Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển bảo hiểm y tế hộ gia đình trên địa bàn tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 120 trang )

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

ĐỖ THỊ THÚY HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG LƯƠNG CƠ SỞ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế

Phú Thọ, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
UBND TỈNH PHÚ THỌ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

ĐỖ THỊ THÚY HÀ

TÁC ĐỘNG CỦA TĂNG LƯƠNG CƠ SỞ
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM Y TẾ
HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 8310110

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH. Lê Du Phong


PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt

Phú Thọ, năm 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật.
Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và
không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Phú Thọ, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Đỗ Thị Thúy Hà


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành do tác giả nhận được nhiều sự giúp đỡ quý báu. Lời
đầu tiên xin cho phép cho tác giả gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám đốc,
cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh Phú Thọ đã giúp đỡ và cung cấp những nguồn số liệu thứ cấp
đáng tin cậy phục vụ cho nghiên cứu này.
Tác giả cũng xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các quý Thầy Cô của Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân, của Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Đặc biệt, tôi xin cảm
ơn cố GS.TSKH. Lê Du Phong, Đại học Kinh tế Quốc dân đã hướng dẫn những bước đầu
tiên. Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Nguyệt của Viện Chiến lược phát triển Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong q trình hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tác giả xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã luôn bên cạnh ủng
hộ, động viên, khích lệ Tác giả trong suốt q trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.

Luận văn thể hiện sự tâm huyết, sự đầu tư, sự nghiêm túc của bản thân mặc dù học
viên đã cố gắng nghiên cứu, phân tích, lý giải thực trạng và các yếu tố tác động đến việc
tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình tại Phú Thọ. Đồng thời một phần cũng do hạn chế về thời
gian nên đề tài khơng thể phân tích một cách tồn diện và khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Tác giả đặc biệt rất mong nhận sự giúp đỡ, góp ý của các Thầy Cơ và các bạn đồng nghiệp
để luận văn này được hoàn thiện tốt hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

Phú Thọ, ngày tháng năm 2020
Tác giả

Đỗ Thị Thúy Hà


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC BIỂU ......................................................................................... vii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài: .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
4. Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................. 3
5. Đóng góp mới của luận văn .......................................................................... 5
6. Kết cấu luận văn ............................................................................................ 5

7. Về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. ............................. 6
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CƠ SỞ, BHYT HỘ
GIA ĐÌNH ...................................................................................................... 10
1.1. Khái niệm, tình hình tăng lương cơ sở hàng năm .................................... 10
1.1.1. Khái niệm lương cơ sở .......................................................................... 10
1.1.2. Tình hình tăng lương cơ sở hàng năm .................................................. 15
1.2.Khái niệm BHYT HGĐ ............................................................................ 19
1.2.1. Khái niệm BHYT .................................................................................. 19
1.2.2. Khái niệm BHYT HGĐ ........................................................................ 22
1.3.Những yếu tố tác động đến BHYT HGĐ .................................................. 22
1.3.1. Yếu tố bên ngoài tác động đến BHYT HGĐ ........................................ 22
1.3.2. Yếu tố bên trong tác động đến BHYT HGĐ......................................... 26


iv

1.4. Kinh nghiệm về phát triển BHYT HGĐ tại một số tỉnh thành ở Việt
Nam. ................................................................................................................ 29
1.4.1.Kinh nghiệm phát triển BHYT HGĐ tại một số tỉnh thành ở Việt
Nam. ................................................................................................................ 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC TĂNG LƯƠNG
CƠ SỞ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN BHYT HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH PHÚ THỌ ........................................................................................... 37
2.1. Khái quát về BHXH tỉnh Phú Thọ ........................................................... 37
2.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Phú Thọ ................. 37
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Phú Thọ ................................... 41
2.1.3. Cơ cấu tổ chức tại BHXH tỉnh Phú Thọ ............................................... 45
2.2.Thực trạng tác động của việc tăng lương cơ sở đối với phát triển BHYT gia
đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ........................................................................ 50

2.2.1. Thực trạng chính sách BHYT HGĐ tại tỉnh Phú Tho trong năm 20152019 ................................................................................................................. 50
2.2.2.Thực trạng tác động của việc tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ ................................................................................ 54
2.3. Đánh giá tác động của việc tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ .... 66
2.3.1.Kết quả điều tra về tác động tăng LCS đối với nhóm người mua BHYT
HGĐ ................................................................................................................ 66
2.3.2. Điểm mạnh của tác động tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ .... 75
2.3.3. Điểm yếu của tác động tăng LCS đối với phát triển BHYT HGĐ ....... 77
2.3.4. Nguyên nhân của điểm yếu tác động từ lương cơ sở đối với phát triển
BHYT HGĐ .................................................................................................... 80
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT HỘ
GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ ......................................... 86
3.1. Quan điểm của Đảng về phát triển BHYT hộ gia đình ............................ 86
3.1.1. Quan điểm của Đảng về phát triển BHYT hộ gia đình ......................... 86


