Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 130 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

BÙI THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Phú Thọ, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

UBND TỈNH PHÚ THỌ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

BÙI THỊ THANH HUYỀN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Thu Hương

Phú Thọ, năm 2020



i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý hoạt động chi trả chế độ Bảo hiểm
xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” là cơng trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Thu Hương.
Các số liệu trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
khoa học nào khác.
Phú Thọ, ngày 26 tháng 05 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Huyền


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Quản lý hoạt động chi trả chế độ Bảo
hiểm xã hội ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ”, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn, giúp đỡ, động viên của các cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn
sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học
tập và nghiên cứu.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, phòng
của Trường Đại học Hùng Vương đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi về mọi mặt trong q
trình học tập và hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giảng viên hướng dẫn luận
văn TS. Nguyễn Thị Thu Hương.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa
học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Hùng Vương.
Trong q trình thực hiện đề tài, tơi cịn được sự giúp đỡ và cộng tác của các
cơ chú, anh chị em và bạn bè, tôi xin chân thành cảm ơn. Thêm nữa, tôi cũng muốn
gửi lời cảm ơn chân thành tới bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã tạo điều kiện mọi
mặt để tơi hồn thành nghiên cứu này.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Phú Thọ, ngày 26 tháng 05 năm 2020
Tác giả luận văn

Bùi Thị Thanh Huyền


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ viii
Phần I: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài ...................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................................... 3
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................................ 3

5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .................................................................................... 10
6. Đóng góp của luận văn .......................................................................................... 11
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................................. 12
8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................... 12
Phần II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ....................................................................... 15
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN..... 15
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ................. 15
1.1.1. Cơ sở lý luận về chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ............................................ 15
1.1.2. Cơ sở lý luận về quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ............................... 20
1.1.3. Những yếu tố tác động đến hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn31
1.2. Cơ sở thực tiễn và bài học kinh nghiệm về quản lý chi trả chế độ BHXH ........ 35
1.2.1. Kinh nghiệm về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH tại một số địa
phương....................................................................................................................... 35
1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong quản lý hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ ............................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ
BẢO HIỂM XÃ HỘI NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ........... 41
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Phú Thọ và BHXH tỉnh Phú Thọ ............................... 41


iv
2.1.1. Khái quát về tỉnh Phú Thọ .............................................................................. 41
2.1.2. Tổng quan về BHXH tỉnh Phú Thọ ................................................................ 44
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ ..................................................................................................................... 51
2.2.1. Công tác lập dự toán chi chế độ BHXH ngắn hạn .......................................... 51
2.2.2. Quản lý đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn .................................. 56
2.2.3. Quản lý tổ chức chi trả cho các chế độ BHXH ngắn hạn ............................... 58
2.2.4. Công tác lập báo cáo và quyết toán chi chế độ BHXH ngắn hạn ................... 63

2.2.5.Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 66
2.2.6. Đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn
thông qua số liệu điều tra .......................................................................................... 68
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn .................. 70
2.3.1. Điều kiện tự nhiên, chính trị kinh tế - xã hội .................................................. 70
2.3.2. Hệ thống pháp luật quy định về BHXH .......................................................... 71
2.3.3.Yếu tố về quản lý thu BHXH ........................................................................... 73
2.3.4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả chế độ BHXH .............. 74
2.3.5. Tổ chức bộ máy chi trả chế độ BHXH ............................................................ 75
2.4. Đánh giá kết quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ .............................................................................................................. 76
2.4.1. Đánh giá kết quả đạt được............................................................................... 76
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế ..................................................................................... 77
2.4.3. Nguyên nhân hạn chế ...................................................................................... 79
Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BHXH NGẮN HẠN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ . 81
3.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................... 81
3.1.1. Quan điểm phát triển ....................................................................................... 81
3.1.2. Định hướng...................................................................................................... 82
3.1.3. Mục tiêu quản lý.............................................................................................. 83


v
3.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ .......................................................................................... 85
3.2.1. Giải pháp nâng cao chất lượng trong cơng tác lập dự tốn và thẩm định quyết
toán chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ......................................................................... 85
3.2.2. Giải pháp hồn thiện hệ thống chế độ chính sách chi trả chế độ BHXH ngắn

