TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
NGUYỄN VÂN ANH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC
THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 3:
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN - SINH HỌC 11
TẠI TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Sinh học
Phú Thọ, 2018
i
TRƢỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƢƠNG
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------
NGUYỄN VÂN ANH
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC
THEO NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 3:
SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN - SINH HỌC 11
TẠI TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Sư phạm Sinh học
NGƢỜI HƢỚNG DẪN: TS. TRẦN THỊ MAI LAN
Phú Thọ, 2018
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận, em đã nhận đƣợc
sự giúp đỡ của ban lãnh đạo trƣờng Đại học Hùng Vƣơng, cùng toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện giúp đỡ để em
nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành nhất tới cô giáo hƣớng dẫn TS. Trần Thị Mai Lan đã tận tình hƣớng
dẫn, quan tâm và động viên em hồn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong trƣờng THPT Long
Châu Sa đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo giúp em hồn thành tốt khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phú Thọ, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vân Anh
iii
LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
của riêng em, các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong khóa luận là trung
thực. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã đƣợc cảm ơn và các
thơng tin trích dẫn trong khóa luận đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc và đƣợc phép
công bố.
Phú Thọ, ngày … tháng … năm 2018
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Vân Anh
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa………………………………………………………….
i
Lời cảm ơn…………………………………………………………….
ii
Lời cam đoan………………………………………………………….
iii
Mục lục………………………………………………………………..
iv
Danh mục các cụm từ viết tắt………………………………………....
vii
MỞ ĐẦU……………………………………………………………..
1
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………….
1
2. Mục tiêu đề tài……………………………………………………...
2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu………………………………….
2
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu…………………………………………….
2
3.2. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………………………………………………
2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………..
3
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết………………………………
3
5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát …………………………………..
3
5.3. Phƣơng pháp quan sát……………………………………………
3
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm……………………………………….
3
5.5. Phƣơng pháp thống kê toán học………………………………….
3
6. Giả thuyết khoa học………………………………………………..
3
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài…………………………..
4
7.1. Ý nghĩa khoa học…………………………………………………
4
7.2. Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………
4
8. Cấu trúc đề tài ……………………………………………………..
4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
5
1.1.1. Trên thế giới…………………………………………………
5
1.1.2. Trong nƣớc…………………………………………………..
8
v
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài…………………………………………..
11
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài……………………….
11
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ…..
12
1.2.3. Phân loại nhóm………………………………………………
15
1.2.4. Cách chia nhóm……………………………………………
15
1.2.5. Cơ cấu tổ chức và hoạt động nhóm …………………………
17
1.2.6. Ƣu và nhƣợc điểm của phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
18
1.2.7. Một số chú ý để nâng cao hiệu quả sử dụng phƣơng pháp
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ……………………………………….
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài………………………………………..
1.3.1. Tìm hiểu thực trạng việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
tại trƣờng THPT Long Châu Sa……………………………………….
20
23
23
1.3.2. Tình hình sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong dạy học chƣơng 3: Sinh trƣởng và phát triển – Sinh
24
học 11 tại trƣờng THPT Long Châu Sa……………………………….
CHƯƠNG 2. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HỢP TÁC THEO
NHÓM NHỎ TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG 3: SINH TRƯỞNG VÀ
PHÁT TRIỂN – SINH HỌC 11
2.1. Các nguyên tắc áp dụng dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
29
2.1.1. Nguyên tắc thứ nhất………………………………………….
29
2.1.2. Nguyên tắc thứ hai…………………………………………..
29
2.1.3. Nguyên tắc thứ ba……………………………………………
30
2.1.4. Nguyên tắc thứ tƣ……………………………………………
30
2.1.5. Nguyên tắc thứ năm…………………………………………
30
2.2. Phân tích logic kiến thức chƣơng 3: Sinh trƣởng và phát triển –
Sinh học 11……………………………………………………………
31
2.2.1. Tổng quan chƣơng trình Sinh học 11……………………….
31
2.2.2. Phân phối chƣơng trình………………………………………
34
2.2.3. Vị trí của chƣơng…………………………………………….
35
2.2.4. Phân tích logic kiến thức chƣơng 3: Sinh trƣởng và phát triển
35
vi
2.3. Sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy
học chƣơng 3: Sinh trƣởng và phát triển – Sinh học 11………………
2.3.1. Quy trình dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ ………………….
2.3.2. Sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong
dạy kiến thức mới …………………………………………………….
2.3.3. Sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ để tổ
chức các hoạt động ơn tập, củng cố kiến thức………………………
2.3.4. Hƣớng dẫn học sinh sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ trong q trình tự học………………………………..
2.3.5. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng phƣơng pháp dạy
học hợp tác theo nhóm nhỏ……………………………………………
36
36
40
44
48
51
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm………………………………….
