Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đoàn kết của hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.11 KB, 30 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng ta đã khẳng định lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Tư tưởng
Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ
bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo
Chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta, kế thừa và phát triển các
giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại
như Đảng ta đã xác định.
Xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn
của Hồ Chí Minh là tư tưởng đại đoàn kết dân tộc. Trong điều kiện hiện nay,
chúng ta tiến hành mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bên cạnh những thời cơ là cơ bản, cịn
có những thách thức rất lớn, địi hỏi tồn Đảng, tồn dân ta đồn kết một lịng
hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh, kiên trì lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Việc tuyên truyền
giáo dục trong tư tưởng đại đồn kết của Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu
trong toàn Đảng, toàn dân, biến thành sức mạnh vật chất và tinh thần trong sự
nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy nên em đã chọn:
Phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đồn kết của Hồ
Chí Minh làm đề tài cho bài tiểu luận của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
Làm rõ phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đồn kết
Hồ Chí Minh. Qua đó làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu.
3. Phạm vi nghiên cứu.
Sau khi có sự bổ sung, đóng góp ý kiến của khoa các thầy cô giáo trong
khoa, bài tiểu luận có thể dùng làm tài liệu nghiên cứu, tài liệu tham khảo cho
bạn đọc quan tâm nghiên cứu về vấn đề này.
1



4. Ý nghĩa của tiểu luận.
Cung cấp nội dung phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng
đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Tạo nguồn tài liệu tham khảo cho việc học tập tư
tưởng Hồ Chí Minh.
5. Kết cấu tiểu luận.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục đề tài liệu tham khảo và trang
phụ lục thì nội dung tiểu luận gồm có ba phần.
I.

Lý luận chung.

II. Phương pháp tuyên truyền, giáo dục trong tư tưởng đại đồn kết Hồ
Chí Minh.
III. Vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới
phương pháp tuyên truyền của đội ngũ cán bộ tư tưởng hiện nay.

2


PHẦN NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG

1. Một số khái niệm.
1.1. Khái niệm phương pháp.
Trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào của con người, từ lao động sản
xuất làm ra sản phẩm ni sống chính mình, đến nghiên cứu khoa học, từ hoạt
động đấu tranh từng bước chinh phục thiên nhiên cho đến đấu tranh xã hội
trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hóa , giáo
dục, y tế….vấn đề phương pháp bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng hàng đầu.
Với cách hiểu trên có thể rút ra kết luận: Phương pháp là tổng hợp các

phương tiện, thao tác, cách thức, quy trình với tính chất là một hệ thống mà
con người dùng để nhận thức hoặc cải tạo thế giới nhằm đạt được những mục
đích cụ thể của mình đã định.
Như vậy phương pháp bao giờ cũng được xây dựng bằng lý luận chứ
không phải bằng kinh nghiệm. Mặc dù, sự tích lũy về kinh nghiệm có vai trị
quan trọng để hình thành phương pháp, nhưng kinh nghiệm chỉ khi nào được
tổng kết, được khái qt hóa bằng lý luận thì khi đó nó mới tham gia vào việc
hình thành phương pháp. Tuy nhiên tất cả các yếu tố cấu thành nên phương
pháp đều tác động qua lại lẫn nhau, quy định lẫn nhau và thống nhất biện
chứng với nhau trong một chỉnh thể - đó là hệ thống các nguyên tắc. Chỉ có
trong hệ thống này phương pháp mới biểu hiện ra nó như thế nào và mới xác
định được cái thuộc về bản chất của nó. Cũng chỉ ở trong hệ thống này các
yếu tố cấu thành nên phương pháp mới xác định rõ vị trí, vai trị, chức năng,
tác dụng của nó đối với những yếu tố khác và đối với cả hệ thống.
1.2. Khái niệm tuyên truyền.
Thuật ngữ tuyên truyền được nhiều nhà khoa học giải thích khác nhau.
Theo một số tài liệu nghiên cứu, thuật ngữ tuyên truyền xuất hiện khoảng hơn

3


400 năm trước đây, được nhà thờ La Mã sử dụng để chỉ hoạt động của các nhà
truyền giáo nhằm thuyết phục, lôi khéo những người khác phấn đấu. Sau này,
thuật ngữ tuyên truyền được sử dụng để biểu đạt các hoạt động nhằm tác động
đến suy nghĩ, tư tưởng của người khác và định hướng hành động của họ theo
một khuynh hướng nhất định.
Theo từ điển Tiếng việt, tuyên truyền là phổ biến một chủ trương, một
học thuyết, để làm chuyển biến thái độ của quần chúng và thúc đẩy quần
chúng hoạt động theo một mục đích nhất định hoặc tuyên truyền là giải thích
rộng rãi để thuyết phục, vận động mọi cá nhân làm theo. Trong cuốn Nguyên

lý công tác tư tưởng, các tác giả lại cho rằng: “Tun truyền là một hình thái
của cơng tác tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược,
sách lược của giai cấp trong quần chúng, xây dựng cho quần chúng thế giới
quan phù hợp với lợi ích của chủ thể hệ tư tưởng, bồi dưỡng tình cảm, củng
cố niềm tin và tập hợp, cổ vũ quần chúng hành động theo thế giới quan và
niềm tin đó”. Khi bàn về người tuyên truyền và cách tuyên truyền, Hồ Chí
Minh cho rằng: “tun truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân
nhớ, dân theo, dân làm” [t5, tr162].
Tuy có những cách lý giải khác nhau về thuật ngữ tuyên truyền, nhưng
một số khái niệm của các nhà nghiên cứu, triết học, tư tưởng đã nêu trên có
những điểm chung là:
- Tuyên truyền là hoạt động truyền bá, phổ biến, giải thích của chủ thể
về một tư tưởng, một học thuyết hay một vấn đề nào đó đối với đối tượng
tuyên truyền.
- Tuyên truyền nhằm đạt tới mục đích là làm thay đổi nhận thức, hình
thành một kiểu ý thức xã hội, xây dựng thế giới quan nhất định ở đối tượng
tuyên truyền cho phù hợp với lợi ích của chủ thể tuyên truyền.
- Tuyên truyền phải đạt tới hiệu quả là kích thích, thúc đẩy đối tượng
hành động theo quan điểm, đường lối, mục đích đặt ra.

4


Với cách lý giải đó có thể rút ra khái niệm tuyên truyền như sau: Tuyên
truyền là phổ biến, giải thích một tư tưởng, một học thuyết, một quan điểm
nào đó, nhằm hình thành hoặc củng cố ở đối tượng tuyên truyền, một thế giới
quan, nhân sinh quan, một lý tưởng, một lối sống…thơng qua đó mà ảnh
hưởng tới thái độ và tính tích cực của con người trong thực tiễn xã hội.
Như vậy tuyên truyền là một dạng hoạt động xã hội đặc biệt, có tính
lịch sử cụ thể và mang bản chất giai cấp. Bởi lẽ, hoạt động tuyên truyền nhằm