hạn ............................................................................................................................. 86
3.2.3. Hoàn thiện quy trình tổ chức thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ........ 86
3.2.4. Giải pháp tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, giám sát chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn. ....................................................................................................... 87
3.2.5. Các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi trả BHXH88
3.2.6. Các giải pháp khác .......................................................................................... 90
Phần III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ................................................................... 94
1. Kết luận ................................................................................................................. 94
2. Kiến nghị ............................................................................................................... 95
2.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước tại Trung ương. ................................. 95
2.2. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương ................................... 96
2.3. Kiến nghị với Bảo hiểm xã hội Việt Nam.......................................................... 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................. 98
DANH MỤC BÀI BÁO KHOA HỌC .................................................................... 102
PHỤ LỤC


vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tình hình nhân sự của BHXH tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2019 ........ 47
Bảng 2.2: Kết quả thu BHXH, BHYT, BHTN các năm 2016 - 2019 ....................... 49
Bảng 2.3: Kết quả chi trả BHXH, BHYT, BHTN giai đoạn 2016 - 2019 ................ 50
Bảng 2.4: Tốc độ tăng chi BHXH hàng năm tại BHXH tỉnh Phú Thọ ..................... 51
giai đoạn 2016 - 2019 ................................................................................................ 51
Bảng 2.5 Dự toán thu – chi BHXH, BHYT, BHTN 03 năm 2020 - 2022 ............... 53
“Bảng 2.6: Dự toán chi BHXH ngắn hạn của BHXH tỉnh Phú Thọ 2016 - 2019 .... 54
Bảng 2.7. Thống kê số lượng đơn vị SDLĐ và người lao động tham gia BHXH .... 58
Bảng 2.8: Kết quả chi trả các chế độ ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ .................. 62
Phú Thọ giai đoạn 2016 - 2019 ................................................................................. 63
Bảng 2.10. Đánh giá của cán bộ viên chức BHXH tỉnh về công tác thẩm định quyết

toán chi chế độ BHXH ngắn hạn............................................................................... 65
Bảng 2.11: Kết quả kiểm tra hoạt động thu, chi BHXH giai đoạn 2016 - 2019 ....... 66
Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng hưởng chế độ
BHXH ngắn hạn thông qua số liệu điều tra .............................................................. 69
Bảng 2.13: Đánh giá của CBVC về ảnh hưởng của Điều kiện kinh tế - xã hội ........ 70
tại địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH ............. 70
Bảng 2.14: Đánh giá sự ảnh hưởng của hệ thống pháp luật quy định về quản lý chi
trả chế độ BHXH ngắn hạn ....................................................................................... 72
Bảng 2.15: Ý kiến của CBVC BHXH về ảnh hưởng của yếu tố thu đến công tác
quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn .................................................................... 73
Bảng 2.16: Ý kiến của CBVC về ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản
lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn ............................................................................. 74
Bảng 2.17: Đánh giá tổ chức bộ máy quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại
BHXH tỉnh Phú Thọ.................................................................................................. 75


vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1: Quy trình chi trả BHXH ngắn hạn qua đơn vị SDLĐ ............................... 27
Hình 1.2: Quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn thơng qua TK cá nhân NLĐ ... 28
Hình 2.1 Cơ cấu kinh tế tỉnh Phú Thọ năm 2017-2018 ............................................ 43
Hình 2.2: Tổ chức bộ máy BHXH tỉnh Phú Thọ [7],[9] ........................................... 45
Hình 2.3: Đánh giá của cán bộ, viên chức BHXH tỉnh về ........................................ 55
lập dự toán chi trả BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ .................................. 55
Hình 2.4 Thống kê số người được hưởng chế độ ốm đau, thai sản giai đoạn 20162019 ........................................................................................................................... 57
(Nguồn Phịng Kế hoạch Tài chính – BHXH tỉnh ) .................................................. 57
Hình 2.5: Đánh giá của cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại đơn vị SDLĐ về quy
trình, thủ tục chi BHXH ngắn hạn ............................................................................ 60
Hình 2.6: Đánh giá của cán bộ, viên chức BHXH tỉnh về ........................................ 68
Việc kiểm tra chi trả BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ .............................................. 68



viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT TẮT

NGHĨA ĐẦY ĐỦ TIẾNG VIỆT

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

BHYT

Bảo hiểm y tế

3

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

4


CBVC

Cán bộ viên chức

5

DN

6

CNTT

7

DS PHSK

8

HCSN

9

NLĐ

10

SXKD

Sản xuất kinh doanh


11

SDLĐ

Sử dụng lao động

Doanh nghiệp
Công nghệ thông tin
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe
Hành chính sự nghiệp
Người lao động