52
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm…………………………………
52
3.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm…………………………………
52
3.4. Tiêu chí và phƣơng pháp đánh giá hiệu quả thực nghiệm……….
53
3.5. Kết quả thực nghiệm sƣ phạm……………………………………
54
3.5.1. Phân tích kết quả bài kiểm tra……………………………….
54
3.5.2. Đánh giá việc hình thành tính tích cực, tự học và năng lực
hợp tác của học sinh…………………………………………………..
60
3.6. Kết luận chung về thực nghiệm sƣ phạm………………………..
66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………………….
67
1. Kết luận…………………………………………………………….
67
2. Kiến nghị………………………………………………………….
67
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………….
68
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Xin đọc là
ĐC
Đối chứng
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
MPS
Mô phân sinh
PPDH
Phƣơng pháp dạy học
TN
Thực nghiệm
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Bảng 1.1. Kết quả khảo sát việc sử dụng một số phƣơng pháp
trong dạy học Sinh học 11 của giáo viên…………………………
Trang
24
Bảng 1.2. Tình hình sử dụng phƣơng pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong các khâu của q trình dạy học Sinh học và mức
25
độ tích cực trong việc sử dụng phƣơng pháp……………………
Bảng 1.3. Mức độ sử dụng các hình thức hoạt động có sử dụng
phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ của giáo viên……
Bảng 1.4. Khó khăn thầy (cơ) thƣờng gặp khi sử dụng phƣơng
pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ……………………………
Bảng 1.5. Ý kiến của giáo viên về hiệu quả của phƣơng pháp dạy
học hợp tác theo nhóm nhỏ………………………………………
Bảng 3.1. Danh sách các lớp TN và ĐC tham gia thực nghiệm…..
Bảng 3.2. Kết quả phân loại trình độ lĩnh hội kiến thức của học
sinh qua 2 lần kiểm tra trong thực nghiệm………………………
26
26
27
53
55
Bảng 3.3. Phân loại trình độ HS qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm
55
Bảng 3.4. Tần số điểm các bài kiểm tra trong TN………………
56
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong TN (%)…………..
56
Bảng 3.6. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra…….
57
Bảng 3.7. Kiểm định X điểm trắc nghiệm………………………..
59
Bảng 3.8. Phân tích phƣơng sai điểm trắc nghiệm………………
60
Bảng 3.9. Thái độ của học sinh khi tham gia giờ học sử dụng
phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ…………………….
61
Bảng 3.10. Khả năng tự học của học sinh…………………………
62
Bảng 3.11. Tính tích cực của học sinh…………………………….
63
Bảng 3.12. Năng lực hợp tác của học sinh………………………
64
ix
DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 3.1. Biểu đồ tần suất tổng hợp các bài kiểm tra khối lớp TN
và ĐC……………………………………………………………
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn đƣờng tần suất hội tụ tiến tổng hợp của
các bài kiểm tra ở khối lớp TN và ĐC……………………………
Trang
57
58
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ngành giáo dục và đào tạo đang tích cực đổi mới phương pháp
dạy và học. Nhà giáo dục không chỉ chú ý đến việc truyền thụ tri thức, mà
quan trọng hơn là phải biết dạy cách học, cách nghiên cứu, kích thích người
học chủ động, sáng tạo, tích cực trong hoạt động học.
Trên tinh thần đổi mới phương pháp học tập hiện nay, một trong những
phương pháp đổi mới hiện được các trường THPT đánh giá mang lại hiệu quả
cao là phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ. Kỹ năng thảo luận nhóm
được sử dụng nhằm giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào
quá trình học tập, tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh
nghiệm, ý kiến để giải quyết các vấn đề có liên quan đến nội dung bài học; tạo
cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng nhau hợp tác giải
quyết những nhiệm vụ chung. Sử dụng thảo luận nhóm vào dạy học Sinh học
11 cũng là tìm đến một trong những phương pháp dạy học tích cực để giờ học
Sinh học đạt hiệu quả phát huy tính chủ động của học sinh, góp phần nâng
cao chất lượng dạy và học.
Nội dung chương 3: Sinh trưởng và phát triển được chia làm 2 phần:
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật; sinh trưởng và phát triển ở động vật. Ở
mỗi phần, kiến thức được xây dựng theo một hệ thống, sự sắp xếp các đơn vị
kiến thức theo một trật tự logic. Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong dạy học chương 3 có thể phát huy năng lực cá nhân, nhóm và
kết hợp các nhóm để tìm hiểu về sinh trưởng và phát triển ở thực vật và động
vật, những nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển. Dựa trên những
kiến thức đã nghiên cứu về quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật cũng
như động vật, học sinh được nghiên cứu những ứng dụng của những kiến thức
này vào trong quá trình trồng trọt hay chăn nuôi. Sử dụng phương pháp này
2
giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động và tinh thần trách nhiệm cao
trong học tập.
