Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> />Hình thức triển khai
/>Đoạn văn nghị luận xã hội hoàn hảo
/> /> /> /> /> /> /> /> /> />Câu chủ đề
/> />Giải
Phân
Bình
Bài học
/>thích
tích
luận
/>Đồng ý
Khen
Từ
Ý nghĩa
Biểu
Nhận
Hành
Vai trò
/>/Phản
khóa
chung
hiện
thức
động
Chê
đối
/> /> /> />Đoạn là một đơn vị của một bài viết hoặc một bản tường thuật bàn về một chủ đề (ý chính) tại một
thời điểm nào đó, theo một phương thức thống nhất, liên kết và có một trật tự nhất định. Điều quan trọng
của một đoạn là phải đảm bảo một cấu trúc logic, sự phát triển ý tưởng một cách logic, tạo điều kiện cho
người đọc hiểu được một cách rõ ràng và chính xác ý tưởng của người viết.
Khi viết một đoạn văn, người viết phải đảm bảo ba yếu tố:
- Câu chủ đề: Câu nêu lên được ý tưởng trung tâm của đoạn. Ý tưởng trung tâm này không phải lúc nào
cũng là câu đầu tiên của đoạn. Nó có thể nằm ở bất cứ vị trí nào trong đoạn, tùy theo cách sắp xếp của
người viết. Đôi khi chủ đề không được nói cụ thể bằng một câu trong đoạn, mà nó được thể hiện bằng
nội dung toát lên từ đoạn đó.
- Tính thống nhất: cả về hình thức lẫn nội dung. Đây là yêu cầu quan trọng nhất để có chất lượng của
một đoạn viết. Cứ cho rằng mỗi đoạn có một câu chủ đề thì câ này phải trở thành câu trung tâm, những
câu còn lại phải là những ý tưởng phục vụ, xoay quanh, mở rộng ý tưởng chủ điểm. Điều quan trọng là
không nên có hai ý tưởng chủ điểm trong một đoạn.
Có thể vận dụng hai hình thức triển khai đoạn văn nghị luận xã hội sau để đảm bảo đầy đủ yêu
cầu về hình thức và nội dung:
Trình tự lập luận diễn dịch theo mô hình:
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> />Câu
chủ
đề
/> />Giải
Phân
Bình
Bài học
/>thích
tích
luận
/>Đồng ý
Khen
/>Từ
Ý nghĩa
Biểu
Nhận
Hành
Vai trò
/Phản
khóa
chung
hiện
thức
động
Chê
đối
/> />Câu chủ đề
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Trình tự lập luận tổng – phân – tổng theo mô hình:
Học sinh cũng có thể lựa chọn cách thức chuyển đoạn bằng từ liên kết thay vì dùng câu để chuyển
đoạn. Cách thức chuyển đoạn văn sau là 1 ví dụ:
………………….. là một đức tính cần thiết để bản thân sống tốt hơn và hoàn thiện từng ngày. ……..
được hiểu là ...............................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Đức tính đó được biểu hiện rất đa dạng . ..................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Đây là điều rất có ý nghĩa trong cuộc sống ...............................................................................................
...................................................................................................................................................................
Với mỗi người lại là điều cần thiết, không thể thiếu ................................................................................
...................................................................................................................................................................
...................................................................................................................................................................
Thực tế vẫn có những người đáng lên án và phê phán .............................................................................
...................................................................................................................................................................
Vì vậy chúng ta phải có những nhận thức đúng đắn .................................................................................
...................................................................................................................................................................
Điều quan trọng nhất, là ngay bây giờ chúng ta phải có những hành động thiết thực..............................
...................................................................................................................................................................
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> />Dạng đề nghị luận xã hội
/>cần nắm vững
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Nghị luận về một tư tưởng đạo lý
Đối với học sinh phổ thông, do tâm lý lứa tuổi, tầm nhận thức nên những vấn đề đặt ra để bàn luận
không phải là những vấn đề quá phức tạp, lớn lao mà chỉ là những khía cạnh đạo đức, tư tưởng, tình
cảm gắn với cuộc sống hàng ngày như tình cảm quê hương, gia đình, bạn bè, ý thức trách nhiệm, tinh
thần học tập, phương pháp nhận thức… Những vấn đề này có thể đặt ra một cách trực tiếp, nhưng thường
là được gợi mở qua một câu câu nói, một tư tưởng chủ đạo được tích hợp trong văn bản đọc hiểu.
Vấn đề tư tưởng đạo lý thường được tích hợp trong văn bản đọc hiểu mang phương thức biểu cảm nghị
luận.
Dàn bài chung của bài nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:
Giới thiệu tư tưởng, đạo lí cần nghị luận
Giải thích về tư tưởng, đạo lí đã cho
Bày tỏ ý kiến của bản thân về tư tưởng đạo lí đã cho ở đề bài: cần thể hiện sự đồng tình hay
không đồng tình; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc (trọng tâm của bài viết)
Mở rộng, đề ra phương hướng hành động
Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học về nhận thức và hành động
Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển
dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do
Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất
trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của
chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt,
âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế,
nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc”
tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.
(Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ
văn 11, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.122)
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trong đoạn
trích phần đọc – hiểu: “Trung thực là sự thống trong suy nghĩ, lời nói và hành động”.
①
Phân tích đề
Vấn đề cần nghị luận: Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động.
Định hướng:
⤏
Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng đạo lý.
⤏
Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần giải thích được trung thực, sự thống nhất là gì và phân tích làm
rõ được trung thực thật sự cần thống nhất ở cả suy nghĩ, lời nói và hành động. Từ đó rút ra bài học cho
bản thân.
Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;
đoạn văn cần rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
②
Gợi ý & hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung
Trung thực là gì? Thế nào là sự thống nhất? [Giải thích]
GỢI Ý – HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Tại sao cần Trung thực trong suy nghĩ, lời nói và hành động? [Phân tích, chứng minh]
Có phải lúc nào cũng xem xét xem người giao tiếp có trung thực hay không? [Bình luận]
Bài học nhận thức và hành động cho bản thân? [Bình luận – bài học]
③
Hướng dẫn viết
a.
Giải thích
Trung thực là là một phẩm chất đạo đức, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, nhận thức
và việc làm; giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người.
b.
Phân tích, chứng minh
Biểu hiện của trung thực không chỉ ở suy nghĩ, lời nói mà còn là hành động. Nghĩa là suy nghĩ, lời nói
và hành động cần thống nhất, không thể nói một đằng làm một nẻo hay hứa mà không làm. Như thế là
thiếu trung thực.
Như tác giả trong bài viết, trung thực không chỉ thể hiện ở lời nói mà còn được biểu hiện ở ngôn ngữ
không lời như: cử chỉ, nét mặt, tư thế ngồi… Vì thế để người giao tiếp với ta cảm nhận được sự trung
thực, chân thành thì chúng ta cũng cần trung thực, không chỉ qua suy nghĩ, lời nói mà cả hành động.
c.
Bình luận
Trong cuộc sống chúng ta không chỉ đánh giá con người thông qua suy nghĩ lời nói mà còn đánh giá
thông qua hành động. Bạn có thể dùng lời nói, hành động để lừa dối người khác, nhưng nếu sự lừa dối
đó xuất phát từ suy nghĩ đó là cách bạn tự lừa dối chính mình. Đôi khi trung thực có thể khiến bạn bị
thiệt thòi, bất lợi nhưng nếu đó là một việc làm có ích cho người khác thì đừng có đắn đo, hãy hành
động.
d.
Bài học & liên hệ bản thân
Trung thực với chính bản thân mình, sẵn sàng nhận lỗi sửa sai, đừng bất chấp mọi giá trị sống lừa dối
để đạt được mục đích. Đồng thời, cần trải nghiệm thực tế, để việc đánh giá, nhận xét sự trung thực một
cách khách quan nhất. Luôn luôn nhìn nhận con người thông qua hành động, xem xét mối quan hệ giữa
vị tha và ích kỷ để thấy họ đã thực sự trung thực từ trong suy nghĩ và hành động hay chưa?