1
Phần I: MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những chính sách an sinh xã hội quan
trọng; là tiêu chí của sự tiến bộ, bình đẳng và cơng bằng xã hội, là nhân tố cơ bản thể
hiện sự văn minh, phát triển của mỗi quốc gia.
Đối với Việt Nam, từ nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây
dựng và tổ chức thực hiện các chính sách an sinh xã hội hướng đến con người; xem đây
vừa là động lực phát triển, vừa thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ xã hội chủ nghĩa
(XHCN), hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền kinh tế nước
ta đang phát triển lớn mạnh không ngừng nhưng cũng gặp nhiều khó khăn, thách thức,
vì vậy chính sách BHXH càng được coi trọng. Việc đổi mới hệ thống BHXH có ý
nghĩa hết sức quan trọng trong q trình đổi mới tồn diện kinh tế - xã hội của đất
nước. Ngày 22/11/2012, Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã
ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công

tác BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) giai đoạn 2012-2020[17]. Nghị quyết tiếp tục khẳng
định quan điểm nhất quán, xuyên suốt, của Đảng ta đồng thời xác định những định
hướng mang tầm chiến lược. Các quan điểm chỉ đạo về an sinh xã hội (ASXH) tại văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII được cụ thể hóa tại Nghị quyết số 28NQ/TW ngày 23/5/2018 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách
chính sách BHXH[13]. Theo đó, hệ thống tổ chức BHXH từng bước được đổi mới,
phát huy hiệu lực, hiệu quả trong xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách BHXH. Tuy
nhiên, cơng tác BHXH trong thực tiễn vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập đã được đề cập
trong Nghị quyết số 28-NQ/TW đó là: Hệ thống chính sách, pháp luật về BHXH chưa
phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các hành vi vi phạm pháp luật về
BHXH, tình trạng trốn đóng BHXH, nợ đóng, gian lận, trục lợi quỹ BHXH ở địa
phương, doanh nghiệp diễn biến phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người
lao động (NLĐ), dẫn đến nguy cơ mất ổn định quỹ BHXH, gia tăng khiếu nại, tố cáo,
biểu tình, gây mất trật tự an ninh xã hội, nhất là các khu công nghiệp, khu chế xuất, làm
giảm sự tin tưởng của NLĐ đối với chính sách bảo hiểm xã hội của Nhà nước ta trong
giai đoạn hiện nay.


2
Thực tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hoạt động chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội
vẫn còn nhiều vướng mắc đòi hỏi trách nhiệm của ngành bảo hiểm xã hội phải xem xét
giải quyết. Đặc biệt, trong hoạt động tổ chức quản lý chi trả BHXH ngắn hạn cũng bộc lộ
nhiều khó khăn, bất cập như: một số nội dung chế độ BHXH cần được bổ sung, sửa đổi;
nhất là công tác quản lý đối tượng và tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn chưa chặt
chẽ do hoàn toàn phụ thuộc vào đơn vị sử dụng lao động, vẫn còn nhiều doanh nghiệp
chưa thực hiện nghiêm các quy định về chi trả chế độ BHXH ngắn hạn dẫn đến việc lạm
dụng quỹ ốm đau thai sản, việc chi trả chế độ BHXH ngắn hạn không kịp thời, đầy đủ
cho người lao động, từ đó gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động khi tham gia
BHXH,... Mặt khác, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay do số lượng doanh nghiệp tham
gia bảo hiểm xã hội ngày càng gia tăng, đối tượng hưởng BHXH ngày càng nhiều, đa
dạng, phức tạp, quy trình tổ chức thực hiện chi trả còn nhiếu bất cập, việc chủ sử dụng

lao động nhận hồ sơ của người lao động gửi đến cơ quan BHXH thiếu trách nhiệm kiểm
tra rà sốt, có đơn vị chưa nộp BHXH vẫn gửi hồ sơ đến cơ quan BHXH để giải quyết
dẫn đến nhiều sai sót trong q trình xét duyệt phải điều chỉnh thu hồi tiền chi sai về quỹ
BHXH. Bên cạnh đó, thông tin tài khoản cá nhân NLĐ do đơn vị lập khơng chính xác,
khi thanh tốn chuyển tiền do Ngân hàng phối hợp kiểm sốt khơng chặt chẽ dẫn đến
phải chuyển đi chuyển lại nhiều lần, việc xử lý những vi phạm trong lĩnh vực chi trả
BHXH ngắn hạn như xử phạt hành chính cịn nhẹ khơng đủ sức răn đe,... Trên đây là
những hạn chế, bất cập yêu cầu BHXH tỉnh Phú Thọ phải có những biện pháp giải quyết
kịp thời.
Xuất phát từ lý do trên tôi đã quyết định lựa chọn đề tài “Quản lý hoạt động
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” làm luận văn thạc sỹ.