giải thích, phổ biến vận dụng những giá trị mà lý luận đã đúc kết và khái quát
từ hoạt động thực tiễn và thông qua hoạt động thực tiễn. Hoạt động tuyên
truyền cũng không chỉ nhằm phổ biến đơn thuần những kết luận của khoa
học, của lý luận mà cịn phát triển những kết luận đó, cụ thể hóa chúng làm
cho chúng phong phú hơn.
1.3. Khái niệm phương pháp tuyên truyền.
Từ cách lý giải đã nêu trên đồng thời căn cứ vào khái niệm phương
pháp và khái niệm tuyên truyền, chúng ta có thể rút ra kết luận về phương
pháp tuyên truyền như sau: Phương pháp tuyên truyền là tổng hợp các
phương tiện, thao tác, cách thức, quy trình mà chủ thể sử dụng để cung cấp
cho đối tượng những thông tin nhất định nhằm củng cố, bổ sung hoặc xây
dựng ở họ một thế giới quan, nhân sinh quan mới hay nhận thức mới về tự
nhiên hoặc xã hội, thơng qua đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và
hiệu quả hành động thực tiễn của họ trong đời sống xã hội.
Phải tùy theo mục đích, nội dung, tùy theo đối tượng, hồn cảnh cụ thể
của những điều kiện xã hội mà chủ thể sử dụng các phương pháp tuyên truyền
cho phù hợp. Không được quá coi trọng phương pháp này mà coi nhẹ phương
pháp khác, mà cần phải biết cách sử dụng, phối hợp giữa các phương pháp
sao cho phù hợp với tuyên truyền đang diễn ra có như vậy thì từng phương
pháp cũng như tồn bộ q trình tun truyền mới đạt hiệu quả.

5


2. Cơ sở lý luận – thực tiễn.
2.1. Cơ sở lý luận.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về tuyên truyền, giáo dục đại đồn kết dân tộc
có nguồn gốc từ nhiều yếu tố và được hình thành trên cơ sở kế thừa và phát
triển biện chứng chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đồn kết của dân tộc
tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là Chủ nghĩa Mác - Lênin đã được vận

dụng và phát triển sáng tạo, phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của Việt
Nam trong những giai đoạn cách mạng cụ thể.
- Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam
Đã đề cập đến chủ nghĩa yêu nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh
viết: “Dân ta có một lịng nồng nàn u nước. Đó là truyền thống quý báu của
ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sơi nổi,
nó kết thành một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [t6, tr171].
Chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam nảy sinh
trong quá trình dựng nước và giữ nước. Từ huyền thoại bà Âu Cơ sinh trăm
trứng, đến tình làng, nghĩa xóm, cùng hưởng vui buồn, cùng chịu đói no, tắt
lửa tối đèn có nhau; từ Hội nghị Diêm Hồng quân dân cùng bàn bạc việc
quân cho đến trên dưới một lòng, tướng sĩ uống chung chén rượu hịa nước
sơng. Tinh thần ấy, tình cảm ấy theo thời gian trở thành lẽ sống của mỗi con
người Việt Nam, chúng làm cho vận mệnh của mỗi cá nhân gắn chặt vào vận
mệnh của cộng đồng, vào sự sống còn và phát triển của dân tộc. Có thể nói, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát triển lên
chất mới chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.
- Những giá trị nhân văn của văn hóa Đơng – Tây.
Cùng với chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đoàn kết của dân tộc, tư
tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc cịn là sự tiếp thu có chọn lọc
những giá trị nhân văn của văn hóa Đơng – Tây như tư tưởng “đại đồng”,
“nhân ái’ chủ Nho giáo, tư tưởng “lục hịa” của Phật giáo và “tự do, bình
6


đẳng, bác ái” của phương Tây. Người viết: “Học thuyết khổng tử có ưu điểm
là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân. Tơn giáo Giêsu có ưu điểm là lịng nhân ái
cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng…Tôi
cố gắng làm người học trị nhỏ của các vị ấy”. Đó là những tinh hoa tư tưởng

của nhân loại được Hồ Chí Minh chắt lọc trong q trình xây dựng chiến lược
đại đồn kết dân tộc.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là sự kế thừa và phát
triển biện chứng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, trong
đó có luận điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là chủ
nhân và là người tạo ra lịch sử, đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết
quốc tế được C.Mác và Ăngghen cô đọng trong khẩu hiệu: “Vô sản tất cả các
nước, liên hiệp lại” sau đó được Lênin phát triển phù hợp với thời đại của
mình thành “Vơ sản tồn thế giới và các dân tộc bị áp bức , liên hiệp lại”. Khi
chỉ ra sự cần thiết của khối liên minh giai cấp, Lênin cho rằng: nếu khơng có
sự đồng tình và ủng hộ của đa số nhân dân lao động với đội ngũ tiên phong
của nó, tức là giai cấp vơ sản thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được.
Như vậy, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử cũng như chỉ ra vị trí của đồn kết dân tộc trong cách mạng vơ
sản. Đây là một trong những cơ sở lý luận quan trọng để Hồ Chí Minh phát
triển thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc trong điều kiện của
cách mạng Việt Nam trong từng giai đoạn cụ thể.
2.2. Cơ sở thực tiễn.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đồn kết dân tộc được hình thành trên
cơ sở tổng kết kinh nghiệm lịch sử của dân tộc và gần mười năm tìm tịi, khảo
nghiệm thực tiễn ở nước ngồi cũng như yêu cầu khách quan cấp thiết của
cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX.
2.2.1. Thực tiễn cách mạng thế giới.

7


Gần mười năm trời (1911 – 1920) thâm nhập và tìm hiểu phong trào
cách mạng của giai cấp bị áp bức ở các nước tư bản và các dân tộc bị áp bức

bóc lột ở thuộc địa, các điểm nổi bật trong thời gian này là Hồ Chí Minh gia
nhập Đảng xã hội Pháp, bước chuyển đầu tiên để người trở thành chiến sĩ
cộng sản; việc tiếp cận Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân
tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin (1920) đã giúp người xác định được kẻ thù
của nhân dân lao động là chủ nghĩa đế quốc, bạn đồng minh của nhân dân lao
động ở các nước chính quốc và thuộc địa. Đại hội Tua (1920) đã đánh dấu
bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động của Hồ Chí Minh: từ chủ nghĩa yêu
nước trở thành người cộng sản. Từ đây, Hồ Chí Minh đã bước đầu khẳng định
con đường giải phóng dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng nhân loại;
xác định được phương hướng và chủ trương thực hiện chiến lược đại đoàn kết
dân tộc tạo sức mạnh để giải phóng dân tộc, đồng thời Người cũng từng bước
tiếp cận với chân lý của thời đại: giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng
giai cấp, giải phóng con người.
2.2.2. Thực tiễn cách mạng Việt Nam.
Là người am hiểu sâu sắc lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, Hồ
Chí Minh nhận thức được lịch sử Việt Nam thời phong kiến, tuy chỉ là những
cuộc đấu tranh thay đổi triều đại nhưng chúng đã ghi lại những tấm gương tâm
huyết dựng nước và giữ nước của cha ông ta như tư tưởng “Vua tơi đồng lịng,
anh em hịa thuận, cả nước góp sức” và “khoan thư sức dân để làm kế sâu rẽ
bền gốc là thượng sách giữ nước”. Khâm phục lòng yêu nước của các nhà cách
mạng Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Chu Trinh và Phan Bội Châu,
nhưng Hồ Chí Minh khơng hồn tồn tán thành cách mạng của một cụ nào, vì:
cụ thì chỉ yêu cầu thực dân Pháp thực hiện chính sách cải lương; cụ thì hy vọng
vào sự giúp đỡ của người Nhật để đánh đuổi thực dân Pháp; cụ thì trực tiếp
chống Pháp nhưng cịn nặng cốt cách phong kiến. Hồ Chí Minh đã cảm nhận
được những hạn chế của họ trong chủ trương tập hợp lực lượng của các nhà
yêu nước tiền bối và trong việc nắm bắt những đòi hỏi khách quan của lịch sử
8