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Nghị luận về hiện tượng đời sống
Dạng đề này thường nêu lên một hiện tượng có thật trong đời sống. Đó có thể là một hiện tượng tích
cực, nhưng cũng có thể là một hiện tượng tiêu cực trong xã hội, hoặc một hiện tượng có cả hai mặt tích
cực và tiêu cực… Như thế đòi hỏi người viết bằng nhận thức của bản thân phải thể hiện được chủ kiến
của mình, bằng phân tích và lập luận để ca ngợi và biểu dương cái đẹp, cái tốt, cái thiện và lên án, vạch
trần cái xấu, cái ác, cái phi nhân tính… Vấn đề hiện tượng đời sống thường được tích hợp trong văn bản
đọc hiểu mang phong cách báo chí hoặc thông tin khoa học về một vấn đề hiện tượng đời sống.
Dàn bài chung của bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
Giới thiệu hiện tượng đời sống đã cho ở đề bài
Tìm hiểu sơ qua về thực trạng của hiện tượng đời sống đã cho; Chỉ ra nguyên nhân của hiện
tượng đời sống này
Bày tỏ ý kiến của bản thân về hiện tượng đời sống: người viết đồng tình hay không đồng tình
với hiện tượng này; đưa ra lí lẽ và dẫn chứng để thuyết phục người đọc
Đưa ra những phương hướng duy trì hoặc khắc phục hiện tượng đời sống này
Liên hệ bản thân và rút ra bài học
…Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm.
Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn
lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên.
Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con
sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt
sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó
trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ
toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh
hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong
tâm hồn mỗi con người.
(Trích Chuyện anh phụ xe bật khóc vì bị hôi của: Nó rất ám ảnh, nhưng cuộc đời
này không phải toàn là thứ xấu xa... Hoàng Xuân, Tri thức trẻ, 05/11/2016)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến được nêu trong
đoạn trích ở phần Đọc hiểu: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng
bao giờ toàn là chuyện xấu xa.
GỢI Ý – HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />①
Phân tích đề
Vấn đề cần nghị luận: Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng
bao giờ toàn là chuyện xấu xa.
Định hướng:
⤏
Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
⤏
Để viết đạt yêu cầu, học sình cần giải thích để hiểu được chuyện xấu xa là gì, đồng thời cần làm
rõ được hai mặt của ý kiến: 1. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, 2. nhưng cuộc đời này không hề và chẳng
bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Từ đó, rút ra bài học cho bản thân.
Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
②
Gợi ý & hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung
Chuyện xấu xa là gì? Cả ý kiến? [Giải thích]
Tại sao Cuộc đời này có chuyện xấu xa? Dẫn chứng. [Phân tích, chứng minh]
Tại sao cho rằng nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa? Dẫn
chứng. [Phân tích, chứng minh]
Phê phán những người có cái nhìn tiêu cực về cuộc đời. [Bình luận]
Từ đó, rút ra bài học về cách nhìn nhận, thái độ sống như thế nào cho đúng đắn? [Bình luận –
bài học]
③
Hướng dẫn viết
a.
Giải thích
Chuyện xấu xa là những điều tàn ác, tham lam, ti tiện… đó là mặt trái của xã hội.
Từ đó có thể hiểu ý kiến trên khẳng định: cuộc đời này vốn tồn tại những điều tàn ác, tham lam, ti tiện…
nhưng lại đồng thời tin vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời.
b.
Phân tích, chứng minh
Cuộc đời này có chuyện xấu xa là vì bên cạnh cái thiện và những điều tốt đẹp luôn tồn tại cái ác, cái xấu
song hành.
Nhưng chắc chắn rằng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Vì bên cạnh
những việc xấu thì luôn có những điều tốt đẹp sẽ đồng tồn tại. Bên cạnh một Jave độc ác vẫn có tấm
lòng hướng thiện của Jăng van Jăng trong Những người khốn khổ. Bên cạnh những tội phạm thì có công
an – những chiến sĩ quên mình để giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Có kẻ xấu giết người, cướp của thì vẫn
có những nhà hảo tâm luôn giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn.
c.
Bình luận
Hãy nhìn nhận con người đa diện, nhiều chiều. Sâu xa hơn, mỗi con người đều có phần thiện – nhân chi
sơ tính bản thiện, con người luôn muốn hướng đến những điều đẹp đẽ, chân thiện. Có những người sa
vào tội ác, lỗi lầm nhưng ta giang tay cứu giúp họ vẫn có cơ hội làm lại.
Và khi con người (nếu có lương tâm) khi làm điều sai trái thì lương tâm sẽ cắn rứt mà đấu tranh với
chính mình để bản thân hoàn thiện, tốt đẹp hơn.
d.
Bài học & liên hệ bản thân
Cuộc sống thế đó, muôn mặt và hỗn độn. Và câu nói ấy như một lời nhắc nhở mỗi chúng ta hãy luôn tin
vào những điều tốt đẹp luôn tồn tại trên đời. Đừng vội vàng có cái nhìn cực đoan, thái độ sống tiêu cực.
Mỗi người hãy là người lên án và phê phán, đấu tranh với cái xấu để gìn giữ, tạo ra những điều tốt đẹp.
Hãy lạc quan lên vì:
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa
Tại sao cây táo lại nở hoa
Sao rãnh nước trong veo đến thế?
Con chim sẻ tóc xù ơi
Bác thợ mộc nói sai rồi.
(Trích Phố ta – Lưu Quang Vũ)
Nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học
Dạng đề mang tính tổng hợp, đòi hỏi học sinh kết hợp kiến thức hai mảng văn học và đời sống, cũng
đòi hỏi kĩ năng phân tích văn học và kĩ năng phân tích đánh giá các vấn đề xã hội. Đề bài thường xuất
phát từ vấn đề xã hội giàu ý nghĩa có trong văn bản đọc hiểu để yêu cầu học sinh bàn bạc mở rộng ra về
vấn đề xã hội đó. Vấn đề xã hội được bàn bạc có thể rút ra tù một tác phẩm văn học trong đề đọc hiểu
(thường là câu chuyện ngắn gọn, giàu ý nghĩa).
Dàn bài chung của bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề xã hội mà tác phẩm nêu ở đề bài đặt ra.
Giải thích và rút ra vấn đề xã hội đã được đặt ra từ tác phẩm. Phần này chỉ giải thích, phân tích
một cách khái quát và cuối cùng phải chốt lại thành một luận đề ngắn gọn.
Thực hiện trình tự các thao tác nghị luận tương tự như ở bài văn nghị luận về tư tưởng đạo
lí hoặc nghị luận về hiện tượng đời sống như đã nêu ở trên.
Khẳng định chung về ý nghĩa xã hội mà tác phẩm văn học đã nêu ra.
Trải nghiệm bản thân của người viết, rút ra bài học nhận thức và hành động
Nếu là con chim, chiếc lá,
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh.
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
[…]
Ôi! Sống đẹp là thế nào hỡi bạn?
Bữa cơm dù dưa muối đầy vơi
Chân lý chẳng bao giờ đổi bán
Tình thương vô hạn để cho đời.
(Trích Một khúc ca xuân, Tố Hữu)
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về quan niệm sống gợi ra trong câu
thơ trên.
GỢI Ý – HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />① Phân tích đề
Vấn đề cần nghị luận: Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình?
Định hướng:
⤏ Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
⤏ Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần biết được quan niệm sống được đề cập trong câu thơ là
quan niệm sống gì. Từ đó phân tích làm rõ quan niệm sống ấy rồi rút ra bài học cho bản
thân.
Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng khoảng 200 chữ, không sai lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu, bài viết cần mạch lạc rõ ràng, lập luận chặt chẽ.
② Gợi ý & hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung
Câu thơ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình gợi quan niệm sống gì? [Giải thích]
Tại sao sống là cho? Nếu sống chỉ nhận riêng mình? sẽ thế nào? [Phân tích, chứng minh]
Cần phê phán hay ca ngợi quan niệm sống này? [Bình luận]
Rút ra được bài học gì từ quan niệm sống ấy? [Bình luận – bài học]
③ Hướng dẫn viết
a. Giải thích
Cho là cống hiến, là ban ơn còn nhận là hưởng thụ. Câu thơ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình?
gợi quan niệm sống: cho và nhận – sống là cho đi chứ không chỉ ích kỉ, chỉ biết nhận cho riêng mình.
