Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu ĐẤT NƯỚC Nguyễn Đình Thi potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.53 KB, 7 trang )

ĐẤT NƯỚC
Nguyễn Đình Thi


I . ĐẶT VẤN ĐỀ .
Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài, có nhiều thành tựu xuất sắc trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là thi ca .
Đất nước là bài thơ ngắn được Nguyễn Đình Thi viết trong một khoảng thời
gian dài (1948 - 1955) . Có thể xem Đất nước là bức tượng đài bất tử về Tổ quốc từ
trong máu lửa đau thương “rũ bùn đứng dậy sáng loà”. Trong bản đại hợp xướng của
thơ ca Việt Nam viết ca ngợi nhân dân, ca ngợi đất nước, thì Đất nước của Nguyễn
Đình Thi là một khúc nhạc với giai điệu thiết tha, hào hùng, sâu lắng, gây được ấn
tượng sâu đậm cho người đọc . Bài thơ là cảm xúc về tổ hợp lịch sử, về đất nước, có
quá khứ, có hiện tai và tương lai .
II . GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
1 . Bảy câu thơ đầu .
Khởi nguồn cảm xúc và suy ngẫm về đất nước là những cảm giác nảy sinh
trong một buổi sáng mùa thu ở chiến khu Việt Bắc .
Cách mở đầu này có phần giống với thể hứng trong ca dao :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Cảm giác mát trong của thời tiết mùa thu được truyền qua chuỗi âm thanh
trong trẻo , nhẹ nhàng và êm dịu của câu thơ mở đầu, thấm vào hồn người đọc, gợi lên
nỗi nhớ về mùa thu năm xưa ở Hà Nội . Buổi sáng mùa thu trong lành, mát mẻ, gió
nhẹ thổi và thoang thoảng trong gió mùi hương cốm mới . Một mùi hương thanh tao,
lịch lãm, rất đỗi quen thuộc của Hà Nội . Chỉ bằng một vài nét mà Nguyễn Đình
Thi đã gợi lên cả không gian và thời gian, cả màu sắc và hương vị của Hà Nội mùa thu
.
Trong niềm hoài niệm của nhà thơ, mùa thu Hà Nội hiện lên với những cảnh
vật thiên nhiên và con người thật cụ thể, sinh động và gợi cảm :


Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy .
Sự nhạy cảm, tinh tế của một nhà thơ đã giúp Nguyễn Đình Thi nhận ra
cái chớm lạnh của một buổi sáng mùa thu, cảm giác được thật cụ thể cái xao xác của
gió heo may trên những con phố dài – một nét đặc trưng của phố phường Hà Nội .
Trên cái nền của không gian và thời gian đó, nhà thơ ghi lại thật sống động hình ảnh
và tâm trạng chàng trai Hà Nội năm xưa phải rời thành phố ra đi, dứt khoát nhưng
cũng đầy lưu luyến . Ta bất chợt nhớ đến người li khách trong Tống biệt hành của
Thâm Tâm dứt khoát ra đi vì lí tưởng , hay hình tượng người lính trong Tây Tiến của
Quang Dũng : Tây Tiến người đi không hẹn ước .
Những câu thơ viết về Hà Nội trong hoài niệm của nhà thơ là những câu thơ
hay nhất, đẹp nhất của bài thơ . Mỗi chi tiết, hình ảnh như được chắt lọc ra từ chính
máu thịt tâm hồn ông . “Hình ảnh thơ phải là hình ảnh thực nảy lên trong tâm hồn khi
ta sống trong một cảnh huống hoặc một trạng thái nào đấy” . Nguyễn Đình Thi quan
niệm về hình ảnh thơ như vậy . Cho nên ta hiểu vì sao mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết viết
về mùa thu năm xưa ở Hà Nội có cái gì đó vừa da diết, nhớ nhung, vừa ngậm ngùi,
vừa lưu luyến . Phải là người yêu tha thiết Hà Nội, am hiểu sâu sắc Hà Nội mới có thể
gợi lên được thần thái, cái hồn của mùa thu Hà Nội và tâm trạng con người những
năm tháng trước cách mạng : đẹp hiu hắt, vắng lặng, phảng phất buồn . Nỗi buồn đó
phảng phất trong cái chớm lạnh của mùa thu, trong khung cảnh thềm vắng lá rơi đầy,
qua thái độ dứt khoát ra đi càng bộc lộ sự lưu luyến , qua nhịp điệu khoan thai, dịu
dàng, man mác buồn của cả đoạn thơ .
2 . Mười bốn câu tiếp .
Từ hoài niệm về mùa thu năm xưa ở Hà Nội, bài thơ lại trở về với không gian
và thời gian nơi chiến khu Việt Bắc .
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thỏi rừng tre phấp phới

Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha .
Giọng điệu, nhịp điệu của đoạn thơ biến đổi hẳn : khoẻ khoắn, phấn khởi, vui
tươi, đầy hào hứng . Những câu thơ như những tiếng reo vui, hình ảnh thơ cũng vận
động biến đổi, không còn bóng dáng ước lệ “sen tàn cúc lại nở hoa”, lá ngô đồng rụng
lá của thơ cổ hay “với áo mơ phai dệt lá vàng” đài các trong thơ mới mà đã thay áo
mới, hiện diện bằng những hình ảnh bình dị, dân dã, khoẻ khoắn và tươi sáng hơn .
Giữa không gian rộng lớn, bao la, tựa lòng mình vào cuộc kháng chiến của toàn dân
tộc, nhà thơ không còn thấy cảnh mùa thu vắng lặng, buồn hiu hắt nữa mà tươi sáng
trong trẻo, rộn ràng những tiếng nói câu cười trong biếc, thiết tha .
Từ cảm xúc mới về mùa thu, mạch thơ vận động một cách khá tự nhiên dẫn
đến niềm tự hào được làm chủ non sông đất nước . Cái tôi trữ tình đã nhường chỗ cho
cái ta đại chúng . Việc sử dụng những điệp ngữ (của chúng ta) cùng với từ chỉ
định (đây) trong những câu thơ mang tính chất khẳng định vang lên một cách đàng
hoàng, dõng dạc thể hiện niềm tự hào về quyền làm chủ non sông . Cách tính ở dạng
số nhiều :những cánh đồng, những ngả đường, những dòng sông gợi lên một đất
nước mênh mông, rộng lớn , ăm ắp niềm tự hào . Thể hiện tư thế, ý thức làm chủ,
niềm tự hào chân chính của con người Việt Nam trong kháng chiến .
Từ giọng thơ phơi phới bốc men say, những câu thơ cuối lại trầm xuống trong
những suy tưởng, sâu lắng khi nói tới truyền thống lịch sử bất khuất của đất nước .
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về .
Đất nước không chỉ là những cái hữu hình (bầu trời, núi sông bờ cõi) mà còn là
những cái vô hình, là truyền thống quật cường, bất khuất hàng ngàn đời của dân tộc .
Những từ láy : đêm đêm, rì rầm như tiếng vọng thì thầm của hồn thiêng đất nước
từngàn xưa vọng về . Tạo không khí linh thiêng khi nhắc đến truyền thống tinh thần
hàng ngàn đời của dân tộc . Khẳng định sự bất biến của linh hồn dân tộc .
3 . Đoạn còn lại .

“Ôi những cánh đồng que chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu”
Mạch cảm xúc của Nguyễn Đình Thi về đất nước đang ăm ắp niềm tự hào và
lắng sâu khi nghĩ về truyền thống lich sử, đột ngột có sự chuyển đổi để hiện lên một
đất nước đau thương, mất mát bởi chiến tranh .
Từ cảm thán “Ôi” đặt ở đầu câu như một tiếng thở dài thốt lên từ trái tim nhà
thơ : “Ôi những cánh đồng quê chảy máu” . Cánh đồng quê hay là hình hài đất nước,
là dáng hình xứ sở ? ở đây, hình ảnh cánh đồng trở thành hình ảnh mang tính chất biểu
trưng, điển hình cho đất nước đau thương trong chiến tranh . Thủ pháp nghệ thuật
nhân hoá được sử dụng như cầu nối điễn tả cảm giác đau đớn của quê hương làm
người đọc cảm thấy nhói đau trong tim mình bởi máu đó là máu của những người dân
lương thiện, của những người con yêu nước thương nòi đã ngã xuống vì độc lập của tổ
quốc . Ta chợt nhớ hình ảnh đất nước trong thơ Vũ Cao :
Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
hay cảnh cánh đồng xanh trở nên khô cháy trong “Bên kia Sông Đuống”:

