ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN 200 CHỮ
ĐỀ
BÀI:
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống
“không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Bài
làm
“To be or not to be?” - cuộc sống là một chuỗi hành trình để ta điểm tơ thêm cho
câu trả lời về giá trị sống của bản thân. Rằng ta đã sống? Hay quan trọng hơn đó là
đã sống như thế nào? Đi tìm câu trả lời ấy, nhìn lại chiếc gương soi về bản thân,
dường như một góc tuổi trẻ, đó là sự chai lỳ, lười biếng và đặc biệt là sự không
chịu thay đổi đã dẫn đến nhiều tác hại và hậu quả xấu. Lối sống “khơng chịu thay
đổi” là lối sống trì trệ, bảo thủ, ngại va chạm, không chịu tiếp thu cái mới, chỉ hoài
niệm về quá khứ. Lối sống này đang tồn tại ở một bộ phận giới trẻ. Không chịu
thay đổi mang lại nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, khiến con
người trở thành cái bóng của người khác, không thực hiện các mục tiêu trong cuộc
đời, dễ gặp thất bại, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội...Con người
không chịu thay đổi, tuy nhiên mọi thứ xung quanh ta thì ln ln khơng ngừng
vận động phát triển. Trì trệ, bảo thủ sẽ chỉ biến ta trở thành những kẻ tụt hậu, hạn
hẹp, mãi núp mình dưới một vỏ bọc cố định, kìm hãm khả năng phát triển, khơng
có cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân mình. Người phụ nữ bị coi là “xấu nhất
thế giới” Lizzie Velasquez, ta không thể không khâm phục sự dũng cảm và bản lĩnh
sống của người phụ nữ này. Cô không chọn việc cố gắng phẫu thuật, cơ khơng chọn
cách đầu hàng tạo hóa mà ln vươn lên trở thành một trong những người phụ nữ
truyền cảm hứng nhất về hành trình thay đổi bản thân chiến thắng hồn cảnh bằng
sự thay đổi “phù hợp” của mình. Đáng phê phán biết bao về một bộ phận giới trẻ
lười suy nghĩ, lười dấn thân, luôn đi theo lối mòn, ỷ lại vào sự giúp đỡ của người
khác. Cuộc sống với đường đua đầy trở ngại, thử thách, những thử thách khơng hề
giống nhau, chính vì vậy ta cần thay đổi, thay đổi chính mình, suy nghĩ, cách sống,
hành vi của bản thân cho phù hợp với hoàn cảnh và để có một cái tơi sống linh hoạt
với một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa nhất.
Đề bài: Viết đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói: “Đứa bé
muốn hái sao, cô độc là môn học bắt buộc của chúng, ta khơng sợ chính mình nỗ
lực rồi khơng ưu tú, ta chỉ sợ người ưu tú hơn ta còn nỗ lực hơn ta” - Lư Tư Hạo
Bài
làm
17 tuổi đứng trước bước ngoặt lớn của cuộc đời, nhiều người phân vân giữa ước
mơ và sự sắp xếp của gia đình. Nhưng tơi nghĩ rằng chẳng điều gì tuyệt vời hơn
mình được sống là chính mình, được theo đuổi đam mê của mình dẫu cho đôi lúc
phải cô độc. Những lúc như thế này tơi lại nhớ đến câu nói của Lư Tư Hạo từng
chia sẻ trong một cuốn sách: “Đứa bé muốn hái sao, cô độc là môn học bắt buộc
của chúng, ta khơng sợ chính mình nỗ lực rồi khơng ưu tú, ta chỉ sợ người ưu tú
hơn ta còn nỗ lực hơn ta”. Hái sao ở đây chúng ta có thể hiểu là những ước mơ,
đam mê của mỗi người và những điều đó rất khó khăn để thực hiện. Cịn người nỗ
lực là người khơng bao giờ từ bỏ, luôn cố gắng và thực hiện thử thách dẫu cho có
bao nhiêu khó khăn. Ưu tú chính là một người có vẻ đẹp phẩm chất tốt đẹp, biết
lắng nghe và thay đổi bản thân. Dám theo đuổi ước mơ là dám chấp nhận sự cơ độc
bởi gia đình, thầy cơ sẽ không thể nào đồng hành, bao bọc, che chở cho chúng ta
mãi mãi. Trong hành chính theo đuổi đam mê, không chỉ phải chịu sự cô độc mà
chúng ta còn phải dám đối mặt, dám chấp nhận thất bại và dám thay đổi bản thân
mình. Đơn giản là vì trong một chặng đua, bạn nỗ lực 1 thì đối thủ nỗ lực 10, bạn
ưu tú 1 thì đối thủ ưu tú 10. Vậy nên khơng có lý do gì khiến bạn trì hỗn bản thân
mình, khơng có lý do gì khiến bạn từ bỏ và khơng chịu cố gắng cả. Tôi bỗng nhớ về
câu chuyện của chàng rapper Đen Vâu - từ một người công nhân dọn rác đến rapper
nổi tiếng Việt Nam. Đó là một hành trình dài hơn 7 năm, với tình yêu, sự đam mê
mãnh liệt với âm nhạc đã khiến chàng công nhân ấy chưa khi nào bỏ cuộc, chưa khi
nào ngừng cố gắng. Để rồi Đen khơng cịn cơ độc trong con đường của mình nữa
mà đã có hàng triệu khán giả ln ủng hộ anh và lắng nghe âm nhạc của anh. Là
một người trẻ đang đứng giữa những lựa chọn, những giấc mơ của mình tơi nghĩ
rằng chúng ta hãy chấp nhận sự cô độc để rồi tiếp bước trên con đường của mình và
hãy “Lấy đam mê làm ánh mặt trời, để tâm hồn này không mất phương hướng”.
Đề bài: Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày quan điểm của anh/chị về
câu nói sau “Đơi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể
là
con
đường
mới”
Bài
làm:
Cuộc sống của mỗi người đơi lúc không phải luôn bằng phẳng, đi qua những con
đường đầy hoa hồng. Con người phải trải qua muôn vàn những khó khăn, thử thách
và “đơi khi có thể bạn đi nhầm đường, nhưng nếu bạn vẫn cứ đi, nó có thể là con
đường mới”. Đó là một câu danh ngơn đầy ý nghĩa về nghị lực tiến về phía trước,
sự chăm chỉ, cố gắng không ngừng nghỉ của mỗi cá nhân. Khi khơng có bản đồ chỉ
đường, khi khơng có những bản chỉ dẫn, đích đến là tương lai phía trước và con
người ln cố gắng tìm tịi, sáng tạo để tìm ra con đường đi cho bản thân. Mỗi một
chúng ta đều có mục tiêu, ước mơ mà chúng ta theo đuổi. Trên chuyến hành trình
dài đó, ta gặp mn vàn những khó khăn, sự áp lực và khi phải đối mặt với những
điều đó và con người chúng ta ln có thiên hướng chán nản, nhụt chí, muốn gục
ngã trước những sóng gió và chỉ khi đó chúng ta mới cảm thấy bản thân đang đi sai
đường. Có lẽ cơng việc mà bạn đang làm q sức, không phù hợp với bản thân,
cảm thấy dành hết 100% sức lực của sự cố gắng nhưng kết quả vẫn như một con số
khơng trịn trịa. Nhưng hãy tin rằng chỉ cần bạn dám đứng lên, tiếp tục bước đi thì
có thể đó sẽ là một con đường mới. Khi có động lực, có sự cố gắng, cứ vươn lên,
khắc phục mọi thiếu sót của bản thân và sẵn sàng để tiếp bước trong những lúc khó
khăn, có những quyết định đúng đắn thì sẽ có một cánh cửa mới mở ra sẽ làm bạn
bất ngờ và mang lại những giá trị tốt đẹp cho bản thân. Đã có biết bao nhiêu người
đi theo con đường như thế này. Chúng ta nhớ đến Mark Zuckerberg- người đã sáng
lập ra Facebook, là một tấm gương sáng để chúng ta học hỏi. Mặc dù đã có nhiều
lần muốn dừng chân lại vì sự khó khăn, sự áp lực mà anh phải trải qua trong suốt
chặng đường sự nghiệp. Bao nhiêu lời ra tiếng nói về việc anh bỏ đại học Harvard,
từ bỏ sự nghiệp của một vận động viên để đi theo ước mơ mà mình theo đuổi. Bằng
ý chí, sự quyết tâm khơng ngừng nghỉ của mình mà bây giờ anh đã thành công
trong sự nghiệp khi chưa đến tuổi 30. Tất cả những thiên tài đi đến thành công đều
luôn phải trải qua những khó khăn, thử thách trong cuộc sống để rồi chính những
lúc vấp ngã, những lúc chán nản đó họ lại tìm ra cho mình những động lực, sự cố
gắng để đạt được những mong ước của bản thân. Muốn đạt đến vinh quang thì phải
nghĩ đến những cái nhỏ bé trước, dám bước tiếp mỗi khi bóng tối dần chiếu xuống.
