Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI XÃ TU TRA HUYỆN ĐƠN DƯƠNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.82 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG TÁC XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐẾN
ĐỜI SỐNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI
XÃ TU TRA - HUYỆN ĐƠN DƯƠNG - TỈNH LÂM ĐỒNG

NGUYỄN HỮU GIA VĂN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2007


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tác động của công tác
xóa đói giảm nghèo đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại xã TuTra – Huyện Đơn
Dương –Tỉnh Lâm Đồng”, do Nguyễn Hữu Gia Văn , sinh viên khóa 29, chuyên ngành
Phát

Triển Nông Thôn,

đã

bảo vệ

thành công trước


hội

đồng

ngày…………………………..

Trần Đắc Dân
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
(Chữ kí họ tên)

Ngày

tháng

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo
(Chữ kí họ tên)

năm

Ngày

tháng


năm

vào


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức của cá nhân tôi
mà còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập. Những người đã cho tôi những hành trang quý giá để
bước vào cuộc sống. Nay tôi xin ghi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi tôi
luôn ghi nhớ:
Cảm ơn cha mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng con, để được bước vào cánh cửa
đại học là biết bao mồ hôi và công sức mà ba mẹ đã vất vả chăm lo cho con.
Cảm ơn tất cả các thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh,
những người đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt 4 năm theo học tại trường.
Cảm ơn sâu sắc đến thầy Trần Đắc Dân, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo
em trong suốt quá trình làm đề tài tốt nghiệp để em được hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Cám ơn các cô chú trong UBND xã đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập
số liệu, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận.
Cuối cùng cảm ơn tất cả những người bạn đã ủng hộ, giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình làm khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN HỮU GIA VĂN. Tháng 7 năm 2007.” Tác Động của Công Tác Xóa Đói
Giảm Nghèo đến Đời Sống Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số tại Xã TuTra – Huyện

Đơn Dương – Tỉnh Lâm Đồng”.
NGUYEN HUU GIA VAN. July 2007. ”Impact of The Poverty Alleviation
Program on The Livelihoods of Ethnic Groups in Tu Tra Commune – Don Duong
Dictrict – Lam Dong Province”.
Nghèo đói là một thách thức ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế người
dân nói chung và người dân tộc thiểu số nói riêng tại xã Tu Tra. Chính vì nhận biết
được tầm quan trọng của công tác xóa đói giảm nghèo mà khóa luận tập trung tìm hiểu
về tác động của công tác xóa đói giảm nghèo trên cơ sở tổng hợp tính toán số liệu điều
tra 60 hộ nghèo người dân tộc thiểu số tại xã Tu Tra. Nội dung của khóa luận xoay
quanh việc tìm hiểu thực trạng đời sống của người đồng bào dân tộc thiểu số, nguyên
nhân đói nghèo của đối tượng này. Đặc biệt là đánh giá hiệu quả của các chương trình
xóa đói giảm nghèo đã và đang được thực hiện tại xã như: Chương trình 134, 135,
chương trình hỗ trợ vốn cho người nghèo…Từ đó đưa ra các giải pháp, mô hình cũng
như các kết luận, kiến nghị góp phần giảm nghèo tại địa phương để làm sao công tác
xóa đói giảm nghèo thật sự niềm tin, là chỗ dựa vững chắc cho người dân.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi


Danh mục phục lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

2

1.3.1. Phạm vi không gian


2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

3

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN

4

2.1. Đặc điểm tự nhiên

4

2.1.1. Vị trí địa lý

4

2.1.2. Địa hình, địa mạo

4

2.1.3. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

5


2.1.4. Thủy văn

6

2.1.5. Các nguồn tài nguyên

6

2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

8

2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế

8

2.2.2. Thực trạng phát triển các nghành

9

2.2.3. Thực trạng phát triển xã hội

12

2.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư

13

2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng


13

v


2.2.6. Y tế, văn hóa, giáo dục

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về nghèo đói

16
16

3.1.1. Định nghĩa về nghèo đói

16

3.1.2. Các chỉ tiêu để lượng hóa tình trạng nghèo đói

17

3.1.3. Tiêu chí để xác định nghèo đói

17

3.1.4. Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam


18

3.1.5. Nghèo đói ở các dân tộc thiểu số

19

3.1.6. Những thách thức trong giảm nghèo và phát triển nông thôn Việt Nam

19

3.1.7. Quan điểm, định hướng chiến lược xóa đói giảm nghèo của đảng và nhà
nước ta

20

3.1.8. Các nguồn vốn của kinh tế hộ trong XĐGN

21

3.1.9. Mục đích, ý nghĩa của chương trình xóa đói giảm nghèo

21

3.2.Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

22


3.2.2. Phương pháp nghiên cứu mô tả

22

3.2.3. Phương pháp phân tích

22

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã

24
24

4.1.1. Dân số - nguồn gốc

24

4.1.2. Tổ chức xã hội

24

4.2. Tình hình tổng quát của hộ nghèo

26

4.3. Thực trạng nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã

27


4.3.3. Điều kiện sinh họat của hộ nghèo

27

4.3.4. Tình trạng đất đai của hộ nghèo

29

4.3.5. Lao động,việc làm

31

4.3.6. Tình hình thu nhập của hộ nghèo

31

4.3.7. Tình hình chi tiêu của hộ nghèo

32

4.3.8. Tình hình chăn nuôi của các hộ điều tra

34

4.3.9. Trình độ học vấn của hộ nghèo

34

4.4. Nguyên nhân nghèo đói tại xã


36
vi


4.5. Tác động của công tác XĐGN đến thực trạng người dân tộc thiểu số giai đoạn
2004 - 2006

37

4.5.1. Mục tiêu, phương hướng của chương trình XĐGN

37

4.5.2. Các chương trình, phương thức hỗ trợ nghèo tại xã

38

4.5.3. Tác động của các chương trình, phương thức hỗ trợ

43

4.6. Kết quả - hiệu quả đạt được của công tác XĐGN (Giai đọan 2004 - 2006)

45

4.6.1. Công tác giảm nghèo tại xã

45


4.6.2. Kết quả - hiệu quả của công tác XĐGN

47

4.6.3. Vốn vay và hiệu quả sử dụng vốn vay

48

4.6.4. Hạn chế của công tác XĐGN đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại địa
phương

51

4.7. Một số giải pháp góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa
phương

51

4.7.1. Tăng cường công tác hỗ trợ vốn đi đôi với việc chuyển đổi cây trồng hợp lý
52
4.7.2. Phát triển những mô hình mang lại hiệu quả ổn định

52

4.7.3. Giải pháp về đất

52

4.7.4. Xây dựng và nâng cấp hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghịêp


53

4.7.5. Vận động đồng bào thực hiện tốt công tác DS - KHHGĐ

53

4.8. Đề xuất các mô hình

54

4.8.1. Mô hình trồng bí

54

4.8.2. Mô hình trồng cà phê

55

4.8.3. Mô hình nuôi bò giữ vốn

57

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

5.1. Kết luận

58


5.2. Đề nghị

59

Tài liệu tham khảo

60

Phụ lục

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

DS - KHHGD

Dân Số Kế Hoạch Hóa Gia Đình

DTTS

Dân Tộc Thiểu Số

ĐVT

Đơn Vị Tính


LĐTB & XH

Lao Động Thương Binh và Xã Hội

NHCS

Ngân Hàng Chính Sách

NHNN

Ngân Hàng Nông Nghiệp

NHNN & PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

SLLTBQ

Sản Lượng Lương Thực Bình Quân

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

XĐGN

Xóa Đói Giảm Nghèo

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tổng Hợp Diện Tích Theo Phân Cấp Địa Hình và Độ Dốc

5

Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã TuTra

6

Bảng 2.3. Biến Động Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Theo Mục Đích Sử Dụng Năm 2005
So với Năm 2000

8

Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Một Số Cây Trồng Chính

9

Bảng 2.5. Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Lương Thực Bình Quân Đầu Người qua 2 Năm 10
Bảng 2.6. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi của Xã qua 3 Năm

11

Bảng 2.7. Cơ Cấu Phân Bố Dân Cư theo Dân Tộc năm 2006

12

Bảng 2.8. Tỷ Lệ Các Hộ Theo Đạo tại Xã


12

Bảng 2.9. Hệ Thống Giáo Dục Trên Địa Bàn xã TuTra

14

Bảng 3.1. Các Nguồn Vốn của Kinh Tế Hộ Gia Đình ở các Dân Tộc Thiểu Số

21

Bảng 4.1. Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo tại Địa Phương Năm 2006

26

Bảng 4.2. Khảo Sát Điều Kiện Sinh Hoạt của Hộ Nghèo trên Địa Bàn Nghiên Cứu

27

Bảng 4.3. Chất Lượng Nước Sinh Hoạt

29

Bảng 4.4. Tình Hình Sử Dụng Đất Nông Nghiệp của Hộ Điều tra

30

Bảng 4.5. Diện Tích Đất Trồng Trọt

30


Bảng 4.6. Tình Hình Lao Động Bình Quân của Hộ

31

Bảng 4.7. Tổng Thu Nhập của Các Hộ Nghèo

32

Bảng 4.8. Tình Hình Chăn Nuôi của Các Hộ Điều Tra

34

Bảng 4.9. Trình Độ Học Vấn của Chủ Hộ Nghèo

35

Bảng 4.10. Tình Trạng Học Vấn của Con Em Hộ Nghèo

35

Bảng 4.11. Các Nguyên Nhân Chính Dẫn Đến Nghèo Đói tại Xã

36

Bảng 4.12. Kết Quả Hỗ Trợ Giống qua 2 Năm 2005-2006

40

Bảng 4.13. Kết Quả Trợ Cấp các Mặt Hàng Thiết Yếu qua 2 Năm


41

Bảng 4.14. Kết Quả Xây Dựng Nhà Tình Thương qua 2 Năm thuộc Chương Trình 168
và Chương Trình 134

