Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hình tượng nhân vật Quasimodo trong TT Nhà thờ Đức Bà Paris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (599.34 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

----------

BÀI TẬP LỚN A2

Chủ đề 2: Làm sáng tỏ nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết
lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX qua phân tích hình tượng
Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo

Học phần: Tiểu thuyết phương Tây thế kỷ XIX

Sinh viên: Nguyễn Thị Thanh
Mã sinh viên: 185D1402170091

Hà Nội, 2021


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
NỘI DUNG ................................................................................................................1
Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết .................................................................1
1.1. Tiểu thuyết ...................................................................................................1
1.2. Nhân vật .......................................................................................................2
1.3. Tác giả ..........................................................................................................2
1.4. Tác phẩm ......................................................................................................3
Chương 2: Nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn...............3
phương Tây thế kỉ XIX qua phân tích hình tượng Quasimodo ........................3
trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo .................................3
2.1. Nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn thế kỷ XIX....3


2.2. Hình tượng Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của
Victor Hugo .........................................................................................................4
2.1.1. Quasimodo là nhân vật có thân hình xấu xí, khác thường ...................5
2.1.2. Quasimodo có số phận bi thương ...........................................................5
2.1.3. Sống cơ đơn, u sầu, thu mình, hay tức giận, thậm chí tàn nhẫn ..........6
2.1.4. Ln khát vọng tình u mãnh liệt nhưng đầy thống khổ, yêu trong
tuyệt vọng ............................................................................................................7
2.1.5. Nhân vật được xây dựng bằng thủ pháp đặc trưng của tiểu thuyết
lãng mạn ..............................................................................................................8
KẾT LUẬN ................................................................................................................9
Tài liệu tham khảo ..................................................................................................10


MỞ ĐẦU
Nói về chủ nghĩa lãng mạn có ý kiến cho rằng: “Nguyện vọng muốn thoát
khỏi cuộc sống đau khổ, ghê tởm chính là cơ sở của chủ nghĩa lãng mạn” [14]. Chủ
nghĩa lãng mạn bắt nguồn từ văn học tình cảm Anh thế kỉ XVIII nhưng cơ sở quan
trọng của nó là trạng thái bất bình vì lảng tránh thực tế nên muốn xây dựng cho
mình thế giới mơ ước, cái đẹp, tưởng tượng, dùng thế giới ấy để phủ nhận cuộc đời,
thực tại trước mắt, quay lưng lại với hiện thực. Hướng đến những con đường trốn
tránh thực tại trước mắt. Có người quay lưng lại với quá khứ, có người hướng tới
tương lai. Chia làm hai loại: lãng mạn tiêu cực, lãng mạn tích cực. Cái tơi trong văn
học lãng mạn luôn được đề cao “Tôi thể hiện bản thân tôi cho bản thân tôi”. Trên
phương diện nghệ thuật thì đề cao nguyên tắc tự do, cởi trói cho nghệ thuật. Khơng
những vậy văn học lãng mạn đề cao sự riêng biệt, tính độc đáo, phi thường dẫn tới
những nhân vật phiến diện, một màu với những tính cách ít bị thay đổi theo hồn
cảnh. Kiểu nhân vật nổi loạn thường xuất hiện, với những đặc điểm khác thường
với môi trường xung quanh: Đấu tranh lại hoặc bị mơi trường bóp chết trong bi
kịch.
Tiêu biểu cho nền văn học lãng mạn thế kỉ XIX ta không thể không nhắc tới

tiểu thuyết Nhà thờ Đức bà Paris của Victor Hugo. Tác phẩm phản ánh những biến
động trong xã hội Pháp, thấm thuần lịng xót thương, cảm thơng cho những kẻ khốn
cùng, những người bị coi là ở tầng lớp cuối cùng trong xã hội. Victor Hugo thuộc
trào lưu lãng mạn tích cực, các nhân vật trong tác phẩm của ông luôn đấu tranh,
khát khao hướng tới cuộc sống tươi sáng hơn. Ở nghiên cứu này, tôi đi làm sáng tỏ
Nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn phương Tây thế kỉ XIX qua
phân tích hình tượng Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor
Hugo để thấy được tài năng của Victor Hugo trong nền văn học phương Tây.
NỘI DUNG
Chương 1: Một số vấn đề về lý thuyết
1.1. Tiểu thuyết
Có nhiều cách hiểu khác nhau về tiểu thuyết nhưng về đơn giản tiểu thuyết là
một thể loại văn xi có hư cấu, phản ánh xã hội rộng lớn, những vấn đề của cuộc
sống thơng qua nhân vật, hồn cảnh hay những sự việc. Tường thuật lại vấn đề bằng

