Đất nước
Nguyễn Đình Thi
Trong thi ca Việt Nam rất hiếm có, nếu như không phải là chưa từng có một bài thơ nào được sáng tác
trong khoảng thời gian dài như bài thơ “Đất nước “ của Nguyễn Đình Thi. Kể từ khi nhà thơ hạ bút viết
những dòng đầu tiên của bài thơ cho đến khi câu cuối cùng được hoàn thành là cả một quãng tháng năm
gần trùng với những năm tháng của một cuộc trường kì kháng chiến.Hiện tượng đó hoàn toàn không phải
là một sự ngẫu nhiên bởi vì ai cũng biết rằng “Đất nước “ của Ng. Đình Thi được làm nên từ những phần
của hai bài thơ cũ :“Sáng mát trong như sáng năm xưa “ ( 1948 ) và “Đêm mit-tinh” ( 1949) cùng với 28
câu thơ mà mãi tới năm 1955 nhà thơ mới thêm vào. Tuy nhiên, chúng ta không thể vì thế mà vội cho
rằng “Đất nước “ chẳng qua chỉ là sự chắp nối đơn giản của nhiều mảnh thơ rời. Ngược lại, khi cấy các
mảnh vỡ của các bài thơ vào một cơ thể mới, nhà thơ đã làm cho tất cả các bộ phận trong bài thơ hoà hợp
với nhau, để cùng nói lên một cảm hứng chủ đạo chung duy nhất. Đó sẽ không thể là một cảm hứng nào
khác ngoài những suy tư và xúc cảm về đất nước.
Phần đầu tiên của bài thơ đã dành cho cảm hứng về sự thay đổi của đất nước qua Cách Mạng. Ng. Đình
Thi đã có một phát hiện nghệ thuật đầy thú vò khi diễn tả sự đổi thay ấy qua hình ảnh mùa thu, không chỉ
vì mùa thu vốn là mùa thơ mộng. Nhà thơ đã chọn mùa thu bởi vì hơn bất kì một khoảng thời gian nào
khác, mùa thơ mộng ấy lại gắn liền với sự đổi thay của đất nước Việt Nam. Ai cũng biết rằng trước đó thu
vốn là mùa của nỗi buồn, bởi chữ “ sầu “ trong tiếng Hán vẫn được cảm nhận như là nỗi buồn trước cảnh
mùa thu. Nhưng từ năm 1945, mùa thu đã mang một ý nghóa khác, mùa của Cách Mạng và do đó, nó là
mùa của niềm vui. Sự thay đổi của đất nước từ buồn sang vui đã được thể hiện rõ rệt ở mùa thu nhiều hơn
cả. Và như thế, phần đầu gồm hai mươi tám câu thơ, nhà thơ sẽ nói về những sự khác nhau của mùa thu
giữa hai thời đại. Tuy nhiên, Ng. Đình Thi đã sáng tạo một lối vào bài thơ lý thú. Nhà thơ sẽ nói về sự
khác nhau , nhưng lại bắt đầu bằng sự giống nhau, gợi ra nhau. Nhà thơ sẽ nói đến ve# đẹp của mùa thu ở
mỗi thời, nhưng lại bắt đầu bằng vẻ đẹp mùa thu ở mọi thời, vẻ đẹp vónh hằng, muôn thû. Chúng ta có
thể thấy điều ấy trong những dòng đầu tiên của bài thơ :
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Mùa thu vương vấn lòng người trước hết về cảm giác của sự mát trong, sự mát trong của tiết thu, hơi thu.