Câu thơ dưới dạng câu nghi vấn gợi ở người đọc nhiều suy tư về lối sống của bản thân.
b. Phân tích, chứng minh
Vì sao sống Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình? Vì bản thân ta không phải là một cá thể riêng
biệt mà có mối quan hệ mật thiến với gia đình, xã hội. Bản thân mỗi người sinh ra đã là nợ, sinh ra ở
đời sau thì nợ công ơn ông cha, tổ tiên, nợ cha mẹ công ơn sinh thành. Sinh ra ở thời bình thì đã mang
ơn những vị anh hùng đã xuống cho ta sống trong hòa bình hôm nay….
Trong cuộc sống tự nhiên cũng vậy, ong cho mật, hoa cho hương, con chim cho đời tiếng hót. Vì
vậy, để sống có trách nhiệm và có ý nghĩa, bản thân chúng ta không chỉ cần biết ơn mà còn cần cho đi
bằng hành động thiết thực, như: biết yêu thương cha mẹ, cố gắng học hành thật tốt để mai này cống hiến
cho quê hương, đất nước, tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ những người gặp khó khăn trong
cuộc sống, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người xung quanh ta.
c. Bình luận
Sống cho đi là lối sống đẹp, cần được phát huy, nhân rộng trong xã hội để cuộc đời mỗi người trở
nên hữu ích, có nghĩa lý.
Tuy nhiên, vẫn có một số người sống ích kỉ, chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết nhận mà không biết cho.
Ví như các bạn trẻ chỉ biết đua đòi, ăn chơi không lo chuyên tâm học hành, bất hiếu, hỗn hào với mẹ
cha, thầy cô.
d. Bài học & liên hệ bản thân
Do vậy, bản thân mỗi chúng ta cần sống sao đáng sống, cho ra người. Những hành động nhỏ nhặt
mà thiết thực hằng ngày mà ai cũng có thể làm để khiến cuộc sống của mình trở nên ý nghĩa hơn, như:
hãy lắng nghe đừng cải lại hay lớn tiếng với mẹ cha, ít chơi bời lại mà hãy chuyên tâm học hành, tham
gia nhiều hơn các hoạt động thiện nguyện…
Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không?
Để gió cuốn đi
(Trịnh Công Sơn)
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/>Thao tác nghị luận không thể thiếu
/>trong một đoạn văn nlxh
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Dù viết một bài văn nghị luận 600 chữ hay viết một đoạn văn 200 chữ bài viết vẫn phải đảm bảo các
thao tác nghị luận căn bản: giải thích, phân tích, bình luận… Trong một số trường hợp cũng phải sử
dụng đến thao tác lập luận so sánh, bác bỏ.
- Các thao tác lập luận
+ Giải thích
Khái niệm: giải thích là vận dụng tri thức để hiểu vấn đề nghị luận một cách rõ ràng và giúp người khác
hiểu đúng ý của mình.
Cách làm:
- Giải thích cơ sở: Giải thích từ ngữ, khái niệm khó, nghĩa đen, nghĩa bóng của từ
- Trên cơ sở đó giải thích toàn bộ vấn đề, chú ý nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn
- Trả lời cho câu hỏi What? (Cái gì)
+ Phân tích
Khái niệm
Phân tích là chia tách đối tượng, sự vật hiện tượng thành nhiều bộ phận, yếu tố nhỏ để đi sâu xem xét kĩ
lưỡng nội dung và mối liên hệ bên trong của đối tượng.
Cách làm
- Khám phá chức năng biểu hiện của các chi tiết
- Trả lời cho câu hỏi Why? (Vì sao).
+ Chứng minh
Khái niệm: Chứng minh là đưa ra những cứ liệu - dẫn chứng xác đáng để làm sáng tỏ một lí lẽ một ý
kiến để thuyết phục người đọc người nghe tin tưởng vào vấn đề.
Cách làm
- Đưa lí lẽ trước
- Chọn dẫn chứng và đưa dẫn chứng. Cần thiết phải phân tích dẫn chứng để lập luận chứng minh thuyết
phục hơn. Đôi khi thuyết minh trước rồi trích dẫn chứng sau.
- Trả lời cho câu hỏi Who? (ai) để tìm dẫn chứng.
+ Bình luận
Khái niệm: Bình luận là bàn bạc đánh giá vấn đề, sự việc, hiện tượng… đúng hay sai, hay / dở; tốt /
xấu, lợi / hại…; để nhận thức đối tượng, cách ứng xử phù hợp và có phương châm hành động đúng.
Yêu cầu của việc đánh giá là sát đối tượng, nhìn nhận vấn đề toàn diện, khách quan và phải có lập trường
tư tưởng đúng đắn, rõ ràng.
Cách làm:
- Đưa ra những nhận định về đối tượng nghị luận. Thông thường, những nhận định được rút ra từ kết
quả phân tích
- Trên cơ sở của những nhận định, người viết đánh giá vấn đề, rút ra bài học về nhận thức và hành động.
- Trả lời cho câu hỏi How? (làm như thế nào) để rút ra bài học cho bài làm nghị luận xã hội.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Trong một khoảng thời gian hữu hạn, một người không thể thành công trong nhiều
lĩnh vực hoặc nghề nghiệp thích hợp. Có như vậy con người mới thành công.
Vậy thì, lựa chọn và loại bỏ như thế nào? Nên thực hiện phép chia đơn giản, dễ
thực hiện để phân giải đạo lý phức tạp của cuộc đời. Có một câu chuyện ngụ ngôn kể về
con chó săn cứ chạy ngược chạy xuôi để đuổi theo hai chú thỏ, rốt cuộc là chẳng vồ được
con nào. Thực chất, con chó săn đã mắc sai lầm, vì không nắm một biểu thức toán học đơn
giản: 1/2 – 50%, tức là khi đồng thời đuổi theo hai chú thỏ, xác suất thành công của con
chó săn chỉ có thể là 50%. Con người cho dù có hai cái chân, nhưng chỉ có thể đi trên một
con đường thì họ cũng chỉ có một kiếp người với 6083 ngày hữu ích mà thôi! Xét từ góc độ
lôgic, sự thành bại của con người còn được quyết định bởi mục tiêu hành động, nếu dành
sức cho một mục tiêu, xác suất thành công là 100% hoặc chí ít cũng là gần 100%. Nếu có
hai mục tiêu, xác xuất chỉ còn 50%.
Từ đó mà suy ra, mục tiêu theo đuổi càng nhiều, xác xuất thành công càng nhỏ,
con đường của đời người càng trở nên mù mịt. Đương nhiên, cuộc đời còn gì bi thảm
hơn, nếu không nói là hoàn toàn trống rỗng và vô nghĩa, thậm chí là hư vô ngay khi
sống giữa cuộc đời nếu không có bất cứ một mục tiêu nào.
Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân
nhân chia tỉnh táo và chính xác!
(Cộng trừ nhân chia đời người – Quãng Dương, NXB VH-TT, 2015)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lời khuyên được nêu ở đoạn
trích trong phần đọc hiểu: “Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ
nhân nhân chia tỉnh táo và chính xác!”
① Phân tích đề
Vấn đề cần nghị luận: “Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng
trừ nhân nhân chia tỉnh táo và chính xác!”
Định hướng:
⤏ Kiểu đề nghị luận về một tư tưởng, đạo lý.
⤏ Để viết đạt yêu cầu, học sinh cần hiểu được thế nào là “phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh
táo và chính xác”, tại sao cần có sự tính toán, để có sự tính toán chính xác ấy cần dựa trên
những điều gì, nếu không tính toán sẽ như thế nào, từ đó rút ra bài học cho bản thân.