1


văn xuôi theo những chủ đề định sẵn.
Tiểu thuyết xuất hiện khá sớm ở Châu Âu thời kì xã hội cổ đại tan rã, văn
học suy tàn. Tiểu thuyết cổ đại không thể sánh với các bản anh hùng ca, hài kịch, bi
kịch. Nhiều vấn đề được đặt ra trong xã hội bấy giờ, cá nhân khơng cịn thấy được
vai trò của tiểu thuyết cổ đại. Thời kỳ Phục Hưng đã tạo điều kiện để tiểu thuyết
phát triển. Thế kỉ XIX tiểu thuyết đã phát triển, hình thành trong một thời gian dài
đã hình thành kết cấu chính. Bước sang thế kỉ XIX tiểu thuyết phát triển mạnh mẽ,
đa dạng về nhiều mặt. Xã hội ngày càng có nhiều biến động và chính điều đó lại là
mảnh đất màu mỡ, thuận lợi cho sự phát triển của tiểu thuyết. Vì vậy mà thế kỉ XIX
của văn học Phương Tây được coi là thời đại hoàng kim của tiểu thuyết. Xuất hiện
nhiều tác giả lớn như: Sôlôkhốp, M. Gorki, V. Hugo, A. Tônxtôi,... với nhiều tác
phẩm mang giá trị lớn lao.

Tiểu thuyết mang nhiều đặc điểm khác nhau. Phản ánh cuộc sống từ góc độ
đời tư, là thể loại đặc biệt có khả năng tổng hợp về mặt nghệ thuật của nhiều thể
loại văn học khác nhau. Cuộc sống qua tiểu thuyết được tái hiện một cách chân
thực, không lãng mạn hóa, thi vị hóa, hay lý tưởng hóa. Trong các tác phẩm tiểu
thuyết, nhân vật luôn chịu dằn vặt, đau khổ từ cuộc sống, là những “con người nếm
trải”.
1.2. Nhân vật
Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm, có tính cách, số
phận khác nhau. Nhân vật có thể có tên hoặc khơng có tên, là công cụ giúp tác giả
triển khai, gửi gắm tư tưởng của mình. Là nơi tập trung, giải quyết tất cả các vấn đề
trong tác phẩm. Hay ta có thể hiểu đơn giản, nhân vật là con người được xây dựng
bằng các phương tiện nghệ thuật ngôn từ.
Xây dựng nhân vật trong tác phẩm của mình, nhà văn gửi gắm vào đó nhiều
tư tưởng, ý nghĩa riêng. Mỗi nhân vật xuất hiện sẽ là tiếng nói của nhà văn về cuộc
đời, con người. Qua đó ta khơng chỉ hiểu được cuộc đời, con người mà còn cảm
nhận được ý nghĩa đằng sau số phận đó.
1.3. Tác giả
Victor Hugo nhà văn thiên tài của nước Pháp, luôn thấu cảm cho cuộc sống
của những người khốn khổ, hoạt động vì sự phát triển của con người. “Cuộc đời đi
từ bóng tối ra ánh sáng”, chịu ảnh hưởng của cả tư tưởng giai cấp và tư tưởng

2


phong kiến bảo thủ. Ông được coi là một “tài năng đa dạng” khi thành công ở thể
loại: kịch, thơ ca, tiểu thuyết. Nếu như các nhà văn lãng mạn khác quay lưng lại với
cuộc đời để xa lánh thực tại thì Victor Hugo lại khơng như vậy mà ơng “mở lịng ra
đón âm vang cuộc đời”, ơng viết về những người khốn khổ ở trong xã hội. Toàn bộ
sự nghiệp sáng tác gắn liền với biến chuyển nước Pháp thế kỉ XIX.
1.4. Tác phẩm