dân tộc trong giai đoạn này. Đây cũng chính là lý do, là điểm xuất phát để Hồ
Chí Minh quyết tâm ra nước ngồi tìm đường cứu nước và Người đã trực tiếp
tìm hiểu đời sống của nhân dân ở các nước tư bản phát triển tự xưng là là văn
minh. Qua đó, Hồ Chí Minh nhận thức được rằng ở các nước thuộc địa, người
lao động bị chủ nghĩa thực dân đầy ải trong dốt nát, đói nghèo, bệnh tật, bị bóc
lột, bị đàn áp dã man, họ đều có khát vọng đấu tranh để giải phóng. Cịn đối với
các nước tư bản phát triển, có hai loại người: tầng lớp trên sống hết sức xa hoa,
thừa thãi, còn đa số nhân dân lao động phải sống cuộc đời nheo nhóc, bần hàn.
Trong q trình đó, Hồ Chí Minh đã sống và làm việc như một người công
nhân lao động, tham gia làm nhiều việc khác nhau: công nhân, nấu bếp, thợ đốt
lị, thợ in phóng ảnh…đồng thời Người tham gia vào các hoạt động tuyên
truyền như: viết báo, viết truyện ngắn, viết kịch, dự các buổi nói chuyện chính
trị, dự các buổi mít tinh và tham gia sáng lập tổ chức “Hội liên hiệp các dân tộc
thuộc địa” ở Pari. Một trong những hoạt động của Hội là xuất bản tờ báo
Người cùng khổ và tổ chức những buổi tun truyền chính trị. Cũng từ đó, ở
Hồ Chí Minh từng bước hình thành các tổ chức và phương pháp tuyên truyền.
Hơn nữa, khi mới mở những lớp huấn luyện tại Quảng Châu, Hồ Chí
Minh đã trực tiếp giảng dạy và giữ vai trị là giáo viên chính cho cán bộ đảng
viên. Trong hoạt động thực tiễn giảng dạy đó, Hồ Chí Minh khơng chỉ trang
bị cho học viên về lý luận mà còn giảng dạy cho học viên kỹ năng học hành
của người cán bộ tuyên truyền như viết báo, diễn thuyết…Như vậy, phương
pháp tuyên truyền, giáo dục được Hồ Chí Minh tổng kết, khái quát từ hoạt
động thực tiễn, lại được Người đưa vào áp dụng trong thực tiễn. Thực tiễn
phong phú này góp phần làm cho phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh
mang tính cách mạng cao, tính khoa học sâu sắc và phát huy được hiệu quả
trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng đấu tranh cách mạng.

9



II. PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC TRONG TƯ TƯỞNG
ĐẠI ĐỒN KẾT HỒ CHÍ MINH.

Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng khối đại đồn kết dân tộc, trước
hết phải có phương pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng thực sự
khoa học để mọi người tự mình nhận thức được sự cần thiết phải tập hợp lại,
từ đó tham gia công việc cách mạng.
1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục, phù hợp với tâm lý, nguyện
vọng chung nhất của dân tộc và của các giai cấp, tầng lớp xã hội.
Tuyên truyền giáo dục, vận động quần chúng thật sự là một khoa học,
nghệ thuật cách mạng, đòi hỏi các tổ chức cách mạng, các cán bộ cách mạng
phải phấn đấu để thực hiện có hiệu quả, phải tìm tịi, lựa chọn nội dung, hình
thức phù hợp để đưa tư tưởng của Đảng Cộng sản, của lãnh tụ vào dân chúng,
biến tư tưởng của Đảng, của lãnh đạo thành tư tưởng tình cảm của mọi người.
Để thức tỉnh mọi người, đưa họ xích lại gần nhau và đồn kết thành một
khối, điều quan trọng hàng đầu là nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động
phải phản ánh đúng nguyện vọng sâu xa và những quyền lợi cơ bản nhất của dân
chúng. Ở đây, có những nguyện vọng chung, quyền lợi chung có thể kết gắn tất
cả các thành viên trong cộng đồng dân tộc, có những nguyện vọng, quyền lợi
riêng phù hợp với từng giai cấp, từng cộng đồng xã hội cụ thể. Nội dung tuyên
truyền, giáo dục, vận động quần chúng phải đáp ứng được cả hai yêu cầu đó. Hồ
Chí Minh đã nhận thức sâu sắc vấn đề này và đã thí nghiệm thành cơng việc xác
định chính xác nội dung tuyên truyền, giáo dục quần chúng.
Tùy theo hoàn cảnh lịch sử và yêu cầu cụ thể của từng giai đoạn cách
mạng, Hồ Chí Minh đã đưa vào cương lĩnh cách mạng của Đảng những mục
tiêu chiến lược phản ánh đúng những đòi hỏi cấp bách của lịch sử và những
khát vọng cháy bỏng của nhân dân.Trong những năm tháng chuẩn bị và tiến
hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, mục tiêu chiến lược và cũng là
nội dung tuyên truyền, giáo dục, Hồ Chí Minh đã nêu cao khẩu hiệu hành
động là “ độc lập dân tộc, người cày có ruộng”, là “ dù có phải đốt cháy cả


10


dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được độc lập, tự do”. Trong cuộc
kháng chiến trường kỳ 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược, Người nhấn
mạnh: “Dân tộc trên hết, Tổ Quốc trên hết”. Thời kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, Hồ Chí Minh khẳng định: “Khơng có gì q hơn độc lập, tự do”.
Trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, Người nêu cao mục
tiêu: “ Xây dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ
và giàu mạnh”, “Ai cũng có cơm ăn, áo mặc và ai cũng được học hành”…
Đó chính là những nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng
thấm sâu vào lịng người, có sức lay động, cuốn hút, tập hợp lớn lao.
Khi nhận xét về Hồ Chí Minh, một tờ báo nước ngồi đã viết: “ Cụ Hồ
là một con người biết nói lên tiếng nói cần nói vào mỗi giai đoạn lịch sử để
động viên nghị lực, tập hợp lực lượng, kích thích chủ nghĩa anh hùng và khen
ngợi sáng kiến (…). Người là hiện thân ý chí bất khuất của cả một dân tộc
không bao giờ cam chịu làm nô lệ”.[35, 295]
Không chỉ độc đáo, sáng tạo trong việc xác định những nội dung tuyên
truyền, giáo dục chung nhất, phù hợp với tâm lý, nguyện vọng chung nhất của
cộng đồng dân tộc, Hồ Chí Minh cịn hết sức nhạy cảm, sáng suốt trong việc
chỉ ra những nội dung tuyên truyền, vận động sát hợp với từng giai cấp, từng
cộng đồng trong xã hội
Với giai cấp cơng nhân, Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nỗi cơ cực
của người lao động làm thuê dưới chế độ thực dân, vai trò , lãnh đạo, trách
nhiệm lãnh đạo cách mạng và người làm chủ xã hội, làm chủ chế độ mới, làm
chủ xí nghiệp, sự cần thiết phải tự cải tạo để vươn lên đảm đương vai trò tiền
phong, sự cần thiết phải liên minh với giai cấp nơng dân và nêu cao gương
sáng cho tồn xã hội.
Với giai cấp nông dân, Người đặc biệt quan tâm đến vấn đề ruộng đất,

vấn đề chống sưu cao, thuế nặng, đến khát vọng dân chủ và truyền thống tình
làng nghĩa xóm. Người ln đánh giá cao vai trị, sức mạnh to lớn của nông