Xuất phát từ những lý do trên, em chọn đề tài: “Sử dụng phương pháp
dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và
phát triển – Sinh học 11 tại trường THPT Long Châu Sa”.
2. Mục tiêu đề tài
Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học
chương 3: Sinh trưởng và phát triển nhằm phát huy tính tích cực, tự học và
năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
sinh học 11 ở trường phổ thông.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3:
Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11 tại trường THPT Long Châu Sa.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn sử dụng phương pháp dạy học
hợp tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học
11 ở trường THPT
4.2. Phân tích kiến thức chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
4.3. Xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
4.4. Thiết kế hoạt động dạy học có sử dụng phương pháp dạy học hợp
tác theo nhóm nhỏ trong chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11
3
4.5. Thực nghiệm sư phạm để khẳng định hiệu quả phương án đề xuất
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết
Tham khảo phân tích và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài
như: Các giáo trình, các luận văn khoa học, tạp chí,... nhằm xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài nghiên cứu.
5.2. Phƣơng pháp điều tra khảo sát
Thu thập thông tin từ phía học sinh và giáo viên để đánh giá sơ bộ về
thực trạng sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy
học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11 thông qua việc sử dụng
phiếu điều tra.
5.3. Phƣơng pháp quan sát
Thu thập những thông tin khách quan về việc học môn Sinh học của học
sinh thông qua dự giờ một số tiết học, quan sát thái độ học tập của học sinh.
5.4. Phƣơng pháp thực nghiệm
Nhằm so sánh, đối chiếu kết quả học tập giữa lớp thực nghiệm (TN) và
lớp đối chứng (ĐC) sau khi tiến hành sử dụng phương pháp dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học
11 tại trường THPT Long Châu Sa.
5.5. Phƣơng pháp thống kê toán học
Xử lý số liệu nhằm chứng minh giả thiết khoa học bằng cách sử dụng phần
mềm Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
6. Giả thuyết khoa học
Nếu sử dụng thành công phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển sẽ phát huy tính tích cực,
4
tự học và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng
dạy học sinh học 11 ở trường phổ thông.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Đề xuất sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong dạy
học chương 3: Sinh trưởng và phát triển nhằm phát huy tính tích cực, tự học
và năng lực hợp tác của học sinh từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học
sinh học 11 ở trường phổ thông.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu việc sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo
nhóm nhỏ trong dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển - Sinh học 11.
8. Cấu trúc đề tài
MỞ ĐẦU
Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2. Sử dụng phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong
dạy học chương 3: Sinh trưởng và phát triển – Sinh học 11
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lịch sử nghiên cứu về phƣơng pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
1.1.1. Trên thế giới
Dạy học hợp tác là ý tưởng đã có từ rất lâu đời. Người Do Thái cho rằng
muốn học một điều gì cũng cần phải hợp tác với nhau, để lĩnh hội được nội
dung kinh Talmud mỗi người học phải có 3 thứ: một bản kinh Talmud, một
thầy dạy và một bạn học.
Từ những năm đầu thế kỉ XX, dạy học tương tác bằng hoạt động nhóm
đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu. Dựa trên ý
tưởng tất cả cùng làm việc, chia sẻ thông tin với nhau để đạt được mục đích
cuối cùng, John Amos Comenius đã đưa ý tưởng này vào lớp học và cho rằng
học sinh sẽ học được nhiều hơn từ cách học tập như thế.
John Dewey, nhà giáo dục theo xu hướng thực dụng của Mỹ, được coi là
người đầu tiên khởi xướng ra xu thế dạy học hợp tác vào đầu năm 1900. Với
việc xây dựng "kiểu nhà trường hoạt động", ông cho rằng: trẻ em học được
nhiều điều thông qua giao tiếp, học tập sẽ hứng thú hơn đối với trẻ khi được
tham gia các hoạt động và rút ra kinh nghiệm cho mình. Chính John Dewey
đã đưa các hình thức hoạt động hợp tác học tập vào lớp học nhằm dạy cho con
người cùng sống, cùng làm việc với nhau. John Dewey đã chú ý phát triển
hình thức học tập theo nhóm và đã đề ra lý thuyết dạy học nhóm dựa trên các
cơ sở tâm lý của Jean Piaget và Lev Vygotsky [17]; [18].
Người cũng có ảnh hưởng lớn đến lý thuyết về dạy học hợp tác theo
nhóm là nhà tâm lí học xã hội Kurt Lewin, ơng là người có ảnh hưởng chính
đến sự hình thành và phát triển của trào lưu “Tương tác nhóm” vào đầu những
năm 1940. Kurt Lewin đề ra “thuyết phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội” hay còn
gọi là “thuyết tương tác xã hội” dựa trên cơ sở của Kurt Koffka, người đã đề
xuất khái niệm “Nhóm là phải có sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên”.