Nhà thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo là mang dấu ấn sâu đậm của chủ
nghĩa lãng mạn. Ra đời dựa trên việc Victor Hugo muốn viết một tác phẩm về nhà
thờ nổi tiếng ở Pháp. Victor Hugo gửi gắm nhiều tư tưởng, ý nghĩa bên trong cuốn
tiểu thuyết này.
Chương 2: Nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn phương
Tây thế kỉ XIX qua phân tích hình tượng Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà
thờ Đức Bà Paris của Victor Hugo
2.1. Nguyên tắc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết lãng mạn thế kỷ XIX
Đầu tiên, nhân vật luôn mang nặng chất suy tưởng, thiên về đời sống tình
cảm, cơ đơn, u sầu. Con người ln muốn thốt khỏi thực tại đau khổ, giấu mình
vào cái tôi. Họ tuyệt vọng về cuộc sống này. Goethe đã nhận xét về điều này: “Tôi
gọi cổ điển là khỏe mạnh, lãng mạn là ốm yếu” [13].
Nhân vật mang nhiều biểu hiện khác nhau nhưng về cơ bản là màu sắc cô
đơn, ảm đạm. Các nhân vật luôn khao khát có tình u thương, sự quan tâm nhưng
cái cơ đơn, buồn tủi luôn đến bất chợt. Nhân vật lạc lõng tự cảm thấy mình cơ đơn
trong xã hội, họ cảm thấy mình là người thừa của xã hội. Cái buồn, cô đơn u sầu
luôn bám lấy nhân vật ở giai đoạn này. Con người luôn đấu tranh đơn độc, tiêu biểu
cho kiểu nhân vật này là Ăng-giôn-rax trong tiểu thuyết Những người khốn khổ của
Victor Hugo. Nhân vật mang trẻ trung nhưng “vẻ buồn trang nghiêm” của những
người anh hùng đơn độc, khao khát đấu tranh.
Thứ hai, người đại diện cho cho tầng lớp cũ khia thấy cách mạng thay đổi
trật tự xã hội họ không chấp nhận thực tại xã hội nên phản ứng của họ hoặc là ẩn
dật, trốn chạy cuộc đời, hoặc trở thành con người nổi loạn, khác biệt, nổi bật so với
môi trường xung quanh. Xã hội cũng chối từ những con người ấy. Mâu thuẫn giữa
cá nhân và xã hội là mâu thuẫn khơng thể giải quyết. Chủ nghĩa lãng mạn ln tìm
cách khiến cho con người thỏa hiệp với thực tại để từ đó thâm nhập và nội tâm