Hình thức trình bày: đoạn văn có dung lượng 200 chữ, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu;
đoạn văn cần rõ ràng, mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
② Gợi ý & hướng dẫn chọn thao tác lập luận phù hợp theo nội dung
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> “phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh táo và chính xác” hiểu thế nào cho đúng? [Giải thích]
Tại sao cần có sự tính toán tỉnh táo và chính xác ngay khi bước ra khỏi cổng trường? [Phân
tích, chứng minh]
Nếu không có sự tính toán ngay khi bước ra khỏi cổng trường sẽ như thế nào? [Bình luận]
Từ đó rút ra bài học cho bản thân và mọi người. [Bình luận – bài học]
③ Hướng dẫn viết
a. Giải thích
“Hãy bước ra khỏi cổng trường với sự khởi đầu bằng một phép tính cộng trừ nhân nhân chia tỉnh
táo và chính xác!” là một lời thúc dục mỗi chúng ta cần có ngay mục tiêu cho cuộc sống ngay ngày hôm
nay. Mục tiêu ấy được bắt đầu với “một phép tính cộng trừ nhân chia tỉnh táo và chính xác”, nghĩa là
cần có sự tính toán cẩn thận để xác định được mục tiêu phù hợp với bản thân. Vậy sự tính toán ấy dựa
vào đâu?
b. Phân tích, chứng minh
Việc tính toán để xác định mục tiêu rất cần thiết đối với học sinh. Nhưng để xác định được mục tiêu
chính xác cần dựa vào nhiều yếu tố từ bản thân, như: sở thích, sở trường, khả năng, điều kiện kinh tế gia
đình, sức khỏe… nhưng cũng cần có sự tham khảo ý kiến của người thân, thầy cô để đảm bảo sự chính
xác. Ví dụ như đối với học sinh cuối cấp, sự tính toán này là vô cùng cần thiết, vì các em đang đứng
trước bước ngoặt lớn của cuộc đời với những sự lựa chọn như nghề nghiệp, nơi sống sống và học tập
trong tương lai.
Mục tiêu giúp sức chịu đựng của ta mạnh mẽ hơn, chúng giúp ta có thêm nguồn cảm hứng để vượt
qua khó khăn, thử thách. Mục tiêu có thể xa vời, nhưng chính nhờ có mục tiêu mà con người mới có
động lực phấn đấu vượt qua mọi khó khăn, trở ngại để tiếp bước trên con đường đã chọn.
c. Bình luận
Sống không mục tiêu chẳng khác nào một hành trình không có điểm đến xác định, khác nào chấp
nhận cuộc sống kiểu “nước chảy bèo trôi”, dễ chán nản và thiếu niềm tin vào cuộc sống, vào bản thân.
d. Bài học & liên hệ bản thân
Vậy nên, dù bạn là ai, khả năng tới đâu, mục tiêu là gì hãy tính toán cẩn thận để xác định được mục
tiêu cho mình ngay từ hôm nay. Nhất là đối với các bạn học sinh cuối cấp nói riêng và các bạn đang
đứng giữa những sự lựa chọn của cuộc đời mình.
Cuộc sống có ý nghĩa khi bạn có động lực, đặt mục tiêu và theo đuổi chúng không gì ngăn cản
được. (Les Brown)
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> />Dẫn chứng điển hình
/>Cho đoạn văn nghị luận xã hội
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Nếu không có dẫn chứng, không hiểu biết về vấn đề cần nghị luận, học sinh sẽ trở nên hoang mang, bài
NLXH sẽ rơi vào chung chung, giáo điều, thiếu chiều sâu và sức thuyết phục kém. Trên cơ sở nghị luận
xã hội trong chương trình Ngữ văn trung học thường xoay quanh các vấn đề tư tưởng, đạo lí, đạo đức,
lối sống, các hiện tượng gần gũi với học sinh, học sinh cần thu thập, tích luỹ kiến thức về các vấn đề xã
hội để tăng cường vốn kiến thức thực tế.
Với đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ, HS có thể lựa chọn từ 1 đến 2 dẫn chứng để bài làm của mình
thuyết phục hơn.
Danh
ngôn
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Ý chí – nghị lực sống
- Chúng ta càng tiến bước trên đường đời, mọi việc lại càng khó khăn hơn, nhưng chính
trong khi chống lại gian khổ mà sức mạnh nội tâm của con tim được hình thành.
– Vincent Van Gogh –
- Sự phong phú tuyệt diệu của trải nghiệm sẽ mất đi đôi chút phần thưởng niềm vui nếu không
có giới hạn để vượt qua. Thời khắc lên tới đỉnh núi sẽ chẳng tuyệt vời được bằng một nửa nếu
không phải đi qua những thung lũng tối tăm.
– Helen Keller –
- Cà rốt khi chưa chế biến thì cứng và trông rắn chắc, nhưng sau khi luộc sôi, chúng trở nên
rất mềm. Còn trứng lúc chưa luộc rất dễ vỡ, chỉ có một lớp vỏ mỏng bên ngoài bảo vệ chất
lỏng bên trong. Sau khi qua nước sôi, chất lỏng bên trong trở nên đặc và chắc hơn. Hạt cà phê
thì thật kỳ lạ. Sau khi sôi, nước của chúng trở nên rất đậm đà. Cuộc đời này cũng vậy. Khi sự
việc tưởng như tồi tệ nhất thì chính lúc ấy lại giúp ta mạnh mẽ hơn cả. Bạn sẽ đối mặt với
những thử thách của cuộc đời như thế nào? Cà rốt, trứng hay hạt cà phê?
- Niuton là nhà toán học, vật lí học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu
tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh nhưng trò chơi hiếu động của bạn bè. Do đó
ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người rất tài năng.
- Sinh ra trong một gia đình nghèo ở thành phố Odense, cuộc sống nghèo khổ, không lúc nào
có đủ bánh mì để ăn. Đi học lại luôn bị bạn bè chê cười vì ngoại hình xấu. Vượt qua tất cả với
ước mơ trở thành nghệ sĩ, Andecxen đã lang thang lên thành phố Copenhaghen đóng những
vai kịch tầm thường, làm quét dọn. Cuối cùng, nghị lực và tình yêu nghệ thuận đã giúp ông
thành công. Những câu truyện cổ tích của ông mãi tồn tại trong tâm trí độc giả, mang lại cho
trẻ thơ niềm hạnh phúc, thắp lên những ước mơ đẹp.
Thành công – thất bại
- Thành công là tích số của: làm việc, may mắn và tài năng
(Những vòng tay âu yếm, Nxb Trẻ, Tp.HCM, 2003)
- Cựu Tổng thống Hoa Kỳ A. Lincoln đã từng nói: Điều tôi muốn biết trước tiên không phải
là bạn đã thất bại ra sao mà là bạn đã chấp nhận nó như thế nào.
- Henry Ford (1863 -1947) - người sáng lập Công ty Ford Motor, từng là một trong ba người
giàu nhất thế giới cũng đã đúc kết: Thất bại đơn giản chỉ là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một
cách thông minh hơn.
- Thomas Edison: Không phải là tôi đã thất bại, chẳng qua chỉ là tôi đã thực hiện hàng
nghìn cách chưa có hiệu quả.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Văn
học
Ai chiến thắng mà không hề chiến bại
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần
- Tố Hữu - O. Henry (1862 – 1910) – nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng hưởng bất kì một
sự giáo dục nào, hay bị bệnh tật dày vò, thuở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế
toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm tiền nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù ông bắt sau viết truyện
ngắn và trở nên nổi tiếng, tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách
bắt buộc học ở đại học.
- Bill Gates sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu
vào ngành Luật của trường đại học Harvard nhưng với niềm say mê máy tính ông đã nghỉ học
và cùng một người bạn mở công ty Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn ông đa trở thành
người giàu nhất hành tinh và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện
Hạnh phúc
Hạnh phúc lớn nhất ở đời là có thể tin chắc rằng ta được yêu thương – yêu vì chính bản thân
ta, hay đúng hơn, yêu bất kể bản thân ta.
- Victor Hugo Nếu nước mắt con người tràn ngập đại dương thì hạnh phúc ở đâu cũng có
- F. Dotxtôiepxki Hãy nhìn ra thế giới xung quanh để thấy rằng bạn vẫn còn rất hạnh phúc so với những đau
khổ mà người khác đang phải gánh chịu.
– Khuyết danh –
Cuộc chiến tranh đã đi qua một phần tư thế kỷ
Từ tiếng khóc oa oa chào đời của anh
Đến phút đầu mình thương nhau em khóc
Đến một ngày chia ly
Đến nhiều tháng năm xa cách
Anh sẽ nói với em thế nào về hạnh phúc
Mùi thuốc súng bay qua số phận chúng mình
Thử nói về hạnh phúc – Thanh Thảo
- Liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc và Như Anh phải hỏi nhau: Hạnh phúc là gì? trong cuốn sách cùng
tên để rồi họ cùng mơ về ngày 30/4- ngày hạnh phúc. Nếu chỉ có vậy thì những đôi lứa yêu
nhau trong chiến tranh đâu phải nhiều lần thảng thốt: “Hạnh phúc là gì? Bao lần ta lúng túng/
Hỏi nhau hoài mà nghĩ mãi vẫn chưa ra”
Tuổi trẻ - ước mơ và khát vọng
Nếu thời niên thiếu và tuổi trẻ còn là thứ gì khác ngoài hư ảo, thì chẳng lẽ đó không phải là
tham vọng trưởng thành sao?