Cách diễn đạt của dòng thơ đầu trước hết là cảm giác nhà thơ nhận thấy từ mùa thu của hôm nay. Nhưng
cái “ mát trong “ ấy dường như cũng đã có từ mùa thu của hôm xưa. Và vì thế, vẻ trong mát ấy mới tạo ra
một sợi dây truyền cảm, một kênh liên tưởng, được thể hiện ở những chữ “ như sáng năm xưa”. Và nét
đẹp nhẹ nhàng của bài thơ đã thôi thúc tác giả phải tìm cho câu thơ một âm điệu trong sáng. Nhà thơ cứ
bay bay trên những tiếng có âm vực cao, và câu thơ chỉ toàn gồm những thanh ngang và thanh sắc. Chính
nhu cầu đi tìm vẻ đẹp vónh hằng của mùa thu đã xui khiến nhà thơ chọn một thời điểm không phải là một
buổi chiều hay một ban đêm như trong những vần thơ thu quen thuộc. Bởi thế những chữ “ sáng mát trong
“ là cảm nhận tinh tế, độc đáo, một sự lựa chọn đúng mực. Nhà thơ đã chọn biểu hiện mùa thu trong một
buổi sáng, không mất đi vẻ nhẹ nhàng trong trẻo, bảng lảng của một ngày thu nói chung, nhưng cũng
không hẳn rơi vào vẻ trầm buồn của những câu thơ cũ.
Đến câu thơ thứ hai, nhà thơ đã đưa thêm vào sự gợi cảm của mùa thu một làm hương cốm thoang thoảng
bay trong gió.
Gió thổi mùa thu hương cốm mới.
Ai cũng biết rằng hương cốm là một vẻ đẹp rất đặc trưng cho mùa thu. Nhưng mùi cốm ấy trước khi Ng.
Đình Thi viết bài “ Sáng mát trong như sáng năm xưa “ (1948) thì hình như cũng chưa mấy thi nhân quan
tâm đến. Vì thế với câu thơ thứ hai này, Ng. Đình Thi đã đem lại cho thơ thu một làn hương mới mẻ, một
vẻ hấp dẫn lạ lùng. Và như thế, trong hai câu thơ đầu tiên, chúng ta sẽ không gặp một hình thu, một sắc
thu hay một tiếng thu nào cụ thể . Hình như Ng. Đình Thi chỉ muốn quan tâm vào những gì thuộc về bên
trong, nằm ở đâu đó, bảng lảng ở đâu đó trong bầu không khí của mùa thơ mộng ấy, một vẻ đẹp vô hình,
vô thanh, vô sắc nhưng không vì thế mà mất đi khả năng vương vấn kì lạ trong lòng người đọc. Sức hấp
dẫn huyền diệu thế còn được làm nên bởi kiến trúc âm thanh của câu thơ. Dòng thơ thứ hai này được nhà
thơ tổ chức theo cách tạo ra rất nhiều khoảng trống giữa các từ ngữ để chờ người đọc tự lấp đầy bằng
những xúc cảm tưởng tượng, khiến chúng ta liên tưởng đến một câu thơ trong Tây Tiến:
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Và như thế, cấu trúc ngữ pháp của những từ ngữ trong câu thơ lại không thật tường minh.
Đã không ít người tiếc cho Ng. Đình Thi khi nhà thơ không giữ lại câu thơ tiếp theo trong bài thơ “ Sáng
mát trong...”
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em
Dường như nhà thơ đã hoài phí khi bỏ đi một câu thơ rất thơ để thay vào bằng một câu thơ bò coi là xoàng
xónh hơn nhiều :
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Dó nhiên câu thơ cũ quả là có chất thơ, hồn thơ mà câu thơ sau không dễ gì sánh được. Thế nhưng xét về
một mặt khác, và là mặt quan trọng hơn thì câu “ Tôi nhớ những ngày thu đã xa “ lại làm được điều mà “
Cỏ mòn thơm mãi dấu chân em “ không thể nào làm nổi. Bởi chỉ có câu thơ “ Tôi nhớ những ngày thu đã
xa “ với một âm điệu man mác, bâng khuâng và ý nghóa hoài niệm rõ ràng thì nhà thơ mới có thể ngả một
nhòp cầu liên tưởng để qua đó có thể từ hiện tại mà trở về với quá khứ, từ mùa thu của hôm nay để trở về
với một sáng thu xưa, với những ngày thu nào đã xa xôi lắm. Như vậy câu thơ biểu hiện được cảm hứng
về một sự đổi thay. Và rồi buổi sáng năm xưa sẽ hiện lên bằng xúc cảm, bằng hình ảnh để làm nên những
câu thơ vào loại hay nhất, vương vấn lòng người đọc nhiều nhất, có sức gợi cảm bền lâu nhất trong toàn
bộ bài thơ. Chúng ta sẽ gặp ở đây một hình ảnh mùa thu trong nỗi nhớ, mùa thu của thò thành, một hình
ảnh thu mà vào lúc ấy còn chưa kòp trở nên quen thuộc đối với thi ca. Mùa thu ấy như một lẽ tất nhiên
cũng phải bắt đầu bằng một buổi sáng, và buổi sáng cũng “ mát trong “ , cái trong mát của mùa thu.