3



khám phá những bí ẩn của con người. Chính họ không thể nào rời xa được cuộc
sống sung sướng, xa hoa, khi có quyền họ được làm bất kì điều gì mà họ muốn và
ln được người khác coi trọng. Nhân vật Bê-li-cốp trong Người trong bao anh ta
thực sự không thể hiểu nổi những người xung quanh, không bộc lộ suy nghĩ của
mình trước mọi người, ln trốn tránh hiện thực, ln thu mình trong cái vỏ bọc.
Thứ ba, số phận các nhân vật anh hùng lãng mạn thường là bi thương. Luôn
phải đấu tranh không ngừng, chịu đựng nỗi đau đớn về thể xác lẫn tinh thần những
cuối cùng cái họ nhận được lại là cái chết. Dù hồn cảnh có đau đớn, có nhiều cám
dỗ nhưng họ ln đấu tranh vì lẽ phải, vì danh dự. Ví dụ như nhân vật Gregor
Samsa trong “Hóa thân” của Kafka sau khi tỉnh dậy bị biến thành một con bọ, cuộc
sống dần bị đảo lộn từ đây. Anh trở thành gánh nặng của gia đình, bế tắc, khó khăn
trong mọi việc. Nghe được câu chuyện của mọi người trong gia đình, Gregor q
đau khổ, chui vào căn phịng riêng và trút hơi thở cuối cùng. Đó chỉ ra câu chuyện
về một người không thể làm việc được nhưng qua các nhân vật phản ứng thì đó lại
trở thành bi kịch. Cái chết đến với Gregor như một sự giải thoát, khơng chỉ cho bản
thân anh, mà cịn cho tất cả những người xung quanh.
Cuối cùng, nhân vật được xây dựng mang đậm màu sắc chủ quan, ít phụ
thuộc vào hồn cảnh. Ta dễ dàng nhận thấy, khuynh hướng tiêu cực đến từ tầng lớp
quý tộc cũ bị thất thế, quyền lợi bị tước đoạt. Với lí tưởng và hồi bão của mình,
nahn vật lãng mạn khơng bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, dù ở trong hoàn cảnh nào họ
vẫn giữ được phẩm chất, nét đẹp của mình. Ln sống tích cực, đấu tranh cho hạnh
phúc của mình. Cá nhân ln tin tưởng vào chính bản thân mình, chỉ có mình mới
đem lại được tự do. Hồn cảnh có thể khiến họ gặp khó khăn, mệt mỏi nhưng khơng
ngăn được tinh thần, khát vọng của nhân vật lãng mạn.
2.2. Hình tượng Quasimodo trong tiểu thuyết Nhà thờ Đức Bà Paris của
Victor Hugo
Nhà thờ Đức bà Paris là tác phẩm tiêu biểu, “viên ngọc sáng” của văn học
phương Tây. Có rất nhiều lý do khiến cho cuốn tiểu thuyết này lôi cuốn, hấp dẫn
nhưng hình tượng nhân vật là điều dễ nhận thấy nhất. Sáng lên giữa những nhân vật
ấy thì có lẽ Quasimodo là viên ngọc sáng ngời xuyên suốt toàn bộ tác phẩm.

Đặng Thị Hạnh viết: “Đây là nhân vật trung tâm, hình tượng nhân vật
Quasimodo xun suốt tồn bộ tác phẩm. Các sự kiện, biến cố đều có sự góp mặt
của Quasimodo. Có thể thấy, Quasimodo là nhân vật khởi đầu và cũng là nhân vật

4


viết lên cái kết cho cuốn tiểu thuyết này” [10].
Quasimodo là nhân vật đặc trưng, mở đầu cho sáng tác kiểu nhân vật: nghèo
khổ, dung mạo xấu xí, tàn tật. Nhân vật này có sức khỏe phi thường và đức hi sinh
cao cả. Đây chính là nhân vật tiểu thuyết được tác giả Victor Hugo đặc biệt dành
tâm huyết, tình cảm của mình xây dựng nên.
2.1.1. Quasimodo là nhân vật có thân hình xấu xí, khác thường
Quasimodo được Victor Hugo xây dựng một cách rất đặc biệt - dị hình, dị
dạng. Tác giả miêu tả Quasimodo rất chi tiết “cả người là một khối nhăn”, “cái đầu
to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch;… một hệ thống đùi và chân vịng kiềng bẻ queo
rất kỳ qi,..”. Khơng chỉ vậy, Quasimodo cịn có một dáng đi “đáng sợ, rất mạnh
mẽ, nhanh nhẹn và quả cảm” [1]. Dường như những gì xấu nhất, khó coi nhất đều
xuất hiện ở Quasimodo, biến hắn trở thành nhân vật vừa đe dọa vừa bí ẩn khơn
lường. Mọi người luôn xa lánh, tỏ ra sợ hãi hắn. Quasimodo được xây dựng thành
kiểu robot điển hình, là kiểu nhân vật hóa thân để thành một người khác. Đại diện
cho những người mang hình hài xấu xí, ln bị mọi người coi thường. Chính vì cái
hình hài xấu xí ấy khiến cho Quasimodo chỉ ru rú trong góc của nhà thờ, chỉ làm
duy nhất một việc đó là rung chng. Quasimodo vừa khơng đẹp ở vẻ bề ngồi vừa
khơng có trí thơng minh. Dường như tất cả những gì xấu xí, bất hạnh Quasimodo
đều phải chịu, cuộc sơngs vì thế mà không trọn vẹn, ý nghĩa. Quasimodo là kẻ đáng
được coi là con người nhất trong tác phẩm. Nhưng chính sự gặp gỡ định mệnh với
Esmeralda đã khiến cho cuộc sống của Quasimodo thay đổi. Vẻ đẹp tâm hồn dần
được bộc lộ tựa như hạt ngọc trong ngần ẩn sâu trong vỏ bọc xù xì xấu xí. Victor
Hugo dùng ngịi bút của mình tạo lên một con người đội lốt quỷ, bị người xa lánh