41

Bảng 4.15. Số Hộ Được Cấp Nhà Tình Thương

44

Bảng 4.16. Chính Sách Hỗ Trợ tại Điểm Nghiên Cứu

44

ix


Bảng 4.17. Tổng Hợp Hộ Nghèo Giai Đọan 2004-2006

45

Bảng 4.18. So Sánh Số Hộ Nghèo giữa Người Kinh với Người Dân Tộc Thiểu Số tại


46

Bảng 4.19. Tình Hình Thoát Nghèo tại Địa Bàn Nghiên Cứu


47

Bảng 4.20. Tình Hình Tái Nghèo tại Đồng Bào Dân Tộc Thiểu Số

48

Bảng 4.21. Tình Hình Vay Vốn của Hộ Nghèo

49

Bảng 4.22. Mục Đích Sử Dụng Vốn

49

Bảng 4.23. Hiệu Quả Đầu Tư Vốn trong Trồng Trọt

50

Bảng 4.24. Chi Phí và Hiệu Quả Đầu Tư cho 1000 m2 Bí đỏ

54

Bảng 4.25. Chi Phí và Hiệu Quả Đầu Tư cho 1 Ha Cà Phê Chè (Arabica) Thời Kỳ Sản
Xuất Kinh Doanh

56

Bảng 4.26. Chi Phí và Hiệu Quả của Việc Nuôi Bò Sinh Sản Giữ Vốn

57


x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình Phân Bố Hộ Nghèo tại Xã Năm 2006

27

Hình 4.2. Biểu Đồ các Khoản Chi Tiêu của Hộ Nghèo

33

Hình 4.3. Các Nguyên Nhân Chính dẫn đến Đói Nghèo

37

Hình 4.4. Số Hộ Thoát Nghèo qua 2 Năm

46

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ

xii



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Đói nghèo là một vấn đề kinh tế - xã hội, nó xuất hiện và tồn tại như là một quy

luật tự nhiên của sự vận động kinh tế. XĐGN là một nhiệm vụ cấp bách, cơ bản lâu
dài, là một thách thức đối với quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Theo chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm được thực hiện từ
năm 1992, XĐGN đã được triển khai ở một số tỉnh thông qua việc phối hợp lồng ghép
với các chương trình kinh tế - xã hội khác như chương trình 327, 120, nước sạch nông
thôn, y tế, giáo dục… bước đầu thu được những kết quả khả quan, khoảng 20% hộ
nghèo đã được hưởng lợi từ chương trình (Tài Liệu Tập Huấn Cán Bộ Xóa Đói Giảm
Nghèo Cấp Xã, Nhà Xuất Bản Lao Động – Xã Hội Hà Nội, 2003). Tuy vậy, phong
trào XĐGN vẫn chưa đồng đều ở các địa phương, nguồn lực huy động còn hạn chế,
chưa có các giải pháp XĐGN mang tính vĩ mô, bền vững trên phạm vi toàn quốc. Để
chương trình XĐGN trở thành một chương trình mục tiêu quốc gia phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước thì cần hỗ trợ trực tiếp xã nghèo, hộ
nghèo, người nghèo các điều kiện cần thiết để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn
định cuộc sống, tự vươn lên thoát khỏi đói nghèo, tạo môi trường thuận lợi để XĐGN
bền vững.
TuTra là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Đơn Dương. Với đặc thù kinh tế
- xã hội còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cơ sở vật chất
còn nhiều yếu kém, dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% (Điều tra tổng hợp) dân số toàn
xã với trình độ học vấn còn thấp, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn. Nghèo
đói là một trong những nguyên nhân cùng với các nguyên nhân kinh tế - xã hội khác
ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ dân tộc, đến niềm tin với đảng, với cách mạng

của người dân. Trong tình hình đó đánh giá nghiên cứu thực trạng nghèo đói, đề xuất
các giải pháp XĐGN phù hợp và hiệu quả đối với người dân tộc thiểu số tại địa