Kurt Lewin đã đưa ra khái niệm nhóm phải có hai yếu tố: sự phụ thuộc lẫn
6
nhau giữa các thành viên trong nhóm, nhóm phải năng động hơn, có tác động
tích cực đến các thành viên; tình trạng gắng sức giữa các thành viên trong
nhóm là động lực để thúc đẩy hoàn thành mục tiêu.
Cuối những năm 60 của thế kỷ XX, xã hội Mỹ phát động phong trào
phản đối phân biệt chủng tộc trên quy mơ lớn. Từ đó, nhiều nhà giáo dục
cũng bắt đầu tìm kiếm những con đường giáo dục để cải thiện quan hệ chủng
tộc trong môi trường lớp học.
Tại hội nghị quốc tế đầu tiên về học tập hợp tác tại Israel vào năm 1979,
David Johnson; Elliot Aronson; Richard Schmuck và Larry Sherman đã đưa
ra giải pháp “Hợp tác học tập”. Họ đã trình bày bản chất, đặc điểm, cấu trúc,
nguyên tắc của hợp tác học tập, học tập cá nhân, học tranh đua và đã chỉ ra
ưu, nhược điểm của từng cấu trúc của hợp tác học tập. Đặc biệt, chỉ rõ muốn
học tập tốt học sinh phải có kỹ năng hợp tác đồng thời chứng minh rằng hợp
tác học tập góp tích cực vào sự hội nhập giữa học sinh da đen và da trắng.
Đến năm 1996, lần đầu tiên phương pháp dạy học hợp tác được đưa vào
chương trình học chính thức hàng năm của một số trường đại học ở Mỹ.
Có thể nói Kurt Lewin đã tạo nên dấu ấn mới trong lịch sử phát triển tư
tưởng dạy học nhóm khi nghiên cứu các hành vi hợp tác và kết luận của ông
với các thế hệ học trị cũng chính là đặc điểm cơ bản của dạy học theo hướng
phát triển kỹ năng hợp tác.
Đặc biệt, kết quả các nghiên cứu trên đã gắn liền tên tuổi các nhà nghiên
cứu với các kỹ thuật dạy học hợp tác nổi tiếng dựa trên cơ sở lý luận và thực
nghiệm ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới như: Kỹ thuật Puzzle
Jigsaw (Aronson et al, 1978; Aronson, 2000), kỹ thuật Xung đột sáng tạo và
thủ tục tranh cãi (Johnson & Smith, 1987), kỹ thuật Nhóm điều tra (Sharan &
Sharan, 1992), kỹ thuật Stad (Đội sinh viên và cách chia thành tựu), kỹ thuật
TGT (Trò chơi giải đấu), kỹ thuật TAI (Hướng dẫn đội chơi tăng tốc), kỹ
thuật CIRC (Đọc hợp tác tích hợp và các thành phần), kỹ thuật DEC (Phản
7
biện tiểu luận cặp đôi, Millis & Cottell năm 1998 và Millis Sherman &
Cottell, 1993), kỹ thuật STP (Dự án đội sinh viên, Sherman & Woy-Hazelton,
1988), kỹ thuật Chỉ dẫn phức tạp (Cohen, 1994)... Slavin (1995) đã mô tả và
hướng dẫn thực hiện các kỹ thuật này trong các trường học.
Nổi bật, các nhà nghiên cứu như: Johnson (et al, 1981); Sharan (1990);
Slavin (1995) là đã chỉ ra 5 yếu tố chính trong cấu trúc dạy học hợp tác: Sự
phụ thuộc lẫn; Trách nhiệm cá nhân; Tương tác mặt đối mặt; Nhóm khơng
đồng nhất; Kỹ năng xã hội [19]; [20].
Dạy học theo hướng hợp tác học tập bắt đầu phát triển mạnh từ thập kỷ
70 của thế kỷ XX rộng khắp trên thế giới. Ở Liên xô (cũ), tư tưởng chủ đạo
của học tập hợp tác làm cho học sinh thích học, nhận thấy niềm vui trong học
tập và tạo khơng khí học tập thoải mái. Đại diện cho trường phái này là
Amonashvily S. A.; Shatalov V. F.; Shchetimin M. P.; Ivanov I. P.
