
hàng. Quy định cảng bốc xếp và cảng đích nước ngoài cần đòi hỏi cụ thể, rõ
ràng: cần chú ý các điều kiện cụ thể của cảng bốc xếp; cần chú ý có vấn đề
trùng tên của cảng nước ngoài hay không…
* Điều khoản về trường hợp miễn trách (Force majeure acts of god)

Quy định trường hợp miễn trách là điều khoản không thể thiếu được
trong các hợp đồng TMQT. Số lượng mà hai bên thỏa thuận giao nhận với
nhau là căn cứ để giao nhận hàng hóa nên việc ghi chính xác số lượng ký kết
trong hợp đồng có ý nghĩa rất quan trọng.
Điều khoản về trường hợp miễn trách hoặc hoãn thực hiện các nghĩa
vụ của hợp đồng cho nên thường quy định: nguyên tắc xác định các trường
hợp miễn trách, liệt kê các trường hợp miễn trách và trách nhiệm, quyền lợi
của mỗi bên khi xảy ra các trường hợp miễn trách.
* Điều khoản về khiếu nại (Claim)
Khiếu nại là việc một bên yêu cầu bên kia giải quyết những tổn thất
hoặc thiệt hại mà bên kia đã gây ra, hoặc việc bên kia vi phạm các cam kết
đã ký kết. Nội dung của điều khoản quy định thời gian khiếu nại, thể thức
khiếu nại và nghĩa vụ của các bên khi khiếu nại và cách thức giải quyết khi
xảy khiếu nại.
* Điều khoản bảo hành (Warranty)
Điều khoản này quy định trách nhiệm của người bán đối với chất
lượng của hàng hóa trong một thời gian nhất định cho người mua. Trong
điều khoản bảo hành hai bên sẽ thỏa thuận về phạm vi bảo đảm của hàng
hóa, thời hạn bảo hành, địa điểm bảo hành, nội dung bảo hành và trách
nhiệm của mỗi bên trong nội dung bảo hành.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
* Phạt và bồi thường thiệt hại (Penalty)
Điều khoản quy định các trường hợp phạt và bồi thường, cách thức
phạt và bồi thường, trị giá phạt và bồi thường. Điều khoản này có thể kết hợp
cùng với các điều khoản khác trong hợp đồng như điều khoản thanh toán,
giao hàng hoặc độc lập thành điều khoản riêng.
* Điều khoản trọng tài (Arbitration)
Hoạt động kinh doanh quốc tế rất phức tạp nên thường có các tranh
chấp xảy ra nếu như các bên không cận thận trong kinh doanh. Khi xảy ra

tranh chấp thì có nhiều biện pháp để giải quyết như thương lượng, hòa giải
hay thông qua trọng tài và tòa án. Điều khoản trọng tài sẽ quy định ai là
người đứng ra phân xử, luật áp dụng vào việc xét xử, địa điểm tiến hành…
Trên đây là những điều khoản chủ yếu, cơ bản của một hợp đồng
TMQT, song trong thực tế tùy thuộc vào từng loại hợp đồng cụ thể với
những mặt hàng mà có thể có thêm các điều khoản như: Điều khoản bảo
hiểm, Điều khoản vận tải, Điều khoản khác…
3. Điều kiện hiệu lực của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa
Đây là vấn đề được các bên ký kết hợp đồng đặc biệt quan tâm. Bởi
chỉ khi hợp đồng ký kết giữa các bên có hiệu lực thì quyền lợi và nghĩa vụ
của các bên mới được bảo đảm và thực hiện theo hợp đồng mà các bên đã ký
kết và nếu có tranh chấp xảy ra thì mới đảm bảo việc khiếu nại hay tố tụng
trước Toà án hay Trọng tài. Để đảm bảo hiệu lực pháp lý của hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế chúng ta cần phải lưu ý các vấn đề sau:
1- Hợp đồng phải được ký kết trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận ý chí
giữa các Bên, đó chính là sự thuận mua vừa bán. Người bán nhất trí giao
hàng mà người mua muốn mua; người mua nhận hàng và trả tiền theo cam
kết. Hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp lý nếu được ký kết không vi phạm các
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
trường hợp pháp luật ngăn cấm như: có sự cưỡng bức, đe dọa; có sự lừa dối;
có sự nhầm lẫn.
2- Chủ thể của hợp đồng phải hợp pháp. Chủ thể của hợp đồng là các
thương nhân có trụ sở kinh doanh đặt tại các quốc gia khác nhau và có đủ tư
cách pháp lý. Tư cách pháp lý của các thương nhân này được xác định căn
cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó có trụ sở.
Pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những sửa đổi khá cơ bản về
quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân:
- Theo Nghị định số 33/CP của Chính Phủ ngày 19/4/1994 về quản lý
nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu, muốn được kinh doanh xuất