phương là một việc làm cụ thể, không những chỉ thúc đẩy XĐGN mà còn góp phần
phát triển kinh tế- xã hội, ổn định an ninh chính trị và cụ thể hơn nữa là góp phần tích
cực cải thiện đời sống cho người dân tộc tại chỗ.
Từ những quan điểm trên và được sự đồng ý của khoa kinh tế - trường Đại Học
Nông Lâm tôi đã quyết định chọn đề tài: ”Tác động của công tác xoá đói giảm nghèo
đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại xã TuTra - Huyện Đơn Dương - Tỉnh
Lâm Đồng”.
Do quỹ thời gian cũng như không gian có hạn nên nên phạm vi nghiên cứu của
khoá luận chỉ gói gọn trong một xã, cho nên không thể tránh khỏi những sai sót. Kính
mong được sự giúp đỡ cũng như góp ý của quý thầy cô cùng các bạn để khoá luận
được hoàn thiện tốt hơn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Tác động của công tác xóa đói giảm nghèo đến đời sống đồng bào dân tộc thiểu
số tại xã.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu thực trạng đời sống người dân tại xã
- Tìm hiểu thực trạng đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
- Phân tích vấn đề nghèo đói của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương
- Xác định nguyên nhân nghèo đói ở đồng bào
- Xác định các chỉ tiêu để lượng hóa nghèo đói
- Đánh giá hiệu quả các chương trình tại địa phương
- Đề xuất các giải pháp góp phần giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số

1.3.

Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại 4 thôn thuộc xã TuTra – Huyện Đơn
Dương – Tỉnh Lâm Đồng.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2004 - 2006, mà chủ yếu là nguồn số
liệu của năm 2006. Thời gian tiến hành nghiên cứu trong 3 tháng bắt đầu từ ngày

2


26/3/2007 đến ngày 30/5/2007.Số liệu điều tra sơ cấp với 60 hộ nghèo người dân tộc
thiểu số.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
Trình bày lý do chọn khóa luận, sự cần thiết của khóa luận đối với cá nhân
nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về công tác XĐGN và tổng quan về địa bàn nghiên cứu
như: Đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội, thực trạng phát triển của địa phương.
Chương 3. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày sơ lược về những khái niệm nghèo đói, các chỉ tiêu đánh giá nghèo
đói, chính sách XĐGN. Trình bày các phương pháp nghiên cứu, trong đó có các
phương pháp như: Thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, phương pháp thống kê mô tả,
phương pháp phân tích, xử lý số liệu và một số chỉ tiêu đánh giá thực hiện trong khóa
luận.

Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Giới thiệu chung về đặc điểm cộng đồng dân tộc thiểu số tại xã, thực trạng
nghèo đói tại xã nói chung và của cộng đồng người dân tộc nói riêng. Trình bày các
kết quả của quá trình điều tra nghiên cứu như tình hình thu nhập của hộ nghèo, tình
hình thoát nghèo, tái nghèo, vốn vay và tác động. Đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy
nhanh tốc độ giảm nghèo tại địa phương.
Chương 5. Kết luận và đề nghị
Tổng kết đánh giá lại những vấn đề nghiên cứu. Nêu lên những kiến nghị, đề
xuất để thực hiện tốt trong thời gian tới

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Xã TuTra là một xã miền núi, nằm về phía nam của cao nguyên Đà Lạt, có độ
dốc từ 900 - 1600 m so với mặt nước biển, cách trung tâm huyện Đơn Dương 10 km
về phía tây nam.
- Tọa độ địa lý
Kinh độ đông: Từ 108022’10’’ đến 108029’03’’.
Vĩ độ bắc: Từ 11037’03’’ đến 11045’11’’.
- Tiếp giáp với
Phía bắc giáp Thị Trấn Thạnh Mỹ .
Phía đông giáp xã Ka Đơn.
Phía tây giáp xã Đà Ròn.
Phía nam giáp huyện Đức Trọng.
2.1.2. Địa hình, địa mạo

a) Địa hình
Địa hình xã TuTra rất phức tạp, địa hình núi cao dốc xen lẫn giữa địa hình đồi
thoải và địa hình lòng chảo. Đặc điểm của địa hình cũng tạo ra các vùng sản xuất nông
nghiệp mang những nét đặc trưng riêng, tuy vậy ranh giới này không rõ rệt.
- Địa hình núi cao: Phân bố ở phía nam và phía tây của xã có diện tích
3.115,4ha chiếm 41,8% diện tích diện tích tự nhiên của toàn xã, có độ cao từ 1.200 m
đến 1.377 m, độ dốc từ 20 - 250, trên diện tích này chủ yếu là đất xám và đất đỏ vàng
trên đá Granit.


- Địa hình đồi thoải: Nằm tiếp giáp với các chân núi cao, rất thích hợp phát triển
các lọai cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Đất đai chủ yếu là sản phẩm phun trào
BaZan và phong hóa của đá Granit-Đaxit.
- Địa hình lòng chảo có độ dốc trung bình từ 3-80 được phân bố chủ yếu ở ven
sông ĐaNhim, suối N’Sé và thung lũng giữa các quả đồi, núi. Tổng diện tích vào
khoảng 2048 ha, có độ dốc trung bình 900 m. Do ảnh hưởng của địa hình đất được
hình thành từ các sản phẩm dốc tụ, đất phù sa ven sông, suối thích hợp cho việc trồng
các loại cây như lúa, cây công nghiệp ngắn ngày, lúa.
b) Độ dốc
Bảng 2.1. Tổng Hợp Diện Tích Theo Phân Cấp Địa Hình và Độ Dốc
Tỷ lệ với diện tích
Diện tích
STT
Cấp địa hình
đất tự nhiên
Độ dốc
(ha)
(%)
1