- Vincent Van Gogh Khi mọi việc dường như đang chống lại bạn, hãy nhớ rằng máy bay cất cánh ngược chiều gió,
chứ không phải cùng chiều gió.
Henry Ford
Nếu tôi không đốt lửa
Nếu anh không đốt lửa
Nếu chúng ta không đốt lửa
Thì làm sao
Bóng tối
Sẽ trở thành
Ánh sáng!
- Nazim Hilsmet -
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Đời
sống
Danh
ngôn
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Đời
sống
Danh
ngôn
- Triệu phú trẻ tuổi Adam Khoo hé mở những điều thú vị về khả năng tự khám phá năng lực
bản thân. Chính những điều thú vị này đã làm nên tên tuổi và thành công của anh qua những
trang sách, cũng như những khóa huấn luyện khắp thế giới. Nhưng ghi nhận trước hết ở triệu
phú trẻ này là sự đeo bám mục tiêu và khao khát thực hiện ước mơ: Trở thành triệu phú trước
tuổi 30, kiên trì với suy nghĩ “Người khác làm được thì bạn làm được”.
Tự học – đọc sách
Những gì sách dạy chúng ta cũng giống như lửa. Chúng ta lấy nó từ nhà hàng xóm, thắp nó
trong nhà ta, đem nó truyền cho người khác và nó trở thành tài sản của tất cả mọi người.
– Voltaire –
Vào khoảnh khắc mà chúng ta thuyết phục đứa trẻ, bất cứ đứa trẻ nào, bước qua bậc thềm ấy,
bậc thềm màu nhiệm dẫn vào thư viện, ta thay đổi cuộc sống của nó mãi mãi, theo cách tốt
đẹp hơn.
– Barack Obama –
Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú và đến tới gần
con người, tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống.
- M.Gorki Sách vở nuôi niềm hy vọng mới
Hay cũng trôi đi
Như dòng nước đen?
Mắt mũi ngày càng kém
Chữ nghĩa rậm rịt điều cao xa
Bao giờ, nơi nào, anh đọc được mình
Qua nỗi đau nhân loại?
Vô ngôn
Hư tự
Sự sống sẽ cất lời
- Nguyễn Khoa Điềm - Hồ Chủ tịch đã tâm sự: Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học. Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi
tôi mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu. Vậy mà Người
đã có một trí tuệ phi thường, một sự hiểu biết đáng khâm phục, đúng như nhà nghiên cứu
Vasiliep đã nhận xét: Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể sánh được với Hồ Chí
Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và sự thông minh trong cuộc đời.
- Cậu bé Hiền mồ côi cha, phải cùng mẹ sống trong một túp lều thuộc khuôn viên chùa làng.
Nương nhờ cửa Phật, nhà sư dạy cho cậu bé chữ thánh hiền, mỗi buổi phải học xong mười tờ
giấy. Khi đọc sách, chỉ cần liếc qua, Nguyễn Hiền đã thuộc làu. Ban đêm, không có tiền mua
dầu thắp, chú tiểu Nguyễn Hiền bắt đom đóm, bỏ vào vỏ trứng làm đèn, nấu sử sôi kinh. Năm
11 tuổi, Nguyễn Hiền đã đọc hết pho sách của nhà chùa.
Tình yêu thương – thói vô cảm
- Martin Luther King - nhà hoạt động nhân quyền Mỹ gốc Phi, từng đoạt giải Nobel Hòa
Bình năm 1964, cho rằng: Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa trước lời nói và
hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ của người tốt.
- Năm 1970, Mẹ Teresa trở nên một nhân vật toàn cầu nổi tiếng với các hoạt động nhân đạo
cứu giúp người nghèo và những người sống trong hoàn cảnh tuyệt vọng. Bà được trao giải
Nobel Hòa bình năm 1979 như một sự vinh danh cho các hoạt động nhân đạo của bà. “Nếu tôi
được trở thành một vị thánh, chắc chắn tôi sẽ là vị thánh của “bóng tối”. Tôi sẽ tiếp tục ở xa
thiên đàng để thắp sáng cho những con người đang sống trong bóng tối trên trái đất này.”
Cho và nhận; cống hiến và hưởng thụ, ích kỷ và vị tha
Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu
lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim người khác.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Xu – khôm – lin-xki
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Xin tạm biệt đời yêu quý nhất
Còn mấy vần thơ, một nắm tro
Thơ gửi bạn đường, tro bón đất
Sống là cho mà chết cũng là cho.
(Tố Hữu – Bài thơ vĩnh biệt cuộc đời)
Cái quý nhất của con người ta là sự sống. Đời người chỉ sống có một lần. Phải sống sao cho
khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí, cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti
tiện và hèn đớn của mình, để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: tất cả đời ta, tất cả sức
ta, ta đã hiến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời, sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài
người.
(Pavel Corsaghin, Thép đã tôi thế đấy của nhà văn Nga – N.Ostrovsky)
Nhiều lúc mình cũng không ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một
ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản
quá và cũng đột ngột quá.
Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày
có ý nghĩa.
Mãi mãi tuổi 20 – Nguyễn Văn Thạc
Lòng yêu nước – sự hy sinh cao cả
Tổ quốc quan trọng hơn sinh mệnh, là cha mẹ của chúng ta, là đất đai của chúng ta.
- Marie Curie (Pháp) Chí có một việc quan trọng nhất là yêu nhân dân, yêu Tổ quốc, dùng trí óc và linh hồn để phục
vụ.
- Nicolaisuyev (Nga) Vinh dự lớn nhất là được bảo vệ Tổ quốc
Aristotle (Hy Lạp)
Tôi chỉ nuối tiếc một điều: tôi chỉ có một sinh mệnh hy sinh vì Tổ quốc
Hal (Mỹ)
Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?
Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em…
Những người đi tới biển – Thanh Thảo
- Ngày 14/3/1988, các chiế n si ̃ Hải quân Việt Nam trên đảo Gạc Ma hiên ngang đứng thành
vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định chủ quyền của Tổ quốc.
- Chiếc máy bay tuần thám hiện đại CASA-212 của Cảnh sát biển được lệnh tức tốc lên đường
đi tìm kiếm các phi công của chiếc Su30-MK2 bị nạn cũng đã lâm nạn trên vùng biển Bạch
Long Vỹ vào trưa 16-6.
Môi trường sống
Trái đất có thể đáp ứng mọi nhu cầu của con người nhưng không thể đáp ứng được lòng tham
của con người.
- Mahatma Gandhi Chúng ta xử tệ với Trái Đất bởi ta coi nó là một tài sản thuộc về mình. Khi nào chúng ta coi
mình thuộc về Trái Đất, chúng ta có thể cư xử lại với tình yêu và sự kính trọng.
- Aldo Leopld –
Chúng ta chẳng thể hiểu hết được giá trị của nguồn nước cho đến khi cái giếng cạn khô
- Thomas Fuller Chúng ta không thừa kế Trái Đất từ tổ tiên, chúng ta mượn nó từ thế hệ tương lai.
- Ngạn ngữ Mỹ-
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Đời
sống
Danh
ngôn
Văn
học
Đời
sống
Danh
ngôn
Đời
sống
Một bản báo cáo khoa học gần đây cảnh báo rằng: Hơn một nửa rừng mưa nhiệt đới Amazon
sẽ bị tàn phá nặng nề hoă ̣c có thể biến mất vào năm 2030 do biến đổi khí hậu và nạn chặt phá
rừng đang hoành hành. Bên ca ̣nh đó, việc người dân điạ phương phát quang rừng để canh tác
và chăn nuôi sẽ giải phóng gần 100 tấn CO2 – tương đương với tổng lượng phát thải khí nhà
kính trên toàn cầ u trong vòng hơn 2 năm.
- Ta ̣i hô ̣i nghi ̣Bali, hơn 200 nhà khoa ho ̣c đã ký vào bản thông cáo đê ̣ trình lên LHQ kêu go ̣i
các hành đô ̣ng cấ p bách cắ t giảm viê ̣c phát thải khí nhà kiń h. Thông cáo nêu rõ, loài người chỉ
còn mô ̣t cơ hô ̣i trong vòng 10-15 năm tới lươ ̣ng phát thải khí nhà kính sẽ phải đa ̣t mức tố i đa
và sau đó giảm dầ n để đa ̣t mu ̣c tiêu giảm 50% lươ ̣ng khí phát thải tới năm 2050.