v

3.1.2. Định hướng phát triển BHYT HGĐ...................................................... 87
3.2. Giải pháp nâng cao tiền LCS đối với phát triển đối tượng tham gia BHYT
HGĐ. ............................................................................................................... 91
3.2.1.Giải pháp đối với chính sách tiền lương ................................................ 91
3.2.2. Giải pháp đối với phát triển BHYT HGĐ ............................................. 95
Phần III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ............................................................ 100
1. Kết luận ..................................................................................................... 100
2. Kiến nghị ................................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 105
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng............... 11
Bảng 1.2. Mức lương cơ sở qua các thời kỳ ................................................... 18
Bảng 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Phú Thọ năm 2019 ............. 46
Bảng 2.2. Tình hình lao động ngành BHXH tỉnh Phú Thọ ............................ 47
giai đoạn 2015-2019 ........................................................................................ 47
Bảng 2.3: Số thành viên và số HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ năm 2019 .... 50
Bảng 2.4: Chênh lệch mức phí tham gia BHYT hộ gia đình khi tăng lương cơ
sở ..................................................................................................................... 54
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu thu, chi Quỹ BHYT HGĐ toàn tỉnh Phú Thọ ....... 55
Bảng 2.6: kết quả thu từ BHYT HGĐ ở huyện Tân Sơn giai đoạn 2017 2019 ................................................................................................................. 57
Bảng 2.7: Kết quả thu BHYT HGĐ trên địa bàn thành phố Việt Trì giai đoạn
2017 - 2019...................................................................................................... 59
Bảng 2.8: Số người tham gia BHYT hộ gia đình tại Việt Trì ......................... 61
Bảng 2.9: Số người tham gia BHYT hộ gia đình tại huyện Tân Sơn ............. 62
Bảng 2.10 : Kết quả tuyên truyền, tư vấn chính sách BHYT HGĐtrên địa bàn
tỉnh Phú Thọ trước khi tăng LCS hàng năm ................................................... 64
Bảng 2.11: Dữ liệu về các HGĐ tham gia BHYT tỉnh năm 2019 .................. 65
Bảng 2.3.1: Đánh giá bộ máy thực hiện BHYT HGĐ .................................... 69
Bảng 2.3.2 : Đánh giá nhóm người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ ........... 71
Bảng 2.3.3. Đánh giá tác động tăng LCS hàng năm ....................................... 72
Bảng 2.3.4: Đánh giá về chính sách cơng tác tập huấn và triển khai ............. 73
Bảng 2.3.5. Đánh gia chất lượng dịch vụ y tế và cơ sở KCB ......................... 75


vii

DANH MỤC BIỂU

Biểu đồ 2.1. Chênh lệch mức phí tham gia BHYT hộ gia đình khi tăng lương
cơ sở ................................................................................................................ 55
Biểu đồ 2.2..Tình hình thu, chi trả Quỹ BHYT HGĐ ..................................... 56
toàn tỉnh Phú Thọ ............................................................................................ 56
Biểu đồ 2.3. Số người tham gia BHYT hộ gia đình tại Việt Trì ..................... 62


viii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Ý nghĩa

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

KCB

Khám chữa bệnh

UBND

Ủy ban nhân dân


NSNN

Ngân sách Nhà nước

DNNN

Doanh nghiệp nhà nước

HGĐ

Hộ gia đình

LCS

Lương cơ sở


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
BHYT hộ gia đình (BHYT HGĐ) lần đầu tiên được luật hóa tại Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014.
Người tham gia BHYT HGĐ được hưởng đầy đủ những quyền lợi của BHYT.
BHYT được xem như một “công cụ tương trợ cộng đồng văn minh, phổ biến
và hữu hiệu nhất để nhân loại phòng ngừa và chống chọi với những điều không
may đối với sức khỏe con người”. BHYT đóng góp quan trọng để đảm bảo
quyền lợi cho con người trong việc chăm sóc sức khỏe, giúp người dân mở rộng
cơ hội tiếp nhận dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Từ đó, thực hiện các nhiệm vụ của
an sinh xã hôi, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đó. Các quyền lợi hưởng