Đã có những lần tơi tự hỏi: “Bản thân có dám đủ mạnh mẽ để tự bước đi trên con
đường mà mình đã chọn khơng? Và khi gặp những khó khăn như thế thì có lùi lại
từ bỏ niềm đam mê, mơ ước của mình để dừng lại cuộc hành trình đó khơng”. Tơi
nghĩ nếu như bản thân không dám phá bỏ mọi trở ngại, không dám va chạm, chỉ ở
trong vùng an toàn của bản thân thì sẽ ln lạc hậu và dần trở nên tự ti không dám
làm gì trước những thách thức đó. Tuổi trẻ chúng ta hãy ln sáng tạo, tìm những
hướng đi mới cho bản thân để mỗi ngày ln hồn thiện chính mình và có niềm tin
trong cuộc sống. Cố gắng, bền bỉ, kiên trì khơng ngừng nghỉ để tìm cho mình
những con đường tương lai tốt đẹp ở phía trước.
Đề bài: “Câu khẩu hiệu của Nike là: Just do it. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì
tuổi trẻ chỉ có một lần” - Trích cuốn “Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu” - Rosie Nguyễn.
Viết một đoạn văn suy nghĩ 200 chữ về câu nói trên.
Bài
làm
Đã bao giờ bạn có ý định hoặc đã từng từ bỏ ước mơ của mình chỉ vì những lời chê
bai của người khác? Nếu đến bây giờ bạn vẫn có ý định như vậy thì hãy nhớ rằng:
“Câu khẩu hiệu của Nike là: Just do it. Hãy làm đi. Làm bất cứ điều gì. Vì tuổi trẻ
chỉ có một lần”. “Just do it” - slogan này được hiểu như một lời khuyến khích hay
thúc đẩy người ta hãy cứ tiến lên và làm điều mình thích. Tuổi trẻ là tuổi của những
hồi bão, mơ ước, khát vọng vì vậy đừng từ bỏ chỉ vài ba lời nói của người khác.
Sẽ chẳng thể nào định giá được ước mơ của mỗi người vì chúng ta sinh ra với mỗi
bản thể khác nhau, với sứ mệnh khác nhau. Có người mơ một cuộc sống giản dị,
bình n; có người mơ trở thành bác sĩ, nhà báo hay làm giáo viên đi “xóa mù chữ”
cho đồng bào dân tộc,... Cuộc sống này 10 người thì cả 10 ý kiến cá nhau vì vậy mà
ta khơng thể sống và làm hài lòng tất cả mọi người được hãy cứ dũng cảm, tiến về
phía trước. Chúng ta từng biết đến câu chuyện của chàng trai trẻ Khang A Tủa - “2
triệu đồng, cây cầu khỉ và hành trình lạ lùng đến Đại học FulBright của chàng trai
H’Mơng”. Sinh ra ở nơi rẻo cao, sống trong môi trường thiếu thốn về điều kiện vật
chất nhưng chàng trai ấy đã mạnh mẽ, nỗ lực theo đuổi con đường tri thức của
mình. Rất nhiều người trong hồn cảnh đó thường sẽ lựa chọn ở nhà lấy vợ, làm
việc trên nương rẫy thay vì đi học, đi tìm tri thức. Bởi vậy hãy cứ tiến lên, phá vỡ
mọi rào cản và trở thành phiên bản ưu tú nhất của chính mình. Tuổi 17 tôi đã từng
quyết tâm theo đuổi và lựa chọn trường Báo mặc kệ sự khuyên bảo, ngăn cản của
nhiều người từ gia đình đến thầy cơ. Để giờ đây tơi đã khơng hề hối hận với những
gì mà mình làm. Gửi đến bạn - những người trẻ cịn đang loay hoay, lo sợ về những
lời phán xét của người khác đó là hãy mạnh mẽ, dũng cảm lên, tiếp bước về phía
trước thành cơng nhất định sẽ mỉm cười với bạn.
Đề bài: Anh/chị hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói: “Ước mơ, làm thế nào
để
tìm
ra”.
Bài
làm
17 tuổi - tuổi của ước mơ, của hoài bão, của những khát vọng lớn. Nhưng liệu có ai
bước vào tuổi 17 cũng đã tìm được ước mơ cho chính mình hay chưa? Câu trả lời
chắc chắn là chưa, có lẽ vì thế mà chúng ta vẫn thường hỏi nhau rằng: “Ước mơ
làm thế nào để tìm ra”. Ước mơ là những điều tốt đẹp mà mỗi người chúng ta khát
vọng, mong muốn đạt được. Ước mơ cũng có thể là những điều hình tượng hoặc
trừu tượng. Khi bản thân thiếu thốn một điều gì đó trong cuộc sống, bạn ln ước
muốn có được. Ở mỗi độ tuổi, mỗi hồn cảnh sống thì con người lại theo đuổi
những ước mơ riêng. Năm 4 tuổi mang trong mình mơ ước trở thành cơng chúa, trở
thành anh hùng siêu nhân; năm lên 10 mơ ước dần lớn lên đó làm bác sĩ, giáo viên,
cơng an; năm 17 tuổi mơ ước đỗ vào ngôi trường Đại học mình thích;... Dẫu cho ở
độ tuổi nào, dẫu cho chúng ta có xuất thân như thế nào thì ước mơ đều là thứ chúng
ta theo đuổi nhưng để tìm ra được ước mơ thì cần thời gian, cần sự va vấp, cần trải
nghiệm ta mới có thể tìm ra được. Ước mơ khơng ở đâu xa nó nằm ở những mong
muốn của chúng ta ở khoảng thời gian đó. Chúng ta biết tới câu chuyện của Walt
Disney - con thứ tư trong một gia đình nơng dân nghèo, cha nghiện rượu, bài bạc.