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
- Mục tiêu chung:
Trên cơ sở phân tích thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn trong thời gian qua, qua đó đưa ra các giải pháp và kiến
nghị để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.


3
- Mục tiêu cụ thể:
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn;
+ Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
+ Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi trả

chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề về lý
luận và thực tiễn về quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu về công tác quản lý hoạt động chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm: công tác lập Dự tốn chi chế
độ BHXH ngắn hạn, cơng tác quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn,
công tác tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, cơng tác lập báo cáo, quyết tốn và
thanh tra, kiểm tra chi chế độ BHXH ngắn hạn.
+ Về không gian: Luận văn được nghiên cứu và thực hiện trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
+ Về thời gian: Thông tin thứ cấp được thu thập từ năm 2016 - 2019. Điều
tra sơ cấp được thực hiện vào tháng 10 năm 2019. Lý do tác giả thực hiện thu thập
thông tin thứ cấp trong 4 năm 2016 - 2019 để phù hợp với việc nghiên cứu đề tài
bởi vì Luật BHXH số 58 (2014)/QH13 được Quốc hội thông qua vào ngày
20/11/2014 và được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
Để giải quyết thành công các mục tiêu và nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề
tài chú trọng cách tiếp cận như sau:


4
4.1.1. Tiếp cận theo hệ thống
Vận dụng phương pháp tiếp cận theo hệ thống giúp cho đề tài có cái nhìn

xun suốt tồn bộ vấn đề quản lý chi trả BHXH nói chung và quản lý chi trả chế
độ BHXH ngắn hạn nói riêng một cách có hệ thống. Tiếp cận theo hệ thống cũng
được sử dụng để phân tích mối quan hệ tác động giữa các vấn đề cơ bản về quản lý
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn và các yếu tố tác động đến vấn đề nghiên cứu đó là
các văn bản pháp luật quy định về BHXH, các văn bản hướng dẫn của ngành, Bộ
ngành liên quan về hoạt động quản lý thu, chi BHXH, các yếu tố về điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
4.1.2. Tiếp cận từ lý luận đến thực tiễn
Vận dụng phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn giúp tác giả hệ
thống hóa cơ sở lý luận về BHXH để từ đó vận dụng nghiên cứu vào thực tiễn quản
lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại tỉnh Phú Thọ, học tập kinh nghiệm
thực tiễn tại các địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân,
đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế nâng cao hiệu quả quản lý nhằm đáp ứng yêu
cầu thực tiễn tại địa phương.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

4.2.1.1. Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập gồm:
(1). Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo ngành BHXH, văn bản có liên quan
từ BHXH Việt Nam; BHXH tỉnh Phú Thọ.
(2). Báo cáo tổng kết tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ;
(3). Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ các năm 2016 - 2019 của
BHXH tỉnh phú Thọ;
(4). Báo cáo Xây dựng dự toán thu chi hàng năm và đề xuất kế hoạch tài
chính, Ngân sách nhà nước của BHXH tỉnh Phú Thọ;
(5). Báo cáo tình hình thực hiện chi trả chế độ BHXH tại BHXH tỉnh Phú Thọ;
(6). Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán thu – chi hàng năm của
BHXH tỉnh Phú Thọ;



5
(7). Những dữ liệu liên quan đến đặc điểm địa bàn, kinh tế – xã hội, dân số,...
tỉnh Phú Thọ;
(8). Các tài liệu, số liệu từ các ấn phẩm và các website ngành BHXH;
(9). Các cơng trình nghiên cứu đã được cơng bố: báo cáo khoa học, tạp chí,
luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ liên quan,...