BHYT HGĐ đến nay đã cơ bản đầy đủ, tương ứng với những nhóm đối tượng
khác khi tham gia BHYT. Ở mức độ thanh tốn cao nhất, quỹ BHYT có thể chi
trả tới 80% các chi phí khám chữa bệnh. Bệnh nhân có thẻ chỉ cần thực hiện
việc đồng chi trả khồng 20% cịn lại cho các chi phí. Do vậy, việc tham gia
BHYT HGĐ chính là việc mỗi cá nhân, mỗi HGĐ tự bảo vệ sức khỏe cho bản
thân và tất cả các thành viên của gia đình mình, và nó mang ý nghĩa rộng hơn
là bảo vệ sức khỏe cho toàn xã hội.
Hàng năm, điều chỉnh tăng lương cơ sở là một yêu cầu tất yếu và được
điều chỉnh hàng năm dựa trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và
tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Việc tăng lương cơ sở chắc chắn có
ảnh hưởng rất lớn đến cá cá nhân, các gia đình có nguyện vọng tham gia BHYT
HGĐ, đặc biệt là với những người có bệnh nặng phải điều trị dài ngày nhưng
điều kiện kinh tế lại eo hẹp. Như vậy, việc tham gia BHYT HGĐ chính là một
giải pháp hiệu quả nhất để hạn chế được gánh nặng về kinh tế khi gặp rủi ro
trong ốm đau, bệnh tật.
BHXH (BHXH) tỉnh Phú Thọ là đơn vị thuộc BHXH Việt Nam đóng
trên địa bàn tỉnh Phú Thọ có chức năng thực hiện rất nhiều nhiệm vụ. Trong


2

các nhiệm vụ đó có việc triển khai, phát triển được nhóm đối tượng có nhu cầu
tham gia BHYT hộ gia đình để góp phần hồn thành mục tiêu mà Đảng ta đề
ra là BHYT toàn dân theo “Nghị Quyết số 21/NQ-TW” của Bộ Chính trị. Số
lượng đối tượng tham gia BHYT HGĐ chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều nhân
tố, nhưng một nhân tố quan trọng nhất để họ đưa ra quyết định tham gia BHYT
hay khơng đó là mức phí. Mức phí này được điều chỉnh tăng lên mỗi khi lương
cơ sở tăng. Do đó, nghiên cứu những tác động của lương cơ sở từ đó đưa ra các
giải pháp thiết thực đối với phát triển BHYT HGĐ là việc làm quan trọng và
cần thiết để giúp cho ngành BHXH tăng được đối tượng tham gia BHYT HGĐ

trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
Tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên đã lựa
chọn đề tài “Tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển BHYT hộ gia
đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” để nghiên cứu thành luận văn tốt nghiệp của
mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu các tác động khi LCS tăng làm thay đổi mức
đóng BHYT, thay đổi những người tham gia BHYT HGĐ, đánh giá tác động
từ đó đề tài sẽ đề xuất các giải pháp để phát triển được đối tượng tham gia
BHYT HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, hướng tới hoàn thành các mục tiêu mà
ngành BHXH đã đề ra.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề tài hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lương cơ sở, về BHYT
hộ gia đình.
- Phân tích thực trạng tác động của tăng LCS đối với phát triển BHYT
HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
- Đề xuất các giải pháp phát triển BHYT HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Chính sách BHYT HGĐ theo Luật BHYT sửa đổi số 46/2014/QH13
ngày 13/6/2014.
- Luận văn tập trung nghiên cứu diễn biến tăng lương cơ sở, diễn biến
tăng phí tham gia BHYT HGĐ hàng năm.
- Các giải pháp phát triển đối tượng BHYT HGĐ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Về nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu tác động của LCS đối với việc
phát triển nhóm đối tượng tham gia BHYT HGĐ, tập trung vào những tác động
của tăng LCS đến nội dung cơ bản của chính sách BHYT HGĐ như: tác động
lên mục tiêu chính sách, tác động lên đối tượng áp dụng và tác động đến mức
đóng. Đề tài nghiên cứu những người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ là
những người lao động tự do họ có thu nhập trên cơ sở thỏa thuận với chủ sử
dụng lao động hoặc khơng có thu nhập ổn định, đề tài không nghiên cứu những
người hưởng lương theo thang, bảng lương của Nhà nước vì nhóm người này
đã tham gia BHYT theo diện bắt buộc (mức đóng được khấu trừ trực tiếp từ
lương).
- Về không gian: nghiên cứu tại địa bàn tỉnh Phú Thọ
- Về thời gian: thu thập dữ liệu trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019.
Trong đó, luận văn sử dụng nhiều hơn số liệu từ 2017-2019 để phân tích, so sánh,
đánh giá để từ đó tác giả đưa ra các giải pháp định hướng đến năm 2025.
4. Về phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp tiếp cận
- Phương pháp tiếp cận theo hệ thống: tiếp cận BHYT HGĐ từ lần đầu
tiên nhóm đối tượng này được luật hóa ở Luật BHYT sửa đổi năm 2014, có
hiệu lực từ năm 2015 đến nay. Hệ thống hóa những lần tăng LCS, dẫn đến điều
chỉnh mức phí mua thẻ BHYT qua các thời kì.