Sáu tuổi đã phải ra đồng làm việc. Mê vẽ nhưng vì khơng có tiền nên ơng dùng
than để vẽ lên giấy vệ sinh. Sau này cái tên W. Disney đã trở nên nổi tiếng thế giới
với những bộ phim hoạt hình đỉnh cao. W. D đã từng nói về mơ ước rằng: “Mơ về
những điều có thể đến dựa trên niềm tin vào bản thân và những giá trị của chính
mình”. Hy vọng chúng ta của năm 17 tuổi hay là chúng ta của sau này đều sẽ tự
mình trả lời được câu hỏi: “Ước mơ, tìm ở đâu ra”. Chỉ cần trái tim cịn đang đập
những nhịp ngân rung thì chúng ta cịn mơ bởi “... sẽ thật tệ nếu bỏ đi niềm mơ mà
sống. Cặm cụi đi suốt cuộc đời rồi trở ra biển ra sông”
Đề: Nữ nhà văn người Mỹ Harper Lee, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giết con
chim nhại”: “ Con sẽ không bao giờ thực sự hiểu được một người cho đến khi nào
con nhìn mọi việc từ góc nhìn người đó”. Anh/ chị hãy viết đoạn văn 200 chữ suy
nghĩ
về
câu
nói
trên.
Bài
làm
Nữ nhà văn người Mỹ Harper Lee, tác giả cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Giết con
chim nhại” đã gửi gắm thông điệp ý nghĩa: “Con sẽ không bao giờ thực sự hiểu
được một người cho đến khi nào con nhìn mọi việc từ góc nhìn người đó”. Một
thơng điệp về cách nhìn. Thật vậy, cuộc sống thì đa sự con người thì đa đoan, mỗi
người một hồn cảnh, khơng ai giống ai nên từ góc nhìn khác nhau sẽ dẫn đến việc
làm cách sống khác nhau. Chúng ta không thể lấy góc nhìn – cách nhìn nhận, đánh
giá, suy nghĩ của người ở tầng lớp thượng lưu để nói cái khổ của người nghèo. Bởi
mỗi một hành động, việc làm của mỗi người đều xuất phát từ góc nhìn. Bạn thấy
bông hoa hồng kia thật nhiều gai, tôi lại thấy thật tuyệt khi hoa có thể nở trên thân
cây đầy gai đó; bạn muốn thay đổi thế giới, bay thật cao, đi thật xa là hạnh phúc
cịn tơi thích những thứ bình dị, gần gũi,… Vậy nên đừng bao giờ vội vàng mà
buông lời đánh giá người khác khi chưa hiểu, chưa đặt mình vào họ. Thật đáng
buồn khi nhiều kẻ tự cho mình là trung tâm của mọi thứ, luôn lên tiếng phán xét
người khác khi chưa rõ thông tin. Điển hình là trên mạng xã hội, những thơng tin từ
một phía tràn lan và những người đã từng là nạn nhân nay lại thành tội phạm, kẻ
đáng tội lại là nạn nhân… thật giả đan xen, trắng đen lẫn lộn. Cuộc sống càng xô
bồ, phát triển chúng ta càng cần phải có cái nhìn đúng, cái đầu lạnh, cùng bản lĩnh
trí tuệ mới đi đến thành cơng. Thơng điệp từ câu nói của tác giả người Mỹ đã đưa
đến cho tơi bài học q giá về cách nhìn, cách nghĩ về mọi thứ xung quanh từ đó để
hành động tốt hơn, nhận thức tốt hơn. Hiểu được người khác qua góc nhìn của họ
khơng chỉ giúp chúng ta sống tốt hơn mà còn giúp người khác, giúp xã hội tốt đẹp,
hạnh phúc hơn.
Đề bài: Anh/ chị hãy viết đoạn văn NLXH 200 chữ bàn về vấn đề “Con người Việt
Nam tuy nhỏ bé nhưng lại có thể làm những điều lớn lao hết sức phi thường”
Bài
làm:
“Con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại có thể làm những điều lớn lao hết sức
phi thường”, tôi đã rất ấn tượng, tự hào và xúc động khi nghe câu nói này. Con
người Việt Nam tuy nhỏ bé, đất nước tuy không rộng lớn nhưng một quốc gia “đất
không rộng người không đông” đã làm nên “những điều lớn lao hết sức phi
thường”, những điều tưởng chừng như khó thực hiện, khơng có thực: chiến thắng
hai đế quốc hùng mạnh Pháp - Mĩ, làm chấn động địa cầu; phòng chống đại dịch
Covid - 19 một cách hiệu quả… Tại sao con người Việt Nam lại có thể làm những
điều phi thường như vậy? Phải chăng, nhờ tinh thần đồn kết, ý chí quyết tâm
chung sức chung lòng, ý thức tốt của người dân, song song với đó là đường lối chỉ
đạo của Đảng và Nhà nước…? Đó là hình ảnh những người lãnh đạo tuyến đầu
trong cơng tác phịng chống dịch hối hả, mệt mỏi mở cuộc họp giữa đêm khi có ca
nhiễm mới; là việc đưa hàng nghìn đồng bào về nước; là những cây “ATM gạo”; là
hình ảnh những bác sĩ áo trắng, những chú bộ đội, cơng an; những người dân có
trách nhiệm có kỷ luật, có ý thức tốt trong phịng chống dịch...Ấy vậy mà, thật
buồn khi vẫn có những người xuyên tạc, chống lại đất nước, hay trong đại dịch lại
có ý thức kém khi trốn cách ly làm bệnh dịch lây lan cộng đồng… thật là những
con người đáng bị lên án. Chính vì “những điều phi thường” mà ông cha, các anh
hùng đã làm nên những trang sử vẻ vang, những kết quả tốt đã đạt được, tôi lại ý
thức về trách nhiệm của bản thân. Là một công dân nước Viêtj Nam tôi sẽ luôn giữ
vững và phát huy cao độ tinh thần truyền thống, khả năng của bản thân để góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh văn minh.Cịn bạn thì sao? Trong khi dịch
bệnh đang diễn biến phức tạp như thế này?
Đề bài: Anh/chị có suy nghĩ gì về câu nói: “Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật, có
những nỗi đau phải xảy ra để tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra” - Sư
Thầy
trong
phim
“Bố
Già”
Bài
làm
Cuộc sống là những mảnh ghép đa màu sắc, sự vật, có màu hồng của hạnh phúc,
màu xanh của sự sống nhưng cũng có màu xám của tuyệt vọng, màu đen của khổ
đau… đa sự, đa đoan như thế… Tại sao chúng ta cứ tìm kiếm hạnh phúc, vui vẻ mà
quên mất rằng trong những nỗi đau cũng ẩn chứa điều kỳ diệu? Phải chăng đúng
như câu nói “Hãy trả lại sự cân bằng cho vạn vật, có những nỗi đau phải xảy ra để
tạo tiền đề cho những điều tốt đẹp được xảy ra”. Câu nói đã khẳng định giá trị của
nỗi đau - bất hạnh, khổ sở,... là điều cần thiết để tồn tại trong cuộc sống này. Nỗi
đau trực tiếp thức tỉnh chúng ta phải nhìn lại đời mình, xem những giá trị mình theo
đuổi có thực sự quan trọng như mình nghĩ hay khơng? Nó cũng dạy chúng ta biết
dừng lại để nhìn thấy rõ đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là giá trị chân chính của
đời sống. Sau mỗi lần nếm trải nỗi đau ta lại có thêm bài học, kinh nghiệm để có
chuẩn bị tốt hơn tạo tiền đề cho tương lai. Nếu chúng ta suy nghĩ kĩ thì sẽ thấy tại
sao Phật lại nói về khổ đế (sự thật về khổ), là một trong “Tứ diệu đế” trong bài
giảng đầu tiên. Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở
chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền. Có bao giờ bạn thắc
mắc kim cương và than chì đều hình thành từ nguyên tố Cacbon nhưng lại có giá trị
khác nhau? Bởi kim cương bị nén ở độ sâu hơn 1000km, chịu áp suất 900
Giapascal,... để nó kết tinh được vẻ đẹp và giá trị như vậy. Beethoven là nhà soạn
nhạc thiên tài, ông bị khiếm thính nhưng ơng đã trở thành nhà soạn nhạc vĩ đại, nổi
tiếng thế giới. Phải chăng “có những nỗi đau phải xảy ra để tạo tiền đề cho những
điều tốt đẹp được xảy ra”? Thế mà, nhiều người lại không biết cách học hỏi từ nỗi
đau, những lúc gặp khó khăn lại bỏ cuộc và ln chán nản, mà khơng biết nó là
món q từ cuộc sống. Tất nhiên khơng phải vì thế mà lúc nào cũng lao đầu vào nỗi
đau, mà nên biết cân bằng cuộc sống, để có thể sống một cách đầy trọn vẹn. Riêng
bản thân tôi, đã rút ra được bài học hành động và nhận thức để có thể hồn thiện
bản thân trên con đường mình đã chọn. Cịn bạn thì sao?