Niềm tin và mất niềm tin
Niề m tin giố ng như một tấ m gương, bạn có thể lắ p ráp lại khi nó bi ̣ vỡ những cuố i cùng bạn
vẫn cứ nhìn thấ y sự hiê ̣n diê ̣n của những mảnh vỡ trong sự phản chiế u đầ y ngu ngố c.
- Lady Gaga –
Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin
- Steve Jobs Có những khi chao đảo lòng tin
Khóc vì ngỡ chính mình đang bội tín
Cũng xin đừng để tiếng lòng câm nín
Bởi yêu thương cần có lối trở về...
Yêu thương cần có lối về - Từ Nguyễn
- Tầm nhìn độc đáo của Soichiro Honda bị cộng đồng doanh nhân Nhật Bản phản bác. Honda
đã từng là một thợ máy xuất sắc, ông rất ngưỡng mộ Edison và là người không muốn tuân theo
những quy tắc. Trong những năm 1970, Honda đã thách thức ngành công nghiệp tự động của
Mỹ và dẫn đầu cuộc cách mạng tự động hóa của Nhật.
Tự trọng
Nhạc sĩ S. Gunô có lần nói:
Hồi tôi hai mươi tuổi, tôi chỉ thừa nhận riêng tôi có tài.
Ba mươi tuổi tôi đã nói: Tôi và Môda.
Bốn mươi tuổi tôi nói: Môda và tôi.
Còn bây giờ tôi chỉ nói: Môda.
Giải Nobel lập nên theo nguyện vọng cuối cùng của Alfred Nobel, một nhà hóa
học, nhà công nghiệp học và người phát minh ra thuốc nổ của Thụy Điển. Alfred Nobel đã
thấy tổn thương vì phát minh thuốc nổ của ông được sử dụng cho mục đích dã man và ông
muốn giải thưởng của ông phục vụ cho nhân loại. Trong bản di chúc, Alfred đã dành 94% trị
giá tài sản (khoảng 2000000 bảng Anh) và lấy lãi hàng năm để lập nên 5 giải Nobel (vật lý,
hóa học, y học, văn học, hòa bình) cho "những ai… đã đưa đến những lợi ích nhất cho con
người."
Chu Văn An (1292 – 1370) – nhà nho, nhà hiền triết, nhà sư phạm mẫu mực cuối đời Trần,
nổi tiếng cương trực, không cầu danh lợi. Ra làm quan vào thời vua Trần Dụ Tông (đầu thế kỉ
XIV), chính sự suy đồi, nịnh thần lũng đoạn, ông dâng sớ xin chém 7 nịnh thần (thất trảm sớ)
nhưng không được chấp thuận. ông treo ấn, từ quan về quê dạy học, viết sách.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> />Đề tài trọng tâm trong hệ thống nghị
/>luận xã hội
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Việc rèn luyện viết đoạn văn nghị luận xã hội để đạt được hiệu quả nên rèn luyện theo các đề tài
nói chung. Tùy từng đề bài yêu cầu cụ thể khác nhau, học sinh mới khai thác các khía cạnh, các góc
nhìn khác nhau của đề tài. Đối với các vấn đề tư tưởng đạo lí cần chú ý đến các giá trị sống theo định
nghĩa của Unesco – tổ chức giáo dục và văn hóa thế giới bao gồm: Hòa bình; tôn trọng, yêu thương,
khoan dung, hạnh phúc, trách nhiệm, hợp tác, khiêm tốn, trung thực, giản dị, tự do, đoàn kết…hoặc 8
năng lực, 8 phẩm chất cốt lõi của học sinh thpt theo định hướng của Bộ Giáo dục theo chương trình mới:
Nhân ái - Khoan dung, Chuyên cần - Tiết kiệm, Trách nhiệm - Kỷ luật, Trung thực - Dũng cảm. Ví dụ,
khoan dung không phải chỉ là biết tha thứ mà còn là biết tôn trọng sự khác biệt; tiết kiệm không chỉ là
tiết kiệm tài sản, tiền bạc cá nhân, mà còn là tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, ... để bảo đảm phát triển
bền vững.
Dũng cảm không chỉ là gan góc trong chiến đấu mà còn là dũng cảm trong nhận thức, tức là có tư duy
phản biện, và dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. Ngoài ra các vấn đề hiện tượng đời sống cũng cần quan
tâm đến các mối quan hệ của cá nhân với gia đình, nhà trường, dân tộc và các vấn đề của thời đại công
nghệ.
Dưới đây là những đoạn văn minh họa cho 8 phẩm chất cần hướng tới:
Hòa bình
Hòa bình không chỉ là sự vắng bóng của chiến tranh. Hòa bình là sống hòa hợp và không gây gổ với
người khác. Nếu mọi người trên thế giới đều cảm thấy bình an trong lòng, thế giới này sẽ trở nên một
thế giới hòa bình. Hòa bình bao hàm những suy nghĩ tích cực, cảm xúc trong sáng và những ước muốn
tốt lành. Chúng ta đã thực sự sống trong thế giới hòa bình, bạn đã để tâm trí của mình thực sự điềm tĩnh
và thư thái. Đâu đó vẫn tồn tại những xung đột không đáng có giữa những học sinh trong một lớp học,
những trẻ em bị xâm hại, bị ảnh hưởng bởi bạo lực. Trên thế giới vẫn còn chiến tranh, khủng bố bởi mâu
thuẫn về quyền lợi. Trong bản thân con người vẫn thiếu sự bình yên bởi mâu thuẫn giữa khát vọng đam
mê với năng lực thực tiễn. Thực chất hòa bình bắt đầu từ chính chúng ta. Để sống trong bình an, ta cần
có tình thương yêu và sức mạnh nội tâm. Gia đình cần quan tâm đến con trẻ của mình, các công dân
trong một nước cần đảm bảo những quyền lợi công bằng, các nước cần tăng cường sự hữu nghị, hợp tác
trên cơ sở những mặt có lợi. Bản thân mỗi người cần tìm cho mình sự cân bằng trong cảm xúc, trong
mục đích sống. Trong mọi tình huống hãy hóa giải những bất hòa để chắp cho hòa bình một đôi cánh.
Tôn trọng
Tự tôn trọng chính mình là tự ý thức được suy nghĩ, hành động của bản thân mình có phù hợp với xã
hội, với thước đo nhân cách hay không. Sự tôn trọng đầu tiên phải là tôn trọng chính bản thân – phải
biết rằng tôi sinh ra vốn dĩ đã có giá trị. Một phần của lòng tôn trọng đối với bản thân là biết được những
phẩm chất của mình. Tôn trọng là hiểu rằng tôi độc đáo và có giá trị. Khi được người khác tôn trọng
nghĩa là người khác đang đánh giá cao hành động và nhân cách của bạn. Nếu bạn không tự biết được
giá trị của bản thân mình, biết nhận sai, sửa sai sẽ đánh mất cái nhìn tốt đẹp của người khác về bạn.
Người có lòng tự trọng luôn biết cách nhận lỗi và tìm cách sửa chữa sai lầm. Bên cạnh việc cố gắng
trong học tập, bạn cần biết cách hài hòa các mối quan hệ xung quanh bằng việc nói được, làm được và
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />giúp đỡ người khác trong khả năng có thể bằng những hành động đơn giản như chào hỏi lễ phép, nói lời
cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, nói lời xin lỗi khi làm người khác phải suy nghĩ. Còn nhớ nhân vật
bà Hiền trong Một người Hà Nội luôn dạy con cái biết đến lòng tự trọng, biết xấu hổ. Hay hồn Trương
Ba muốn giữa cho tâm hồn thanh khiết không chấp nhận sửa sai bằng một cái sai khác đã quyết định từ
bỏ khỏi thân xác. Như vậy lòng tự trọng là một nhân tố quan trọng góp phần tạo nên giá trị bản thân của
một người đồng thời nó là nền tảng điều chỉnh suy nghĩ, hành động giúp bạn giao tiếp một cách hiệu
quả. Người có lòng tự trọng sẽ biết cách hoàn thiện bản thân mình để trở thành một người được nhiều
người yêu mến. Biết giá trị của mình và trân trọng giá trị của người khác là cách để được tôn trọng.