Một trong những hình thức dạy học mới có những nét tương đồng với
dạy học nhóm đã và đang được một số nước trên thế giới như Đức, Thụy sĩ,
Anh... sử dụng trong dạy học nhằm tăng cường các hoạt động tự chủ, sáng tạo
của học sinh, đó là hình thức dạy học theo trạm. Trong hình thức dạy học theo
trạm học sinh làm việc cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm để thực hiện các
nhiệm vụ khác nhau ở các trạm về một nội dung kiến thức xác định. Các
nhiệm vụ ở mỗi trạm cần có tính tương đối độc lập với nhau, sao cho học sinh
có thể bắt đầu từ một trạm bất kì. Sau khi hồn thành trạm đó, học sinh sẽ
chuyển sang một trạm bất kì cịn lại. Ta cũng có thể tổ chức các trạm này theo
một vòng tròn để đảm bảo trật tự của tiết học, vì vậy hình thức dạy học này
cịn có tên dạy học theo vịng trịn [2].
Qua việc tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng dạy
học hợp tác nhóm cũng như nghiên cứu một số hình thức tổ chức dạy học
tương tự dạy học theo nhóm nhỏ, có thể thấy rõ tính hiệu quả và khả thi khi
áp dụng hình thức dạy học nhóm vào giáo dục Việt Nam ở các cấp học, các
8
mơn học khác nhau. Trong đó có bộ mơn Sinh học đang được dạy học ở
trường phổ thông hiện nay.
1.1.2. Trong nƣớc
Ở Việt Nam, học tập theo nhóm đã có từ lâu. Ơng cha ta đã có câu: “Học
thầy khơng tày học bạn”. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta đã từng
có phong trào học tập dân chủ, học tập tốt, nhóm Phong trào đó đã góp phần
tích cực vào thành công của phong trào diệt giặc dốt do Chủ tịch Hồ Chí
Minh phát động. Phong trào “Đơi bạn chuyên cần” cũng được duy trì khá dài
trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước ác liệt.
Ngày nay, trước xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
tích cực hóa hoạt động của người học. Nhiều nhà giáo dục đã nghiên cứu vấn
đề học tập nhóm. Bài viết “Lấy học sinh làm trung tâm” của Trần Bá Hồnh
(2003) đăng trên tạp chí Thơng tin khoa học giáo dục đã đề cập tới phương
pháp hợp tác hay phương pháp học tập nhóm với ý nghĩa là một trong những
phương pháp lấy học sinh làm trung tâm [5].
Trong cuốn “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, Phan
Trọng Ngọ (2005) cũng đã giới thiệu rất nhiều về vấn đề phương pháp dạy và
học trong nhà trường hiện nay, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. Ơng
cho rằng “Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp dạy học trong đó
nhóm lớn được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp
đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung
của nhóm mình về vấn đề đó” [10].
Lê Đức Ngọc (2005) trong cuốn: “Giáo dục đại học phương pháp dạy và
học” cho rằng: “Thảo luận nhóm là sự trao đổi ý tưởng, quan điểm nhận thức
giữa các học viên và giáo viên, để làm rõ và làm giàu sự hiểu biết các nội
dung phù hợp với hoạt động đào tạo” [9].
Thái Duy Tuyên (2008) trong cuốn “Phương pháp dạy học truyền thống
và đổi mới” đã đi sâu nghiên cứu dạy học hợp tác nhóm và xem đây là một
9
trong những phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy tính tích cực học
tập của học sinh. Ơng đã chỉ rõ khái niệm, tầm quan trọng của dạy học hợp
tác, những ưu nhược điểm của học hợp tác, những tính chất cơ bản của sự hợp
tác trong học tập... Theo ông, kỹ năng hợp tác là một loại kỹ năng quan trọng
đối với con người cũng như đối với học sinh, bởi vì hầu hết các mối quan hệ
của con người đều là hợp tác. Mọi kỹ năng có liên quan tới cá nhân, nhóm và
tổ chức đều được coi là kỹ năng hợp tác [13].
“Tổ chức dạy học hợp tác trong mơn tốn ở trường THPT” của Hồng
Lê Minh (2007) nêu rõ quan điểm của tác giả khi tổ chức dạy học hợp tác ở
trường THPT là kết hợp giữa học hợp tác, học tranh đua và tư duy độc lập của
cá nhân. Trong đó tư duy độc lập cá nhân là nền tảng cơ bản, bối cảnh hợp tác
là môi trường dạy học và ý thức thi đua là động lực. Tác giả chỉ ra rằng người
học khơng chỉ nỗ lực một mình mà cịn có điều kiện thể hiện ý kiến riêng
trong quá trình hoạt động hợp tác. Luận án đề ra định hướng tổ chức dạy học
hợp tác trong dạy và học bộ mơn tốn ở trường THPT, quy trình tổ chức giờ
học hợp tác, các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả của phương
pháp dạy học hợp tác. Tác giả đã nêu cách tổ chức, thiết kế giờ học hợp tác
trong môn Tốn ở trường THPT và có minh hoạ cụ thể. Luận án cũng đề ra
tiêu chí đánh giá cá nhân thơng qua hoạt động nhóm và ngược lại [7].