Đề bài: Viết 1 đoạn văn 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về trích dẫn:
“Khơng quan trọng bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng dừng lại”
Bài
làm
Như ngọn đèn dẫn lối, tơi đã được đón nhận một bài học thơng điệp có ý nghĩa qua
trích dẫn: “Khơng quan trọng bạn đi chậm thế nào, miễn là đừng dừng lại”. “Đi
chậm” muốn nói tới khoảnh khắc chúng ta đối mặt với những thách thức nhưng vẫn
tiếp tục kiên trì, trái ngược với nó “dừng lại” là bỏ cuộc. Đối với tơi, câu nói đó
giống như một lọ thần dược tin thần đẩy tơi về phía trước, khơng ngừng nỗ lực, dạy
cho tơi bài học về sự kiên trì để đi đến thành cơng. Trong cuộc sống, khó khăn, thử
thách là điều chúng ta buộc phải đối mặt. Trước những khoảnh khắc ấy, bạn hãy giữ
cho mình lịng kiên trì và quyết tâm, bởi kiên trì và lịng quyết tâm ấy chính là ngọn
lửa soi đường cho chúng ta. Qua mỗi lần như vậy, chúng ta nhìn thấu mình, hiểu
hơn khả năng tiềm tàng của mình, có động lực mạnh mẽ hơn để tiến về phía trước.
Tơi đã từng nghe qua những câu chuyện về lịng kiên trì của những người nổi tiếng
và để lại nhiều ấn tượng nhất với tơi là Michael Jordan - cầu thủ bóng rổ nổi tiếng
nhất thế giới. Khi cịn là một đứa trẻ ơng đã u thích bóng rổ nhưng khơng một
huấn luyện viên nào muốn nhận ơng vì ơng q thấp. Ơng đã bị từ chối bởi chính
đội bóng trường trung học của mình. Khơng biết nản lịng Jordan vẫn tiếp tục tiến
về phía trước và định nghĩa thành cơng thơng qua tất cả những thất bại mà mình đã
trải qua. Câu chuyện ấy và bài học từ trích dẫn cho tơi thêm động lực để tiến về
phía trước. Đó là kim chỉ nam để trong suốt 12 năm học tơi đều có cho mình những
thành tích học tập tốt, những giải thưởng. Tơi đã lớn lên cùng với lịng kiên trì và
quyết tâm nhiều như vậy bởi tôi biết rằng, chỉ cần mình đi, phía trước nhất định là
đường. Cuộc sống này vốn dĩ ln cơng bằng với những người kiên trì và nỗ lực,
tơi ln tin vào điều đó, giống như việc tin vào nỗ lực trong suốt 12 năm qua của
mình sẽ được đền đáp xứng đáng. Tơi cũng tin, bạn cũng đang có niềm tin giống tơi
đúng khơng? Hãy luôn khắc ghi bài học này bạn nhé: “Không quan trọng bạn đi
chậm thế nào, miễn là đừng dừng lại”
Đề bài: Viết 1 đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chị về trích
dẫn: “Nếu khơng học cách cúi đầu, khơng bao giờ bạn có thể ngẩng cao đầu.”
Bài
làm
Tuổi thơ tơi gắn liền bên hình ảnh bơng lúa vàng, những nhành lúa trĩu bơng
nghiêng mình khơng chỉ là hình ảnh nhắc nhở tơi về những nhọc nhằn của mẹ mà
cịn là bài học vơ cùng đáng trân trọng trong cuộc đời. Đó là “Nếu khơng học cách
cúi đầu, khơng bao giờ bạn có thể ngẩng cao đầu.” – Trích dẫn đem đến bài học về
sự khiêm tốn hay chính là chữ “nhẫn” trong cuộc sống. Cúi đầu ở đây có thể hiểu là
hành động thể hiện sự khiêm tốn, thái độ tôn trọng người khác, ngẩng cao đầu ở
đây là tư thế thể hiện sự thành cơng trong cơng việc, có thể tự tin trước mọi người
xung quanh. Trích dẫn này gửi gắm một thơng điệp đáng trân trọng: Nếu bạn muốn
có được thành cơng, bạn ln phải biết khiêm tốn. Đó là thái độ khơng kiêu căng tự
phụ, biết mình là ai, biết tơn trọng và nhún nhường người khác trước mọi việc.
Trước cuộc sống nhiều biến động, khiêm tốn cịn giúp chúng ta có được sức mạnh,
sự tự tin, lạc quan, cũng như làm phong phú thêm kiến thức, kinh nghiệm sống cho
bản thân. Nếu bạn là người khiêm tốn, bạn sẽ luôn biết nhường nhịn người khác,
không bao giờ khoe khoang về những gì mình đang sở hữu. Cũng khơng nên kiêu
ngạo vì mình có khn mặt xinh, thân hình đẹp, giọng hát hay… mà hãy biết ơn vì
những gì mình may mắn có được. Sống khiêm tốn, biết tơn trọng người khác, được
mọi người yêu quý coi trọng và đó cũng là cách tự nâng cao giá trị của bản thân.
Khiêm tốn giúp chúng ta luôn hiểu một điều, ta đã giỏi, ắt sẽ có người khác giỏi
hơn ta và từ đó, bản thân sẽ hình thành được chí tiến thủ, khả năng tự chủ cao,
chiến thắng bản thân và đạt được thành cơng trong cuộc sống. Thơng điệp về lịng
khiêm tốn khiến tôi nhớ về nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói: “Tơi chỉ là
người bình thường như bao người khác thơi, cũng sống và làm cơng việc mình u
thích, sao lại gọi tơi là người nổi tiếng?” Là một nhà bác học vĩ đại nhưng ông luôn
khiêm tốn trước lời khen ngợi, tung hô của người khác và ln coi mình giống như
những người bình thường khác, sống một cuộc sống giản dị và bình thường. Bản
thân tơi, thêm một lần nữa tự nhìn lại chính mình, nhắc nhở bản thân dù trong hồn
cảnh nào cũng khơng được kiêu căng, tự phụ. Ln cúi đầu, tơi sẽ nhìn thấy được
cả thế giới tri thức đang mở ra trước mắt mình. Bạn trẻ ơi, chỉ xin bạn mang theo
điều này cho riêng mình: “Chỉ cần cúi đầu thì sẽ khơng va phải bất cứ thứ gì!”