Yêu thương
Lòng nhân ái là một đức tính cần thiết để cuộc sống và những mối quan hệ trong xã hội trở nên tốt hơn.
Lòng nhân ái là tình yêu thương, sự đùm bọc chở che giữa con người với con người. Từng biểu hiện
chúng ta dành cho nhau, từ cử chỉ quan tâm, lời nói, hành động hay lời nói ánh mắt cũng có thể đem lại
yêu thương cho người khác. Tôi có thể cùng một lúc yêu thương chính mình, gia đình mình, yêu thương
mọi người, yêu mục đích của tôi và yêu cả thế giới này. Nhân ái làm cho ta đồng cảm sẻ chia với những
số phận bất hạnh, làm thay đổi những mảnh đời cơ cực, biến cái xấu xa thành lương thiện. Con người
sẽ thấy tâm hồn mình trở nên phong phú tràn đầy nhiệt huyết sống khi được cho và nhận tình yêu thương.
Khi lời nói của tôi mang đến hoa hồng thay vì gai nhọn, tôi tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Còn trong
câu chuyện Người ăn xin của Tuốc ghê nhép, cậu bé không có tiền nhưng trao đi cả tấm lòng. Người ăn
xin nhận được biết bao đồng cảm, thấu hiểu. Trong xã hội hiện đại, câu chuyện MC Phan Anh kêu gọi
giúp đỡ đồng bào miền Trung lũ lụt, ca sĩ Mỹ Tâm dừng lại để hát ủng hộ một ca sĩ tật nguyền trong
đêm giáng sinh là những tấm gương sáng về lòng nhân ái. Khi ta cảm thấy lòng mình rộng mở sẵn sàng
ân cần cảm thông, sẽ thật dễ dàng để yêu thương. Hãy xóa bỏ sự ích kỷ, hẹp hòi, hòa giải những hận thù
và gửi đi tình yêu thương. Hãy biến những trái tim chai sạn, trái tim nhỏ nhen thành những trái tim nhân
hậu, trái tim quảng đại.
Khoan dung
Có người đã nói rằng: Hòa bình là mục đích, khoan dung là phương pháp. Khoan dung không đơn giản
chỉ là bỏ qua những lỗi lầm sai sót của người khác. Khoan dung còn là cởi mở và sẵn sàng tiếp nhận vẻ
đẹp của sự khác biệt. Khoan dung là tôn trọng lẫn nhau thông qua sự hiểu biết, thông cảm lẫn nhau.
Người khoan dung sẽ ý thức được tính đặc thù và sự đa dạng của con người trong khi loại bỏ những dấu
hiệu chia rẽ và tháo gỡ mọi căng thẳng do thiếu hiểu biết gây ra. Không ai sinh ra là đã hoàn hảo. Bởi
vậy, trong cuộc sống, ta đôi khi bắt gặp những người mắc sai lầm với mình và mong muốn được sửa
chữa những sai sót. Khoan dung còn là cách thể hiện sự cưu mang, giúp đỡ của bản thân với những
người lầm đường lạc lối, giúp cho họ được trở về hòa nhập với cuộc sống hơn. Ta đã bắt gặp sự bao
dung của Vũ Nương với Trương Sinh, người đã đẩy nàng vào cái chết oan nghiệt nhưng cuối cùng nàng
vẫn tha thứ cho lỗi lầm của Trương Sinh, Nguyễn Trãi chấp nhận giảng hòa, khoan hồng cho giặc Minh
tàn bạo để giữ gìn bình yên cho đất nước không khắc sâu hận thù giữa hai dân tộc. Tuy nhiên, lòng
khoan dung không có nghĩa là bao che dung túng cho những việc làm cố tình gây tổn hại đến những
chuẩn mực đạo đức của con người. Khoan dung với chính mình là tự làm cho bản thân cảm thấy nhẹ
nhõm, thoải mái hơn để có thể đưa ra quyết định, mục tiêu đúng đắn hơn. Vì thế cần đề cao những ứng
xử độ lượng, biết nhường nhịn thậm chí là hi sinh cho người khác, cao hơn nữa là tha thứ cảm thông.
Hạnh phúc
Cuộc sống không giống như cuốn truyện đọc phần đầu đã biết phần cuối, cuộc sống phức tạp và thú vị
hơn nhiều. Chúng giống những nốt nhạc lướt trên phím đàn có nốt thăng, nốt trầm và hạnh phúc chính
là một nốt nhạc hay, bay bổng hay một gam màu sáng trong bức tranh tổng thể của bản nhạc định mệnh
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />cuộc đời. Hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa
mãn. Hạnh phúc là trạng thái bình an, không có bóng dáng của xáo động hay bạo lực. Nhân vật Nhĩ
trong truyện ngắn “Bến quê” cả đời đã đi khắp nơi trên trái đất mới phát hiện vẻ đẹp quê hương bình
yên, hạnh phúc ở ngay cạnh bên ta. Với những người lính hạnh phúc của họ có thể là cống hiến tuổi
thanh xuân là được thỏa đam mê trong công việc của mình. Hạnh phúc của người mẹ là sự lớn khôn
trưởng thành của con cái. Mong muốn những điều tốt đẹp cho mọi người sẽ đem lại hạnh phúc trong
lòng ta. Hạnh phúc sẽ tự nhiên đến mà không cần kiếm tìm nếu hành động của ta trong sáng và vị tha.
Hơn nữa khi ta hài lòng với chính mình hạnh phúc sẽ ngập tràn. Hạnh phúc đến khi ta gieo mầm hạnh
phúc, ngược lại khi ta gieo rắc nỗi buồn ta sẽ chỉ nhận lại sầu đau.
Trách nhiệm
Xã hội không chỉ có một người. Khi xuất hiện nhiều người, người ta bắt đầu phải hình thành trách nhiệm
với nhau, với cái chung. Nếu mọi người ai cũng thích thể hiện cá nhân nhưng lại trốn tránh trách nhiệm
cá nhân thì đó là nghịch lý không thể chấp nhận. Nếu chúng ta muốn có hòa bình, chúng ta có trách
nhiệm sống bình yên. Nếu chúng ta muốn có thế giới tự nhiên trong lành, chúng ta có trách nhiệm chăm
sóc thiên nhiên. Vì thế trách nhiệm là thực hiện phần đóng góp của mình với xã hội nói chung. Ngay từ
những hành động nhỏ như: bảo vệ môi trường, lên tiếng trước những hành vi tiêu cực, yêu thương đồng
loại, cũng đã là những minh chứng cụ thể cho lối sống đầy trách nhiệm. Tự ý thức được việc mình làm,
dám làm, dám chịu trách nhiệm về hành động của bản thân, có trách nhiệm với tất cả những lời nói của
mình là sống có trách nhiệm. Người có trách nhiệm luôn biết cư xử sao cho công bằng, nhận thấy rằng
mỗi người đều có phần công sức đóng góp của họ. Ngược lại những người vô trách nhiệm là những
người ích kỷ, hẹp hòi chỉ biết đến mình. Trách nhiệm không chỉ là điều ràng buộc chúng ta, nó còn cho
phép ta đạt được những gì mình mong ước. Trách nhiệm sẽ giúp chúng ta sử dụng những nguồn lực của
mình để tạo ra những thay đổi tích cực. Vì thế hãy biết sống cống hiến trước những đòi hỏi của xã hội
và đất nước.
Hợp tác
Cuộc sống có nhiều việc một mình không làm được tất cả các công đoạn. Xã hội hiện đại là xã hội biết
phân công công việc và hợp tác hiệu quả. Hợp tác có nghĩa là cùng nhau làm việc, cùng nhau xây dựng,
cùng nhau suy nghĩ vì một mục đích chung. Hợp tác là khi ta biết công nhận giá trị đóng góp của từng
người và luôn luôn có thái độ thiện chí. Hợp tác không chỉ là hành động mà còn chỉ thái độ luôn có
những mong muốn tốt đẹp và tình cảm cao thượng đối với người khác và công việc. Khi hợp tác chúng
ta cần rất nhiều kĩ năng. Đôi khi ta cần có một ý tưởng, đôi khi lại cần phải buông bỏ ý tưởng của chính
ta. Đôi khi ta cần phải dẫn dắt người khác và đôi khi ta chỉ cần làm người đi sau. Vì vậy hợp tác sẽ làm
mình tốt lên, phát huy hết điểm mạnh của từng cá nhân đơn lẻ. Muốn hợp tác hiệu quả cần thực hiện
trên nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau. Bằng cách luôn nhận thức được những giá trị của mình, ta mới có
thể hợp tác với mọi người. Lòng can đảm, suy xét thấu đáo, sự quan tâm, chăm sóc và sẻ chia với người
khác tạo nền tảng cho sự hợp tác.