4

- Phương pháp tiếp cận từ lý thuyết đến thực tiễn: lý thuyết về: BHYT
nói chung và BHYT HGĐ nói riêng, lý thuyết về LCS và tăng LCS hàng năm.
Thực tiễn tác động của việc tăng LCS lên đối tượng BHYT HGSS, tăng mức
phí mua thẻ BHYT HGĐ, sẽ có những tác động lên nhóm người tham gia
BHYT HGĐ.
- Phương pháp tiếp cận nhân quả: tăng LCS dẫn đến tăng phí mua thẻ

BHYT ảnh hưởng trực tiếp đến nhóm đối tượng có nhu cầu mua thẻ BHYT
HGĐ.
4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả sửa dụng nhiều phương pháp
nhưng tập trung vào một số phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp tổng hợp: Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong
chương 1 nhằm tổng hợp cơ sở lý luận về lương cơ sở, về BHYT HGĐ. Trong
chương 2, phương pháp tổng hợp sử dụng để đánh giá chung về thực trạng tác
động của việc tăng lương cơ sở đối với mức tiền mua thẻ BHYT hộ gia đình và
ảnh hưởng đến số lượng người tham gia BHYT HGĐ.
- Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu về kết quả số người cụ thể
tham gia BHYT hộ gia đình trước thời điểm tăng LCS, tại tháng tăng lương cơ
sở và sau tháng tăng LCS trong giai đoạn 2017-2019 và đưa vào các bảng biểu.
- Phương pháp thu thập số liệu bằng việc thực hiện khảo sát các nhóm
đối tượng liên quan như: đối tượng của chính sách BHYT HGĐ, các đại lý ký
hợp đồng thực hiện nhiệm vụ khai thác đối tượng tại các xã, phường... Phương
pháp điều tra là sử dụng bảng hỏi cho 202 đại lý trực tiếp thực hiện khai thác,
phát triển đối tượng tham gia BHYT HGĐ.
Địa bàn thực hiện khảo sát: các xã, phường của tỉnh Phú Thọ
Đối tượng thực hiện khảo sát: các đại lý đã ký hợp đồng với cơ quan
BHXH.
- Phương pháp phân tích: Phương pháp phân tích được sử dụng xuyên


5

suốt trong bài để hình thành cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải
pháp;
- Phương pháp so sánh: được dùng để phân tích tác động của tăng LCS
đối với khai thác, phát triển nhóm người tham gia BHYT HGĐ.

5. Đóng góp mới của luận văn
5.1. Về mặt lý luận và học thuật
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tác động
của tiền LCS đối với việc vận động, khai thác được nhóm người trong xã hội
tham gia BHYT HGĐ. Bên cạnh đó, luận văn đã tiến hành phân tích những tác
động từ tăng LCS diễn ra vào tháng 7 hàng năm đối với việc phát triển đối
tượng tham gia BHYT HGĐ trong tỉnh Phú Thọ dựa vào số liệu tổng hợp giai
đoạn 2015-2019 và số liệu báo cáo thực tế tại 02 địa danh hành chính là thành
phố Việt Trì và huyện Tân Sơn để làm 2 điểm so sánh tác động, ảnh hưởng của
tăng lương cơ sở vì: địa bàn thành phố Việt Trì được coi là trung tâm kinh tế
xã hội của tỉnh Phú Thọ, đời sống nhân dân ở mức cao; Còn Tân Sơn là huyện
miền núi nghèo đặc thù không chỉ riêng của tỉnh Phú Thọ mà là huyện nghèo
của cả nước. Từ đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp để khai thác được những
người tham gia BHYT HGĐ, hoàn thành các chỉ tiêu về BHYT tồn dân mà
Chính phủ đặt mục tiêu.
5.2. Về mặt thực tiễn
Cung cấp cơ sở khoa học cho việc đưa ra các chủ trương, đường lối về
đối tượng nghiên cứu cho ngành BHXH nói chung, cho tỉnh Phú Thọ nói riêng
để khai thác được tốt nhất những người thuộc diện tham gia BHYT HGĐ, nhằm
hướng đến hoàn thiện mục tiêu BHYT toàn dân.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được kết cấu thành 3
chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về tiền lương cơ sở, BHYT hộ gia đình


6

Chương 2. Thực trạng tac động của tăng lương cơ sở đối với phát triển
BHYT HGĐ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ thuộc giai đoạn 2015-2019.

Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển BHYT HGĐ trên địa bàn
tỉnh Phú Thọ
7. Về tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài.
BHYT HGĐ thuộc lĩnh vực ASXH. BHYT là lưới đỡ an toàn cho mọi
người dân trong việc chăm sóc sức khỏe. Có rất nhiều đề tài nghiên cứu xung
quanh BHYT nhưng chủ yếu các đề tài tập trung vào thu BHYT, cân bằng quỹ
chi trả của BHYT, các cách quản lý chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT
hoặc giải pháp phát triển BHYT HGĐ mà chưa có tác giả nào nghiên cứu về
tác động của tăng lương cơ sở đối với phát triển BHYT HGĐ.
Tác giả Hà Thị Thủy Tiên (2016) có đề tài “Phát triển BHYT HGĐ trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên” đã hệ thống được các cơ sở lý luận về BHYT HGĐ.
"Từ các khái niệm, bản chất, vai trò, nguyên tắc hoạt động của BHYT HGĐ,
nội dung cốt yếu của BHYT HGĐ. Thì luận văn đã phản ảnh được thực trạng
tham gia BHYT HGĐ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và chỉ ra được một vài
nhân tố ảnh hưởng đến công tác triển khai thực hiện BHYT HGĐ. Trong nội
dung bài đã có đưa ra được cá khó khăn, tồn tại trong việc triển khai thực hiện
BHYT HGĐ của tỉnh Thái Nguyên."[2]
Tác giả Nguyễn Huy Nghị (2015) có bài viết “Giải pháp triển khai hiệu
quả BHYT hộ gia đình” được đăng trên Tạp chí BHXH tháng 7/2015 đã có
những nhận định như sau: “giai đoạn 2007-2008 việc vận động người dân tham
gia BHYT tự nguyện chưa hiệu quả. Đến nay, BHYT HGĐ là hình thức mới
của BHYT tự nguyện và đã được đưa vào nội dung bắt buộc trong Luật BHYT
sửa đổi và là nội dung cần thiết để đảm bảo cho mục tiêu BHYT toàn đân. Tác
giả này cũng cho rằng, BHYT HGĐ có nhiều ưu việt như là: khai thác các yếu
tố chia sẻ khi người mua thẻ BHYT gặp rủi ro giữa các thành viên trong cùng
hộ gia đình, khắc phục được tình trạng ngược khi mua thẻ BHYT”.


7


Tác giả Phùng Thị Cẩm Châu (2015) lại cho rằng: “các quy định bắt buộc
tham gia BHYT HGĐ là một trong những giải pháp cần thiết để thực hiện mục
tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của người dân. Tác giả này cũng đưa ra nhận
xét về BHYT HGĐ là nếu các thành viên trong hộ gia đình cùng tham gia thì
mức chi phí kinh tế chung của gia đình sẽ phải danh ra một khoản để đảm bảo
cho lúc ốm đau, bệnh tật của mỗi thành viên, nếu không tham gia, các gia đình
sẽ bớt đi chi phí đó nhưng lại phải chấp nhận rủi ro cao khi nếu ốm đau sẽ phải
chi trả tồn bộ chi phí y tế khi mỗi thành viên cần sử dụng các dịch vụ y tế. Tác
giả cũng nêu lên ”bài toán cân nhắc” của người dân đã ảnh hưởng trực tiếp tới
việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật, là ngun nhân khiến cho tình
trạng một số cá nhân khơng tiếp tục tham gia BHYT trong khi các năm trước
họ vẫn tham gia. Có nghĩa là tình hình tham gia diễn ra khơng đều, chỉ xuất
hiện khi có nhu cầu đối với các vấn đề của sức khỏe. Bên cạnh đó, cũng nêu
lên một vài rào cản, hạn chế khiến cho BHYT HGĐ khó thu hút sự tham gia
của người dân theo luật định chính là thủ tục cấp thẻ BHYT trong thực tế.”[8]
Tác giả Lưa Viết Tĩnh (2015) có bài viết “BHYT hộ gia đình” đăng trên
Tạp chí BHXH. Bài viết cho rằng: “việc tham gia BHYT HGĐ là một trong
những giải pháp cần thiết để thực hiện mục tiêu bảo vệ sức khỏe nhân dân thông
qua khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT và đạt mục tiêu BHYT toàn dân mà Chính
phủ đã thơng qua”
Tác giả Đỗ Hồng Phượng (2015) đã có đề tài “Giải pháp phát triển
BHYT tồn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”, luận văn thạc sỹ kinh tế, của
trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Luận văn cho rằng: “việc vận động
người dân tham gia BHYT tự nguyện chưa hiệu quả. Đến khi vấn đề này được
đưa vào thành một nội dung chính thống của Luật BHYT sửa đổi thì nó sẽ có
giá trị khơng nhỏ, mang tính bắt buộc để tất cả các cấp, các ngành - mà chủ
chốt thực hiện là ngành BHXH thực hiện để đảm bảo BHYT toàn dân. Tác giả
cũng cho thấy những tính ưu việt của BHYT HGĐ khi đã khai thác tốt được