nhập khẩu các thể nhân hoặc pháp nhân phải có Giấy phép kinh doanh xuất
nhập khẩu do Bộ thương mại cấp.
Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu, để được cấp
Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu doanh nghiệp phải đáp ứng đủ 4 điều
kiện:
+ Là doanh nghiệp được thành lập theo đúng luật pháp và cam kết
tuân thủ các quy định của luật pháp hiện hành;
+ Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký khi thành lập doanh
nghiệp;
+ Doanh nghiệp phải có mức vốn lưu động tối thiểu tính bằng tiền
Việt Nam tương đương 200 000 USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất
nhập khẩu. Riêng đối với các doanh nghiệp thuộc các tỉnh miền núi và các
tỉnh có khó khăn về kinh tế, các doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng
cần khuyến khích xuất khẩu mà không đòi hỏi nhiều vốn, mức vốn lưu động
nêu trên được quy định tương đương 100 000 USD;
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán ngoại thương.
Đối với doanh nghiệp sản xuất, muốn được cấp Giấy phép kinh doanh
xuất nhập khẩu cần phải:
+ Được thành lập theo đúng luật pháp;
+ Có cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu ổn định và có thị trường tiêu thụ ở
nước ngoài;
+ Có đội ngũ cán bộ đủ trình độ kinh doanh, ký kết và thực hiện hợp
đồng mua bán ngoại thương.
Nếu có đủ 3 điều kiện trên, các doanh nghiệp sản xuất được quyền
trực tiếp xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất và nhập khẩu vật tư nguyên
liệu cần thiết cho sản xuất của chính doanh nghiệp.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định này những doanh nghiệp chưa

có Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu không phải là chủ thể của hợp đồng
mua bán ngoại thương. Mọi hợp đồng mua bán ngoại thương do các doanh
nghiệp này ký đều không có hiệu lực vì chủ thể ký kết phía Việt Nam không
hợp pháp. Và thực tế ở Việt Nam trong một thời gian đã tồn tại những doanh
nghiệp được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu và những doanh nghiệp
không được quyền kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Nghị định 57/1998/NĐ-CP có hiệu lực pháp lý từ ngày 1/9/1998 đã
tạo bước đột phá trong quy định về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với
thương nhân. Theo đó, thương nhân là doanh nghiệp thuộc các thành phần
kinh tế, thành lập theo quy định của pháp luật, được phép xuất khẩu, nhập
khẩu hàng hoá theo ngành nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh sau khi đã đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu tại
Cục Hải quan tỉnh, thành phố, không phải xin Giấy phép kinh doanh xuất
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
nhập khẩu tại Bộ thương mại. Và kể từ ngày Nghị định 57 có hiệu lực pháp
lý, các Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ thương mại đã cấp hết
hiệu lực thi hành. Như vậy, theo Nghị định 57, quyền kinh doanh xuất nhập
khẩu đối với thương nhân đã được mở rộng cho tất cả các doanh các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp chỉ cần đăng ký mã số doanh nghiệp xuất nhập
khẩu tại Cục Hải quan tỉnh, thành phố là được kinh doanh xuất nhập khẩu,
không còn phải xin phép Bộ thương mại. Và cũng không còn sự phân biệt
giữa doanh nghiệp được quyền và doanh nghiệp không được quyền kinh
doanh xuất nhập khẩu nữa.
- Nghị định 44/2001/NĐ-CP đã tiếp tục mở rộng quyền kinh doanh
xuất khẩu cho doanh nghiệp khi quy định thương nhân có thể xuất khẩu tất
cả các loại hàng hoá không phụ thuộc vào ngành nghề được ghi trong Giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh, trừ những hàng hoá thuộc danh mục cấm
xuất khẩu. Tuy nhiên, quyền kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp vẫn
còn bị hạn chế. Cụ thể, thương nhân chỉ được nhập khẩu những hàng hoá