11


dân trong trận tuyến cách mạng, nhấn mạnh sự cần thiết liên minh nông dân,
công nhân để tạo thành đội quân chủ lực của cách mạng.
Với tầng lớp trí thức, văn nghệ sĩ, Hồ Chí Minh biểu thị sự tơn trọng
đối với quyền tự do, sáng tạo, đồng thời luôn luôn căn dặn, nhắc nhở ý thức
trách nhiệm với dân, với nước và tình cảm đối với cơng nhân, nơng dân, nhân
dân lao động, sự gắn bó biện chứng giữa lý luận với thực tiễn, khoa học với
đời sống, văn học - nghệ thuật cuộc đời.
Với cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang cách mạng, Hồ Chí Minh
chú trọng giáo dục phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân”, “trí, dũng, liêm,
trung” và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, Người ln ln căn dặn phải “cần,
kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, phải chống chủ nghĩa cá nhân, phải phấn
đấu là người công bộc tận tụy, trung thành của nhân dân.
Với thanh niên, Hồ Chí Minh thường khơi gợi tinh thần xung phong,
gương mẫu “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, giáo dục ý thức
trách nhiệm đối với tiền đồ của dân tộc, sự cần thiết phải rèn luyện đạo đức,
tác phong và bản lĩnh cách mạng.
Với thiếu niên, nhi đồng, Người nêu ra “Năm điều bác Hồ dạy” và nhấn
mạnh ý nghĩa sống còn của việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau.
Với phụ nữ, nội dung tuyên truyền, giáo dục của Hồ Chí Minh là “nam
nữ bình quyền”, là khơi dậy và nêu lên những phẩm chất cao quý “Anh hùng,
bất khuất, trung hậu, đảm đang”.
Với đồng bào các dân tộc ít người, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm
tuyên truyền, giáo dục ý thức bình đẳng sự cần thiết phải xóa bỏ các thành
kiến dân tộc; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; khắc phục các tập tục lạc

hậu….từng bước đưa đồng bào các dân tộc thốt khỏi đói nghèo, tăm tối, tiến
kịp các cư dân miền xuôi.
Với cộng đồng các tơn giáo, Hồ Chí Minh ln nêu chủ trương tự do
tín ngưỡng và phương châm tốt đạo, đẹp đời. Người trân trọng và đề cao
những giá trị nhân bản trong các giáo lý nguyên sơ, biểu hiện niềm tin vào
12


tinh thần yêu nước và phẩm chất tốt đẹp của những người lao động theo tôn
giáo, coi họ là một bộ phận hữu cơ trong cộng đồng quốc gia dân tộc; phân
biệt họ với những phần tử phản động đội lốt tơn giáo.
Với các quan lại, hồng tộc, nhân sĩ yêu nước, Hồ Chí Minh biểu thị sự
trân trọng ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước của họ; giúp họ nhận thức sâu
sắc mưu đồ thâm độc và tội ác của đế quốc, phong kiến, hướng họ trở về với
nhân dân, với cách mạng.
Đối với những người bị ép buộc hoặc lầm đường lạc lối, Hồ Chí Minh
ln ln dùng chính sách khoan hồng đại độ, giáo dục, cảm hóa, khơi dậy
trong tâm hồn họ tinh thần của những người mang dòng máu Lạc Hồng và mở
đường đưa họ về với chính nghĩa dân tộc.
Có thể nói rằng chiến lược đại đồn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, sở dĩ
có sức mạnh vơ địch, bất diệt. Tên tuổi Hồ Chí Minh sở dĩ trở thành thân
thiết, thiêng liêng với dân tộc Việt Nam, với mỗi gia đình, mỗi con người Việt
Nam chính là bởi vì Người – Hồ Chí Minh, đã hiểu thấu tất cả, cảm thơng tất
cả, phấn đấu và hy sinh vì tất cả những khát vọng, ước mơ sâu lắng nhất của
dân tộc, của con người Việt Nam.
Có nội dung tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng đúng đắn là
xuất phát điểm đặc biệt quan trọng, song hiệu quả tập hợp, đoàn kết lực lượng
cách mạng còn tùy thuộc vào việc sử dụng các hình thức tun truyền, vận
động quần chúng thích hợp với từng đối tượng.
2. Hình thức tuyên truyền, giáo dục.

Hồ Chí Minh đã nêu một tấm gương mẫu mực trong việc sử dụng hiệu
quả các hình thức tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng. Quan điểm
của Hồ Chí Minh về ngắn gọn trong tuyên truyền tức là: “Phải viết gọn gàng,
rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu cụt đi, mà phải có đầu
có đi, cách viết thế, cách nói cũng thế. Nói phải cho gọn gàng, có đầu có
đi, có nội dung…Nói ít, nhưng nói cho thấm thía, nói cho chắc chắn thì
quần chúng thích hơn” [t7, tr 120-121].
13


Cho nên trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh nhiều ý tưởng lớn
đã được khái quát và cô đọng trong những câu rất ngắn như những câu châm
ngơn. Nội dung các bài nói, bài viết được Người thể hiện một cách tối đa về ý
trong cách thể hiện tối thiểu về lời. Những sự việc rất phức tạp cũng được Hồ
Chí Minh trình bày bằng những ngơn ngữ ngắn gọn, chỉ với một vài từ hoặc
một vài hình ảnh. Phong cách ấy thật hiếm thấy ở những lãnh tụ cách mạng
khác. Những vấn đề lớn của cách mạng, của Chủ nghĩa Mác - Lênin, của dân
tộc và của thời đại đã được Người trình bày với một phong cách riêng, bằng
ngôn ngữ thông thường rất gần gũi với những người lao động bình thường,
với mọi người Việt Nam. Từ rất sớm trong tác phẩm “Đường Cách mạng”, Hồ
Chí Minh cũng trình bày cơ đúc, ngắn gọn nhưng hết sức sâu sắc những vấn
đề cơ bản về tư cách người cách mạng, lý do tiến hành cách mạng: trình bày
lịch sử cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp, cách mạng Nga và các tổ chức cách
mạng quốc tế: trình bày cách thức, phương hướng phát triển chủ yếu của cách
mạng Việt Nam để hướng dẫn phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Khi trình bày lịch sử nước ta, Hồ Chí Minh cũng lựa chọn một kết cấu ngắn
gọn, vừa đủ cho nội dung cần trình bày. Hồ Chí Minh đã dùng phương pháp
sáng tác thơ văn để chuyển tải nội dung chính trị, vừa truyền cảm, vừa dễ
truyền miệng. Nhìn chung, các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh từ những tác
phẩm lý luận cách mạng, các bài báo, các bài phát biểu tại hội nghị, những lời

kêu gọi, thư thăm hỏi, những bài thơ tuyên truyền cổ động đến bản di chúc
cuối đời…đều rất ngắn, nhưng tất cả các tác phẩm của Người đều thể hiện
mục tiêu cách mạng vì lợi ích chung cho cả dân tộc. Điều đó chứng tỏ, ngắn
gọn trong tuyên truyền khơng phải là hình thức biểu hiện đơn thuần hay một
thói quen, một sở thích mà đây là biểu hiện của tính đảng cách mạng, tính đại
chúng và quan điểm đại chúng được thể hiện đậm nét trong phương pháp
tuyên truyền, giáo dục Hồ Chí Minh. Người đã nêu các phương châm tuyên
truyền, giáo dục, vận động quần chúng như một tuyên ngôn về việc đưa Chủ
nghĩa Mác - Lênin, đưa tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời đại vào phong
14