Ninh Thị Bạch Diệp (2016) với đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học theo
nhóm nhỏ mơn Sinh học 6 - THCS” đã hệ thống hóa tình hình nghiên cứu và
vận dụng dạy học theo nhóm nhỏ vào dạy học trên thế giới cũng như ở Việt
Nam; Nghiên cứu, phân tích các khái niệm liên quan đến dạy học theo nhóm
nhỏ như: khái niệm nhóm, khái niệm nhóm học tập, khái niệm nhóm nhỏ
cũng như việc phân loại nhóm, nhóm học tập, nhóm nhỏ. Trên cơ sở đó tác
giả đưa ra định nghĩa về dạy học theo nhóm nhỏ; Phân tích cơ sở triết học, cơ
sở tâm lý học, cơ sở lý luận dạy học; Đặc điểm và bản chất của dạy học theo
nhóm nhỏ, đồng thời chỉ ra vai trị, ưu nhược điểm của dạy học theo nhóm
nhỏ. Thiết kế được 17 giáo án có sử dụng hình thức dạy học theo nhóm nhỏ
10
và kết hợp với các kỹ thuật dạy học tích cực. Thiết kế bộ công cụ cho kiểm tra
đánh giá trong dạy học theo nhóm nhỏ dưới 2 loại là đánh giá kiến thức và
đánh giá năng lực, bộ tiêu chí đánh giá này được sử dụng cho cả giáo viên và
học sinh khi tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã
thiết kế được 51 câu hỏi, 10 bài tập và bài tập thí nghiệm, 7 bài tập tình huống
và 6 bộ phiếu học tập và phiếu giao việc làm công cụ để tổ chức dạy học theo
nhóm nhỏ [3].
“Thiết kế giáo án dạy học theo nhóm nhỏ kết hợp cơng nghệ thơng tin”
của Đồn Ngọc Anh (2007) đã nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học hợp tác
theo nhóm nhỏ: định nghĩa, đặc trưng của phương pháp, yêu cầu, kinh nghiệm
tổ chức, qui trình tiến hành, các bước thiết kế một bài lên lớp. Tác giả đã thiết
kế 6 giáo án hóa học thuộc chương oxi – lưu huỳnh, lớp 10 ban cơ bản và
bước đầu xây dựng các nội dung phù hợp để sử dụng dạy học hợp tác [1].
Ngoài ra, còn một số bài viết như bài: “Về phương pháp dạy học hợp
tác” của Nguyễn Thị Phương Hoa. Bài viết ngắn gọn, cung cấp các nội dung
cơ bản của phương pháp dạy học hợp tác như: lịch sử ra đời, khái niệm, ý
nghĩa, một số hình thức tổ chức hoạt động trong lớp, tiêu chuẩn đánh giá khả
năng làm việc nhóm. Bài báo cũng cho người thấy được hiệu quả giáo dục mà
phương pháp dạy học hợp tác mang lại [4].
Bài viết: “Một số trao đổi về học hợp tác ở trường phổ thơng” của Trần
Thị Bích Trà (kì 2 - 9/2006). Sau khi điểm qua một số nội dung chính của học
hợp tác như: khái niệm, nét đặc thù của dạy học hợp tác, thì bài viết đã đề cập
nhiếu đến những khó khăn, bất cập khi sử dụng phương pháp dạy học hợp tác
đồng thời tác giả đã vạch ra hướng khắc phục để có thể nâng cao hiệu quả học
hợp tác ở trường phổ thơng [14].
Có thể nói rằng, học tập theo nhóm đã được các nhà giáo dục trong và
ngồi nước quan tâm trên nhiều góc độ khác nhau. Và cho dù ở góc độ nào đi
nữa thì học tập theo nhóm vẫn được hiểu là môi trường học tập nhằm phát
11
huy vai trò chủ động, sáng tạo của người học. Trong môi trường ấy tùy thuộc
vào nội dung môn học, điều kiện học tập, đối tượng học sinh, tính chất bài
học và năng lực sư phạm của mình, người thầy có thể sử dụng phối hợp các
phương pháp dạy học tích cực nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
1.2. Cơ sở lý luận của đề tài
1.2.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
- Nhóm: là tập hợp những cá thể từ hai người trở lên theo những nguyên
tắc nhất định, có tác động lẫn nhau để cùng thực hiện một nhiệm vụ trong một
thời gian xác định.
- Nhóm học tập: được lập ra với mục đích đã được xác định rõ ràng,
chung cho cả nhóm, đó là việc học tập đạt kết quả cao hơn và hứng thú hơn
khi học riêng lẻ.
Nhóm học tập có những đặc trưng sau:
+ Là một đơn vị, một bộ phận của tập thể lớp học.
+ Hoạt động của nhóm được thống nhất với nhau bởi các thành viên
cùng thực hiện một nhiệm vụ học tập, đây vừa là nguyên nhân vừa là điều
kiện của nhóm học tập.