ghét bỏ, không thừa nhận người. Là một thằng gù thơ kệch, dường tạo hố bất công
đưa hết đau khổ đổ dồn lên thân phận Quasimodo. Tác giả nhấn mạnh xấu xí, quái
dị Quasimodo nhưng ẩn sau ngoại hình xấu xí là một tâm hồn cao đẹp.
2.1.2. Quasimodo có số phận bi thương
Cuộc đời thật là trớ trêu đối với Quasimodo: mang trong mình mình hài xấu
xí, khơng có trí thơng minh. Khơng dừng lại ở đó Quasimodo cịn mồ cơi cha mẹ,
chịu nhiều bất hạnh và mất mát trong cuộc sống. Con người ấy tập trung mọi thứ
bất hạnh, sống một cuộc sống hoang dại, cùng cực. Quasimodo được người ta đưa
về nuôi dưỡng và ngày ngày làm công việc đánh chuông cho nhà thơ. Một con
người trải qua bao khó khăn mất mát ấy thì khơng điều gì có thể lay động nổi trái
5


tim ấy nữa. Quasimodo luôn tin tưởng Claude Frollo - người đã cưu mang mình,
nguyện làm tất cả những gì mà Claude Frollo đưa ra. Bị cha mẹ bỏ rơi, mồ cơi, sống
khổ cực vì thế mà việc Claude Frollo nhận nuôi trở thành cha nuôi khiến
Quasimodo xem vị cứu tinh. Từ đó, lớn lên với nhà thờ Đức Bà Paris, sống khốn
khổ gắn liền với nơi đây. Đối với Quasimodo - một kẻ dị hình xấu xí khơng có được
tình u thương thì cha ni và nhà thờ Đức Bà là cả một thế giới, là ngôi nhà ấm
áp của hắn. Khơng có tình u thương của cha mẹ, Quasimodo dành cho nhà thờ
Đức Bà thứ tình yêu lớn lao, gắn bó sâu nặng khiến cho độc giả cảm thấy thương
xót, cảm thơng cho hắn. Thứ điều khó khăn, bất hạnh nhất của cuộc sống
Quasimodo đề phải chịu đựng. Cảm giác bị cả thế giới dè bỉu coi như là lồi sinh
vật lạ khơng ai có thể thấu hiểu được cho Quasimodo. Victor xây dựng nhên vật từ
chất liệu, đường nét kì qi dị dạng nhất. Qua đó, ơng muốn nhấn mạnh xấu xí, quái
dị, số phận nhân vật.
2.1.3. Sống cơ đơn, u sầu, thu mình, hay tức giận, thậm chí tàn nhẫn
Quasimodo lớn lên, khơng câm nhưng dần điếc, và sống trong thế giới tăm
tối của mình, với hai tình u lớn duy nhất: gác chng nhà thờ Đức Bà và phó chủ
giáo Claude Frollo, cho đến trước khi anh gặp Esmeralda. Từ nhỏ đã phải sống