0-30

I

2048

27,5

2

3-80

II

1645,6

22,9

3

8-150

III

1546,7

20,76

4


15-20

IV

220,9

2,96

5

20-250

V

1988,8

26,69

7450

100.00

Tổng cộng

Nguồn tin: Phòng địa chính xã TuTra
Địa hình xã TuTra không đồng nhất, bị chia cắt gây nhiều khó khăn cho sinh
họat và sản xuất của người dân địa phương. Tuy nhiên do có nhiều độ dốc khác nhau
nên phù hợp cho việc phát triển nhiều loại hình trồng trọt và chăn nuôi khác nhau: Cây
lâu năm, cây hàng năm, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nông sản thực phẩm.
2.1.3. Đặc điểm về khí hậu, thời tiết

Xã nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng Tây Nguyên. Chia làm 2
mùa rõ rệt . Mùa mưa từ tháng 4 -10, mùa khô từ tháng 11 - 3 năm sau. Nhiệt độ trung
bình năm 2006 là 21,220C (Theo Số Liệu Trạm Khí Tượng Thủy Văn Liên Khương).
- Độ ẩm: Trung bình năm 80,7%, cao nhất là các tháng 7,8,9,10 và tháng 11,
các tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 và 4.
- Lượng mưa: Lượng mưa trong năm đạt 1.327mm.
5


Tháng cao nhất (tháng 6) 319mm.
Tháng thấp nhất ( tháng 11,12) 0 mm.
2.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông Đa Nhim quyết định chính đến nguồn nước mặt phục vụ sản
xuất và đời sống người dân trong xã nói riêng và huyện Đơn Dương nói chung. Ngoài
ra trên các con suối nhỏ đã xây dựng một số hồ, đập dâng cung cấp nước sinh họat và
nước tưới cho cây trồng (4 hồ với diện tích 28,5ha).
2.1.5. Các nguồn tài nguyên
a) Tài nguyên đất
Đất là tài nguyên quan trọng không thể thiếu trong canh tác nông nghiệp. Mỗi
loại đất khác nhau phù hợp với từng loại cây khác nhau. Với tổng quỹ đất năm 2006 là
7.450 ha thì đây được coi là một tiềm năng của xã trong việc khuyến khích phát triển
các loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 2.2. Cơ Cấu Các Loại Đất của Xã TuTra
Diện tích

Tên đất

Ha

%


630,5

8,46

888

11,92

3. Đât nâu đỏ trên đá BaZan (FK)

1.120

15,03

4. Đất đỏ vàng trên đá Granit (FA)

3.614,16

48,51

5. Đất nâu tím trên đá BaZan (FT)

632

8,48

6. Đất nâu thẫm trên đá bọt BaZan (RU)

384,50


5,16

7. Đất đen trên sản phẩm bồi tụ đá BaZan (RK)

37,50

0,5

8. Đất thung lũng dốc tụ (D)

34,50

0,46

9. Đất khác

108,84

1,48

1. Đất phù sa sông suối (PY)
2. Đất xám trên đá Granit (XA)

Nguồn tin: Phòng địa chính xã TuTra
- Đất phù sa sông suối ( PY): Phân bố chủ yếu dọc theo sông ĐaNhim, suối
N’Sé, suối Kămbuôtte. Đất có thành phần có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung
bình, độ phù cao phù hợp với trồng lúa và các loại cây hàng năm