theo ngành nghề, ngành hàng ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh. Đối với những hàng hoá thuộc Danh mục hàng hoá xuất nhập khẩu
có điều kiện (hàng xuất khẩu, nhập khẩu có hạn ngạch, có giấy phép của Bộ
thương mại hoặc Bộ quản lý chuyên ngành) thì thương nhân phải được cơ
quan có thẩm quyền phân bổ hạn ngạch hoặc cấp giấy phép thì mới được tiến
hành kinh doanh xuất nhập khẩu.
- Quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp được mở rộng
hơn nữa cùng với sự ra đời của Nghị định 12/2006/NĐ-CP. Nghị định
12/2006/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/5/2006 và thay thế cho Nghị định
57/1998/NĐ-CP và Nghị định 44/2001/NĐ-CP. Theo Nghị định 12, thương
nhân được xuất khẩu nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
đăng ký kinh doanh trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng
xuất khẩu, hàng hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
3- Người ký kết hợp đồng có đủ thẩm quyền ký kết theo pháp luật của
nước mà thương nhân đó có trụ sở.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người ký kết là người đại diện
cho thương nhân đó theo luật hoặc theo ủy quyền. Đại diện theo luật là đại
diện do pháp luật quy định, là người đứng đầu pháp nhân theo quy định của
điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đại
diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại
diện và người được đại diện. Phạm vi đại diện theo ủy quyền được xác lập
theo sự ủy quyền và người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch trong phạm
vi đại diện. Ủy quyền phải được làm bằng văn bản và người ủy quyền phải
hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi của người được ủy quyền trong phạm
vi quy định của sự ủy quyền. (Điều 140-142 Bộ luật dân sự 2005)
4- Đối tượng của hợp đồng phải hợp pháp. Tức là hàng hoá theo hợp
đồng phải là hàng hoá được phép mua bán theo qui định của pháp luật của
nước bên mua và nước bên bán.

Theo qui định của pháp luật Việt Nam, thương nhân được xuất khẩu
nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh
trừ hàng hóa thuộc Danh mục cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng
hóa thuộc Danh mục cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu. Đối với hàng
hóa xuất nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân muốn xuất nhập khẩu phải
có giấy phép của Bộ thương mại hoặc các Bộ quản lý chuyên ngành. (Điều
3,4 Nghị Định 12/2006/NĐ-CP). Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm
nhập khẩu; Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của Bộ
thương mại; Danh mục hàng hoá thuộc diện quản lý chuyên ngành theo quy
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
định của Việt Nam được quy định trong phụ lục số 01, 02 và 03 ban hành
kèm theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006.
5- Nội dung của hợp đồng phải hợp pháp. Nội dung của hợp đồng phải
tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng có
thể được các bên thoả thuận quy định trong hợp đồng. Khi nguồn luật điều
chỉnh hợp đồng không được quy định trong hợp đồng thì áp dụng theo quy
tắc luật xung đột: "luật nước người bán", "luật nơi xảy ra tranh chấp", "luật
nơi ký kết hợp đồng", "luật nơi thực hiện nghĩa vụ".
Pháp luật Việt Nam cũng đã có sửa đổi khá cơ bản về yêu cầu đối với
nội dung của hợp đồng theo hướng phù hợp hơn với pháp luật quốc tế. Cụ
thể:
- Theo quy định của Luật thương mại năm 1997 đã hết hiệu lực thi
hành kể từ ngày 1/1/2006, hợp đồng mua bán hàng hoá phải có các nội dung
chủ yếu là: tên hàng; số lượng; quy cách, chất lượng; giá cả; phương thức
thanh toán; địa điểm và thời hạn giao nhận hàng. Việc quy định hợp đồng
phải có 6 nội dung không thể thiếu như trên mâu thuẫn với nguyên lý cơ bản
của pháp luật thương mại, theo đó quy định các chủ thể tham gia kinh doanh
được tự do thoả thuận mọi giao dịch của mình. Mâu thuẫn rõ ràng là giữa
việc các chủ thể cùng lúc phải tuân thủ quy định bắt buộc gồm sáu nội dung