trong nhà thờ, chính tiếng chng đã khiến cho Quasimodo dần điếc, luôn bị giam
hãm trong một không gian chật hẹp, quẩn quanh bế tắc, khơng có cách nào có thể
thốt ra. Khơng có vẻ ngoại hình, sự thơng minh khiến cho Quasimodo bị mọi
người xa lánh. Sống trong không gian chật hẹp cơ đơn ấy, hắn khơng nhìn thấy đời
sống bên ngồi, khơng tiếp xúc với mọi người xung quanh, sống cô đơn nên
Quasimodo chỉ biết bầu bạn với cái chuông của nhà thờ. Bước chân đầu tiên đi giữa
mọi người, Quasimodo bị nhìn như một sinh vật lạ, bị chửi mắng, hành hạ, xua
đuổi. Mọi người nhìn hắn với ánh mắt khinh thường, dùng những lời nói chế giễu
hay nguyền rủa. Trong xã hội lúc bấy giờ người ta không chấp nhận một người như
Quasimodo và coi đó như một thứ gì đó ghê tởm. Trong Quasimodo chỉ tồn là thì
hằn, hắn chấp nhận sự độc ác của mọi người dành cho mình. Miễn cưỡng nhặt
những thứ mà mọi người dùng để đả thương hắn rồi quay lưng bỏ đi. Cuộc sống
xung quanh trở nên vô nghĩa với Quasimodo, chi có nhà thờ là đủ. Tuy chỉ có tượng
đá, vua chúa, thần thánh nhưng ít nhất những thứ ấy khơng thù hằn, coi thường và
không cười vào mặt hắn. Quasimodo luôn sống trong cảnh cô đơn, u sầu.
Quasimodo đôi lúc độc ác, vì anh ta sống trong tăm tối, nhưng anh chẳng làm hại ai
để mưu cầu lợi ích cho bản thân mình. Anh cịn tỏ ra khó chịu, thơ lỗ với người

6


thẩm phán đã bắt mình, hay hất đổ cốc nước mà Esmeralda đã đưa cho hắn. Chính
hồn cảnh đã khiến cho Quasimodo trở thành một con người như vậy.
2.1.4. Luôn khát vọng tình yêu mãnh liệt nhưng đầy thống khổ, u
trong tuyệt vọng
Quasimodo người tưởng chừng xấu xí vơ cùng, gồ ghề, dị tật, sống tận đáy
xã hội lại có khát vọng yêu thương cháy bỏng. Là một con người cơ đơn, thiếu hơi
ấm của tình u thương nhưng từ khi gặp đc Esmeralda mọi đau khổ dường như tan
biến. Nếu như mọi người vây quanh Esmeralda vì tài năng và sắc đẹp nhưng
Quasimodo lại rung động bởi chính tấm lịng của nàng. Là người hại nhưng nàng

khơng hề coi thường, ghê sợ Quasimodo thậm chí cịn mang đến sự sống cho hắn
bằng ngụm nước lúc hắn bị bêu ngoài quảng trường. Đây là một mối tình câm lặng,
tuyệt vọng của thằng gù xấu xí Quasimodo. Khơng dám thổ lộ với nàng thì
Quasimodo biết mình khơng xứng với Esmeralda xinh đẹp. Chính tình u ấy đã
khiến cho một con người đáng thương, tâm hồn cô đơn được thức tỉnh. Quasimodo
bừng tỉnh, có động lực để sống mỗi ngày. Khao khát tình u khiến cho Quasimodo
biết khóc, biết hận thù và cuối cùng đi đến tận cùng của những cảm xúc. Trân trọng
người yêu: “nâng cô gượng nhẹ, tưởng chừng sợ làm cô tan vỡ…”. Không muốn
nàng phải chết “rồi đột nhiên, ghì chặt cơ vịng tay… đau khổ tội nghiệp, ngước lên
lóe sáng” [12]. Yêu thương, chăm sóc Esmeralda thật cẩn thận, lo lắng cho nàng.
Những hành động đầy quan tâm Quasimodo khiến cho Esmeralda thực cảm động.
Vì yêu nên hắn dành tất cả sự hy sinh, vượt qua khó khăn để bảo vệ tình yêu ấy thứ tình cảm mà từ trước đến nay hắn chưa từng có.
Tình u là vậy, có những toan tính, có sự ích kỷ thậm chí độc ác, nhưng vẫn
có người khơng ngại cho đi, hy sinh vơ điều kiện chỉ cần người mình u được bình
an, hạnh phúc. Khơng màng tính mạng của mình để cấu giấu Esmeralda khi nàng bị
truy đuổi, thậm chí là đẩy chính người cha ni của mình từ nóc nhà thờ xuống vì
đã hãm hại người mình u. Khơng gì có thể dập tắt được ngọn lửa tình u đang
bùng cháy trong Quasimodo. Vì u mà hắn có những hành động như vậy. Hắn dám
ra tay hại người đã cưu mang hắn, dám bảo vệ người mình yêu. Hình ảnh một tên
gù từ trước đến nay chỉ biết nghe lời của phó giám ngục giờ đây lại đối đầu và đẩy
hắn xuống dưới nhà thờ nó như một cuộc chiến giữa một bên là cái xấu một bên là
cái tốt, giữa ánh sáng và bóng tối mà phần thắng sẽ thuộc về ánh sáng, về cái tốt
đẹp. Đó là sự trỗi dậy của một tâm hồn luôn khao khát được làm người, được yêu
thương. Quasimodo đấu tranh cho thứ tình yêu đơn phương, đau khổ của mình,