Nhưng trong xúc cảm của nhà thơ, “ sáng mát trong “ấy đã ngả sang chớm lạnh. Chỉ thêm một chút lạnh
thôi nhưng gam cảm xúc của dòng thơ so với trước đây dường như đã thay đổi hẳn, câu thơ phảng phất
một cảm giác buồn, một nỗi buồn từ bên trong. Vì nhà thơ không nói đến một cảm giác “ từ Hà Nội “ mà
lại là “ trong lòng Hà Nội “ . Hà Nội giống như một cơ thể, một tấm lòng. Câu thơ thứ hai vẫn mang đậm
chất Hà Nội chính ở sự tinh tế ấy. Ở câu thơ trên, nhà thơ nhắc đến “ sáng chớm lạnh “ thì ở câu thơ dưới
cũng chỉ là một chút “ hơi may “ chứ không hẳn là gió heo may. Không phải là gió heo may nhưng lại là
chút hơi may loang thấm cái se sắt, tái tê, dọc theo những lòng phố vắng người. Chẳng phải ngẫu nhiên là
Ng. Đình Thi không viết “những phố phường“ mà là “những phố dài“ , vì nhà thơ muốn thể hiện sự dài
trong tâm tưởng, vì phố dài thì cảm giác quạnh vắng, đìu hiu lại càng thêm thấm thía.
Đến câu thơ thứ ba thì hình ảnh con người đã xuất hiện, nhưng đó là hình ảnh một con người đã ra đi.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.
Thế nhưng câu thơ về người ra đi ấy cứ mang một vẻ hào hoa của người Hà Nội, của đất Hà Thành. Dễ
thấy trong hình ảnh con người cứ phảng phất một phong vò Kinh Kha – “ Nhất khứ bất phục hoàn “, một
cốt cách của một lãng tử, một chinh nhân : ra đi mà không nghó đến ngày trở lại. Nhiều người vẫn cho
rằng câu thơ gợi ra bóng dáng những chiến só trung đoàn Thủ Đô rời Hà Nội lên chiến khu tiếp tục tham
gia kháng chiến. Song khó có thể đồng tình với một cách kiến giải như vậy. Đơn giản bởi không có một
chiến só trung đoàn Thủ đô nào có thể ra đi vào một buổi sáng mùa thu. Sự thật là họ đã rời thủ đô vào
tháng 2 năm 1947 và vào một đêm khuya. Chỉ có thể hiểu hình ảnh những con người ấy như một phần của
bức tranh về một mùa thu ly biệt. Cảnh biệt ly hiện ra đầy vẻ gợi cảm với hình ảnh của những chiếc là
mùa thu “ rơi đầy “ trên “thềm nắng”. Và như thế, có một sự chia cách giữa con người và cảnh vật, giữa
người chia ly ấy với cảnh sắc quê hương. Chúng ta có thể bắt gặp trong những dòng thơ một hình ảnh Hà
Nội rất đẹp. Nhưng quan trọng hơn ,trong cách diễn đạt của nhà thơ, thiên nhiên ấy chỉ có thể đẹp sau
lưng người ra đi và đã không quay đầu trở lại.Hai câu thơ ấy đã vẽ ra một bức hoạ tuyệt vời về một đất
nước ở vào thời điểm vẫn còn chưa thuộc về con người, chưa phải của nhân dân, chưa là của chúng ta.