8

việc chia sẻ giữa những người tham gia, với những người có rủi ro khi ốm đau,
bệnh tật, đã khắc phục được tình trạng lựa chọn ngược khi mua thẻ BHYT”.
Ngô Thùy Dung (2014) với đề tài “Giải pháp phát triển BHYT tồn dân
trên địa bàn thành phố Hải Phịng”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Lao động
Xã hội. "Trong luận văn của mình, tác giả đã hệ thống hóa được những cơ sở
lý luận về BHYT HGĐ. Từ các khái niệm BHYT HGĐ, nêu lên được bản chất,
vai trò, các nguyên tắc hoạt động của BHYT HGĐ, các nhân tố ảnh hưởng đến
BHYT HGĐ. Tác giả đã phân tích được một vài nhân tố ảnh hưởng tới công
tác triển khai, thực hiện BHYT HGĐ trên địa bàn thành phố Hải Phòng, các
tồn tại khi triển kha để đưa ra những giải pháp cơ bản giải quyết những khó
khăn, tồn tại, vướng mắc nhằm nâng cao cơng tác triển khai BHYT HGĐ của
Hải Phòng".[8]
Tác giả Đỗ Văn Quân (2014) với bài viết “Đảm bảo an sinh xã hội cho
nông dân - Một số vấn đề xã hội cấp bách ở nước ta hiện nay” đăng trên Tạp
chí BHXH. "Bài viết này đã thực hiện khảo sát và phân tích khá sâu các yếu tố
tác động đến các hộ gia đình khi tham gia BHYT ở các huyện nơng thôn của
đồng bằng Sông Hồng, đã chỉ ra được các yếu tố chính tác động đó là: thu nhập
của hộ dân trong mức thấp, hiểu biết của người dân về tác dụng của thẻ BHYT
còn chưa đầy đủ, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của nơi này chưa tốt,
mạng lưới nhân viên BHYT còn mỏng… Tác giả cũng khuyến khích tăng mức
hỗ trợ mệnh giá thẻ BHYT với HGĐ khu vực nông thôn để dễ khai thác được
nhiều người tham gia hơn nữa."[9]
Còn tác giả Nguyễn Khánh Phương (2012) trong nghiên cứu của mình
đã tập trung vào việc đưa ra các giải pháp tài chính trong việc CSSK của người
dân vùng nông thôn tại các huyện thuộc tỉnh Hải Dương và tỉnh Bắc Giang.
Nghiên cứu cho thấy, tác giả đã thực hiện khảo sát và phân tích các yếu tố tác
động đến thành viên trong HGĐ khi tham gia BHYT ở địa điểm nghiên cứu
của đề tài đó. Luận văn cũng đã chỉ ra một vài yếu tố chính đó là: thu nhập của



9

thành viên trong HGĐ, nhận thức của người dân (trình độ dân trí), chất lượng
của các cơ sở KCB chưa cao, mạng lưới CS KCB còn mỏng, nhân viên y tế cịn
ít. Từ đó, tác giả đã đưa ra được nhiều ý kiến đề xuất giúp tăng được số người
tham gia BHYT HGĐ.
Trong thời gian học tập, tác giả đã tập trung nghiên cứu và có bài viết
được đăng trên tạp chí Khoa học cơng nghệ trường Đại học Hùng Vương số
4 (13)-2018 với nhan đề: “Phát triển BHYT hộ gia đình tại huyện Tân Sơn,
tỉnh Phú Thọ”.
Qua những đề tài nghiên cứu trên, tác giả đã tiếp thu được những kiến
thức rất bổ ích cho vấn đề nghiên cứu của mình, để từ đó tác giả kế thừa có
chọn lọc và sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo cho nghiên cứu của mình.
Đến thời điểm này, theo kết quả nghiên cứu khảo sát thì các bài viết, các đề
tài đó cho thấy chưa có một đề tài nào nghiên cứu đầy đủ về tác động của tiền
lương cơ sở lên BHYT HGĐ nói lên được những ảnh hưởng cụ thể, tác động
cụ thể. Chính vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài: Tác động của tăng lương cơ
sở đối với phát triển BHYT hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Phú Thọ là đề
tài có nhiều tính mới, không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào trước đây.