6



- Đất xám trên đá Granit (XA): Loại đất này tập trung ở các thung lũng. Đất có
thành phần cơ giới cát pha, thịt nhẹ nghèo dinh dưỡng, phù hợp với việc trồng cây lúa
nước.
- Đất nâu đỏ trên đá BaZan (FK): Phần lớn có tầng dày trên 75 cm, đất có thành
phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ phì từ trung bình đến khá, rất thích
hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
- Đất đỏ vàng trên đá Granit (FA): Đất có tầng mỏng xuất hiện nhiều đá lộ đầu
- Đất nâm tím trên đá BaZan (FT): Hầu hết cũng có độ dày trên 75cm, độ phì từ
trung bình đến khá, rất thích hợp trồng cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày.
- Đất nâu thẫm trên đá bọt BaZan (RU): Đất có độ phì cao thích hợp trồng cây
hàng năm.
Các loại đất còn lại chiếm tỷ lệ không đáng kể.
b) Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là hệ thống sông ĐaNhim, sông chảy theo hướng
từ đông bắc xuống tây nam, có lưu vực khá rộng 775 km2 . Đây là nguồn nước chính
dùng trong sản xuất và sinh họat của nhân dân. Hiện nay TuTra có 4 hồ và 3 suối
chính đủ đảm bảo cung cấp nước và nước sản xuất cho người dân.
- Nguồn nước ngầm: Đây là nguồn nước bổ sung cho nguồn nước mặt trong
mùa khô. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu của công trình Tây Nguyên II (49C-II) và
chương trình KC12 của Liên Đoàn Địa Chất Thủy Văn 8 cho thấy nước ngầm ở TuTra
thuận lợi cho sản xuất và sinh họat của người dân địa phương. Tuy nhiên do địa hình
bị chia cắt, các thung lũng nhỏ hẹp nên nước ngầm chủ yếu xuẩt ở các mạch nhỏ đầu
nguồn, lượng nước ngầm vẫn thiếu vào mùa khô do đó phải đào giếng rất sâu. Ở vùng
đồi cao có nơi phải đào từ 40 - 50 m mới có nước.
c) Tài nguyên rừng
Rừng TuTra rất đa dạng về hệ động thực vật, độ che phủ 28% diện tích tự
nhiên. Do trình độ lạc hậu, tập quán canh tác nương rẫy vẫn còn nên diện tích đất rừng
ngày càng giảm, chất lượng rừng suy giảm do đốt rừng làm rẫy và khai thác lâm sản

trái phép. Do vậy cần tổ chức tốt công tác giao đất giao rừng và tuyên truyền giáo dục
cho người dân địa phương về tác dụng của rừng, tiến tới thực hiện xã hội hóa lâm
nghiệp.
7


Bảng 2.3. Biến Động Diện Tích Đất Lâm Nghiệp Theo Mục Đích Sử Dụng Năm
2005 So với Năm 2000
So với năm 2000

Diện tích năm
Hạng mục

2005

Diện tích năm

Tăng (+)

(Ha)

2000 (Ha)

Giảm (-)

Diện tích đất lâm nghiệp

2.445,41

1.622,34


823,07

Đất rừng sản xuất

1.451,52

989,91

461,58

Đất rừng phòng hộ

993,89

632,4

361,49

Đất rừng đặc dụng

0

0

0

Nguồn tin: Phòng địa chính xã TuTra
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 là 2.445,41 ha tăng 823,07 ha so với năm
2000. Trong đó diện đất rừng sản xuất tăng 461,58 ha, diện tích đất rừng phòng hộ

tăng 361,49 ha. Trong những năm qua nhờ việc thực hiện tốt công tác giao khoán rừng
đến từng thôn, xóm kết hợp với việc trồng rừng, hạn chế nạn phá rừng nên diện tích
rừng có xu hướng tăng. Cơ bản ổn định đời sống người dân xung quanh vùng trồng
rừng, gắn người dân với rừng.
d) Tài nguyên khoáng sản
Theo báo cáo về tài nguyên khoáng sản tỉnh Lâm Đồng thì trên địa bàn xã Tu
Tra rất nghèo khoáng sản, chỉ có một điểm nhỏ khoáng sản làm nguyên liệu như than
bùn có thể khai thác làm phân vi sinh với công suất nhỏ. Khai thác cát xây dựng ven
sông Đa Nhim, đá xây dựng trên đồi thôn R’Lơm.
e) Tài nguyên văn hóa
Xã TuTra nói riêng, huyện Đơn Dương nói chung là địa phương có nhiều dân
tộc sinh sống, tòan xã có 6 thành phần dân tộc. Cộng đồng dân tộc lớn là dân tộc Kinh,
K’Ho, Churu. Các dân tộc khác như Thổ, Lạch,Châu Mạ, Chil chiếm một tỷ lệ không
đáng kể. Do đó nền văn hóa ở đây rất phong phú đa dạng mang một sắc thái riêng biệt.
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Nghành sản xuất chính của xã Tu Tra là sản xuất nông nghiệp. Trồng trọt giữ
vai trò chủ đạo, tập trung phát triển cây rau màu, cây lương thực, cây công nghiệp dài
ngày (Cà phê, cây dứa), trồng cỏ cung cấp thức ăn cho chăn nuôi bò sữa.
8


Quỹ đất lâm nghiệp khá lớn nhưng do công tác quản lý bảo vệ chưa tốt số
lượng và chất lượng rừng đang ngày càng suy giảm. Các nguồn thu từ rừng không
đáng kể chưa tương xứng với tiềm năng của xã, nghành nghề tiểu thủ công nghiệp và
các dịch vụ nông nghiệp như: Giống, kỹ thuật, vật tư kém phát triển.
2.2.2. Thực trạng phát triển các nghành
a) Nghành nông nghịêp
Sản xuất chủ yếu là trồng lúa nước, rau thương phẩm, rau màu và cây công
nghiệp ngắn ngày và một số cây công nghiệp dài ngày khác.