7


nguyện chết để bảo vệ nó. Một tấn bi kịch như được định sẵn với hắn vậy. Tác
phẩm khép lại là hình ảnh vơ cùng đau thương “hai bộ xương ôm chặt lấy nhau”, bi

kịch đến lúc này mới kết thúc. Phải đến đây, Quasimodo mới thực sự được ở bên
người mình yêu, mới tìm được điểm tựa cuối cùng - nơi bình n, ngọt ngào cho
mình.
Có thể thấy, Quasimodo khiến người ta phải thốt lên, tình yêu của một con
người tại sao lại có thể cao thượng như vậy. Quasimodo yêu theo cách riêng của
hắn, chỉ lặng lẽ ngắm nhìn, lặng lẽ cảm thương và lặng lẽ hi sinh. Một tình yêu
thầm lặng đến mức độ chỉ tới những trang cuối cùng độc giả mới phát hiện ra sự cao
quý và thiêng liêng của nó nhưng đáng tiếc Esmeralda đã bỏ qua một tình yêu như
thế.
2.1.5. Nhân vật được xây dựng bằng thủ pháp đặc trưng của tiểu thuyết
lãng mạn
Các nhà phê bình từng nhận xét, thi pháp văn học lãng mạn có khả năng
dung nạp rộng rãi các thủ pháp nghệ thuật như tương phản đối lập, cường điệu, trữ
tình ngoại đề,... Trong số đó nghệ thuật tương phản đem lại hiệu quả cao nhất “tinh
thần của lãng mạn là sự kết nối các yếu tố đối kháng nhau” (A.W. Sleigel).
Quasimodo được xây dựng bằng thủ pháp tương phản, đối lập ở ngay chính
địa vị xã hội và phẩm chất đạo đức, giữa diện mạo bên ngoài và thế giới nội tâm.
Một bên là con người dưới đáy xã hội - gã kéo chuông ở nhà thờ nhưng nơi họ vẫn
toát lên sức sống mãnh liệt, yêu đời, với một bên là con người thuộc tầng lớp quý
tộc với lối sống hà khắc. Quasimodo là người có hình dáng xấu xí nhưng tình u
mà hắn dành cho Esmeralda một cách chân thành, hi sinh vì người mình yêu. Hugo
để Quasimodo tự kết án, kết thúc cuộc đời mình bằng thảm kịch. Quasimodo tự tay
đẩy người cha mà mình tôn thờ bấy lâu nay xuống tháp chuông. Giữa cái thiện và
cái ác, cái đau khổ và bất hạnh, cái cao thượng giờ đây trở nên thấp hèn. Quasimodo
khơng có lấy một thân phận trong xã hội, là thứ mà mọi người ghê tởm xa lánh. Ấy
vậy mà khi gặp được Esmeralda, Quasimodo lại có động lực sống, lại đem lịng u
cơ. Qua đó ta thấy được sự tương phản giữa hai nhân vật, một bên là người con gái
xinh đẹp, mọi người yêu quý với một bên là con người xấu xí đến mức khơng bình
thường. Hai con người ở hai địa vị khác nhau trong xã hội, sự chênh lệch đó khiến
cho Quasimodo chỉ biết yêu Esmeralda đơn phương. Giữa cái lúc đau khổ nhất, bị