4.2.1.2. Dữ liệu sơ cấp
a. Chọn điểm nghiên cứu: Lựa chọn 3 điểm là Thành phố Việt Trì, huyện
Phù Ninh, Đoan Hùng đại diện cho các huyện, thành, thị trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
làm điểm nghiên cứu vì những huyện này có thể đại diện cho từng vùng và cho cả
tỉnh, có tính chất điển hình cho tổng thể nghiên cứu, đại diện và suy rộng cho cả
tỉnh Phú Thọ, cụ thể:
- Thành phố Việt Trì: Đơ thị loại I (là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của
tỉnh) với 23 đơn vị hành chính đại diện các thành thị của tỉnh Phú Thọ.
- Huyện Phù Ninh với 20 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Phong Châu và
19 xã, đại diện cho các huyện ven thành thị, là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp và
khu công nghiệp, cụm công nghiệp đóng trên địa bàn.
- Huyện Đoan Hùng với 28 đơn vị hành chính gồm 01 thị trấn Đoan Hùng và
27 xã, đại diện cho các huyện còn lại.
b. Phương pháp điều tra
Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, thời gian và mục tiêu nghiên cứu, tác giả
không tiến hành điều tra hết toàn bộ các đơn vị của tổng thể mà lựa chọn phương
pháp điều tra chọn mẫu: Chọn mẫu một cách ngẫu nhiên một số lượng đủ lớn đơn vị
đại diện trong toàn bộ đơn vị của tổng thể chung để điều tra rồi dùng kết quả thu
thập được tính tốn, suy rộng thành các đặc điểm của tổng thể chung.
- Xác định mục đích và đối tượng điều tra:
+ Mục đích điều tra dữ liệu sơ cấp gồm 3 mục đích:

(1) Đánh giá thực trạng những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong cơng tác
quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ;
(2) Đánh giá tính hiệu quả trong cơng tác tổ chức chi trả chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


6
(3) Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm
xã hội ngắn hạn trong công tác chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại tỉnh Phú Thọ, cụ
thể nội dung:
- Đối tượng điều tra bao gồm ba nhóm đối tượng cụ thể:
(1). CB, VC của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ.
(2). Cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại các đơn vị SDLĐ đóng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ.
(3). Đối tượng được hưởng chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
c. Xác định nội dung điều tra
* Nội dung thông tin thu thập từ điều tra (Điều tra tại BHXH tỉnh Phú Thọ,
thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh, huyện Đoan Hùng) bao gồm các vấn đề sau:
- Những vướng mắc, bất cập trong hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn?
- Thời gian giải quyết chi trả BHXH ngắn hạn đã phù hợp chưa?
- Tình hình tham gia BHXH và những hiểu biết của người lao động về
BHXH như thế nào?
- Vấn đề tuyên truyền BHXH, BHYT, BHTN đến với NLĐ, NSDLĐ như
thế nào?
- Việc tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục chi trả BHXH ngắn hạn có những hạn
chế và khó khăn gì?
- Thời gian chi trả chế độ BHXH ngắn hạn đã kịp thời chưa?
- Phương thức chi trả chế độ BHXH ngắn hạn đã phù hợp chưa?
- Tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ BHXH tỉnh Phú Thọ, ý kiến của cán

bộ làm công tác quản lý BHXH tại các đơn vị SDLĐ trên địa bàn thành phố Việt Trì,
huyện Phù Ninh, Đoan Hùng về hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn.
d. Xác định mẫu và phương pháp tổ chức chọn mẫu
(1). CB,VC trong hệ thống BHXH tỉnh
Chọn mẫu nghiên cứu: Để đảm bảo lượng mẫu điều tra đủ để có một kết quả
cao trong q trình nghiên cứu, tác giả sử dụng cơng thức chọn mẫu Slovin (1960),
với n là số lượng mẫu lấy để điều tra, N là số lượng tổng thể mẫu, e là sai số tiêu
chuẩn ( e =4%)


7

N

n =

1+ N x (e)2

Hiện nay tổng số cán bộ, viên chức của hệ thống BHXH tỉnh Phú Thọ là 335
người, trong đó số CB, VC cơng tác tại cơ quan bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành
phố Việt Trì là 165 người, huyện Phù Ninh: 18 người, huyện Đoan Hùng: 17 người,
như vậy lượng mẫu tổng thể điều tra cần lấy là: 200; áp dụng công thức trên tác giả
tính tốn được n ≈ 152 người.
(2). Cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại các đơn vị SDLĐ đóng trên địa
bàn tỉnh Phú Thọ
Tính đến tháng 10 năm 2019 tổng số đơn vị SDLĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
có 5.414 đơn vị tham gia BHXH, mỗi đơn vị chọn tương ứng một cán bộ làm công
tác quản lý công tác BHXH tại các đơn vị. Do số lượng đơn vị lớn nên tác giả áp
dụng công thức chọn mẫu Slovin chọn mẫu ngẫu nhiên với n là số lượng mẫu lấy để
điều tra, N là số lượng tổng thể mẫu, e là sai số tiêu chuẩn ( e =5%)