trào yêu nước Việt Nam: nói, viết để ai cũng hiểu được, hiểu được thì nhớ
được, nhớ được thì làm được. Tất cả chỉ tập trung vào hai chữ cách mạng,
cách mạng và cách mạng. Do vậy, trước khi nói hay viết bao giờ cũng chú ý
đến mối quan hệ biện chứng giữa người nói với người nghe, giữa người viết
với người đọc. Có như vậy, mới đạt được hiệu quả trong hoạt động tuyên
truyền.
Ngắn gọn trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh khơng chỉ thể
hiện trong khn khổ hình thức bề ngồi và nội dung trình bày trong các tác
phẩm mà còn được thể hiện trong từng câu văn của tác phẩm. Những câu văn
được Hồ Chí Minh sử dụng để diễn đạt nội dung trong các tác phẩm rất ngắn
gọn. Có nhiều câu Người sử dụng khơng trọn một dịng, ít khi gặp câu dài.
Trong hoạt động tuyên truyền, dù nói hay viết, bao giờ Người cũng giải quyết
hợp lý mâu thuẫn: một là trình bày, thể hiện nội dung bằng những câu văn
ngắn gọn nhưng lại phải diễn đạt hết những nội dung cần nói, cần viết. Điều
này tưởng chừng dễ, nhưng không phải ai cũng thực hiện được. Có những
người nói mãi, viết mãi mà người nghe, người đọc khơng hiểu nội dung của
bài nói, bài viết. Tư tưởng chỉ đạo của Hồ Chí Minh về phương pháp tuyên
truyền, giáo dục là phải nói câu ngắn và viết câu ngắn. Nói, viết câu ngắn để

cho quần chúng dễ hiểu, dễ nhớ, nhất là khi trình độ văn hóa của đại đa số
cơng – nơng – binh chưa cao. Muốn cho câu văn khi nói, khi viết ngắn gọn
nhưng đủ ý, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ tuyên truyền phải chăm chỉ học tập
và rèn luyện cách nói, cách viết. Theo Người, học trong nhà trường, học trong
sách vở chưa đủ mà phải học trong thực tiễn cuộc sống, phải lăn lộn với
phong trào và học trong quần chúng nhân dân. người biết rõ nhận thức là một
quá trình, phải trải qua hoạt động và bằng hành động mới thấy được điểm
yếu, điểm mạnh của mình. Tuyên truyền cũng vậy, muốn ngắn gọn cho quần
chúng dễ hiểu, dễ nhớ phải “đi vào quần chúng”, phải hiểu biết quần chúng và
đối xử với họ như những người bạn thân thiết và Hồ Chí Minh đã đề ra một số
quy tắc trong hoạt động tuyên truyền như:
15


Một là, nắm chắc mục đích tuyên truyền, chuẩn bị nội dung chu đáo.
Điều đó cũng có nghĩa là Ngươi khuyên cán bộ tuyên truyền nên suy nghĩ kỹ
trước khi nói, để nói cho ngắn gọn, thiết thực, đi thẳng vào những vấn đề mà
quần chúng đang quan tâm, những vấn đề bức xúc nảy sinh trong trong đời
sống xã hội đang cần có câu trả lời thỏa đáng. Cán bộ tuyên truyền không cần
khi nào đi tuyên truyền cũng phải nói đủ tình hình thế giới, tình hình trong
nước, nào là khách quan, nào là chủ quan, nào là tích cực, nào là tiêu cực. Có
những cán bộ tun truyền khi gặp gỡ nhân dân thì thì nói “mênh mơng trời
đất”, “nói bao la thiên địa”, “nói gì đâu đâu” làm cho nhân dân không hiểu
được dẫn tới người thì ngồi ngáp, kẻ thì ngủ gật, ai ai cũng mong muốn sao
cho bài tuyên truyền nhanh chóng kết thúc để về nghỉ.
Hai là, chú ý sửa chữa bài viết để loại bỏ từ thừa, ý thừa. Để loại bỏ từ
thừa, ý thừa trong khi viết, Hồ Chí Minh cho rằng: “Sau khi viết rồi, phải xem
đi xem lại ba bốn lần. Nếu là một tài liệu quan trọng phai xem đi xem lại chín
mười lần” [t5, tr 306] bài viết của mình. Khi đọc “thấy cái gì thừa, câu nào,
chữ nào thừa thì bỏ bớt đi…Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần

rồi chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí cơng, nơng, binh, đọc lại. Chỗ nào
ngúc ngoắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại” [t7, tr120].
Ba là, diễn đạt nội dung theo văn phong hội thoại. Để đảm bảo tính
ngắn gọn trong phương pháp tuyên truyền, giáo dục Hồ Chí Minh thường nói,
viết theo kiểu văn phong hội thoại. Chẳng hạn, khi tuyên truyền vận động
quần chúng đứng lên giành chính quyền, Hồ Chí Minh đã nêu ra hàng loạt câu
hỏi cho các loạt đối tượng khác nhau.
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Hồ Chí Minh đã viết nhiều bài
báo, nhiều bài thơ, nhiều chuyên luận có tính triết học, sử học. Với lịng u
mến và ngưỡng mộ, nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài ca ngợi
Người là một triết gia, một nhà báo lớn, một nhà thơ, nhà sử học. Nhận xét về
tập “Ngục trung nhật ký”, có học giả đánh giá, trong thi tập đó có những bài
“vĩnh viễn đứng ở đỉnh cao của thơ ca dân tộc và thơ ca nhân loại”.
16


Đánh giá về giá trị tư tưởng, bút pháp và sức sống của các bài báo mà
Hồ Chí Minh đã viết trong nửa thế kỷ, có nhà nghiên cứu bình luận: “Chủ tịch
Hồ Chí Minh, nhà báo vơ sản đầu tiên, nhà báo lớn của dân tộc ….
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng những bài báo của Hồ Chí Minh vẫn
cịn rất mới mẻ, hiện đại, những vấn đề đặt ra, sự thực được miêu tả, thái độ
đánh giá của tác giả….vẫn có ý nghĩa với hiện tại….
Chừng nào những bất cơng và đau khổ cịn tồn tại thì báo chí Hồ Chí
Minh vẵn là lời kêu gọi chiến đấu, là niềm cổ vũ. Báo chí Hồ Chí Minh là một
mẫu mực của báo chí hiện đại. Trên báo chí, Hồ Chí Minh đã kết hợp sâu sắc
lý luận sắc bén với thực tiễn giàu tính thuyết phục, ln biết sử lý đúng đắn
những hiện tượng chính trị, xã hội với những kiến giải có chiều sâu văn hóa,
ln biết kết hợp có hiệu quả phương thức chính luận của báo chí với phương
thức biểu hiện của văn học và nhiều liên ngành khác” [GS Hà Minh Đức.
Thời gian và nhân chứng, NXB CTQG, Hà nội, tr 7, 1994].