đối xử như một con vật, lúc chết khát thì Esmeralda lại là người duy nhất trao cho
anh sự sống. Lần đầu tiên Quasimodo khóc, giọt nước mắt chảy dài trên khn hình
8


dị dạng. Chính cuộc gặp gỡ ấy là hiện thân cho cái đẹp, cái cao cả cứu vớt con
người khỏi những bất hạnh mà tạo hóa, xã hội đã đem đến cho Quasimodo. Sự đối
lập cịn thể hiện ở ích kỷ và khơng ích kỷ giữa Claude Frollo và Quasimodo; và cả
sự lừa dối của một quý tộc, lòng tự ái nhỏ nhen và sự cao cả của tinh thần con người
giữa Phoebus và Quasimodo ( trong tác phẩm .
Quasimodo còn được xây dựng bằng bút pháp cường điệu. Victor Hugo đã
vận dụng thủ pháp này rất nhuần nhuyễn, đặc biệt trong việc khắc hoạ chân dung
nhân vật, tạo nên những nhân vật xấu xí, dị hình. Tác giả dùng tất cả những thứ gì
xấu xí, tồi tệ nhất để xây dựng nên Quasimodo, mang tính nghịch dị của tự
nhiên“cả người là một khối nhăn”, “cái đầu to tướng lởm chởm tóc đỏ quạch;...
một hệ thống đùi và chân vịng kiềng bẻ que…”, hay “ hai bàn chân to bè, hai bàn
tay lớn khủng khiếp” [11]. Bằng cách nói cường điệu, phóng đại Victor Hugo đã
xây dựng nên hình tượng Quasimodo đáng thương, mang đủ bất hạnh. Quasimodo
được xây dựng thành kiểu robot điển hình, là kiểu nhân vật hóa thân để thành một
người khác. Đại diện cho những người mang hình hài xấu xí, ln bị mọi người coi
thường.
KẾT LUẬN
Xây dựng nên một nhân vật hoàn chỉnh trong tiểu thuyết lãng mạn, người
nghệ sĩ cần tuân thủ, vận dụng các nguyên tắc xây dựng nhân vật. Nhân vật trong
tiểu thuyết lãng mạn thế kỉ XIX mang dấu ấn riêng biệt, phản ánh đúng xã hội
phương Tây lúc bấy giờ. Mỗi nhân vật đều mang đậm màu sắc chủ quan, ít chịu tác
động bởi hoàn cảnh. Nhà thờ Đức bà Paris quả thực là một kiệt tác của tiểu thuyết
lãng mạn. Tác phẩm là tiếng kêu đời tự do, khát vọng yêu thương, khát vọng sống
của người dân lương thiện. Khơng những vậy Nhà thờ Đức bà Paris cịn phản ánh
những biến động trong xã hội Pháp, thấm thuần lòng xót thương, cảm thơng cho

những kẻ khốn cùng, những người bị coi là ở tầng lớp cuối cùng trong xã hội.
Quasimodo là một trong những hình tượng kinh điển trong Nhà thờ Đức bà
Paris và của cả văn học thế giới. Tượng trưng cho giới hạn cao nhất của cái đẹp và
vĩ đại sâu thẳm của tình yêu. Victor Hugo là nhà văn của sự tột cùng nên hầu hết
các nhân vật của ông đều được đẩy đến giới hạn lớn nhất. Quasimodo đáng thương,
chịu nhiều bất hạnh, gặp được Esmeralda tưởng như cuộc đời hắn sẽ thay đổi nhưng
Victor Hugo lại để cho nhân vật của mình tự giải thoát bằng cái chết. Quasimodo là

9


nhân vật tương xứng nhất với những lí tưởng của chủ nghĩa lãng mạn, mang trong
mình sức sống mạnh mẽ, tình yêu thương mãnh liệt, cao thượng.
Tài liệu tham khảo
1. V.Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris, (Nhị Ca dịch), Nxb Văn học, Hà Nội
1980, tr.71.
2. Victor Hugo (2008), Nhà thờ Đức bà Paris, Nhà xuất bản văn học.
3. Đặng Anh Đào (Chủ biên) (2001), Văn học phương Tây, Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Vượng (2004), Bi kịch “Định mệnh” - Nỗi đau tột cùng của
kiếp người trong “Nhà thờ Đức bà Paris” của Victor Hugo, Thông báo khoa học số
3.
5. Thái Thu Lan (2001), Các tác gia lớn của Văn học Pháp thế kỉ 19, Nhà
xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
6. />7. />8. />9. />10. />11. />12. />13. />
10


14. />
11




×