Đề bài: Anh/Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 200 chữ) với nhan đề: Hãy sẵn
sàng
đón
nhận
thử
thách
mới
trong
cuộc
đời.
Bài
viết
Khi ta sống là ta đang đi một cuộc hành trình đầy những điều huyền bí. Vì thế “hãy
sẵn sàng đón nhận thử thách mới trong cuộc đời”. Sẵn sàng đón nhận thử thách mới
là thái độ lạc quan với những điều xảy đến bất ngờ mà ta chưa biết. Trong cuộc
sống, không ai có thể tránh né những thử thách, cách duy nhất để bạn vượt qua là
đối mặt thay vì sợ hãi. Sẵn sàng đón nhận được xem như chìa khố vạn năng mở
cửa mọi vấn đề xảy đến. Khi trong tâm thế chủ động, ta kiểm sốt được mình, mọi
việc đều sẽ được giải quyết bằng những suy nghĩ sáng suốt và sự bình tĩnh. Hơn
nữa, những chuyện xảy ra đều là chuyện nên xảy ra. Mỗi lần ta đón nhận thử thách
là ta đang nắm bắt một cơ hội mới, cơ hội để phát triển bản thân, để khám phá thêm
những điều thú vị. Thử thách không phải là một vấn đề, chỉ khi bạn không nhận
được thử thách từ cuộc sống thì nó mới trở thành vấn đề. Sẵn sàng, tự tin vào khả
năng của mình, chắc chắn bạn dễ dàng tìm ra cách để giải quyết những khó khăn.
Tôi chợt nhớ tới diễn giả truyền cảm hứng nổi tiếng thế giới, Nick Vujicic - chàng
trai tật nguyền luôn lạc quan vào cuộc sống. Tuy bị khiếm khuyết hai chân hai tay
nhưng từ khi cịn bé, Nick ln được bố mẹ dạy cách chấp nhận và đối mặt với
hoàn cảnh. Đối với anh, đón nhận chính mình là mấu chốt để anh vượt qua mọi thử
thách. Từ Nick, từ những thơng điệp trên tơi nhận ra mình đã bỏ lỡ nhiều điều thú
vị vì ln mang tâm lý sợ hãi, không dám thử những điều mới mẻ. Để nâng cấp
mình thành một phiên bản tốt hơn, chắc chắc tơi cần phải học cách “sẵn sàng đón
nhận thử thách”. Cuộc sống ln xoay vần mn hình vạn trạng, hãy gật đầu chấp
nhận, đón chờ những điều sẽ xảy ra, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy yêu thêm cuộc sống
này.
Đề bài: Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh(chị)
về
cách
ứng
xử
với
nỗi
buồn.
BÀI
LÀM:
Phải chăng cuộc đời lúc nào cũng chỉ toàn là niềm vui, vậy nỗi buồn biết để dành
phần ai? Nỗi buồn là quy luật tất yếu của cuộc sống, chỉ khác rằng chúng ta ứng xử
như thế nào với nó mà thơi. Cách ứng xử với nỗi buồn chính là cách mà ta đối mặt
với nó, có thể là chấp nhận nỗi buồn ấy, lấy nỗi buồn làm động lực để biến thành
niềm vui hay có khi lại chỉ là đắm chìm trong nó, sống mãi trong cảm giác tiêu cực.
Trong dịng chảy vơ tình của thời gian ấy, chúng ta không thể cứ mãi dừng để sống
trong nỗi buồn. Mỗi ngày chúng ta đều phải cố gắng, vậy cớ sao chúng ta lại cứ lấy
nỗi buồn để kìm hãm bản thân mà khơng tự biến nó thành động lực để làm cuộc
sống mình tốt đẹp hơn. Niềm đau kết hợp với cách ta cư xử với chúng để định hình
lại bản thân mỗi người. Chúng ta có thể đau khổ, trầm cảm nhưng cũng có thể trở
nên tốt đẹp, mạnh mẽ hơn. Quyền quyết định hóa ra lại chính ở trong nội tại, bản
ngã của mỗi người, hãy hành động theo những gì bạn cho là đúng, đừng để những
thứ xung quanh làm ảnh hưởng đến bản thân mình. Mark Zuckerberg – người sáng
lập Facebook, mạng xã hội tồn cầu đã có lúc muốn dừng chân bởi quá nhiều khó
khăn đặc biệt là sự phản đối của mọi người. Nỗi buồn, những áp lực khi tự mình
bước đi trên con đường mới, cách mà anh đối mặt với nó khơng phải là bỏ cuộc,
chàng trai trẻ ấy vẫn tiếp tục kiên trì, sáng tạo và rồi đạt đến thành công khi sáng
lập được mạng xã hội lớn nhất hành tinh và trở thành tỷ phú khi chỉ chưa đến 30
tuổi. Anh đã chinh phục được “con đường mới” do chính mình kiếm tìm. Thế
nhưng, có mấy ai là thực sự dám đối mặt trực tiếp với nỗi buồn như chàng trai ấy.
Bản thân tôi, cũng đã có nhiều lúc đối mặt với nỗi buồn mà muốn từ bỏ, nhưng rồi
nhận ra trước những nỗi buồn ấy chẳng ai có thể giúp được mình. Liền tự nhủ phải
cố gắng, rồi nỗ lực đi tiếp. Đến khi nhìn lại thấy sự trưởng thành của mình trong
nỗi buồn qua đi. Cuộc sống vốn dĩ kỳ diệu thế! Chúng ta của ngày hôm nay là thế
hệ trẻ, độ tuổi với nhiều năng lượng sống nhất, đứng trước nỗi buồn, hãy dũng cảm
đối diện với nó, kiên cường, mạnh mẽ, sống một cuộc sống tích cực. Nỗi buồn
chính là thứ ni chúng mình trưởng thành đấy!
Đề bài: Trong tập thơ “Có người chợt tỉnh cơn mơ…” nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên
Ngân trải lịng:
“Mình cậy trẻ, dễ phá đi làm lại
chút sai lầm, chưa sửa đã toan bng
Rồi đến lúc chẳng cịn nhiều lựa chọn
Đành n lòng chấp nhận chuyện sai hơn.”
Hãy viết về một bài học cuộc sống mà anh/chị rút ra được từ bài thơ trên bằng 1
đoạn văn khoảng 200 chữ.
Bài viết
Bước vào tuổi trẻ, đa số chúng ta đều nghĩ rằng mình còn quá nhiều thời gian để
làm lại, ngay cả khi mình bỏ lỡ những cơ hội đáng giá. Nhưng khơng, trân trọng
những cơ hội ngay cả khi còn trẻ - Đó là nhắc nhở tơi nhận được từ những câu thơ
của nhà thơ trẻ Nguyễn Thiên Ngân và đối với tơi bài học đó quả vơ cùng đáng giá.