Đó là những lời bình luận, đánh giá có căn cứ khoa học, đồng thời cũng
là những lời ca ngợi xuất phát từ lịng kính u, ngưỡng mộ chân thành của
những nhà trí thức yêu nước đối với lãnh tụ. Cịn với Hồ Chí Minh, Người
chưa bao giờ tự nhận mình là nhà thơ, nhà báo nhà triết học…Người chỉ nhận
là một người lính vâng lệnh của quốc dân đồng bào mà hy sinh phấn đấu. Mỗi
việc làm của Người, kể cả việc viết báo, làm thơ cũng đều nhằm một mục
đích tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng làm cách mạng. Song vì
các bài báo, bài thơ của Người là sản phẩm trí tuệ của một con người thông
tuệ, đi nhiều, biết nhiều, sản phẩm của một tâm hồn cao đẹp, một tấm lòng
nhân ái…, do vậy từ trong những câu chữ giản dị vẫn toát lên vẻ đẹp lấp lánh
thu hút, cảm hóa lịng người. Cần phải làm sáng tỏ điều này để tránh sự thần
thánh hóa giá trị của những phương tiện mà Hồ Chí Minh sử dụng để tuyên
truyền, giáo dục, vận động quần chúng, đồng thời quan trọng hơn, để phê
phán nghiêm khắc mọi hành động xuyên tạc, hạ thấp hoặc phủ nhận những di
sản trong tư tưởng, văn hóa vốn có mà người đã để lại cho dân tộc.
17


3. Hiệu quả phương pháp tuyên truyền, giáo dục.
Hiệu quả của phương pháp tuyên truyền, giáo dục vận động quần
chúng không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà niềm khao khát lớn nhất trong tư
tưởng Hồ Chí Minh, khi tìm được lý luận cách mạng mới là tuyên truyền,
giáo dục, vận động quần chúng đi theo con đường cách mạng vơ sản để cứu
nước, giải phóng dân tộc. Nhưng tun truyền như thế nào? Tuyên truyền
bằng cách nào? Đây là vấn đề Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm và thường
xun tìm lời giải đáp câu hỏi đó, Hồ Chí Minh cho rằng, tuyên truyền bằng
phương pháp nào cũng phải đảm bảo tính giản dị, dễ hiểu. Các bài nói, bài
viết của Hồ Chí Minh: từ Bản án chế độ thực dân Pháp đến những lời kêu
gọi, những bức thư động viên thăm hỏi gửi cho các tôn giáo, đảng phái khác
nhau ở Việt Nam, từ tác phẩm Con đường dẫn tôi đến Chủ nghĩa Mác - Lênin

viết bằng tiếng Nga đến thơ ca tuyên truyền vận động cách mạng bằng tiếng
Việt. Ở đâu, lúc nào Người cũng sử dụng phương pháp diễn đạt hết sức khoa
học mà vẫn giản dị, dễ hiểu. Những bài nói, bài viết của Người đi vào con tim
khối óc của quần chúng nhân dân, khơng chỉ vì tầm cao tư tưởng và chiều sâu
trong tình cảm của lời văn mà cịn vì đặc trưng giản dị, dễ hiểu trong phương
pháp tuyên truyền. Người cho rằng tun truyền bằng ngơn ngữ nói hay ngơn
ngữ viết thì “mỗi câu, mỗi chữ có một ý nghĩa, một mục đích”. Người tun
truyền khi nói ra, khi viết ra cốt là “để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình,
để phục vụ quần chúng” [t7, tr 117]. Nếu cán bộ tuyên truyền khi nói ra, khi
viết ra “người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng,
nhằm khơng đúng mục đích” [t7, tr 119]. Như vậy, quan điểm của Hồ Chí
Minh về rễ hiểu là phải “làm thế nào cho ai cũng hiểu được, làm sao cho quần
chúng đều hiểu, đều tin, đều quyết tâm theo lời kêu gọi của mình” [t5, tr 306].
Muốn cho nhân dân đều tin, đều quyết tâm làm theo thì đương nhiên cán bộ
tuyên truyền phải luôn luôn dùng những lời lẽ, những ví dụ đơn giản, thiết
thực, dễ hiểu. Tức là, phải nói theo cách nói của quần chúng, phải diễn đạt
theo cách diễn đạt của quần chúng để cho ai cũng hiểu, ai cũng nhớ, ai cũng

18


dễ làm theo. Hồ Chí Minh đã nói và viết bằng cả tấm lòng nhiệt thành của
người chiến sĩ cách mạng, bằng tình cảm của của vị lãnh tụ tối cao và bằng
chính ngơn từ mộc mạc, nơm na mà tinh tế của quần chúng nhân dân. Quần
chúng nhân dân nhận ra trong phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh tiếng
nói của chính mình. Tiếng nói đó là nguyện vọng của cả dân tộc được phản
ánh trong một hình thức ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu và sâu sắc. Đây vừa là
điều kiện quan trọng để rút ngắn khoảng cách giữa chủ thể với đối tượng, vừa
thể hiện tính đại chúng trong phương pháp tuyên truyền, giáo dục Hồ Chí
Minh. Để đảm bảo yêu cầu tính rễ hiểu và tính đại chúng trong hoạt động

tuyên truyền, Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ tuyên truyền phải thực hiện một số
quy tắc sau:
Một là, học tập và sử dụng ngôn từ trong cách nói của quần chúng nhân
dân. về vấn đề này Hồ Chí Minh chỉ rõ: “chúng ta muốn tuyên truyền quần
chúng, phải học cách nói của quần chúng, mới nói lọt tai quần chúng… Vì
cách nói của dân chúng rất đầy đủ, rất hoạt bát, rất thiết thực mà lại rất giản
đơn” [t5, tr 301]. Do vậy từ ngữ mà Hồ Chí Minh thường dùng, những vấn đề
mà Hồ Chí Minh thường diễn đạt, những hình ảnh mà Hồ Chí Minh thường
khắc họa bao giờ quần chúng cũng dễ hiểu, dễ nhớ. Nghe Người nói, hoặc
đọc các bài viết của Người, quần chúng có cảm giác như Hồ Chí Minh đang
sống giữa đời thường, đang nói bằng chính tiếng nói của nhân dân. Trong lời
nói của Người khơng có khoảng cách giữa vị lãnh tụ tối cao với nhân dân.
Hai là, kế thừa có chọn lọc cách nói có vần điệu như ca dao, dân ca, hò
vè…của quần chúng nhân dân. Khi lựa chọn phương pháp tuyên truyền, Hồ
Chí Minh nhận thức rằng quần chúng nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra
của cải vật chất mà còn sáng tạo ra tục ngữ, ca dao, hị, vè khơng chỉ là sản
phẩm mà cịn là cơng cụ nhận thức của quần chúng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, muốn người dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ truyền miệng
nội dung tuyên truyền, phải học tập cách nói có vần, có điệu của họ. Hồ Chí
Minh là người Việt Nam đầu tiên sử dụng thành công cách nói đó trong
phương pháp tuyên truyền vận động, giáo dục và tổ chức quần chúng đấu
19


tranh cách mạng. Phương pháp tuyên truyền bằng cách sử dụng những lời nói
có vần điệu, dễ diễn đạt nội dung tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh chủ yếu
giúp cho đại bộ phận quần chúng ít học dễ nhớ, dễ truyền miệng cho nhau.
Ba là, sử dụng linh hoạt, sáng tạo tục ngữ, thành ngữ trong hoạt động
tuyên truyền. Tục ngữ, thành ngữ đã hình thành và phát triển của sử dân tộc.
Khi “học cách nói của quần chúng” để nói cho “lọt tai quần chúng”, Hồ Chí