N

n=

1+ N x (e)2

“Hiện tại các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Việt Trì: 1.907 đơn vị, huyện
Phù Ninh: 329 đơn vị, huyện Đoan Hùng: 271 đơn vị; như vậy lượng mẫu tổng thể
điều tra cần lấy là: 2.507 đơn vị, từ cơng thức tính Slovin tác giả tính tốn được n ≈
345 đơn vị; mỗi đơn vị chọn tương ứng một cán bộ để thực hiện điều tra, do vậy số
lượng người làm quản lý BHXH tại các đơn vị SDLĐ để điều tra là 345 người.”
(3). Đối tượng được hưởng chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Căn cứ vào đặc điểm tình hình của các đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn
hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong năm 2019 đến hết tháng 10 đã chi trả cho
80.236 người được hưởng chế độ chi trả BHXH ngắn hạn. Do số lượng người
hưởng đông nên tác giả áp dụng công thức chọn mẫu Slovin nhằm chọn mẫu ngẫu
nhiên các đối tượng trên để điều tra với N là số lượng tổng thể mẫu, e là sai số tiêu
chuẩn ( e =6%)
n

=

N
1+N.e2


8
Trên cơ sở tổng hợp số liệu tại thời điểm tháng 10 năm 2019 trên địa bàn
thành phố Viêt Trì thực hiện chi trả chế độ BHXH ngắn hạn: 6.875 người, huyện
Phù ninh: 3.664 người, huyện Đoan Hùng: 1.966 người; như vậy lượng mẫu tổng

thể điều tra cần lấy là: 12.505 người, từ cơng thức tính Slovin tác giả tính toán được
n ≈ 272 người.
“Tác giả thực hiện khảo sát thông qua bảng câu hỏi Phụ lục 1, được đo lường
bằng thang đo Likerts 5 điểm, với các mức độ được đánh giá (1) Rất không đồng ý;
(2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Rất đồng ý.Với thang đo Likert
5 lựa chọn trong bảng khảo sát.””
Khi đó: Giá trị khoảng cách = (Maximum – Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8
Ý nghĩa các mức như sau:
1.0 – 1.80: Rất yếu
1.81 – 2.60: Yếu
2.61 – 3.40: Bình thường
3.41 – 4.20: Tốt
4.21 – 5.00: Rất tốt
Nội dung phiếu điều tra và kết quả điều tra được thể hiện ở Phụ lục 1A, 1B,
1C, 2A, 2B, 2C.
Bảng 1.1. Bảng phân bổ phiếu điều tra
Đơn vị tính: Người
Tên thành phố, huyện
STT

Nhóm đối tượng điều tra

Tổng
số

Việt

Phù Ninh

Đoan Hùng


Trì
1
2

3

CB, VC cơ quan BHXH tỉnh
Cán bộ làm công tác quản lý
BHXH tại các đơn vị SDLĐ
Đối tượng hưởng chế độ Bảo
hiểm xã hội ngắn hạn

152

125

345

263

272

149

14

13

45


37

80

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

43


9
a. Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu
- Đối với đối tượng điều tra là CBVC tại BHXH, tác giả gửi email phiếu điều
tra trực tiếp đến từng CBVC.
- Đối với đối tượng điều tra là cán bộ làm công tác quản lý BHXH tại đơn vị
SDLĐ, người hưởng trợ cấp BHXH ngắn hạn, tác giả tiến hành theo ba phương
thức: Gửi email đến các cán bộ các đơn vị SDLĐ, và các đối tượng có email; Nhờ
điều tra từ cán bộ làm công tác quản lý thu theo dõi các đơn vị SDLĐ trên địa bàn
tại thành phố Việt Trì và các huyện Phù Ninh, Đoan Hùng; Trực tiếp điều tra.
4.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

4.2.2.1. Phương pháp bảng thống kê
Sử dụng bảng thống kê thể hiện tập hợp thơng tin thứ cấp một cách có hệ
thống, hợp lý nhằm đánh giá hoạt động chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn
và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH
ngắn hạn.
Về hình thức, bảng thống kê bao gồm hàng dọc và hàng ngang, các tiêu đề và
số liệu thu thập được. Về nội dung, bảng thống kê phản ánh các chỉ tiêu trong hoạt
động quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn và các nhân tố ảnh hưởng đến
quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


4.2.2.2. Phương pháp đồ thị thống kê
Đề tài sử dụng các đồ thị khác nhau nhằm mô tả các số liệu thống kê, đồ thị được
thể hiện ở hình cột, hình trịn, đường thẳng,... căn cứ trên số liệu đã tổng hợp từ
phương pháp bảng thống kê.
4.2.3. Phương pháp phân tích thơng tin