Mảng thơ tiếp theo được mở đầu bằng một câu thơ có thể không thật nhiều chất văn chương nhưng lại có
một ý nghóa hết sức quan trọng, được đặt trong kết cấu : mùa thu nay khác rồi:
Mùa thu nay khác rồi
Những câu thơ như báo trước với chúng ta rằng những dòng thơ tiếp theo của đoạn thơ sẽ nói về một mùa
thu và một đất nước khác hẳn với mùa thu và đất nước được nói đến ở trong bốn câu thơ trước. Sự đổi thay
có thể nhận ra ngay từ những câu thơ tiếp đó. Hình ảnh con người hiện ra từ đầu bởi sự có mặt của chữ “
tôi” :
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
và con người ấy đã được Ng. Đình Thi đặt trong thế không phải quay lưng mà là đối diện cùng cảnh vật,
đặt trong trung tâm của bức tranh về thiên nhiên đất nước.Và tình cảm chủ đạo trong dòng thơ cũng được
nhà thơ xác đònh một cách hết sức rõ rệt với chữ “vui“ được đặt ở một vò trí rất nổi bật giữa câu thơ. Ở
những câu thơ sau, niềm vui ấy đã thực sự hiện lên thành hình ảnh, ùa ra trên cảm xúc,
Gió thổi rừng tre phấp phới
khiến người đọc có thể liên tưởng đến một câu thơ tuyệt hay của cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến:
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu
Ng. Đình Thi cũng nói về gió mùa thu thổi vào tre trúc nhưng tình cảm và biểu hiện mà tác giả thổi vào
đó thì khác hẳn. Không phải là một ngọn gió thu hiu hắt mà là cả một luồng gió lồng lộng. Nhưng cũng
không chỉ là một luồng gió khẽ lay động trên một cần trúc thưa thớt lá. Luồng gió ấy thổi vào cả một rừng
tre, mạnh mẽ, lớn lao đủ để làm cho rừng tre ấy như náo động hẳn lên với muôn ngàn những chiếc lá tre
phấp phới như đang reo mừng. Cảm giác hân hoan chưa hề thấy trong những câu thơ về mùa thu trước đó.
Niềm vui sướng hân hoan sẽ được nhà thơ nhìn ra trên hình ảnh của bầu trời, lan toả đến bầu trời làm cho
trời thu cũng như đổi khác.
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Hình ảnh tấm áo thu xuất hiện đã không còn là tấm áo mơ phai trong thơ Xuân Diệu xưa kia mà giờ đây
mang màu “ trong biếc “. Chữ “ trong “ cứ gợi ra cảm giác “ sáng mát trong” như ở dòng thơ đầu, nhưng
chính chữ “ biếc “ ấy lại làm cho bầu trời thu hôm nay khác hẳn với một sáng mát lạnh của năm xưa. Nhà
thơ đã thêm cho vẻ thu một chút tươi đẹp hơn, làm cho người như ngây ngất hơn. Và cảm giác “ trong biếc
“ khi lên đến tột độ, nhà thơ sẽ có cảm giác rằng từ bầu trời trong trẻo kia như đang lấp lánh những tiếng
“ nói cười “ , những âm thanh của niềm vui. Cội nguồn của những niềm vui ấy sẽ được Ng. Đình Thi lý
giải trong một loạt những câu thơ ở những khổ thơ sau .
Hình ảnh đất nước ào ạt hiện về, dồn dập xuất hiện trong những dòng thơ tiếp nối này và hình ảnh nào
cũng mênh mông, lớn rộng. Không chỉ là những con phố, những bậc thềm đầy lá rụng trong lòng một Hà
Nội lặng thầm. Đất nước bây giờ cứ trải mãi ra trên chiều dài, chiều rộng với những “ngả đường”. Không
phải là những “ con đường” mà phải là “ ngả đường “để đường mở ra thêm rộng rãi, trở thành điểm bắt
nguồn mở ra với muôn vàn những điều không thể biết được ở phía trước. Và cũng không phải là những “
dòng sông xanh” mà là những “ dòng sông đỏ “để dễ gợi một liên tưởng đến con sông Hồng “đỏ nặng
phù sa”. Nhưng điều quan trọng hơn chính bởi : đất nước, những hình ảnh thân thương ấy giờ đây đã là “
của chúng ta “. Ba tiếng ấy vang lên sao mà tha thiết, sao mà tự hào. Điệp khúc “ của chúng ta “ xuất
hiện liên tiếp, trở đi trở lại :
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
và những câu thơ đã trở thành bản giao hưởng của ngôn từ. Những âm thanh căng đầy, vang động, chói
chang với những âm “ a”, nguyên âm mở nhất của tiếng Việt cứ ngân nga mãi. Và khi mà bản giao hưởng
ấy đã lên đến đỉnh cao của âm thanh:
Những ngả đường bát ngát
thì nhạc điệu của câu thơ bất ngờ trầm xuống trong dòng thơ nói về hình ảnh những con sông. Sự thay đổi
đột ngột ấy mở ra cả một không gian cảm xúc.