Khiêm tốn
Cổ ngữ có câu nói về lòng khiêm tốn, cách sống khiêm tốn: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là
không biết, ấy mới gọi là biết. Một số nhân vật kiệt xuất đã rất giỏi trong việc giữ được quân bình giữa
tính khiêm tốn và lòng tự trọng. Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản
thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người. Khiêm tốn là khi ta biết được những điểm
mạnh của mình mà không hề khoác lác hay khoe khoang. Khiêm tốn sẽ làm cho kiêu ngạo tan biến.
Người khiêm tốn luôn giữ lòng mình hạnh phúc khi lắng nghe người khác. Điều đó khiến bạn trở nên vĩ
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />đại trong trái tim của nhiều người. Đồng thời nó giúp tâm trí ta cởi mở, giúp ta nhận ra vị trí đích thực
mà mình đang đứng. Điều đáng nói hơn cả là con người có tính khiêm tốn thường thấy xa, nhìn rộng,
tránh được những thói xấu tầm thường là tự cao, tự đại, hủy diệt trong lòng mình tính tự phụ và khinh
bạc ngạo nghễ. Tuy nhiên, đối với con người có tính khiêm tốn cũng không vì tính thích làm kẻ thua
thiệt mà tự mình hạ uy tín của mình, không coi thường công trình của cá nhân và cho đó là những việc
làm vô lý. Tóm lại đây là một điều mà con người một khi muốn thành công trên đời không thế thiếu
được.
Trung thực
Trung thực là thành thực với người và cả với chính mình, luôn tuân thủ chuẩn mực đạo đức chân thật
trong từng lời nói và hành động. Đó là một trong những phẩm chất quan trọng nhất tạo nên giá trị của
một con người chân chính. Abraham Lincoln đã gửi bức thư sau cho thầy giáo của con mình: “Kính
thưa thầy! Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng,
tất cả mọi người đều chân thật”. Người trung thực là người đáng tin cậy. Suy nghĩ trung thực, lời nói và
hành động trung thực tạo nên sự hài hòa. Lòng tham có khi là nguồn gốc của sự thiếu trung thực. Luôn
luôn có đủ cho nhu cầu của con người nhưng không bao giờ có đủ cho lòng tham của con người. Có
những em nhỏ sẵn sàng trả lại tiền nhặt được dù cuộc sống rất khó khăn. Có những người sẵn sàng nhận
lỗi chấp nhận sửa lỗi thay vì giấu diếm, khi đó trong lòng sẽ thanh thản và hạnh phúc hơn. Khi ý thức
được rằng chúng ta đều có mối quan hệ qua lại lẫn nhau, chúng ta mới nhận ra tầm quan trọng của trung
thực và chữ tín trong công việc. Muốn người khác trung thực với mình thì trước tiên mình phải là người
trung thực. Người có nhân cách không ngừng tu dưỡng để có được phẩm chất trung thực.
Giản dị
Đức tính giản dị là một đức tính tốt đẹp chính là một cách tự nhiên trong lối sống không cầu kì phô
trương. Giản dị là sống vui vẻ, đơn giản với một tâm trí sáng suốt, hiểu biết. Đó là cách sống sử dụng
các điều kiện vật chất phù hợp với điều kiện riêng của cá nhân điều kiện chung của xã hội và điều kiện
cụ thể của hoàn cảnh giao tiếp. Giản dị dạy ta cách tiết kiệm, biết sử dụng nguồn lực ta có một cách
khôn ngoan vì lợi ích của các thế hệ mai sau. Giản dị là biết trân trọng ngay cả những điều nhỏ bé trong
cuộc sống. Mặc dù là Chủ tịch nước, là nguyên thủ của một quốc gia nhưng Bác Hồ lại có một cuộc
sống hết sức giản dị. Nơi làm việc của Người chỉ là một ngôi nhà sàn đơn sơ với các đồ đạc đủ dùng ở
mức tối thiểu và cần thiết nhất. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến rất giàu trách nhiệm,
nặng tình đời song không tham đua chen chốn quan trường mà chọn thanh bần để chan hoà với không
gian suối rừng thôn dã, tìm sự tự do và thanh thản trong tâm hồn. Để sống giản dị, cần một năng lực
sống, năng lực tâm hồn và quyết tâm cao, cũng cần hoà mình vào cuộc sống đế sống và cảm nhận, cần
loại bỏ lòng tham và bù đắp tình yêu cuộc sống. Đó là cách để tránh mọi cám dỗ, giảm áp lực tinh thần
và nâng cao bản lĩnh văn hoá. Bản thân mỗi người chú ý đến việc xây dựng môi quan hệ hài hòa, tự
nhiên với mọi người và sống cởi mở, chân thành, đơn giản. Giản dị không chỉ trong ăn mặc, nhu cầu
hưởng thụ mà còn trong hành động và suy nghĩ cho mình cho người khác nữa.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3
Truy cập website www.tailieupro.com để nhận thêm nhiều tài liệu hơn
/> /> />!
/> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> /> />Những sai sót dễ bắt gặp trong quá trình làm bài nghị luận xã hội
Lỗi sai ý cơ bản:
Học sinh có thể xác định không chính xác vấn đề cần nghị luận, chưa định hướng được tư tưởng
mà câu nói hoặc vấn đề trong đề bài đề cập đến.
Giải thích sai nghĩa của câu nói, của vấn đề tư tưởng đạo lý.
Có cái nhìn lệch lạc, quá tiêu cực khi đánh giá vấn đề.
Lỗi thiếu ý:
- Học sinh chỉ xác định được vấn đề cần nghị luận, chưa phân chia được bố cục, không rõ ràng
giữa các phần giải thích, phân tích, bàn luận, rút ra bài học.
- Bài làm thiếu dẫn chứng nên chưa hoàn toàn thuyết phục, hoặc dẫn chứng quá xa lạ, quá chung
chung chưa đảm bảo tính điển hình, tính mới mẻ hấp dẫn.
- Chưa bàn luận đa diện vấn đề như mặt tích cực, tiêu cực; những hiện tượng đối lập của vấn đề
hoặc mở rộng từ một đức tính con người thành một đạo lý của toàn xã hội.
- Khi rút ra bài học cho bản thân chưa cụ thể mà chung chung. Bài học chưa chân thành mà mang
tính khẩu hiệu.
Lỗi trình bày:
Viết xuống dòng khi thực hiện yêu cầu viết một đoạn văn. Sử dụng các kiểu câu hỏi: là gì? như
thế nào … khiến bài viết mang tính đối thoại vì thế chỉ nên đặt các câu hỏi này trong đầu và trả
lời các câu hỏi trên giấy.
Lối diễn đạt sáo mòn như “trong cuộc sống…” “là một học sinh chúng ta cần…” khiến bài làm
thiếu hấp dẫn không sáng tạo.
Học sinh trình bày sơ sài hoặc quá dài dòng, lan man. Học sinh cần lựa chọn cho mình cách trình
bày trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề; khi diễn đạt cần tường minh, khách quan, có tư duy logic, hệ
thống.
Hiện tượng lặp ý, trùng ý khi giải thích hoặc bàn về các biểu hiện của vấn đề nghị luận. Nguyên
nhân là do thiếu từ, thiếu ý tưởng, vốn sống còn nhiều hạn chế. Khắc phục là cần đọc thêm nhiều
tư liệu, rèn luyện viết đoạn theo chủ đề để có hệ thống lí lẽ thuyết phục, tích lũy vốn hiểu biết để
làm giàu dẫn chứng trong bài viết.
Tài liệu nghị luận xã hội – thầy Trịnh Quỳnh biên soạn - />
Cảm ơn quí giáo viên đã cho ra đời những tài liệu tuyệt vời <3