+ Các thành viên trong nhóm khơng chỉ liên kết với nhau về mặt trách
nhiệm mà cũng có mối quan hệ về tình cảm, đạo đức, lối sống.
Như vậy nhóm học tập cũng là nơi diễn ra q trình xã hội, khơng chỉ
đơn thuần là một đơn vị cấu thành lớp học mà còn là mơi trường thuận lợi cho
sự phát triển và hình thành nhân cách cho học sinh [12].
- Phương pháp dạy học hợp tác: Là phương pháp dạy học mà trong đó
học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên làm việc phối hợp cùng nhau trong
những nhóm nhỏ để hồn thành mục đích chung của nhóm đó được đặt ra.
12
Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là một trong những
phương pháp dạy học tích cực mang lại hiệu quả cao và đã được sử dụng rất
nhiều trong dạy học ở các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phương tây.
Ở Việt Nam, hiện nay theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học, đây là
một trong ba phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển ở phổ thông.
Trong phương pháp dạy học hợp tác, lớp học được chia thành các nhóm
nhỏ, tùy mục đích u cầu của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu
nhiên hoặc có chủ địch, cố định hay thay đổi trong từng phần của tiết học,
được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.
1.2.2. Cơ sở khoa học của việc dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
1.2.2.1. Cơ sở tâm lý học
Mơ hình tâm lý trong quá trình học tập
Động cơ – Nhu cầu
Hứng thú
Tự giác
Sáng tạo
Tích cực
Độc lập
Động cơ đúng sẽ tạo ra hứng thú. Hứng thú là tiền đề của tự giác. Hứng
thú và tự giác là hai yếu tố tâm lý tạo nên tính tích cực, tính tích cực sản sinh
nếp tư duy độc lập, suy nghĩ độc lập là mầm mống của sự sáng tạo. Ngược lại,
phong cách học tập tích cực sáng tạo sẽ phát triển tự giác, hứng thú, bồi
dưỡng động cơ học tập. Như vậy, để đạt được sự tự giác, tính tích cực, độc
lập, sáng taọ trong học tập thì phải đảm bảo ba yếu tố quan trọng khởi đầu
13
trong quá trình học là: nhu cầu, động cơ và hứng thú. Dạy học hợp tác nhóm
là phương pháp dạy học phù hợp với cả ba yếu tố đó của người học:
- Nhu cầu học tập thông qua hoạt động nhóm:
Nhu cầu là địi hỏi của con người muốn có những điều kiện nhất định để
phát triển. Nhu cầu nảy sinh do kết quả tác động qua lại giữa hai yếu tố: mơi
trường bên ngồi và trạng thái bên trong của từng chủ thể. Như vậy, điều
quan trọng trong dạy học là phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp có
thể vừa làm xuất hiện ở người học nhu cầu nhận thức đồng thời vừa đáp ứng
được những nhu cầu đó. Theo tiêu chí đó, phương pháp dạy học hợp tác đã
tạo ra một môi trường xã hội thu nhỏ, vì vậy ngồi nhu cầu chiếm lĩnh trí
thức, phương pháp này cịn góp phần làm xuất hiện và đáp ứng được các nhu
cầu khác như: nhu cầu giao lưu, nhu cầu tự khẳng định mình,…
- Động cơ và quá trình hình thành động cơ thơng qua hoạt động nhóm:
Để xuất hiện nhu cầu, cá nhân phải trải qua quá trình hình thành động
cơ, nhu cầu là cơ sở của sự hình thành động cơ. Vậy nhu cầu và động cơ khác
nhau như thế nào? Nhu cầu là sự đòi hỏi cụ thể một cái gì đó, cịn động cơ là
sự lập luận việc giải quyết thỏa mãn hay không thỏa mãn nhu cầu đã chỉ ra
trong môi trường chủ quan, khách quan nào đó. Sự phát triển trí tuệ, giáo dục
là một trong những điều kiện quan trọng nhất để hình thành động cơ.
Trong quá trình hoạt động hợp tác, động cơ của người học được hình
thành và phát triển một cách tự giác. Có thể nói nhóm là một phần của môi
trường xã hội thu nhỏ với những tương tác học sinh với học sinh, học sinh với
tri thức và học sinh với giáo viên, trong đó tương tác học sinh với học sinh
được chú trọng hơn so với các phương pháp khác, chính điều này giúp cho
việc thảo luận đạt hiệu quả cao hơn. Do đó, nhóm là môi trường học tập, môi
trường giao lưu tốt vừa tạo điều kiện đáp ứng những nhu cầu của người học,
vừa thúc đẩy quá trình hình thành động cơ học diễn ra tích cực, tự giác.