4.2.3.1. Phương pháp so sánh
Thơng qua các số liệu tổng hợp được bằng phương pháp thu thập dữ liệu thứ
cấp và bảng thống kê tác giả so sánh các dữ liệu, nhóm dữ liệu theo thời gian dựa
trên kết quả của hai loại chỉ số: Chỉ số tuyệt đối và chỉ số tương đối.
- Số tuyệt đối thể hiện quy mô, mức độ về số người, số tiền chi các chế độ
BHXH ngắn hạn hoặc từng loại chế độ, từng đối tượng cụ thể ở trên một địa bàn và
trong một thời gian nào đó. Chỉ số tuyệt đối là những cơ sở quan trọng cho biết sự


10
biến động tuyệt đối giữa các thời kỳ nghiên cứu để làm căn cứ đánh giá, xác định
nguyên nhân biến động.
- Số tương đối phản ánh quan hệ so sánh về số đối tượng hưởng chế độ và số
tiền chi trả chế độ BHXH ngắn hạn qua thời gian khác nhau. Số tương đối xác định
được cơ cấu chi trả chế độ BHXH ngắn hạn; đánh giá được sự biến động về số người,
số tiền chi trả.

4.2.3.2. Phương pháp phân tích dãy số thời gian
Phương pháp phân tích dãy số thời gian được sử dụng trong đề tài nhằm mục
đích xác định tốc độ tăng số tiền chi BHXH hàng năm, giá trị bình quân tăng chi trả
chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn giữa các khoảng thời kỳ,...

5. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

Để nghiên cứu, phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả của hoạt động quản
lý chi trả bảo hiểm xã hội ngắn hạn, đề tài đã áp dụng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá
kết quả hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn, cụ thể sau đây:
5.1. Chỉ tiêu đánh giá quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
- Tổng số đối tượng hưởng chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
từ năm 2016 đến năm 2019.
- Tổng số tiền chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn từ năm 2016 đến
năm 2019.
- Tốc độ tăng số tiền chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn: so sánh số tiền
chi trả chế độ BHXH ngắn hạn kỳ này với kỳ trước.
- Tốc độ tăng bình quân số tiền chi trả chế độ BHXH ngắn hạn giai đoạn
2016 - 2019.
5.2. Các chỉ tiêu phản ánh nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả quản lý
hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
- Chỉ tiêu đánh giá cơng tác lập dự tốn chi chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


11
Tổng số tiền chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn

Tỷ lệ so sánh tổng số chi trả
thực tế với tổng số lập dự toán

=

hàng năm

x 100%

Tổng số dự toán chi chế độ
BHXH ngắn hạn

- Chỉ tiêu đánh giá về công tác lập báo cáo và quyết toán chi chế độ chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn tại BHXH tỉnh Phú Thọ
Số lượng người
đánh giá ở các mức

Tỷ trọng các ý kiến đánh
giá của các đối tượng điều tra

=

x 100%
Tổng số người điều tra

- Chỉ tiêu đánh giá công tác thanh tra, kiểm chi trả chế độ BHXH ngắn hạn
BHXH trên địa bàn tỉnh Phú Thọ
Số lượng người
đánh giá ở các mức

Tỷ trọng các ý kiến đánh
giá của các đối tượng điều tra

=

x 100%
Tổng số người điều tra

- Chỉ tiêu đánh giá quy trình, thủ tục chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn

hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Số lượng người
đánh giá ở các mức

Tỷ trọng các ý kiến đánh giá
của các đối tượng điều tra

=

x 100%
Tổng số người điều tra

6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận: Luận văn hoàn thiện một bước cơ sở lý luận về quản lý chi
trả chế độ BHXH ngắn hạn.


12
- Về mặt thực tiễn:
Luận văn là cơng trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực, là
tài liệu giúp cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ hồn thiện hơn trong cơng tác
quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội ngắn hạn, các nhà nghiên cứu quan tham khảo.
Luận văn nghiên cứu khá tồn diện và có hệ thống cơng tác quản lý chi trả
chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; đưa ra được một số giải pháp có
ý nghĩa thiết thực cho cơng tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ và đối với các địa phương khác có điều kiện tương tự.
Qua nghiên cứu và thực hiện đề tài đã giúp tác giả nhận thức lý luận và thực
tiễn hoạt động quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn một cách chặt chẽ, sâu sắc và
toàn diện hơn, gắn kết chặt chẽ hơn giữa lý luận và thực tiễn, hiểu rõ về thực trạng
công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và có

những giải pháp tích cực nâng cao hiệu quả quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã hội
ngắn hạn tại tỉnh Phú Thọ.