Minh đã kế thừa phát triển vốn di sản quý báu này của dân tộc. Đó là tính sáng
tạo độc đáo và quan điểm kế thừa, phát triển được Hồ Chí Minh vận dụng trong
khi lựa chọn phương pháp tuyên truyền, giáo dục vận động quần chúng.
Vì vậy Hồ Chí Minh là bậc thầy trong công tác vận động, giáo dục quần
chúng. Bản thân Người tỏa sáng một mãnh lực tập hợp, nâng dắt nhân dân.
Đồng thời Người cũng hết lòng chăm lo bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ
cách mạng kiểu mới có đủ năng lực, phẩm chất làm hạt nhân đoàn kết dân
chúng.
III. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN HỒ CHÍ MINH ĐỂ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP TUYÊN TRUYỀN CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TƯ
TƯỞNG HIỆN NAY

Tăng cường sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng là điều kiện để đảm bảo
cho việc đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục của cán bộ tư tưởng
theo phương pháp tuyên truyền, giáo dục Hồ Chí Minh để nâng cao chất
lượng, hiệu quả và không bị chệch hướng. Theo quyết định số 41 ngày 15-72002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy của Ban Tư tưởng – Văn hóa - Trung ương. Mọi hoạt động của cán bộ
tư tưởng đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, phục vụ trực tiếp cho nhiệm vụ
chính trị do Đảng đề ra. Nội dung tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
việc đổi mới phương pháp tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ tư tưởng, bao
gồm những vấn đề chủ yếu sau:
Thứ nhất, Đảng phải lãnh đạo tốt công tác nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh và chỉ đạo Ban Tuyên giáo các cấp tổ chức cho cán
20


bộ tư tưởng nghiên cứu, học tập phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh. Đại
hội lần thứ IX của Đảng đã khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống
quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt
Nam, là kết quả sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào

điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” 1. Như vậy, tư tưởng Hồ Chí
Minh còn mãi soi đường cho cuộc đấu tranh và là giá trị tinh thần to lớn của dân
tộc. Đi theo và vận dụng sáng tạo tư tưởng của Người phải trở thành nhiệm vụ
trung tâm trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay. Với tinh thần và ý nghĩa
đó, Đảng phải lãnh đạo chặt chẽ, có hiệu quả việc nghiên cứu, tuyên truyền, giáo
dục tư tưởng Hồ Chí Minh theo tinh thần Chỉ thị số 23 - CT/TƯ ngày 27/3/2003
của Ban Bí thư. Đối với đội ngũ cán bộ tư tưởng khi nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh cần chia thành hai phần bắt buộc: (1) nghiên cứu, học tập những nội dung
như các đối tượng khác; (2) nghiên cứu, học tập tư tưởng Hồ Chí Minh về
phương pháp tuyên truyền, giáo dục. Cần đặc biệt chú ý nghiên cứu học tập cách
nói, cách viết và tư tưởng của Người về tính thống nhất giữa lý luận với thực
tiễn, giữa tư tưởng với hành động, giữa lời nói và việc làm.
Thứ hai, Đảng phải xác định rõ mục đích và phương hướng vận dụng
phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền
cho cán bộ tư tưởng. Mục đích của việc đổi mới phải bao gồm cả mục đích trước
mắt và mục đích lâu dài. Trên cơ sở đó đề ra nhiệm vụ đổi mới phương pháp
tuyên truyền ở cấp mình. Việc tiến hành đổi mới phương pháp tuyên truyền cho
cán bộ tư tưởng của Đảng phải hướng về cơ sở, phù hợp với đối tượng và hoàn
cảnh xã hội khách quan. Đồng thời phải thực hiện dân chủ hóa và tăng cường
đối thoại trong hoạt động tuyên truyền, nhằm phục vụ lợi ích thiết thực của
Đảng, của dân tộc và của địa phương theo phương châm “mưu lợi ích cho đồng
bào, tránh tệ hại cho đồng bào” như Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn.

Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb CTQG, Hà
Nội, 2001, tr.20.
1

21



Thứ ba, Đảng lãnh đạo tốt công tác lựa chọn, đào tạo, sử dụng cán bộ tư
tưởng. Trước hết, Đảng cần tiếp tục đổi mới nhận thức về hoạt động tuyên
truyền của cán bộ tuyên truyền trong thời kỳ mới. Phải xác định rõ: tuyên truyền
là một nghề đặc biệt trong xã hội. Cũng giống các ngành khác, cán bộ hoạt động
trong lĩnh vực tuyên truyền phải được đào tạo nghề. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường căn dặn: “cán bộ là gốc của mọi công việc”2 và “Muôn việc thành
công hay thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém”. Như vậy, theo quan điểm của
Người, phương pháp tuyên truyền được thực hiện sáng tạo hay sáo mòn, xét đến
cùng phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ tư tưởng. Hoạt động tuyên truyền
thành công hay thất bại phần lớn do chất lượng cán bộ tư tưởng quy định.
Vấn đề đặt ra là, Đảng phải xây dựng kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán
bộ tư tưởng. Khi tuyển chọn cán bộ về Ban Tuyên giáo cần chú ý cả tiêu
chuẩn phẩm chất và năng lực, đặc biệt là năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Trước hết, cán bộ tư tưởng phải có năng lực nói và viết khá, giỏi và phải có
sức hấp dẫn, chinh phụ được đối tượng. Phải biết lắng nghe ý kiến của quần
chúng nhân dân, có phong cách làm việc dân chủ, có khả năng đối thoại trực
tiếp với các đối tượng về những vấn đề tuyên truyền. Hiểu biết tâm tư, nguyện
vọng và tâm lý của các loại đối tượng tuyên truyền và có trình độ văn hóa cao
trong ứng xử, giao tiếp để lôi cuốn đối tượng tham gia vào các quá trình tư
tưởng và thực hiện phù hợp với các phương pháp tuyên truyền. Có năng lực
nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, nhất là năng lực nghiên cứu phát
hiện các vấn đề tư tưởng, các khuynh hướng tư tưởng nảy sinh trong đời sống
xã hội. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy về giải pháp có hiệu quả để định
hướng tư tưởng và hành động của quần chúng nhân dân. Đảng và Nhà nước
cũng cần có chính sách riêng, giúp cho cơ quan tuyên giáo có thể cử tuyển
những cán bộ người dân tộc, đào tạo họ trở thành cán bộ tư tưởng của Đảng.
Để đạt được những tiêu chuẩn nghiệp vụ như trên, các cấp ủy Đảng cần quy
định chế độ học tập, bồi dưỡng bắt buộc đối với cán bộ tư tưởng và lãnh đạo


2

Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, T5, tr. 269.