Ruộng ta khô, nhà ta cháy
nhưng chưa câu thơ nào làm ta nhói đau như câu thơ miêu tả cánh đồng nhuốm
một màu máu như câu thơ của Nguyễn Đình Thi . Đây là hình ảnh có thật, nhà thơ ghi
lại vào những buổi chiều hành quân qua những cánh đồng vành đai trắng ở tỉnh Bắc
Giang cháy lên trong ráng chiều . Hình ảnh cánh đồng quê chảy máu đặt trong sự
tương phản với những cánh đồng thơm mát càng làm người đọc thấm thía hơn nỗi đau
đất nước có chiến tranh, càng hiểu thêm cái giá của đất nước trong những ngày tự do
độc lập .
Hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh trở nên ấn tượng hơn, tô đậm
hơn bằng hình ảnh “Dây thép gai đâm nát trời chiều” . Đúng là trời xanh không thoát
khỏi cảnh đau thương . Đặt câu thơ trong thế tương phản với “trời thu thay áo mới” để

nhấn mạnh hình ảnh đất nước đau thương trong chiến tranh . Đặc biệt sự tương phản
trong nội bộ câu thơ càng làm nổi bật sự khốc liệt của chiến tranh : “dây thép gai” là
biểu tượng của chiến tranh tàn phá, của hành động tàn bạo “đâm nát” tương phản với
cảnh trời chiều gợi sự yên bình, êm ả .
Trên cái nền của đất nước đau thương, Nguyễn Đình Thi đã làm nổi bật tâm
trạng của người chiến sĩ :“Những đêm dài hành quân nung nấu. Bỗng bồn chồn nhớ
mắt người yêu” . Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc những rung động tinh tế trong tâm hồn
người ra trận . Những đêm dài hành quân nung nấu thể hiện ý thức sâu sắc của người
lính về nghĩa vụ của bản thân mình với đất nước . Đó là thứ tình cảm luôn thường
trực, hằn sâu trong suy nghĩ của người ra trận, nhưng trái tim yêu thương đưa anh trở
lại với những xúc cảm rất đời thường . Chữ dài đi với chữnung nấu song hành cùng
từ bồn chồn đã diễn tả rất đạt mối quan hệ giữa tình cảm thường trực và đột xuất , thể
hiện thật thoả đáng và sâu sắc sự hài hoà giữa cái chung và cái riêng, giữa tình yêu lứa
đôi và tình yêu đất nước . Đúng như Nguyễn Đình Thi đã từng viết :
Anh yêu em như yêu đất nước
Vất vả đau thương tươi thắm vô ngần
Đó là nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam, luôn thống nhất tình yêu lứa đôi
với tình yêu đất nước, và có gì lớn lao hơn khi chiến đấu bảo vệ quê hương khỏi
những đau thương cũng là bảo vệ sự vẹn tròn của tình yêu và hạnh phúc lứa đôi .
Bài thơ khép lại bằng hình ảnh khái quát, tượng trưng cho đất nước từ trong
máu lửa chiến tranh , từ trong đau thương căm phẫn đứng dậy hào hùng :
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà
Đây là khổ thơ duy nhất trong bài tác giả sử dụng thể thơ sáu chữ . Cách ngắt
nhịp dồn dập, đều đặn tạo nên một âm hưởng hùng tráng . Nhà thơ đã tạo nên một bức
tượng đài của đất nước sừng sững hiện lên chói ngời trên cái nền của máu, lửa, bùn
lầy, trong không gian dồn dập ầm vang tiếng súng nổ rung trời .
III . KẾT THÚC VẤN ĐỀ .

Đất nước là bài thơ tiêu biểu nhất của đời thơ Nguyễn Đình Thi . Bài thơ cũng
rất tiêu biểu cho cái nhìn nghệ thuật của ông về đất nước . Ông là nhà thơ của đất
nước trong đau thương . Đất nước soi bóng vào tâm hồn ông, chỉ bộc lộ rõ nhất vẻ đẹp
trong đau khổ, trong gian nan, vất vả, nhọc nhằn .

×