- Về trồng trọt
Bảng 2.4. Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Một Số Cây Trồng Chính
Năm 2006
Hạng mục

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(Ha)

(Tạ/ha)

(Tấn)

-

-

-

1.358

-

3.461

115


30

340

1.243

25

3.121

2. Bắp

580

45

2.610

3. Khoai lang

126

126

1.588

II. Cây thực phẩm

-


-

-

1. Rau thương phẩm

740

275

20.350

2. Đậu các loại

50

10

50

III. Cây CNNN

-

-

-

Mía


15

650

975

Đậu phụng

12

12

14

-

-

-

1. Cà phê

385

17

655

2. Cây ăn quả


30

-

-

Trong đó diện tích kinh doanh

11

110

121

V. Cỏ chăn nuôi

855

-

-

I. Cây lương thực
1.Lúa
Lúa đông xuân
Lúa hè thu

IV. Cây lâu năm


Nguồn tin: Phòng thống kê xã TuTra
9


Như được trình bày ở bảng nghành trồng trọt ở xã Tu Tra tương đối đa dạng với
nhiều loại cây trồng, trong đó cây lúa vẫn giữ vai trò chủ đạo, phần lớn tập trung ở các
thôn đồng bào dân tộc thiểu số với diện tích 1.358 ha. Ngoài cây lúa thì cây bắp, cà
phê, rau màu các loại vẫn chiếm một tỷ lệ tương đối lớn. Và những cây trồng này là
nguồn thu nhập chủ yếu của các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Trong những
năm vừa qua do giá cả sản phẩm cây cà phê có xu hướng tăng ổn định nên chính
quyền địa phương đã khuyến khích phát triển cây cà phê và coi đây là cây trồng chiến
lược của địa phương trong thời gian tiếp theo.
Bảng 2.5. Tốc Độ Tăng Trưởng Tổng Lương Thực Bình Quân Đầu Người qua 2
Năm
Chỉ tiêu
Tổng

ĐVT

Năm 2005

Năm 2006

Kg

900

553

SLLTBQ/người/năm

Tốc độ tăng

%

-38,5
Nguồn tin: Phòng thống kê xã TuTra

Qua bảng ta thấy SLLTBQ/người/năm giảm một cách đáng kể qua hai năm. Do
diện tích lúa hè thu năm 2006 bị mất mùa bởi hiện tượng rầu nâu và nắng hạn kéo dài.
Dẫn đến sản lượng lúa thu được thấp, năng suất bình quân/ha thấp, vụ hè thu chỉ đạt
2,5 tấn/ha. Đây là khó khăn đối với người dân, đặc biệt là các hộ đồng bào dân tộc
quanh năm chủ yếu canh tác lúa một vụ.
- Về chăn nuôi
Do diện tích đất đồng cỏ và tán rừng khá lớn nên TuTra rất thuận lợi phát triển
chăn nuôi đại gia súc. Số lượng đàn trâu bò có quy mô tương đối lớn so với các xã
trong huyện. Tuy nhiên, thu nhập từ chăn nuôi lại không cao do hình thức chăn nuôi
của người dân chủ yếu dựa vào chăn nuôi chăn thả nhỏ lẻ và công tác giống chưa được
đầu tư đúng mức.

10


Bảng 2.6. Tình Hình Phát Triển Chăn Nuôi của Xã qua 3 Năm
Diễn giải

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006


Heo

1.989

1.990

939

Trâu bò

4.621

4.903

5.235

Gia cầm

9.156

9.730

10.304

Heo

12,62

11,97


5,70

Trâu bò

29,31

29,50

31,77

Gia cầm

58,07

58,53

62,53

Tổng

100,00

100,00

100,00

Heo

0,00


0.05

-52,81

Trâu bò

0,00

6.10

6,77

Gia cầm

0,00

6.27

5,90

1. Số đầu con (con)

2. Tỷ trọng (%)

3. Tốc độ tăng (%)

Nguồn tin: Số liệu thống kê xã TuTra
Nhận xét: Nhìn chung chăn nuôi tại xã chỉ là hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ, tự
phát. Trong khi chăn nuôi trâu bò vẫn là hình thức chăn nuôi giữ vốn hợp lý của người

dân thì chăn nuôi heo có xu hướng giảm sút (Đặc biệt là năm 2006) do đợt dịch lỡ
mồm, long móng đã gây ảnh hưởng lớn đến số lượng đàn heo cũng như tâm lý của
người dân nuôi heo.
b) Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp năm 2005 là 2.445,41 ha trong đó có 1.451,52 ha đất
rừng sản xuất chiếm 59,35%, và 993,89 ha đất rừng phòng hộ chiếm 40,47% diện tích
đất lâm nghiệp. Độ che phủ hiện tại ước tính chỉ còn 28%.
Do trình độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu nên vẫn còn hiện tượng đốt
rừng làm rẫy. Tình trạng khai thác trái phép lâm sản vẫn còn xảy ra nên diện tích đất
có rừng và chất lượng rừng càng suy giảm. Tuy nhiên bên cạnh đó trong năm vừa qua
được sự quan tâm chỉ đạo sơ, tổng kết công tác tuyên truyền giáo dục cho người dân
được tăng cường, giao khoán bảo vệ rừng đến 70 hộ bước đầu thu được kết quả đáng
khích lệ.
11


c) Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ
Tu Tra nằm cách trung tâm nên chủ yếu phát triển các nghành tiểu thủ công
nghiệp nhỏ như xay xát lúa gạo, may mặc, dịch vụ sửa xe máy, làm cửa sắt…
Dịch vụ: Chủ yếu là các tiểu thương nghiệp, buôn bán vừa và nhỏ như mua bán
vật tư phân bón, mua bán thuốc bảo vệ thực vật, tạp hóa.
2.2.3. Thực trạng phát triển xã hội
a) Dân số, lao động, việc làm
Dân số: Tính đến năm 2006 toàn xã Tu Tra có 2.245 hộ với 10.977 nhân khẩu
Bảng 2.7. Cơ Cấu Phân Bố Dân Cư theo Dân Tộc năm 2006
Diễn giải

Hộ

Nhân khẩu


Cơ cấu hộ (%)

1. Dân tộc kinh

1.118

4.248

49,80

2. Dân tộc thiểu số

1.127

6.729

50,20

Tổng cộng

2.245

10.977

100,00

Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Nhìn vào bảng ta thấy tỷ lệ chênh lệch hộ giữa người kinh và người dân tộc tại
chỗ là không đáng kể. Tuy nhiên, số nhân khẩu/hộ của đồng bào dân tộc thiểu số lại

cao hơn nhiều so với người kinh. Đây cũng là một thách thức đối với người dân tộc
trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình.
Tôn giáo:
Là một xã có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống như Kinh, K’ho, Mạ,
Chil… nên có chế độ theo đạo khác nhau.
Bảng 2.8. Tỷ Lệ Các Hộ Theo Đạo tại Xã
Danh mục

Hộ

Tin lành

533

Thiên chúa

504

Cơ đốc

221

Phật

226
Nguồn tin: Phòng thống kê xã
Trong khi người Churu chủ yếu theo đạo thiên chúa, thì người K’ho lại theo

đạo tin lành. Một số ít bộ phận người kinh theo đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc và Phật. Do


12


có chế độ theo đạo như thế nên dẫn đến văn hóa của các dân tộc khác nhau tạo nên
tính đa dạng trong văn hóa cộng đồng tại địa phương.
Lao động, việc làm:
Tính đến cuối năm 2006, toàn xã Tu Tra có 5.573 lao động, chiếm 50,77% dân
số toàn xã. Trong đó chủ yếu là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, một số ít hoạt
động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ.
2.2.4. Thực trạng phát triển các khu dân cư
Các điểm dân cư phân theo 14 đơn vị hành chính thôn, nhìn chung các điểm
dân cư đã được hình thành và phát triển lâu đời. Trước kia các dân tộc sống theo từng
cụm, thôn bản, thời gian gần đây chuyển sang hướng giãn dân (Vườn hộ) trên các trục
đường chính của thôn, xã, tạo thuận lợi cho việc đi lại, vận chuyển nông sản thực
phẩm.
2.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Hệ thống giao thông của xã khá thuận lợi, các tuyến đường giao thông chính
nối liền với xã Ka Đơn (Trung tâm cụm xã), thị trấn Thạnh Mỹ (Trung tâm
huyện).Tuy vậy các tuyến này chưa được cấp phối hoàn chỉnh, hư hỏng nặng về mùa
mưa lũ nên ảnh hưởng lớn đến việc vận chuyển hàng hóa, vật tư, phân bón.
b)Thủy lợi
Trên địa bàn xã TuTra có một công trình kiên cố là hồ R’Lơm I xây dựng năm
1987 với công suất tưới thiết kế 80 ha lúa 2 vụ nhưng thực tế giai đọan năm 2002 2006 chỉ đạt 70 ha và 2 ha cây công nghiệp lâu năm. Ngoài ra còn có một số công
trình tiểu thủy nông và đập tạm khác như hồ Công Đoàn, thủy lợi Bokapang, tưới
khoảng 11 ha lúa 2 vụ và một ha cây công nghiệp
2.2.6. Y tế, văn hóa, giáo dục
a) Y tế
Xã có một trạm y tế nằm ngay tại trung tâm xã với diện tích đất 5.642 m2, diện
tích đất xây dựng 204 m2 với 13 phòng, dụng cụ y tế tương đối đầy đủ để khám và sơ

cứu bệnh ban đầu. Tình hình dịch bệnh vẫn thường xảy ra, nguyên nhân là do đời sống
không được đảm bảo vệ sinh, mặt khác công tác tuyên truyền phòng ngừa chưa được
triển khai kịp thời.
13


×