Nhưng sự chùng xuống trong những câu thơ về những dòng sông chỉ là một sự lấy đà, bởi ngay sau đó,
nhạc điệu thơ lại vút cao lên với một giọng thơ có tới hai thanh sắc chỉ trong ba chữ “ nước chúng ta
“.Điệp khúc “ chúng ta “ , cảm giác “ của chúng ta “đã quay trở lại nhưng hình như còn mạnh mẽ hơn
nữa, bao trùm hơn nữa bởi không chỉ là rừng xanh, đồi núi, ruộng đồng, những con đường hay những dòng
sông mà là một ý niệm bao trùm nhất, cao cả nhất : nước chúng ta. Nhưng một cấu trúc ý tứ và âm thanh
như thế, dòng thơ “ nước chúng ta “ hiện lên ngời ngời trên đỉnh cao vút của một niềm tự hào dân tộc.
Đến những dòng thơ sau, ấn tượng về sự vút cao vẫn còn đầy sức ám ảnh với chữ “ nước” ở đầu và chữ “
khuất “ở cuối câu :
Nước những người chưa bao giờ khuất
làm nên những khuôn vần mạnh mẽ, rắn rỏi, đanh thép. Nhưng nhà thơ đã kòp đặt vào giữa dòng thơ
những chữ “ chưa bao giờ “đưa mạch thơ đến một hướng nhìn khác, một cái nhìn đi vào chiều sâu thẳm
của trục thời gian, của lòch sử. Nhà thơ đã đưa cảm nhận về đất nước vào một hướng nhìn mà thơ ca Việt
Nam trong những năm tháng ấy vẫn còn ít có. Và theo đà cảm xúc ấy, hai câu thơ tiếp đó sẽ chuyển hẳn
về chiều sâu, cảm xúc sẽ được đưa hẳn về phía lòch sử và truyền thống. Xúc cảm bao trùm sẽ không còn
là xúc cảm về sự trong sáng, sẽ không bay lên trong đôi cánh của niềm vui hiện tại. Bây giờ những xúc
cảm của câu thơ ấy sẽ chìm đắm vào một cảm giác thiêng liêng. Chính cảm giác thiêng liêng ấy đã hướng
Nguyễn Đình Thi tìm đến bóng tối của một ban đêm, mà lại là “đêm đêm “ , không chỉ để hoàn toàn biểu
hiện cảm giác về số nhiều, về sự thường xuyên cứ trở đi trở lại mà còn hoà hợp với những chữ khác của
câu thơ để tìm đến cảm giác về một sự mơ hồ, một ấn tượng linh thiêng rất cần phải có. Đó là lý do để
sau từ láy “đêm đêm “ sẽ lại là một từ láy khác “ rì rầm “ - diễn tả một âm thanh không chỉ nhỏ mà còn
không thật rõ ràng, như phát ra từ một cõi thẳm sâu nào đó.
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những tiếng “ rì rầm “ ấy như vẳng lên từ đất, nhưng nhà thơ không viết “trong lòng đất” mà là một sự
kết hợp giữa “ tiếng “ - chỉ âm thanh với “đất “ vốn thường câm lặng. Và như thế “đất “đã vượt ra ngoài
phạm vi ý nghóa của một dạng vật chất thông thường mà trở thành tinh thần, linh hồn, tình cảm, thành đất
Mẹ, nơi lưu giữ những hồn thiêng của cha anh. Cảm giác ấy sẽ được làm rõ hơn nữa trong câu thơ dưới đó.