10

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG CƠ SỞ,
BHYT HỘ GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm, tình hình tăng lương cơ sở hàng năm
1.1.1. Khái niệm lương cơ sở

Căn cứ theo Nghị quyết 99/2015/QH13 ngày 11 tháng 11 năm 2015 về
dự tốn ngân sách nhà nước có quy định:
“Mức lương cơ sở được hiểu đó là mức lương dùng làm căn cứ tính trong
các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt
động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này. Mức
lương cơ sở đây là cơ sở để làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN
cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời, đây cũng
là mức lương làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.
Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở. Mức lương làm
căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên
chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang
lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng
20 lần mức lương cơ sở. Đối tương áp dụng mức lương cơ sở gồm: cán bộ công
chức từ Trung ương đến cấp xã; Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công
lập; Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị
của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội”.[19]
Tại khoản 1, Điều 3 của NĐ số 72/2018/NĐ-CP thì lương cơ sở được
hiểu là: “mức lương thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động,
tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng công việc cụ thể. Mức lương cơ sở
không bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng, phúc lợi và các khoản thu nhập
bổ sung khác. Do đó, trong nhiều trường hợp, lương cơ sở không phải là lương
thực nhận của người lao động. Hiểu một cách chính xác hơn, lương cơ sở là mức
lương thấp nhất mà người lao động có thể nhận được khi làm việc trong một
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị nào đó”.[20]


11

Lương cơ sở hay còn được gọi là lương tối thiểu chung. LCS khác
với lương tối thiểu vùng. Rất nhiều người không phân biệt được rõ ràng sự

khác nhau này nên thường bị nhầm lẫn về mức LCS và lương tối thiểu vùng.
Sau đây là bảng phân biệt rõ nét nhất về sự giống và khác biệt giữa các khái
niệm này:
Bảng 1.1. Phân biệt mức lương cơ sở và mức lương tối thiểu vùng
Tiêu chí

“Mức lương cơ sở

“Mức lương tối thiểu vùng”

(lương tối thiểu
chung)”
“Là mức lương dùng “Là mức lương thấp nhất làm căn cứ để
làm căn cứ tính mức tổ chức, doanh nghiệp và người lao động
lương trong các bảng thỏa thuận và trả tiền công, tiền luonwg.
lương, mức phụ cấp và Trong đó, mức lương trả cho NLĐ làm
thực hiện các chế độ việc trong điều kiện lao động bình
khác, tính các mức thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc
hoạt động phí, tính các bình thường trong tháng và hồn thành
khoản trích và các chế các định mức lao động hoặc đảm bảo
Định

độ được hưởng theo thực hiện công việc mà hai bên đã thực

nghĩa

mức lương này”.[20]

hiện thỏa thuận”.[20], đó là:
- Khơng được thấp hơn mức lương tối

thiểu vùng đối với NLĐ chưa qua đào
tạo thực hiện cơng việc giản đơn nhất
(lao động khơng có bằng cấp).
- Phải đảm bảo cao hơn ít nhất là 7% so
với mức lương tối thiểu vùng đối với
NLĐ đã qua đào tạo, học nghề (lao động
có bằng cấp).


12

Bản chất

"Đó là cơ sở để: “làm "Mức lương làm cơ sở để: “người lao
căn cứ tính đóng, động và doanh nghiệp thỏa thuận với
hưởng BHXH, BHYT, nhau. Đồng thời đảm bảo các quyền lợi
BHTN cho các cán bộ cho NLĐ.”
cơng chức, viên chức, Và đó cịn là cơ sở để: “đóng và hưởng
NLĐ…”

các khoản BHXH, BHYT, BHTN của

Đồng thời đây cũng là: NLĐ.”
“cơ sở để tính các
thang

lương,

bảng


lương và các khoản
phụ cấp khác.”"[12]
Nguyên
tắc
dụng

Căn icứ ivào imức LCS ivà "Doanh tnghiệp thoạt tđộng ttheo tvùng tnào

áp icác ihệ isố ilương icủa tthì tsẽ tthực thiện táp tdụng tmức tlương ttối
NLĐ, icác ilực ilượng tthiểu tvùng ttại tđịa tbàn tđó.

i

vũ itrang iđể itính ilương Nếu tdoanh tnghiệp tcó các cơ sở trực

i

cho icác iđối itượng inày. thuộc, tthì tđơn tvị đó tsẽ táp tdụng tlương ttối

i

thiểu tvùng ttại tnơi tmà tchi tnhánh tcủa tđơn

t

vị tđó tđóng."ơ5]

t

Cịn nếu tdoanh tnghiệp tở tcác tkhu tcông

nghiệp, tkhu tcông tnghệ tcao, tkhu tchế

t

xuất, tkhu tkinh ttế tở tcác tđịa tbàn tkhác

t

nhau, tdoanh tnghiệp thoạt tđộng ttrên tđịa

t

bàn tthành tlập tmới ttừ tmột thay tnhiều tđịa
bàn tthì táp tdụng tmức tlương ttối tthiểu

t

vùng tcao tnhất."[3]

t

Nếu doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn thay đổi tên hay chia tác tạm thời


13

áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi
thay đổi đến khi có quy định mới thì sẽ
áp dụng theo quy định mới nhất.