- Hứng thú nhận thức thơng qua hoạt động nhóm:
14
Hứng thú nhận thức chính là hứng thú học tập, hứng thú đối với việc tìm
hiểu khoa học. Nó có động cơ trực tiếp xuất phát từ bản thân người học. Hứng
thú nhận thức được xuất phát từ động cơ, và nhu cầu của quá trình nhận thức,
được duy trì trong suốt q trình nhận thức khơng chỉ bởi nội dung mà cịn
bởi phương pháp nhận thức. Điều đó địi hỏi người giáo viên phải luôn biết
linh hoạt lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để tạo được và duy trì hứng
thú cho học sinh [15].
Phương pháp dạy học hợp tác góp phần tăng cường hoạt động của học
sinh, tạo bầu khơng khí thoải mái để người học tích cực, tự giác chiếm lĩnh
nội dung khoa học. Bằng hoạt động nhóm, học sinh có thể tự do thảo luận,
phát biểu ý kiến, phân tích vấn đề, từ đó việc nắm được bản chất kiến thức,
việc tiếp cận tri thức sẽ khơng cịn khó khăn như khi phải một mình học tập
nữa. Chính điều đó làm cho hứng thú nhận thức ln được nảy sinh ở người
học. Do đó, có thể dễ dàng nhận thấy rằng phương pháp dạy học hợp tác rất
có hiệu quả mang lại hứng thú nhận thức. Song, hiệu quả đó chỉ có thể được
phát huy khi người giáo viên có năng lực tổ chức, điều khiển hoạt động nhóm.
1.2.2.2. Cơ sở giáo dục học
Trong giáo dục cần phân biệt “nhóm” với “đám đơng”. Nhà giáo dục
người Pháp, Reiniger cho rằng: “Nhóm có sẵn trong mỗi cá nhân”, cịn “đám
đơng là một sự tạo lập tự do ở bên ngồi”. Như vậy, trong mỗi nhóm chính cá
tính của mỗi cá nhân đã kết nối họ với nhau để cùng giải quyết nhiệm vụ
chung. Các nhà giáo dục cần phải thấy rõ được vai trị của nhóm và hoạt động
nhóm trong lĩnh vực giáo dục.
Mục tiêu của phương pháp dạy học hợp tác không chỉ dừng lại ở việc
nâng cao chất lượng dạy học mà còn phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm –
một kỹ năng rất cần thiết và đang ngày càng được chú trọng phục vụ cho công
việc cũng như cuộc sống. Như vậy, làm việc theo nhóm có hiệu quả giúp phát
triển được các khía cạnh nhận thức lẫn xã hội của việc học tập. Đó chính là ý
nghĩa cũng là cơ sở về mặt giáo dục của phương pháp dạy học hợp tác [16].
15
1.2.3. Phân loại nhóm
- Phân loại nhóm dựa vào số lượng: gồm có nhóm nhỏ và nhóm lớn.
+ Học tập theo nhóm nhỏ: số lượng học sinh trong mỗi nhóm ít, cụ thể
hai hoặc ba người hoặc bốn đến sáu người một nhóm.
Ưu điểm: mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, đều được giao một nhiệm vụ và
tồn nhóm phải phối hợp với nhau để hồn thành cơng việc chung. Thơng qua
sự hợp tác, tìm tịi, nghiên cứu, thảo luận trong nhóm, ý kiến của mỗi cá nhân
sẽ được khẳng định, điều chỉnh hay bác bỏ. Qua đó sẽ tạo được hứng thú và
sự tự tin trong học tâp, tạo điều kiện cho các em rèn luyện năng lực làm việc
hợp tác.
Nhược điểm: Đôi khi gây mất trật tự và có thể vẫn có một số thành viên
ỷ lại.
+ Học tập theo nhóm lớn: Hình thức chủ yếu là vịng trịn ngồi bao
quanh vịng trịn bên trong. Những người ngồi vịng trịn bên trong thảo luận
một vấn đề nào đó, những người ở vịng trịn ngồi quan sát, dữ liệu được thu
thập, ghi chép sau đó đổi vị trí cho nhau. Loại hình này ít được vận dụng.
- Phân loại nhóm dựa vào nhiệm vụ được giao: Gồm có nhóm đồng việc
(tất cả các nhóm đều thực hiện một nhiệm vụ) và nhóm khác việc (mỗi nhóm
thực hiện một nhiệm vụ khác nhau phục vụ cho bài học) [8].
1.2.4. Cách chia nhóm
Tùy thuộc vào nội dung học tập, mức độ khó, dễ của các nhiệm vụ học
tập và trình độ của học sinh mà có các cách chia nhóm khác nhau, thường có
các cách chia nhóm sau:
- Chia ngẫu nhiên: Thường được tiến hành khi không cần sự phân biệt
giữa các đối tượng học sinh, nhiệm vụ không khác nhau nhiều về nội dung. Ít
có sự chênh lệch về mức độ khó, cùng chung yêu cầu.