của hợp đồng với việc pháp luật đã trao cho các chủ thể quyền tự do thoả
thuận hợp đồng. Hơn nữa, Công ước của Liên Hiệp Quốc về hợp đồng mua
bán hàng hoá quốc tế (gọi tắt là Công ước Viên 1980) hiện có hơn 60 nước
phê chuẩn quy định tối thiểu về các nội dung bắt buộc này, chỉ xoay quanh
ba điều khoản: tên hàng; số lượng và giá cả (Điều 14 Công ước Viên 1980).
- Vì những lý do trên, để phù hợp hơn với pháp luật quốc tế cũng như
tôn trọng nguyên tắc tự do thoả thuận hợp đồng của các chủ thể, Bộ luật dân
sự năm 2005 đã quy định khi ký kết hợp đồng, các bên có thể thỏa thuận về
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
những nội dung sau: Đối tượng của hợp đồng; số lượng, chất lượng; giá cả,
phương thức thanh toán; thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp
đồng; quyền, nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; phạt
vi phạm hợp đồng; các nội dung khác (Điều 402). Rõ ràng, quy định mới về
nội dung của hợp đồng là nhằm giúp các bên xác định được thoả thuận cụ
thể giữa họ chứ không phải để ràng buộc hay hạn chế quyền tự do hợp đồng
của họ.
6- Hình thức của hợp đồng phải hợp pháp. Hình thức của hợp đồng
phải tuân thủ nguồn luật điều chỉnh hợp đồng. Trong thực tiễn thương mại
quốc tế, phần lớn các hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế đều được lập
thành văn bản. Hình thức văn bản là cần thiết về phương diện chứng cứ trong
giao dịch quốc tế.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hoá
quốc tế phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị
pháp lý tương đương bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các
hình thức khác theo quy định của pháp luật (Điều 3, 27 Luật thương mại
2005).
4. Nguồn luật áp dụng
Theo luật thương mại 2005 tại điều 5 quy định:
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là thành viên có quy định áp dụng luật nước ngoài, tập quán thương
mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng
quy định của điều ước quốc tế đó.
- Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được thỏa
thuận áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế nếu pháp
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế không trái với các nguyên tắc
cơ bản của pháp luật Việt Nam.
Để một hợp đồng chặt chẽ thông thường các bên sẽ thỏa thuận trong
hợp đồng nguồn luật nào là nguồn luật điều chỉnh. Hiện nay, các quốc gia
biết đến Công ước Vienne năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(CISG) được soạn thảo bởi Ủy ban của Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại
quốc tế (UNCITRAL) trong một nỗ lực hướng tới việc thống nhất nguồn luật
áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế. Từ khi công ước có hiệu
lực (ngày 01/01/1988), đến thời điểm hiện nay tổng số các bản án, phán
quyết đã lên tới hơn 1.600. CISG cũng góp phần đáng kể vào việc thúc đẩy
sự phát triển của quan hệ thương mại về hàng hoá giữa các quốc gia. Việc
cùng trở thành thành viên của công ước giúp các quốc gia xích lại gần nhau
hơn trong quan hệ mua bán, giúp cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh
từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế được nhanh chóng và thuận lợi hơn.
II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT
KHẨU
1. Ý nghĩa của việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Thực hiện hợp đồng xuất khẩu là thực hiện một chuỗi các công việc
kế tiếp được liên kết chặt chẽ với nhau. Thực hiện tốt một công việc là làm
cơ sở để thực hiện các công việc tiếp theo và thực hiện cả hợp đồng. Như
vậy để tổ chức thực hiện tốt hợp đồng là trên cơ sở tổ chức thực hiện tốt từng
mắt xích công việc theo một hợp đồng, theo một trình tự lôgic kế tiếp nhau.
Và chúng ta cần hiểu rằng thực hiện tốt một nghĩa vụ trong hợp đồng không

những tạo điều kiện cho mình thực hiện tốt các nghĩa vụ tiếp theo mà còn tạo
điều kiện thuận cho bên đối tác thực hiện tốt nghĩa vụ của mình.
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
Mỗi bên thực hiện tốt từng nghĩa vụ của mình trong hợp đồng sẽ tạo
điều kiện cho bên còn lại thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình. Mà khi đối tác
thực hiện tốt các nghĩa vụ của họ có nghĩa là mình đã thực hiện tốt các quyền
lợi của mình. Khi thực hiện tốt nghĩa vụ của mình trong hợp đồng còn làm
cơ sở để khiếu nại khi bên đối tác không thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình
trong hợp đồng.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng có thể nảy sinh nhiều tình huống
phát sinh. Các tình huống phát sinh có thể do các bên không thực hiện tốt
nghĩa vụ của mình trong hợp đồng nhưng cũng có khi các bên thực hiện tốt
mà các tình huống vẫn phát sinh là do trước khi ký hợp đồng các bên không
thể dự đoán trước hoặc lường trước các sự việc có thể xảy ra. Các tình huống
phát sinh có thể làm tăng chi phí hoặc gây ra các tổn thất cho mỗi bên nhưng
khi có phát sinh các bên đều phải tìm ra giải pháp để giải quyết nhằm hạn
chế các chi phí và tổn thất để thực hiện hợp đồng có hiệu quả nhất.
2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Khi hợp đồng xuất khẩu đã được ký kết thì các doanh nghiệp kinh
doanh quốc tế sẽ tiến hành tổ chức thực hiện hợp đồng. Đây là công đoạn
phức tạp, có rất nhiều công việc mà doanh nghiệp phải hoàn tất để đạt kết
quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình. Các doanh nghiệp phải
thực hiện thật tốt từng khâu, từng công đoạn và nó đòi hỏi doanh nghiệp phải
có một đội ngũ cán bộ giỏi, có kinh nghiệm. Hầu hết các doanh nghiệp kinh
doanh xuất khẩu đều tiến hành các công đoạn sau đối với hoạt động xuất
khẩu của mình.
2.1.Xin giấy phép xuất khẩu
Việc xin giấy phép xuất khẩu là một thủ tục pháp lý quan trọng, tạo
điều kiện thuận lợi để tiến hành các khâu khác trong quá trình xuất khẩu.

TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
Thủ tục cho việc xin giấy phép xuất khẩu tuỳ theo quy định của mỗi quốc
gia. Đối với Việt Nam, thì hiện nay thủ tục xin giấy phép xuất khẩu đã được
đơn giản hơn rất nhiều so với trước đây. Hiện nay, quy định “Thương nhân
là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định
của pháp luật được phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thoe ngành nghề đã
đăng ký kinh doanh”. Trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu, doanh nghiệp phải đăng ký mã số doanh nghiệp kinh doanh XNK tại
Cục Hải quan tỉnh, Thành phố. Việc đơn giản thủ tục này đã tạo thuận lợi rất
nhiều cho các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế.
2.2.Giục người mua mở L/C và tiến hành kiểm tra L/C
Trước khi đến thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết, doanh
nghiệp xuất khẩu phải nhắc nhở, đôn đốc người mua mở thư tín dụng (L/C)
đúng thời hạn. Chỉ khi người mua mở L/C mới thể hiện rõ ý chí thực sự
muốn giao dịch mua bán và thanh toán tiền hàng cho người bán. Điều này
làm cơ sở cho người bán thực hiện các khâu tiếp theo trong hợp đồng. Khi
nhận được thông báo về việc L/C đã được mở thì người bán cần kiểm tra lại
chính xác nội dung của L/C nhằm đảm bảo sẽ được thanh toán sau khi hoàn
thành hợp đồng.
2.3.Chuẩn bị hàng xuất khẩu
Theo như hợp đồng xuất khẩu đã ký kết thì nhà xuất khẩu phải tiến
hành tổ chức khâu chuẩn bị hàng theo đúng như nội dung của hợp đồng đã
ký (số lượng, chất lượng, bao bì, ký mã hiệu…) hoặc theo đúng như L/C
(nếu như hợp đồng thanh toán theo L/C). Đây là bước quan trọng nhất trong
quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Vì chỉ khi nhà xuất khẩu
chuẩn bị tốt các công việc thì các khâu tiếp theo sẽ thực hiện tốt như thế.
Khâu chuẩn bị hàng xuất khẩu là chuẩn bị hàng theo đúng tên hàng, số
lượng, phù hợp với chất lượng, bao bì, ký mã hiệu và có thể giao hàng đúng
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46

Chuyªn ®Ò t«t nghiÖp
thời gian quy định như trong hợp đồng TMQT. Như vậy quá trình chuẩn bị
hàng xuất khẩu bao gồm các nội dung sau: Tập trung hàng hóa xuất khẩu,
bao bì đóng gói, ký mã hiệu hàng hóa và kiểm tra hàng hóa.
2.3.1.Tập trung hàng xuất khẩu
Hàng phải tập trung đủ về số lượng, phù hợp về chất lượng và đúng
thời điểm, tối ưu hóa được chi phí. Tập trung hàng là một hoạt động rất quan
trọng của các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu. Tuy nhiên với loại
hình doanh nghiệp khác nhau thì việc tập trung hàng hóa là khác nhau để
đảm bảo cho hiệu quả quá trình xuất khẩu. Các doanh nghiệp thường tập
trung hàng từ các nguồn hàng xuất khẩu vì nó đã và có khả năng cung cấp
hàng hóa đủ điều kiện cho việc xuất khẩu. Ta có sơ đồ tập trung hàng xuất
khẩu như sau:
Nhu cầu hàng xuất khẩu
Nhận dạng và phân loại nguồn hàng XK
Nghiên cứu khái quát và chi tiết nguồn hàng XK
Lựa chọn nguồn hàng XK và hình thức giao dịch
(Sơ đồ: Quá trình tập trung hàng XK)
TrÇn ThÞ Quúnh Nga Líp: TMQT 46
Tổ chức hệ thống tập trung hàng XK

×