Đối

Các cơ quan nhà nước, Doanh nghiệp được thành lập, hoạt động

tượng áp đơn vị sự nghiệp công theo luật quy định.
dụng

lập, doanh nghiệp nhà Hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá
nước…

nhân, tổ chức, của nền kinh tế Việt Nam
có hoạt động thuê mướn lao động theo
hợp đồng lao động.
Cơ quan, tổ chức có chủ sử dụng lao
động là người nước ngoài, các tổ chức
có tính chất quốc tế ở Việt Nam có thực
hiện thuê mướn lao động theo hợp đồng
lao động.

Chu

kỳ Thông thường, “mỗi Thông thường, 01 năm, mức lương tối

thay đổi

năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần
thiểu vùng thay đổi
một lần. Mức lương cơ
sở được điều chỉnh
trên cơ sở khả năng

ngân sách nhà nước,
chỉ số giá tiêu dùng và
tốc độ tăng trưởng
kinh tế của đất nước”.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Theo Điều 3 Nghị định số 90/2019/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019
của Chính phủ quy định: “Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao


14

động làm việc ở doanh nghiệp trong 4 vùng của cả nước. Địa bàn được áp dụng
các mức lương tối thiểu được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện,
thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu
thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV năm 2019 được áp dụng như sau:
Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng I.
Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng II.
Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng III.
Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên
địa bàn thuộc vùng IV.
Mức lương tối thiểu vùng là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp
và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người
lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ
làm việc bình thường trong tháng và hồn thành định mức lao động hoặc công
việc đã thỏa thuận phải bảo đảm không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối
với người lao động làm công việc giản đơn nhất và cao hơn ít nhất 7% so với

mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm cơng việc địi hỏi người
lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề”.[21]
Trước đây, lương cơ sở thường được lấy làm “mốc” để đóng bảo hiểm
xã hội. Hiện nay, Luật BHXH yêu cầu từ năm 2018, mức đóng BHXH bao
gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Tuy nhiên, tất cả
những căn cứ đóng này đều phải dựa trên nền tảng chung là lương cơ sở chứ
không phải là lương tối thiểu vùng hay thu nhập thực tế của NLĐ. Do đó, việc
thay đổi các mức lương cơ sở vào thời điểm nhất định hàng năm ảnh hưởng rất
lớn đến thay đổi mức đóng BHXH, BHYT nói chung và làm thay đổi mức phí
mua BHYT HGĐ nói riêng.


15

1.1.2. Tình hình tăng lương cơ sở hàng năm
Theo tình hình thực tế đối với việc phát triển kinh tế thị trường, nhà nước
ta đã ban hành nhiều văn bản để từng bước hoàn thiện cơ chế quy định mức
lương tối thiểu vùng, chế độ tiền lương của khu vực DN. Vì vậy, khi đã bố trí
đủ nguồn lực mới thực hiện điều chỉnh LCS và ban hành chính sách, các chế
độ mới đi kèm. Đồng thời, đã xây dựng được cơ bản lương theo vị trí việc làm
để đến năm 2021 sẽ thực hiện áp dụng.
Theo đó, cải cách chính sách tiền lương là xem việc trả lương cho nhân
viên là động lực cho sự phát triển, động lực cho sản xuất DN, hiệu quả kinh
doanh và khả năng cạnh tranh. trên thị trường và trong sự phát triển bền vững
Tiền lương là giá cả của sức lao động và no được hình thành trên cơ sở
thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động (Ông chủ/ doanh
nghiệp), phù hợp với hệ thống cung cầu và bảo đảm tuân thủ các quy định của
pháp luật về tiền lương. Với các DN hay người sử dụng lao động thì một phần
khơng thể thiếu của chi phí sản xuất, của việc kinh doanh là tiền lương. Do đó,
tiền lương được tính tốn và quản lý nghiêm ngặt.

Đối với nhân viên, mức lương cho nhân viên là một phần thu nhập từ
quá trình làm việc, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống và khả năng tái sản xuất
lao động của họ. Nỗ lực cải thiện lương dựa trên cơ sở nâng cao cải thiện năng
suất lao động là mục tiêu của cả doanh nghiệp và nhân viên. Mục tiêu này
khuyến khích các DN phát triển đầu tư cải thiện khả năng chuyên môn, kỹ thuật
và công việc của họ giúp phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Đây là sự kết hợp của các lợi ích của người nhân viên và lợi ích kinh
doanh và lợi ích của chính phủ (trước mắt và lâu dài; gián tiếp và trực tiếp)
Nhìn chung, sự hình thành và phát triển quan điểm của đảng về sự phát
triển của nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã
hội chủ nghĩa. là quá trình hình thành và phát triển quan điểm về tiền lương và
phân phối tiền lương có


×