22


tốt việc lựa chọn cán bộ gửi đi đào tạo đúng địa chỉ, học đúng nghề cần đào
tạo: ngành chính trị học - chuyên ngành công tác tư tưởng.
Thứ tư, lãnh đạo kiện toàn Ban Tuyên giáo các cấp. Để kiện toàn Ban
Tuyên giáo các cấp, trước hết phải xác định đúng chức năng, nhiệm vụ của
Ban. Quy định rõ mối quan hệ giữa Ban Tuyên giáo cấp trên và Ban Tuyên
giáo cấp dưới, giữa Ban Tuyên giáo với các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã
hội, thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục. Sớm khắc phục tình trạng
thiếu sự thống nhất về tên gọi như: Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương; Ban
Tuyên giáo tỉnh; Ban Tuyên giáo huyện, có nhiều tổ chức vẫn gọi là Ban
Tuyên huấn, Phòng Tuyên huấn…
Muốn vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương pháp tuyên truyền Hồ Chí
Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền cho cán bộ tư tưởng, cơ quan
đảng phải lãnh đạo việc kiện toàn lại cơ cấu tổ chức và cán bộ ở Ban Tuyên
giáo theo hướng: đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, trẻ hóa đội ngũ cán bộ và
chuyên sâu, tinh gọn để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới.
Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện do một đồng chí Thường vụ trực tiếp làm Trưởng
ban. Ban Tuyên giáo tỉnh nên có ba Phó trưởng ban phụ trách các mảng cơng
tác khác nhau và nhanh chóng khắc phục tình trạng số lượng Phó Trưởng ban
khơng thống nhất giữa các tỉnh (có tỉnh bố trí 5 Phó trưởng ban, có tỉnh chỉ bố
trí 1 Phó trưởng ban). Ban Tun giáo tỉnh khơng nên làm việc theo chế độ
chuyên viên mà cần thành lập các phịng chức năng để nâng cao hiệu quả
cơng tác theo hướng chuyên sâu. Số lượng cán bộ ở Ban Tuyên giáo tỉnh nên
có từ 25 - 30 người, cán bộ ở Ban Tuyên giáo huyện nên có từ 5 - 7 người.

Nhưng trong giai đoạn hiện nay, yếu tố chất lượng cán bộ giữ vai trò quan
trọng hàng đầu. Chất lượng cán bộ cao mới có điều kiện xây dựng đội ngũ
theo hướng tinh, gọn, chuyên sâu. Chất lượng cán bộ cao mới có điều kiện
cho họ đổi mới và sáng tạo ra những phương pháp tuyên truyền phù hợp với
đối tượng mới, hoàn cảnh mới. Muốn kiện toàn Ban Tuyên giáo theo hướng
này, các cấp ủy Đảng cần chỉ đạo các phòng, ban, chức năng phát hiện, lựa
23


chọn chính xác những cán bộ trẻ phẩm chất chính trị, có năng lực hoạt động
tun truyền, có trình độ ngoại ngữ, tin học và được đào tạo cơ bản về nghề
nghiệp để điều động về Ban Tuyên giáo. Đồng thời kiên quyết đưa ra khỏi
Ban Tuyên giáo những cán bộ yếu kém, khơng hồn thành được nhiệm vụ
tun truyền trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ năm, lãnh đạo việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho
việc đổi mới phương pháp tuyên truyền. Sinh thời, Hồ Chí Minh cũng hết sức
chú ý đến việc sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại để đổi mới phương
pháp tuyên truyền. Chẳng hạn, những năm tháng hoạt động tại Pari, ngoài
việc sử dụng diễn đàn tại các hội nghị, các buổi míttinh, Hồ Chí Minh đã khai
thác ưu thế của phương tiện tuyên truyền hiện đại như báo chí. Khi truyền bá
chủ nghĩa Mác - Lênin về nước và vận động, tổ chức đấu tranh cách mạng,
Người lại triệt để sử dụng phương pháp tun truyền bằng ngơn ngữ nói có
kết hợp với các hình thức khác. Nhưng ngay sau khi giành được độc lập dân
tộc, Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam (tháng
9/1945), sắc lệnh về việc nộp lưu chiểu văn hóa phẩm (tháng 1/1946) tạo cơ
sở để xây dựng kho lưu trữ quốc gia phục vụ cho công tác tuyên truyền tại
Thư viện quốc gia Việt Nam. Đồng thời, Người còn tổ chức, xây dựng hệ
thống thơng tin, báo chí, điện ảnh… để phục vụ cho hoạt động tuyên truyền.
Như vậy, Hồ Chí Minh đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp
truyền thống với các phương pháp hiện đại, khi có điều kiện Người không bỏ

lỡ cơ hội sử dụng và phát huy ưu thế của các phương pháp hiện đại.
Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ
thuật phục vụ cho hoạt động tuyên truyền ở Ban Tuyên giáo tỉnh, huyện quá
nghèo nàn, lạc hậu. Thông tin là điều kiện cần thiết để cán bộ tư tưởng tích
lũy kinh nghiệm, tiếp thu tri thức mới, nhất là tri thức về phương pháp,
phương tiện tuyên truyền trong hoàn cảnh mới. Nhưng ở Ban Tuyên giáo,
nhất là ở cấp huyện hầu như không đáp ứng được yêu cầu. Nhiều Ban Tuyên
giáo huyện chỉ có một tờ báo Nhân dân, một tờ báo của tỉnh, một cuốn tạp chí
24


Tư tưởng văn hóa, một cuốn tạp chí Xây dựng Đảng. Nhiều phương tiện cần
thiết cho hoạt động nghề nghiệp của cán bộ tư tưởng như máy ảnh, camera,
máy ghi âm, máy vi tính… hầu như khơng có. Đặc biệt, các loại sách, tài liệu
tham khảo cung cấp thông tin về lý luận và nghiệp vụ không đủ. Trong xã hội
hiện đại, những thành tựu của khoa học công nghệ ngày càng được áp dụng
rộng rãi trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và tác động mạnh đến
hoạt động thông tin tuyên truyền. Các thế lực thù địch với Việt Nam đã và
đang lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, sử dụng những phương thức
tuyên truyền mới để tác động phản tuyên truyền như: dùng fax, phỏng vấn
qua điện thoại, sử dụng mạng Internet… trong khi các phương tiện, điều kiện
tuyên truyền của cán bộ tư tưởng ở nước ta lại quá thiếu thốn và lạc hậu. Thời
đại ngày nay là thời đại bùng nổ thông tin, các phương tiện tuyên truyền hiện
đại phát triển nhanh chóng với quy mơ, phạm vi tác động rất rộng lớn. Cán bộ
tư tưởng cấp tỉnh, huyện cần được trang bị các phương tiện tuyên truyền hiện
đại và được đào tạo về phương pháp sử dụng các phương tiện này để trên cơ
sở đó mà vận dụng sáng tạo trong thực tiễn tuyên truyền. Vì thế, cấp ủy Đảng
phải lãnh đạo, chỉ đạo việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt
động tuyên truyền, từng bước hiện đại hóa hoạt động tuyên truyền.
Như vậy, muốn vận dụng phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi

mới phương pháp tuyên truyền cho cán bộ tư tưởng cần cung cấp cơ sở vật chất
và trang bị các phương tiện kỹ thuật cho Ban Tuyên giáo các cấp. Chỉ có đổi mới
tư duy về việc xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật như thế, cán bộ tư
tưởng mới có điều kiện nắm bắt, làm chủ các phương tiện tuyên truyền hiện đại và
khai thác, phát huy hết ưu thế của các phương tiện tuyên truyền truyền thống. Trên
cơ sở đó mà hiện đại hóa và từng bước vận dụng, đổi mới phương pháp tuyên
truyền theo phương pháp Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện mới.
Trên đây là những giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng phương pháp
tuyên truyền Hồ Chí Minh để đổi mới phương pháp tuyên truyền của đội ngũ
cán bộ tư tưởng của Đảng hiện nay. Những giải pháp này bao gồm giải pháp
về nghiên cứu, học tập; về nâng cao trình độ, năng lực; về đào tạo, giáo dục
25


×