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và danh mục các bảng, các
hình, danh mục tài liệu tham khảo nội dung nghiên cứu của đề tài được kết cấu
thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý hoạt động chi
trả chế độ BHXH ngắn hạn.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên
địa bàn tỉnh Phú Thọ.
“Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chi trả chế độ
BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.”

8. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đề cập đến các khía cạnh khác
nhau viết về vấn đề quản lý quỹ BHXH và quản lý chi trả chế độ BHXH như:
Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Hào “Đảm bảo tài chính cho Bảo hiểm xã
hội Việt Nam”, thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận án
đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm đảm bảo tài chính cho BHXH dưới góc độ kinh


13
tế chính trị học và luận giải nội dung đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm các
vấn đề: đảm bảo thu, đảm bảo chi, đảm bảo sự cân đối và ổn định quỹ BHXH trong
dài hạn, đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng tham gia BHXH. Luận án đưa
ra các tiêu chí để đánh giá đảm bảo tài chính cho BHXH bao gồm: mức độ bao phủ
của hệ thống BHXH, mức độ tuân thủ BHXH, mức độ bền vững về tài chính
BHXH. Trên cơ sở những tiêu chí đó, luận án đã làm rõ những kết quả và những
hạn chế về đảm bảo tài chính cho BHXH Việt Nam, nguyên nhân của hạn chế và đề

xuất các giải pháp mới. Tuy nhiên, luận án trên chỉ nghiên cứu một cách tổng quan
về ASXH mà chưa đề cập cụ thể đến công tác quản lý chi trả chế độ bảo hiểm xã
hội ngắn hạn, vai trò, giải pháp của công tác quản lý chi BHXH đến đảm bảo cân
bằng quỹ BHXH và hệ thống ASXH[22].
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Đoàn Thị Lệ Hoa (năm 2012) với đề tài “Hoàn
thiện cơng tác kiểm sốt chi bảo hiểm xã hội tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà
Nẵng”. Nội dung luận văn đánh giá thực trạng công tác kiểm soát chi tại Bảo hiểm
xã hội thành phố Đà Nẵng còn những hạn chế do viên chức nghiệp vụ chưa thực
hiện tốt việc xét duyệt, thẩm định hồ sơ hưởng BHXH, chưa chặt chẽ trong việc
theo dõi quản lý đối tượng hưởng chế độ dẫn đến chi trùng. Từ những hạn chế trên
tác giả đã đưa ra một số giải pháp để hồn thiện kiểm sốt chi tại BHXH thành phố
Đà Nẵng [23].
Luận văn thạc sĩ của Ngô Thị Lan Hương “Quản lý chi trả BHXH trên địa
bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang”, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, năm
2016. Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý chi BHXH;
đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi BHXH
trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2012 - 2014; đề xuất
giải pháp tăng cường quản lý chi BHXH trên địa bàn huyện Lạng Giang, tỉnh
Bắc Giang đến năm 2020[24].
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Thanh Thủy (2016) với đề tài “Hoàn
thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương)”. Nội dung đề tài phản ánh thực trạng việc tổ chức thực hiện
chế độ ốm đau, thai sản tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và từ


14
đó đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện việc tổ chức thực hiện chế độ ốm đau,
thai sản tại Bảo hiểm xã hội huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương[28].
Luận văn Thạc sĩ của tác giả Võ Đức Dũng (2017) với đề tài “Hoàn thiện
quản lý chi trả chế độ Bảo hiểm xã hội tại Thành phố Kom Tum, tỉnh Kon Tum”.

Nội dung đề tài nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động chi trả các chế độ BHXH
trên địa bàn thành phố Kon Tum, chỉ rõ những thành tựu đạt được, hạn chế và
những nguyên nhân chủ yếu và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chi trả chế
độ BHXH trên địa bàn thành phố Kon Tum[21].
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu trên và những cơng trình nghiên cứu
khác cũng đã đề cập và đưa ra nhiều nhân tố ảnh hưởng đến tích cực, tiêu cực, đã
đưa ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH ở nhiều địa phương
khác nhau. Để công tác quản lý chi trả chế độ BHXH ngắn hạn trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ ngày càng hiệu quả, đề tài mà tác giả lựa chọn sẽ làm sáng tỏ vấn đề về quản lý
hoạt động chi trả chế độ BHXH ngắn hạn tại tỉnh Phú Thọ.


×