Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.63 KB, 4 trang )
Thăm đền Hùng vào
ngày Giỗ tổ
Hằng năm, đến ngày Giỗ tổ Hùng Vương, chúng tôi thường rủ
nhau về thắp hương tưởng niệm các Vua Hùng; ngắm phong cảnh
một vùng trung du cổ kính, thân thuộc.
Dù nhiều thứ đã đổi thay, nhưng vẫn còn đây những vạt rừng cọ già
nua cao vút, tán xanh rợp, những lũy tre bao quanh những chòm xóm
mái ngói xám xịt, mái lá cọ xác xơ, với những giếng thơi xây bằng đá
ong ở đầu làng nước trong vắt, mùa hè chỉ nhấp một ngụm đã mát đến
tận tim gan
Để cõi lòng được thanh thản, tự tại, không gì thích thú hơn là ngắm
núi Nghĩa Lĩnh từ xa xa. Ngọn núi uy nghiêm trầm mặc, phủ một làn
mưa sương bồng bềnh, thoắt ẩn thoắt hiện ngôi đền Thượng, gọi là
Điện Kính Thiên (nơi thờ trời, đất, thánh thần). Tiếp đó là 99 ngọn núi
nối nhau về mạn bắc tượng trưng cho đàn voi trận oai phong, phủ
phục hướng về Nghĩa Lĩnh, khi đất nước đã thái bình.
Ngày nay, tất cả những gì liên quan đến thời đại Vua Hùng không còn
là “huyền thoại” nữa mà đã trở thành lịch sử vàng son - cội nguồn của
dân tộc, bắt đầu từ nhà nước Văn Lang. Cũng bởi vậy, ngày Giỗ tổ
Hùng Vương đã trở thành Quốc lễ của nước nhà
Dân gian ngày nay có quan niệm, những nơi thờ phụng thánh thần,
phật tổ, vua chúa có bề dầy lịch sử là rất thiêng liêng. Có lẽ vì vậy,
mỗi người đến đây đều mang theo ước vọng: Cầu mong thánh thần
phù hộ cho mình, đại gia đình được “bình yên, phúc lộc, ăn nên làm