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Những tiếng ấy chính là những tiếng của “ ngày xưa”, của lòch sử, của truyền thống tổ tiên, và âm thanh
ấy đến với hiện tại từ một nơi nào sâu xa trong không gian và trong cả thời gian, đủ khiến nhà thơ có thể
đặt một chữ “vọng” trước chữ “ nói về “.Đó là chưa kể “ vọng “ cùng với những chữ “ buổi ngày xưa”
góp phần làm cho giọng thơ trầm xuống để trở thành tiếng nói trầm tư, trầm lắng, trầm ngâm của một con
người đang ngẫm nghó, thấm thía rất sâu xa về sự “âm phù “ của quá khứ đối với hiện tại. Và như thế vẫn
có hình bóng của người xưa trong sự đổi thay của đất nước hôm nay.
Phần sau của bài thơ bao gồm những câu thơ được viết chắc chắn, dồn nén với những câu thơ có nhiều tìm
tòi về kó thuật, làm nên bức tranh hoàn chỉnh về một chặng đường phát triển của đất nước trong chiến
tranh.
Trong bảy khổ thơ, gây ấn tượng nhiều nhất là khổ thơ đầu tiên và hai khổ cuối cùng. Những câu thơ của
khổ thứ nhất, tác giả đã có những tìm tòi khá thành công làm cho câu thơ có sức tạo hình. Hình ảnh thơ
được nhà thơ thể hiện như một cái nhìn từ một điểm rất thấp hướng lên cao. Trước con mắt nhà thơ là hình
ảnh bầu trời và buổi hoàng hôn, và ráng chiều đỏ rực làm Ng. Đình Thi liên tưởng đến dòng máu chảy
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều.
Nhà thơ cảm thấy đây là máu chảy từ những “ cánh đồng quê “ thanh bình êm ả , sự chảy máu của quê
hương đất nước thân thương. Hình ảnh “ dây thép gai “ in lên bầu trời được nhà thơ cảm nhận như chính
nó làm cho bầu trời quê hương rỉ máu. Nhà thơ đã sáng tạo nên một hình ảnh rất lạ. Câu thơ dựng trước
mắt ta một bức tranh vừa rất thực lại mang ý nghóa biểu tượng.
Câu thơ “ Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu “ dễ làm người ta liên tưởng tới một tứ thơ tương tự trong bài
Tây Tiến :
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
bởi nó cũng gợi ra vẻ đẹp hào hoa như thế, riêng như thế của những chàng trai trẻ trung đi vào kháng
chiến với những ấn tượng đậm chất học trò.
Hình ảnh đau thương cũng được nói đến khá đầy đủ ở đây. Tội ác của kẻ thù được lột tả trong một hình
ảnh mạnh mẽ, siết chặt của những câu thơ sáu chữ :
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Những hình ảnh thơ chắc khỏe, quánh lại khiến cho câu thơ đạt tới ý nghóa biểu tượng.
Trong hai khổ thơ cuối cùng ấy, Ng, Đình Thi luôn luôn tìm cách dồn nén rất nhiều nội dung vào trong rất
ít ngôn từ. Những ngày kháng chiến gian khổ được nhà thơ cô đúc lại chỉ trong những dòng thơ bảy chữ,
có cả “ ngày” và “đêm”, cả “mưa” và “nắng”.
Ngày nắng đốt theo đêm mưa dội
Và như thế, nhà thơ đã nói đến tất cả những cực nhọc, khó khăn của những ngày nắng chỉ trong một chữ
“đốt” và của một đêm mưa chỉ với một chữ “ dội”. Ở những câu thơ sau cũng vậy, Ng. Đình Thi nói đến
sự hi sinh, nhưng theo cách đó là một sự hi sinh rất lớn và người đọc nhận ra điều đó từ những cái có thể
gọi là rất nhỏ. Tác giả gợi ra ý nghó về cả một con đường chiến tranh lớn lao nhưng qua mỗi “ bước
đường” nhỏ.
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Vì thế cảm giác về sự hi sinh trở nên mạnh mẽ, lớn lao hơn.
Nhưng dồn nén chỉ là một cách thức để nhà thơ thực hiện mục đích cuối cùng của mình. Năng lượng trong
thơ được nén chặt để rồi bùng nổ trong xúc cảm của nhà thơ và người đọc trong những dòng tiếp đó.
Những câu viết trầm hùng, những câu thơ mà nghệ thuật anh hùng ca đã đạt tới mức có thể coi là mẫu
mực. Bởi ở đó, nhà thơ đã đặt hình ảnh của con người trong tương quan với sự vó đại của thiên nhiên. Cả