Trân trọng cơ hội là biết nắm bắt, tận dụng cơ hội và kiên trì theo đuổi đến cùng cơ
hội đó. Dịng thời gian của tự nhiên chưa bao giờ dừng lại để chờ đợi một ai, bạn
cũng không phải ngoại lệ. Điều đáng giá nhất chúng ta có là những cơ hội để thay
đổi bản thân tốt hơn mỗi ngày. Nhưng đơi khi vì những suy nghĩ cịn bồng bột, ta
cho rằng việc cố gắng tại thời điểm đó là chưa cần thiết, ta còn nhiều thời gian. Thế
nhưng còn nhiều, cụ thể là bao nhiêu. Bỏ lỡ những cơ hội chính là tiền đề cho sự
hối hận của chúng ta sau này. Đối mặt với những cơ hội đôi khi những cơ hội ấy lại
ẩn mình trong nghịch cảnh điều ta cần làm là cố gắng vượt qua khó khăn để nhìn ra
và nắm bắt cơ hội đó. Bài học từ những câu thơ của Nguyễn Thiên Ngân làm tôi
chợt nhớ tới Picaso. Khi còn thiếu thời, Picaso chỉ là một hoạ sĩ vơ danh. Đến lúc
chỉ cịn 15 đồng bạc, ơng quyết định đánh canh bạc cuối cùng. Ơng thuê các sinh
viên dạo các cửa hàng bán tranh và hỏi về tranh của ông. Chưa đầy một tháng, tên
tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông được bán và nổi tiếng từ đó. Rõ
ràng, trong khoảnh khắc ấy, danh họa nổi tiếng đã không vứt đi cơ hội. Ơng trân
trọng từng quyết định của mình, trân trọng mỗi khó khăn mình phải đối mặt và
trước những thất bại của bản thân, ông không bỏ cuộc, nhất định phải làm lại việc
đó cho thật đúng. Đối với riêng bản thân tôi, bài học từ câu thơ trên như một hồi
chuông nhắc nhở tôi cần phải trân trọng những cơ hội mình có được. Nếu bản thân
có vấp ngã, không chọn cách từ bỏ, phải cố gắng để sửa việc đó thành đúng. Bạn
biết đấy, mỗi chúng ta đều chỉ có một lần để sống, đừng mải miết cố tìm kiếm thứ
gì đó xa xơi, hãy trân trọng những cơ hội bởi đó chính là món q tuyệt vời nhất
bạn không bao giờ nhận được lần thứ hai.
ĐỀ BÀI: Anh (chị) hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày về vai trị của
tình cảm gia đình trong cuộc sống.
Bài làm
“Khi con thành cơng, phía sau là bố mẹ. Khi con thất bại, bên cạnh là bố mẹ. Mọi
khoảnhh khắc q giá đều có gia đình ở bên.” Khoảnh khắc ấy mỗi người trong
chúng ta hiểu hơn về vai trị của tình cảm gia đình. Gia đình là tế bào của xã hội,
bởi nên tình cảm gia đình mang vai trị vơ cùng quan trọng trong cuộc sống, đó là
điểm tựa tinh thần vơ cùng vững chắc để mỗi người có thể vượt qua được mọi khó
khăn, thử thách trong cuộc sống. Là nơi mà con người có thể tìm thấy niềm tin, tìm
thấy sự bình n, hy vọng để vượt qua mọi rào cản trên bước đường đời. Dù có đi
đâu và về đâu, dù cơng việc có bộn bề đến đâu thì chúng ta đều hướng về gia đình,
hướng về những tình cảm giản dị mà thiêng liêng nhất! Gia đình với mỗi người có
ý nghĩa thiêng liêng và vai trò đặc biệt quan trọng, là nơi sinh ra, trưởng thành, là
cái nơi của tình yêu thương, là động lực cho chúng ta mỗi lần vấp ngã, là nơi ta tìm
về để chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn. Nói về vai trị của gia đình, tơi chợt nhớ về
những cuộc hội ngộ trong chương trình: “Như chưa hề có cuộc chia ly”. Vì một lý
do nào đó, họ đã phải sống xa cách nhau trong rất nhiều năm thế nhưng, gia đình
ln trở thành động lực mạnh mẽ để họ tiếp tục sống, tiếp tục cống hiến và kiên trì
với mong muốn có thể một ngày gặp lại những người thân quan trọng với mình.
Hay gần đây, chúng ta biết tới câu chuyện về một phòng trọ đặc biệt tại trường đại
học Bách Khoa, nơi đó có cậu học trị Tất Minh – cậu bé khuyết tật bẩm sinh với
đôi chân bị liệt ngay từ khi sinh ra và bố cùng sống. Vì Tất Minh không thể tự đi
lại, bố đã bỏ việc ở quê để lên chăm sóc em và đưa em đi học mỗi ngày. Minh hiểu
được nỗi vất vả của bố, em ln coi đó là động lực để phấn đấu trong học tập và
ni hồi bão sau này có thể mở cơng ty riêng, có tiền chăm sóc cho bố mẹ. Câu
chuyện của em không chỉ thắp lên trong chúng ta động lực mạnh mẽ vào cuộc sống
mà quan trọng hơn, chúng ta hiểu rằng gia đình quan trọng với chúng ta thế nào.
Trước mọi chông gai của cuộc sống, tơi vẫn đang nỗ lực một phần vì chính bản
thân, một phần vì gia đình. Hiểu về vai trị của gia đình khiến cho tơi có những phút
giây sống chậm lại, u những điều tưởng như khơng hồn hảo mà lại rất hoàn hảo
xung quanh. Chúng ta tự hào và hạnh phúc vì có gia đình là động lực lớn lao cho
mọi bước ngoặt trong cuộc đời. Hãy trân quý những người thân xung quanh mình,
hãy ln u thương và làm những điều tốt đẹp nhất cho gia đình của mình, bạn
nhé! Vì chúng mình, mãi mãi chỉ có một gia đình mà thơi.
Đề bài: Phải chăng tri thức làm nên giá trị con người?
Bài làm:
Nhà văn Francis Bacon nói: “Tri thức là sức mạnh”, vậy phải chăng “Tri thức đã
làm nên giá trị con người”? Câu nói ngắn gọn nhưng đã khẳng định vai trò, tầm
quan trọng của tri thức đối với bản thân mỗi người. Tri thức, theo nghĩa hẹp, là kiến
thức tích lũy được về các lĩnh vực khác nhau của mỗi người nhờ học tập, rèn luyện
và suy nghĩ. Theo nghĩa rộng, tri thức có thể hiểu là vốn hiểu biết về tự nhiên, xã
hội và con người,… của nhân loại nói chung. Để có thể vững bước trên con đường
đời, hành trang thiết yếu nhất mà mỗi người chúng ta đều phải có đó là tri thức. Bởi
cuộc sống là những điều kỳ diệu mà con người không bao giờ có thể biết hết được.
Chỉ có những tri thức mới giúp chúng ta vượt qua được tất cả những điều trong
cuộc sống mà bước tới thành công của chính mình. Tri thức là chất xám đưa đất
nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt
trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người
được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó n bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn.
Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Con người có thành
cơng hay khơng là do tri thức. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc,
ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn và làm nên những
giá trị tốt đẹp. Cho đến bây giờ, loài người vẫn tự hào bởi cuộc đua đến nam cực
giữa Scott và Amundsen, cuộc chinh phục đỉnh Everest của Hillary, cuộc hành trình
trên biển bằng con tàu Beagle của Darwin, thậm chí cả những vùng đất xa xơi nhất
như Đại Tây Dương, Bắc Cực đều đã ghi dấu bước chân con người. Những kiệt tác
nghệ thuật: thi ca, nhạc họa, điện ảnh,… cũng là sản phẩm của sự sáng tạo, “sức
mạnh tri thức”. Vốn tri thức đa diện ấy đã nâng tâm hồn ta lên, nhân đạo hóa con
người để ta sống có trái tim, biết yêu chuộng cái đẹp, căm ghét cái xấu và hơn thế
từ những gì được biết được đọc, ta có thêm năng lực tư duy và khát khao được tìm
tịi, khám phá làm tăng thêm chất người và làm phong phú thêm cái tôi cá thể của
mỗi người. Bên cạnh đó, chúng ta khơng thể khơng nói đến vấn đề thiếu hụt tri thức
vẫn cịn ln tồn tại trong xã hội. Nếu một người thiếu tri thức, thiếu trang bị kĩ
năng sống cho mình thì khi bước ra đời, họ sẽ bị thua thiệt về mọi mặt, mọi lĩnh
vực trong cuộc sống, giá trị của bản thân họ cũng vì thế mà bị hạ thấp hơn so với
mọi người. Chúng ta là những người trẻ, những hy vọng tương lai của nước nhà,
cần hiểu được tầm quan trọng của trí thức, cố gắng học tập thật giỏi, trau dồi, rèn
luyện cả đạo đức, tri thức và sức khỏe của bản thân mình để phát triển một cách
tồn diện. Biết ni dưỡng lý tưởng cao đẹp, những ước mơ lớn lao, vượt khỏi
những đam mê thông thường hay những nhỏ nhen ích kỷ, những khó khăn của thực
tại đời sống để vươn lên học tập. Bởi tri thức là sức mạnh nên hãy để sức mạnh đó
đưa mỗi chúng ta ra xa hơn ranh giới của bản thân, làm nên giá trị tốt đẹp cho bản
thân mình.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/ chị bằng một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về
câu nói: “Những tư tưởng lớn thường xuất phát từ trái tim lớn, những ân tình nặng
thường đến từ lẽ phải”.
Bài làm
Tơi nhớ nhà chính trị và lãnh đạo tinh thần ́n Độ Gandhi đã có một câu nói rất nổi
tiếng: “Người có thể xiềng xích ta, tra khảo ta, thậm chí có thể phá huỷ cơ thể này,
nhưng người khơng bao giờ giam cầm được tư tưởng của ta”. Các bạn biết vì sao
khơng? Bởi: “Những tư tưởng lớn thường xuất phát từ trái tim, những ân tình nặng
thường đến từ lẽ phải”.Câu ngạn ngữ phản ánh một quy luật: trái tim lớn là nguồn
gốc tạo nên tư tưởng lớn và lẽ phải là cái gốc để đem đến những ân tình sâu nặng.
Thật vậy, chỉ những ai có trái tim lớn mới đủ nguồn năng lượng gieo mầm những tư
tưởng lớn. Cũng chính vì nhờ có những trái tim đầy đam mê khát khao đó mà nhân
loại có được thêm những phát minh, cống hiến vĩ đại trên các lĩnh vực để cuộc sống
con người trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Cuộc sống này chỉ thực sự có ý nghĩa
khi con người mang trong mình những trái tim cao cả, sẵn sàng hy sinh để tư tưởng
lớn ra đời. Nếu một quốc gia khơng có chí hướng, tư tưởng rõ ràng thì đất nước đó
khó mà phát triển. Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911 vì Bác có
một trái tim lớn, trái tim u thương dành cho tất cả đồng bào. Và rồi, Bác đã thành
cơng khi tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc, trở thành nhà tư tưởng vĩ đại
không chỉ trong Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới cũng phải ngả mũ thán
phục. Vì vậy, để có được tư tưởng lớn, con người cần phải có đam mê, hoài bão,
khám phá sáng tạo riêng của bản thân. Bên cạnh đó, lẽ phải cũng là cái gốc của
những ân tình sâu nặng. Đó chính là phẩm chất, đạo đức tốt đẹp giữa con người với
con người, giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội. Có thể nói rằng tất cả những điều
tốt đẹp trong cuộc sống đều bắt nguồn từ lẽ phải. Cùng nhau đoàn kết chiến thắng
đại dịch Covid 19, cùng nhau đồng lòng giúp đỡ những người khó khăn,..hay đơn
giản là dắt cụ bà qua đường,..tất cả đều là những ân tình, những lẽ phải. Câu nói
đưa ra quy luật phổ biến, đúng đắn trong đời sống xã hội nhưng không phải lúc nào
cũng cứng nhắc áp dụng dập khuôn mà cần phải linh hoạt bởi không phải khi nào
trái tim lớn cũng đem đến tư tưởng lớn, đúng đắn, không phải khi nào lẽ phải cũng
đem đến những ân tình sâu nặng. Nếu như tư tưởng lớn tác động trở lại giúp trái
tim có thêm đam mê, nghị lực để phấn đấu, vươn lên thì ân tình sâu nặng sẽ làm
cho lẽ phải được củng cố, vững chắc hơn. Vì vậy, con người cần nhận thức được
tầm quan trọng của câu nói, tu dưỡng phẩm chất, nhân cách, thay đổi bản thân, làm
nhiều việc có ích cho đời để có được những tư tưởng lớn xuất phát từ trái tim lớn
của bản thân, những ân tình nặng thường đến từ lẽ phải. Hãy sống một cuộc đời có
ý nghĩa để” “Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy/ Ta có thêm ngày mới để yêu
thương”.
Đề bài: “Phép lịch sự chính là tấm giấy thơng hành cho phép bạn đến mọi vùng đất,
mọi văn phòng, mọi ngôi nhà và mọi trái tim trên thế giới”.
Bài
làm
Tôi nhớ Maurice Baring có một câu nói: “Cho dù bạn là ai, và bạn đang ở đâu, bạn
luôn luôn là người sai nếu bạn tỏ ra thô lỗ”. Thật vậy, lịch sự là một trong những
đức tính tốt mà con người cần có để hồn thiện nhân cách. Vì vậy, có ý kiến cho
rằng: “Phép lịch sự chính là tấm giấy thông hành cho phép bạn đến mọi vùng đất,
mọi văn phịng, mọi ngơi nhà và mọi trái tim trên thế giới. Vậy phép lịch sự là gì?
Phép lịch sự là cách ứng xử, giao tiếp lễ phép, có văn hố trong cuộc sống. Cịn
“tấm giấy thơng hành” là giấy đi đường cho phép đến, được sống và làm việc ở
nhiều nơi. Câu nói đã khẳng định sức mạnh của phép lịch sự bởi nó chính là tấm
giấy thơng hành nối kết con người với cuộc sống, với thế giới và với mọi trái tim.
Có người nói lịch sự là chiếc chìa khố bằng vàng, có thể mở được mọi khung cửa
tâm hồn.Lịch sự trong giao tiếp giúp gắn kết con người lại với nhau, tin tuởng lẫn
nhau hơn. Trong khoảnh khắc đầu tiên bắt gặp, người ta sẽ đòi hỏi gì ở một bơng
hoa nếu khơng phải là hương. Trong lần đầu tiên gặp gỡ, người ta sẽ đòi hỏi chúng
ta điều gì nếu khơng phải là phép lịch sự. Cách ứng xử lịch sự thể hiện một nhân
cách cao đẹp, một tính cách hiền hồ. Chính phép lịch sự làm tốt lên vẻ đẹp của
phẩm chất. Nhìn vào cuộc thi hoa hậu, bên cạnh các phần thi trang phục, sắc đẹp thi
phần thi quan trọng không kém là phần thi ứng xử. Phần thi ứng xử là phần thể hện
trí thơng minh, cách đối nhân xử thế, phép lịch sự với mọi người. Vì vậy, bên cạnh
hoa hậu, á hậu 1, á hậu 2 cịn có giaỉ hoa hậu thân thện.Có lẽ ví tính lịch sự là cánh
cửa rộng mở, nơi đi ra của những đức tính và nơi trở về của lịng kính trọng. Nếu
như ta mở lịng thì thế giới xung quanh sẽ rộng mở, ta sẽ đến “mọi vùng đát, mọi
văn phịng, mọi ngơi nhà và mọi trái tim trên thế giới”.Nếu thiếu phép lịch sự, con
người sẽ trở nên lạc lõng bởi chắc chắn không một ai muốn tiếp xúc và đồng hành
cùng với người bất lịch sự.Khi mà thế giới ảo Facebook, Zalo, ...lên ngơi, những lời
lẽ bình luận trên khơng có tính lịch sự đó chỉ vì khơng kìm được sự tức giận của
bản thân đã gây ra hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, ta cần phải ngăn chặn những việc này.
Phép lịch sự tạo nên vẻ đẹp đầu tiên và rực rỡ nhất của con người. Nó chính là sợi
dây kì diệu gắn kết con người với nhau trong nhiệm vụ, cơng việc. Đây là phẩm
chất cần có ở mỗi con người để tiến lên xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ.
Hãy đối xử với ai cũng lịch sự, thậm chí là cả với người thơ lỗ. Khơng phải bởi vì
họ tử tế mà vì ta là nguời tử tế. Cái cao cả, tốt đẹp bao giờ cũng sẽ chiến thắng. Hãy
tin tưởng điều đó và ẻể hiện phép lịch sự ở mọi nơi, suốt đời để “Phép lịch sự chính
là tấm giấy thơng hành cho phép bạn đến mọi vùng đất, mọi văn phịng, mọi ngơi
nhà và mọi trái tim trên thế giới”.
Đề bài: Đọc đoạn trích sau:
“Em chờ anh trước cổng
Con chim sẻ của anh
Con chim sẻ tóc xù
Con chim sẻ của phố ta
Đừng buồn nữa nhá
Bác thợ mộc nói sai rồi
Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi”.
(Trích Phố ta, Lưu Quang Vũ, thơ tình, NXB Văn học, 2002)
Từ nội dung của đoạn trích trên, anh (chị) hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ)
về ý nghĩa của những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Bài làm:
Trong cuộc sống xơ bồ và phức tạp, nếu có những lúc bạn thấy bi quan và mất niềm
tin vào tình yêu thương giữa người với người, nếu đã có những lúc bạn thất vọng
và hoang mang trước những điều tồi tệ xảy ra, thì hãy ln nhớ rằng “Nếu cuộc đời
này tồn chuyện xấu xa/ Tại sao cây táo lại nở hoa?”, những điều tốt đẹp vẫn ln
hiện hữu và có ý nghĩa quan trọng không thể thay thế. Niềm vui, hạnh phúc, thành
cơng là đích đến của cuộc đời và những điều tốt đẹp chính là cỗ xe đưa ta đến vạch
đích. Đối với bản thân mỗi người, điều tốt đẹp bình dị sẽ ươm mầm cho những cảm
xúc tích cực giúp ta thêm lạc quan, yêu đời. Khó khăn có thể làm ta mệt mỏi đến
gục ngã, những điều tiêu cực diễn ra có thể khiến ta lo lắng và chán nản nhưng nhờ
có những điều tốt đẹp xung quanh mà ta có thể nở nụ cười để can đảm đi qua gian
khó, để ln tin tưởng vào lịng tốt và hạnh phúc trong cuộc đời. Những ngày đất
nước căng mình chống dịch, mỗi chúng ta khơng khỏi mệt mỏi và nặng nề trước
bao mối lo cuộc sống nhưng đã có biết bao hành động đẹp, câu chuyện tử tế được
kể nhau nghe trên mạng xã hội khiến cuộc sống chúng ta nhẹ nhõm đơi phần. Tấm
lịng của người dân sẻ chia nhau từng bữa cơm 0 đồng, từng cuốc xe chở bác sĩ đi
tiền tuyến, từng hình vẽ ngộ nghĩnh trên tấm áo bảo hộ để động viên nhau, từng tin
nhắn ủng hộ gửi về nơi tuyến đầu chống dịch... Người ta gọi những ngày giãn cách
là những ngày ni dưỡng tình thương. Những điều tốt đẹp dẫu nhỏ bé, bình dị
nhưng có ý nghĩa, giá trị lớn lao. Trân trọng và phát huy những điều tốt đẹp bình dị
là cách để góp phần làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp. Hãy lan tỏa giá trị tích cực
tới mọi người xung quanh bằng những việc tốt đẹp nhỏ bé hàng ngày mà bạn có thể
thực hiện. Như bơng hoa táo đến mùa thì vẫn bung nở, những điều tốt đẹp trong
cuộc sống này vẫn luôn hiện hữu như một lẽ tất yếu, điều quan trọng là bạn có đủ
yêu thương để thấy, để tin, để trân quý và lan tỏa hay không.
ĐỀ
BÀI:
Viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh (chị) về lối sống
“không chịu thay đổi” ở một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Bài
làm
“To be or not to be?” - cuộc sống là một chuỗi hành trình để ta điểm tơ thêm cho
câu trả lời về giá trị sống của bản thân. Rằng ta đã sống? Hay quan trọng hơn đó là
đã sống như thế nào? Đi tìm câu trả lời ấy, nhìn lại chiếc gương soi về bản thân,
dường như một góc tuổi trẻ, đó là sự chai lỳ, lười biếng và đặc biệt là sự không
chịu thay đổi đã dẫn đến nhiều tác hại và hậu quả xấu. Lối sống “không chịu thay
đổi” là lối sống trì trệ, bảo thủ, ngại va chạm, khơng chịu tiếp thu cái mới, chỉ hoài
niệm về quá khứ. Lối sống này đang tồn tại ở một bộ phận giới trẻ. Không chịu
thay đổi mang lại nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, khiến con
người trở thành cái bóng của người khác, khơng thực hiện các mục tiêu trong cuộc
đời, dễ gặp thất bại, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội...Con người
không chịu thay đổi, tuy nhiên mọi thứ xung quanh ta thì ln ln khơng ngừng
vận động phát triển. Trì trệ, bảo thủ sẽ chỉ biến ta trở thành những kẻ tụt hậu, hạn
hẹp, mãi núp mình dưới một vỏ bọc cố định, kìm hãm khả năng phát triển, khơng
có cơ hội khám phá tiềm năng của bản thân mình. Người phụ nữ bị coi là “xấu nhất
thế giới” Lizzie Velasquez, ta không thể không khâm phục sự dũng cảm và bản lĩnh
sống của người phụ nữ này. Cô không chọn việc cố gắng phẫu thuật, cô không chọn
cách đầu hàng tạo hóa mà ln vươn lên trở thành một trong những người phụ nữ
truyền cảm hứng nhất về hành trình thay đổi bản thân chiến thắng hoàn cảnh bằng
sự thay đổi “phù hợp” của mình. Đáng phê phán biết bao về một bộ phận giới trẻ
lười suy nghĩ, lười dấn thân, ln đi theo lối mịn, ỷ lại vào sự giúp đỡ của người
khác. Cuộc sống với đường đua đầy trở ngại, thử thách, những thử thách không hề
giống nhau, chính vì vậy ta cần thay đổi, thay đổi chính mình, suy nghĩ, cách sống,
hành vi của bản thân cho phù hợp với hồn cảnh và để có một cái tôi sống linh hoạt
với một cuộc sống trọn vẹn ý nghĩa nhất.